MỤC LỤC
TT
Tên mục
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
2
1
1. Lí do chọn đề tài
2
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. PHẦN NỘI DUNG
4
5
1. Cơ sở lí luận
4
6
2. Thực trạng của vấn đề
5
7
3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp thực hiện
5
8
9
10
3.1. Bài tập phát triển tính linh hoạt thần kinh, nâng cao kỹ
thuật chạy ngắn
3.2. Bài tập phát triển sức mạnh nhanh, sức bật
3.3. Bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn với
dây cao su.
6
7
9
11
3.4. Bài tập rèn luyện khả năng tăng tốc
9
12
3.5. Bài tập phát triển sức nhanh tốc độ.
10
13
3.6. Bài tập rèn luyện sức nhanh bền.
10
14
4. Hiệu quả
11
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
15
1. Kết luận
13
16
2. Kiến nghị
13
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học
ở trường phổ thông là một vấn đề đáng được quan tâm trong những năm gần đây.
Môn Thể dục là một trong hệ thống các môn học cũng được quan tâm và chỉ đạo
sát sao. Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, các đợt chuyên đề, thao giảng để
nâng cao chất lượng bài dạy cũng như kết quả mà học sinh đạt được trong quá
trình tập luyện và thi đấu.
Thế nhưng hiện nay, giờ Thể dục có lúc, có nơi còn bị xem nhẹ. Về mặt
nhận thức còn cho rằng môn Thể dục chỉ là môn phụ, học cho đủ nội dung, chưa
chú ý đến chất lượng giảng dạy. Có những trường còn chưa có sân tập dành riêng
cho môn học hoặc có sân nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Dụng cụ
tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, các tài liệu tham khảo dành
cho môn Thể dục thì hầu như không có ... Nhiều em học sinh chưa tích cực, tự
giác tập luyện, ý thức học còn kém, chỉ học cho đủ nội dung chứ chưa chú ý đến
chất lượng của bài tập ... Cá biệt, có trường vẫn còn sử dụng giáo viên kiêm
nhiệm có ít hoặc không có chuyên môn Thể dục để giảng dạy môn Thể dục. Bài
dạy còn sơ sài, nặng về giảng giải kĩ thuật, chưa coi trọng đến sự phát triển các tố
chất thể lực.
Thực tiễn hiện nay trong các trường THCS, nội dung các môn Điền kinh
chiếm khoảng 70% của môn Thể dục và chiếm một vị trí quan trọng trong công
tác giáo dục thể chất. Điền kinh là môn học trọng điểm của chương trình TDTT
cho học sinh các trường trung học. Thông qua học tập và tập luyện môn điền kinh
sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng
các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt
động cơ bản cho học sinh, nâng cao sức khỏe chung. Thêm vào đó, tính ganh đua
của môn điền kinh khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém
nhau 1% giây hoặc 1cm. Vì vậy, rất có lợi cho cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý
chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết, hợp tác của học sinh. Với nội dung
và tác dụng to lớn lớn như vậy, cá nhân tôi không tham vọng cải tiến toàn bộ
chương trình điền kinh mà tôi chỉ đi sâu vào cải tiến một phần của chương này.
Như chúng ta đã biết, chạy ngắn là một trong những nội dung của môn
điền kinh, thuộc loại hoạt động có chu kỳ. Trong đó những động tác nhất định
được lặp lại với cường độ cực đại, đòi hỏi người tập phải có trình độ thể lực nhất
2
định mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của quá trình tập luyện, như việc
nắm bắt kĩ thuật, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn...
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy bên cạnh các yếu tố như đạo
đức, tác phong, tâm lý, kĩ thuật ... thì thể lực của các em học sinh là một nhân tố
quan trọng quyết định đến hiệu quả của giờ học và thành tích thi đấu các môn thể
thao.
