Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp đảm bảo an toàn trong các tiết thực hành môn hóa học lớp 8, lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.47 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây đất nước ta đang tiến hành đổi mới nội dung
chương trình dạy học, do đó phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội
dung chương trình mới. Phương pháp dạy học mới là phải phát huy tính tích cực tự
giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một
trong những yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính là
việc sử dụng thiết bị dạy học trong các môn học. Thiết bị dạy học là tiền đề quan
trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng
dạy học trong các tiết học là việc rất cần thiết . Nhất là đối với vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng thiết bị trong các bộ môn đã
đem lại hiệu quả cao trong các giờ dạy, giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh
một cách dễ dàng, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Thiết bị dạy học ở các trường
học rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Vì vậy muốn sử dụng tốt các thiết bị dạy
học có hiệu quả hơn nữa vào mục tiêu dạy học thì cần phải tăng cường công tác
quản lý, bảo quản thiết bị dạy học và an toàn trong quá trình sử dụng. Đây là những
việc làm rất quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học.
Trong các môn học thì Hóa học là bộ môn khoa học có từ lâu đời, là bộ môn khoa
học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống con người và có nhiều thí nghiệm
thực hành. Ngày nay việc giảng dạy môn hóa học rất được coi trọng. Việc khám
phá và tiếp thu kiến thức môn Hóa học phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm.
Trong quá trình dạy môn hóa học, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ
năng thực hành, nâng cao năng lực “học phải đi đôi với hành”cho học sinh.
Thế nhưng những thí nghiệm Hóa học luôn có những phản ứng ảnh hưởng đến sự
an toàn của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là những tiết thực hành liên quan đến
việc sử dụng “Đồ dùng thiết bị thí nghiệm” có nguy cơ rủi ro cao.
Qua thực tế ở các trường trên địa bàn Huyện Hậu lộc nói chung và quá trình
công tác của tôi ở trường THCS Phong Lộc nói riêng, việc thực hiện đổi mới phương


pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học đã được chú trọng quan tâm. Để đáp ứng
được mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới và sự phát triển của công nghệ hiện
nay, đòi hỏi ngành giáo dục trong nước cũng như giáo dục huyện Hậu lộc cần nâng
cao đổi mới phương pháp dạy học, nhất là việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học
trong các giờ giảng dạy. Thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đối với tất cả các môn
học nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn học thực nghiệm như: Vật lý,
Hóa học, Sinh học và Công nghệ. Các môn học này đã coi thực nghiệm là phương
pháp cơ bản để truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Thông qua việc trực tiếp tiến hành
các thí nghiệm, học sinh rèn luyện các thao tác trí tuệ, đặc biệt là ở môn Hóa học.
1


Thí nghiệm hóa học giúp học sinh có khả năng vận dụng những thao tác trong phòng
thí nghiệm vào lĩnh vực hoạt động của con người. Do là môn học thực nghiệm nên
có rất nhiều đồ dùng, hóa chất không an toàn đối với giáo viên và cả học sinh vì thế
việc đảm bảo an toàn trong các tiết thực hành rất cần được quan tâm. Từ thực tiễn
các tiết thí nghiệm, từ việc sử dụng và bảo quản các thiết bị thí nghiệm, tôi đã không
ngừng đổi mới, tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng môn học tại nhà
trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn đảm bảo an toàn, không có các rủi
ro xảy ra, chất lượng môn học ngày một tăng lên. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số
biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa
học lớp 8, lớp 9 tại trường THCS Phong Lộc” làm đề tài SKKN để đúc kết lại
những giải pháp, biện pháp đã thực hiện mang lại hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng môn học, đảm bảo độ an toàn và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học
sinh.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm:
- Nâng cao ý thức của học sinh trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học.
- Tăng cường khả năng phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên
làm phụ tá thí nghiệm.

