Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng thư viện trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯ VIỆN
TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Người thực hiện: Bùi Thị Nam
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Châu
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lí

MỤC LỤC
TT Nội dung
1

Trang

1. MỞ ĐẦU

2

THANH HÓA NĂM 2016

1


2


1.1. Lí do chọn đề tài

3

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

6

2. NỘI DUNG

4

7


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

8

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi xây dựng thư viện chuẩn

5

9

2.3. Các giải pháp xây dựng thư viện trường đạt chuẩn

5

10

2.3.1. Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương

5

2

2.3.2. Công tác chỉ đạo xây dựng thư viện đạt chuẩn

6

3


2.3.3. Huy động nguồn lực để mua sắm trang thiết bị thư viện

7

4

2.3.4. Kết quả xây dựng thư viện

12

5

2.3.5. Khai thác sử dụng hiệu quả thư viện

13

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

7

3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

19

8


3.1. Kết luận

19

9

3.2. Kiến nghị

20

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯ VIỆN
TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1. MỞ ĐẦU:
2


1.1. Lí do chọn đề tài:
Thư viện là nơi lưu giữ kho tàng tri thức của nhân loại đúng như Soopenhaoơ
nói: “Phần lớn tri thức của loài người thuộc các lĩnh vực chỉ tồn tại trên giấy và
trong sách, các trí nhớ bằng giấy của nhân loại. Bởi vậy chỉ có bộ sưu tập sách, tức
là thư viện mới là niềm hy vọng duy nhất và là trí nhớ không huỷ diệt nổi của loài
người”.
Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên nguồn tư liệu quí giá làm giàu thêm vốn
kiến thức cho mỗi cá nhân, đồng thời cung cấp lượng lớn thông tin phục vụ cho
hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh; góp phần đắc lực trong giáo dục chính
trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho giáo viên và hình thành nhân cách cho học sinh.
Đọc sách ở thư viện cung cấp cho các em nguồn kiến thức quí giá về tri thức khoa
học, về hiểu biết tự nhiên xã hội, kỹ năng sống, vốn ngôn từ, những lời hay ý đẹp.
Thư viện còn là nơi thư giãn cho mọi người sau những căng thẳng mệt mỏi của
công việc.

Hiện nay ngoài thư viện của các trường đạt chuẩn quốc gia; hầu hết thư viện
các trường THCS đều chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình
và phương pháp dạy học. Có nhiều nguyên nhân như cơ chế chính sách, nguồn
nhân lực, nhận thức của cán bộ quản lí… Nhưng nguyên nhân chủ yếu là kinh phí
để xây dựng thư viện rất hạn hẹp, hầu như không có từ ngân sách Nhà nước; kinh
phí đa phần từ các nguồn xã hội hóa giáo dục mà công tác xã hội hóa phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, nhận thức của chính quyền
địa phương, của nhân dân ….
Năm học 2014-2015 trường THCS Xuân Châu được đầu tư xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia, cùng với việc xây thêm các phòng học bộ môn thì xây dựng thư
viện đạt chuẩn là ưu tiên hàng đầu của nhà trường. Để xây dựng được thư viên đạt
chuẩn cần phải có sự vào cuộc của các cấp các ngành, quyết tâm vượt khó của lãnh
đạo nhà trường. Đặc biệt là vận động được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, cựu
học sinh, CBGV, học sinh và toàn thể nhân dân địa phương chung tay giúp sức .
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa; Phòng
Giáo dục và Đào tạo Thọ xuân ;bằng sự nỗ lực phấn đấu và sự ủng hộ của các cấp,
các ban ngành và nhân dân địa phương, trường THCS Xuân Châu đã xây dựng
thành công thư viện trường chuẩn quốc gia. Được Sở giáo dục và Đào tạo Thanh
hóa đề nghị công nhận thư viên đạt Thư viện tiên tiến.
Nhờ việc khai thác, sử dụng thư viện có hiệu quả mà chất lượng giáo dục toàn
diện trong nhà trường có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thành
công chương trình “ Dự án mô trường học mới Việt Nam”áp dụng trong năm học
3


