Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trong việc học môn GDCD ở trường THTHCS đông khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.11 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
LỚP 6 TRONG VIỆC HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG TH&THCS ĐÔNG KHÊ

Người thực hiện: Trịnh Thị Thơm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đông Khê
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

THANH HÓA, NĂM 2017


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là môn học cung cấp cho
học sinh cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan, là phương tiện hữu
hiệu để giúp các em hình thành kỹ năng sống.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều học sinh thường có tư tưởng xem nhẹ
môn học coi đó là môn phụ, thấy môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng,
khó hiểu, những điều học xong thường không được thực hành. Việc học môn
học này đối với học sinh thường mang tư tưởng đối phó, học vẹt. Một tuần chỉ
học có một tiết mà môn học lại không thi vào Trung học phổ thông nên học sinh
thờ ơ, xem nhẹ. Học sinh thường tỏ ra không hứng thú, thiếu nghiêm túc khi


học. Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng có tư tưởng coi đây là môn phụ nên ít
trau dồi, tìm tòi kiến thức, những phương pháp mới phù hợp hơn trong quá trình
giảng dạy. Qúa trình dạy và học của giáo viên và học sinh ngày qua ngày đi theo
lối mòn, làm cho sự nhàm chán càng tăng. Bởi vậy cần phải thay đổi lối suy
nghĩ và cái nhìn đối với một môn học mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm,
tâm hồn, đạo đức, lối sống của người học. Người giáo viên dạy môn Giáo dục
công dân cần hiểu rõ hơn ai hết Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Việc dạy học có hiệu
quả môn Giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang diễn ra
hàng ngày. Từ đó xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, tốt đẹp
hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, cũng như hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của việc
dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường nên tôi quyết định chọn đề tài
“ Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trong việc học môn Giáo
dục công dân ở Trường TH&THCS Đông Khê”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học
sinh lớp 6 Trường TH&THCS Đông Khê. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp
6 Trường TH&THCS Đông Khê.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trong việc học môn
Giáo dục công dân ở Trường TH&THCS Đông Khê.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê số liệu
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Tính thực tiễn cao, những giải pháp đưa ra sát thực hơn đối với đối tượng
học sinh khi học môn Giáo dục công dân cũng như việc ứng dụng cụ thể vào
2


một tiết dạy cho học sinh lớp 6 tại trường.
Đề tài không chỉ áp dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân mà còn có
thể áp dụng trong dạy học đối với các môn học khác.
Thông qua các giải pháp áp dụng trong đề tài, học sinh được trải nghiệm
nhiều hơn, tạo được nhiều hứng thú học tập cho các em. Từ đó sẽ nâng cao được
chất lượng dạy học.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức môn học
nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng. Nó là động lực thúc đẩy quá
trình chiếm lĩnh tri thức cũng như việc hình thành nhân cách ở người học. Nếu
không có hứng thú thì hoạt động khó đạt được kết quả cao. Vì vậy hứng thú
trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem tới cho học sinh trong
quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Tạo hứng thú trong
học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn trong tư duy,
trong nhận thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người
học.
Vậy để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải hiểu
được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho
học sinh.
Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên
cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh Trung
học cơ sở phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi; phù hợp với yêu cầu thực tiễn của
xã hội hiện nay.
Ngoài ra, chúng ta phải nắm vững các nguyên tắc của công tác giáo dục tư

tưởng đạo đức.
Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công
dân đó là việc làm rất khó nhưng bắt buộc. Chính vì vậy đòi hỏi các nguyên tắc
sau:
+ Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận
dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh.
+ Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực
tiễn cuộc sống để giáo dục.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình và
toàn xã hội.
+ Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình
học.
Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ với
nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây hứng thú
cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận
dụng kết hợp các nguyên tắc trên.
2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh
lớp 6 Trường TH&THCS Đông Khê
2.1. Đôi nét khái quát về nhà trường
3


Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê được thành lập năm 2013
do có sự sáp nhập giữa Trường Tiểu học Đông Khê và Trường Trung học cơ sở
Đông Khê. Hiện nay, nhà trường có 16 lớp chia làm hai cấp học. Riêng cấp
Trung học cơ sở có 6 lớp, gồm 157 học sinh. Nhà trường có bề dày truyền thống
trong công tác giảng dạy, học tập. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Đa số giáo viên đều nắm vững được ý
nghĩa tầm quan trọng và mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo
theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII

khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo nên luôn chủ
động tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, đáp
ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.
Về học sinh, các em được sinh ra và lớn lên trên quê hương có truyền thống
cách mạng, được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ và giáo dục, vì vậy phần lớn các em
đều chăm ngoan, có ý thức trong việc lĩnh hội kiến thức, tập trung nhiều hơn cho
việc học tập. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học sinh lười học; một số học sinh
chưa tích cực, chủ động học tập, luôn nghĩ môn giáo dục công dân là môn phụ,
chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của bộ môn. Chính vì vậy tạo hứng thú cho
học sinh trong bài dạy là điều vô cùng quan trọng.
2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh
lớp 6 Trường TH&THCS Đông Khê
Trước khi áp dụng đề tài, tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập của học
sinh khối 6 Trường TH&THCS Đông Khê năm học 2015-2016.
Khối

