Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo dục kỹ năng sông cho học sinh thông qua tiết 19 bài 13 phòng chống tệ nạn xã hội môn GDCD 8 THCS trung chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA
TIẾT 19, BÀI 13: “ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI”
MÔN GDCD 8 Ở TRƯỜNG THCS TRUNG CHÍNH

Người thực hiện: Hoàng Thị Hải Yến
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Chính
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

NÔNG CỐNG, NĂM 2017
1


MỤC LỤC

2


TT
I

Nội dung



Trang

PHÂN MỞ ĐẦU

2

1

Lý do chọn đề tài

2

2

Mục đích nghiên cứu

2

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4

Phương pháp nghiên cứu

3


II

PHẦN NỘI DUNG

4

1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp giải quyết vấn đề

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17
18

1

Kết luận


18

2

Kiến nghị

19

3
4
III

5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
3


Những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức
xã hội, vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng: Các
hành vi vi phạm pháp luật, đánh nhau, đánh hội đồng, uống rượu bia, thuốc lá,
sử dụng chất kích thích, chơi lô đề, cá độ bóng đá, cờ bạc, trộm cắp… Một số
hành vi “lệch chuẩn” về mặt đạo đức như: Không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô
lễ với thầy cô giáo, có lối sống tiêu cực, lai căng, thực dụng, thiếu ý thức rèn
luyện, không tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sống “ảo”, nghiện game,
thiếu các kĩ năng sống, thiếu kiến thức thực tế đời sống,… Những vấn đề trên đã

và đang đặt ra cho gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội vấn đề cấp
bách về giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh.
Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh đã được chú trọng và mang lại hiệu quả thiết thực trong các nhà trường phổ
thông. Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thiết nghĩ,
đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà
trường.
Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công
dân lớp 8, trong những năm học qua, tôi rất trăn trở về những biểu hiện đáng lo
ngại về đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận học sinh
hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua tiết 19, bài 13: “ Phòng chống tệ nạn xã hội ” môn GDCD 8 ở
trường THCS Trung Chính. Mục tiêu của đề tài là thông qua tiết dạy kiến thức
trên lớp và các giờ sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các cuộc thi
tìm hiểu kiến thức, tổ chức “sân chơi bộ môn’, hoạt động ngoài giờ lên lớp… để
giáo dục kĩ năng sống phòng chống tệ nạn xã hội cho các em học sinh lớp 8
nhằm giúp các em có những hành trang tốt nhất trong cuộc sống và khi hoàn
thành chương trình giáo dục bậc THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Trung
Chính, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà
trường nói chung và môn GDCD nói riêng. Bởi vậy tôi đã không ngừng học hỏi,
nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tìm ra các phương pháp dạy học
hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giờ dạy.
Môn GDCD không đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức, giúp học sinh nhận
thức đúng mà qua đó hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn với các vấn đề, các
sự kiện, ngoài ra còn biết phân biệt cái đúng và sai, phân biệt hành vi vi phạm
pháp luật và không vi phạm pháp luật. Đồng thời qua môn GDCD giáo dục cho
học sinh kỹ năng sống tích cực cho bản thân cùng với đó tuyên truyền cho gia

đình,bạn bè người thân cùng thực hiện tốt. Đặc biệt tệ nạn xã hội hiện nay đang
4


len lỏi vào từng nhà, rà đến từng người thì việc giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng
sống cho học sinh nhằm tránh xa mọi tệ nạn xã hội là vô cùng cần thiết và cấp
bách.
Qua đây, tôi nghiên cứu đề tài này cũng nhằm chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của
mình với các đồng nghiệp để cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành giảng dạy bài Giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua tiết 19, bài 13: “ Phòng chống tệ nạn xã hội
” môn GDCD 8 ở trường THCS Trung Chính
Kinh nghiệm rút ra sau khi tiến hành giảng dạy các tiết giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh
b. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối 8 trường THCS Trung Chính – Nông Cống
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, khai thác thông tin khoa học
về các phương pháp dạy học có hiệu quả, các thông tin thông qua các tài liệu
liên quan đến đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục để thực hiện đề tài.
b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thông qua quá trình giảng dạy,
bằng chuyên môn, nghiệp vụ của mình tôi đã điều tra , khảo sát thực tế để nắm
bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu của
đề tài.
c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Từ việc nghiên cứu các nguồn tài liệu,
các đồ dùng trực quan, các kết quả trong quá trình khảo sát thực tế tôi tiến hành

thống kê, xử lý số liệu để lựa chọn thông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu.