Là một giáo viên chuyên trách giảng dạy bộ môn Thể dục trong nhà
trường, tôi đã ý thức được trách nhiệm của mình. Bản thân luôn trăn trở, suy nghĩ
làm thế nào để học sinh có được thể lực tốt, giúp các em hoàn thành tốt yêu cầu
của bộ môn nói chung và nâng cao thành tích chạy ngắn nói riêng?
Vì vậy, tôi mạnh dạn "Biện pháp hướng dẫn học sinh tập luyện một số bài
tập nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh THCS".
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy, dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý của học
sinh THCS cũng như để giúp học sinh có thể đạt được các yêu cầu của bộ môn
một cách có hiệu quả. Tôi thiết nghĩ mình cần nghiên cứu, tìm tòi, sắp xếp nội
dung, phương pháp ... một số bài tập phát triển thể lực phù hợp với trình độ sức
khỏe, thể lực của học sinh và yêu cầu môn học, đặc thù của nhà trường để cải tiến
và từng bước nâng cao kết quả giảng dạy chạy ngắn. Từ đó, tạo cho học sinh
hứng thú học môn Thể dục hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Công Liêm - Nông Cống - Thanh Hóa.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 8A và lớp 8C trường THCS Công Liêm năm học 2015 - 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp điều tra học sinh.
b. Phương pháp quan sát sư phạm.
c. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
d. Phương pháp phỏng vấn
e. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
3
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
"Khoa học ngày càng phát triển, nó trở thành lực lượng để cải tạo sự phát
triển của xã hội. Trước nhiệm vụ đó, cần phải có những con người phát triển
toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản. Điều đó, đòi hỏi nhà sư
phạm phải đào tạo được những con người có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ" (Trích
"Luật Giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998").
"Để đánh giá sự phát triển thể chất của con người thường dựa vào các chỉ
số về hình thái và các chỉ số về chức năng, trong đó có các chỉ số đánh giá khả
năng vận động gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, chính xác ...
(Trích "Giáo trình Lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT - Nhà xuất bản Giáo
dục, 1998 - Nguyễn Mậu Loan").
Do đó, việc xây dựng và hướng dẫn học sinh tập các bài tập nhằm phát
triển thể lực một cách liên tục, có hệ thống là việc làm không thể thiếu được
nhằm tăng cường thể lực, phát triển các tố chất cho học sinh, giúp học sinh hoàn
thành tốt yêu cầu của bộ môn nói riêng và học tập tốt các môn học khác nói
chung.
Để hướng dẫn cho học sinh học tập có hiệu quả phải căn cứ vào nội dung
cụ thể của một giờ Thể dục, phong trào thể dục thể thao của trường, của địa
phương, sức khỏe và thể lực của các em, quỹ thời gian cũng như điều kiện cơ sở
vật chất thực tại để sắp xếp cho hợp lí.
Đây là công việc khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững thực
tiễn, phải luôn có sự sáng tạo trong việc xây dựng, đưa ra những bài tập phù hợp
với học sinh, với điều kiện, hoàn cảnh nhưng phải hấp dẫn, không gây nhàm
chán.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, việc đổi mới phương pháp dạy học đối với
mỗi giáo viên nói chung và giáo viên Thể dục nói riêng là vấn đề mấu chốt hàng
đầu nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, để đạt
được mục tiêu dạy học theo đúng dự kiến của thầy. Thành công của một giờ Thể
dục phải được thể hiện cụ thể qua việc đảm bảo khối lượng vận động thích hợp
đối với trò và việc nắm bắt kĩ thuật, hình thành kĩ năng qua việc tọa đàm với thầy
hay tự trao đổi với bạn để vận dụng vào việc tập luyện có hiệu quả. Nếu thể lực
tốt, học sinh sẽ hoàn thành được các yêu cầu của thầy về mọi mặt và ngược lại.