- Giúp cho giáo viên giảng dạy có hiệu quả hơn các bài thực hành thí nghiệm
nhằm đạt được mục tiêu rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thực hành tốt hơn. Khắc
phục được những hạn chế trong các tiết thực hành của chương trình hiện nay.
- Nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học thiết bị thí
nghiệm trong nhà trường.
- Đề tài cũng nhằm tìm ra vai trò và tác dụng của thí nghiệm thực hành trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền tải kiến thức cho học sinh, phát triển khả
năng tư duy của học sinh.
- Làm cho học sinh có hứng thú, yêu thích môn hóa học.
- Giáo dục được ý thức bảo vệ tài sản, bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học, có
kĩ năng bảo đảm an tòan đối với bản thân, giáo viên và học sinh trong các tiết thực
hành.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu bằng đọc, nghiên cứu tài liệu về môn Hóa học.
- Phương pháp dạy thí nghiệm hóa học, thu thập các tư liệu có liên quan như:
sách giáo khoa, các bài học có làm thí nghiệm.
- Nghiên cứu lý thuyết :Tìm hiểu các chất hóa học có liên quan đến bài học.
- Thu thập, xử lí số liệu: Xem các vi deo trên mạng về các tiết thực hành
Tham khảo các phòng thí nghiệm chuẩn ở các trường trên địa bàn huyện. Tham
khảo ý kiến, trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn để tìm ra các biện pháp
nâng cao hiệu quả và an toàn trong các giờ thực hành.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực
hành. Một môn khoa học rất gần gũi với đời sống sản xuất. Vì vậy trong dạy học
hiện nay việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và có

hiệu quả.
- Phòng bộ môn Hóa học là phòng chuyên dùng cho bộ môn Hóa học, nơi
chứa đựng những dụng cụ thí nghiệm hóa học và các chất, là nơi giáo viên thiết bị
cùng với giáo viên bộ môn chuẩn bị các thí nghiệm cho việc dạy học và là nơi cho
học sinh học các tiết thực hành.
- Phòng bộ môn được quản lý và sử dụng tốt sẽ làm tăng tần số sử dụng và độ
bền của các trang thiết bị vì vậy mang lại hiệu quả giáo dục và kinh tế nhất định.
Nó còn góp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh và nâng cao năng lực
chuyên môn cho giáo viên bộ môn.
- Thiết bị môn hóa học rất phong phú, đa dạng về chủng loại, về chất chế tạo,
về tính năng tác dụng như dụng cụ thủy tinh, các loại hóa chất rất độc hại vì vậy tất
cả mọi người khi học và làm các tiết thực hành cần phải biết và hiểu rõ tính chất
hóa học của các chất, các dụng cụ gây ra nguy hiểm cho bản thân, thực hiện đúng
những hướng dẫn an toàn trong thực hành để đảm bảo an toàn cho chính bản
thân,cho những người khác, cũng như đảm bảo an toàn môi trường.
- Trong quá trình dạy học hóa học thí nghiệm hóa học giữ vai trò quan trọng
vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng
thực hành cho học sinh, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập, phát triển khả
năng tư duy của học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi.
- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật,
giải thích được bản chất của quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời
sống con người.
- Thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã
học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của
con người.
- Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy
vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành
những đức tính tốt của con người: như làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn
gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn hóa học THCS khi
các em mới bắt đầu làm quen với môn hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.


3


2.2 THỰC TRẠNG
2.2.1 Ưu điểm
- Giáo viên bộ môn có chuyên môn, tâm huyết với nghề.
- Giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp đổi mới trong các giờ
dạy để nâng cao chất lượng.
- Nhà trường có giáo viên phụ tá thí nghiệm
- Học sinh có hứng thú với việc học thực hành.
2.2.2 Tồn tại
- Phong lộc là một xã nghèo trong Huyện Hậu lộc, kinh tế của nhân dân
trong xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ sản xuất nông nghiêp nên rất khó khăn, vì
vậy công tác xã hội hóa giáo dục xã nhà còn rất hạn chế.
- Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đặc biệt là thiết
bị dạy học, đồ thí nghiệm, các phòng chức năng..., điều này ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Việc trang bị đồ dùng, hóa chất cho môn hóa còn hạn chế. Do vậy việc tổ
chức thực hiện các thí nghiệm Hóa học theo yêu cầu của chương trình và phương
pháp dạy học bộ môn còn gặp nhiều khó khăn.
- Giáo viên chủ yếu dạy theo lối chủ động truyền thụ kiến thức, học sinh bị
động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là rất ít, chủ yếu
là dụng cụ thí nghiệm ở các môn Hóa, Sinh hoặc một số bản đồ ở môn Địa, môn Sử
và bảng phụ. Và còn có cả trường hợp còn không biết tên thiết bị, không biết cách
sử dụng như thế nào cho phù hợp.
2.2.3 Nguyên nhân
- Hóa học là một môn học khó so với một số môn học khác, có em còn cho
rằng Hóa học còn khó hơn bộ môn Toán.
- Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành làm thí nghiệm, các em làm thí