5


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Chỉ thị 40-CT/TƯ cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu... là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng …”.
- Chỉ thị 40/2008-BGD ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông giai đoạn 2008-2013.
- Quán triệt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
trọng tâm là tăng cường ý thức, ý chí học tập vì Tổ quốc, vì bản thân, tu
dưỡng đạo đức, hành vi văn minh, tuân thủ nội qui nhà trường và pháp luật
của nhà nước, tích cực tham gia mọi công tác xã hội.
- Tiếp tục thực hiên nội dung các cuộc vận động “Hai không” Cuộc vận
động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”.
- Công văn số 406/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 18/03/2015 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Thanh Hóa về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, tệ
nạn xã hội và bạo lực học đường.
2. Thực trạng của vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
2.1. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội ở địa
phương và Nhà trường
- Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân trên địa bàn Xã Quảng Khê
đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
ma túy, mại dâm. Theo số liệu của Trung tâm Y tế Xã thì trong 15 năm trở lại
đây, trên địa bàn xã số người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nhiều.
Tệ nạn cờ bạc thì vẫn còn diễn ra nhiều ở một số thôn của Xã, Công an Huyện

Nông Cống đã tiến hành xử lí vi phạm hành chính.
- Hoạt động giáo dục, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội được Nhà
trường rất quan tâm:
+ Tổ chức mít tinh tuyên truyền tháng cao điểm Phòng chống ma túy; Phòng
chống HIV/AIDS vào 2 đợt/ năm, tại các tiết chào cờ (theo công văn của
PGD&ĐT).
+ Nhà trường tuyên truyền thông qua hệ thống băng zôn, áp phích, khẩu hiệu,
hình ảnh có nội dung phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS trong khuôn viên Nhà
trường.
+ Đưa nội dung phòng chống Ma tuý, phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một trong những tiêu chí
xây dựng cơ quan văn hóa.
+ Tổ chuyên môn tổ chức dạy học tích hợp nội dung về PCMT- HIV/AIDS
6


thông qua các môn học (Văn, Sử, Địa, GDCD, Sinh học và các hoạt động tập
thể).
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thi viết về tệ nạn Ma tuý, đại dịch HIV/AIDS.
2.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS Trung Chính
Trường THCS Trung Chính là một trong những nhà trường có chất lượng
giáo dục cao ở phía bắc huyện Nông Cống, tuy các điều kiện phục vụ cho công
tác dạy học, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nhưng cán bộ giáo viên và học
sinh nhà trường trong những năm qua luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi kế
hoạch, nhiệm vụ. Trong đó có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ
nạn xã hội. Đến nay nhà trường chưa có cán bộ giáo viên, nhân viên vi phạm
pháp luật, 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục, chưa có trường hợp học
sinh có những hành vi sa vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên thực tế ở cộng đồng
dân cư và xã hội vẫn đang tồn tại những tệ nạn xã hội, đây là những ảnh hưởng
rất lớn đối với các em học sinh

Sau một thời gian tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn các em học sinh, tôi thấy
hầu hết các em rất lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống
thường gặp trong cuộc sống. Đặc biệt khi tôi đưa ra các câu hỏi, tình huống liên
quan đến các tệ nạn xã hội thì các em học sinh tỏ ra rất mơ hồ, sợ hãi không biết
ứng xử như thế nào. Có tới 95,8% các em chưa biết tên, hệ thống các kĩ năng
sống cho học sinh THCS; có tới 96,7% các em chưa bao giờ được hướng dẫn,
tập huấn về kĩ năng sống phòng chống tệ nạn xã hội; và 98,4% các em trả lời
rằng rất muốn được học tập, trải nghiệm những kiến thức về kĩ năng sống.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
3. 1. Giải pháp thực hiện
Từ thực trạng trên và theo nội dung tiếp thu chuyên đề tập huấn Giáo
dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS mà chuyên môn
PGD&ĐT đã triển khai, tôi thấy rằng giáo dục kĩ năng sống phòng chống tệ
nạn xã hội là vấn đề cấp thiết. Thông qua nội dung bài học giáo viên giáo dục
cho học sinh có ý thức và phát triển những kĩ năng cơ bản, tham gia tích cực vào
những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, có nhận thức về tác hại của tệ nạn
xã hội đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Qua đó rèn cho học sinh kĩ
năng và hình thành thói quen biết bảo vệ bản thân, gia đình và biết cách tuyên
truyền, vận động bạn bè, mọi người tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân rất
phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế
riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp
cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học
sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
7


lớp, của trường. Bản thân tôi khi dạy bài này, tôi đã sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực sau:

* Phương pháp thảo luận nhóm:
- Cách thực hiện: Phương pháp thảo luận nhóm tiến hành ở Hoạt động 2:
Tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội. Thời gian thảo luận nhóm là 05
phút.
Được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận: Nguyên nhân thanh
thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội và Hậu quả của việc nghiện ma túy.
Bước 2: Chia nhóm, giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định
thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
Bước 3: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
Bước 4: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý
kiến.
Bước 5: Giáo viên tổng kết và nhận xét.
Bài tập:
Nhóm 1, 3: Những nguyên nhân nào là nguyên nhân trực tiếp khiến
thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội?
A. Do cha mẹ chỉ lo làm ăn, buông lỏng quản lí con cái;
B. Do gia đình nghèo túng phải làm nhiều nghề kiếm sống;
C. Do tò mò, thích bắt chước;
D. Do các tệ nạn còn tồn tại trong xã hội.
Nhóm 2, 4: Theo em, những hậu quả dưới đây, hậu quả nào nặng
nề nhất đối với người nghiện ma túy?
A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt;
B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động;
C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh;
D. Có nguy cơ lây nghiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.
- Đánh giá: Sau khi tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, học sinh đã có
được kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tệ nạn
xã hội và tác hại của nó.

* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Cách thực hiện: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình được
tiến hành ở Hoạt động 3: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội. Thời gian nghiên cứu là 05 phút. Gồm 3 bước:
Bước 1: Học sinh xem về trường hợp điển hình.(GV dùng máy chiếu)
Bước 2: Suy nghĩ về nó.
Bước 3: Thảo luận theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
8


Bài tập:
Nguyễn Thị Kim là người cầm đầu đường dây chuyên cung cấp, tổ
chức sử dụng ma túy cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố. Kim
mở quán giải khát để che mắt các cơ quan chức năng, nhưng thực chất là
chuyên thuê người đi giao thuốc cho các con nghiện và dùng những
người nghiện ma túy nặng thường xuyên tụ tập ở các cổng trường, gần
nhà các quan chức để lôi kéo, dụ dỗ học sinh, con em cán bộ sử dụng ma
túy. Hôm Kim bị bắt, công an còn tạm giữ một số thanh thiếu niên đang
sử dụng ma túy trong quán của Kim. Ai cũng lấy làm tiếc vì các cháu còn
quá trẻ mà đã sa vào con đường tội lỗi và bế tắc.
1. Em có suy nghĩ gì về thủ đoạn của Kim trong trường hợp trên?
2. Chúng ta cần rút ra bài học gì trong trường hợp trên?
- Đánh giá: Sau khi tổ chức hoạt động nghiên cứu trường hợp điển
hình, học sinh đã có được kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên
quan đến tệ nạn xã hội. Kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ ; tìm kiếm sự trợ giúp khi
gặp nguy cơ bị đe dọa, cưỡng bức.
* Phương pháp giải quyết vấn đề:
Cách thực hiện: Phương pháp giải quyết vấn đề được thực hiện ở
Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trang việc phòng, chống các
tệ nạn xã hội. Để giúp học sinh biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp

trong những tình huống có liên quan đến việc tự bảo vệ mình trước các tệ
nạn xã hội, giáo viên tổ chức cho học sinh xử lí tình huống. Thời gian
giải quyết vấn đề đặt ra là 05 phút. Gồm các bướ:c
Bước 1: Xác định, nhận dạng vấn đề, tình huống.
Bước 2: Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống đặt ra.
Bước 3: Liệt kê những cách giải quyết có thể có.
Bước 4: Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết.
Bước 5: So sánh kết quả các cách giải quyết.
Bước 6: Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất.
Bước 7: Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn.
Bước 8: Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình
huống khác.
Bài tập:
“Vào một buổi tối chủ nhật, Hoàng đang đi bộ một mình thì chứng
kiến cảnh một người đàn ông đang bị công an vây bắt. Bất ngờ người đàn
ông đó xuất hiện trước mặt Hoàng và khẩn khoản nhờ cậu cầm hộ, cất
giữ một bọc màu đen mà không nói rõ là cái gì, ông đưa cho Hoàng một
9


chiếc điện thoại và nói hôm sau sẽ có người gọi điện vào số máy này để
đến lấy lại cái bọc kia. Ngoài ra người ấy còn cho Hoàng rất nhiều tiền.
Hoàng rất run sợ và chưa biết xử trí thế nào trong hoàn cảnh này.”
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Đánh giá: Sau khi tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề, học sinh đã có
được kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ ; tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp nguy cơ bị đe
dọa, cưỡng bức. Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định; biết từ chối không
tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.
* Phương pháp đóng vai:
Cách thực hiện: Được tiến hành ở hoạt động Thực hành, luyện tập. Thời

