Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.03 KB, 36 trang )

-----š›&š›-----

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

1


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I . Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm...................................................................... 6
II. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và hiệu quả thực tiễn của sáng kiến kinh
nghiệm .................................................................................................................... 8
III. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 9
IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 10
V. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 10
VI. Địa điểm, thời gian.........................................................................................

11

B. PHẦN NỘI DUNG :
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 12
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………. . 13
III. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích giáo dục KNS thông qua chế độ
dinh dưỡng cho học sinh trong giảng dạy sinh học 8……………………………. 19
IV. Một số nội dung trong chương trình sinh học 8 có thể tích hợp giáo dục kỹ năng
sống thông qua chế độ dinh dưỡng ……………………………………………. 22
V. Kết quả thực hiện: …………………………………………………………. 32
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………… 33
D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN ……………………………. 35
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….................. 37


-----------------

2


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
KNS : Kỹ năng sống.
THCS : Trung học cơ sở.
GD : Giáo dục.
DHTC : Dạy học tích cực.
WHO : Tổ chức y tế thế giới.
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.
UNESCO : Tổ chức Giáo dục – khoa học – Văn hoá Liên hợp quốc .
TN : Thiếu niên
DD : Dinh dưỡng
GV : Giáo viên
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
TN: Thanh niên

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN:
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG”.
1. Lời giới thiệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
chế độ dinh dưỡng”. Là sáng kiến được viết để giáo dục học sinh có kĩ năng về
chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường. Sáng kiến nhằm giúp giáo viên có các
phương pháp giáo dục học sinh nắm bắt các vấn đề có liên quan đến chế độ dinh

dưỡng đặc biệt đối với học sinh THCS trong độ tuổi dậy thì. Giúp học sinh biết
phân loại các nhóm thức ăn dành riêng cho từng đối tượng . Bởi vì các em chính là
những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển
của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ năng sống về dinh dưỡng các
em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và
đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi thanh thiếu niên là thời kỳ vàng son cho sự
phát triển thể chất. Ở tuổi thiếu niên cơ thể biến đổi rất nhanh , dinh dưỡng đi cùng
với phát triển các cơ quan các bắp mỡ và khung xương đều phát triển, ở các em
đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, tìm tòi, khám
phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống về dinh
dưỡng .Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản cần phải đáp ứng nhu cầu về
thể chất và tinh thần . Nếu chúng ta không chú ý đến thực trạng thể chất của thanh
thiếu niên và nhu cầu đặc biệt, nó sẽ ảnh hưởng hoặc cản trở sự phát triển bình
thường của các em, thậm chí dẫn đến một số bệnh, gây hại cho sức khoẻ.
Nếu không được giáo dục kỹ năng sống về dinh dưỡng , thì cơ thể các em học
sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những hoá chất tăng trọng còn tồn dư trong thực phẩm là
động vật, những chất bảo quản thực phẩm, những hoá chất bắt màu dễ ăn, những
chất độc bảo vệ thực vật còn tồn dư trong các loại rau củ quả. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do các em chưa có kỹ năng sống về
dinh dưỡng , các em còn ăn uống tuỳ tiện những thức ăn ở ngoài cổng trường, ở
chợ chưa hợp vệ sinh gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá, chậm phát triển trí não, là
nguyên nhân gây ra một số căn bệnh hiểm nghèo như ung thư....
Do vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh thông qua chế độ dinh dưỡng”
4


2. Tên sáng kiến: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua chế độ dinh
dưỡng”.
3.Tác giả sáng kiến:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Lĩnh vực giáo dục
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Việc nâng cao kĩ năng sống cho học sinh
thông qua chế độ dinh dữong hàng ngày và giúp học sinh biết lựa chọn chế độ dinh
dưỡng cho phù hợp với bản thân và gia đình .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng : Sáng kiến được áp dụng từ 14/2/2015.
7.Mô tả bản chất của sáng kiến:

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: ‘’Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc’’.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến
thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là
năng lực hành động, năng lực thực tiễn.
Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng "phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên" ( Luật giáo dục năm 2005 - điều 5).
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua chế độ dinh dưỡng, với bản chất là
cơ sở vật chất để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể cho
các em, khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với những điều kiện môi
5