Chính vì thế, việc tăng cường và chú trọng tới các bài tập thể lực trong từng tiết
học, trong sinh hoạt vui chơi cũng như tập luyện ngoại khóa của học sinh là vấn
đề quan trọng để giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu của bài dạy, nhằm nâng
4
cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở trường THCS như mục tiêu mà cấp học,
ngành học đã quy định.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Chạy ngắn là một trong những môn thể thao hấp dẫn đối với học sinh
THCS, nó xuất phát trên những hoạt động cơ bản trong vận động và tâm lý của
bản thân. Song, giảng dạy chạy ngắn không chỉ dạy về kĩ thuật động tác mà còn
phải phát triển sức nhanh, sức mạnh cho người tập. Do vậy, các bài tập phát triển
sức nhanh, sức mạnh trong và ngoài giờ học có ý nghĩa lớn đến việc nâng cao
thành tích chạy ngắn cho học sinh THCS. Mục đích của các bài tập này là nhằm
phát triển tính linh hoạt thần kinh, phát triển sức nhanh, sức mạnh bột phát, phát
triển tốc độ chạy, nâng cao kĩ thuật động tác trên cơ sở tăng cường sức nhanh, sức
mạnh, sức bền tốc độ.
Chương trình môn Thể dục hiện nay ở trường THCS được bố trí 2 tiết/
tuần. Ngoài việc yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt các mục tiêu giảng dạy của
từng bài ra, khi kết thúc chương trình học sinh còn phải hoàn thành được mục
tiêu rèn luyện thân thể theo độ tuổi quy định. Nhưng qua thực tế gần 20 năm
giảng dạy, với rất nhiều lần kiểm tra chạy ngắn 60m - 80m đối với học sinh
trường THCS Công Liêm, tôi thấy hầu như các em chưa đạt được thành tích cao,
phần lớn là do các em còn rất yếu về thể lực. Trong quá trình tập luyện, hầu như
các em chưa xác định rõ tác dụng của các bài tập bổ trợ là yếu tố quan trọng giúp
các em phát triển thể lực, nâng cao thành tích chạy ngắn. Cho nên, khi ra sân tập
các em chỉ tập mang tính chiếu lệ, uể oải, chán nán, chỉ muốn chạy ngay mà bỏ
qua các quy định cần thiết phải thực hiện trong một giờ học. Tình trạng mệt mỏi,
chán nản thường kéo dài dẫn đến kết quả giờ học không cao, số học sinh đạt kết
quả khá, tốt không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30 - 40% tổng số học sinh của một
lớp. Chính vì thế, việc xây dựng và hướng dẫn học sinh tập các bài tập nhằm phát
triển thể lực một cách liên tục, có hệ thống là cần thiết nhằm nâng cao thành tích
chạy ngắn (60 - 80m) và đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo độ tuổi quy
định ở trường THCS mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi đã "Biện pháp hướng
dẫn học sinh tập luyện một số bài tập nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành
tích chạy ngắn cho học sinh THCS" để hướng dẫn học sinh luyện tập trong giờ
Thể dục.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Để có thể hướng dẫn học sinh tập luyện có hiệu quả và phát triển được thể
lực, nâng cao thành tích chạy ngắn, tôi đã xác định và tìm tòi những nhóm bài tập
5
phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, địa phương mình đang công tác
cũng như trình độ tập luyện và lứa tuổi của các em. Cụ thể:
- Những bài tập phát triển tính linh hoạt thần kinh, đồng thời nâng cao kĩ
thuật chạy như: chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số cao, chạy gót chạm mông, chạy
đạp sau ...
- Những bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bật như: chơi trò chơi
"chọi gà", nhảy dây, bật nhảy cao chụm hai chân, bật nhảy tư thế nửa ngồi, nhảy
lò cò ...
- Những bài tập rèn luyện khả năng tăng tốc như: xuất phát chạy nhanh
(hết sức 10m, 15m, 20m), trò chơi "Lò cò tiếp sức" ...
- Những bài tập phát triển sức nhanh tốc độ như: chạy tốc độ cao 30 - 60m.
- Những bài tập rèn luyện sức nhanh bền như: guồng chân với tốc độ cao,
chạy 200 - 300m.