2015-2016 ; vị thế của nhà trường được cải thiện đáng kể , đem lại niềm tin cho
phụ huynh học sinh cũng như lãnh đạo địa phương.
Trong quá trình xây dựng, khai thác sử dụng hiệu quả thư viên đạt chuẩn quốc
gia chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp, đồng
thời mong muốn nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo để chúng tôi hoàn

thành chỉ tiêu xây dựng thư viên xuất sắc trong thời gian tới, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo. Thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của
ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện nhà trường, gắn
với việc đổi mới hoạt động giáo dục , rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
của cán bộ , giáo viên, nhân viên và học sinh .
Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng thư viện trường
THCS đạt chuẩn quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm xây dựng thư viện trường THCS đạt chuẩn
Quốc gia” để rút ra bài học trong qúa trình chỉ đạo xây dựng và khai thác sử dụng
có hiệu quả thư viện trường THCS đạt chuẩn , tiến tới xây dựng thư viện Xuất sắc
tại trường miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đáp ứng yêu cầu
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, góp phần thực hiện việc đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị BCH TW
Đảng lần thứ 8 khóa XI.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xây dựng thư viện trường THCS đạt chuẩn quốc gia; các tiêu chuẩn
thư viện trường đạt chuẩn: Cơ sở vật chất của thư viện, phòng đọc của GV, HS,
phòng kho, tủ giá sách; công tác của thủ thư; khai thác, sử dụng có hiệu quả thư
viện nhà trường .
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Thông qua nghiên cứu các thông tư, qui định, văn bản hướng dẫn xây dựng
trường THCS đạt chuẩn quốc gia, thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến để có cơ sở
lí thuyết phục vụ cho công tác xây dựng thư viện. Thông qua khảo sát thực tế nhà
trường, địa phương; thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ các trường đã xây
dựng thành công thư viện chuẩn, thống kê xử lí số liệu, xây dựng kế hoạch phù hợp
và có tính khả thi.
2. NỘI DUNG

4


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chúng ta đã biết sách có vai trò hết sức quan trọng trong Giáo dục và Đào
tạo: Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con
người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp
tăng trí tuệ và nâng cao sự hiểu biết của con người. Càng đọc sách chúng ta càng
nhận ra được kiến thức của mình còn hạn hẹp và phải bổ sung nhiều hơn nữa. Mỗi
chúng ta nhất là các thầy cô giáo càng cần “Học, Học nữa, Học mãi” như Lê Nin đã
từng nói.
Xây dựng, khai thác, sử dụng thư viện có hiệu quả góp phần to lớn vào quá
trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nhất là quá trình
triển khai “ Dự án mô trường học mới Việt Nam” thực hiện ở lớp 6 năm học 20152016. Giúp giáo viên, học sinh tiếp cận được nhiều và thường xuyên hơn lượng
lớn thông tin qua sách báo, thư viện điện tử, trường học kết nối. Giúp các nhà quản
lí chỉ đạo tốt hơn quá trình dạy học qua các phần mền ứng dụng CNTT, từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường góp phần đào tạo nguồn
nhân lực năng động, sáng tạo, hội nhập cho quê hương đất nước.
Đối với trường đạt chuẩn quốc gia thì xây dựng thư viện chuẩn là yêu cầu bắt
buộc. Căn cứ theo qui chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia ban hành
kèm theo thông tư 47/2012/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mục b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư
viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo
khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi ...; cập nhật thông tin về giáo dục
trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
Trong quá trình xây dựng thư viện trường căn cứ vào: Quyết định
số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tiêu chuẩn thư viện
trường phổ thông ban hành ngày 02/01/2003 và Quyết định số 01/2004/QĐBGD&ĐT ngày 29/01/2004 về Sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐBGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ hướng dẫn số: 11185/GDTH ngày 17

tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông để
xây dựng thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến theo đúng qui định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi xây dựng thư viện chuẩn:
Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
5