trường và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc

sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục phổ thông.
Giáo dục kỹ năng sống qua chế độ dinh dưỡng là yêu cầu cấp thiết đối
với thế hệ trẻ bởi những lý do sau:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ
quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ năng
sống về dinh dưỡng các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình, cộng đồng và đất nước.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi thanh thiếu niên là thời kỳ vàng son cho sự
phát triển thể chất. Ở tuổi thiếu niên cơ thể biến đổi rất nhanh , dinh dưỡng đi cùng
với phát triển các cơ quan các bắp mỡ và khung xương đều phát triển, ở các em
đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, tìm tòi, khám
phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống về dinh
dưỡng .Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản cần phải đáp ứng nhu cầu về
thể chất và tinh thần . Nếu chúng ta không chú ý đến thực trạng thể chất của thanh
thiếu niên và nhu cầu đặc biệt , nó sẽ ảnh hưởng hoặc cản trở sự phát triển bình
thường của các em, thậm chí dẫn đến một số bệnh , gây hại cho sức khoẻ.
Nếu không được giáo dục kỹ năng sống về dinh dưỡng , thìcơ thể các em học
sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những hoá chất tăng trọng còn tồn dư trong thực phẩm là
động vật, những chất bảo quản thực phẩm, những hoá chất bắt màu dễ ăn, những
chất độc bảo vệ thực vật còn tồn dư trong các loại rau củ quả. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do các em chưa có kỹ năng sống về
dinh dưỡng , các em còn ăn uống tuỳ tiện những thức ăn ở ngoài cổng trường, ở
chợ chưa hợp vệ sinh gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá, chậm phát triển trí não, là
nguyên nhân gây ra một số căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Bên cạnh đó chế độ
dinh dưỡng chưa hợp lý còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hoặc bệnh béo phì
ở trẻ em hiện nay chính là do các em thiếu những kỹ năng sống về dinh dưỡng cần
thiết như: kỹ năng xác định giá trị thực phẩm, kỹ năng thói quen, kỹ năng kiên
định, kỹ năng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kỹ năng giao tiếp...
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống về dinh dưỡng cho thế hệ trẻ là rất cần

thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng
6


đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,
sống tích cực, chủ động, an toàn thực phẩm, hài hoà và lành mạnh.
Môn Sinh học 8 cấp THCS giúp học sinh nhận thức được đặc điểm hình thái,
cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm thực vật ,vi sinh
vật, nấm, , động vật và cơ thể con người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Trong xã hội hiện đại khi môi trường sống của con người đang phải chịu
đựng những tác động xấu do chính con người gây ra thì môn Sinh học ngày càng
đóng góp một vai trò đáng kể vào sự hiểu biết tổng hợp và toàn diện những vấn đề
bức xúc, xuất phát từ mối quan hệ căng thẳng giữa tự nhiên và xã hội. Môn Sinh
học cung cấp cho học sinh những phương pháp và cách thức tư duy giúp các em có
những hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môi trường sống phức tạp, hình
thành kỹ năng hành động trong giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi
trường và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của môi trường. Với nội dung và
phương pháp đặc trưng, môn Sinh học nói chung và Sinh học 8 nói riêng hoàn toàn
có khả năng tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống về dinh
dưỡng cho học sinh nhằm phát triển một thế hệ tương lai với đầy đủ cả lượng và
chất.
Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn và thực hiện SKKN: “Giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua chế độ dinh dưỡng ”
II. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và hiệu quả thực tiễn của SKKN.
1. Mục tiêu chung
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học cấp THCS.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương pháp, phương tiện, thiết bị,
công cụ dạy học, phục vụ giảng dạy Sinh học, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học.

- Góp phần hình thành và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
giảng dạy sinh học 8
7


- Xác định các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Sinh học THCS.
- Xác định mức độ hứng thú học tập và kết quả học tập Sinh học bằng cách
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua chế độ dinh dưỡng trong giảng dạy
sinh học 8.
- Góp phần giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh có thể ứng xử, ứng phó
với những thay đổi của môi trường xã hội và môi trường tự nhiên .
Cụ thể như sau:
- Các yêu cầu về kĩ năng của môn Sinh học như : "biết thu nhập thông tin,
làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, sưu tầm tư liệu, làm các báo cáo nhỏ,
trình bày trước tổ, lớp...", "nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống","biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể,
phòng chống bệnh tật, ăn uống hợp vệ sinh... nhằm nâng cao năng suất học tập, lao
động"; yêu cầu về thái độ như:" Xây dựng ý thức tự giác và xây dựng chế độ dinh
dưỡng phù hợp với bản thân, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi
trường, có thái độ hành vi đúng đắn đối với các vấn đề dân số, sức khoẻ cộng đồng,
phòng chống và tẩy chay những thực phẩm độc hại ...".
- Môn Sinh học cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cơ thể sinh vật
đem tới những hành vi đúng trong việc bảo vệ các sinh vật và tự bảo vệ bản thân
trong đó có cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá
người học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng làm chủ bản
thân, rèn luyện cho các em sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình,
cộng đồng; có kĩ năng ứng phó trước những tình huống khó khăn trong giao tiếp

hàng ngày.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, gắn nội dung môn học với thực tiễn và
đặc điểm của chương trình sinh học với nội dung tìm hiểu sinh học địa phương theo
nhiều chủ đề khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các tình huống của
cuộc sống, góp phần xây dựng cho các em khả năng thích ứng, biết cách ứng phó
trước những tình huống khó khăn của cuộc sống ngay tại địa phương mình.
Qua học tập môn Sinh học giúp học sinh suy nghĩ tích cực, tự tin dần hình
thành kĩ năng về dinh dưỡng ra quyết định và lựa chọn đúng đắn.
8


