1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên đồng thời mặt
trái của xã hội cũng tác động không nhỏ đến đời sống con người, nhất là lứa
tuổi học sinh THCS, đây là giai đoạn phát triển đặc biệt trong đời của một con
người, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được đặc trưng bởi
sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và cả khả năng
hoà nhập cộng đồng. Có thể nói, đây là giai đoạn quan trọng trong việc định
hình nhân cách để làm chủ bản thân về những hành vi tình dục, những kiến
thức chăm sóc bảo vệ sức khoẻ sinh sản sau này.
Trong khi đó hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và chương trình
giáo dục THCS nói riêng của nước ta hiện nay chưa đưa môn giáo dục giới
tính vào giảng dạy, mà nội dung giáo dục giới tính chỉ được lồng ghép vào
một số bài trong các môn học như: Sinh học, giáo dục công dân, địa lí… Tuy
nhiên, nội dung lồng ghép còn rất chung chung; đội ngũ giáo viên chuyên
trách về vấn đề này chưa trường nào có. Các Thầy, Cô giảng dạy các bộ môn
khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính đôi khi còn ngại ngùng.
Thái độ của các em học sinh khi nói đến vấn đề liên quan đến giới tính còn
khá dè dặt. Mặc dù các em rất muốn biết và thật sự cần biết.[1]
Có lẽ chưa bao giờ tình trạng trẻ bị xâm hại tình dục lại trở thành vấn
nạn bức súc như bây giờ. Có thể là do lứa tuổi vị thành niên hiện nay có nhiều
điều kiện hơn để tiếp cận với thông tin, kiến thức mới, bên cạnh mặt tích cực
các em cũng phải đối mặt với những nguy hiểm như: Thông tin hình ảnh
mang tính kích động sai lệch; tệ nạn xã hội (Rượu, ma tuý, mại dâm…) Hơn
nữa các em chưa có kinh nghiệm sống, vì vậy các em rất dễ bị rủ rê, lôi kéo
ép buộc, lừa gạt sa dần vào tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó gia đình- người gần gũi
với các em chưa thật sự quan tâm đúng mức.
Đương nhiên, người phải chịu hậu quả chính là các em, những người
chưa được trang bị những kiến thức sơ đẳng nhất để bảo vệ chính mình. Ngay
ở địa bàn xã Thạch Cẩm chúng tôi, đã có những trường hợp bé gái chỉ 13 tuổi
đã bị xâm hại tình dục, phải nhờ đến cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng do
thiếu hiểu biết nên gia đình chỉ trình báo khi không còn đủ chứng cứ để buộc
kẻ phạm tội chịu hình phạt; còn vài học sinh nữ bị rủ rê bỏ học, sa vào tệ nạn
xã hội ở độ tuổi 12-13. Ở các xã lân cận cũng đã phát hiện học sinh mang thai
ngoài ý muốn, khi gia đình biết được thì đã quá muộn phải sinh con khi bản
thân em vẫn còn là một đứa trẻ. Đã có nhiều phụ nữ chưa đến tuổi 18 đi khám
và phá thai tại các trung tâm y tế. Để lại hậu quả trước mắt và lâu dài như:
Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa vô sinh do tắc
ống dẫn trứng, tai biến nạo hút thai, sinh con khó dẫn đến tử vong cả mẹ và
con, hoặc vô sinh…
Nhiều em kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi, chưa có nghề nghiệp ổn định,
chưa tự nuôi sống chính bản thân mình.
1
Trước thực tế đó để học sinh của những năm học tiếp theo không lặp lại
kết quả trước đây, là một giáo viên tôi đã trăn trở nghiên cứu và lựa chọn và
thực hiện đề tài “Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giáo
dục giới tính có hiêụ quả thông qua chương sinh sản- sinh học 8 ở trường
THCS Thạch Cẩm”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để lồng ghép giáo
dục giới tính cho học sinh trường THCS Thạch Cẩm, góp phần hình thành và
phát triển nhân cách cho các em. Cụ thể là: Lựa chọn, áp dụng một số phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp nhất, giúp các em chủ động lĩnh hội
những tri thức về đặc điểm tâm sinh lí, cách xây dựng mối quan hệ với mọi
người, đặc biệt là người khác giới, tri thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục, tri thức về hôn nhân và gia đình. Hình thành ở các em các kĩ năng tự bảo
vệ bản thân, bình tĩnh, tự tin điều chỉnh cảm xúc, tránh xa cám dỗ, vững vàng
bước vào cuộc sống.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép giáo dục giới
tính có hiệu quả với học sinh lớp 8 trường THCS Thạch Cẩm năm học 20152016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm,
phương pháp điều tra (Phiếu anket, trò chuyện).
- Phương pháp xử lí số liệu và phân tích sư phạm..
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài tích hợp giáo dục giới tính vào
chương trình sinh học song chưa có đề tài nào đề cập đến một cách làm cụ thể
để mang lại hiệu quả.
Bản thân tôi năm học 2011-2012 đã nghiên cứu đề tài :“ Vận dụng
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm lồng ghép giáo dục giới
tính cho học sinh trong chương sinh sản- Sinh học 8 ”.
Nhưng đề tài của năm học 2011-2012 chỉ tập trung nghiên cứu về các
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh lĩnh hội được
các tri thức cấu tạo cơ thể lên quan đến giới tính, tri thức về sức khỏe sinh
sản, tri thức về hôn nhân gia đình, để xây dựng cuộc sống lành mạnh.