nghiệm còn chậm, không đúng trình tự của thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm
chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiết học, chưa nắm
được những quy tắc an toàn khi làm thực hành.
- Học sinh cũng chưa thực hiện tốt về những quy tắc an toàn trong các giờ thực hành.
- Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho các tiết thực hành còn chưa đảm
bảo các nguyên tắc cơ bản cho vấn đề an toàn.
- Đa số thiết bị môn hóa toàn là dụng cụ thủy tinh nên rất rễ vỡ, những chất
dễ gây cháy nổ và đặc biệt là cả những hóa chất độc hại. Nên việc sử dụng thường
xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của cả giáo viên và học sinh.
- Sự kiểm tra giám sát của ban giáo hiệu nhà trường đôi khi còn chưa chặt
chẽ.
Chính vì vậy việc sử dụng thường xuyên đồ dùng của môn hóa ở các trường
trong huyện cũng có hạn chế, ở trường THCS Phong Lộc cũng bị ảnh hưởng, vì so
4


với các trường khác trên huyện, Phong Lộc là một trường còn rất nhiều khó khăn
nên việc làm thực hành thí nghiệm không đảm bảo được an toàn.
Từ thực trạng trên, qua thực tế trong quá trình công tác tôi đưa ra thực hiện
“Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành
môn hóa học lớp 8 ,9”tại trường THCS Phong Lộc.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
* Giải pháp.
Thí nghiệm thực hành giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, hiện
tượng, giải thích được hiện tượng đang xảy ra, giúp học sinh củng cổ và khắc sâu
thêm kiến thức, kĩ năng thực hành, giúp học sinh tin tưởng vào chân lý khoa học.
Thí nghiệm hóa học là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, là dạng
phương tiện trực quan chủ yếu, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm
vụ dạy học ở trường phổ thông.
Qua thí nghiệm hóa học những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện

thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học
sinh thu thập và xử lý thông tin nhẳm hình thành khái niệm, tính chất chung và tính
chất của các chất vô cơ hữu cơ cụ thể.
Vì vậy việc coi trọng thí nghiệm thực hành đối với các bộ môn khoa học
thực nghiệm trong nhà trường THCS là định hướng lâu dài và vững chắc cho mục
tiêu đào tạo ở các nhà trường THCS. Nhưng coi trọng thí nghiệm thực hành thì
cũng cần chú trọng đến việc đảm bảo an toàn trong thí nghiệm thực hành.
Qua thực tiễn công tác ở trường, tôi thấy rằng loại trừ các trường chuẩn trên
địa bàn huyện thì vấn đề đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thiết bị dạy học hóa
học trong các giờ thực hành là một vấn đề rất đáng quan tâm. Vì hiện nay trên địa
bàn huyện Hậu Lộc việc sử dụng đồ dùng rất quan trọng trong các giờ dạy. Tôi xin
mạnh dạn đề ra một số giải pháp về đảm bảo an toàn trong các giờ thực hành hóa 8,
9. Cụ thể như sau:
- Giải pháp 1: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến những vấn đề về
các tiết thực hành hóa 8, 9.
- Giải pháp 2: Lập được kế hoạch cho các tiết thực hành, khảo sát các tiết
liên quan đến những đồ dùng hóa chất có thể gây nguy hiểm cho giáo viên và học
sinh khi tiến hành.
- Giải pháp 3: Trao đổi học hỏi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn và các
trường có phòng học bộ môn đạt chuẩn.
- Giải pháp 4: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh khi tiếp xúc với những
kiến thức khoa học tạo cho các em trí tò mò muốn khám phá.

5


* Các biện pháp thực hiện
2.3.1: Xây dựng được kế hoạch sử dụng thiết bị trong các giờ thực hành
Hóa 8, 9.
- Cùng với giáo viên bộ môn tổng hợp các bài thí nghiệm của chương trình

Hóa 8, 9 và phân chia các thí nghiệm thành các loại thí nghiệm.
+ Chương trình hóa học lớp 8 gồm 70 tiết trong đó có 7 tiết thực hành chính
và 23 tiết thí nghiệm.
+ Chương trình hóa học 9 cũng gồm 70 tiết với 7 tiết thực hành chính và 80
tiết thí nghiệm.
- Lập được kế hoạch cho một buổi thí nghiệm thực hành, chuẩn bị những
thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất cần thiết. Lường trước những sự cố có thể xảy
ra. Chuẩn bị các phương tiện dụng cụ, thuốc men để xử lý các sự cố nếu xảy ra.