3.Ý nghĩa khoa học và hiệu quả thực tiễn của SKKN.
SKKN có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong giảng dạy kiến thức môn Sinh
học 8: Hình thành và phát triển cho các học sinh khả năng làm chủ bản thân khả
năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống đồng thời làm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập
môn sinh học 8.
Nội dung SKKN đã được thực hiện có hiệu quả thực tế ở trường THCS Thổ
Tang, kết quả đề tài đã phản ánh khả năng nhận thức về dinh dưỡng thông qua lập
khẩu phần ăn uống phù hợp với từng bản thân học sinh và chất lượng học tập môn
Sinh học 8 của học sinh được nâng cao rõ rệt.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh trường THCS Thổ Tang
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp”Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua chế độ dinh dưỡng
trong giảng dạy bộ môn Sinh học 8”.
1. Điều tra sư phạm.
Nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng học tập của HS, thăm dò ý kiến của HS về
những tiết dạy có giáo dục và không có giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
chương trình sinh học 8.

2. Nghiên cứu tài liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như các văn bản, nghị
quyết, thông tư, tài liệu chuyên môn, phần mềm .
3. Quan sát sư phạm:
Ghi hình và ghi nhật kí chi tiết, chính xác theo đúng trình tự không gian và
thời gian nhằm mục đích tìm ra những ưu khuyết điểm điển hình trong quá trình
giảng dạy.
4. Thực nghiệm sư phạm:
Nhằm tìm hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giảng
dạy Sinh học 8, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 6 lớp khối 8 (8A, 8B, 8C,8D,
9


8E, 8G ). Việc thí nghiệm bố trí theo cách thông thường. Sau đó so sánh kết quả
thực nghiệm trong học kỳ I năm học 2014 – 2015 ít giáo dục kỹ năng sống trong
giảng dạy sinh học 8 với kết quả thực nghiệm trong học kỳ II năm học 2014 – 2015
có giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy sinh học 8 để tìm ra hiệu quả thực
nghiệm.
5. Xử lí số liệu:
Các số liệu thống kê được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007
để đánh giá hiệu quả việc sử dụng các cách thức tích hợp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong bộ môn Sinh học 8.
V. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi của SKKN giới hạn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua chế độ dinh dưỡng ở bộ môn Sinh học 8.
VI. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.
1. Địa điểm nghiên cứu.
Chuyên đề được tiến hành tại khối lớp 8,Trường THCS Thổ Tang - Huyện
Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thời gian nghiên cứu.

Chuyên đề được tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 2/2016
-----------------------

10


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1. Quan niệm về kỹ năng sống.
Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống ( KNS.)
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích
ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp
thay đổi và hình thành hành vi mới, cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp
thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng.
Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO),
KNS gắn với bốn trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết: Gồm các kỹ năng tư duy so sánh, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,
ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...
+ Học làm người: Gồm các kỹ năng: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc,
tự nhận thức, tự tin...
+ Học để sống với người khác: Gồm các kỹ năng như: Giao tiếp, thương lượng,
tự khẳng đinh, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông-chia sẻ.
11


+ Học để làm: Gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kỹ năng
thực hành-vận dụng, kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm...
Từ những quan niệm trên cho thấy KNS gồm một loạt các kỹ năng cụ thể,

cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự
quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học
tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi người khả năng ứng xử phù hợp những người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh:
2.1 Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội:
- Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ , hành vi và thói quen tích cực , lành mạnh .Người có kỹ năng sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước khó khăn thử thách , biết ứng xử giải quyết vấn đề một
cách tích cực, yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình và thành công hơn
trog cuộc sống. Mặt khác kỹ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã
hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người .
2.2 Giáo dục kỹ năng sốngvề dinh dưỡng là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người
sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Mặt khác lứa tuổi học sinh là lứa tuổi
đang phát triển về thể chất , để cơ thể các em hoàn toàn khoẻ mạnh cần cung cấp
các chất dinh dưỡng đầy đủ hay thứ tự sắp xếp dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo phát
triển lành mạnh và phát triển cơ thể cho các em.Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống
về dinh dưỡng cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em có chế độ dinh dưỡng hợp
lý, có trách nhiệm đối với bản thân , gia đình ,cộng đồng xã hội .
2.3. Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Theo luật giáo dục năm 2005 xác định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào
tạo con người Việt nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khoẻ … Hình
thành và bồi dưỡng nhân cách , phẩm chất và năng lực công dân .Vì vậy việc giáo
dục kỹ năng sống thông qua chế độ dinh dưỡng cho học sinh trong các nhà trường
phổ thông là rất cần thiết , để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .

12



2.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế
chung của nhiều nước trên thế giới .
Hiện nay có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống
vào nhà trường trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá .
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1.Tình hình thực tế
Hiện nay thực tế ở rất nhiều cổng trường học có nhiều quán bán hàng, trong
đó bán đồ dùng học tập thì ít nhưng bán quà bánh thì nhiều. Cụ thể ở cổng trường
nơi tôi giảng dạy có rất nhiều hàng quán bán đồ ăn sẵn có nhiều phẩm màu không
rõ nguồn gốc… cho học sinh, Thị Trấn Thổ Tang là nơi làm ăn kinh tế ,nên cha mẹ
học sinh thường cho các con tiền ăn sáng ,không kiểm soát được chế độ dinh dưỡng
của các em, đa số học sinh còn ăn uống tự do, chưa nhận thức được những giá trị
của thực phẩm, ăn uống chưa khoa học, nhiều loại thức ăn có màu thực phẩm hóa
học các em mua và ăn nhiều…Do vậy việc giáo dục kỹ năng về dinh dưỡng cho
học sinh giúp các em biết cách ăn uống vệ sinh, lập khẩu phần ăn hợp lý, tìm hiểu
thông tin về chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi của các em, ăn những lọai thức ăn an
toàn, hợp vệ sinh có kiểm định
2. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng
2.1. Thực phẩm cần thiết cho thanh thiếu niên
Những lý do chính gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng bao gồm: không đủ
nguồn cung cấp thực phẩm, thói quen ăn uống nghèo nàn, lười tập thể dục.... Chính
vì vậy, các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến những vấn đề này trong cuộc sống
hàng ngày để cung cấp cho con cái của mình một chế độ ăn uống lành mạnh và cân
bằng.
Việc cung cấp năng lượng cho tuổi thanh niên cần phải đa dạng từ những
thực phẩm khác nhau: Tinh bột: bánh mì, gạo, mỳ sợi, ngũ cốc, khoai tây...; Các
loại thực phẩm giàu canxi: sữa chua, pho mát, sữa tươi, nước cam, nước khoáng...
Các loại thực phẩm giàu sắt: tôm cua, sò, bột cacao, gan, đậu lăng, thịt bò, thịt cừu,
sôcôla, trứng, thịt gia cầm....Các thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng...

Bên cạnh đó, cần tạo những thói quen trong ăn uống cho thanh thiếu niên:
uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày; Ăn uống đủ bữa, bao gồm cả bữa sáng; Ăn uống đa
13


dạng; Chọn khẩu phần ăn có nhiều hạt, rau và trái cây; Chọn khẩu phần ăn có ít
chất béo và chất béo gây sơ động mạch; Chọn khẩu phần ăn có chứa đường và
muối ở mức độ thích hợp; Chọn khẩu phần ăn cung cấp đủ canxi và chất sắt cần
thiết cho sự phát triển của cơ thể...
Ngoài ra, tập luyện thể thao đều đặn là yếu tố quan trọng để có một cơ thể
phát triển toàn diện, cân đối và hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như hệ xương phát
triển vững chắc.
2.2 Thanh thiếu niên và chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống dành cho thanh thiếu niên nhằm duy trì sự tăng trưởng và
tăng cường sức khỏe. Trong giai đoạn này, có rất nhiều sự thay đổi tâm lý diễn ra
làm ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng của thanh thiếu niên, bao gồm sự tăng
trưởng nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của xương và cơ (đặc biệt đối với
nam). Đây cũng là thời điểm các em bắt đầu phát triển tính độc lập thực sự với cha
mẹ, như việc tự đưa ra quyết định về loại thực phẩm TN sử dụng. TN thường chọn
thực phẩm theo xu hướng của bạn bè hoặc như là một cách chống đối lại cha mẹ.
Điều đó không hoàn toàn là xấu vì khi đó các em có nhiều cơ hội để thúc đẩy thói
quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt là thực phẩm hữu ích cho việc luyện tập thể thao
và sức mạnh thể chất. Hãy đảm bảo có nhiều lựa chọn tại gia đình với những bữa
ăn chính và những bữa ăn nhẹ đảm bảo dinh dưỡng.
3. Dinh dưỡng
3.1. Thiếu sắt
Sự tăng trưởng nhanh chóng, kết hợp với lối sống nhanh và chế độ ăn uống
nghèo nàn chất dinh dưỡng có thể dẫn tới bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các em nữ
càng nên quan tâm tới điều này vì lượng chất sắt còn bị tiêu hao hàng tháng theo
chu kì kinh nguyệt