gian là 05 phút. Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống, chia nhóm và yêu cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng
vai của mỗi nhóm.
Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Bước 3: Các nhóm cử đại diện lên đóng vai.
Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai
diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
Bước 5: Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử
tích cực trong tình huống đã cho.
Tình huống 1: Trên đường đi học, em chứng kiến có nhóm người đang
ghi chép số đề. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em cùng các bạn đi học thêm buổi tối về. Thấy một
nhóm người đang mua bán và tiêm chích ma túy. Trong trường hợp đó em
sẽ làm gì?
- Đánh giá: Sau khi tổ chức hoạt động đóng vai, học sinh đã có được k ĩ
năng ứng phó; tự bảo vệ ; tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp nguy cơ bị đe dọa, cưỡng
bức; biết từ chối không tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật
nghiêm cấm đối với trẻ em.
* Phương pháp trò chơi:
Cách thực hiện: Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống
phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu
nhà trường tổ chức SÂN CHƠI BỘ MÔN thi tìm hiểu kiến thức Pháp
luật vào dịp 26-3 ở trường, dưới hình thức sân khấu hóa với hệ thống câu
hỏi được biên soạn phù hợp với nhận thức của các em. Chọn cử 20 em
học sinh lớp 8(mỗi lớp 05 em).
Bước 1: Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học
sinh.
Bước 2: Chơi thử (tập ở lớp).
10



Bước 3: Học sinh tiến hành chơi.
Bước 4: Đánh giá sau trò chơi.
Bước 5: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Câu 1: Em hãy điền từ còn thiếu để làm rõ quy định của Pháp luật về Phòng
chống tệ nạn xã hội đối với trẻ em:
“ Trẻ em không được đánh bạc, ..., hút thuốc và dùng chất ... có hại cho sức
khỏe.”
(uống rượu, kích thích)
Câu 2: Nghiêm cấm ..., dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng
những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc ... có hại cho sự phát triển lành mạnh
của trẻ.”
(dụ dỗ, chơi trò chơi)
Câu 3: Đe dọa truyền HIV/AIDS cho người khác là hành vi:
A. Vi phạm pháp luật
B. Không vi phạm pháp luật.
Câu 4: Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là hành vi:
A. Không vi phạm pháp luật
B. Vi phạm pháp luật .
Câu 5: Tội sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù:
A.
03 tháng đến 02 năm
B.
03 năm đến 03 năm
C.
03 tháng đến 04 năm
D. 03 tháng đến 05 năm.

Câu 6: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt
tù:
A. 01 năm đến 03 năm
B. 02 năm đến 05 năm
C. 02 năm đến 07 năm
D. 03 năm đến 07 năm.
Câu 7: Theo điều 193 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội sản
xuất trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:
A.
Từ 01 năm đến 10 năm
B.
Từ 02 năm đến 15 năm
C.
Từ 02 năm đến chung thân
D. Từ 02 năm đến tử hình.
Câu 8: Làm thế nào để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường sử dụng
ma túy?
11


A.
B.
C.

Không giao tiếp, quan hệ bạn bè
Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè
Không tập hút thuốc lá
D. Không tham gia các tệ nạn xã hội.
Câu 9: Cơ quan chuyên trách về phòng chống tệ nạn ma tuý gồm cơ quan nào?
A. Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan

B. Công an nhân dân, nhà trường, Bộ đội biên phòng và gia đình
C. Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý
D. Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát giao thông và hải quan.
Câu 10: Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có hiệu lực thi hành từ bao
giờ?
A. Ngày 07 tháng 01 năm 2003
B. Ngày 17 tháng 11 năm 2003
C. Ngày 01 tháng 7 năm 2003
D. Ngày 27 tháng 11 năm 2003.
Câu 11: Người có hành vi liên quan đến mại dâm theo qui định của pháp lệnh
phòng, chống mại dâm sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Chỉ bị xử lý về hành chính theo qui định của pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính nếu có hành vi liên quan đến mại dâm
B. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi liên quan đến mại
dâm như: môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức
mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm
C. Phải bồi thường thiệt hại về vật chất nếu xảy ra đối với nạn nhân
D. Ý kiến B và C đúng.
Câu 12: Gia đình có trách nhiệm gì trong phòng, chống mại dâm?
A. Không cho các thành viên trong gia đình được quan hệ với những
người chung quanh đề phòng bị rủ rê, lôi kéo.
B. Giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát
huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá
C. Chỉ được xem các loại văn hoá phẩm đã được cha mẹ kiểm duyệt
D. Quản lý chặt chẽ việc đi lại của các thành viên trong gia đình.
- Đánh giá: Qua hoạt động trò chơi, học sinh được trải nghiệm và đã có
được kĩ nhận thức. Các em đã có hiểu biết đầy đủ về tác hại, biện pháp phòng
chống tệ nạn xã hội cũng như những quy định của pháp luật về phòng chống tệ
nạn xã hội. Đồng thời các em có được những kĩ năng khác trong cuộc sống như:
Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán...

