Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÍCH hợp bảo vệ môi TRƯỜNG ở PHẦN SINH vật và môi TRƯỜNG TRONG SINH học 9 tại TRƯỜNG THCS XUÂN THẮNG, THƯỜNG XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở PHẦN SINH VẬT VÀ
MÔI TRƯỜNG TRONG SINH HỌC 9
TẠI TRƯỜNG THCS XUÂN THẮNG, THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Hoàng Huy Bách
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân thắng
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1


1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1 - 12
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1-2
2.2. Thực trạng vấn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2-5
2.2.1. Thực trạng chung
2
2.2.2. Thực trạng tại trường THCS Xuân Thắng, Thường Xuân, 2 - 5
Thanh hóa
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5-9
2.3.1. Tích hợp thông qua việc thiết kế các bài giảng có nội dung 5 - 9
kiến thức liên quan
2.3.2. Tích hợp cho học sinh thông qua một số hoạt động thực tế
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 9 - 12
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
14


1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Bằng thực tiễn cuộc sống chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại
nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm gây nên sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng

sinh thái, sự ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ở khắp mọi nơi, đã ảnh hưởng
lớn đến chất lượng cuộc sống của nhân loại. Một trong những nguyên nhân cơ
bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa
học và quản lý lỏng lẻo việc xử lý các loại chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu
biết của con người về việc bảo vệ môi trường.
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy giáo viên không chỉ
cần hướng dẫn học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản trọng tâm trong
sách giáo khoa mà việc lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh vào một số môn học trong nhà trường trung học nói chung và
THCS nói riêng đã và đang giữ vai trò quan trọng.
Trên tinh thần đó tôi mạnh dạn viết đề tài " Tích hợp bảo vệ môi trường
ở phần sinh vật và môi trường trong sinh học 9 ” làm sáng kiến kinh nghiệm
trong năm học này.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc lồng ghép những nội dung có liên quan đến ô nhiễm môi
trường và bảo vệ môi trường trong các bài giảng của chương trình sinh học lớp 9
nhằm các mục đích sau đây:
Trang bị cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản về vấn đề môi
trường và ô nhiễm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Từ
đó học sinh có những hành động thiết thực nhằm cải thiện và xây dựng môi
trường trong nhà trường THCS Xuân Thắng Thường Xuân, Thanh Hóa xanhsạch- đẹp.
Đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường" trong các nhà trường THCS.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp bảo vệ môi trường ở phần sinh vật và môi trường trong sinh học
9
Trong khuôn viên nhà trường THCS Xuân Thắng, khu vực nhà ở gần
trường.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, định lượng.

Phân tích, đối chiếu, so sánh lại các vấn đề đặt ra trước, và sau khi thực
hiện đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo viên cần xác định :
- Mục tiêu tích hợp.
- Nguyên tắc tích hợp.
3


Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.
Địa chỉ tích hợp.
Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng
phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời
gian trên lớp và làm nặng nề giờ học.
Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến môi trường, ở phần
sinh vật và môi trường trong chương trình sinh học lớp 9. Đòi hỏi giáo viên và
học sinh đều phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới trở
nên phong phú. Có nghĩa là giáo viên và học sinh cùng nói về môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
- Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học THCS nói chung và học sinh
khối 9 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của
bài hay chỉ một phần nhỏ trong bài nên người giáo viên thường hay chú tâm vào
những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc
bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
- Đa số giáo viên chưa nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh, còn coi nhẹ bỏ qua việc liên hệ thực tiễn do thời gian không còn đủ, phần
liên hệ được coi là phần phụ, giáo viên ít có kĩ năng thực tế, học sinh ít có kiến

thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn...
- Đa số học sinh THCS chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ mọi
phương tiện (như xem báo, đài,…) làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức
thực tế vào bài học, ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô
nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
- Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
2.2.2. Thực trạng tại trường trung học cơ sở Xuân Thắng, Thường Xuân,
Thanh hóa
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có 2 lần khảo sát thực tiễn khu vực
khuôn viên nhà trường và 2 lớp 9A,9B trường THCS Xuân Thắng, Thường
Xuân, Thanh hóa vào đầu tháng 02 năm 2016. Kết quả cho thấy ý thức, hành vi
của các em về vấn đề bảo vệ môi trường còn yếu kém.
Kết quả điều tra về tình trạng vệ sinh trong lớp học, vệ sinh trong khuôn
viên nhà trường
Vị trí điều tra
Thực trạng
Ghi chú
Trong
khuôn - Nhiều rác và giấy lôn, túi nilon, vỏ bánh kẹo
viên
Sau dãy nhà học - Nhiều giấy lộn, rác thải, rãnh nước cây cối
mọc và bẩn
Trong lớp học - Chậu đựng nước không được vệ sinh, nhiều
lớp 9A
vỏ bánh kẹo trong gầm bàn học
- Góc lớp nhiều rác và bụi bẩn
Trong lớp học - Chậu đựng nước không được vệ sinh, nhiều
lớp 9B
vỏ bánh kẹo trong gầm bàn học
-


4


- Góc lớp nhiều rác và bụi bẩn
- Quạt trần bám nhiều bụi
Hình ảnh thực tế về môi trường trong và ngoài lớp học 9A và 9B trước
khi tích hợp.

5


Kết quả điều tra về hiểu biết của học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường
6


Lớp

Lớp 9A
Lớp 9B

Số
học
sinh
được
điều
tra
28
31


Số học sinh hiểu
biết về vấn đề ô
nhiễm môi trường
Số lượng
9
7

Số học sinh thiếu
hiểu biết về vấn đề
ô nhiễm môi
trường

tỉ lệ % Số lượng
32,1
22,7

15
13

tỉ lệ %
53,5
41,9

Số học sinh
không hiểu biết
về vấn đề ô
nhiễm môi
trường
Số
tỉ lệ %

lượng
4
11

14,4
35,4

Những con số nêu trên cho thấy vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường cũng
như ý thức bảo vệ môi trường của các em học trong nhà trường cần được quan
tâm khắc phục.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học trong nhà trường THCS, tôi
nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho các em học sinh trong nhà trường.
Tôi đã nghĩ đến việc thiết kế những bài giảng có lồng ghép nội dung tích
hợp "giáo dục bảo vệ môi trường" vào phần sinh vật và môi trường của bộ môn
sinh học lớp 9 tại trường THCS Xuân Thắng, Thường Xuân, Thanh Hóa, năm
học 2015 - 2016.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tích hợp thông qua việc thiết kế các bài giảng có nội dung kiến thức
liên quan
* Xây dựng nội dung cơ bản những bài có thể lồng ghép nội dung giáo
dục
Chương trình sinh học lớp 9
Bài

Nội dung có thể thể tích hợp Cách vận dụng kiến
trong bài
thức
Con người bằng hoạt động - Xem tranh về việc
của mình có thể làm thay đổi tàn phá quần thể sinh

Bài 47: Quần thể trường sống tự nhiên của quần vật của con người
sinh vật
thể, thay đổi sự cân bằng của
quần thể. Cần tôn trọng môi
trường tự nhiên của quần thể.
Dân số nhiều nảy sinh nhiều
nhu cầu phục vụ đời sống, cần
nhiều lương thực, nhiều quần
áo, nhiều nơi ở, nhiều phương
Bài 48: Quần thể tiện đi lại… nên nhiều nhà

- Hỏi đáp với học sinh
- Cho xem tranh về
tăng dân số quá nhanh
dẫn tới ô nhiễm môi
trường
7