Nguồn chất sắt chủ yếu có trong các loại thịt màu đỏ nhưng cũng có nhiều
nguồn cung cấp chất sắt khác ngoài thịt, bao gồm: các loại ngũ cốc, trái cây khô,
bánh mì và rau lá xanh. Cơ thể không dễ dàng hấp thu chất sắt từ các nguồn cung
cấp sắt không phải thịt nhưng bạn có thể tăng cường khả năng hấp thu bằng việc
kết hợp ăn các thức ăn giàu vitamin C (có trong các loại quả họ cam quýt, họ dâu
và các loại rau xanh). Ngược lại, chất ta-nanh có trong trà xanh lại làm giảm khả
14


năng hấp thụ sắt của cơ thể, vì vậy các em nên uống 1 cốc nước cam cùng với ăn
ngũ cốc bữa sáng hơn là một tách trà
3.2 Thiếu hụt can xi
Chứng loãng xương gây ra hiện tượng xương giòn và dễ gãy. Xương tiếp tục
phát triển và khỏe mạnh cho đến độ tuổi 30 và giai đoạn thiếu niên là giai đoạn vô
cùng quan trọng trong sự phát triển này. Vitamin D, can xi và phốt pho đóng vai trò
thiết yếu trong tiến trình phát triển xương với lượng can xi cần thiết cho TN từ
khoảng 800mg - 1,000mg mỗi ngày.
Hàng ngày, TN nên ăn các thức ăn giàu can xi. Nguồn thức ăn giàu can xi
nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa. Mỗi ngày, nên ăn 3 khẩu phần sữa, ví dụ như:
1 cốc sữa, một hộp sữa chua 150g và một miếng pho mat nhỏ bằng bao diêm. Nếu
TN không ăn sản phẩm sữa, thì hãy uống sữa đậu nành có bổ sung canxi.
4. Lựa chọn thực phẩm
Thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển nhanh chóng và trước tiên nhu cầu
ăn uống là để cung cấp năng lượng, thường được phản ảnh bởi cảm giác thèm ăn.
Tốt nhất là thực phẩm trong bữa ăn vừa phải giàu năng lượng và giàu chất dinh
dưỡng. Việc cung cấp năng lượng từ thực phẩm ngọt và chất béo là chưa đủ vì
thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng hãy khuyên TN nên chọn lựa đa dạng các
loại thực phẩm từ các nhóm thức ăn cơ bản khác:
- Tinh bột: bánh mì, gạo, mỳ sợi, ngũ cốc, bánh mì Ấn Độ, bột mỳ nấu thịt
và khoai tây

- Rau quả: ăn ít nhất 5 khẩu phần ăn mỗi ngày
- 2 hoặc 3 khẩu phần chế phẩm sữa, ví dụ như sữa, sữa chua, pho mát và
phomat kem Pháp.
- 2 phần nhỏ protein, như thịt, cá, trứng, đậu nành và đậu Hà Lan
- Không quá nhiều thực phẩm béo
- Hạn chế thức ăn và đồ uống nhiều đường
* Những thói quen ăn uống quan trọng cần tuân theo trong giai đoạn thanh thiếu
niên, bao gồm:
- Uống 6 -8 cốc nước mỗi ngày
15


- Ăn uống đủ bữa, bao gồm cả bữa sáng vì bữa sáng cung cấp các chất dinh
dưỡng thiết yếu và làm tăng khả năng tập trung trong buổi sáng.
- Tập luyện thể thao đều đặn là yếu tố quan trọng để có một cơ thể phát triển
toàn diện,cân đối và hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như hệ xương phát triển vững
chắc.
5. Các yếu tố quan trọng
- Ăn uống điều độ và đầy đủ các nhóm thực phẩm chính, hạn chế các thực
phẩm nhiều đường và chất béo
- Chú ý ăn uống đầy đủ chất sắt, can xi và ăn thịt nạc màu đỏ hoặc các loại
thực phẩm chứa sắt khác và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Năng vận động
6. Dinh dưỡng tuổi dậy thì
Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần
kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục( tâm sinh lý) tăng
lên gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.
Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì mỗi ngày cần 2.200 – 2.400 calo, tương
đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ

bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể.
Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng là lúc trẻ hoạt động nhiều
nhất, nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở giai đoạn này.
6.1. Chất đạm:
Trẻ dậy thì cơ bắp giai đoạn này phát triển nên lượng đạm cần cao hơn người
trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn
hàng ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa… Trong
đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt – chất
sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.
6.2. Chất béo:

16


Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng
lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo nhưvitamin A, D, E,
K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và
chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực
vật, khoảng 40 – 50gr mỗi ngày.
6.3. Chất bột:
Là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60 – 70% năng lượng
có trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa những loại
bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
6.4. Can xi:
Can xi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương
chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và
phòng được bệnh loãng xương sau này. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg can xi.
Can xi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá
(nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 -500ml sữa/ ngày.
6.5. Chất sắt:

Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu
trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18 mg sắt/ngày trong đó bé gái
cần tới 20 mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt, phủ tạng động vật: gan, tim,
bầu dục…, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt
hơn… Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên,
buồn ngủ, da xanh…
6.6. Các vitamin:
Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có
thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển
chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm
quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức
đề kháng.
Dưới đây là sự khảo sát đầu năm khi chưa thực hiện chuyên đề thu được kết quả
theo bảng dưới đây.
17


Tên Phân
KNS

biệt

Thói quen ăn uống

Ăn uống khoa học

Tự do

Ăn đủ, đúng Ăn


Đúng giờ

khẩu phần

8A

15

22

(35 HS)

(42,8
%)

(62,8%)

8B

12

25

(35 HS)

(34,2%) (71,4%)

8C

25


16

Ứng phó
uống

chưa hợp lý

13

15

(37,2%)

(42,8%)

10

18

17

18

(28,6%)

(51,4%)

(48,6%)


(51,4%)

16

18

20
(57,2%)

13
(43,8%)

15
(42,8%)

12

(32 HS)

( 78,1%
(50%)
)

(50%)

(56,2 %)

8D

15


18

12

12

18

10

(30HS)

(50%)

(60%)

(40%)

(40%)

(60%)

(33,3%)

8E

10

25


5

5

25

11

(30HS)

(33,3%) (83,3%)

(16,7%)

(16,7%)

(83,3%)

(36,6%)

8G

14

15

13

12


16

14

(28HS)

(50%)

(53,5%)

(46,4%)

(42,8%)

(57,2%)

(50%)

(37,5%)

Qua kết quả khảo sát cho thấy thực trạng kỹ năng sống của học sinh, đặc biệt
nhận thức về dinh dưỡng, thói quen ăn uống khoa học, ứng phó với những tình
huống thực tế còn thấp. Cho nên tôi thực hiện chuyên đề này nhằm trang bị cho
các em những kỹ năng về dinh dưỡng để các em có một cơ thể phát triển khỏe
mạnh và an toàn.

18



III. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học giáo dục KNS thông qua chế độ
dinh dưỡng cho học sinh trong giảng dạy Sinh học 8.
1. Một số phương pháp dạy học tích cực, giáo dục KNS thông qua chế độ dinh
dưỡng cho học sinh trong giảng dạy sinh học 8.
1.1. Phương pháp vấn đáp, tìm tòi:
Thuộc nhóm phương pháp dùng lời. Là một trong những phương pháp có
nhiều ưu thế trong việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa thầy và cả lớp, có khi
giữa trò với trò về một chủ đề nhất định, thông qua đó học sinh nắm được kiến thức
mới. Trong phương pháp này, hệ thống câu hỏi của giáo viên đóng vai trò chủ đạo,
quyết định chất lượng lĩnh hội của học sinh.
1.2 Phương pháp trực quan.
Là cách sử dụng phương tiện trực quan như một nguồn cung cấp thông tin để
học sinh khai thác, phát hiện và lĩnh hội kiến thức..
1.3 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên
tạo ra những tình huống có vấn đề; tổ chức, hướng dẫn học sinh đặt vấn đề, hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề; thông qua đó học sinh
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Đặc trưng cơ bản của dạy học có vấn đề là học sinh được đặt vào "tình huống
có vấn đề". Là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn mà các em thấy
cần và có khả năng vượt qua, nhưng không thể ngay lập tức giải quyết được, mà
phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ (chú ý: Tình huống đó phải vừa sức học
sinh ,không quá dễ hoặc quá khó).
1.4 Phương pháp thảo luận nhóm.
Là phương pháp mà trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh trong cùng một
nhóm phân công, thực hiện, hợp tác cùng giải quyết một vấn đề nhất định.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp học sinh tham gia một cách
chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ

19


hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết
nhiệm vụ chung.
2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực giáo dục kĩ năng sống thông qua chế độ dinh
dưỡng cho học sinh trong dạy học sinh học lớp 8.
2.1 Kỹ thuật đặt câu hỏi.
Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, giáo viên phải sử dụng câu
hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng
mới, để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi
để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa
sáng tỏ.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh và
giáo viên, học sinh và học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia
của học sinh càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn.
2.2 Kỹ thuật động não.
Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ
vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế ý tưởng.
2.3 Kỹ thuật "Trình bày 1 phút".
Đây là kỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn
gọn và cô đọng với bạn bè cùng lớp. Các câu hỏi cũng như câu trả lời học sinh đưa
ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên thấy được các em
đã hiểu được vấn đề như thế nào.
2.4 Kỹ thuật"Hỏi và trả lời":
Đât là kỹ thuật dạy học giúp học sinh có thể củng cố, khắc sâu kiến thức đã
học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi..
2.5 Kỹ thuật "Đọc hợp tác"(Còn gọi là đọc tích cực)

Kỹ thuật này nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp giáo
viên tiết kiệm thời gian đối với những bài học phần đọc có nhiều nội dung nhưng
không quá khó đối với học sinh.
20


2.6 Kỹ thuật"Hoàn tất một nhiệm vụ".
- Giáo viên đưa ra một câu chuyện/ một vấn đề/ một bức tranh/một thông
điệp/....mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu học sinh/ nhóm học sinh hoàn
tất phần còn lại..
2.7 Phân tích phim.
Phim video hoặc flash có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội
dung bài học. Phim tương đối ngắn gọn (3-5 phút). Giáo viên cần xem qua trước để
đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.
-Trước khi cho học sinh xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc
liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vậy sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
- Học sinh xem phim.
- Sau khi xem phim, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp và trả
lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
IV/ Một số nội dung trong chương trình sinh học 8 có thể tích hợp giáo dục kĩ
năng sống thông qua chế độ dinh dưỡng.
1. Một số nội dung có thể tích hợp:
Chương

Các kỹ năng sống về dinh dưỡng cơ Các phương pháp, kỹ
bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin -Hoàn tất một nhiệm vụ
khi đọc sách giáo khoa, qua tranh ảnh,

thực tế để biết chế độ dinh dưỡng.
- Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng
Chương
I:
tổng hợp (ăn đủ loại thức ăn và ăn hợp
Khái quát về
lý đảm bảo thành phần hóa học xây
cơ thể người
dựng tế bào, )

-Thực hành

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin -Hỏi chuyên gia
khi đọc sách giáo khoa, qua tranh ảnh, -Thảo luận nhóm nhỏ
21


thực tế về xương và cơ.
ChươngII:
Vận động

-Động não

-Kỹ năng đặt mục tiêu ; Rèn luyện thể -Khăn trải bàn
dục thể thao cho hệ vận động được -Trình bày một phút
khỏe mạnh và dẻo dai.
-Vấn đáp-tìm tòi
-Kỹ năng ứng phó với các tình huống
-Trực quan
để bảo vệ bản thân: Sơ cứu , băng bó

- Đóng vai
khi bị gãy xương
- Kỹ năng sắp xếp thời gian, ăn uống - Dạy học nhóm.
và luyện tập hợp lý, có chế độ ăn phù - Thực hành
hợp với lứa tuổi(ăn những loại thức ăn
giàu canxi, phốt pho, kẽm,vitamin
D,K)
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
qua sách vở, thực tế bản thân.

Chương III:
Tuần hoàn

-Kỹ năng đặt mục tiêu ; Rèn luyện Thảo luận nhóm nhỏ
thân thể đấu tranh phòng chống bệnh
- Động não
tật, xây dựng thói quen tốt bảo vệ hệ
tuần hoàn(ăn thức ăn giàu chất sắt, -Vấn đáp-tìm tòi
không nên ăn quá nhiều mỡ động vật -Trực quan
ảnh hưởng đến tim mạch)
-Trình bày một phút
-Kỹ năng ứng phó với các tình huống
để bảo vệ bản thân: Sơ cứu cầm máu,
chủ động phòng tránh một số bệnh
thông qua tiêm phòng, uống vacxin ,
tuân theo các quy tắc truyền máu...
-Ở những người ít vận động ăn những
chất giàu côlesterôn thịt trứng sữa sẽ
có nhiều nguy cơ gây sơ vữa động -Thực hành
mạch dẫn đến xuất huyết dạ dày , xuất

huyết não, gây tử vong
22


Chương IV:
Hô hấp

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Thảo luận nhóm nhỏ
đọc tài liệu
- Động não
- Rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ - Trực quan
hệ hô hấp.
- Dạy học nhóm
- kỹ năng ra quyết định: xây dựng kế
hoạch rèn luyện hệ hô hấp (không hút
thuốc lá, không dùng các chất kích
thích, ma túy )
-Ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh
dưỡng. Cơ thể khỏe mạnh sẽ có một
dung tích sống lý tưởng
- môi trường sống trong lành (vệ sinh
lớp học,nhà ở…)