Sau khi đã xác định được các nhóm bài tập hợp lí, tôi tiến hành thử nghiệm
với hai nhóm:
* Nhóm 1: Nhóm đối chiếu (lớp 8A)
* Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm (lớp 8C)
Khi đã xác định được nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu, tôi tiến hành
cho các em tập luyện, đưa các bài tập nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành tích
chạy ngắn vào nhóm thực nghiệm (lớp 8C).
Mục đích của bài tập này là nhằm phát triển tính linh hoạt thần kinh, phát
triển sức mạnh nhanh, sức mạnh bột phát, phát triển tốc độ chạy, nâng cao kĩ
thuật động tác, sức bền tốc độ.
Để các em thực hiện tốt bài này và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, trình
độ thể lực của từng học sinh, tôi đã chia học sinh trong nhóm thực nghiệm thành
4 nhóm (nam riêng, nữ riêng):
+ Nhóm A gồm: các em học sinh nam có thể lực khá, tốt
+ Nhóm B gồm: các em học sinh nữ có thể lực khá, tốt
+ Nhóm C gồm: các em học sinh nam có thể lực trung bình, yếu
+ Nhóm D gồm: các em học sinh nữ có thể lực trung bình, yếu
3.1. Bài tập phát triển tính linh hoạt thần kinh, nâng cao kĩ thuật chạy ngắn:
* Bài tập 1: Chạy nâng cao đùi tại chỗ với tần số cao.
+ Nhóm A: thực hiện trong thời gian 20 giây
+ Nhóm B: thực hiện trong thời gian 15 giây
+ Nhóm C: thực hiện trong thời gian 15 giây
+ Nhóm D: thực hiện trong thời gian 10 giây.
6
- Mục đích bài tập: Xây dựng cảm giác nâng cao đùi trong khi chạy, tăn
cường tính linh hoạt thần kinh.
- Yêu cầu kĩ thuật: Đùi nâng cao vuông góc với thân người, cẳng chân thả
lỏng, thân người thẳng, cao trọng tâm, tần số nhanh.
- Cách thức tổ chức tập luyện: Giáo viên làm mẫu kĩ thuật động tác + giảng
giải ngắn gọn, cho học sinh tập tại chỗ với đội hình hàng ngang.
* Bài tập 2: Chạy gót chạm mông tại chỗ tần số cao.
+ Nhóm A: thực hiện trong thời gian 20 giây
+ Nhóm B: thực hiện trong thời gian 15 giây
+ Nhóm C: thực hiện trong thời gian 15 giây
+ Nhóm D: thực hiện trong thời gian 10 giây.
- Mục đích: Tăng cường tần số bước, xây dựng cảm giác thả lỏng chân khi
lăng sau, phát triển cơ phía sau đùi (cơ nhị đầu).
- Yêu cầu kĩ thuật: Thực hiện động tác nhanh, tiếp xúc đất bằng nửa bàn
chân trên, gót lăng cao chạm mông, người hơi ngả về trước.
- Cách thức tổ chức tập luyện: Giáo viên làm mẫu kĩ thuật động tác + giảng
giải ngắn gọn, cho học sinh tập tại chỗ với đội hình hàng ngang.
* Bài tập 3: Chạy đạp sau
+ Nhóm A: thực hiện quãng đường 30m
+ Nhóm B: thực hiện quãng đường 20m
+ Nhóm C: thực hiện quãng đường 20m
+ Nhóm D: thực hiện quãng đường 15m
- Mục đích: Xây dựng cảm giác đạp thẳng chân sau khi chạy.
- Yêu cầu kĩ thuật: Các khớp hông, gối, cổ chân phải duỗi hết, chú ý nâng
cao đùi chân lăng.
- Cách tổ chức: Giáo viên làm mẫu, nêu yêu cầu kĩ thuật, sau đó cho học
sinh chạy đạp sau, có thể tập từng hàng hoặc 4 em/ 1 đợt.
3.2. Bài tập phát triển sức mạnh nhanh, sức bật:
* Bài tập 1: Tập dưới hình thức chơi trò chơi "chọi gà".
- Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh của đùi, đồng thời phát triển sự
nhanh nhẹn cho người tập.
- Cách tập: Hai người mặt đối diện nhau, ngồi xổm trên cẳng chân và kiễng
gót, hai tay giơ trước mặt, lòng bàn tay hướng trước ở trong vòng tròn quy định,
dùng sức bật nhảy để lấy đà và dùng hai tay đẩy đối phương, bên nào ngã hoặc
bật ra khỏi vòng tròn là thua.
7
- Dùng hình thức thi đấu giữa các nhóm để tăng thêm hào hứng cho học
sinh.
* Bài tập 2: Nhảy dây nhanh.
- Nhóm A: 80 lần.
- Nhóm B: 50 lần.
- Nhóm C: 50 lần.
- Nhóm D: 25 lần.
-> Bài tập này nhằm phát triển sức mạnh nhanh, sức bật,... Đây là biện
pháp tập cá nhân, có thể áp dụng cả trong và ngoài giờ học.
* Bài tập 3: Bật nhảy cao chụm chân, bật nhanh.
- Nhóm A: 20 lần.
- Nhóm B: 15 lần.
- Nhóm C: 15 lần.
- Nhóm D: 10 lần.
-> Bài tập này nhằm phát triển sức mạnh nhanh, khi bật gối người tập
không nên gấp gối quá nhiều.
* Bài tập 4: Bật nhảy với tư thế nửa ngồi.
- Nhóm A: 20 lần.
- Nhóm B: 15 lần.
- Nhóm C: 15 lần.
- Nhóm D: 10 lần.
-> Bài tập này nhằm phát triển sức mạnh của đùi, khi bật gối gấp nhiều, đùi
song song với mặt đất.
* Bài tập 5: Bật nhảy trong hố cát.
- Nhóm A: 20 lần.
- Nhóm B: 15 lần.
- Nhóm C: 15 lần.
- Nhóm D: 10 lần.
* Bài tập 6: Lò cò cao gối tại chỗ.
- Nhóm A: 20 lần.
- Nhóm B: 15 lần.
- Nhóm C: 15 lần.
- Nhóm D: 10 lần.
* Bài tập 7: Lò cò cao gối di chuyển về trước.
- Nhóm A: 20 m.
- Nhóm B: 15 m.
- Nhóm C: 15 m.
8
- Nhóm D: 10 m.
3.3. Bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn với dây cao su.
* Bài tập 1: Chạy kéo dây cao su có người giúp đỡ.
- Nhóm A: 20 m.
- Nhóm B: 15 m.
- Nhóm C: 15 m.
- Nhóm D: 10 m.
+ Yêu cầu: người giúo đỡ chạy chậm để kéo căng dây cao su.
* Bài tập 2: Chạy đạp sau kéo dây cao su có người giúp đỡ.
- Nhóm A: 20 m.
- Nhóm B: 15 m.
- Nhóm C: 15 m.
- Nhóm D: 10 m.
-> Mục đích: Nhằm tăng cường sức mạnh đạp sau.
Đây là bài tập đơn giản nhằm phát triển thể lực chung, phát triển sức
nhanh, sức mạnh của cơ đùi, nên tôi yêu cầu các em tập thường xuyên trên lớp.
Do thời gian mỗi tiết học chỉ có 45 phút mà thời gian giành cho tập nội
dung cơ bản là 30 - 35 phút, nên các em phải tập luyện lặp lại nhiều lần có sự xen
kẽ của các bài tập với nhau. Sau 4 - 5 tuần khi các em đã nắm vững kĩ thuật các
bài tập, tôi tiến hành kiểm tra kết quả. Do thời gian không có nhiều nên tôi chỉ
kiểm tra 5 - 7 em ở các nhóm trong mỗi tiết học, bằng cách:
- Cho các em học sinh nam chạy 4 - 5 vòng sân tập, các em nữ chạy 2 - 3
vòng sân tập có tính thời gian.