Kế hoạch sử dụng thiết bị hóa 8
Kế hoạch sử dụng thiết bị hóa 9
- Cùng với giáo viên giới thiệu dụng cụ và các thao tác cơ bản để sử dụng an
toàn các dụng cụ, nên sử dụng các dụng cụ thí nghiệm gọn nhẹ, đơn giản cho cả
giáo viên và học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về dụng cụ như: Tên gọi, ứng dụng của dụng
cụ, hình dạng và cấu tạo, nhấn mạnh những bộ phận và chức năng quan trọng
nhất… điều đó giúp cho học sinh có kĩ năng sử dụng dụng cụ tốt hơn.
- Cần có bảng nội quy, quy tắc an toàn trong tiết thực hành để đảm bảo an
toàn khi sử dụng hóa chất. Bản thân là một giáo viên thực hành tôi cần phải hiểu rõ
những rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực hoạt động của mình, cùng với giáo viên và
học sinh chấp hành tốt những nguyên tắc khi làm thực hành.
2.3.2: Thực hiện các quy tắc an toàn về việc sử dụng đồ dùng, hóa chất
trong các giờ thực hành trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng
thiết bị trước tiết học, xác định trước những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất cần tuân thủ theo những
nguyên tắc sau:
Đối với hóa chất:
Trong thí nghiệm hóa học có rất nhiều chất độc hại nên khi sử dụng phải
thận trọng theo quy tắc riêng của nó.
+ Đối với các chất độc phải làm thí nghiệm trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng

gió, không được nếm và hút chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận
trọng khi kiểm tra các chất.
6


+ Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần các bình hóa chất mà chỉ dùng bàn
tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.
+ Đối với các chất dễ ăn da và gây bỏng như: axit đặc hoặc kiềm đặc, kim loại
kiềm, phôtpho trắng, brom…khi sử dụng phải giữ gìn không để dây ra tay, người,
quần áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát gần.
+ Không đựng axit vào các bình quá to, Khi rót không nên nâng bình quá cao
so với mặt bàn.
+ Khi pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm
ngược lại, phải rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều.
+ Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, gây bỏng phải tuyệt đối tuân
theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm.
+ Dán tên các hóa chất đầy đủ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Đối với thí nghiệm:
Hoạt động thí nghiệm có một yêu cầu quan trọng nhất đó là yêu cầu về an
toàn trong phòng thí nghiệm. Để đảm bảo an toàn trước hết người biểu diễn thí
nghiệm phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khỏe, tính mạng của học sinh,
mặt khác người biểu diễn phải nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí
nghiệm đối với từng loại thí nghiệm như:
- Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa.
- Thí nghiệm với các chất dễ nổ.
- Thí nghiệm với chất độc hại.
- Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng.
Khi tiến hành thí nghiệm với các chất trên thì giáo viên thiết bị, giáo viên bộ
môn và học sinh phải chuẩn bị như sau:
a.Giáo viên bộ môn:

- Khi làm thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa như: Cồn, dầu hỏa, xăng,
benzen…rất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm.
+ Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không đựng vào những
bình lớn để ra bàn thí nghiệm.
+ Phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy.
+ Khi đun nóng các chất dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách
thủy.
- Khi làm thí nghiệm với các chất rễ nổ ta cần thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ.
+ Không để các chất dễ nổ gần lửa.
+ Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, dùng đúng liều lượng
đã quy định.
+ Không tự động thí nghiệm một cách liều lĩnh nếu chưa nắm vững kĩ thuật
và thiếu phương tiện bảo hiểm.

7


- Giáo viên và cán bộ phụ tá cần giới thiệu các thao tác cơ bản như lấy hóa
chất, đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm.
+ Muốn cho hóa chất vào ống nghiệm thì ta dùng ống hút hoặc gập đôi một
băng giấy có chiều rộng bé hơn đường kính của ống nghiệm một chút thành cái
máng, cho hóa chất vào đầu kia của máng, tay trái cầm ống nghiệm nằm ngang, tay
phải đặt máng đựng hóa chất vào ồng nghiệm đến đáy. Sau đó đặt ống nghiệm
thẳng đứng và gõ nhẹ vào ống nghiệm cho hóa chất đổ vào hết và rút máng giấy ra.
+ Muốn trộn hóa chất lỏng trong ống nghiệm thì dùng kẹp gỗ kẹp 2/3 ống
nghiệm từ đáy lên, sau đó cầm đầu trên của ống nghiệm bằng ngón tay trỏ và ngón
cái của bàn tay trái, dùng ngón phải của bàn tay phải gõ nghiêng, nhẹ vào phía dưới
ồng nghiệm. Không được bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay rồi lắc vì làm như
vậy chất lỏng sẽ bắn ra ngoài ống nghiệm có thể làm tay bị bỏng…


Giáo viên hướng dẫn học sinh cho hóa chất vào ống nghiệm
+ Khi đun phải dùng cặp đỡ ống nghiệm và hết sức cẩn thận để chất lỏng khỏi
bắn ra ngoài. Lúc bọt bắt đầu xuất hiện thì đưa ống nghiệm sang bên để gần hay bên
trên ngọn lửa rồi tiếp tục đun bằng không khí nóng. Phải luôn nhớ là hướng miệng
ống nghiệm về phía không có người. Nếu không cần đun quá nóng thì tốt nhất là đun
ống nghiệm trong nước rồi đựng trong cốc thủy tinh hay trong bếp cách thủy.

Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác thực hành
b. Đối với học sinh:
+ Tuyệt đối không cho học sinh làm những thí nghiệm quá nguy hiểm như
đập hỗn hợp kali clorat và photpho khi thiếu những điều kiện bảo đảm thật đầy đủ.
An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết của mọi thí nghiệm.
Đối với đồ dùng thí nghiệm:
+ Đối với ống nghiệm: Khi làm thí nghiệm lượng hóa chất chỉ lấy bằng 1/4
dung tích của ống và chỉ kẹp 1/3 chiều dài của ống nghiệm để tránh vỡ.
+ Đối với phễu lọc: Khi làm việc cần đặt phễu trên chiếc vòng cặp vào giá đỡ.
+ Đối với cốc thủy tinh: Khi đun nóng chỉ nên đun qua lưới amiăng.

(Hình ảnh một tiết thực hành sử dụng cốc thủy tinh đun nóng qua lưới amiăng)
Đối với dụng cụ thủy tinh:
8


+ Khi cho ống thủy tinh qua nút cao su phải cẩn thận dề bị gãy
+ Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh
hoặc ở nhiệt độ thường rất rễ vỡ.
Một số lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
- Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo thành công khi tiến hành thí nghiệm.

- Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, hóa chất vừa đầy đủ.
Bên cạnh việc thực hiện theo quy tắc an toàn thì cũng có một số trường hợp
thực hiện không theo quy tắc an toàn nên dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc.
* Ví dụ:
+ Trước khi đốt cháy Hidro, đều phải thử độ tinh khiết của chúng.
+ Khi sử dụng các chất độc hại, phải có biện pháp đảm bảo an toàn sau:
Không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy dễ nổ.
+ Khi sử dụng các chất độc hại dễ bay hơi phải tiến hành trong tủ kín hoặc ở
nơi thoáng để tránh gây ra tai nạn khi gió tạt về phía học sinh.
* Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài Không khí sự cháy ở chương trình hóa 8 khi ta
đốt phôtpho đỏ khói của phôtpho bay ra nhiều gây ô nhiễm, học sinh sẽ bị ho, sặc.
Đối với việc giữ an toàn trong thí nghiệm
Thực hiện theo yêu cầu mới của chương trình hóa học ở THCS là đối với các
giờ thực hành và giờ dạy trên lớp đảm bảo yêu cầu là phải có đồ dùng thí nghiệm
và phòng thực hành riêng cho bộ môn.
Nhưng hiện nay nhà trường dụng cụ thí nghiệm đã cũ nát, không đồng bộ,
hóa chất thí nghiệm thiếu, hư hỏng nhiều. Do vậy chất lượng giờ dạy không đảm
bảo, dụng cụ lại không an toàn. Để giải quyết vấn đề này cần phải:
- Tăng cường đảm bảo an toàn trong thí nghiệm:
- Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ và các thao tác cơ bản để sử dụng an
toàn các dụng cụ, nên sử dụng các dụng cụ gọn nhẹ, đơn giản. Một điều lưu ý ở đây
là khi tiến hành thí nghiệm có những dụng cụ thí nghiệm học sinh chưa quen dùng
giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu dụng cụ đó như: tên gọi, ứng dụng của
dụng cụ, hình dạng và cấu tạo, nhấn mạnh những bộ phận và chức năng quan trọng
nhất. điều đó giúp cho học sinh có được kĩ năng sử dụng dụng cụ tốt hơn.
Trong thí nghiệm hóa học giáo viên và học sinh thường xuyên tiếp xúc với
hóa chất, thường xuyên quan sát và nhận xét sự biến đổi từ chất này thành chất
khác và những hiện tượng kèm theo sự biến đổi đó. Để đảm bảo an toàn trong thí
nghiệm, trước hết cần loại bỏ những thí nghiệm và hóa chất độc hại như: Photpho,
thủy ngân..Các thí nghiệm với chất độc như: Clo, Brom, Benzen… Nếu thực hiện

phải tiến hành trong hệ thống thiết bị kín và có biện pháp bảo hiểm.
+ Cần phải nắm vững tính chất độc hại của từng loại hóa chất và đồ dùng
thiết bị môn hóa để khi đưa vào thực hành không xảy ra tai nạn.