Số học sinh

6

27

Hứng thú
Số lượng
%
8
30

Không hứng thú
Số lượng

%
19
70

Qua khảo sát thực trạng ta thấy tỷ lệ học sinh không hứng thú trong học tập
nhiều hơn hứng thú (70%). Điều đó đồng nghĩa với việc chưa đạt được mục tiêu
chất lượng dạy và học.
Nguyên nhân học sinh không có hứng thú khi học môn Giáo dục công dân
bởi các em cho rằng môn học này kiến thức khô khan, tiết học chỉ là lĩnh hội các
kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa, các em cảm thấy tiết học không sôi nổi,
căng thẳng, áp lực học tập. Hơn nữa học sinh xem đây là môn phụ, không thi
vào Trung học phổ thông.
Đi sâu tìm hiểu về các phương pháp dạy học của giáo viên môn Giáo dục
công dân tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất: Giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu thật kỹ nội dung để từ đó
lựa chọn phương pháp phù hợp. Phương pháp dạy học tích cực như trực quan,
thảo luận, xử lý tình huống, kết hợp tiểu phẩm ... nhưng phần lớn giáo viên vẫn
chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu.
Thứ hai: Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp còn sơ sài, chưa đầu tư thời gian,
công sức và tâm huyết vào khâu chuẩn bị này nên việc áp dụng các phương pháp
để tạo hứng thú cho học sinh còn chưa được thường xuyên.
4


Thứ ba: Qua việc dự giờ của một số giáo viên, tôi nhận thấy:
Về cấu trúc của giờ học, đa số giáo viên đều làm theo một khuôn mẫu, một
trình tự nhất định (gọi là các bước lên lớp), ổn định tổ chức ( hỏi xem có em nào
vắng mặt không?), kiểm tra bài cũ (Từ một đến hai em), sau đó thầy giảng bài
mới theo trình tự nội dung sách giáo khoa, cuối cùng là củng cố, dặn dò. Với
phương pháp làm việc như vậy, học sinh khi bước vào đầu giờ học đã biết thầy

làm những gì. Đó là điều khô cứng, máy móc, làm cho học sinh thiếu hứng thú
trong học tập, vì các em không thấy điều gì mới lạ, mà những điều mới lạ mới
kích thích nhận thức, mới thu hút sự chú ý của các em.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thấy cần đưa ra một số giải pháp phù hợp
để tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 khi học môn Giáo dục công dân trong nhà
trường.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Hình thành động cơ học tập đúng đắn ở học sinh
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ
học Giáo dục công dân trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu
cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự mà có cần phải được xây
dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự
hướng dẫn của thầy cô giáo.
Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập
đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em
nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi
khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập[1]. Mặt khác, hành vi của con
người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân
cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích sống chủ đạo.
Để hình thành động cơ học tập cho học sinh, tôi thường đặt ra mục tiêu cần
đạt ở đầu mỗi tiết học (Về kiến thức, kĩ năng, thái độ) nhằm tạo động lực thôi
thúc các em học tập tốt hơn. Hoặc đưa ra bài tập trắc nghiệm giúp học sinh xác
định động cơ học tập đúng đắn cho mình: Học tập vì tương lai của bản thân gắn
liền với gia đình, quê hương, đất nước. Ngoài ra, muốn tạo được hứng thú học
tập của học sinh đối với môn học Giáo dục công dân thì tôi đã tham mưu cho
nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập
thể. Điều đó đã kích thích sự hăng hái thi đua, cạnh tranh lành mạnh.
Tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô - học sinh,
học sinh - học sinh nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình
học tập môn Giáo dục công dân. Tổ chức chương trình giáo dục ngoài giờ,

chương trình giáo dục pháp luật, Câu lạc bộ tình bạn.... Nhờ những việc làm đó
mà tôi thấy học sinh đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá vai trò
của môn học Giáo dục công dân trong việc trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản
thân. Các em biết xác định động cơ học tập đúng đắn và có thái độ học tập tốt
hơn.
3.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được nhu cầu
học tập
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học
5