Địa phương: Là xã miền núi phía tây huyện Thọ Xuân, xa trung tâm huyện
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; dân trí thấp, số người thành đạt ít. Kinh tế chủ
yếu là trồng trọt cây lúa, cây mía, tưới tiêu không chủ động, phụ thuộc vào thiên
nhiên “Chiêm khê, mùa úng”. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục hạn hẹp.
Nhà trường: Thường xuyên thiếu về đội ngũ, năng lực tiếp thu của HS hạn chế;
phong trào học tập chưa có nhiều khởi sắc; cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn
thiếu so với yêu cầu đổi mới giáo dục. Xuất phát điểm của trường trước khi xây
dựng chuẩn được đánh giá thấp.
Cơ sở vật chất của thư viện: Trước khi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
thư viện nhà trường được ghép với phòng kho chứa tranh và các thiết bị dạy học;
chỉ có 2 giá để sách và vài bộ bàn ghế; sách vở phần lớn là sách cũ, thiếu về số
lượng, kém về chủng loại và chất lượng. Không có cán bộ thư viện chuyên trách.
Không đảm bảo yêu cầu tối thiểu của thư viện trường THCS.
Nguyên nhân: Nguồn kinh phí chi cho hoạt động thư viện hạn hẹp; Cơ sở vật
chất thư viện chưa được địa phương đầu tư; nhà trường chưa quan tâm đúng mức
tới công tác xây dựng thư viện.
2.3. Các giải pháp xây dựng thư viện trường đạt chuẩn.
2.3.1. Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương :
Nắm bắt được chủ trương xây dựng nông thôn mới của xã trong năm 2016
BGH đã tích cực tham mưu để Ban Thường vụ Đảng ủy xã đưa công tác xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương khi có thời cơ thuận lợi hiệu

trưởng tiến hành lập kế hoạch tổng thể xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thư
viện đạt chuẩn. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nội dung các thông tư, quyết định, hướng
dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo về các tiêu chí của trường đạt chuẩn, tiêu chuẩn
thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến. Sau khi lập kế hoạch tổng thể báo cáo xin ý kiến
chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục & Đào tạo; UBND huyện Thọ Xuân ; Ban
Thường vuh Đảng ủy xã về kế hoạch xây dựng trường chuẩn.Tổ chức thăm quan
các trường chuẩn THCS Xuân Quang, THCS Xuân Hòa, THCS Xuân Lam để học
tập kinh nghiệm, chú trọng công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn .
Tham mưu cho UBND xã lựa chọn vị trí xây dựng thư viện sao cho cấu trúc
phải hài hòa, tiện ích, tiết kiệm và phù hợp với nguồn kinh phí thực tế của nhà
trường và địa phương.
Trước khi xây dựng trường đạt chuẩn, nhà trường có 2 phòng cấp 4 dùng
làm phòng học của học sinh, vị trí tương đối đẹp có cây xanh bóng mát bao quanh.
Móng tường được xây dựng kiên cố, nhưng mái ngói đã cũ dột nát. Để tiết kiệm đất
6


xây dựng UBND xã có kế hoạch phá bỏ khu nhà cũ để xây một dãy nhà cao tầng 8
phòng làm học bộ môn ,dự kiến thư viện dùng 1 phòng học diện tích 48 m 2.
Theo qui định thư viện đạt chuẩn thì diện tích tối thiểu của thư viện chuẩn
phải đạt 50 m2; thư viện tiên tiến 90 m2; trong khi đó diện tích của 2 phòng học cấp
4 dự kiến phá bỏ là 96m 2. Ban giám hiệu nhà trường phải thuyết phục Ban thường
vụ Đảng ủy, nhất là đồng chí chủ tịch UBND xã về những lợi ích khi sửa chữa nâng
cấp 2 phòng học để làm thư viện; tham mưu cho UBND xã về vị trí xây dựng dãy
nhà cao tầng còn lại 6 phòng trong khuôn viên trường hợp lý, đảm bảo liên thông
giữa các khu nhà tiện lợi cho việc học tập của học sinh, tiết kiệm khoảng 600 triệu
đồng so với dự toán xây 8 phòng học ban đầu.
2.3.2. Công tác xây dựng phòng thư viện
+ Thành lập ban chỉ đạo xây dựng thư viện đạt chuẩn:
Ban chỉ đạo gồm: Ban giám hiệu, các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng,

