Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn công nghệ lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 20 trang )

1- MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Để phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp trong giai đoạn hiện tại và sắp
tới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra 5 phương hướng, nhiệm vụ sau:
- Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo An ninh lương thực Quốc gia
- Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
- Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo
hướng nông nghiệp sinh thái - một nền sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp
ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và
suy thoái môi trường.
- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi, cây
trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch
để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
Các em học sinh - thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, có
nhiệm vụ học tập, trau dồi kiến thức, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực
khác nhau để đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Trong các ngành
kinh tế đó, nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò rất quan trọng làm tăng chỉ số
GDP. Do đó, ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành nông, lâm,
ngư nghiệp, hình thành và xây dựng cho các em những quan niệm đúng đắn về
việc phát triển nông nghiệp là rất cần thiết. Đối với các em học sinh lứa tuổi
THCS, các em đang dần tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nó
còn khá bí ẩn và chắc chắn sẽ có những hấp dẫn mới khiến các em khao khát tìm
hiểu. Chính vì vậy, ngay từ khi cắp sách tới trường, cùng với các môn học khác,
các em đã được làm quen với nhiều khía cạnh của ngành nông nghiệp như: cây
trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản.
Môn công nghệ 7 có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục, truyền
đạt kiến thức toàn diện ở bậc THCS. Môn công nghệ có liên quan mật thiết với
các môn học khác: sinh học, hoá học, địa lý, vật lý, khiến các em có sự phát
triển về tư duy logic để hiểu sâu hơn, rộng hơn về kiển thức đã học. Lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp chiếm toàn bộ chương trình trong môn công nghệ 7, cùng


với kiến thức thực tế về nền nông nghiệp địa phương và sự trao đổi giữa thầy và
trò trên lớp sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập nhiều hơn. Đây cũng chính là
một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nước ta.
Để nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của xã hội, những năm
gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo không ngừng đưa ra các chủ trương và biện pháp
yêu cầu đổi mới về nội dung giáo dục, đồng thời đặt ra nhiệm vụ với đội ngũ
giáo dục THCS là phải tích cực đổi mới về phương pháp cũng như hình thức tổ
chức dạy học nhằm phát huy khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh. Song thực
tế dạy học hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Một số nơi chưa thực sự
1


coi trọng môn Công nghệ và coi đó là môn học phụ, còn nhiều em ở các khu
thành thị tỏ ra bỡ ngỡ với môn học này. Do phương pháp giảng dạy còn nghèo
nàn, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, từ 1 đến 2 tiết trong 1 tuần, nên
chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó dẫn đến hiện tượng là
một số em ngại học môn Công nghệ, vì vậy kết quả học tập chưa cao.
Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp,
tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để tạo hứng thú, cuốn hút các em học
sinh nghiên cứu tìm tòi về các kiến thức thuộc lĩnh vực nông nghiệp, số lượng
học sinh học tập và sự hiểu biết về cây trồng, vật nuôi nhiều hơn nữa. Với kinh
nghiệm của nhiều năm công tác, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài: "Các giải
pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7". Đây là đề tài
mà tôi rất tâm huyết và xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp cùng trao đổi
nhằm tìm ra được phương pháp dạy học tích cực nhất để tạo hứng thú cho học
sinh học tập môn Công nghệ nói riêng và các môn học khác nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Chức năng phát triển của công việc dạy học vừa phụ thuộc vào nội dung dạy học
vừa phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy. Khả năng nhận thức của học sinh
tăng lên tuần tự và giáo viên hướng dẫn sự phát triển này càng có tính mục đích

thì nó càng tăng nhanh. Muốn nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị cho học sinh nắm
kiến thức thì giáo viên cần lưu ý những mặt của quá trình dạy học như sau:
- Trên con đường nhận thức học sinh không thể có những bước tiến vững chắc
nếu không có một vốn tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực tế. Bởi vì
thông hiểu và tự giác lĩnh hội cái mới xảy ra trên cơ sở lấy những cái đã biết, đã
được thấm nhuần làm nền tảng.
- Muốn đi đến một suy luận, kết luận khái quát nào đó, trước hết phải quan sát,
nghiên cứu các sự kiện, đối chiếu, so sánh chúng, thành lập mối liên hệ nhân quả
giữa chúng với nhau, có kĩ năng trừu tượng hoá từ cái cụ thể…Điều đó có nghĩa
là học sinh phải có một số kiến thức tối thiểu nào đó trong môn học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 7 trường THCS Xuân Thắng
1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin
- Điều tra khảo sát
- Thử nghiệm thực tế.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm.
2.1.1 Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là gì?
Hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem tới cho
học sinh trong quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Tạo
hứng thú trong học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn
trong tư duy, trong nhận thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.

2


2.1.2. Đặc điểm của phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp
trong đó giáo viên dẫn dắt, tạo được sự hứng khởi ở người học, có tác dụng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có những nét cơ bản là tạo cho người
học tự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy, độc lập sáng tạo vừa là phương tiện
vừa là mục đích của quá trình dạy học.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có yêu cầu cao đối với người dạy và
người học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều
môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau.
2.1.3. Một số phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
Tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp nhằm tạo sự
hưng phấn, phấn khích trong tư duy để từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, độc
lập và sáng tạo trong học tập của học sinh. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi xin đưa ra một số giải pháp tạo hứng thú trong học tập môn
Công nghệ lớp 7 cho học sinh sau:
- Xây dựng bộ hồ sơ dạy môn Công nghệ 7
- Sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh
- Liên môn kiến thức với các môn học có liên quan
- Sử dụng videoclip minh họa cho bài học
- Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học trên lớp
- Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
- Tạo không khí sôi nổi thi đua bằng một số trò chơi học tập
- Tổ chức các tiết học ngoài trời
- Kết hợp kiến thức giảng dạy ở trường với thực tế ở gia đình và địa
phương
2.2 Thực trạng
2.2.1 Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS tôi nhận thấy vấn đề như sau:
Về giáo viên:
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm học qua,
trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của
Bộ và Sở giáo dục như: áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức học theo nhóm;

phân chia dạy theo năng lực học sinh…. Việc đổi mới phương pháp dạy học
được tiến hành ở tất cả các môn học. Nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề
dạy theo tinh thần đổi mới.
Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy
học mới. Tuy nhiên, điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy
hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy môn Công nghệ vẫn còn những tồn tại:

3


- Số tiết dạy trong phân phối chương trình còn quá ít (1,5 tiết/ học kì ),
trong khi lượng kiến thức lại khá nhiều.
- Phương pháp dạy học của một số GV chưa thu hút học sinh.
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết dạy Công nghệ nên đã dành ít thời gian
cho tiết học này.
- Điều kiện và trang thiết bị còn nghèo nàn, chưa có mô hình cụ thể như:
phòng học nối mạng internet, vườn thực vật, khu chăn nuôi theo phương pháp
công nghiệp, phòng nhân giống, nuôi cấy mô tế bào… trong khi đây là môn học
cần có sự quan sát rất kỹ về quy trình công nghệ.
Về học sinh:
- Nhiều học sinh xem nhẹ môn học Công nghệ. Các em coi môn Công nghệ là
môn học phụ nên chưa có ý thức trong việc học tập. Các em chỉ chú ý đến các
môn học chính như Toán, Văn, Lí, Hóa.
- Các em học sinh ở vùng nông thôn, điều kiện về kinh tế khó khăn, ít có cơ hội
được tiếp xúc với những công nghệ và thiết bị tiên tiến….
2.2.2.Kết quả thực trạng.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Công nghệ trên khối 7 trường
THCS Xuân Thắng trong đầu năm học 2014 - 2015 ( bằng cách tổ chức cho
học sinh làm bài kiểm tra) Kết quả thu được như sau:
TT


Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Lê Xuân Anh
Ng Công Tuấn Anh
Bùi Thị Bằng

Hồ Văn Bình
Nguyễn Thị Bông
Ng. Thị Quỳnh Chi
Lê Bá Duy
Bùi Văn Đạt
Đinh Viết Đạt
Nguyễn Thị Giang
Lê Hoàng Hà
Hoàng Duy Hải
Nguyễn Thị Hải
Bùi Thị Hằng
Lê Văn Hào
Trịnh Thị Hiền
Ngân Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu
Bùi Thị Huế
Nguyễn Thị Huệ
Bùi Văn Hùng
Trịnh Đình Hùng
Bùi Thị Hướng

Điểm
6
6
6.5
7
7
5
6
7

6
5
6
5
4
6.5
5.5
8
6
7
5
5
8
5
5

4


24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59

Quách Thị Hường
Đinh Viết Huy
Ng.T Khánh Huyền
Bùi Thị Khánh Linh

Hà Thị Linh
Quách Thị Linh
Lê Thị Mai Ly
Hồ Văn Mạnh
Nguyễn Văn Mạnh
Lê Thị Trà My
Vũ Thị Nga
Bùi Thị Ngọc
Bùi Thị Nguyệt
Phạm Đình Nhân
Lê Thị Nhung
Bùi Văn Phong
Bùi Anh Quân
Lê Xuân Quân
Nguyễn Văn Quốc
Lê Thị Quỳnh
Lê Vi Thái Tâm
Nguyễn Lương Tâm
Lê Văn Thắng
Nguyễn Văn Thắng
Bùi Triệu Thanh
Cao Văn Thành
Vi Thị Thảo
Lê Văn Toàn
Ph.Thị HuyềnTrang
Vi Thị Trang
Ng. Hữu Trường
Hà Thị Tuy
Trịnh Thị Thu Uyên
Ngân Kim Viên

Bùi Thị Xuân
Lê Thị Yến

6
7
9
4.5
4
5
5
6
6
6
7
5
6
7
4.5
5.5
6.5
5
7
7
8
4.5
5
7
8
6
7

5
8
8
6
6
5
5.5
4.5
7

Tổng Trung bình

6.1

Qua kết quả trên tôi nhận thấy, tỉ lệ HS đạt khá giỏi thấp, đa phần là ở mức trung
bình. Mặc dù là môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và không khó, tuy nhiên
nếu HS không hăng say học tập thì kết quả đem lại cũng sẽ không cao.
Từ thực tế trên, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công
nghệ luôn trăn trở làm sao có thể cuốn hút các em hăng say trong việc học tập
môn Công nghệ để ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn góp phần giáo dục
toàn diện con người trong thời đại mới. Và SKKN "Các giải pháp tạo hứng thú
để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7". được đưa ra từ những lí do trên.
5


2.3 Các giải pháp
Để đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra, tôi đã sử dụng 9 giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1 : Xây dựng bộ "hồ sơ dạy môn Công nghệ".
Việc dạy môn Công nghệ 7 cho học sinh THCS thực sự trở nên khó khăn
nếu giáo viên chỉ căn cứ vào sách giáo khoa và sách giáo viên. Bởi sau mỗi tiết