9


+ Giáo viên giới thiệu một số quy tắc an toàn dán sẵn nội quy trong phòng
làm thí nghiệm.
+ Học sinh có nhiệm vụ làm đầy đủ các bài thí nghiệm theo chương trình của
bộ môn phải chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
+ Trong giờ làm thí nghiệm học sinh chỉ được ra ngoài khi được sự đồng ý
của giáo viên. Khi làm việc phải giữ im lặng và trật tự.
+ Phải giữ sạch sẽ và vệ sinh phòng thí nghiệm, tuyệt đối không lấy dụng cụ
của người khác.
- Sử dụng hóa chất phải tuân theo quy tắc an toàn và sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Phải tập trung cẩn thận làm thí nghiệm, tuyệt đối không để hóa chất bắn
vào người và quần áo.
+ Không được mang hóa chất ra khỏi phòng thí nghiệm, không được làm các
phản ứng ngoài nội dung bài học.
+ Đi găng tay cao su và đeo khẩu trang y tế khi làm thí nghiệm. Việc đi bao
tay và đeo khẩu trang y tế là việc rất quan trọng khi giáo viên và học sinh thực hiện
các thí nghiệm với các chất độc hại. Vì vậy trong phòng thí nghiệm luôn có đầy đủ
dụng cụ bảo vệ để đảm bảo an toàn trong giờ thí nghiệm của GV và học sinh.

( Một tiết thực hành khi làm thí nghiệm với hóa chất độc hại tại trường
THCS Phong Lộc)

Găng tay cao su
Khẩu trang y tế

Hình ảnh một số dụng cụ an toàn dùng trong thí nghiệm
+ Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn sau tiết thực hành .
Việc nâng cao ý thức đảm bảo an toàn trước và trong khi làm thí nghiệm là
một công tác cơ bản, rất quan trọng của mỗi người vào làm việc trong phòng thí
nghiệm hóa học.
- Bản thân là một cán bộ phụ tá thí nghiệm cần phải:
+ Nắm vững các quy tắc cơ bản và một số phương pháp sơ cứu khi có rủi ro
xảy ra.
+ Rửa các dụng cụ, xắp xếp vào đúng nơi quy định.
- Giáo viên:
+ Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học,
vệ sinh sạch sẽ.
+ Yêu cầu học sinh mang găng tay mới được thu dọn đồ dùng.
+ Cho học sinh mang trả đồ dùng vào đúng nơi quy định.
10


- Học sinh:
+ Thực hành theo đúng hướng dẫn của giáo viên bộ môn và cán bộ thiết bị.
+ Cần rửa các đồ dùng dụng cụ, xắp xếp gọn gàng ngăn nắp vào đúng nơi
quy định.
+ Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm.
2. 3. 3: Phân loại tất cả những dụng cụ, hóa chất.
Việc phân loại, sắp xếp dụng cụ, hóa chất là công việc quan trọng của người
làm công tác thiết bị, mỗi loại dụng cụ, hóa chất đều có những đặc tính riêng của nó
vì vậy phải sắp xếp và phân loại chúng một cách khoa học dựa theo từng đặc tính
riêng đó.
- Đối với dụng cụ thủy tinh
+ Các loại dụng cụ thủy tinh phải được rửa sạch sau khi làm thí nghiệm,
được sấy khô và úp ngược trong các giá để ống nghiệm.

+ Phải để các dụng cụ thủy tinh ở ngăn tủ riêng, tránh va chạm mạnh.
- Đối với hóa chất:
+ Phải được sắp xếp, quản lý để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn, dễ thấy, dễ
lấy, tiện cho quá trình sử dụng.
+ Sắp xếp và bảo quản các hóa chất, mỗi hóa chất cần chứa trong một lọ
riêng biệt thích hợp. Phải có tủ đựng hóa chất riêng. Không để lẫn lộn các dụng cụ
kim loại, và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa chất. Hóa chất cần sắp xếp theo
loại và phân theo nhóm (Phân loại muối theo anion; Phân loại theo axit, bazo; Phân
loại theo đơn chất; Phân loại theo đơn chất). Các axit phải để ở ngăn riêng.
+ Sắp xếp vị trí, sắp đặt đồ dùng thí nghiệm làm sao để học sinh có thể quan
sát một cách tốt nhất.
+ Các hóa chất dễ cháy phải để riêng một ngăn tránh gần nguồn phát cháy.
+ Các chất độc phải có ngăn tủ riêng có khóa.
- Đối với các dụng cụ kim loại khác:
+ Các dụng cụ kim loại phải để ở ngăn tủ riêng, khô ráo. Không được để
chung với hóa chất, dụng cụ thủy tinh để tránh han gỉ, va chạm vỡ dụng cụ thủy tinh.
2.3.4: Tuyên truyền cho giáo viên và học sinh khi tham gia phòng thí
nghiệm phải biết và hiểu những hướng dẫn an toàn trong phòng thí nghiệm.
Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người khác cùng làm việc
cũng như đảm bảo an toàn môi trường mỗi cá nhân và tập thể khi tham gia phòng
thí nghiệm phải nắm vững được nhiệm vụ của mình.
- Đối với các bộ thiết bị:
+ Phải xây dựng được nội quy cho phòng thí nghiệm.
+ Nắm được tính năng, tác dụng của từng loại dụng cụ. Nắm được mục đích,
yêu cầu của từng thí nghiệm cần thực hiện.
+ Cùng với giáo viên bộ môn chuẩn bị đồ dùng chu đáo trước khi vào phòng
thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm.
11