Thì đề tài “Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giáo
dục giới tính có hiệu quả thông qua chương sinh sản - sinh học 8. ở trường
THCS Thạch Cẩm”, tôi vận dụng trên đối tượng học sinh lớp 8 năm học
2015-2016 của nhà trường, phát triển các kiến thức chung trong đề tài cũ,
ngoài ra ở đề tài mới đặc biệt lưu ý cho học sinh cách nhận biết các nguy cơ
trước những cám dỗ, rèn kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng ứng phó phòng tránh
với các tình huống xấu để bảo vệ bản thân.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Cẩm nang giáo dục giới tính trong trường học- Nhà xuất bản từ điển
bách khoa do tác giả Kim Dung – Thái Hòa biên soạn có viết: Nội dung của
giáo dục giới tính có thể bao gồm những vấn đề sau:
- Đặc điểm tâm sinh lí con người và những đặc điểm về tính dục với
những hiện tượng điển hình như: sự phát triển sinh lí cơ thể về chiều cao, cân
nặng, cấu trúc và chức năng của hệ sinh dục, đời sống tình dục, kinh nguyệt,
sinh nở, những kiến thức về sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh liên quan
đến đường sinh dục…
- Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mỹ như: cách cư sử với
mọi người, với bạn khác giới…
- Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ như: Bản
chất của tình yêu, cư sử trong tình yêu, xây dựng tình bạn, tình yêu chân
chính…
- Những vấn đề về hôn nhân gia đình…
Những nội dung trên cần được thực hiện theo hình thức tổ chức giáo dục
thích hợp, cho những đối tượng thích hợp và theo từng điều kiện hoàn cảnh
thích hợp [2].
Trong luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Lê Hà Kim Khánh
trường Đại học Vinh có viết: Giáo dục giới tính, phải dạy cho các em những
kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể,
cách thoát hiểm… Mấu chốt là trang bị cho học sinh nữ lứa tuổi vị thành niên
kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình;
những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp các em tránh được
những nguy cơ có thể đến với chúng. Giúp cho họ rèn luyện tư tưởng, trau dồi
kiến thức, xây dựng nhân cách cho phù hợp với giới tính, hiểu thế nào là tình
yêu đích thực, bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình.[5]
Về phương pháp giảng dạy dùng trong giáo dục giới tính thì Cẩm nang
giáo dục giới tính trong trường học- Nhà xuất bản từ điển bách khoa do tác
giả Kim Dung – Thái Hòa viết: “ Sử dụng các phương pháp giảng dạy tương
tác để thu hút học sinh là rất quan trọng… những phương pháp này khuyến
khích học sinh tham gia thảo luận một cách tích cực giúp các em dễ tiếp thu,
dễ hiểu, dễ nhớ”
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học theo
nhóm; phương pháp tích hợp, phương pháp đóng vai… Trong chương sinh
sản, khi lồng ghép giáo dục gới tính cho học sinh, tôi vận dụng có hiệu quả
nhất là phương pháp dạy học theo nhóm bằng các kĩ thuật dạy học tích cực
như: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi chuyên gia,
kĩ thuật chúng em biết 3…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
Xã Thạch Cẩm nơi tôi đang công tác là một xã miền núi đông dân
nhưng có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều cha mẹ học sinh bỏ con cái ở nhà
3
tự xoay sở hoặc gửi cho ông bà, cô, bác trông nom để đi làm ăn xa. Qua khảo
sát thống kê đầu năm học 2015-2016 có 298/409 em có bố mẹ đi làm ăn xa
nhà ( Trong đó có 108 em có cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa nhà), các em
không nhận được sự chăm sóc chỉ bảo tối thiểu từ phía gia đình.
Về xã hội mặc dù đây là xã miền núi nhưng đã có rất nhiều tệ nạn như:
Cờ mạc, mại dâm, ma tuý,...
Về phía nhà trường năm học 2011-2012 tôi đã vận dụng phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực nhằm lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh
trong chương sinh sản- Sinh học 8, qua đó nhận thức của học sinh về giới đã
tiến bộ rệt sau đó 3 năm học liền kề từ năm học 2012-2013 đến năm học
2014- 2015 tôi chuyển sang dạy sinh học 9 thì việc giáo dục giới tính chỉ
dừng lại ở một vài buổi nói chuyện chuyên đề về ma tuý, HIV/AIDS hoặc
thông qua các tiết học ở một số môn học có nội dung liên quan đến giới tính,
giáo viên chỉ đặt một số câu hỏi tích hợp giáo dục giới tính, với nội dung
chung chung, sơ sài làm cho học sinh hiểu mơ màng, thậm chí nếu kết hợp
thêm những thông tin sai lệch bên ngoài có thể các em còn hiểu sai vấn đề
dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Để chuẩn bị nghiên cứu vấn đề này cuối năm học 2014-2015 tôi đã dùng
phiếu khảo sát để đánh giá mức độ nhận thức về giới tính của học sinh khối 8.
Kết quả như sau:
Năm học
Số học
Mức độ nhận thức về giới tính
sinh được
khảo sát
Đầy đủ
Phiến diện
Sai lệch
(Lớp 8)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2014-2015
112
59
52,7
35
31,3
18
16
Như vậy: còn quá nhiều học sinh mới nắm kiến thức về giới tính ở một vài
góc độ nào đó- Nhóm này dễ dẫn đến hiểu sai lệch vấn đề nếu như có thêm sự
tác động tiêu cực ngoài xã hội. Nhóm học sinh nhận thức về giới tính ở mức
độ yếu còn chiếm 16%. Đây là nhóm học sinh đáng lo ngại nhất, nhóm học
sinh này nếu không có sự kèm cặp giáo dục của cả gia đình và xã hội thì các
em khó mà bảo vệ được sức khoẻ sinh sản và tương lai của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh qua chương sinh sản trong
chương trình sinh học lớp 8 thì việc phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong việc thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng thái độ, hoàn thiện nhân
cách là rất quan trọng để làm được điều này tôi đã thực hiện một số biện pháp
sau:
2.3.1. Chọn lọc những nội dung cần thiết để giáo dục giới tính cho học
sinh, lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với từng nội dung
đã chọn:
Trong chương trình sinh học 8 có rất nhiều bài có thể lồng ghép giáo
dục giới tính cho học sinh trong đó chương sinh sản là điển hình nhất. Ở
4
chương này có 5 tiết lí thuyết, từ tiết 63 đến tiết 67, nội dung trong các bài
đều liên quan đến vấn đề giới tính. Vì vậy để lồng ghép giáo dục giới tính cho
học sinh tôi không đưa thêm kiến thức mới vào bài mà chỉ tổ chức cho học
sinh hoạt động tich cực, chủ động khai thác kiến thức, tự tìm hiểu và làm rõ
thêm một số vấn đề liên quan đến giới tính, đặc biệt lưu ý vận dụng liên hệ
với thực tiễn, từ đó các em tự hình thành cho mình một số kĩ năng, có thái độ:
Bình tĩnh, tự tin trước những thay đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì để đối mặt
và đón nhận nó một cách tích cực, có ý thức giữ gìn vệ sinh hệ sinh dục, bảo
vệ sức khoẻ sinh sản của bản thân trước những nguy cơ khách quan đưa đến.
