I.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ lập trình pasal là nội dung khó trong chương trình tin học THPT
hiện nay. Hầu hết học sinh lớp 11 khi học phần tin học pascal đều cảm thấy “Khó”,
vì nó liên quan đến rất nhiều môn học như: Toán, Lý, Anh. Môn học này yêu cầu
cao về tư duy, logic. Phần kiến thức quan trọng của tin học 10 có liên quan đến
phần học này đó là “Bài toán và thuật toán” thì đa phần học sinh không còn nhớ
kiến thức đó. Vì vậy khi học đến phần lập trình pascas học sinh cảm thấy khó và
không hứng thú học ngay cả những học sinh học tốt các môn học tự nhiên.
Trong thực tế dạy học tôi nhận thấy học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi học
chương trình học pascal này. Những kiến thức trong phần tin học pascal là nền tảng
cho học sinh sau này khi đi học các trường đại học như: Bách khoa, công nghệ
thông tin, kiến trúc... Vì vậy tôi đã trăn trở rất nhiều “Làm thế nào để học sinh có
thể giải quyết một bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình pascal” và tôi đã
quyết định vận dụng những kinh nghiệm của mình trong dạy học phần “Câu lệnh
rẽ nhánh”. Nó là một phần học dễ tạo hứng thú cho học sinh nhất vì học sinh có
thể lấy những ví dụ từ thực tế cuộc sống hàng ngày, trong học tập...
Hiện nay có nhiều học sinh rất muốn khám phá môn học mới này nhưng vì
không biết phải bắt đầu từ đâu. Để có thể giúp học sinh khắc phục những hạn chế
trong quá trình học phần tin học lập trình pascal. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khi học
phần câu lệnh rẽ nhánh tại trường THPT Lam Kinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của tôi nhằm mục đích đó là: Thông qua việc hướng dẫn cho học sinh
vận dụng phần câu lệnh rẽ nhánh trong giải quyết một số bài toán đơn giản, để từ
đó tạo cho học sinh hứng thú học lập trình pascal. Học sinh có thể tự giải quyết các
bài toán thực tế, những bài toán từ dễ đến khó.
Hiểu thế nào là rẽ nhánh, các loại rec nhánh. Vận dụng câu lệnh rẽ nhánh vào
giải quyết một số bài toán đơn giản.
Các kiến thức trên góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề
trong khoa học cũng như trong cuộc sống.
Luyện tập cách xây dựng ý tưởng, xác định Input và Output của bài toán. Biểu
diễn thuật toán bằng hai cách: liệt kê hoặc sơ đồ khối. Kĩ năng Biết cách xác định
Input và Output. Có thể vận dụng ngôn ngữ lập trình pascal để giải bài toán trên
máy tính.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phần ngôn ngữ lập trình pascal là một phần học có thể nói là khó. Các kiến thức
trong phần học này góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề
trong khoa học cũng như trong cuộc sống, hình thành một số kĩ năng trong việc giải
quyết bài toán bằng ngôn ngữ lập trình; cách dùng biến, khởi tạo các giá trị biến…
Vì vậy tôi thấy rằng cần giúp học sinh tạo cho mình một số kĩ năng học tin học nhất
là tin học lập trình ở chương trình tin 11 mà học sinh không có cảm giác sợ học hay
1
chán nãn với sự khô khan của nó và tôi đã bước đầu sử dụng kết hợp một số
phương pháp trong quá trình dạy phần câu lệnh rẽ nhánh tin học 11 đễ cho học sinh
không còn những suy nghĩ đó trong giờ học tin học. Vì vậy đề tài của tôi là: “Một
số kinh nghiệm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khi học
phần câu lệnh rẽ nhánh tại trường THPT Lam Kinh”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu đối tượng học sinh của từng lớp, thuyết trình, hướng dẫn học sinh
theo hướng học sinh chủ động. Có thể kết hợp cả các biện pháp khuyến khích như
cho điểm cao để học sinh hứng thú và hăng say phát biểu bài hơn. Cho những ví dụ
thực tế phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh (Giỏi, khá, trung bình, yếu), ứng
dụng phương pháp dạy học theo NCBH trong các tiết dạy. Có thể nói đây là một
nội dung khó vì vậy cần kết hợp nhiều biện pháp để hướng dẫn cho học sinh giải
quyết các thuật toán từ dễ đến khó, không tạo cho học sinh áp lực dẫn đến chán nãn
trong quá trình học phần này.