Sau đây tôi giới thiệu kế hoạch bài dạy (Giáo án) tiết dạy 19, bài “Phòng
chống tệ nạn xã hội” mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2016 – 2017
12


TIẾT 19 BÀI 13
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội; Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội;
Nêu được một số qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; Nêu
được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.
2. Kĩ năng
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; Tham
gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ
chức; Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ
nạn xã hội.
3. Thái độ
- Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tệ nạn xã hội
và tác hại của nó.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.
- Kỹ năng ứng phó; tự bảo vệ ; tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp nguy cơ bị đe dọa,
cưỡng bức (sử dụng, vận chuyển chất ma túy, bị bắt cóc, xâm hại tình dục)
- Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định; biết từ chối không tham gia tệ
nạn xã hội và các hành vi mà pháp luât nghiêm cấm đối với trẻ em.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Trực quan; Động não; Thảo luận nhóm; Khăn trải bàn; Xử lí tình huống; Đóng
vai.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Học sinh: SGK, Vở bài tập ( tác giả Đặng Thúy Anh chủ biên, năm 2013); vở
ghi bài; Giấy A0; đóng tiểu phẩm.
2. GV: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, Giáo dục KNS trong môn GDCD, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức; Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra Vở bài tập về nhà.
* Giáo viên giới thiệu bài mới:
1. Khám phá: GV dùng máy chiếu, cho HS quan sát một số hình ảnh về các tệ
nạn xã hội. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau :
Câu hỏi 1 : Những hình ảnh các em vừa xem đã đề cập đến những vấn đề gì ?
Câu hỏi 2 : Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
Câu hỏi 3 : Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết?
GV kết luận và chuyển ý vào bài mới.
2. Kết nối:
13


Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là
tệ nạn xã hội
GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo
luận 2 tình huống trong SGK GDCD
trang 34 :
Nhóm 1: Em đồng tình với ý kiến của
bạn An không ? Vì sao ? Nếu các bạn
lớp em cũng chơi thì em làm thế nào ?
Nếu nhờ cô giáo can thiệp em không

sợ các bạn trả thù sao ?
Nhóm 2: Theo em P, H và bà Tâm có
vi phạm pháp luật không ? Và phạm
tội gì ? (P, H chỉ vi phạm đạo đức ,
đúng hay sai ). Họ sẽ bị xử lý như thế
nào?

Nhóm 1
- Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là
chơi ít... rồi thành quen ham mê sẽ chơi
nhiều .
- Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản
và báo cho thầy cô chủ nhiệm, các thầy
cô giáo bộ môn.
Nhóm 2
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ
bạc và nghiện hút (không chỉ là hành vi
vi phạm đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ
chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm
Nhóm 3: Qua hai ví dụ trên em rút ra theo quy định .
được bài học gì ? Các em hiểu thế nào
là tệ nạn xã hội? Theo em cờ bạc, ma
Nhóm 3
tuý, mại dâm có liên quan đến nhau - Không chơi bài ăn tiền, không ham
không? Vì sao ?
mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để
nghiện hút. Nên tránh xa các tệ nạn xã
hội này. Ba tệ nạn xã hội này có liên

HS các nhóm tổ chức thảo luận, cử quan chặt chẽ đến nhau.
thư ký ghi chép và một đại diện trả lời
.
HS cả lớp nhận xét, tranh luận
1. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội
GV bổ sung thêm ý kiến
bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp
luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối
với đời sống xã hội.
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy
hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy,
mại dâm.
14


Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của 3. Tác hại của các tệ nạn xã hội
các tệ nạn xã hội
GV tiếp tục chia lớp thành 3 nhóm
để HS được giao lưu cùng nhau. Mỗi
nhóm sẽ thảo luận một vấn đề.
Câu 1. Tác hại của các tệ nạn xã hội - Đối với bản thân:
đối với bản thân cá nhân ?
- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
Câu 2. Tác hại của các tệ nạn xã hội - Đối với gia đình:
đối với gia đình ?
- Tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy làm
thiệt hại kinh tế gia đình, làm tan vỡ
hạnh phúc gia đình, con cái bơ vơ, thất