sinh là biện pháp mà tôi cho rằng nó có tác dụng rất lớn để nâng cao hứng thú
học tập cho học sinh. Đây chính là biện pháp chủ đạo, thiết thực và mang tính
khả thi nhất.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý
nghĩa và vai trò của kiến thức môn học Giáo dục công dân đối với cuộc sống;
giúp học sinh biết cách học thích hợp đối với bộ môn Giáo dục công dân, tăng
cường thời lượng, chất lượng thực tế, thảo luận cho môn học, nắm vững lý
thuyết, luôn có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết
các tình huống trong đời sống theo những khía cạnh khác nhau. Cần có những
bài giảng Giáo dục công dân nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trò
chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích
cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Quá trình kích thích hứng thú tích cực học
tập không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra
trong suốt quá trình.
Do đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã tạo ra những cách thức cụ thể trong
việc làm “mềm” hoá môn học vốn được xem là khô khan, trừu tượng này bằng
những ví dụ sinh động trong đời sống thực tế.
Thay cách thuyết giảng một chiều bằng việc nêu những câu hỏi gợi mở, nêu
vấn đề thảo luận, đưa ra các tình huống cụ thể thực tế, gợi ý cho các em cách

giải quyết. Mặt khác, cần đầu tư hơn trong việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh minh
hoạ, cùng các dụng cụ trực quan tạo ra sự sinh động cho mỗi giờ lên lớp.
Tôi luôn tạo tâm lý học thoải mái, không gây áp lực quá căng thẳng cho học
sinh; kết hợp học và hành; dạy những điều cơ bản, cần thiết theo đúng chương
trình… Quan tâm đến học sinh, theo dõi về biểu hiện tâm lý của các em từ đó có
biện pháp linh hoạt giáo dục, định hướng cho các em. Đặc biệt, trong các tiết
dạy, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp nêu gương. Mỗi khái niệm đạo đức,
pháp luật, mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả
gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được học
sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở trường, ở gia đình, ở địa phương
mình.
Ví dụ, khi dạy bài Siêng năng, kiên trì ở lớp 6, tôi cho học sinh quan sát
hình ảnh thầy giáo Nguyễn ngọc Ký (Máy chiếu)

[9]
(Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - Nhà giáo ưu tú - Ảnh nguồn Internet)
6


Sau khi học sinh quan sát ảnh, tôi đặt câu hỏi: "Em biết gì về thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký" ? Tôi cho học sinh nêu hiểu biết của bản thân về tấm gương
thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, sau đó tôi chiếu những hình ảnh về thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký lên màn hình và giúp học sinh hiểu thêm về tấm gương thầy
giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị liệt hai tay nhưng thầy rất giàu nghị lực, vượt qua
số phận để trở thành một nhà giáo ưu tú như ngày hôm nay.
Hoặc đưa ra hình ảnh chị Lê Thị Thắm (cách đây 5 năm), khi chị ấy còn là
học sinh Trường THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. Mặc dù không có tay
nhưng chị Thắm đã kiên trì luyện viết bằng chân, chị đã vượt lên số phận của
mình và học rất giỏi. Hiện nay chị đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại
học Hồng Đức - Thanh Hóa (Khoa Sư phạm Tiếng Anh)


[9]
(Hình ảnh em Lê Thị Thắm - Học sinh Trường THCS Đông Thịnh)
-Ảnh nguồn Internet-

[9]
(Hình ảnh em Lê Thị Thắm khi ở nhà - Nguồn Internet)
7


[9]
(Ông Bùi Văn Linh trao bằng khen của Bộ trưởng GD&ĐT cho nữ sinh
Lê Thị Thắm. Ảnh: Báo Thanh Hóa)
Sau đó tôi cho học sinh kể thêm một số tấm gương trong lớp hoặc trong
trường mà các em biết. Thông qua những hình ảnh xúc động đó, học sinh sẽ học
tập được những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
Đây chính là biện pháp noi gương trong thực tế để học sinh biết được ý
nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì, tự lập, giàu nghị lực trong cuộc sống
hàng ngày.
Ngoài ra tôi còn cho học sinh đóng tiểu phẩm, sắm vai. Việc làm này học
sinh phải được chuẩn bị trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh
được thể hiện mình và thấy hứng thú hơn trong tiết học. Tùy vào từng bài học cụ
thể mà tôi có thể cho học sinh kể chuyện hoặc hát các bài có chủ đề về đạo đức,
pháp luật, người tốt - việc tốt liên quan đến bài học. Đồng thời những chủ đề lớn
như "An toàn giao thông", "Phòng chống tệ nạn xã hội", “Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên” tôi đã phối hợp với Đoàn Đội tổ chức trong các buổi chào cờ
đầu tuần, hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Tôi thiết nghĩ việc làm này rất thiết
thực đối với mỗi học sinh.
Để tạo hứng thú hơn cho học sinh trong tiết học, tôi còn áp dụng hình thức
tổ chức trò chơi “ Giải ô chữ”.