dạy, học sinh phải nắm được một số kiến thức, kĩ năng nhất định, biết liên hệ áp
dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Chính vì vậy tôi tiến hành xây dựng cho mình
một bộ "hồ sơ dạy môn Công nghệ 7" như sau:
- Sưu tầm các giáo án hàng năm của các GV có năng lực, các phiếu học tập
đã sử dụng và sẽ sử dụng.
- Với các tranh ảnh và các thiết bị dạy học do Bộ giáo dục và nhà trường
trang bị tôi đã sắp xếp lại theo thứ tự bài dạy trên giá, in ra giấy rồi kẹp vào
giáo án. Đồng thời khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, mô hình, vật thật...
phục vụ cho các bài học, hướng dẫn học sinh làm một số đồ dùng và kĩ thuật
đơn giản như: thu thập vỏ chai nhựa hoặc thuỷ tinh, cắt những tấm xốp trắng
phù hợp để tiến hành tập “Trồng cây trong dung dịch” với mô hình trên lớp ...
Ngoài các tài liệu đã có như sách giáo khoa, sách giáo viên tôi còn thường
xuyên bổ sung các tài liệu bằng cách mua thêm các sách báo, tranh ảnh. Tìm
hiểu các vấn đề liên quan trên mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp khắp nơi
thông qua trang giáo án điện tử. Hoặc tự tạo ra đồ dùng như tranh vẽ, tranh sưu
tầm các đồ dùng, các bài báo có nội dung đề cập đến vấn đề bài học như: “
Phương pháp nuôi cấy mô”, “ Kỹ thuật cấy truyền phôi”, “ Giáo trình Bảo vệ
thực vật, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Nông nghiệp”
để lồng ghép, bổ sung vào bài giảng nhằm liên hệ giáo dục bằng những kiến
thức cập nhật thực tế.
Song song với những việc làm trên, để có thêm tài liệu bổ trợ, tôi còn
thường xuyên nghe đài, đọc báo, xem thời sự để biết thêm các tin tức quan trọng
phục vụ cho bài dạy đạt kết quả cao. Trong khi nghe, xem hoặc đọc, tôi thường
ghi chép lại các tin tức quan trọng, các số liệu chính xác, cập nhật để phục vụ
cho bài dạy. Đồng thời, tôi còn thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với người nông
dân, cán bộ nông nghiệp địa phương, liên hệ với thầy cô trên trường Đại học
Nông nghiệp I để hỏi thêm một số điều mà mình còn bỡ ngỡ trong quá trình dạy
học. Với những việc làm trên, tôi đã xây dựng được cho mình một "bộ hồ sơ
dạy môn Công nghệ 7" tương đối phong phú. Với bộ hồ sơ này, tôi rất yên tâm
và tự tin trong giảng dạy.

2.3.2. Giải pháp 2 : Sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh
a- Chuẩn bị của giáo viên
Với mỗi tiết học nói chung và tiết học môn Công nghệ nói riêng, để có
được sự thành công trong giảng dạy thì sự chuẩn bị là yêu cầu bắt buộc, tối cần
thiết đối với mỗi giáo viên. Nhận thức được vấn đề đó, tôi luôn soạn bài trước 1
đến 2 tuần. Trước khi soạn bài, tôi thường đọc kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên
6


và các tài liệu tham khảo khác để soạn bài chu đáo. Bao giờ cũng vậy, tôi thường
xác định thật cụ thể mục tiêu cần đạt được của từng bài dạy như: kiến thức cần
truyền thụ những vấn đề gì? Kĩ năng cần đạt được của học sinh ở mức độ nào?
Nội dung giáo dục ra sao? Cần chuẩn bị những đồ dùng gì cho tiết học? Khi
giảng bài tôi lồng ghép các tư liệu trên vào bài dạy cho giờ học thêm sinh động,
hấp dẫn khiến cho học sinh thật hào hứng, tích cực học tập, hiệu quả của giờ học
thật đáng khích lệ. Sau khi đã có giáo án hoàn chỉnh, tôi bắt tay vào việc thiết kế
phiếu học tập, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng dạy học, bố trí thời gian tìm tòi kiến
thức liên quan đến bài dạy.
Ví dụ : Khi dạy bài 18: "Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy
mầm của hạt giống". Đầu tiên, tôi xác định mục tiêu của bài học là: GV phải
làm cho HS
- Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
- Làm được các thao tác trong quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy
mầm của hạt giống
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.
Bên cạnh việc soạn giáo án trước 1 tuần, tôi còn chuẩn bị các đồ dùng sau:
+ Tranh vẽ miêu tả các bước tiến hành.

+ Thu thập dụng cụ cần thiết (dụng cụ trong phòng thực hành, dụng cụ tự làm).
Ở bài này, cần chuẩn bị các dụng cụ sau:


Đĩa thủy tinh

Chậu nhựa

Khay gỗ

Giấy lọc
7


+ Tiến hành chuẩn bị phương án xác định sức nảy mầm của hạt bằng
phương pháp truyền thống của địa phương ( ngâm với nước, ủ cát ẩm…).
Điều quan trọng ở đây là các giáo viên cần thao tác đồ dùng trước ở nhà
nhiều lần, tập đi tập lại cho thành thạo rồi mới đưa ra tiết dạy. Đồng thời dự kiến
sẵn các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp xử lí kịp thời.
Chẳng hạn ở bài này, giáo viên cần tiến hành thực hành ở nhà trước khoảng
2 tuần để lấy kết quả đối chiếu với kết quả thực hành của học sinh. Đồng thời,
để tiết thực hành được thực hiện thành công, đúng thời gian giáo viên yêu cầu
học sinh thực hành ngâm, ủ hạt giống trước ở nhà theo quy trình thực hành trong
sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết học trước. Sẽ có tình
huống xảy ra là học sinh tiến hành không thành công việc ngâm, ủ hạt giống, hạt
giống không nảy mầm, giáo viên phải tìm hiểu và giải thích lí do cho học sinh
hiểu, đồng thời đem kết quả ngâm, ủ hạt giống của giáo viên để học sinh tiến
hành xác định sức nảy mầm của hạt giống theo đúng quy trình.
b- Chuẩn bị của học sinh
Đây thực sự là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi học sinh, bởi các
kiến thức, kĩ năng được mở rộng và nâng cao ở tất cả các môn học trong đó có
môn Công nghệ. Nếu không được chuẩn bị trước bài ở nhà, khi đến lớp các em
sẽ khó khăn trong việc tiếp thu tri thức mới. Nắm được điều đó, cuối mỗi tiết