thư ký hội đồng, kế toán trường và nhân viên phụ trách thư viện. Phân công trách
nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đao.
Hiệu trưởng phụ trách công tác chỉ đạo chung, xây dựng kế hoạch, tham mưu,
huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng thư viện.
Hiệu phó phụ trách CSVC chịu trách nhiệm phối hợp với cán bộ Văn hóa Địa chính đo đạc, lập dự toán chi tiết, thiết kế các phòng thư viện.
Hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ trưởng, tổ văn
phòng, cán bộ thư viện kiểm kê rà soát thực trạng sách của thư viện; lập hồ sơ; xây
dựng kế hoạch huy động đóng góp mua sắm sách và các trang thiết bị của thư viện.
Định kỳ hàng tháng họp sơ kết đánh giá tiến độ thực hiện, có những điều
chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng thư viện.
+ Cải tạo, nâng cấp phòng học cũ làm thư viện
Hiệu trưởng căn cứ tình hình thực tế lập kế hoạch chi tiết xây dựng thư viện
đạt chuẩn quốc gia. Cùng với Ban kiến thiết xây dựng của địa phương bàn bạc về
vị trí, địa điểm đặt thư viện, kích thước chiều cao, chiều rộng, diện tích các phòng
kho sách, phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, phòng kho tranh sao cho phù
hợp với yêu cầu và mang tính chiến lược để 15-20 năm sau không cần phải xây
dựng cơ bản, trên cơ sở phấn đấu để thư viện đạt chuẩn trong năm 2015; tiến tới
xây dựng thư viên tiên tiến và xuất sắc trong 5 năm tới (2015-2020).
Sau khi đã có sự đồng thuận của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn của địa
phương, hiệu trưởng tích cực tham mưu cho UBND xã xúc tiến cải tạo sửa chữa 2
phòng học nhà cấp 4 theo thiết kế phù hợp với công năng sử dụng của thư viên. Sau
7


thời gian thi công gấp rút đến tháng 8 năm 2015 việc sửa chữa, nâng cấp các phòng
thư viện được hoàn thành; thư viện cao ráo, thoáng mát sạch sẽ; ở vị trí trung tâm
nhưng có không gian yên tĩnh, thân thiện cho GV- HS đọc sách và thư giãn sau
những giờ học, giờ làm việc căng thẳng.
2.3.3. Công tác huy động nguồn lực để mua sắm trang thiết bị thư viện
Song song với quá trình xây dựng phòng thư viện thì việc mua sắm trang thiết

bị, sách cho thư viện; hợp đồng nhân viên làm thư viện có chuyên môn… cũng là
những công việc làm cho chúng tôi phải đau đầu suy nghĩ: Trang thiết bị, sách vở
phải mua sắm thì nhiều mà nguồn kinh phí từ ngân sách thì quá hạn hẹp, phải huy
động nguồn kinh phí hợp pháp từ đâu và như thế nào là điều mà chúng tôi luôn trăn
trở.
* Huy động nội lực : CBGV-HS
Xác định vai trò quyết định trong xây dựng thư viện là đội ngũ cán bộ giáo viên,
học sinh nhà trường. Ban giám hiệu tích cực tuyên truyền vận động và gương mẫu
đi đầu trong đóng góp trí tuệ, công sức cho thư viện nên đã tạo được sự đồng thuận
cao trong tập thể sư phạm và các em học sinh, mọi người đều tích cực phấn khởi
tham gia đóng góp xây dựng thư viên; 100 % cán bộ GV- HS tham gia đóng góp
xây dựng thư viện.
Cán bộ giáo viên nhà trường đóng góp sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách
truyện … tổng số tiền đóng góp trị giá 29.900.000đ (Hai chín triệu chín trăm ngàn
đồng). Trong đó BGH đóng góp 8,5 triệu đồng tiền mặt và hàng chục quyển sách
tham khảo có giá trị.
Tổ chức các buổi giới thiệu và trưng bày sách làm cho các em thấy được ý
nghĩa của việc đọc sách: “Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian
và trân trọng trở những hang hoá quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Phát
động phong trào “đóng góp 1 cuốn sách để được đọc 200 cuốn sách” được học
sinh tích cực hưởng ứng; có những em học sinh đóng góp đến 20 cuốn sách có giá
trị cho thư viện như em Trịnh Thị Huyền Trang lớp 9A; em Nguyễn Thị Trang lớp
8B, em Phạm thị Thùy lớp 9A.
Tổ chức cuộc thi sưu tầm ,vẽ tranh , triển lãm tranh về Anh Bộ đội Cụ
Hồ,Tranh về công cuộc xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước nhân
dịp kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tất cả các em học sinh toàn trường đều hào hứng tham gia sưu tập hoặc vẽ
những bức tranh mà các em yêu thích ; Liên đội lựa chọn 8 em đại diện cho 8 lớp
có những bức tranh đẹp giới thiệu cho các bạn nghe về nội dung ,ý nghĩa các bức
tranh mà các em đã dày công sưu tầm hoặc tự vẽ. Tiêu biểu như tập thể lớp 6A; 9A;

8


cá nhân như em Chu Thị Lâm Oanh lớp 8A; em Trần Thị Hương lớp 9A, em Phạm
Anh Tuấn lớp 6B, em Hoàng Quỳnh Anh lớp 6A.

Học sinh đang xem triển lãm tranh
.