Trò chơi ô chữ bí mật với phương châm học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo
được tâm lí thoải mái cho học sinh, tạo được không khí hòa đồng giữa giáo viên
với học sinh và sẽ thu hút được nhiều em tham gia.
Ví dụ : Khi dạy Giáo dục công dân lớp 6. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học
tập, tôi đã sử dụng trò chơi giải ô chữ để củng cố bài học. Tôi tổ chức cho cả lớp
cùng chơi.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Ô chữ gồm 8 chữ cái: Hình thức học tập nào là phổ biến nhất?
Đáp án: TRÊN LỚP (Giáo viên cho in đậm chữ cái P ).
Câu 2: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Gồm 7 chữ cái)
8


Đáp án: CHĂM SÓC (Giáo viên in đậm chữ cái C)
Câu 3: Con cháu có bổn phận gì đối với cha mẹ, ông bà? (Gồm 8 chữ cái)
Đáp án: HIẾU THẢO (Giáo viên in đậm chữ cái H)
Câu 4: Anh chị em có bổn phận gì với nhau? (Gồm 9 chữ cái)
Đáp án: THƯƠNG YÊU (Giáo viên in đậm chữ cái U, H)
Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ nói về học tập? (Gồm
8 chữ cái)
Đi một ngày đàng học một.......
Đáp án: SÀNG KHÔN (Giáo viên in đậm chữ cái A, N)
Câu 6: Ô chữ gồm 10 chữ cái. Quyền học tập của công dân được pháp luật
qui định như thế nào?
Đáp án: HỌC SUỐT ĐỜI (Giáo viên in đậm chữ cái : H)
Sau khi giải xong các ô chữ hàng ngang - học sinh đoán ô chữ cần tìm trong
trò chơi này là gì, nhìn vào các chữ cái in đậm trên mỗi dòng chữ. Nếu học sinh
chưa tìm ra được, tôi có thể gợi ý bằng câu hỏi: Điều mà gia đình nào cũng
mong muốn? (Ô chữ gồm 8 chữ cái đã được in đậm)
Đáp án: HẠNH PHÚC

Kết thúc trò chơi, tôi tuyên dương, khen ngợi hoặc ghi điểm cho những em
trả lời tốt rồi rút ra kết luận, chốt nội dung bài học.
Qua trò chơi học sinh phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức.
Bởi trò chơi này đòi hỏi các em phải có kiến thức, ngoài hiểu nội dung kiến thức
bài học còn giúp các em tích hợp một số kiến thức môn học khác và hiểu biết xã
hội. Các em vừa khắc sâu nội dung kiến thức bài học vừa có cơ hội để thể hiện
mình.
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn
hơn, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt,
phù hợp với những bài giảng ở trường Trung học cơ sở. Bên cạnh các trò chơi
đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như: Tập làm phóng
viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vui v.v… hoặc là sử dụng các kĩ thuật dạy
học tích cực, chủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế
ở địa phương.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân, ngoài
việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi còn vận dụng các kỹ thuật dạy học phù
hợp cho từng tiết dạy, tránh sự nhàm chán ở học sinh.
3.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Hoạt động ngoại khóa là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong
quá trình giáo dục. Thông qua hoạt động, giúp các em hình thành thái độ, hành
vi, các năng lực, sở trường được phát huy, giúp các em có thái độ cư xử đúng
đắn trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Hoạt động ngoại khóa được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và đa
dạng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, các kỹ năng cơ bản,
giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, các em có thể vận dụng lý thuyết đã học
vào thực tiễn, nhờ đó củng cố, khắc sâu những tri thức đã học nhằm nâng cao
hiểu biết về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn. Thông
9



qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện các kỹ năng sống như kỹ
năng hợp tác, giao tiếp, tổ chức, giải quyết các vấn đề đồng thời có ý thức đúng
đắn hơn về bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Ví dụ: Khi dạy bài Biết ơn (Giáo dục công dân lớp 6- tiết 7), tôi đã tổ chức
cho học sinh đi dâng hương tại tượng đài liệt sĩ của địa phương xã Đông Khê,
huyện Đông Sơn. Thông qua hoạt động này, khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh
truyền thống yêu nước nồng nàn; biết tự hào và trân trọng truyền thống văn hóa
của địa phương. Từ đó, biết cách hành động để giữ gìn, phát huy truyền thống
văn hóa của quê hương, đất nước. Khắc sâu lòng biết ơn với các thế hệ đi trước,
có ý thức, trách nhiệm hơn trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hoặc khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh lớp 6 với chủ đề An
toàn giao thông (Tiết 32,33), tôi giao cho từng nhóm học sinh chuẩn bị trước ở
nhà những biển báo thông dụng, những tiểu phẩm ngắn về an toàn giao thông.
Khi lên lớp, tôi tổ chức cho học sinh thi về chủ đề an toàn giao thông.
Để tổ chức tốt được tiết ngoại khóa thì giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ nội
dung, chương trình và giao từng phần việc cụ thể cho từng học sinh chuẩn bị
trước ở nhà. Hoặc giáo viên chuẩn bị toàn bộ nội dung câu hỏi liên quan đến an
toàn giao thông, tổ chức cho học sinh thi dưới hình thức rung chuông vàng.
Với cách làm như vậy, học sinh vừa thấy hứng thú học tập vừa củng cố kiến
thức về thực hiện trật tự an toàn giao thông ở bài 14 (Tiết 23,24- Giáo dục công
dân lớp 6)