Tôi đã sử dung, lồng ghép một số phương pháp dạy học với nhau: Phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế,
thu thập thông tin, dạy học theo hướng tích hợp các môn Toán, Lý, Tin, Anh; dạy
học theo nhóm.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Hầu hết học sinh khối 11 khi học phần tin học pascal đều cảm thấy “khó”, vì
nó liên quan đến rất nhiều môn học như: Toán, lý, anh. Môn học này yêu cầu cao về
tư duy, logic, kiến thức quan trọng của tin học 10 có liên quan đến phần học này đó
là “Bài toán và thuật toán” thì đa phần học sinh không còn nhớ kiến thức đó. Vì vậy
khi học đến phần lập trình pascas học sinh cảm thấy khó và không hứng thú học
ngay cả những học sinh học tốt các môn học tự nhiên.
Những kiến thức trong phần tin học pascal là nền tảng cho học sinh sau này
khi đi học các trường đại học như: Bách khoa, công nghệ thông tin, kiến trúc... Vì
vậy tôi đã trăn trở rất nhiều “Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập phần tin
học pascas” và tôi đã quyết định vận dụng những kinh nghiệm của mình trong dạy
học phần cấu trúc rẽ nhánh. Nó là một phần học dễ tạo hứng thú cho học sinh nhất
vì học sinh có thể lấy những ví dụ từ thực tế cuộc sống hàng ngày, trong học tập...
Tin học 11 nó có liên quan kiến thức đến cả toán, lý, tiếng anh và yêu cầu cao
của môn học về tư duy, logic. Vì thế để các em có hứng thú học phần tin học lập
trình là cả một vấn đề. Tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm vào quá trình giảng dạy
tại lớp, và đầu tiên đó là phần câu lệnh rẽ nhánh vì phần này có thể dễ dàng khơi
gợi lòng ham thích học lập trình của học sinh, rèn luyện một số phẩm chất cần thiết
của người lập trình như: cẩn thận, chu đáo, sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả
đạt được…Điều này thể hiện trong suốt quá trình từ khi phân tích bài toán cho đến
khi lựa chọn dữ liệu, viết chương trình, dịch và sửa lỗi…Cải tiến tích ứng của các
bộ dữ liệu và trạng thái của bài toán khác nhau.
2
Học sinh có thể hiểu được cấu trúc rẽ nhánh là gì? “Là lựa chọn công việc phù
hợp với điều kiện” [3]. Nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biều diễn thuật toán, sử
dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một bài toán đơn giản, viết được
câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ, áp dụng để thể hiện được thuật toán của
một bài toán đơn giản.
Theo tôi muốn cho giờ học đạt kết quả tốt, học sinh nắm bài tốt và có thể vận
dụng nó trong quá trình lập trình giải bài toán trên máy tính bằng chương trình
PASCAL thì cần phải có tiết dạy tốt. Vậy theo bạn thế nào là tiết dạy tốt? Theo tôi
tiết dạy tốt là học sinh phải hăng hái học tập, hăng say phát biểu bài, giải quyết tốt
những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Để làm được điều này tôi đã áp dụng một số biện
pháp trong tiết dạy nội dung bài cấu trúc rẽ nhánh tại các lớp như sau:
Yêu cầu học sinh nắm được ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc rẽ nhánh
là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp một điều
kiện đang xảy ra. [3]
Hai dạng của câu lệnh rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ
Câu lệnh ghép là gì? Là dãy lệnh cần thực hiện sau “then” hoặc “else”.[3]
Có thể vận dụng câu lệnh ghép trong giải bài toán.
Áp dụng thực hiện làm một số ví dụ thực tế do giáo viên giao và ví dụ trong
SGK.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi tôi áp dụng một số biện pháp theo kinh nghiệm dạy học của mình
tôi thấy học sinh không hứng thú với phần tin học lập trình 11. Vì vậy tôi đã mạnh
dạn áp dụng một số kinh nghiệm dạy học bắt đầu từ phần “cấu trúc rẽ nhánh” cho
học sinh để nâng cao hiệu quả học tập và tôi nhận thấy kết quả học tập tại các lớp
tốt hơn nhiều, học sinh ham thích học tin học lập trình hơn.