+ Cùng với giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
+ Kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo trước khi vào phòng thí nghiệm, tuân thủ
theo các quy tắc trong phòng thí nghiệm.
+ Hướng dẫn và giám sát học sinh làm thí nghiệm
+ Đấu mối với giáo viên làm thiết bị khi có sự cố xảy ra.
- Đối với học sinh:
+ Không được chơi gần khu vực phòng thí nghiệm.
+ Chỉ vào phòng thí nghiệm khi có sự chỉ định và hướng dẫn của giáo viên
bộ môn hoặc giáo viên thiết bị.
+ Tuân thủ theo yêu cầu của giáo viên khi thực hành
+ Nghiêm cấm ăn uống trong phòng thí nghiệm.
+ Đeo kính bảo hộ, đi giầy kín mũi khi làm việc trong phòng thí nghiệm.
+ Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi
dùng cồn 90 độ rửa và băng lại.
2.3.5: Xử lý những đồ dùng thiết bị hư hỏng và những hóa chất không
còn đảm bảo an toàn trong sử dụng thực hành.
Những đồ dùng thiết bị hư hỏng và hóa chất không còn đảm bảo an toàn
trước và sau khi thực hành rất nguy hiểm gây hại đến môi trường, tác động xấu đến
sức khỏe con người và động vật xung quanh, phá hủy môi trường sinh thái.
Vì vậy với vai trò là một cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm, phải thường
xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời và phân loại đồ dùng, hóa chất để có cách xử lý
phù hợp:
- Đối với hóa chất:
+ Các hóa chất đã được sử dụng nên thu gom riêng vào các can hoặc thùng
chứa riêng để xử lý, tuyệt đối không nên xả vào nguồn nước thải.
- Đối với dụng cụ thủy tinh:
+ Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm
tổn thương đến người khi dọn dẹp phòng thí nghiệm. Vì vậy:

+ Tất cả các dụng cụ thủy tinh khi đã hư hỏng cần phải khử trùng và bỏ vào
thùng rác chuyên dụng có cảnh báo nguy hiểm.
+ Các loại dụng cụ thủy tinh khi bị vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.
Ví dụ: Để xử lí Clo ra ngoài môi trường ta có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 để xử
lý vừa rẻ tiền và dễ kiếm.
2.4. Kết quả
Qua một năm thực hiện “ Một số biện pháp nâng đảm an toàn để nâng cao
chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, 9” tại nhà trường THCS Phong
Lộc tôi thu được kết quả như sau:

12


- Giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng trong các giờ dạy và giờ thực
hành, không có vấn đề gì xảy ra cho giáo viên và học sinh. Việc thường xuyên sử
dụng đồ dùng đã tạo ra được những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh, rèn luyện học sinh ý thức học tập và kết quả học tập
được nâng lên học sinh rất hứng thú trong các tiết thực hành .
- Giáo viên và học sinh đã nắm được những quy tắc an toàn trong các giờ
thực hành. Biết được những đồ dùng hóa chất có thể gây ra nguy hiểm.
- Giáo viên và học sinh đã có ý thức cao hơn trong việc bảo quản đồ dùng
thiết bị.