học.
- Đối với cộng đồng, xã hội:
Câu 3. Tác hại của các tệ nạn xã hội - Tệ nạn xã hội làm mất trật tự, an ninh
đối với cộng đồng, xã hội ?
xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức
GV : Cung cấp thêm thông tin, số truyền thống, suy thoái giống nòi dân
liệu.
tộc, kìm hãm bước tiến của xã hội.
Theo tổ chức Y tế thế giới thống
kê trong số những người mắc các tệ
nạn xã hội thì tới hơn 40% ở độ tuổi
từ 14 – 24. (độ tuổi lao động và sinh
đẻ)
Đến năm 2013, cả nước có
165.000 người nhiễm HIV, có 27.000
người tử vong vì HIV/AIDS . Dự báo
cuối thập kỷ này có 350.000 người
nhiễm HIV/AIDS.
Hoạt động 3:
3. Một số quy định của pháp luật về
Tìm hiểu một số quy định của pháp phòng, chống tệ nạn xã hội
luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
GV: Nêu các quy định của pháp luật - Cấm đánh bạc, nghiêm cấm tổ chức
về phòng, chống tệ nạn xã hội (GV đánh bạc; nghiêm cấm sản xuất, tàng
dùng máy chiếu)
trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ
HS: Thảo luận về các quy định và liên chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử
hệ trách nhiệm của mình trong cuộc dụng trái phép chất ma túy. Những
sống hằng ngày.
người nghiện ma túy bắt buộc phải cai

nghiện. Nghiêm cấm hành vi mại dâm,
15


* Bài tập
“ Nguyễn Thị Kim là người cầm
đầu đường dây chuyên cung cấp, tổ
chức sử dụng ma túy cho thanh
thiếu niên trên địa bàn thành phố.
Kim mở quán giải khát để che mắt
các cơ quan chức năng, nhưng thực
chất là chuyên thuê người đi giao
thuốc cho các con nghiện và dùng
những người nghiện ma túy nặng
thường xuyên tụ tập ở các cổng
trường, gần nhà các quan chức để
lôi kéo, dụ dỗ học sinh, con em cán
bộ sử dụng ma túy. Hôm Kim bị
bắt, công an còn tạm giữ một số
thanh thiếu niên đang sử dụng ma
túy trong quán của Kim. Ai cũng
lấy làm tiếc vì các cháu còn quá trẻ
mà đã sa vào con đường tội lỗi và
bế tắc.”
1. Em có suy nghĩ gì về thủ đoạn
của Kim trong trường hợp trên?
2. Chúng ta cần rút ra bài học gì
trong trường hợp trên

dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.

- Trẻ em không được đánh bạc, uống
rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích
có hại cho sức khỏe.
- Nghiêm cấm hành vi lôi kéo, dụ dỗ
trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội.

HS trả lời:
1. Thủ đoạn của Kim vô cùng tinh vi,
xảo quyệt và vô lương tâm.
2. Bài học rút ra: Cảnh giác, kiên định
trước những thủ đoạn dụ dỗ lôi kéo,
chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô,
cha mẹ để không bị sa chân vào ma túy.
4. Trách nhiệm của công dân trong
việc phòng, chống các tệ nạn xã hội:

Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm
của công dân trong việc phòng, chống
các tệ nạn xã hội:
- Phải sống giản dị, lành mạnh, biết
* Bài tập
giữ mình và giúp nhau không sa vào
“Buổi tối chủ nhật, Hoàng đang đi các tệ nạn xã hội.
bộ một mình thì chứng kiến cảnh
16


một người đàn ông bị công an vây
bắt. Bất ngờ người đàn ông đó xuất
hiện trước mặt Hoàng và khẩn

khoản nhờ cậu cầm hộ, cất giữ một
bọc màu đen mà không nói rõ là
cái gì, đưa cho Hoàng một chiếc
điện thoại và nói hôm sau sẽ có
người gọi điện vào số máy này và
đến lấy lại cái bọc kia. Ngoài ra
người ấy còn cho Hoàng rất nhiều
tiền. Hoàng rất run sợ và chưa biết
xử trí thế nào trong hoàn cảnh
này”.
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì trong
tình huống đó? Vì sao?
- Theo em công dân, học sinh cần
phải làm gì để phòng, chống các tệ
nạn xã hội?

- Cần phải tuân theo các quy định của
pháp luật và tích cực tham gia các hoạt
động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở
trong nhà trường và ở địa phương.

( HS liên hệ ở trường , địa phương về
vấn đề này.)

3. Thực hành, luyện tập:
Hoạt động của thầy
* Bài tập
Bài 1:
Tình huống 1: Trên đường đi học,
em chứng kiến có mấy người đang

ghi chép số đề . Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em cùng bạn đi học
thêm buổi tối về. Thấy một nhóm
người đang mua bán và tiêm chích ma
túy. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?