Có thể sử dụng rất nhiều phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh
nhưng với điều kiện cụ thể của trường THCS Thạch Cẩm tôi đã chọn các
phương pháp phù hợp cho từng nội dung như sau:
Tên bài học
Bài 60
( Tiết 63) Cơ
quan sinh dục
nam
Bài 61
( Tiết 64) Cơ
quan sinh dục
nữ
Bài
62-63
( Tiết 65) Thụ
tinh, thụ thai,
cơ sở khoa
học của các
Các nội dung giáo dục giới tính được lồng Các phương
ghép
pháp/ Kĩ thuật
dạy học tích
cực có thể sử
dụng
- Cấu tạo và các bộ phận của cơ quan sinh dục - Dạy học
nam và chức năng của chúng: Biết được những nhóm.
thay đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì để đối - Trực quan.
mặt và đón nhận nó một cách tích cực, có ý - Vấn đápthức giữ gìn vệ sinh hệ sinh dục, bảo vệ sức Tìm tòi
khoẻ sinh sản.
- Đặc điểm của tinh trùng
Cơ sở của các
biện pháp tránh thai.
- Cấu tạo và các bộ phận của cơ quan sinh dục - Dạy học
nữ và chức năng của chúng: Biết được một số nhóm.
vấn đề nảy sinh liên quan đến giới tính ở tuổi - Vấn đápdậy thì
Biết cách giữ gìn vệ sinh hệ sinh Tìm tòi
dục, bảo vệ sức khoẻ sinh sản.
- Trực quan.
- Đặc điểm của trứng
Cơ sở của các biện
pháp tránh thai.
Lưu ý nhận thức về vấn đề tình dục cần đạt là:
sống lành mạnh, trong sáng, không được thử
và không được quan hệ tình dục bừa bãi và
đặc biệt phải biết giữ trinh tiết cho đến khi lập
gia đình.
Thụ tinh và thụ thai, biết được các điều kiện - Dạy học
cần cho sự thụ tinh, thụ thai
nhóm nhỏ
- Ý nghĩa của việc tránh thai, những nguy cơ -Kĩ
thuật
có thai ở tuổi vị thành niên, cơ sở khoa học “khăn
trải
của các biện pháp tránh thai. Lưu ý: Giúp học bàn”
5
biện
pháp có kĩ năng ứng phó với những tình huống ép
tránh thai
buộc, lừa gạt quan hệ tình dục, tránh mang thai
ngoài ý muốn.
Bài 64 (Tiết - Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách
66)Các bệnh lây truyền của bệnh lậu, bệnh giang mai.
lây
qua Giáo dục học sinh biết cách phòng tránh có
đường sinh hiệu quả các bệnh trên, bảo vệ sức khoẻ sinh
dục
sản.
Bài 65 (Tiết
67)
Đại
dịch
AIDS- Thảm
hoạ của loài
người
- Qua các nội dung: Nguyên nhân dẫn tới
AIDS, vì sao AIDS là thảm hoạ của loài người,
những con đường lây nhiễm, các biện pháp
phòng tránh, giáo dục cho học sinh có ý thức
ngăn chặn dại dịch AIDS bằng cách kiên quyết
từ chối những hành vi dụ dỗ, lừa gạt tình dục
không an toàn, tránh xa tệ nạn mại dâm, ma
tuý, cờ bạc; tuyên truyền cho người thân và
bạn bè về những vấn đề mình tiếp thu được
qua bài học, có thái độ cảm thông chia sẻ và
động viên, giúp đỡ người không maỵ bị HIV/
AIDS và người thân của họ.
- Hỏi chuyên
gia
- Dạy học
nhóm/
Kĩ
thuật các mảnh
ghép.
- Vấn đápTìm tòi
- Dạy học
nhóm nhỏ.
- Vấn đápTìm tòi
- Hỏi chuyên
gia
- chúng em
biết 3
- Viết tích cực.
2.3.2.Tổ chức các hoạt động dạy học theo kĩ thuật dạy học tích cực:
Sau khi đã thiết kế được kế hoạch bài học (giáo án), phù hợp với từng
nội dung bài học tôi đã tổ chức điều khiển học sinh hoạt động một cách tích
cực, chủ động tìm tòi phát hiện tri thức bằng nhiều kĩ thuật dạy học khác
nhau. Các kĩ thuật dạy học chính mà tôi đã lựa chọn trong chương này là:
- Thảo luận nhóm nhỏ.
- Vấn đáp- Tìm tòi
- Kĩ thuật các “ mảnh ghép”
- Kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
- Kĩ thuật “Chúng em biết 3 ”…
Tuỳ nội dung của từng phần, từng bài để vận dụng các kĩ thuật dạy học
khác nhau. Trong khuôn khổ của một SKKN tôi xin trình bày các biện pháp
cụ thể mà tôi đã thực hiện ở hai tiết trong chương sinh sản.