Nội dung học phần tin học 11 là phần học khá khó, vì vậy với nội dung trong
SGK học sinh rất khó hiểu, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng ngại học. Kinh nghiệm của
tôi sau nhiều năm dạy tin học nhất là phần lập trình, dạy phần này cần tạo cho học
sinh hứng thú học cần thiết. Trong SGK tin 11 trong phần cấu trúc rẽ nhánh cho
học sinh học một số ví dụ ban đầu không phù hợp với học sinh. Vì vậy tôi đưa ra
một số ví dụ có yêu cầu thấp hơn, dễ dàng giải quyết với học sinh hơn và kết hợp
cả các biện pháp khuyến khích như cho điểm cao để học sinh hứng thú và hăng say
phát biểu bài hơn. Từ đó có thể giải quyết các ví dụ trong SGK.
3. Các kinh nghiệm đã áp dụng để giải quyết vấn đề
Theo tôi muốn cho giờ học đạt kết quả tốt, học sinh nắm bài tốt và có thể vận
dụng nó trong quá trình lập trình giải bài toán trên máy tính bằng chương trình
PASCAL thì cần phải có tiết dạy tốt. Vậy theo bạn thế nào là tiết dạy tốt? Theo tôi
tiết dạy tốt là học sinh phải hăng hái học tập, hăng say phát biểu bài, giải quyết tốt
những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Để làm được điều này tôi đã áp dụng một số biện
pháp trong tiết dạy nội dung bài câu lệnh rẽ nhánh tại các lớp như sau:
3
- Tôi đã thực hiện lồng ghép các phương pháp dạy học vào với nhau trong các
tiết dạy thuật toán.
- Cho ví dụ phù hợp với nhóm đối tượng học sinh không nhất thiết phải áp dụng
ví dụ trong SGK.
- Ứng dụng phương pháp dạy học theo NCBH…
3.1 Phần lý thuyết
Yêu cầu học sinh học nội dung chính của bài và yêu cầu học sinh cần nắm được:
Vấn đề
Ý nghĩa
Ví dụ (cú pháp lệnh)
Hiểu thế nào là
rẽ nhánh
Câu lệnh rẽ
nhánh
dạng
thiếu
Câu lệnh rẽ
nhánh dạng đủ
Thể hiện sự lựa chọn công việc
cho phù hợp với điều kiện.
Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh
sẽ được thực hiện, ngược lại câu
lệnh sẽ bị bỏ qua
Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1
sẽ được thực hiện, ngược lại câu
lệnh 2 sẽ được thực hiện
Nếu ĐTB ≥ 8.0 thì xếp
loại học lực loại GIỎI.
IF <ĐIỀU KIỆN > THEN
<CÂU LỆNH>;
IF <ĐIỀU KIỆN > THEN
<CÂU LỆNH 1> ELSE
<CÂU LỆNH 2>;
Câu lệnh ghép
Là nhiều câu lệnh để mô tả thao …
tác (câu lệnh hợp thành)
BEGIN
<DÃY LỆNH>
END;
…
Chiếu cho học sinh xem sơ đồ hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ và
dạng thiếu để học sinh hiểu được hoạt động và nhớ lại hình khối trong câu lệnh
điều kiện.
Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
Điều kiện
Đ
Câu lệnh
S
Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ Câu lệnh 1 Đ
Điều kiện
S
Câu lệnh 2
4
Yều cầu học sinh làm một số ví dụ, thực hiện các bước:
1. Xác định bài toán
2. Nêu ý tưởng
3. Xây dựng thuật toán (Sơ đồ khối hoặc liệt kê).
Theo phân phối chương trình bài câu lệnh rẽ nhánh chỉ được dạy lý thuyết trong
1 tiết. Vì vậy tôi phân học sinh ra làm 12 nhóm theo bàn học và yêu cầu hai nhóm
làm một bài toán có nội dung giống nhau. Tôi đã chuẩn bị cho từng nhóm một nội
dung in ra giấy và phát cho từng nhóm, bên cạnh đó tôi chiếu nội dung của 6 bài
toán đó trên màn hình để các nhóm có thể biết được nội dung bài toán của nhau,
nếu nhóm nào làm xong bài của mình có thể làm các bài của nhóm khác, giáo viên
khuyến khích cho điểm các nhóm làm tốt.
Bài toán 1:
Viết chương trình nhập vào 2 số a, b từ bàn phím. Cho xuất hiện ra màn hình
số có giá trị lớn hơn. Nếu 2 số có giá trị bằng nhau thì cho xuất hiện dòng thông
báo “khong co so lon hon”.[4]
Bài toán 2.
Viết chương trình nhập vào 2 số a, b từ bàn phím. Cho xuất hiện ra màn hình
số mang giá trị âm. Nếu 2 số có giá trị dương thì cho xuất hiện dòng thông báo
“khong co so am”.[4]
Bài toán 3.