(Học sinh Trường TH&THCS Đông Khê đóng tiểu phẩm về an toàn giao thông)
-Ảnh minh họaNhư vậy, hoạt động ngoại khóa được tổ chức lồng ghép trong chương trình
giảng dạy với nhiều hình thức đa dạng, giúp các em có cơ hội tham gia vào hoạt
động thực tiễn, các em được hòa nhập vào đời sống xã hội, nhờ đó tăng thêm
vốn hiểu biết, mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nâng cao năng lực thể chất
và tinh thần, góp phần phát triển toàn diện về nhân cách.
Để minh họa cho các giải pháp trên, tôi đã ứng dụng trong một tiết dạy cụ thể
ở lớp 6A- Trường TH&THCS Đông Khê năm học 2016- 2017 như sau:

10


* Giỏo ỏn minh ha:
GIO DC CễNG DN 6:

TIT 15:

MC CH HC TP CA HC SINH
(Tip theo)

I. MC TIấU CN T
1. Kiến thức:
- Phân biệt đợc mục đích học tập đúng và mục đích học
tập sai.
- Nêu đợc ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn[6]
2. Kĩ năng:
- Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản
thân và những việc cần làm để thực hiện đợc mục đích đó.
- t mc tiờu, lp k hoch [6]
3. Thái độ:
- Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.[6]
II. TI LIU V PHNG TIN DY HC
Su tm nhng tm gng cú mc ớch hc tp tt, in hỡnh vt khú
trong hc tp; Mỏy chiu
III. T CHC CC HOT NG DY HC
1. Khỏm phỏ:
- Giỏo viờn n nh t chc lp.
- Kim tra bi c:
Cõu hi: ? Mc ớch hc tp ca hc sinh l gỡ? Bn thõn em ó xỏc nh

mc ớch hc tp nh th no?
2. Kt ni:
- GV gii thiu bi mi: tit trc cỏc em ó hc v hiu c mc ớch
hc tp ca hc sinh. Tuy nhiờn khụng phi ai cng xỏc nh c mc ớch hc
tp ỳng n. Cú nhng bn cũn cha xỏc nh mc ớch hc tp ca mỡnh nờn
cũn cú nhng biu hin cha tt trong hc tp. Vy lm th no xỏc nh mc
ớch hc tp ỳng cho bn thõn cng nh hiu c ý ngha ca mc ớch hc
tp v cỏch rốn luyn nh th no. Tit hc hụm nay, cụ trũ ta tip tc tỡm hiu
tit 2 ca bi hc Mc ớch hc tp ca hc sinh
3. T chc cỏc hot ng:
Hot ng ca GV v HS
Ni dung cn t
Hot ng 2: Phõn bit mc ớch 2. Phõn bit mc ớch hc tp ỳng
hc tp ỳng v mc ớch hc tp sai
v mc ớch hc tp sai
- GV cho HS k ngn gn v tm
gng bn Trng Bỏ Tỳ? (SGK
Trang 32) [3]
- HS: K túm tt
? Theo em mc ớch hc tp ca
bn Tỳ l gỡ?
- Hc sinh tr li-> Giỏo viờn nhn
11


mạnh: Bạn Tú đã xác định mục đích học
tập vì tương lai của bản thân gắn liền
với tương lai của đất nước, đó là mục
đích học tập đúng đắn.
? Vậy em hiểu thế nào là mục đích

học tập đúng?
HS trả lời- > Giáo viên chốt nội
dung và ghi bảng:
GV tích hợp tư tưởng Hồ Chí
Minh (Trích đoạn thư gửi học sinh
nhân ngày khai trường : “Non sông
Việt Nam có trở nên vẻ vang....của các
em” [7] – Máy chiếu)
? Bản thân em đã xác định mục
đích học tập như thế nào? (GV cho 2 HS
liên hệ bản thân)
- Học sinh làm bài tập sau:
? Theo em trong các động cơ học
tập sau đây, động cơ học tập nào em cho
là hợp lý? (Các em có thể thảo luận
nhóm theo bàn)
- GV đưa nội dung bài tập lên máy
chiếu.
- Học sinh đưa ra đáp án.
? Vì sao em cho rằng các động cơ
học tập đó là hợp lý?
Học sinh: Vì đó là mục đích học
tập đúng đắn (gắn liền với bản thân, gia
đình và đất nước)
? Vì sao em không chọn các động
cơ học tập còn lại? (Vì đó là mục đích
học tập sai- chỉ nghĩ đến lợi ích trước
mắt của mình)
- Giáo viên: Đó là mục đích học tập
chưa đúng (hay còn gọi là mục đích học

tập sai)
? Vậy em hiểu thế nào là mục đích
học tập sai?
* Bài tập tình huống:
Dũng cảm thấy cả nhà buồn vì em
bị điểm 3 môn Toán. Để cả nhà khỏi
buồn vì mình, Dũng đã cố gắng hơn
nhiều. Sự cố gắng ấy đã được đền bù,
Dũng được điểm 8 trong bài kiểm tra

- Mục đích học tập đúng là:
Học tập vì tương lai của bản thân
gắn liền với tương lai của dân tộc
và sự phồn vinh của đất nước.