* Ví dụ 1: Khi dạy bài 62-63 ( Tiết 65) Thụ tinh, thụ thai, cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai.
Đây là bài có nội dung cơ bản của giáo dục dân số và kế hoạch hoá gia
đình, là cơ sở của giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên nhưng nội dung
kiến thức trong SGK còn chung chung hơn nữa chương trình lại dồn 2 bài
( 62-63) vào một tiết học. Nếu không sử dụng kĩ thuật dạy học phù hợp thì
học sinh không thể lĩnh hội được hết nội dung của bài hoặc chỉ tiếp thu một
6
cách hời hợt, không đủ thời gian để liên hệ thực tiễn lồng ghép giáo dục giới
tính. Vì vậy tôi đã vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sau
đây:
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Hỏi chuyên gia.
Tôi đã vận dụng vào từng phần trong bài như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ
thai:
Với phần này tôi chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 2 hoặc 3 em,
mỗi em tự nghiên cứu thông tin để trả lời vấn đề đặt ra ở cuối mục 1: Hãy nêu
rõ Những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai.( Trong 3 phút).
Sau khi hoạt động cá nhân, giáo viên cho học sinh trao đổi với bạn cùng
nhóm (trong 3 phút).
Trong khi các nhóm nhỏ thảo luận, giáo viên đi đến các nhóm và hướng
dẫn các nhóm còn lúng túng bằng cách đặt ra các câu hỏi phụ như:
Trứng chưa chín, chưa rụng thì có thể thụ tinh được không?(Không)
Trứng chín và rụng nhưng không gặp được tinh trùng trong ống dẫn
trứng thì có thể thụ tinh được không?(Không)
Trứng được thụ tinh nhưng chưa bám và làm tổ được trong lớp niêm mạc
tử cung thì có thụ thai được không?(Không)
Đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả trước cả lớp, các nhóm khác nghe
và bổ sung ( Trong 3 phút), sau đó GV sử dụng sơ đồ tóm tắt và kết luận:
Sự thụ tinh
[6]
- Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt
được vào trứng để tạo thành hợp tử.
- Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong
lớp niêm mạc tử cung.
GV giải thích thêm: Điều kiện Thụ tinh Là sự kết hợp giữa tinh trùng và
trứng Xảy ra ở 1/3 ống dẫn trứng, từ phía đầu xuống - Tinh trùng phải gặp
được trứng - Đủ số lượng tinh trùng cần thiết - Thời gian tinh trùng gặp trứng
không quá sớm cũng không quá muộn. Thụ thai Là quá trình làm tổ và phát
7
triển của hợp tử trong tử cung. Lớp niêm mạc tử cung phải được chuẩn bị sẵn:
dày, xốp, xung huyết
GV nhấn mạnh: những kết luận trên là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch hoá
gia đình sẽ nghiên cứu ở phần sau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của thai
Phần này nội dung thông tin trong SGK ít vì vậy tôi sưu tập thêm một số
hình ảnh về trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, phát triển không bình thường,
do mẹ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc dùng các chất gây nghiện như:
Thuốc lá, rượu, bia… để các em có thêm thông tin, sau đó dùng kĩ thuật
“khăn phủ bàn” để tổ chức cho các em khai thác kiến thức để trả lời vấn đề
đặt ra ở cuối mục 2:
Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của thai?
Từ sự phân tích đó có thể đi đến kết luận gì về những việc cần làm và những
điều nên tránh để thai phát triển tốt và con sinh ra khoẻ mạnh, phát triển
bình thường?
- Chia nhóm học sinh mỗi nhóm 6 em, mỗi em tự nghiên cứu thông tin
trong SGK, kết hợp với thông tin mà GV cung cấp và kiến thức thực tiễn các
em góp nhặt được để tự trả lời vào phần của mình trên “ Khăn phủ bàn”
(trong 2 phút).
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi kết quả vào giữa “Khăn phủ
bàn” (Trong 3 phút).
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia nhận xét,
đánh giá bổ sung, GV nhận xét bổ sung, kết luận: (Trong 2 phút).
Thai được nuôi dưỡng và phát triển bình thường nhờ chất dinh dưỡng
lấy từ mẹ qua nhau thai.
Qua các hoạt động tìm hiểu và kiến thức rút ra được ở phần này giúp các
em ý thức được: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai tuỳ thuộc vào sức
khoẻ của mẹ. Do đó trong thời kì mang thai cũng như sau này cho con bú
người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo dinh dưỡng cho thai
phát triển tốt; không dùng các chất gây nghiện như: Thuốc lá, rượu, bia…có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai.
Khi tiến hành các hoạt động tìm hiểu, giải thích về hiện tượng kinh
nguyệt; tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai; tìm hiểu những nguy cơ khi
có thai ở tuổi vị thành niên; tìm hiểu các nguyên tắc cần tuân thủ để có
thể tránh thai. Tôi dùng kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”.
- Để tận dụng được thời gian, trong tiết học trước tôi đã chọn nhóm
“chuyên gia” gồm 8 học sinh, chia thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm nghiên
cứu tìm hiểu kĩ một nội dung ở nhà.
- GV hỗ trợ các chuyên gia trong việc tìm hiểu nội dung bằng cách đặt ra
một hệ thống câu hỏi liên quan để các chuyên gia nghiên cứu trả lời, gợi ý trả
lời khi cần thiết; hỗ trợ tìm kiếm đồ dùng trực quan như: các loại thuốc tránh
thai, dụng cụ tránh thai, hướng dẫn sử dụng, ưu nhược điểm của các phương
tiện.