người

Bài 49: Quần xã sinh
vật

Bài 51-52: Thực
Hành: Hệ Sinh Thái

Bài 53: Tác động của
con người đối với
môi trường


Bài 54 - 55: Ô nhiễm
môi trường

Bài 56 - 57: Tìm

máy được xây dựng, nhiều
khu đô thị mọc lên dẫn đến có
nhiều khí thải, rác thải và các
chất thải sinh hoạt khác, rừng
ngày càng thu hẹp…tức môi
trường bị ô nhiễm.
Săn bắn, chặt phá bừa bãi gây
mất cân bằng sinh học
Nhà nước đã ban hành Pháp
lệnh bảo vệ thiên nhiên hoang
dã.
Tuyên truyền cho mọi người
dân tham gia bảo vệ môi
trường, thiên nhiên
Nghiêm cấm chặt phá rừng
Nghiêm cấm săn bắn động
vật.
Bảo vệ những loài thực vật và
động vật đặc biệt những loài
có số lượng ít
Tuyên truyền đến mọi người
dân ý thức bảo vệ rừng.
Nhiều hoạt động của con
người đã gây hậu quả xấu

như: mất cân bằng sinh thái,
xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán,
cạn kiệt nước ngầm, nhiều
loài động vật quý hiếm có
nguy cơ bị tuyệt chủng
Phủ xanh đồi trọc; Xây dựng
các khu bảo tồn; Xây dựng
nhà máy thủy điện...
Có bảo vệ được môi trường
không bị ô nhiễm thì các thế
hệ hiện tại và tương lai mới
đươc sống trong bầu không
khí trong lành, đó là sự bền
vững
Trong quá trình thực hành,
bằng kiến thức gắn liền với
điều tra thực tế môi trường,
tuy ở mức độ nhỏ nhưng học
sinh cảm nhận được vai trò

- Lấy các ví dụ cụ thể
về săn bắt, chặt phá
bừa bãi tại địa phương
em
- Tuyên truyền bằng
văn bản pháp luật
- Lồng gép nội dung
tích hợp trong giáo án
- Tuyên truyền giáo
dục học sinh


- Lồng gép nội dung
tích hợp trong giáo án

- Lồng gép nội dung
tích hợp trong giáo án
- Cho học sinh chia
nhóm nêu ô nhiễm môi
trường ở nơi ở của
mình
- Lồng gép vào giáo án
- Cho học sinh đi thực
hành về ô nhiễm môi
trường ở địa phương
8


hiểu tình hình môi của việc bảo vệ môi trường tại
trường địa phương
địa phương nói riêng và trên
toàn cầu nói chung trong giai
đoạn hiện nay.
Bài 58: Sử dụng hợp Sử dụng hợp lí tài nguyên
lí tài nguyên thiên thiên nhiên là hình thức sử
nhiên
dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử
dụng tài nguyên của xã hội
hiện tại, vừa đảm bảo duy trì
lâu dài các nguồn tài nguyên
cho các thế hệ con cháu mai

sau.
Tham gia tuyên truyền về giá
trị của thiên nhiên và mục
Bài 59: Khôi phục đích bảo vệ thiên nhiên cho
môi trường và gìn bạn bè và cộng đồng dân cư.
giữ
thiên
nhiên Có nhiều biện pháp bảo vệ
hoang dã
thiên nhiên nhưng quan trọng
nhất vẫn là ý thức trách nhiệm
với thiên nhiên của mỗi học
sinh.

Bài 60 Bảo vệ đa
dạng các hệ sinh thái

Bài 62. Vận dụng
luật bảo vệ môi
trường vào việc bảo

Xây dựng kế hoạch để khai
thác nguồn tài nguyên ở mức
độ phù hợp.
Xây dựng các khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia…
Trồng cây gây rừng.
Phòng chống cháy rừng.
Vận động đồng bào dân tộc ít
người định canh, định cư.

Phát triển dân số hợp lí, ngăn
cản việc di dân tự do tới ở và
trồng trọt trong rừng.
Tăng cường công tác tuyên
truyền và giáo dục về bảo vệ
môi trường
“ Luật bảo vệ môi trường năm
2005 nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam” đặc
biệt là những nội dung có liên
quan đến địa phương đang
sinh sống. Từ đó hình thành