ChươngV:
Tiêu hoá

- Thực hành

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Hỏi chuyên gia
trong sách giáo khoa, liên hệ thực tế...

về cấu tạo, chức năng của các bộ phận
-Thảo luận nhóm nhỏ
trong hệ tiêu hóa.
-Động não
-Kỹ năng đặt mục tiêu lập chế độ ăn
uống hợp lý, hợp vệ sinh, đủ dinh -Khăn trải bàn
dưỡng.
-Trình bày một phút
-Kỹ năng giải quyết vấn đề (Nhai kĩ -Vấn đáp-tìm tòi
no lâu, không nên ăn nhiều đồ ngọt
-Trực quan
vào buổi tối).
-Đóng vai
-Kỹ năng tự tin (Tạo bầu không khí
thoải mái khi ăn, sau khi ăn có thời -Dạy học nhóm
gian nghỉ ngơi hợp lý, tạo thói quen ăn -Thực hành thí nghiệm
uống khoa học ).
-Kỹ năng ứng phó với các tình huống
để bảo vệ bản thân khi gặp các triệu
chứng bệnh tật về tiêu hóa (Đầy hơi ,
23


ợ chua, rối loạn tiêu hóa…)
Kỹ năng kiên định( ăn uống đúng giờ,
vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh răng miệng
đúng cách , không uống rượu bia,
không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thực
phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm
nhuộm màu hóa chất, thức ăn còn tồn

dư nhiều chất tăng trọng, chất bảo
quản).
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

-Thảo luận nhóm nhỏ,
-Kỹ năng đặt mục tiêu ; Rèn luyện thể thảo luận cặp đôi.
dục thể thao ,chế độ dinh dưỡng khoa -Động não
ChươngVI:
Trao đổi chất học.
-Khăn trải bàn

năng -Kỹ năng giải quyết vấn đề (trời nóng -Trình bày một phút
lượng
chóng khát, trời mát chóng đói, rét run
-Vấn đáp-tìm tòi
cầm cập, nguyên nhân của bệnh béo
phì và cần có chế độ ăn kiêng hợp lý, -Trực quan
tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở -Đóng vai
những nước đang phát triển).
-Kỹ năng tự tin (Cần ăn những loại
thức ăn chứa nhiều vitamin
A,B,C,D,E hợp lý, ăn thức ăn giàu -Thực hành
các loại muối khoáng như thịt cá trứng
sữa...).
-Kỹ năng quản lý thời gian,có trách
nhiệm với bản thân, phân tích số liệu
(lập khẩu phần ăn uống cho riêng bản
thân và cho những người trong gia -Động não
đình,
.- Kỹ năng chăm sóc người thân(có

chế độ ăn riêng hợp lý là những loại
24


thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh - Thực hành
dưỡng)
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Chương VII: -Kỹ năng đặt mục tiêu ; Rèn luyện
Bài tiết
thân thể khoẻ mạnh qua chế độ dinh
dưỡng hợp lý, cần uống đủ nước mỗi
ngày,( không ăn quá mặn, quá chua,
quá nhiều prôtêin,thức ăn ôi thiu)
uống nước lọc , nước sạch.

- Hoàn tất 1 nhiệm vụ
-Thảo luận nhóm nhỏ
-Động não
-Khăn trải bàn
-Trình bày một phút
-Vấn đáp-tìm tòi

-Kỹ năng giải quyết vấn đề (nguyên -Trực quan
nhân của bệnh sỏi thận, muốn đi tiểu
-Đóng vai
thì đi ngay ,không nên nhịn lâu.
- Kỹ năng tự tin khi xây dựng thói
quen khoa học để bảo vệ hệ bài tiết,
ăn uống vệ sinh.


Chương
VIII: Da

- Kỹ năng tự nhận thức: không nên -Động não
lạm dụng mỹ phẩm, nhổ bỏ lông -Khăn trải bàn
mày...
-Trình bày một phút
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
-Vấn đáp-tìm tòi
-Kỹ năng đặt mục tiêu ; Rèn luyện
-Trực quan
thân thể có làn da sạch sẽ và khỏe
-Đóng vai
mạnh.
-Kỹ năng giải quyết vấn đề

-Dạy học nhóm

-Kỹ năng tự tin (ăn những thức ăn
giàu vitamin C, E, uống đủ nước về
mùa khô hanh)
-Kỹ năng ứng phó với các tình huống
để bảo vệ bản thân: khi bị xây sát da.
-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: - Hỏi chuyên gia
25


×