8
Trước khi phỏng vấn cho các chuyên gia cùng nội dung thảo luận nhóm
với nhau (Trong 1 phút). Bắt đầu phỏng vấn Gv mời cả nhóm chuyên gia
ngồi phía trên lớp học, quay mặt về phía người phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn “chuyên gia” (Trong khoảng 20 phút): Để buổi tư
vấn đi dúng quỹ đạo Gv sẽ trực tiếp điều khiển mời các bạn trong lớp đặt câu
hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời.
- GV tóm tắt chốt lại kiến thức sau mỗi nội dung.
Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu, giải thích về hiện tượng kinh nguyệt
Trước buổi học, giáo viên yêu cầu các chuyên gia nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi sau:
Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Xảy ra khi nào? Do đâu?
Nếu thấy chu kì kinh nguyệt không đều thì phải làm gì?
Nếu đã có quan hệ tình dục mà thấy chậm kinh hoặc tắt kinh thì nghĩ
ngay đến điều gì?
Trong thời gian hành kinh phải làm gì để giữ gìn vệ sinh?
Trong tiết học khi nghiên cứu đến nội dung này, giáo viên cho các bạn
trong lớp chuẩn bị câu hỏi trong vòng 1 phút.
Tổ chức phỏng vấn trong 5 phút (Giáo viên hỗ trợ các chuyên gia khi
cần thiết). Sau đó khéo léo chốt lại vấn đề:
- Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử
cung bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì (28-30 ngày)
- Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí bình thường đánh dấu tuổi dậy thì
chính thức ở em gái.
Nội dung lồng ghép ở phần này là làm cho học sinh tự tìm hiểu để biết
được: Khi đã có kinh nguyệt tức là đã có khả năng sinh con, cần tránh xa
những cám dỗ, biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình;
cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống , tránh những nguy cơ có thể đến để
tránh mang thai ngoài ý muốn, Biết cách giữ vệ sinh trong những ngày hành
kinh để giữ gìn sức khoẻ sinh sản; khi đã lỡ quan hệ tình dục mà thấy chậm
kinh hoặc tắt kinh thì phải dùng que thử thai hoặc đi khám bác sĩ để có quyết
định sớm nhất. Khi chẳng may bị xâm hại hoặc bị kẻ xấu lợi dụng tình thế
khó khăn để dụ dỗ quan hệ tình dục tình dục phải báo ngay với bố mẹ hoặc
người thân trong gia đình để kịp thời báo cơ quan có trách nhiệm giải quyết.
Nhóm 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai:
Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, giáo viên hướng nhóm chuyên gia
nghiên cứu trả lời trước các câu hỏi:
- Thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch bằng cách nào?
- Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa gỉ? Vì sao?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học?
9
SGK ở mục này không cung cấp thông tin mà chỉ đặt câu hỏi, vì vậy để
thuận tiện cho các chuyên gia nghiên cứu và trả lời phỏng vấn trước lớp, giáo
viên cần nhắc lại nội dung chủ yếu của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch là:
- Không đẻ sớm.; không đẻ nhiều, đẻ dày.
Hướng học sinh nghiên cứu nhiều khía cạnh về ý nghĩa của cuộc vận
động (đói nghèo, ốm đau, bệnh tật vì không đủ chất- suy dinh dưỡng - ảnh
hưởng đến học tập, công tác của mẹ, ăn học của các con…). Muốn tránh mắc
sai lầm đó thì phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa của cuộc vận động và tự giác
thực hiện.
Nội dung lồng ghép ở phần này là những kiến thức liên quan giúp học
sinh nhận thấy được tác hại của việc có thai ở tuổi vị thành niên để các em có
ý thức phòng tránh
Khi tiến hành phỏng vấn nội dung này tại lớp, giáo viên cũng điều khiển
cuộc phỏng vấn tuần tự như nhóm 1, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo.
Nhóm 3: Tìm hiểu những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên:
Phần này nội dung thông tin trong SGK khá đầy đủ, giáo viên chỉ
hướng dẫn cho nhóm chuyên gia đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì?
Phần này giáo viên nên hướng cho học sinh tập trung nghiên cứu trả lời
câu hỏi cuối mục:
Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên?
Trả lời được câu hỏi này vừa làm cầu nối để chuyển sang mục sau vừa
để giáo dục cho học sinh đi đến dự kiến hành động.
Sau khi chuẩn đã bị bài, giáo viên cũng tổ chức như nhóm 1 và nhóm 2.
Kết luận cuối cùng cần phải chốt lại ở phần này là:
- Mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ tử vong cao vì: Dễ sảy thai,
đẻ non; con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi, đễ tử vong; nếu nạo phá thai
đễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.
- Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ sự nghiệp.
Vì vậy cần:
-Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ tình bạn trong sáng, lành mạnh.
-Cảnh giác với nguy cơ bị xâm hại và lạm dụng tình dục, ứng xử hợp lý
trong mọi tình huống, tránh những nguy cơ mang thai ngoài ý muốn
- Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn tránh mang thai ngoài ý muốn.
(Phần này giáo viên cần cung cấp cho học sinh các thông tin về các
biểu hiện của xâm hại và lạm dụng tình dục cần tránh ; cung cấp nội dung
điều 112, 114;115 Bộ luật hình sự giúp các em có thêm hiểu biết về pháp
luật để tự bảo vệ mình )
Nhóm 4: Tìm hiểu các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai:
Ở hoạt động 1 các em đã hiểu các điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ
thai, nội dung phần này SGK không đưa thêm thông tin để học sinh nghiên
cứu.
10
Vì vậy trước buổi học giáo viên nên hướng dẫn cho nhóm chuyên gia
dựa vào nội dung của mục 1 để đề ra nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai;
còn các biện pháp tránh thai thì giáo viên phải cung cấp thông tin và hướng
dẫn cách tìm mẫu vật (các phương tiện và dụng cụ tránh thai) cho nhóm
chuyên gia.