Hoạt động của trò

- Học sinh thảo luận nhóm, trình
bày
- Học sinh nhận xét, đánh giá lẫn
nhau
- Học sinh rút ra kinh nghiệm ứng
xử trong các tình huống
- GV đánh giá chung

4. Vận dụng:
- Làm các bài tập về nhà: 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 Sách BT GDCD
- GV phân các nhóm tìm hiểu thực tế địa phương và đề xuất hướng khắc phục,
đấu tranh với những tệ nạn xã hội.
- Sưu tầm các văn bản Luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Chuẩn bị nội dung bài 14: Tìm hiểu thực trạng công tác phòng chống nhiễm
HIV/AIDS ở địa phương em.
17


* Kiểm tra, đánh giá
Sau khi học xong bài “Phòng chống tệ nạn xã hội” tôi đã giao bài tập về nhà
cho học sinh 2lớp (8A;8B) thông qua phiếu học tập.
Đề bài

Câu 1 (4,0 điểm): Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy đóng vai là một tuyên truyền
viên để giải thích cho bạn bè và những người xung quanh hiểu rõ tác hại của tệ
nạn xã hội?
Câu 2 (5,0 điểm): Tại sao có thể khẳng định rằng: Tệ nạn xã hội và HIV/AIDS
có mối quan hệ với nhau? Mỗi công dân, học sinh chúng ta cần phải làm gì để
góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?
Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy cho biết ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS?
Gợi ý trả lời
Câu
Câu 1

Câu 2

Nội dung
- Tệ nạn xã hội: Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi
sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây
hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn
cờ bạc, ma túy, mại dâm.
- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo
đức con người.(Đối với cá nhân)
- Tệ nạn xã hội cờ bạc, ma túy làm thiệt hại kinh tế gia đình,
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, con cái bơ vơ, thất học.(Đối
với gia đình)
- Tệ nạn xã hội làm mất trật tự, an ninh xã hội, làm băng hoại
giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc, kìm
hãm bước tiến của xã hội.(Đối với xã hội)
* Khuyến khích học sinh lấy ví dụ minh họa
- Giữa tệ nạn xã hội và HIV/AIDS có mối quan hệ chặt chẽ,
trong đó ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây

truyền HIV/AIDS một căn bệnh vô cùng nguy hiểm dẫn đến
cái chết. Ví dụ:
+ Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kiêm tiêm với người
có HIV.
+ Quan hệ tình dục với người có HIV.
- Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau

Điểm
1,0
0,5
0,5

0,5
1,5

2.0

0,5
0,5

18


Câu 3

không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Cần phải tuân theo các quy định của pháp luật và tích cực
tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở
trong nhà trường và ở địa phương.


1,0

Ngày 01/12 hàng năm.

1,0

1,0

Sau khi chấm bài của học sinh, xử lí thông tin, sử dụng phương pháp thống
kê tôi thu được kết quả như sau
Lớp

Tổng
số
học
sinh

Điểm Giỏi

Điểm Khá

SL

%

SL

%

Điểm Trung

bình
SL
%

Điểm Yếu,
kém
SL
%

Lớp thực
nghiệm 8A

32

22

69

7

22

03

09

0

0


Lớp đối chứng
8B

32

9

28

11

35

07

22

5

15

4. Hiệu quả của đề tài
4.1. Đánh giá chung
Qua thời gian tiến hành nghiên cứu, áp dụng trong giảng dạy từ năm học
2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017, thông qua các bài kiểm tra 15 phút, một
tiết và bài thu hoạch của các tiết ngoại khóa, bài kiểm tra học kỳ, phiếu học tập
và đặc biệt là qua quan sát, theo dõi hành vi của học sinh, tôi thấy rằng với việc
thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống phòng chống tệ nạn xã hội trong môn
Giáo dục công dân lớp 8 thì kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt,
học sinh đã hình thành được những kĩ năng cần thiết, cụ thể như sau:

- Học sinh đã hiểu được bản chất, tác hại của tệ nạn xã hội.
- Học sinh nhận thức được các quy định của pháp luật về phòng chống tệ
nạn xã hội, có ý thức ủng hộ, chấp hành các quy định của pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội, biết hợp tác đấu tranh với những hành vi phạm pháp luật
trong cuộc sống.
- Có những tri thức, kĩ năng, phương pháp lựa chọn, đưa ra những quyết định,
hành động để nâng cao năng lực, cách ứng xử thích hợp trước những mặt trái
của sự phát triển xã hội. Các em đã rất tích cực tham gia các hoạt động tuyên
truyền, vận động bạn bè, gia đình và cộng đồng tham gia phòng, chống tệ nạn
19


xã hội.
4.2. Kết quả cụ thể
BẢNG THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Thời gian
Lớp
Tổng Có hiểu biết Nhận biết
số
cơ bản về tệ
được tác
học
nạn xã hội
hại của tệ
sinh
nạn
xã hội và
biết tự bảo
vệ mình
SL

%
SL
%
Lớp thực
31
31
100
31
100
Năm học
nghiệm 8A
Lớp đối
30
21
72,3
19 67,5
2015-2016
chứng
8B
Lớp thực
32
32
100
32
100
Năm học
nghiệm 8A
2016
Lớp đối
32