Viết chương trình nhập vào 2 số a, b từ bàn phím. Tính tông của hai số đó nếu
số a>b, còn nếu a ≤ b thì xuất hiện dòng thông báo yêu cầu nhập lại a và b.
Bài toán 4.
Viết chương trình nhập vào a từ bàn phím. Kiểm tra xem số a có chia hết cho
3 không? Nếu không chia hết cho ra dòng thông báo “a khong chia het cho 3”.[1]
Bài toán 5.
Viết chương trình nhập vào 3 số a, b, c từ bàn phím. Kiểm tra xem 3 số vừa
nhập vào có phải là bộ số pi-ta-go không?[1]
Bài toán 6.
Viết chương trình tìm nghiệm của phương trình bậc hai ax 2+bx+c=0, với a ≠ 0.
[1]
Trước khi viết chương trình tôi yêu cầu các nhóm phải thực hiện các thao
tác:
1. Xác định bài toán. (đại diện các nhóm nêu INPUT, OUTPUT)
2. Nếu ý tưởng (đại diện các nhóm nêu ý tưởng)
3. Xây dựng thuật toán (trình bày ra giấy A4 gắn lên bảng và trình bày lại).
Sau khi thực hiện xong 3 bước trên 2 nhóm có đề bài giống nhau nhận xét bổ
sung lẫn nhau, ngoài ra có thể nhận xét, bổ sung các bài toán khác.
Nội dung
Bài toán 1:
Xác định bài toán – ý
tưởng
*) xác định bài toán:
Thuật toán
B1. nhập a,b
5
Viết chương trình nhập
vào 2 số a, b từ bàn
phím. Cho xuất hiện ra
màn hình số có giá trị
lớn hơn. Nếu 2 số có
giá trị bằng nhau thì
cho xuất hiện dòng
thông báo “khong co so
lon hon”.
INPUT: a,b
OUTPUT: a hoặc b hoặc
“khong co so lon”
*) Ý tưởng: so sánh a với b
- a>b số lớn là a
- a
- a=b không có số lớn
Bài toán 2.
Viết chương trình nhập
vào 2 số a, b từ bàn
phím. Cho xuất hiện ra
màn hình số mang giá
trị âm. Nếu 2 số có giá
trị dương thì cho xuất
hiện dòng thông báo
“khong co so am”.
*) xác định bài toán:
INPUT: a,b
OUTPUT: a hoặc b hoặc cả
a bà b hoặc “khong co so
am”
*) Ý tưởng: so sánh a và b
với 0
- a<0 và b<0 số a và b đều
là số âm.
- a<0 và b>0 số a là số âm.
- a>0 và b<0 số b là số âm.
- a>0 và b>0 khong co so
am.
Bài toán 3.
Viết chương trình nhập
vào 2 số a, b từ bàn
phím. Tính tông của
hai số đó nếu số a>b,
còn nếu a ≤ b thì xuất
hiện dòng thông báo
yêu cầu nhập lại a và b.
*) xác định bài toán:
INPUT: a,b (a>b).
OUTPUT: S
*) Ý tưởng: so sánh a với b.
- a>b thì tính tổng.
- a ≤ b thì không tính tổng.
B2. so sánh a với b
B2.1. Nếu a>b thì cho ra
kết quả là a, chuyển đến
B3.
B2.2. Nếu a
kết quả là b, chuyển đến
B3.
B2.3. Nếu a=b thì cho ra
thông báo “khong co so
lon”. chuyển đến B3.
B3. kết thúc.
B1. nhập a,b
B2. so sánh a và b với 0
B2.1. Nếu a<0 và b<0 thì
cho ra kết quả là a và b
chuyển đến B3.
B2.2. Nếu a<0 và b>0 thì
cho ra kết quả là a,
chuyển đến B3.
B2.3. Nếu a>0 va b<0 thì
cho ra kết quả là b,
chuyển đến B3.
B2.4. Nếu a>0 va b>0 thì
cho ra thông báo “khong
co so am”. chuyển đến
B3.
B3. kết thúc.
B1. nhập a,b
B2. so sánh a với b
Nếu a>b thì sang bước 3,
ngược lại thì quay lại B1.
B3. tính S ¬ a+b.
B4. cho ra S, kết thúc.
Bài toán 4.
Viết chương trình nhập
vào a từ bàn phím.