Trong tiết học khi nghiên cứu đến nội dung này giáo viên nên định
hướng cho học sinh tập trung phỏng vấn vào các vấn đề sau:
- Muốn tránh thai cần bảo đảm những nguyên tắc nào?
Yeu càu làm rõ được nguyên tắc tránh thai:
- Ngăn trứng chín và rụng.
- Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.
Trong phần này cần sử dụng các câu hỏi để học sinh phỏng vấn như:
Để tránh trai dựa vào chu kì kinh nguyệt thì ngày nào là an toàn nhất?
Cách tính như thế nào?
Có các loại bao cao su nào? Ưu nhược điểm? Cách sử dung?
Hiện nay có những loại thuốc tránh thai nào? Ưu nhược điểm của từng
loại? Có thể mua ở đâu?
Có những biện pháp nào để ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh? Khi
nào thì cần sử dụng các biện pháp đó?
Chú ý khi nhóm chuyên gia trả lời phỏng vấn không thể chỉ nói chung
chung, mà phải giải thích cặn kẽ kết hợp với việc đưa ra các đồ dùng trực
quan ví dụ: - Biện pháp tính ngày trứng rụng để tránh không cho tinh trùng
gặp trứng: Thì nhóm chuyên gia phải treo tranh chu kì kinh nguyệt để chỉ trực
tiếp trên tranh ngày nào là ngày an toàn, ngày nào ít an toàn và ngày nào
không an toàn
Tranh: Sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ .[6]
- Biện pháp dùng bao cao su: phải có các mẫu bao cao su (Cả bao bì ghi
hướng dẫn sử dụng để học sinh quan sát.
11
Tranh: Bao cao su dành cho nam giới.[6]
[6]
- Biện pháp dùng thuốc tránh thai: nhóm chuyên gia cũng cần đưa ra các
mẫu thuốc tránh thai hàng ngày và tránh thai khẩn cấp kèm theo hướng dẫn sử
dụng.
Postino( Ngừa thai khẩn cấp) .[6]
12
Olag( Ngừa thai khẩn cấp) .[6]
Ky, Exluton ( Ngừa thai khẩn cấp) .[6]
- Biện pháp đặt vòng tránh thai và biện pháp triệt sản nam, nữ cũng cần
có tranh vẽ để minh hoạ cho từng nội dung…
* Kết thúc phần phỏng vấn giáo viên yêu cầu học liệt kê các phương tiện
sử dụng để tránh thai theo bảng sau:
Cách ngăn có thai
Phương tiện sử dụng
Có ưu, nhược điểm gì?
(Nếu em biết)
Ngăn không cho trứng
chín và rụng.
Ngăn trứng thụ tinh
Ngăn sự làm tổ của
trứng (đã thụ tinh)
Lưu ý:
- Đây là tiết có nội dung kiến thức nhiều nên cần cho nhóm chuyên gia
thời gian chuẩn bị để tiết kiệm thời gian trong tiết học, còn những tiết học
khác khi sử dụng kĩ thuật hỏi chuyên gia chỉ cần dành thời gian chuẩn bị ngay
trong tiết học.
- Khi tổ chức phỏng vấn Gv cần cân đối thời gian cho hợp lý, nên phân
bố mỗi nội dung chỉ nên phỏng vấn trong vòng 5 phút, sau đó Gv khéo léo
chốt lại vấn đề và chuyển sang nội dung khác (Riêng hoạt động tìm hiểu các
biện pháp tránh thai cần dành thời gian nhiều hơn). Trong quá trình phỏng vấn
13
nếu các chuyên gia gặp lúng túng thì giáo viên phải khéo léo hỗ trợ, định
hướng để các chuyên gia tự tin hoàn thành nhiệm vụ tư vấn của mình.
- Kết quả cuối cùng của cuộc phỏng vấn là Học sinh phải đi đến một dự
kiến hành động:
+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và
lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản, tới học tập và hạnh
phúc gia đình trong tương lai.
+ Cảnh giác đề phòng các nguy cơ bị xâm hại tình dục, khéo léo.
+ Khi đến tuổi trưởng thành biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai
và biết cách phòng ngừa các bệnh lây lan qua con đường sinh dục.
* Ví dụ 2: Dạy bài 64 (Tiết 67) Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong bài này các bệnh được trình bày theo cùng môt cấu trúc vì vậy
phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học có thể triển khai giống nhau. Nên tôi đã
chọn kĩ thuật “Các mảnh ghép” cho tiến trình của tiết dạy. Nhằm đạt mục tiêu
giáo dục giới tính là HS hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách
lây truyền của bệnh để từ đó HS xác định cho mình một dự kiến hành động là:
Tự giác phòng tránh các bệnh về đường sinh dục; sống lành mạnh; quan hệ
tình dục an toàn.
* Tiến trình của tiết dạy như sau:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và triệu chứng/ biểu hiện của
bệnh Lậu
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của bệnh lậu.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu các con đường truyền bệnh và cách phòng tránh
bệnh Lậu
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và triệu chứng/ biểu hiện của
bệnh giang Mai
+ Nhóm 5: Tìm hiểu tác hại của bệnh Giang mai
+ Nhóm 6: Tìm hiểu các con đường truyền bệnh và cách phòng tránh
bệnh giang mai.