học, tôi thường dành 3-5 phút để hướng dẫn các em củng cố lại kiến thức và
chuẩn bị bài sau. Do đặc thù của các lớp tôi dạy là trình độ tiếp thu học sinh
không đồng đều, nên một số em chưa hứng thú với môn học này. Để lôi cuốn tất
cả các em tham gia vào hoạt động chuẩn bị bài, tôi đã phân công các em học ở
nhà theo nhóm tổ, có nhiêm vụ cùng nhau thực hiên một công việc khi giáo viên
giao cho (mỗi nhóm từ 10 đến 12 em).
Ví dụ: Trước khi dạy bài 9: "Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
thông thường" ngoài việc yêu cầu các em đọc kĩ sách giáo khoa và tài liệu các
câu hỏi trong sách, tôi còn giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau:
+ Thu thập mẫu phân bón ở địa phương
+ Đựng riêng các loại phân bón trong các hộp nhỏ hoặc tíu bóng nhỏ.
+ Tiến hành xác định đặc điểm, tính chất của loại phân theo hệ thống kiến
thức sách giáo khoa
+ Ghi chép lại cách sử dụng các loại phân bón đã từng được sử dụng ở địa
phương
+ Ghi chép toàn bộ những ý kiến của các thành viên trong nhóm, sẵn sàng
đặt câu hỏi thảo luận với các nhóm khác và với giáo viên

8


Kết quả chuẩn bị bài của nhóm HS
Bài 9: Các sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
Để làm được những công việc trên, học sinh phải điều tra, thâm nhập thực
tế. Chính trong quá trình đó, các kiến thức về phân bón và cách sử dụng đã dần
dần được hình thành trong các em, giúp các em không những học tập tốt bài của
ngày hôm sau mà còn có cái nhìn chính xác về tình hình sản xuất nông nghiệp ở
địa phương các em đang sống. Việc học nhóm của học sinh ở nhà tuy đã được "
nhóm trưởng" bao quát, chỉ đạo và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình
cho cô giáo nghe. Song giáo viên cũng cần có sự quan tâm, đánh giá đúng mức,

kịp thời động viên những nhóm hoạt động có hiệu quả, có như vậy mới kích
thích được tính hăng hái tích cực của các em, luôn đặt các em trong tâm thế
phấn đấu đi lên.
9


Với sự chuẩn bị chu đáo của GV và HS trước khi vào giờ học Công nghệ
mà cho đến nay, dần dần các em HS các lớp tôi dạy đều không cảm thấy nhàm
chán và có tâm thế chờ đón giờ học một cách tích cực.
2.3.3. Giải pháp 3: Liên môn kiến thức với các môn học có liên quan
Thực tế, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều bài kiến thức
liên quan mật thiết với các môn học khác như: vật lý, sinh học, hóa học….mà các
em đã được học. Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn lồng ghép vào trong bài
học giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, hiệu quả và toàn diện hơn.
- Khi dạy bài 39 “ Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi” nếu chỉ dạy theo
nội dung trong SGK sẽ khó có thể hình dung ra các phương pháp chế biến thức
ăn. Khi dạy phần I – Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn GV sử dụng kiến
thức hóa học, sinh học, vật lí để lấy ví dụ cụ thể trong thực tế nhằm giúp HS giải
thích rõ được vấn đề hơn.
VD: + Trong củ sắn tươi có chứa chất độc CN - là gốc của a xít HCN, hàm
lượng CN- trong khoảng 80- 150 mg/kg sắn tươi, có nhiều ở lớp vỏ đỏ, liều độc
với người là 1 mg/kg, với bò là 2mg/kg. Nếu xử lí nhiệt ( nấu chín) sẽ phá hủy
được độc tố CN-.
+ Trong thức ăn họ đậu (đậu tương) thường có một số chất kích thích,
chất ức chế làm giảm tính ngon miệng, giảm tỉ lệ tiêu hóa và gây ngộ độc cho
vật nuôi nên cần nấu chín (xử lí nhiệt)
+ Rơm rạ để nguyên trâu bò sẽ ăn ít, nếu kiềm hóa rơm rạ (phương pháp hóa
học) thì sẽ làm tăng tính ngon miêng, dễ tiêu hóa, trâu bò ăn được nhiều hơn.
Khi dạy phần II1 – Các phương pháp chế biến thức ăn tôi yêu cầu HS sử dụng
kiến thức vật lí, sinh học kết hợp với nghiên cứu SGK để xác định các phương

pháp chế biến thức ăn. HS sẽ dễ dàng nhận biết được H 1,2,3 là phương pháp vật lí,
H4 là phương pháp vi sinh vật, H 6,7 là phương pháp hóa học, H 5 chế biến thức ăn
hốn hợp là sử dụng tổng hợp các phương pháp đó.
- Đặc biệt khi dạy các bài có liên quan đến bảo vệ môi trường, chống biến
đổi khí hậu, tôi liên môn kiến thức môn Địa lí, Giáo dục công dân lồng ghép vào
bài học cho HS dễ hiểu.
VD khi dạy bài “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”, tôi nêu vấn đề thực tế để HS
giải thích
? Em hãy cho biết tình hình rừng hiện nay ở địa phương ta?
? Việc phá rừng, đốt cháy rừng bừa bãi gây ra tác hại gì?
? Theo em biến đổi khí hậu là gì? Việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi có gây
nên biến đổi khí hậu không?
? Để chống biến đổi khí hậu chúng ta cần phải làm gì? Muốn bảo vệ rừng tốt
chúng ta cần phải có những biện pháp gì?
Từ kiến thức đã học ở môn Địa lí, Giáo dục công dân kết hợp với kiến thức thực
tế HS sẽ dễ dàng giải quyết được các câu hỏi trên.