- Chạy nâng cao đùi với tần số cao: Nam 15 - 20 giây, nữ 10 - 15 giây.
- Nhảy dây nhanh: Nam 50 - 100 lần, nữ 30 - 50 lần.
Bằng hình thức kiểm tra như trên tôi thấy được thể lực của các em tăng lên
rõ rệt. Những em thể lực tăng, khối lượng vận động có thể tăng thêm ở các bài
tập từ 20 - 25% mà vẫn hưng phấn, không thấy mệt mỏi. Còn những em thể lực
vẫn như cũ thì sẽ không đạt được khối lượng vận động mà giáo viên đã quy định,
các em xuống sức nhanh, mệt mỏi... do các em chưa quen với các bài tập được
giao, lượng vận động lại lớn trong khi thể lực của các em lại yếu. Do đó, giáo
viên cần có các biện pháp động viên, khuyến khích các em kịp thời nhằm giúp
các em có được thể lực tốt hơn và sớm đạt được thành tích cao như mong muốn.
3.4. Bài tập rèn luyện khả năng tăng tốc:
* Bài tập 1: Xuất phát chạy nhanh hết sức trong 10m, 15m, 20m.
* Bài tập 2: Chạy tăng tốc với cự li 30m, 40m, 50m, 60m.
-> Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh tốc độ.
9
- Yêu cầu: Chạy từ chậm đến nhanh, cuối cự ly đạt tốc độ cao.
- Cách tổ chức tập luyện: Cho học sinh bắt đầu chạy từ tư thế đứng tự
nhiên, chạy từ chậm đến nhanh dần.
- Đội hình tập luyện: Đội hình hàng dọc, cho từng hàng chạy, mỗi hàng
cách nhau 15 - 20m để giáo viên dễ quan sát, sửa sai.
x x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x x
x
* Bài tập 3: Chơi các trò chơi tiếp sức: "Chạy tiếp sức 25 - 30m", "lò cò tiếp sức
10 - 15m".
- Bài tập này có thể giáo viên áp dụng thường xuyên trong các tiết học
hoặc các em có thể tập hàng ngày, tập trong các giờ ngoại khóa, ở nhà (theo
nhóm). Bài tập này mang tính chất trò chơi thông thường, thu hút và gây hứng
thú, kích thích các em tập luyện tích cực đạt hiệu quả cao.
3.5. Bài tập phát triển sức nhanh tốc độ:
* Bài tập 1: Chạy tốc độ cao 30 - 60m.
- Mục đích: Phát triển tốc độ, gây hứng thú, kích thích học sinh luyện tập.
- Yêu cầu: Chạy nhanh hết sức mình.
- Cách tổ chức: Cho từng học sinh xuất phát cao trước đoạn tính thời gian
từ 10 - 15m (có bố trí người phát lệnh). Giáo viên đứng cuối đoạn đường chạy
bấm giờ, cần lưu ý học sinh không được dừng lại ngay khi qua đích.
10 - 15m
x x x x x x x x x x
Người phát lệnh
GV bấm giờ
3.6. Bài tập rèn luyện sức nhanh bền:
* Bài tập 1: Guồng chân với tốc độ cao nhất.
- Nhóm A: 20 giây
- Nhóm B: 15 giây
- Nhóm C: 15 giây
10
- Nhóm D: 10 giây
* Bài tập 2: Tập chạy trên đường vòng, từ đường thẳng vào đường vòng, từ
đường vòng ra đường thẳng.
- Nhóm A: 300m
- Nhóm B: 200m
- Nhóm C: 200m
- Nhóm D: 150m.
Để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập và an toàn trong tập luyện,
tôi đã đề ra một số lưu ý sau:
- Khi luyện tập ở trên lớp cũng như ở nhà hay các giờ ngoại khóa, các em
phải khởi động kĩ bằng các động tác, bài tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ, khớp,
xương... được linh hoạt trước khi tập luyện.