- Lồng gép nội dung
tích hợp vào giáo án

- Lồng gép nội dung
tích hợp vào giáo án

- Lồng gép nội dung
tích hợp vào giáo án

- Tìm hiểu “ Luật bảo
vệ môi trường năm
2005 nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam” giới thiệu
cho học sinh
9



vệ môi trường ở địa cho học sinh ý thức, trách
phương.
nhiệm, nghĩa vụ của mọi công
dân là bảo vệ, phục hồi môi
trường sống của chúng ta.
* Thiết kế bài giảng có lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MẪU: 01
Bài 47:

QUẦN THỂ SINH VẬT
(Sách giáo khoa sinh học 9 cơ bản)
Phần: III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể
* Lồng ghép vào nội dung bài giảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- GV: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng - Mật độ của quần thể được điều
tới đặc điểm nào của quần thể?
chỉnh do cơ chế duy trì trạng thái
- GV: Mật độ của quần thể được điều cân bằng của quần thể: Khi mật
chỉnh tự nhiên như thế nào?
độ quá cao, điều kiện sống suy
- HS: Trả lời
giảm, trong quần thể dẫn đến
- GV: Qua hiện tượng đó rút ra kết luận giảm số lượng như hiện tượng di
gì?
cư của một bộ phận quần thể,
- HS: Trả lời
giảm khả năng sinh sản và mắn
- GV: Theo em đối với mỗi HS ta cần làm đẻ của các cá thể cái, giảm sức

gì để bảo vệ môi trường, để đảm bảo sự sống sót của các cá thể non và
cân bằng của quần thể ?
già… Khi mật độ giảm, sự điều
- HS : Trả lời
chỉnh sẽ theo hướng ngược lại,
khả năng sinh sản và khả năng
sống sót của các cá thể trong
quần thể tăng cao hơn. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp,
mật độ giảm xuống quá thấp thì
khả năng phục hồi sẽ gặp khó
khăn có thể dẫn tới diệt vong.
-Con người bằng hoạt động của
mình có thể làm thay đổi môi
trường sống tự nhiên của quần
thể, thay đổi sự cân bằng của
quần thể. Cần tôn trọng môi
trường tự nhiên của quần thể.

10


THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MẪU: 02
Bài 56 - 57

THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM Ở
ĐỊA PHƯƠNG
(Sách giáo khoa sinh học 9 cơ bản)
* Lồng ghép vào nội dung bài giảng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
Giáo viên chọn địa điểm ( khu vực chợ, con rạch nhỏ…) Trong quá trình
gần trường sau đó thông báo cho học sinh chuẩn bị về thực hành, bằng
phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho học sinh kiến thức gắn liền
kẻ một số biểu bảng cần thiết như:
Bảng 1: với điều tra thực tế
Nhân tố vô
Nhân tố hữu
Hoạt động của con người
môi trường, tuy ở
sinh
sinh
trong môi trường.
mức độ nhỏ nhưng
học sinh cảm nhận
được vai trò của
việc bảo vệ môi
Bảng 2:
trường tại địa
Các nhân Mức độ ô Nguyên
Đề xuất
phương nói riêng
tố
nhiễm
nhân
và trên toàn cầu nói
gây ô
gây ô
chung trong giai
nhiễm

nhiễm
đoạn hiện nay.
2.3.2. Tích hợp cho học sinh thông qua một số hoạt động thực tế
- Kỷ niệm Ngày Trái Đất (ngày 22/4), liên đội tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề trên
- Chú trọng phong trào “Xanh – Sạch - Đẹp” trong các trường học và khu
dân cư.
- Tạo điều kiện cho học sinh có được chuyến đi thực tế về môi trường, về
hệ sinh thái mang tính chất vừa chơi vừa học
- Thi đua góc lớp sạch cho từng tháng và có phần thưởng cho lớp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu và sự ủng hộ cao của
các giáo viên trong tổ chuyên môn, đề tài đã được triển khai giảng dạy trên 2 lớp
9A, 9B của trường THCS Xuân Thắng, Thường Xuân, Thanh Hóa trong năm
học 2015 - 2016, cùng với sự nhiệt tình của các thầy cô giáo chủ nhiệm các, việc
thực hiện đề tài đã diễn ra thuận lợi.
11