Tổng hợp kết quả ủng hộ sách và tranh sưu tầm của HS :
Lớp

Số HS

6A
6B
7A

26
26
24

Số sách ủng
hộ lần 1
53
55
50

Số sách, báo ủng
hộ lần 2

56+ 36 tờ báo
113+ 159 tờ báo
74

KQ thi sưu tầm tranh
tháng 12/2015
60
34
45
9


7B
8A
8B
9A
9B
Tổng
8 lớp

25
26
24
26
25
202

66
57
54

60
63
458 quyển

59
79
76+ 50 tờ báo
64
51
572 + 245 tờ báo

48
50
47
55
48
387 bức tranh

* Công tác xã hội hóa giáo dục:
Nhà trường xác định trong điều kiện nguồn thu ngân sách hạn hẹp thì công tác
xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực tham gia là hết sức quan trọng và
cần thiết vì vậy công tác tham mưu, tư vấn và vận động được nhà trường rất chú
trọng, khi đã hiểu được vai trò quan trọng của thư viện nhà trường trong dạy học
góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập thì
các tổ chức cá nhân được vận động đều nhiệt tình tham gia ủng hộ đóng góp xây
dựng thư viện.
Tổ chức các hoạt động giới thiệu về nhà trường như lễ gặp mặt đầu xuân nhân
dịp tết nguyên đán Ất Mùi; tranh thủ sự ủng hộ vật chất tinh thần của Hội Cựu giáo
chức, của Cựu học sinh nhà trường. Mời các thầy cô nguyên là lãnh đạo nhà trường
qua các thời kỳ, các thầy cô đã từng công tác tại trường để sưu tầm các tài liệu

tham khảo và tư liệu thực tế từ các thầy cô đã từng giảng dạy tại trường từ khi
thành lập trường đến nay (1965-2015). Thật may mắn cho trường sau 50 năm thành
lập các thầy cô làm hiệu trưởng, hiệu phó qua các thời kỳ đa phần vẫn còn sống và
khỏe mạnh, đây là kho tư liệu sống rất quí giá để nhà trường biên soạn lịch sử hình
thành và phát triển của nhà trường sau năm 50 năm thành lập.
Mời cựu HS thành đạt để giới thiệu về sự hình thành và phát triển của nhà
trường, những thuận lợi khó khăn trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia,
kêu gọi sự đóng góp ủng hộ về vật chất, tinh thần cho nhà trường trong đó có đóng
góp đáng kể cho xây dựng thư viện đạt chuẩn.
Kết quả thu được thật đáng trân trọng: Phụ huynh HS ủng hộ 4 tủ trưng bày
sách trị giá 20.000.000đ. Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Châu ủng hộ 2 triệu đồng
mua sách nâng cao phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Quĩ tín dụng
Xuân Châu hỗ trợ 2 triệu đồng mua sách giáo khoa cho thư viện. Ban Chỉ huy quân
sự huyện Thọ Xuân tặng nhà trường 2 bộ máy vi tính trị giá 20 triệu đồng. Nhà
xuất bản Thanh hóa tặng nhà trường sách về lịch sử, văn hóa, văn nghệ của quê
hương Thọ Xuân. Bộ sách truyện thiếu nhi do Nhà nước tài trợ qua công ty Minh
Thành là 270 cuốn.
10


BGH nhà trường tặng hoa cho các thầy cô nguyên HT nhà trường.

Dàn âm thanh do cựu học sinh tặng nhà trường

11


Đón bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia
Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường; 33 năm ngày nhà
giáo Việt Nam và đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, trường

được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Phòng giáo dục huyện Thọ Xuân: Những lẵng hoa, quà tặng ý nghĩa: bức tranh thêu
tri ân thầy cô, trống đồng, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Cựu HS Bùi Ngọc Bằng kỹ
sư CNTT tặng 01 Ti vi màn hình phẳng trị giá 10 triệu đồng; Thượng tá Công an Lê
Ngọc Thơ tặng giàn âm thanh trị giá 20. 000.000đ và nhiều món quà ý nghĩa khác
làm phong phú thêm cho bộ sưu tập tư liệu, CSVC của thư viện nhà trường.
2.3.4. Kết quả xây dựng thư viện:
Sau 6 tháng khởi công việc xây dựng thư viện đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế
hoạch đề ra. Thư viện có diện tích 114 m 2; có phòng kho sách, phòng đọc cho giáo
viên; phòng đọc cho học sinh và phòng kho tranh. Trang thiết bị phòng thư viện
được mua sắm đầy đủ, đúng tiêu chuẩn:
-