Động cơ học
tập
a, Học tập để có đủ
khả năng tự lập
cuộc sống sau này.
b, Học tập vì điểm
số
c, Học tập vì
thương yêu cha mẹ
d, Học tập để có đủ
khả năng xây dựng
quê hương đất nước
e, Học tập để được
bố mẹ thưởng tiền
g, Học tập để sau

này mình giàu có,
chẳng cần nghĩ đến
ai.

Động cơ
hợp lý

a,c,d

-> Mục đích học tập sai là:
- Chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân
trước mắt mà không nắm vững kiến
thức; chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai
của bản thân.

12


Toán mới đây. Cả nhà phấn khởi vì
Dũng có nhiều cố gắng, song riêng
Dũng lại buồn, vì không được thưởng
tiền để đi chơi điện tử. Ăn tối xong,
Dũng lẳng lặng lên giường...[4](Giáo
viên đưa nội dung bài tập lên máy
chiếu- Gọi học sinh đọc)
? Em có đồng ý với mục đích học
tập của Dũng không? Nếu là bạn của
Dũng, em khuyên Dũng thế nào?
? Trong lớp ta có còn bạn nào xác
định mục đích học tập như bạn Dũng

không?
(GV cho HS liên hệ)
Giáo viên đưa một số hình ảnh học
sinh còn có những biểu hiện không tốt
trong học tập. (Giáo viên đưa lên máy
chiếu)
- Giáo viên cho học sinh quan sát các
bức ảnh và nêu nhận xét về hành vi của
các bạn ?
? Vì sao các bạn ấy lại làm như vậy?
- Học sinh: Vì các bạn ấy không xác
định được mục đích học tập đúng đắn
cho mình.
Giáo viên nhấn mạnh: Như vậy
chỉ có thể xác định mục đích học tập
đúng đắn thì mới có thể học tập tốt.
Giáo viên: Vậy việc xác định mục
đích học tập đúng đắn có ý nghĩa gì?
(Câu hỏi chuyển ý)
- Giáo viên cho học sinh xem đoạn
clíp về tấm gương chị Lê Thị Thắm (Xã
Đông Thịnh, huyện Đông Sơn) năm
2013 (Giáo viên bấm máy chiếu)
? Em có cảm nghĩ gì khi xem đoạn
clíp trên? (Xúc động, khâm phục,
thương cảm với hoàn cảnh của chị
Thắm...)
GV bổ sung thông tin về tấm
gương chị Lê Thị Thắm. Chị Thắm tuy
không có tay nhưng có ý chí, nghị lực,

quyết tâm cao-> Chị đã đậu vào Trường
Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, khoa

- Em không đồng ý với Dũng.
- Nếu là bạn của Dũng em sẽ khuyên
bạn không nên học tập chỉ vì để được
thưởng tiền...

3. Ý nghĩa

13


Sư phạm Tiếng Anh (Năm 2016). Chị là
tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
? Vậy qua tấm gương chị Thắm, em
thấy việc xác định đúng đắn mục đích
học tập có ý nghĩa gì?
? HS có thể kể thêm một số tấm
gương khác ở lớp hoặc trong trường.
- Học sinh tự kể.
- GV cho HS tham gia trò chơi: Tập làm
phóng viên
- Thông qua trò chơi, rèn luyện cho
HS kĩ năng tự tin, xử lý linh hoạt các
tình huống trong giao tiếp. Đồng thời
hiểu thêm về hoàn cảnh của các em
cũng như việc xác định mục đích học
tập của học sinh.
- Giáo viên có thể cho những câu hỏi để

học sinh chuẩn bị trước.
-Giáo viên lấy tinh thần xung phong của
các em.
- Sau thời gian phỏng vấn bạn phóng
viên chốt các ý.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi các em.
- Giáo viên chuyển ý: Để thực hiện mục
đích học tập đúng cho bản thân, các em
thấy mình cần phải làm gì?

- Mục đích học tập đúng đắn giúp
con người luôn biết cố gắng, có nghị
lực vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, vươn lên trong học tập, đạt kết
quả tốt, thành công trong cuộc đời.