- Trong qúa trình nghiên cứu tìm hiểu, thiết kế đưa thêm nội dung tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường vào bài giảng giúp bản thân tôi nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, bài giảng cũng trở nên hấp dẫn không đơn điệu giúp học
sinh chăm chú lắng nghe và yêu thích môn học.
- Với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể cũng
như tổ chuyên môn công tác giáo dục “bảo vệ môi trường” ở trường chúng tôi
đã có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn hành vi.
- Cụ thể là: sau khi triển khai đề tài tôi đã tiến hành lặp lại điều tra trong
khu vực nhà trường và trên tổng số 59 học sinh thuộc 2 lớp 9A, 9B của nhà
trường vào giữa tháng 4 năm 2016, kết quả thu được như sau:

Kết quả điều tra về tình trạng vệ sinh trong lớp học, vệ sinh trong khuôn
viên nhà trường
Vị trí điều tra
Thực trạng
Ghi chú
Trong
khuôn - Sạch sẽ
viên
Sau dãy nhà học - Không còn rác thải, giấy lộn, rãnh nước được
dọn sạch sẽ
Trong lớp học - Chậu đựng nước được vệ sinh, gầm bàn học
lớp 9A
không còn vỏ bánh kẹo, nền nhà sạch bóng
- Lớp có thùng đựng rác thải
Trong lớp học - Chậu đựng nước được vệ sinh, gầm bàn học
lớp 9B
không còn vỏ bánh kẹo, góc lớp sạch, quạt trần
được lau sạch sẽ
- Lớp có thùng đựng rác thải
Hình ảnh thực tế trong khuôn viên trường và trong lớp 9A và 9B sau khi
tích hợp cho lớp.

12


13


14



Kết quả điều tra về hiểu biết của học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường
Số học sinh hiểu Số học sinh thiếu
Số học sinh
biết về vấn đề ô
hiểu biết về vấn
không hiểu biết
Số học
nhiễm môi
đề ô nhiễm môi
về vấn đề ô
Lớp
sinh
trường
trường
nhiễm môi
được
trường
điều
Số
tỉ lệ %
Số
tỉ lệ %
Số
tỉ lệ %
tra
lượng
lượng
lượng
Lớp 9A

28
19
67,8
9
32,2
0
0
Lớp 9B
31
18
58
13
42
0
0
Như vậy sau khi đề tài được triển khai áp dụng trong nhà trường chúng tôi,
thực tiễn cho thấy vấn đề rác thải trong khuôn viên nhà trường và trong từng lớp
học đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ lệ học sinh có hiểu biết và có ý
thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống đã tăng lên đáng kể so với lần điều
tra trong đầu học kì II năm học.
15


3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận: Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng của vấn đề ở phạm vi nhà
trường THCS Xuân Thắng, Thường Xuân, Thanh Hóa. Trong giới hạn của đề
tài, tôi chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho các em học sinh thông qua một số bài giảng phần sinh vật và môi
trường trong chương trình sinh học lớp 9. Tuy chưa thật sự là những giải pháp
tối ưu, nhưng đó cũng là sự nỗ lực của bản thân tôi cùng sự giúp đỡ của ban

giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, đồng nghiệp trong nhà trường.
Bước đầu cũng đã có những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức
của học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó dẫn đến sự chuyển biến tích cực
về hành vi.
- Kiến nghị: Tôi mong rằng các đồng nghiệp sẽ đóng góp ý kiến xây dựng
để đề tài được hoàn thiện và được triển khai sâu rộng trong các nhà trường trung
học cơ sở, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, tạo nên một môi
trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp”.
Thường Xuân, ngày 22 tháng 02 năm 2017
XÁC NHẬN
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam kết sáng kiến này là do tôi tự viết.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hoàng Huy Bách

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa Sinh học 9 – nhà xuất bản giáo dục
2/ Sách giáo viên Sinh học 9 – nhà xuất bản giáo dục
3/ Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường môn Sinh học – THCS –
nhà xuất bản giáo dục
4/ Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học –
THCS – nhà xuất bản giáo dục.

17




×