10


- Tình hình rừng hiện nay ở địa phương ta đang bị tàn phá nghiêm trọng; Diện
tích đất rừng bị thu hep, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng.
- Việc phá rừng, đốt cháy rừng gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái dẫn đến
ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo. Việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bài gây ảnh hưởng
đến biến đổi khí hậu.
- Để chống biến đổi khí hậu chúng ta cần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng. Muốn
bảo vệ rừng tốt chúng ta cần ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất

rừng. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép. Chủ rừng và
nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
2.3.4. Giải pháp 4: Sử dụng Videoclip minh họa cho bài dạy.
Môn Công nghệ 7 là môn học gắn liền với thực tiến đời sống. Để lĩnh hội được
đầy đủ kiến thức thuộc lĩnh vực nông nghiệp, cần phải có nhiều đồ dùng trực
quan và mô hình cụ thể. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế tại nhà trường, để thực
hiện một tiết dạy Công nghệ trong khuôn khổ 45 phút mà cho HS tham quan mô
hình thực tế thì rất khó thực hiện. Trong trường hợp này videoclip là một
phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho các bài học.
VD khi dạy bài 11 “ Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”, để giúp HS hình
thành kiến thức về các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống
vô tính, tôi sử dụng videoclip về quy trình thực hiện các bước giâm cành, chiết
cành, ghép cho HS quan sát vừa giảm được thời gian tiến hành làm trực tiếp mà
HS vẫn tiếp thu kiến thức bài hoc sâu sắc.
Khi dạy bài 12 ” Sâu, bệnh hại cây trồng” để giúp HS hiểu thế nào là côn trùng,
bệnh cây, tác hại cũng như dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại, tôi sử
dụng 2 videoclip điển hình, 1 videoclip về cây trồng bị bệnh hại, 1 về cây trồng
bị sâu hại để HS nhận diện một cách thực tế nhất.
( Videoclip minh họa )
2.3.5. Giải pháp 5: Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy trên lớp
Việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học trên lớp là vô cùng quan trọng
có ý nghĩa quyết định kết quả của giờ học. Vì vậy, đứng trước mỗi bài dạy, tôi
luôn nghiên cứu kĩ bài dạy để tìm ra một số kiến thức tổ chức dạy học phù hợp
nhất đối với học sinh của mình. Tôi thường xem trong bài có thể sử dụng những
tổ chức dạy học nào? Cách sử dụng ra sao?
Thông thường trong giờ dạy, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lĩnh hội
tri thức dưới hai hình thức: Làm việc với từng cá nhân học sinh hay làm việc với
nhóm học sinh. Với tôi cả hai hình thức này đều được vận dụng trong tất cả các
giờ dạy Công nghệ. Trong bài học, những nội dung nào chỉ cần dựa vào thực tế
là học sinh có thể giải quyết được hoặc khi cần củng cố và hoàn thiện kĩ năng

giữ vệ sinh thì tôi tổ chức cho các em hoạt động độc lập. Với những nội dung
11


vượt qua kĩ năng giải quyết của cá nhân học sinh, đòi hỏi có sự tham gia đóng
góp ý kiến của nhiều người, thì tôi yêu cầu các em hoạt động theo nhóm.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 " Luân canh, xen canh, tăng vụ”
* Ở hoạt động 1: Luân canh, xen canh, tăng vụ. GV yêu cầu HS hoạt động
độc lập.
Từ kiến thức thực tế em hãy cho biết thế nào là luân canh, xen canh, tăng
vụ? cho ví dụ cụ thể.
Với câu hỏi này HS sẽ dễ dàng trả lời được thế nào là luân canh, xen canh,
tăng vụ và nêu ra ví dụ cụ thể từ thực tế ở địa phương. HS hoạt động độc lập,
phát biểu ý kiến, các em khác theo dõi, nêu nhận xét bổ sung.
* Ở hoạt động 2: Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
Ở phần này tôi chia lớp ra làm các nhóm để thảo luận hoàn thành phiếu học tập
? Em hãy chọn các nhóm từ: độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu,
bệnh hại, sản phẩm thu hoạch, ánh sáng, đất để điền vào chỗ trống nêu lên tác
dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ.
+ Luân canh làm cho đất
tăng...................................và...................................
+ Xen canh sử dụng hợp
lí........................................và...................................
+ Tăng vụ góp phần tăng thêm........................................................................
Tất cả học sinh sẽ hoạt động theo nhóm để thảo luận nội dung yêu cầu.
Trong quá trình học sinh thảo luận nhóm, tôi luôn động viên các em tìm ra câu
trả lời nhanh nhất, chính xác nhất và hay nhất. Lúc này các em ra câu trả lời
trước có nhiệm vụ trình bày, giải thích để các bạn trong nhóm hiểu và cùng nhau
thống nhất ý kiến. Sau một thời gian (5-7 phút), tôi gọi đại diện các nhóm lên
trình bày kết quả, các bạn thuộc nhóm khác sẽ nghe và nêu ý kiến bổ sung hoặc

có thể nêu câu hỏi phỏng vấn về nội dung mà bạn vừa trình bày.
Việc gọi đại diện các nhóm, tôi tiến hành luân phiên để các em cùng được
trả lời và nêu ý kiến của mình. Tôi luôn đặc biệt chú ý tới các em học yếu, nhút
nhát, để rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin, tích cực vận động hơn. Sau mỗi
câu trả lời, tôi đều gọi một em thuộc nhóm khác nêu nhận xét (cả về nội dung và
tác phong của bạn khi trình bày). Đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu.
Với việc tổ chức các kiến thức học tập đan xen nhau như vậy, tôi nhận thấy học
sinh không bị mệt mỏi, nhàm chán mà ngược lại các em rất sôi nổi, hào hứng.
Tất cả các em đều được lôi cuốn tham gia vào hoạt động tìm hiểu kiến thức của
bài và giáo viên chỉ là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, khẳng định lại
kiến thức cho các em và mở rộng thêm. Từ đó giúp các em áp dụng tốt các kiến
thức vào thực tế cuộc sống.
2.3.6. Giải pháp 6: Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả

12


Đồ dùng dạy học là phương tiện trực quan đắc lực giúp cho tiết học Công
nghệ đạt kết quả cao, bởi nhiều kiến thức mang tính trừu tượng, tư duy cao, đòi
hỏi học sinh phải thực hành nhiều. Mặt khác đặc điểm nhận thức của học sinh
trung học thường đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó giáo
viên dù có truyền thụ tri thức hay đến mấy mà không có đồ dùng minh hoạ, học
sinh cũng không thể nắm chắc kiến thức.
Song có đồ dùng cũng chưa thể khẳng định được hiệu quả của giờ dạy. Đồ
dùng dạy học chỉ thực sự đem lại hiệu quả cao khi nó được sử dụng đúng lúc,
đúng chỗ (dạy đến nội dung nào thì đưa đồ dùng ra minh hoạ cho nội dung đó,
không đưa ôm đồm gây cho học sinh tâm lý mệt mỏi, nhàm chán). Mặt khác, đồ
dùng dạy học cũng có thể là một phương tiện giúp học sinh khám phá, phát hiện
kiến thức nếu có được sử dụng kết hợp hài hoà, hợp lí với các phương pháp dạy
học khác như: trực quan với đàm thoại gợi mở, luyện tập với thực hành... Bởi

vậy, giáo viên phải biết cách khắc hoạ sử dụng và khai thác sao cho đạt kết quả
cao nhất.
Ví dụ: Khi daỵ bài 5 "Thực hành Xác định độ pH của đất bằng phương
pháp so màu", tôi tiến hành như sau:
* Hoạt động 1: Giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Ở phần này, tôi sử dụng đồ dùng thí nghiệm chuẩn để giới thiệu cho HS
2 mẫu đất ( ở vườn hoạc chậu cảnh), mỗi mẫu bằng một quả trứng gà đựng
vào trong túi bóng có ghi mẫu đất số.....ngày lấy mấu......nơi lấy mẫu.....người
lấy mẫu.......
1 thìa nhỏ bằng nhựa hoặc sứ màu trắng
1 lọ chỉ thị màu tổng hợp
1 thang màu pH chuẩn

Mẫu đất

Thang màu pH

Lọ chất chỉ thị màu

13


Thìa sứ màu trắng
* Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
Để Hs nắm rõ quy trình thực hành, trước hết tôi treo tranh về 3 bước trong
quy trình thực hành xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu, sau đó
tôi trực tiếp thực hiện thí nghiệm mẫu cho Hs quan sát theo các bước thực hành
thể hiện trên tranh vẽ.

Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho

chất chỉ thị màu chảy ra và so sánh
màu với thang màu pH chuẩn

* Hoạt động 3: Thực hành.
Sau khi HS đã nắm rõ quy trình và trình tự các bước thực hành tôi chia
nhóm HS theo lớp là thực hành và ghi kết quả vào mẫu bảng ( SGK )
* Hoạt động 4: Đánh giá thực hành.
GV yêu cầu từng nhóm báo cáo thực hành, đánh giá nhận xét kết quả thực
hành của từng nhóm.
Trong quá trình dạy học, đồ dùng dạy học phải được sử dụng thường xuyên,
linh hoạt ở mọi khâu: từ khâu kiểm tra bài cũ, dạy bài mới đến khâu luyện tập
củng cố. Do đó, giáo viên có thể treo đồ dùng trong cả tiết học mà không cần cất
đi. Song điều quan trọng là ở đây, giáo viên cần lựa chọn cách thức khai thác đồ
dùng cho hợp lý, lúc nào nên sử dụng đồ dùng với vai trò minh hoạ, khi nào nên
sử dụng với vai trò khai thác tri thức. Đồng thời cũng cần xác định rõ đối tượng
làm việc trực tiếp với đồ dùng là giáo viên hay học sinh, học sinh làm việc nhóm
hay cá nhân với đồ dùng.

14


Như vậy, việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng bài học
sẽ tạo cho Hs cảm giác không bị nhàm chán, không bị cuốn hút vào đồ dùng dạy
học, tạo cho các em tâm lí thoải mái khi lĩnh hội kiến thức.
2.3.7. Giải pháp 7: Tạo không khí sôi nổi thi đua bằng một số trò chơi học tập.
Học sinh trung học thường có tâm lý chung là thích "Học mà vui - vui mà
học". Các em tiếp nhận tri thức nhanh nhưng cũng hay quên, chóng chán. Do số
lượng tiết dạy ít, để giúp các em thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành"
tạo không khí hào hứng, tích cực học tập, tự đánh giá và có ý thức trân trọng
thành quả lao động do mình tạo ra, đồng thời tạo cho các em có cảm giác vui khi

tự mình chủ động lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và sâu sắc, cuối mỗi giờ
học tôi thường xuyên cho các em chơi một số trò chơi sau:
a- Trò chơi: "Sưu tầm các câu ca dao, thành ngữ liên quan đến sản xuất
nông nghiệp và các hiện tượng thời tiết để đối phương thảo luận và trả lờii"
Giáo viên có thể đưa sẵn 1 số câu ca dao, thành ngữ vào phiếu học tập và
cho 2 cặp nhóm trao đổi đáp án.
Ví dụ:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
( Ca dao)
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
( Ca dao)
- Thành ngữ:
“ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”
- Thành ngữ:
“ Mạ úa, lúa chóng xanh”. "..
b- Trò chơi: "Tuyên truyền viên xuất sắc. "
Ví dụ: Với chủ đề: "Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do ảnh hưởng của
chế phẩm BVTV".
Đầu tiên, tôi nêu ra vấn đề: Ở nhiều địa phương hiện nay, do sự hiểu biết về
kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế như: lạm dụng phân bón hoá học;
sử dụng thuốc hoá học BVTV bừa bãi, không nằm trong danh mục cho phép;
không đảm bảo thời gian cách ly...nên dẫn đến những trường hợp bị ngộ độc
thức ăn. Nếu là tuyên truyền viên, em sẽ nói gì với mọi người?
Các nhóm sẽ thảo luận theo 4 nhóm từ 5-7 phút sau đó cử đại diện lên báo
cáo. Trong quá trình ng he báo cáo, các nhóm khác ghi chép và sẵn sàng có các
câu hỏi phản biện. Ở trò chơi này, nhóm nào thắng cuộc sẽ được phong danh
hiệu: "Nhóm tuyên truyền viên xuất sắc". Khi đánh giá trò chơi tôi không chỉ
căn cứ vào nội dung bài nói mà còn căn cứ vào cả tác phong, tư thế của người