- Học sinh trong từng nhóm thảo luận các vấn đề đã được phân công
(Trong khoảng thời gian 5 phút)
- Sau đó, Gv lại chia lớp thành 6 nhóm mới, mỗi nhóm có đủ các thành
viên của 6 nhóm cũ, và thảo luận cả 6 nội dung mà mỗi nhóm đã thảo luận
(Trong khoảng 15 phút), như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên
gia” về các nội dung đã được giao, các “ chuyên gia ” này sẽ có trách nhiệm
trao đổi với cả nhóm về vấn đề mà các em đã tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
- Kết quả thảo luận các nhóm phải hoàn thành các nội dung trong bảng:
Tên
bệnh
Nguyên
Triệu
nhân gây bệnh
bệnh
chứng Tác hại của bệnh Các
con Cách
đường lây phòng
truyền
tránh và
14
chữa trị
Bệnh lậu Do song - Ở nam: Đái
cầu khuẩn buốt, tiểu tiện
có máu lẫn
mủ..
- Ở nữ khó
phát hiện, khi
phát
hiện
bệnh đã nặng
Bệnh
Giang
mai
-Xuất
hiện
Do xoắn các vết loét
khuẩn
nông, cứng
có bờ viêm,
không đau,
không có mủ
Nhiễm
trùng
vào
máu, phát ban
nhưng không
ngứa…
- Bệnh nặng
có thể gây
sang
chấn
thân kinh
- Vô sinh do:
+ Hẹp ống dẫn
tinh do để lại sẹo
sau viêm
+Tắc ống dẫn
trứng dẫn đến
chửa ngoài dạ
con hoặc con
sinh ra có thể bị
mù..
- Tổn thươngcác
phủ tạng
- Con sinh ra có
thể bị khuyết tật
hoặc dị dạng
bẩm sinh
Qua quan Theo chỉ
hệ tình dục dẫn của
Bác sĩ
-Qua quan
hệ tình dục Theo chỉ
là chủ yếu. dẫn của
-Truyền
Bác sĩ
máu
- qua vết
xây sát tren
cơ thể
-Qua nhau
thai từ mẹ
sang con
Sau đó giáo viên chiếu bảng chuẩn kiến thức yêu cầu các nhóm đối chiếu
kết quả và chốt lại nội dung cần ghi nhớ cuối bài.
* Với bài này ngoài việc giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân,
triệu chứng, tác hại và cách lây truyền của bệnh thì giáo viên đặc biệt lưu ý
giáo dục cho học sinh xác định cho mình một dự kiến hành động là: Tự giác
phòng tránh các bệnh về đường sinh dục; sống lành mạnh; quan hệ tình dục
an toàn; biết cách cảm thông không kì thị với người bệnh.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Sau một năm học (2015-2016) thực hiện việc vận dụng phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh qua
chương sinh sản- sinh học 8, tôi đã yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu điều tra
bằng cách đánh dấu vào ý mà em cho là đúng trong phiếu điều tra kết quả
nhận thức của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính ở 2 lớp tôi dạy thực
nghiệm so với 2 lớp của đồng nghiệp khác dạy theo phương pháp thông
thường tôi thấy kết quả cụ thể như sau:
15
Kết quả nhận thức của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính:
Nội dung
Đáp
Số lượng học sinh trả
án
lời
đúng 2 lớp thực 2 lớp đối
nghiệm
chứng (72
(72 HS )
HS)
Câu 1: Bạn A lớp 8 bị gia đình bắt bỏ học để lấy
chồng, em khuyên bạn điều gì?
a)Nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ.
1
10
b)Bỏ nhà ra đi để phản đối.
2
6
c)Nhờ người có uy tín (người cao tuổi hiểu biết, (c)
thầy cô giáo hoặc pháp luật) giải thích cho bố mẹ,
69
56
Câu 2: Nhận thức của em về vấn đề quan hệ tình
dục trước hôn nhân như thế nào?
a) Không nên
(a)
72
35
b) Có thể miễn là không có thai và sẽ cưới nhau
0
10
c)Không quan trọng nếu cả 2 cùng thích
0
9
d)Có thể vì đó là cách thể hiện tình yêu
0
18
Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây là dấu hiệu
của hiện tượng xâm hại tình dục cần đề phòng:
a) Nhìn chằm chằm vào những vùng kín trong cơ
1
2
thể bạn, dùng những lời lẽ thô lỗ khó chịu.
b) Đụng chạm vào các vùng kín trong cơ thể bạn.
1
8
c)Rủ rê xem phim khiêu dâm
2
7
d) Dùng quyền hoặc tiền để ép quan hệ tình dục
6
20
e) Tất cả các biểu hiện trên.
(e)
62
35
Câu 4: Để tránh mang thai ngoài ý muốn cần :
A.Giữ quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh.
B.Tránh xa những hình ảnh khiêu dâm dụ dỗ quan
1
1
hệ tình dục, tệ nạn ma tuý, cờ bạc,…
1
30
C. Không đi chơi riêng với bạn khác giới vào
những chỗ vắng, tối tăm; tiếp bạn khác giới khi
10
19
nhà vắng người.
(D)
D. Tất cả các phương án trên
61
22
Câu 5: Bạn H mới 12 tuổi bố mẹ đi làm ăn xa;
ông T nhà hàng xóm lợi dụng lúc H gặp khó khăn
đã đưa tiền và một số đồ dùng thiết yếu cho H và
gạ gẫm quan hệ tình dục. H vì nể nang nên đã
miễn cưỡng đồng ý. Theo em ông T phạm tội gì?
A) Ông T vô tội vì H đã nhận sự giúp đỡ vật chất
và đồng ý quan hệ tình dục.
(B)
72
32
B)Ông T phạm tội hiếp dân trẻ em vì H chưa đủ 13
tuổi.
0
37
16
.Câu 6: Bạn B đang học lớp 8 (15 tuổi), yêu anh H
20 tuổi, để giữ người yêu B tự nguyện chung sống
với H như vợ chồng, sau đó B mang thai, H đi lấy
người khác gia đình B tố cáo H trước cơ quan
pháp luật. theo em H có tội gì không?