Bàn ghế phòng đọc giáo viên: 30 chỗ ngồi
Bàn ghế phòng đọc học sinh: 40 chỗ ngồi
Máy vi tính nối mạng: 5 máy
Ti vi, dàn âm thanh
Tủ trương bày: 6 cái; Giá sách: 5 cái
12


- Bảng đen, các biểu bảng, khẩu hiệu trang trí, bình hoa, tranh ảnh…
Tổng số sách thư viện là: 4775 cuốn. Trong đó:
- Sách giáo khoa :1276 cuốn; Sách nghiệp vụ: 510 cuốn
- Sách tham khảo: 1326 cuốn; bình quân gần 7 cuốn trên 1 học sinh
- Sách thiếu nhi + Sách pháp luật: 1013 cuốn
- Sách giáo khoa dùng chung: 750 cuốn
- Hàng trăm các loại báo và tạp chí khác
Kinh phí mua sắm sách và các trang thiết bị cho thư viện:
-


Tiền sách: 77.287.300đ
Báo tạp chí các loại: 17.457.000đ
Tủ giá giá: 30.000.000đ
Bàn ghế phòng đọc: 50.000.000đ
Máy tính: 40.000.000đ
Ti vi, giàn âm thanh trị giá: 30.000.000đ.

Trang thiết bị của thư viện đáp ứng được tiêu chuẩn thư viện trường đạt chuẩn
quốc gia. Tổng kinh phí mua sắm sách và trang thiết bị của thư viện hơn hai trăm
triệu đồng.
2.3.5. Khai thác sử dụng thư viện
Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trong dạy học :“Thư viện không
chỉ là nơi giữ sách, cũng không chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là
một trung tâm nghiên cứu – Sự nghiên cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào
cũng cần phải có” (Phêđôôp). Do đó việc khai thác và sử dụng hiệu quả thư viện là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường sau khi hoàn thành việc xây
dựng thư viện đạt chuẩn.
Để hoàn thành tiêu chí thư viên đạt chuẩn thì yêu cầu bắt buộc phải có cán bộ
thư viện chuyên trách. Nhà trường tiết kiệm một phần kinh phí chi điện nước, phần
khác trích từ nguồn thu gửi xe đạp và các nguồn thu hợp pháp khác để hợp đồng
nhân viên thư viện đúng chuyên ngành đào tạo, có nghiệp vụ chuyên môn vững,
năng động, sáng tạo và nhiệt tình công tác; tâm huyết với nghề.
Tổ chức cho tổ trưởng tổ văn phòng và cán bộ thư viện đi thăm quan một số
thư viện của các trường đạt chuẩn trong huyện Thọ Xuân để học hỏi kinh nghiệm :
cách bố trí sắp xếp tủ giá, sách của thư viện, kỹ thuật cập nhật hồ sơ thư viện đạt
chuẩn , áp dụng linh hoạt và sáng tạo vào điều kiện thực tế nhà trường.
13


Cán bộ thư viện nhà trường


Phòng đọc của giáo viên
14


Chỉ đạo tổ văn phòng và nhân viên thư viện cập nhật, hoàn thiện hồ sơ. Sắp
xếp trang trí thư viện khoa học hợp lí, dễ thấy, dễ tìm, tiện dụng, tạo không khí
thoải mái cho GV – HS khi tới phòng đọc.
Năm học 2014-2015 SKKN của cán bộ văn thư nhà trường về công tác số hóa
lưu trữ hồ sơ được xếp giải A cấp huyện và giải C cấp Tỉnh.

Học sinh đọc sách ở thư viện chiều thứ 2 hàng tuần.
Chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch giới thiệu sách theo các chủ điểm về
Bác, về Anh Bộ đội Cụ Hồ, về người phụ nữ Việt Nam , Đoàn thanh niên Công sản
Hồ Chí Minh, về các tác phẩm văn học kinh điển … định hướng văn hóa đọc cho
học sinh. Thư viện mở cửa tất cả các ngày trong tuần GV- HS có thể đến thư viện
trong giờ ra chơi hoặc các buổi chiều nghỉ học.
Giáo viên tích cực khai thác thông tin trong trường học kết nối, kênh thông
tin giáo dục VTV7 phục vụ đắc lực cho học sinh thi vận dụng kiến thức liên môn
giải quyết các tình huống thực tiễn. Giáo viên dạy học tích hợp các môn Hóa học –
Sinh học – Vật lí; Văn học – Giáo dục Công dân - Lịch sử, các cuộc thi văn nghệ ,
thể dục thể thao, thi hùng biện, chúng em kể chuyện Bác Hồ, chỉ huy đội giỏi, thi
sưu tập và vẽ tranh , các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu và tổ chức các trò
chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt dê… làm cho các giờ học thật sự sống động
cuốn hút , phát huy được tính chủ động sáng tạo, tư duy khoa học và nhất là góp
phần quan trọng trong giáo dục giá trị sống; kỹ năng sống cho học sinh giúp các em
15