- Thực hiện các bài tập nhằm phát triển tính linh hoạt thần kinh, phát triển
sức mạnh, nhanh, sức bật ... khi chơi các trò chơi tiếp sức, thi chạy nhanh...
- Sau khi tập phải biết thực hiện một số động tác thả lỏng, thư duỗi cơ bắp
để đưa dần cơ thể về trạng thái bình thường.
- Dọn vệ sinh sân tập, không tập ở những nơi môi trường, vệ sinh không
đảm bảo.
- Tập luyện thường xuyên mỗi ngày từ 40 - 60 phút vào những thời điểm
thích hợp như: buổi sáng, buổi chiều...
- Có thể tập một mình hoặc tập theo nhóm bạn cùng lớp, khác lớp, khác lứa
tuổi...
- Tập có kế hoạch, có phương pháp khoa học mới đem lại sức khỏe và thể
lực tốt.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực tế trên, với hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực hỗ trợ cho nội
dung từng tiết học, phần học. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã xây dựng cụ thể
phương pháp tập luyện cho giờ nội khóa, ngoại khóa cũng như tự tập luyện ở nhà
của học sinh theo từng yêu cầu cụ thể. Sau đó tôi tiến hành kiểm tra, rút kinh
nghiệm cho việc thực hiện các bài tập trên.
Trước khi thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra thể lực và thành tích của
hai lớp 8A và 8C, kết quả chỉ đạt được 40 - 50% loại khá, giỏi.
Nhóm
Loại đạt
SL
%
Lớp 8A
Loại khá
SL
%
Loại giỏi
SL
%
Loại đạt
SL
%
Lớp 8C
Loại khá
SL
%
Loại giỏi
SL %
11
A
B
C
5
5
14,7
14,7
3
2
8,8
5,9
7
4
21,2
12,1
2
3
6,1
9,1
9
26,
10 30,3
5
D
10 29,4
7 21,2
Sau khi đưa ra các bài tập nhằm phát triển thể lực cho nhóm thực nghiệm (lớp
8C), tôi tiến hành kiểm tra đối chiếu kết quả như sau:
Lớp 8A
Lớp 8C
Loại đạt Loại khá Loại giỏi Loại đạt Loại khá Loại giỏi
Nhóm SL % SL % SL % SL % SL % SL %
A
6 17,6 5 14,7
5 15,1 9 27,3
B
6 17,6 3
8,8
5 15,1 7 21,2
C
6 17,6
5 15,1
D
8 23,6
2
6,1
- Sức khỏe chung của các em, mà điển hình là các em học sinh nam, nữ ở
nhóm C, D (thuộc nhóm học sinh có thể lực trung bình, yếu) trước kia thường
hay mệt mỏi, chán nản, không đạt được khối lượng vận động mà giáo viên yêu
cầu. Sau một thời gian tập luyện đã trở nên khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn. Phần
lớn các em này đã chyển lên nhóm A, B (nhóm các em học sinh nam, nữ có thể
lực khá tốt). Với thể lực tốt, việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của giờ học đối
với thầy, cô giáo cũng thuận lợi hơn, học sinh say mê, yêu thích học tập bộ môn
hơn. Các cá nhân, tổ, lớp hăng hái hơn trong việc thi đua học tập và vui chơi có
định hướng.
- Qua đợt kiểm tra chạy 60m vừa qua, thể lực và thành tích lớp 8C tăng lên
rõ rệt, tất cả 100% các em đều đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, trong đó có 80 82% các em đạt loại khá, giỏi.