* Câu hỏi phần phỏng vấn có thể
là:
- Câu 1: Hãy kể tên các môn học bạn
yêu thích?
- Câu 2: Trong quá trình học tập, bạn
có gặp những khó khăn gì?
? Bạn có vượt qua được khó khăn đó
không?
- Câu 3: Nếu có một bạn rất thân rủ
bạn bỏ tiết để đi chơi điện tử bạn sẽ
ứng xử như thế nào?
- Câu 4: Ai là người học giỏi nhất lớp
ta?
- Câu 5: Bạn có thể chia sẻ một số

Hoạt động 4: Cách rèn luyện
phương pháp để học tập tốt được
? Vậy để thực hiện mục đích học không?
tập đúng, các em thấy mình đã thực hiện 4. Cách rèn luyện
được những điều nào sau đây? (Giáo
viên cho học sinh làm bài tập c[3] –
Sách giáo khoa trang 34- Giáo viên đưa
lên máy chiếu)
? Bên cạnh việc học tập tốt, các em
còn thực hiện những qui định của nhà - Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt
trường như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chốt ý, liên hệ đến câu
nói của Bác Hồ: “Có tài mà không có
đức là người vô dụng. Có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó”[7].
(Giáo viên cho học sinh xem một số
hình ảnh học sinh tham gia hoạt động
14


tập thể và hoạt động xã hội) (Giáo viên
đưa lên máy chiếu)
GV: Như vậy, ngoài việc học tập tốt, các
em còn tham gia những hoạt động gì để
phát triển toàn diện?
- Học sinh liên hệ bản thân đã tham
gia những hoạt động gì ở trường, lớp và
địa phương.
Giáo viên chốt ý và cho học sinh

ghi vào vở.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm bài
tập.
- Bài tập a,b,c,đ (Đã làm trong quá
trình học. Các em đưa nội dung vào vở
bài tập đầy đủ)
- Bài tập d: Giáo viên cho học sinh
đọc bài tập d [3] và trả lời.

- Tích cực tham gia các hoạt động
tập thể và hoạt động xã hội.

5. Luyện tập
- Bài tập d:
Cần đọc sách người tốt việc tốt
để tìm những tấm gương về tính tích
cực tham gia các hoạt động tập thể và
hoạt động xã hội, để chuẩn bị cho nội
dung kiểm tra bài hôm sau. Đây là
loại sách rất bổ ích đối với học sinh.
Giáo viên: Vậy là thông qua bài học về mục đích học tập của học sinh, các
em đã nắm được những đơn vị kiến thức nào?
- Học sinh trả lời-> Giáo viên củng cố bài bằng sơ đồ tư duy -> Giáo viên
đưa lên máy chiếu (Tích hợp bộ môn Mỹ thuật)

Như vậy, trong một tiết dạy, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương
15


pháp, tổ chức tốt các hoạt động dạy học cũng như áp dụng kỹ thuật dạy học tích

cực thì mới tạo được sự hứng thú của học sinh.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với những giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn
Giáo dục công dân ở nhà trường, tôi thấy đa số học sinh hiểu và nắm vững bài
học. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, đặc biệt
định hướng được sự hình thành kĩ năng sống của mỗi học sinh.
Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn Giáo
dục công dân, các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em hình
thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để
cống hiến.
Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện đề tài tại khối 6 năm học 2016- 2017 cho
thấy 96% học sinh có hứng thú học tập. Cụ thể:
Khối

Số học sinh

Hiểu bài
Hiểu kiến
Hiểu bài –
hoàn toàn- Có
thức cơ bản- Có Không có hứng
hứng thú
hứng thú
thú
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng %
6

48
35
73
11
23
2
4
Việc áp dụng những giải pháp như trên, tôi thấy mang lại kết quả khả quan,
học sinh khi đến tiết Giáo dục công dân các em rất hào hứng vì hôm nay lại
được tham gia trò chơi, đóng tiểu phẩm hoặc được xem những đoạn video clip
xúc động, được trải nghiệm cùng những nhân vật trong truyện... Vì vậy tiết học
trở nên nhẹ nhàng, không còn khô khan, nhàm chán, học sinh được lôi cuốn vào
quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm,
đồng thời giảm sự căng thẳng, mệt mỏi. Chính điều đó đã kích thích tôi ngày
càng say mê nghiên cứu dạy bộ môn này sao cho đạt hiệu quả cao nhất và tôi đã
chia sẻ những kinh nghiệm này trong sinh hoạt tổ chuyên môn, được các giáo
viên trong tổ, nhóm áp dụng khi dạy bộ môn này một cách có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng và chất
lượng dạy học nói chung trong nhà trường.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nói, tạo hứng thú học tập cho học sinh nói chung và trong môn Giáo
dục công dân nói riêng là việc làm mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao trong công
tác giảng dạy. Những hình ảnh thuyết phục, những tiểu phẩm hay, những câu
chuyện pháp luật gần gũi với cuộc sống sẽ mang lại cho học sinh không khí học
tập vui vẻ, sôi nổi và để lại trong tâm trí các em điều đáng nhớ, độ lưu giữ thông
tin cao và lâu. Trong thực tế dạy học của mình, tôi đã cố gắng để làm cho bài
giảng sinh động hơn, hấp dẫn hơn và học sinh do đó học tập cũng hứng khởi
hơn, kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Việc vận dụng được một số
phương pháp dạy học nhằm tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, cũng không

phải là khó khăn đối với giáo viên, chỉ cần chúng ta thường xuyên có ý thức tự
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó tìm tòi sáng tạo, tìm cách đổi mới
phương pháp dạy học, đầu tư thời gian nghiên cứu để ứng dụng công nghệ hiện
16