tự tin vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.


Tiết mục đạt giải nhì hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ

Tiết mục múa hát : Mái trường Xuân Châu yêu thương
16


Tiết mục múa hát chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập trường
Nhờ có kho tư liệu quí đa dạng phong phú của thư viện mà các em học sinh
học hỏi bổ sung thêm được rất nhiều kiến thức văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật
ngoài chương trình sách giáo khoa, góp phần đắc lực trong việc tổ chức thành công
các cuộc thi chúng em kể chuyện Bác Hồ, thi Chỉ huy Đội giỏi, thi hùng biện các
hoạt động ngoại khóa,về nguồn; cuộc thi rung chuông vàng, thắp sáng ước mơ tuổi
trẻ Thọ Xuân, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho học
sinh lớp 9 đạt hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Xây dựng thành công thư viện trường chuẩn Quốc gia, khai thác có hiệu quả
thư viên nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện của trường có những chuyển biến
đáng kể; số lượng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tiến bộ vượt bậc so với trước
đây, trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch UBND huyệnChủ tịch UBND Tỉnh tặng giấy khen .
Năm học 2014-2015
Giáo viên: Trường có 2 GVG cấp huyện; 5 SKKN đạt giải cấp huyện; 3
SKKN đạt giải cấp tỉnh; 5 đ/c đạt CSTĐ cơ sở, 1 đ/c được Chủ tịch UBND tỉnh
tặng Bằng khen, 1 đ/c được Giám đốc Sở Giáo dục tặng Giấy khen, có 3 bài thi viết
về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, về gương người phụ nữ
17


việt Nam trong chiến tranh Bảo vệ tổ quốc, thi tìm hiểu Pháp luật Nước CHXH CN
Việt Nam đạt giải B cấp huyện, 2 đ/c đạt giải nhì và giải ba cầu lông đơn nam cấp

huyện.
Học sinh: Có 6 giải HSG cấp Tỉnh trong đó có giải Ba Sáng tạo khoa học kỹ
thuật và giải vận dụng kiến thức liên môn cấp tỉnh. Có 37 giải HSG cấp huyện
trong đó 5 giải nhất, giải nhì STKH; giải nhì cuộc thi “ Chúng em kể chuyện Bác
Hồ” do Liên ngành Huyện đoàn – Phòng Giáo dục &Đào tạo Thọ Xuân tổ chức
Danh hiệu Tập thể: Trường được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng danh hiệu “tập thể
Lao động xuất sắc”. Công đoàn nhà trường được Liên đoàn Lao động huyện Thọ
Xuân tặng Giấy khen. Đoàn đội được Liên ngành Huyện đoàn – Phòng Giáo dục –
Hội chữ thập đỏ huyện tặng Giấy khen.
Năm học 2015-2016:
Giáo viên: Trường có 1 GVG cấp Tỉnh; 3 SKKN đạt giải cấp Tỉnh; Giải ba
đề tài dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên lớp 6 cấp Tỉnh; 1 GVG cấp huyện;
giải nhì cuộc thi dạy học tích hợp môn Sinh; giải ba dạy học tích hợp môn Toán. 1
GV được Giám đốc công an tỉnh tặng bằng khen do có thành tích xuất sắc trong
công tác bảo vệ an ninh tổ quốc. 2 GV được Liên đoàn Lao động huyện tặng giấy
khen do đạt thành tích xuất sắc trong phong trào văn nghệ chào mừng thành công
Đại hội Đảng các cấp.
Có 6 SKKN đạt giải cấp huyện trong đó có 3 SKKN xếp giải A được tham gia dự
thi cấp Tỉnh. Có 3 đồng chí đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy
khen; 85% GV đạt Lao động tiên tiến; 05 đ/c đề nghị công nhận CSTĐCS.
HSG tỉnh: Hai HS đạt giải KK sáng tạo khoa học kỹ thuật; 2 giải TDTT; 2 HS
đạt giải ba bài thi vận dụng kiến thức liên môn.
HSG huyện: 25 giải TDTT (trong đó có 5 giải nhất); 2 HS đạt giải Nhì vận
dụng kiến thức liên môn môn Địa lí; 2 HS đạt giải Nhì sáng tạo KHKT; 13 giải
HSG văn hoá (trong đó có 5 giải nhì môn toán và môn địa lí môn Hóa học). Giải ba
thi Chỉ huy đội giỏi; 6 giải viết chữ đẹp cấp huyện trong đó có 1 giải nhất 1 giải
nhì, 2 giải ba.
Trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và đón bằng trong tháng 11
năm 2015; thư viện nhà trường được đề nghị công nhận thư viện Tiên tiến, góp
phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng trường chuẩn và

xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới của UBND huyện Thọ Xuân.

18


Năm học 2015-2016 trường được hội đồng thi đua khen thưởng huyện đề nghị
chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công đoàn
nhà trường đề nghị Công Đoàn Giáo dục Thanh Hóa tặng giấy khen.
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Xây dựng thư viện đạt chuẩn là một yêu cầu cấp thiết trong các trường phổ
thông , góp phần quan trọng trong việc đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo
dục hiện nay, nhất là việc dạy thử nghiệm chương trình dự án Mô hình trường học
mới Việt Nam áp dụng cho lớp 6 năm học 2015-2016 mà nhà trường đang triển khai
do lợi ích to lớn mà văn hóa đọc đem lại.
Để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng thư viện tiên tiến cần khoảng 200 triệu
đồng mua sách và các trang thiết bị khác. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn
vướng mắc như hiện nay thì việc chủ động trong công tác xây dựng thư viện của
Ban giám hiệu nhất là hiệu trưởng nhà trường có vai trò quyết định đến sự thành
công trong xây dựng thư viện chuẩn. Cần phải có kế hoạch tổng thể phù hợp với
tình hình kinh tế, chính trị của địa phương . Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy
Đảng, chính quyền . Huy động được nội lực đóng góp của GV – HS, ngoại lực của
các tổ chức kinh tế chính trị, cựu học sinh, đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của hội
cha mẹ học sinh. Sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà
trường.
Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ , giáo viên, học sinh, nhà trường đã
luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa , Phòng giáo dục & Đào tạo, UBND huyện Thọ Xuân ; giúp đỡ nhà trường
xây dựng thành công trường đạt chuẩn, thư viện đạt thư viên tiên tiến theo qui định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khai thác sử dụng có hiệu quả thư viện góp phần quan trọng trong việc tự học,
tự bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương thức dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá cho cho giáo viên . Giúp GV làm tốt việc định
hướng nghề nghiệp cũng như giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh từ
đó các em tự tin vươn lên trong cuộc sống và có nhiều cơ hội thành công trong sự
nghiệp sau này. Khai thác hiệu quả thư viện giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong nhà trường; góp phần thực hiện thắng lợi dự án mô hình trường học mới
Việt Nam đang triển khai trong nhà trường là minh chứng sống động nhất giúp cho
công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp đạt hiệu quả cao. Xây dựng được lòng tin
của chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và nhân dân đối với nhà trường.
3.2. Kiến nghị:
19


Đối với UBND huyện : có nguồn kinh phí dành riêng cho công tác xây dựng
thư viện trường học. Tuyển cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc
hỗ trợ kinh phí để các trường, nhất là các trường đang xây dựng trường chuẩn hợp
đồng nhân viên để thực hiện tốt hơn nghiệp vụ thư viện.
Phòng Giáo dục &Đào Tạo giúp đỡ các nhà trường về chuyên môn nghiệp vụ;
tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường mua sắm trang
thiết bị, sách cho thư viện.
Sở Giáo dục & Đào Tạo :Tổ chức tập huấn các chuyên đề, mở các cuộc thi nghiệp
vụ thư viện để khuyến khích cán bộ thư viện tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ ,hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra trong quá trình chỉ đạo
tổ chức xây dựng thành công thư viện đạt tiên tiến ; khai thác sử dụng hiệu quả thư
viện trường đạt chuẩn quốc gia, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp,
sự giúp đỡ của các cấp quản lí để chúng tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5. năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

20



×