Kiểm tra xem số a có
chia hết cho 3 không?
*) xác định bài toán:
INPUT: a.
OUTPUT: a chia hết cho 3
hoặc a không chia hết cho 3.
*) Ý tưởng: a chia 3 lấy
B1. nhập a.
B2. Chia a cho 3.
B2.1. Nếu a mod 3 = 0
thì cho ra dòng thông
báo “a chia het cho 3”,
6
Nếu không chia hết cho phần dư.
ra dòng thông báo “a - Nếu a chia cho 3 có dư
khong chia het cho 3”. bằng 0 thì a chia hết cho 3.
- Nếu a chia cho 3 có dư
khác 0 thì a không chia hết
cho 3.
kết thúc.
B2.2. Nếu a mod 3 <> 0
thì cho ra dòng thông
báo “a khong chia het
cho 3”, kết thúc.
Bài toán 5.
Viết chương trình nhập
vào 3 số a, b, c từ bàn
phím. Kiểm tra xem 3
số vừa nhập vào có
phải là bộ số pi-ta-go
không?
*) xác định bài toán:
INPUT: a, b, c.
OUTPUT: là bộ pi-ta-go
hoặc không phải là bộ pi-tago.
*) Ý tưởng:
Nếu a2=b2+c2 hoặc b2=a2+c2
hoặc c2=b2+a2 thì a,b, c là
bộ pi-ta-go ngược lại a, b, c
không phải là bộ pi-ta-go.
B1. nhập a,b,c.
B2. Nếu (a2=b2+c2 ) hoặc
(b2=a2+c2 ) hoặc
(c2=b2+a2 ) thì thông báo
a,b, c là bộ pi-ta-go, kết
thúc.
ngược lại: thông báo a,
b, c không phải là bộ pita-go, kết thúc.
Bài toán 6.
Viết chương trình tìm
nghiệm của phương
trình
bậc
hai
2
ax +bx+c=0, với a ≠ 0.
*) xác định bài toán:
INPUT: a, b, c (a ≠ 0)
OUTPUT: nghiệm của
phương trình bậc hai.
*) Ý tưởng:
So sánh D với 0
- Nếu D<0 thì PTVN.
- Nếu D=0 thì PT có nghiệm
kép x1,2 = -b/(2*a).
- Nếu D>0 thì tính nghiệm
của phương trình
x1 = (-b-sqrt(D))/(2*a)
x2 = (-b-sqrt(D))/(2*a)
B1. nhập a,b,c. (a ≠ 0).
B2. Tính DT ¬ b2-4*a*c
B3. so sánh DT với 0.
B3.1. Nếu DT<0 kết luận
“phuong
trinh
vo
nghiem”, kết thúc.
B3.2. Nếu DT=0 kết luận
“phuong
trinh
co
nghiem
kep”,
tính
¬
¬
nghiệm:
x1 x2 b/
(2*a), kết thúc.
B3.3. Nếu DT>0 kết luận
“phuong trinh co hai
nghiem phan biet”, tính
nghiệm:
x1 ¬ (-b–qrt(DT))/(2*a)
x2 ¬ (-b+qrt(DT))/(2*a)
kết thúc.
3.2 Phần thực hành
Học sinh hoạt động theo nhóm.
7
Viết chương trình (hướng dẩn của giáo viên). Sau khi thực hiện tốt ba bước ở
phần học lý thuyết tại lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh viết chương
trình bằng ngôn ngữ lập trình pascal.
Trước khi lập trình giải quyết bài toán trên máy tính, tôi yêu cầu học sinh nhắc
lại:
- Cấu trúc lệnh: nhập từ bàn phím (read hoặc readln).
READ (<danh sách biến vào>);[1]
READLN(<danh sách biến vào>);[1]
- Xuất hiện ra màn hình(write hoặc writeln).
WRITE(<danh sách kết quả ra>);[1]
WRITELN(<danh sách kết quả ra>);[1]
- Kiểu dữ liệu đã học(sử dụng kiểu real, integer).
- Chạy chương trình(ctrl + F9), sửa lỗi(F9), báo kết quả(màn hình kết quả).
Sau khi đã ôn lại kiến thức trên tôi yêu cầu học sinh lập trình trên máy bằng
nội dung ví dụ đã viết trên giấy. Trong vòng 45 phút của tiết học thực hành tôi yêu
cầu mỗi nhóm phải chạy ba bài và chấm lấy điểm, nếu nhóm nào làm thêm bài sẽ
có điểm khuyến khích.