26
81,4
25 79,1
-2017
chứng
8B

Có hành vi
tuân theo
pháp luật
phòng
chống tệ
nạn xã hội
SL
31

%
100

28

94,0

32

100

31

97,7


Đánh giá: Có được kết quả trên một phần do sự cố gắng trong quá trình giảng
dạy của bản thân, phần nữa là do sự nỗ lực, ham học hỏi, có tinh thần trách
nhiệm của chính bản thân mỗi học sinh, ngoài việc học ở lớp các em biết tự
nghiên cứu sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác trong việc
phòng chống tệ nạn xã hội. Và đặc biệt là vai trò của Hội Cha mẹ học sinh Nhà
trường, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ
Chí Minh và các giáo viên bộ môn, bởi vì họ cũng có công lao không nhỏ trong
việc đẩy lùi tệ nạn xã hội trong trường học.

20


III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy rất khả quan, các em đã có
nhiều tiến bộ về đạo đức, lối sống, kĩ năng sống. Các biện pháp trên cũng có thể
sử dụng phổ biến cho tất cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Tuy nhiên
việc giáo dục này không phải chỉ áp dụng trong thời gian ngắn mà trong suốt
quá trình dạy học, giáo dục và mỗi giáo viên phải tìm cho mình những phương
pháp phù hợp nhất để giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh.
* Bài học kinh nghiệm có được từ việc tiến hành các giải pháp:
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân là vấn đề rất
quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc và có chất lượng. Do đó để có một giờ
dạy tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài học để làm sao phải vừa đảm bảo
tính chính xác, khoa học vừa có tính giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Kĩ năng sống của học sinh hiện nay đang thiếu và yếu. Vì vậy đòi hỏi
chúng ta phải trang bị cho các em hệ thống những kiến thức về kỹ năng sống
qua từng tiết học, môn học.
- Bằng sự nỗ lực học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học và dự giờ của

đồng nghiệp, quan tâm tới học sinh đã giúp bản thân thành công trong việc lồng
ghép nội dung kĩ năng sống vào bài dạy môn Giáo dục công dân.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT: Các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần hoàn thiện một khung chương trình cụ thể ở từng
cấp học để đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy ở các môn học,
thực hiện các chương trình, hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp để giáo dục
đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó góp phần định hướng lý tưởng, nhận
thức về vai trò trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội.
2.2 Đối với Phòng GD&ĐT: Phòng GD&ĐT cần đưa nội dung giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh khi xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Từ đó ban hành,
hướng dẫn hoạt động cụ thể cho các Nhà trường phù hợp với đặc điểm của mỗi
Nhà trường. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của
Huyện trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
2.3 Đối với các Nhà trường: Các nhà trường cần phối hợp thường xuyên với
chính quyền, các tổ chức chính trị của địa phương, giữa các nhà trường giáp
ranh địa giới hành chính, đặc biệt với gia đình học sinh để tuyên truyền, giáo
dục các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, đẩy mạnh công tác giáo
dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh. Tổ chức nhiều hơn nữa
các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Phát huy
hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều quan trọng nhất ở các nhà
21


trường khi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống là phải khơi dậy được ở
các em ý thức tự giác và nhu cầu hoàn thiện đạo đức, nhân cách, kĩ năng ở các
em.
2.4 Đối với giáo viên: Để hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh nói riêng, mỗi thầy cô giáo trước hết phải có tâm,
lòng yêu nghề hết lòng vì sự tiến bộ của học sinh, có sự độ lượng, bao dung,

đồng thời phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, am hiểu về tâm lý lứa
tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế, biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. Hơn ai hết, mỗi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo
đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc; quan hệ với học trò như là
một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học
sinh.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác giảng dạy. Và
trong giới hạn của đề tài chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, bản thân tôi rất mong
nhận được sự góp ý của đồng nhiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung Chính , ngày 10 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Hoàng Thị Hải Yến

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị 40-CT/TƯ cuả Ban Bí thư.
2. Chỉ thị 40/2008-BGD ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông giai đoạn 2008-2013.
3. Giáo dục Pháp luật trong nhà trường.
4. Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 ban hành

quy định về công tác phòng, chống Ma tuý tại các cơ sở Giáo dục thuộc Hệ
thống giáo dục Quốc dân.
5. Công văn số 406/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 18/03/2015 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội và bạo lực học đường.
6. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS.
7. Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 8.
8. Thiết kế bài giảng GDCD 8.
9. Bài tập tình huống GDCD 8.
10. Tư liệu GDCD 6, 7, 8, 9.

23



×