A) H vô tội vì B tự nguyện chung sống
(B)
1
25
B) H phạm tội giao cấu với trẻ em
70
28
C) H phạm tội hiếp dâm trẻ em.
1
24
Câu 7: Tác hại của mang thai tuổi vị thành niên?
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.
b. Ảnh hưởng đến tương lai của bản thân và sự (c)
1
17
phát triển của xã hội.
1
15
c. Cả 2 ý trên đều đúng
70
40
Câu 8: Nếu có người thân hoặc bạn bè chẳng may
bị mắc bệnh lậu hoặc bệnh giang mai em có thái
độ thế nào?
A. Tránh xa, bởi họ đáng bị như vậy.
1
14
B. Cảm thông, động viên họ điều trị kịp thời, đúng (B)
66
42
theo chỉ dẫn của Bác sĩ
C.Không để ý đến họ, tránh mang vạ.
5
16
Câu 9: Các biện pháp phòng tránh nào sau đây
được áp dụng với cả bệnh Lậu và bệnh Giang mai:
A. Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn.
(A)
69
49
B.Tránh tiếp xúc với máu của người bệnh
1
11
D.Tránh truyền bệnh từ nhau thai của mẹ sang con
2
12
Câu 10 Nếu trong gia đình em hoặc bạn bè, người
thân chẳng may bị mắc hai loại bệnh trên, em sẽ
khuyên họ điều gì?
A. Giữ kín kẻo sấu hổ.
2
15
B. Phát hiện sớm, kiên trì điều trị kịp thời, (B)
70
47
đúng liều theo chỉ dẫn của Bác sĩ
D. Cứ sống buông thả, người nào muốn tránh
0
10
phải tự giữ mình.
Thống kê kết quả khảo sát sau chương sinh sản so sánh mức độ nhận thức về
vấn đề giáo dục giới tính ta thấy:
Mức độ nhận thức
2 lớp thực nghiệm
2 lớp đối chứng
Đúng đắn
Từ 84- 100%
Từ 30,6-77,7
Phiến diện
Từ 0- 15,3
Từ 1,4 – 41,7%
Sai lệch
Từ 0- 4,2%
Từ 1,4 – 22,2%
Như vậy, qua kết quả trên ta thấy việc thay đổi cách thức dạy học để lồng
ghép giáo dục giới tính cho học sinh qua từng bài của chương sinh sản, đã có
sự thay đổi rõ rệt về kết quả nhận thức giới tính của học sinh. Mặc dù hai
nhóm học sinh có trình độ như nhau nhưng các em ở nhóm thực nghiệm thể
17
hiện mức độ nhận thức tốt hơn nhóm đối chứng. So sánh với kết quả điều tra
khảo sát học sinh khối 8 năm học 2014-2015 (cùng nội dung) cũng thấy có sư
khác biệt:
Mức độ nhận thức
2 lớp thực nghiệm
Năm học: 2014-2015
Đúng đắn
Từ 84- 100%
52,75
Phiến diện
Từ 0- 15,3
31,3%
Sai lệch
Từ 0- 4,2%
16%
Kết quả thống kê cho thấy bước đầu đã đánh giá được hiệu quả của việc
vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để lồng ghép GDGTSKSS trong giảng dạy Sinh học 8, khẳng định tính đúng đắn cơ sở lí luận của
đề tài, ý thức của học sinh được nâng cao, có thêm hiểu biết về các vấn đề
giới tính cũng như hiểu được ảnh hưởng của giới tính đến các mặt của đời
sống xã hội.
Cụ thể: Năm học 2015-2016 Chưa có học sinh nào bỏ học để xây dựng
gia đình (Mặc dù ở địa bàn miền núi như chúng tôi việc tảo hôn trước đây vẫn
thường xảy ra)
Quan hệ giữa các em học sinh với nhau trong sáng, lành mạnh hơn, chưa
có điều đáng tiếc nào xảy ra do thiếu hiểu biết về giới tính.
3. Kết luận, kiến nghị:
Như tôi đã trình bày ở phần đặt vấn đề. Việc thiếu hụt kiến thức về giới
tính là rất đáng lo ngại, nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dẫn
đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, nó còn có
khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai của các em, đến chất lượng dân số của
toàn xã hội.
Bản thân tôi với kinh nghiệm gần 30 năm công tác tôi nhận thấy: nội
dung giáo dục sức khỏe sinh sản vẫn còn là chủ đề phức tạp và tế nhị, để giáo
dục giới tính cho học sinh trước hết các thầy, cô giáo phải nắm rõ các chủ đề
nhạy cảm về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, để từ đó lựa chọn những nội
dung phù hợp. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, giáo án với hệ thống câu hỏi và
phương pháp phù hợp, khéo léo lồng ghép các vấn đề liên quan đến giới tính
vào bài thông qua các hoạt động dạy học bằng nhiều hình thức và kĩ thuật dạy
học phù hợp với từng nội dung của bài.
Phát huy tối đa năng lực tự nhận thức của học sinh, tạo không khí sôi nổi,
tự nhiên giúp học sinh vượt qua thái độ ngại ngùng khi nói đến các vấn đề tế
nhị. Coi kiến thức về giới tính cũng như tất cả các nội dung kiến thức khác
khi nghiên cứu về cơ thể con người.
Trong tiến trình dạy học, phần kiểm tra cuối bài vừa để củng cố lại kiến
thức, vừa để kiểm tra mức độ nhận thức về giới tính của học sinh để có thể
điều chỉnh khi cần thiết thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao .
Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi rất nhiều và đã đạt được kết quả bước đầu
ở điều kiện thực tế của trường tôi và hiện nay tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện,
nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót.
18
Rất mong các thầy cô giáo các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm đóng góp
ý kiến. Để đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản giảng dạy ở bộ môn sinh
học 8 ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thạch Thành, tháng 04 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người viết
Nguyễn Thị Nguyệt
19