Có được kết quả như vậy là nhờ sự hướng dẫn có kế hoạch, đúng phương
pháp, đủ phương tiện, điều kiện tập luyện, đưa bài tập vào đúng thời điểm với các
biện pháp luyện tập sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ ..., tạo điều kiện phát
triển thể lực, nâng cao thành tích chạy ngắn. Từ đó tôi có thể áp dụng các bài tập
này vào giờ dạy cho học sinh trường THCS Công Liêm, nhằm nâng cao thể lực
và thành tích cho các em.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua vận dụng lý luận cùng thực tiễn giảng dạy, tôi đã tích lũy được một
vài kinh nghiệm để giúp học sinh đạt được thành tích cao trong chạy ngắn. Việc
"Xây dựng và hướng dẫn học sinh tập các bài tập nhằm tăng cường thể lực" sẽ
12
giúp cho việc hoàn thành tốt hơn các mục tiêu của từng tiết học, giờ học ở
trường. Hướng dẫn các em say mê học tập bộ môn hơn, thể hiện tính tự giác
trong tập luyện, hoàn thành tốt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể về thể dục thể thao
theo độ tuổi của học sinh THCS.
Là một giáo viên giảng dạy Thể dục ở nhà trường có bề dày thành tích về
chất lượng dạy và học thuộc tốp đầu của huyện, không gì hạnh phúc hơn khi thấy
các em say mê, yêu thích môn học, luôn vui tươi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Đó
cũng là mong muốn của bản thân tôi và của cả tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên
trường THCS Công Liêm - nơi tôi đang công tác.
Việc đảm bảo khối lượng vận động đối với một giờ Thể dục sẽ góp phần
quyết định việc nâng cao kĩ thuật, thành tích, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh trong
giờ học. Muốn vậy, học sinh phải có thể lực tốt.
Để giúp học sinh đạt được các mục tiêu trên thì:
a. Đối với giáo viên:
- Bên cạnh việc tăng cường tập thể lực trong từng tiết học, giáo viên phải
xây dựng được hệ thống bài tập cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Hướng dẫn phương pháp tập luyện đúng về: kĩ thuật, khối lượng vận
động, thời gian tập luyện ...
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học, buổi học (giáo viên
kết hợp với cán bộ lớp, tổ).
b. Đối với học sinh:
- Tích cực, tự giác thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên đề ra.
- Tuân thủ đúng các nguyên tắc và phương pháp tập luyện thể dục thể thao.
- Có tinh thần thi đua, ham học hỏi và có ý thức tự giác sửa chữa những sai
lầm về mặt kĩ thuật cũng như về phương pháp tập luyện để có thể đạt được kết
quả cao nhất.
2. Kiến nghị:
Hiện nay, môn Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông đã được quan
tâm, chú trọng hơn. Song, để học sinh có thể học tập tốt hơn bộ môn, theo tôi cần
phải:
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy
cũng như địa điểm tập luyện phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Đối với môn Thể dục, tài liệu giảng dạy và tham khảo còn thiếu nhiều và
chưa đa dạng, ngoài sách giáo viên ra không còn tài liệu nào khác. Vì vậy, cần bổ
sung kịp thời thêm một số sách hướng dẫn phương pháp mới, luật mới nhất cũng
như một số loại sách tham khảo khác để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
13
- Hoạt động thể dục thể thao ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều môn
thể thao mới được đưa vào thi đấu, nhiều điều luật thi đấu được cải đổi. Do đó,
giáo viên Thể dục ở các trường phổ thông phải thường xuyên được bồi dưỡng
thêm về kiến thức cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thường xuyên được tham dự các chuyên đề ở cụm, huyện về phương
pháp giảng dạy môn Thể dục để nâng cao chất lượng mỗi năm học.
- Trong nhà trường cần tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động ngoại
khóa để tạo điều kiện giúp đỡ các em phát triển tốt hơn về thể chất.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và ý kiến đề xuất của tôi. Trong thời gian
gần 20 năm công tác và giảng dạy, với chút kinh nghiệm có được tôi đã mạnh dạn
"Xây dựng và hướng dẫn học sinh luyện tập một số bài tập nhằm phát triển thể
lực, nâng cao thành tích chạy ngắn". Mục đích là cùng đồng nghiệp học hỏi, bàn
luận để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Từ đó có thể tìm ra được
phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất.
Song, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
quan tâm, đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành
tốt hơn công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông./.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nông Cống, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Lê Thị Vẻ
14