đại vào giảng dạy một cách phù hợp với bộ môn thì sẽ đem lại hiệu quả giáo dục
rất cao không chỉ đối với học sinh mà các thầy cô giáo cũng sẽ không ngừng
nâng cao nghiệp vụ và sự hiểu biết.
Đối với học sinh, thay cho việc chỉ sử dụng Sách giáo khoa là duy nhất, nay
học sinh được sử dụng những phương tiện có tác dụng tốt trong việc tạo hứng thú
học tập cho học sinh: Các em được nhìn - nghe - nói - viết một cách trực quan sinh
động, được thảo luận trong nhóm học tập của mình, được đưa ra ý kiến, được rèn
luyện các kĩ năng nói và viết của bản thân. Điều đó giúp các em phát huy tối đa vai
trò chủ động của mình trong giờ học.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với giáo viên
- Là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo
- Nhiệt tình, sáng tạo, tìm nhiều phương pháp dạy học mới phù hợp với bài học,
có ứng dụng công nghệ thông tin; tạo không khí vui tươi thoải mái trong lớp học
giúp các em có hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Đối với nhà trường
- Nhà trường tạo điều kiện thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để hỗ
trợ cho việc giảng dạy được tốt hơn.
- Tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương và phụ huynh hỗ trợ ngân
sách để học sinh có cơ hội được đi tham quan, dã ngoại phục vụ cho môn học.
2.3. Đối với cấp trên
- Cấp trên có những đầu tư, cung cấp tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học
để giáo viên có điều kiện nghiên cứu, bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho việc dạy
học được tốt hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã được thực hiện trong thực
tế giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 6 ở Trường TH&THCS Đông Khê, bản
thân tôi thấy rất hiệu quả trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi học. Điều đó
đã góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục của
nhà trường nói chung. Tuy nhiên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ của bản
thân trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Giáo dục công dân ở nhà
trường. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, chắc chắn sẽ còn nhiều ý
tưởng hay hơn nữa. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ chân thành của
các cấp lãnh đạo ngành và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2017
ĐƠN VỊ TRƯỜNG
(Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.)
Người viết
Trịnh Thị Thơm
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn cách giúp học sinh hứng thú với môn Giáo dục công dânBùi Thị Cần- Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 6/3/2016.
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở
trường THCS - GS.TS. Nguyễn Hữu Châu.
3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6- Phạm Văn
Hùng( Chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Vở Bài tập Giáo dục công dân lớp 6- Tập 2- Phạm Văn Hùng (Chủ
biên)- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Phương pháp lấy người học làm trung tâm Nguyễn Kỳ. Nhà xuất bản
giáo dục.
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân
THCS- Nguyễn Hữu Khải ( Chủ biên ) NXB Giáo dục Việt Nam
7. Địa chỉ google.com.vn
8. Bài tập tình huống Giáo dục công dân 6- Vũ Xuân Vinh- Nguyễn Nghĩa
Dân- Trần Kiên- NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Nguồn Internet

18


DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thơm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường TH&THCS Đông Khê
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Giúp học sinh học tốt bài “Từ Phòng

C
2010- 2011
GD&ĐT
láy” trong môn Ngữ văn 7
Đông Sơn
2. Rèn luyện kĩ năng viết văn Phòng
B
2012- 2013
GD&ĐT
Nghị luận cho học sinh lớp 9
Đông Sơn
3. Những kinh nghiệm trong
Phòng
C
2015- 2016
GD&ĐT
dạy học văn bản Nhật dụng
Đông Sơn
cho học sinh lớp 8 Trường
4.

TH&THCS Đông Khê
Một số kinh nghiệm tạo hứng
thú cho học sinh lớp 6 trong

Phòng
GD&ĐT
Đông Sơn

A


2016- 2017

việc học môn Giáo dục công
dân ở Trường TH&THCS
Đông Khê

19


MỤC LỤC

Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng nghiên cứu

1

4. Phương pháp nghiên cứu


1

5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

1

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lớp
6 Trường TH&THCS Đông Khê

2
2
2

3. Giải pháp thực hiện

4

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

* TÀI LIỆU THAM KHẢO


17

* DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

18

20


21



×