Bài toán 1.
Học sinh chạy bài với a=7, b=8
Kết quả báo: “so lon la b”
Bài toán 2.
Học sinh chạy bài lần thứ nhất với cặp số a=9, b=8, kết quả : “khong co so
am”.
Chạy bài lần thứ hai với cặp số a=-8, b=-6, kết quả : “ca a va b deu la so am”.
8
Bài toán 3.
Học sinh chạy bài lần thứ nhất với cặp số a=8, b=9, kết quả : “nhap lai so a”.
Chạy bài lần thứ hai với cặp số a=9, b=6, kết quả cho ra “tong la : 15”.
Bài toán 4.
Học sinh chạy bài lần thứ nhất với a=7, kết quả : “a khong chia het cho 3”.
Chạy bài lần thứ hai với a=9, kết quả: “a chia het cho 3”.
9
Bài toán 5.
Học sinh chạy bài lần thứ nhất với a=1, b=0, c=1, kết quả : “bo so da nhap
la bo so pi-ta-go”.
Học sinh chạy bài lần thứ hai với a=3, b=4, c=5, kết quả : “bo so da nhap
khong phai la bo pi-ta-go”.
Bài toán 6.
Học sinh chạy bài lần thứ nhất với a=1, b=-3, c=2, kết quả : “phuong trinh co
nghiem la: x1=1.00 x2=2.00”
Lần thứ hai học sinh chạy bài với a=1, b=2, c=1, kết quả : “phuong trinh co
nghiem kep x1=x2=-1.00”
Lần thứ ba học sinh chạy bài với a=1, b=0, c=1, kết quả : “phuong trinh vo
nghiem”
10
Sau khi thực hiện dạy phần “câu lệnh rẽ nhánh” với các kinh nghiệm trên tôi
thấy học sinh đã rất hứng thú với phần học lập trình, nhất là giờ thực hành.
Kết quả đánh giá học sinh sau khi tôi áp dụng các phương pháp trên trong quá
trình dạy học bài cấu trúc rẽ nhánh.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo dục, bản thân và đồng
nghiệp
Sau khi thực hiện dạy phần “câu lệnh rẽ nhánh” với các phương pháp trên
trong năm học 2016-2017 tôi thấy học sinh đã rất hứng thú với phần học lập trình,
nhất là giờ thực hành. Chất lượng của học sinh cao hơn so với những năm học
trước. Tôi đã trao đổi với đồng nghiệp và cũng đã được đồng nghiệp rất ủng hộ và
sử dụng các kinh nghiệm này trong quá trình dạy học trên lớp và chất lượng cũng
đã được nâng lên.
Tôi đã có bảng số liệu kiểm chứng so sánh của hai năm học của khối 11 như
sau:
Năm học
2015-2016
Đối chứng
2016-2017
Thực
nghiệm
Giỏi
Sĩ số
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
355
17
4.78
154
43.38
175
49.29
9
2.55
323
25
7.74
188
58.20
110
34.06
0
0.00
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong các tiết dạy phần học bài
cấu trúc rẽ nhánh chương trình tin học lớp 11 tại trường THPT Lam Kinh. Tuy chưa
thực sự tối ưu nhưng tôi mong các đồng chí đóng góp ý kiến để cho đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn và tôi có thể áp dụng trong quá trình dạy học tin học 11 nói
riêng và tin học THPT nói chung có hiệu quả tốt hơn.
2. Kiến nghị
Vì số lượng máy tính cho học sinh thực hành còn ít, 3 đến 4 học sinh ngồi một
máy, thời gian thực hành ít, có nhiều học sinh không được thực hành trong tiết thực
hành đó. Vì thế mà chất lượng chưa được cao. Để cho kết quả dạy và học tốt hơn
tôi đề nghị nhà trường tăng cường thêm cơ sở vật chất, máy tính, thường xuyên tu
sửa lại máy tính để có máy tính có chất lượng tốt cho học sinh thực hành.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2017.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Thị Hương
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học 11 - Hồ Sĩ Đàm chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục,
2009.
2. Sách giáo giáo viên tin học 11 - Hồ Sĩ Đàm chủ biên - Nhà xuất bản giáo
dục, 2009.
3. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Quách Tuấn Ngọc - Nhà xuất bản giáo dục,
1999.
4. Bài tập Ngôn ngữ lập trình Pascal - Quách Tuấn Ngọc - Nhà xuất bản giáo
dục, 1999.
13