Bảng so sánh kết quả
NỘI DUNG
Sự chuẩn bị của
giáo viên và học
sinh
Cách tiến hành thí
nghiệm

Độ hứng thú của
học sinh trong
việc học môn hóa
học
Ý thức bảo vệ,
kiểm tra đồ thực
hành và phòng
thực hành

Năm học 2015 - 2016
Năm học 2016 - 2017
Trung
Trung
Yếu
Khá Tốt Yếu
Khá Tốt
bình
bình
30,1 20.3
40,2 21,5
2.4% 47,2%
1,2% 37,1%
%
%
%
%
9,5%

22,9%


42,5
%

25,1
4,2% 25,5%
%

30,2
%

40,1
%

3,5%

54,5%

30,5
%

20.5
0,7% 21,1%
%

34,1
%

44,1
%


1,9%

45,1%

27,5
%

25,5
1,7% 20,3%
%

47,5
%

30,5
%

Bảng so sánh chất lượng giáo dục học kì I khối 8, 9
Năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017
Học lực

Học kì I

13


Năm học 2015 - 2016

Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu

Năm học 2016 - 2017

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

81
81
81
81

12,3%
37,1%
45,6%
5,0%

75
75
75
75

17,3%
42,7%

38,5%
1,5%

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Từ thực tiễn của quá trình bảo đảm an toàn và sử dụng đồ dùng dạy học
trong các giờ thực hành ở trường tôi rút ra được một số kết luận:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên cần lựa chọn những thí nghiệm hợp lý, dễ thực hiện và đảm bảo
an toàn.
+ Giáo viên phải làm trước thí nghiệm để kiểm tra kết quả và lưu ý hướng
dẫn học sinh những thí nghiệm khó.
+ Khi thực hành giáo viên cần có bảng theo dõi ghi nhận kết quả thực hiện
nhằm ổn định học sinh trong buổi thực hành.
- Đối với học sinh:
+ Thực hành theo đúng hướng dẫn của giáo viên và cán bộ phụ tá.
+ Có ý thức bảo quản đồ dùng thực hành
- Đối với giáo viên phụ tá thí nghiệm:
- Thứ nhất là phải xây dựng được kế hoạnh cho công tác quản lý, bảo quản
và sử dụng thiết bị một cách an toàn.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm với
công việc.
+ Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch sắp xếp, bảo quản và sử dụng
thiết bị dạy học một cách hợp lý, khoa học và an toàn.
+ Dựa vào những quy định chung trong quá trình thực hành thí nghiệm có kế
hoạch cụ thể khi đưa đồ dùng vào trong giờ học.
- Thứ hai là bố trí cho giáo viên sử dụng thiết bị dạy học một cách triệt để.
14



- Thứ ba là cùng với giáo viên và học sinh bảo quản và sử dụng thiết bị một
cách khoa học, hợp lý và an toàn.
- Bản thân là một cán bộ phụ trách công tác thiết bị giáo dục phải có kĩ năng
bảo hiểm trong phòng thí nghiệm tốt để khi có tai nạn xảy ra trong phòng thí
nghiệm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phải có sự thử nghiệm nội dung thí nghiệm trước, bố trí chu đáo và kiểm
tra lại kết quả nhiều lần trước khi sử dụng.
- Bản thân là một các bộ phụ tá cần nắm vững quy tắc và tính chất của đồ
dùng thiết bị môn hóa học để cùng với giáo viên và học sinh tiến hành thí nghiệm
một cách an toàn tránh tai nạn xảy ra.
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá việc bảo quản và sử dụng đồ dùng thiết bị.
Đảm bảo an toàn cho thí nghiệm, luôn giữ hóa chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm
sạch sẽ và khô, làm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố
không may xảy ra phải bình tĩnh, giải quyết kịp thời. Tìm ra nguyên nhân để tránh
được cho lần sau.
- Xác định thực hiện những nội dung theo yêu cầu là góp phần vào việc thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới.
3.2. Đề xuất
a. Đối với phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hậu lộc
- Tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác thiết bị để đội ngũ cán bộ
thiết bị trường học được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
b. Đối với địa phương
- Tạo điều kiện nhiều hơn nữa để nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng
học bộ môn theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
c. Đối với nhà trường
- Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng cơ sở vật chất và vận động
tuyên truyền cho nhân dân đóng góp hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất

trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho công tác dạy học tiến tới trường đạt chuẩn
quốc gia.
- Các đồ dùng dạy học và thiết bị hư hỏng phải được bổ sung kịp thời.
Những nội dung tôi thực hiện tại trường THCS Phong Lộc năm học 2016 –
2017 là cả quá trình suy nghĩ, trăn trở nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo
dục trong giai đoạn mới. Tuy đã có kết quả cụ thể song không thể tránh khỏi thiếu
sót kính mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp để sáng kiến kinh nghiệm
“Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành
môn Hóa học lớp 8, lớp 9” tại trường THCS Phong Lộc của tôi có hiệu quả cao
nhất.
15


- Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 05 tháng 5 năm 2017
` Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Phượng

16



×