nói. Vì vậy, muốn là nhóm thắng cuộc, các em phải bám chắc vào bài học để có
nội dung thuyết minh, tuyên truyền hay đồng thời phải bình tĩnh, tự tin khi
thuyết trình.
15


2.3.8. Giải pháp 8: Tổ chức các tiết học ngoài trời.
Bên cạnh việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học trên lớp
cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học thì việc dạy học ở ngoài hiện trường
cùng với các vật thực, hiện tượng thực cũng đem lại kết quả khá khả quan. Bởi
việc học sinh được quan sát, được trực tiếp chứng kiến các sự vật hiện tượng mà
nó vốn tồn tại sẽ có tác dụng tốt hơn bất cứ một loại đồ dùng dạy học hay một
lời mô tả nào của giáo viên. Hơn thế nữa, học ở ngoài trời còn giúp cho học sinh
được thay đổi không khí học tập, được hít thở bầu không khí trong lành, các em
sẽ cảm thấy thoả mái và thích thú vô cùng. Trong điều kiện này, học sinh vẫn
được tự do trao đổi để cùng tìm tòi, khám phá tri thức. Do vậy với bài nào có thể
tiến hành dạy học ngoài trời, tôi đều mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu tạo
điều kiện cho lớp tôi được học tiết đó ở ngoài trời. (Nơi có hiện tượng xảy ra
gần gũi với bài học).
Ví dụ: Khi dạy bài 25 "Thực hành : Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất".
- Tôi đã tổ chức cho các em học bài này tại vườn trường.
Trước đó tôi yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm các vật liệu và dụng cụ cần
thiết cho thực hành:
Túi nilon màu đen: 15 túi/ nhóm
Phân bón: phân chuống ủ hoai, phân lân
Hạt giống đã được xử lí, cây con.
Dụng cụ: cuốc, dao, dây buộc.
Sau khi HS chuẩn bị đầy đủ được dụng cụ, vật liệu cần thiết tôi cho Hs tiến
hành thực hành theo nhóm tại vườn trường dưới sự giám sát của lớp trưởng.


Sau mỗi tiết học ngoài trời, điều mà tôi cảm nhận được là cả giáo viên và
học sinh đều tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng mà tiết học vẫn
diễn ra sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả. Thông qua việc phân tích các vật
thực, hiện tượng thực, học sinh được rèn luyện nhiều giác quan cùng một lúc.
2.3.9. Giải pháp 9: Kết hợp kiến thức giảng dạy với thực tế ở gia đình và địa
phương.
Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho
học sinh. Bởi yêu cầu của môn Công nghệ là sau mỗi bài, học sinh không chỉ
16


nắm được tri thức mà phải biết vận dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
Trong khi đó với các phương tiện trên lớp, trong khoảng thời gian 45 phút,
không phải bài nào giáo viên cũng kiểm tra được hết kĩ năng vận dụng thực
hành của học sinh. Vì vậy, gia đình và địa phương là môi trường tốt nhất để các
em kiểm nghiệm tri thức đã học và rèn luyện kĩ năng. Tình hình phát triển nông
nghiệp của gia đình và địa phương đối với việc thực hành vận dụng kiến thức đó
là những yếu tố thiết thực để các em làm theo.
Nắm bắt được điều này, thông qua giáo viên chủ nhiệm, nên ngay từ buổi
họp phụ huynh học sinh đầu năm học, tôi đã phổ biến rõ nội dung và yêu cầu
học tập môn Công nghệ đề nghị các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em
mình học tập bằng cách:
+ Nhắc nhở gia đình tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các em có thể thực
hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Tăng cường kiểm tra việc học tập của con em mình, mỗi khi giáo viên ra
bài tập thực hành, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện cho các em làm, đồng
thời quan sát và có nhận xét thực vào phiếu thực hành của các em dưới phần
nhận xét của cha mẹ. Thông qua việc quan sát kĩ năng của học sinh ở trên lớp
kết hợp với nhận xét của cha mẹ các em đã giúp tôi nắm chắc thực hành các nội
dung giáo dục môn Công nghệ cho học sinh. Do đó, những phụ huynh thường

xuyên không phê vào phiếu thực hành của con mình hoặc phê không sát thực tôi
đều thông qua giáo viên chủ nhiệm để có sự liên lạc kịp thời.
2.4- Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Nhờ mạnh dạn áp dụng các kinh nghiệm của bản thân cộng với quyết tâm
thực hiện các biện pháp trên một cách hài hoà, thường xuyên, đến nay, tôi
không còn lúng túng trong việc dạy học môn Công nghệ nữa, việc học tập của
học sinh lớp tôi cũng có bước chuyển mình rõ rệt:
- Đa số học sinh tích cực, tự giác trong học tập.
- Sau mỗi buổi học, được phân công nhiệm vụ, các em cảm thấy mình có
trách nhiệm hơn với bản thân mình.
- Thông qua các trò chơi tập thể, các em mạnh dạn, tự tin trong việc bày tỏ
ý kiến của mình không những trong nhóm, trong lớp mà còn tự khẳng định mình
trong giao tiếp hàng ngày.
- Việc tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho các em biết
trân trọng hơn thành quả của người lao động và giúp các em nhận thấy sản xuất
nông nghiệp là một ngành mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho xã hội.
- Việc dùng kiến thức các môn học liên quan như sinh học, vật lý, hóa học,
địa lí... để giải thích một số kiến thức trong bài học giúp các em có tư duy logic,
có sự phân tích hợp lý và có thể đưa ra kết luận đúng đắn.
- Chính việc sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như hình thức tổ chức
dạy học của giáo viên đã gây được hứng thú say mê học tập cho các em. Từ đó
không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, không có em nào sợ phải học môn học này
nữa, các em đều nắm chắc kiến thức của bài và biết vận dụng chúng trong thực
17


tiễn cuộc sống. Do đó chất lượng đã được nâng lên đáng kể so với năm học
trước.
Kết quả chất lượng môn Công nghệ của HS sau khi tôi áp dụng SKKN và
thực hiện trong năm học 2014 – 2015 ( tôi cũng đánh giá bằng cách cho HS

làm bài kiểm tra trên cùng đối tượng Hs mà tôi đã khảo sát đầu năm) được thể
hiện như sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31
32

Họ và tên
Lê Xuân Anh
Ng Công Tuấn Anh
Bùi Thị Bằng
Hồ Văn Bình
Nguyễn Thị Bông
Ng. Thị Quỳnh Chi
Lê Bá Duy
Bùi Văn Đạt
Đinh Viết Đạt
Nguyễn Thị Giang
Lê Hoàng Hà
Hoàng Duy Hải
Nguyễn Thị Hải
Bùi Thị Hằng
Lê Văn Hào
Trịnh Thị Hiền
Ngân Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu
Bùi Thị Huế
Nguyễn Thị Huệ
Bùi Văn Hùng
Trịnh Đình Hùng
Bùi Thị Hướng

Quách Thị Hường
Đinh Viết Huy
Ng.T Khánh Huyền
Bùi Thị Khánh Linh
Hà Thị Linh
Quách Thị Linh
Lê Thị Mai Ly
Hồ Văn Mạnh
Nguyễn Văn Mạnh

Điểm
5
8
8
7
7
8
7
8
8
9
7
8
8
7
5
9
8
9
8

7
8
8
7
8
8
8
9
8
7
7
7
8
18


33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59

Lê Thị Trà My
Vũ Thị Nga
Bùi Thị Ngọc
Bùi Thị Nguyệt
Phạm Đình Nhân
Lê Thị Nhung
Bùi Văn Phong
Bùi Anh Quân
Lê Xuân Quân
Nguyễn Văn Quốc
Lê Thị Quỳnh
Lê Vi Thái Tâm
Nguyễn Lương Tâm
Lê Văn Thắng
Nguyễn Văn Thắng
Bùi Triệu Thanh

Cao Văn Thành
Vi Thị Thảo
Lê Văn Toàn
Ph.Thị HuyềnTrang
Vi Thị Trang
Ng. Hữu Trường
Hà Thị Tuy
Trịnh Thị Thu Uyên
Ngân Kim Viên
Bùi Thị Xuân
Lê Thị Yến
Tổng
Trung bình

8
8.5
7
7
8
8
8
6
7
8
7
9
8
8
7
7

8
6
8
9
7
8
7
8
8
7
8
7.6

Qua kết quả trên, bản thân tôi là người đưa ra SKKN "Các giải pháp tạo
hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7" và trực tiếp áp dụng trên
cùng đối tượng HS của trường tôi dạy, tôi nhận thấy kết quả rất khả quan. Tổng
điểm trung bình sau khi áp dụng SKKN l cao hơn so với trước khi áp dụng
SKKN là 1,5 điểm ( 7,6 – 6,1 = 1,5) Các em đã hứng thú chờ đợi tiết học Công
nghệ hơn trước, kết quả tỉ lệ HS khá giỏi cũng được nâng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thực tế áp dụng các biện pháp trên, để nâng cao chất lượng dạy học
môn Công nghệ, theo tôi mỗi giáo viên cần làm tốt các việc sau:
19


- Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy (có đủ giáo án và đồ dùng dạy
học).
- Giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, phải nghiên
cứu tìm tòi các hình thức tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn học sinh khám phá tri thức

một cách khoa học và sáng tạo nhằm phát huy trí lực của học sinh tạo điều kiện
cho các em có cơ hội thể hiện mình.
- Phát hiện và phân loại kịp thời đối tượng học sinh qua từng quá trình học
để có biện pháp giảng dạy thích hợp.
- Xây dựng và sử dụng có hiệu quả "Bộ hồ sơ dạy học".
- Chú trọng tổ chức hình thức "Học vui - vui học" cho học sinh nhằm gây
hứng thú học tập.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này và tình hình dạy học môn Công nghệ, tôi xin có
một vài kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau:
- Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho công
tác giảng dạy của giáo viên: có vườn sinh vật cảnh, có phòng học và trang thiết
bị riêng.
- Tạo điều kiện cho học sinh thăm quan 1 số mô hình nông nghiệp phù hợp
với bài học trên cơ sở đề xuất của giáo viên dạy…
- Tổ chức các kỳ thi về lĩnh vực kiến thức môn Công nghệ, để cả học sinh
và giáo viên thấy được tầm quan trọng của môn học, không còn coi đó là một
môn phụ.
- Tăng cường các buổi hội thảo về công tác giảng dạy, để giáo viên có cơ
hội nghiên cứu, học tập và trao đổi kiến thức với nhau.
Trên đây là một số biện pháp tạo hứng thú để dạy tốt môn Công nghệ 7 mà
tôi đã áp dụng trên HS của trường tôi có hiệu quả. Với kinh nghiệm còn ít nên
bài viết chắc chắn sẽ có nhiều điểm mà bản thân tôi chưa nhận ra. Rất mong
được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp gần xa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả


20



×