SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
Người thực hiện: Trần Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn
Thanh Hóa, năm 2016
1
MỤC LỤC
Nội dung
Bìa
Mục lục
1. MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3: Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.
2.3.1: Rèn kĩ năng biết cách đọc và xử lí đề bài.
2.3.2: Rèn kĩ năng xác lập dàn ý cho bài văn.
* Hình thành luận điểm cho bài văn
* Sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm
2.3.3: Rèn kĩ năng huy động và sử dụng kiến thức cho bài văn.
* Kĩ năng hồi cố và tái hiện kiến thức
* Kĩ năng định hướng kiến thức vào chủ điểm bài văn
* Kĩ năng lựa chọn, vận dụng kiến thức liên môn, liên phân môn
trong bài làm văn
2.3.4: Rèn kĩ năng biến những hiểu biết, kĩ năng của mình thành
bài văn hoàn chỉnh.
* Kĩ năng viết chữ, dùng từ, đặt câu
* Kĩ năng đưa lí luận và dẫn chứng vào bài văn
* Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn
* Sử dụng giọng văn
2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1: Ví dụ minh họa.
2.4.2: Kết quả bài làm của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
2.4.3: Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận
- Kiến nghị
Trang
1
2
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
6
6
7
8
8
9
9
9
9
10
10
10
11
11
12
13
13
13
14
2
1. MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, hiện nay sự phát triển và nhu cầu của xã hội đã ảnh
hưởng không ít đến việc học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường nói
chung và học sinh Trung học phổ thông ( THPT) nói riêng. Các em dành nhiều
thời gian cho việc học các môn tự nhiên mà ít quan tâm đến học Văn và ít có
hứng thú học Văn. Trong khi đó, đặc trưng của bộ môn Ngữ văn là một môn có
tính trừu tượng, con đường đến với tác phẩm Văn học không đơn giản và không
phải là công thức Toán học mà nó có con đường riêng. Hoàng Đức Lương trong
bài Tựa Trích diễm thi tập đã viết: Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví
như gấm vóc…Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon
ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà
nếm được. Qua nhận định của Hoàng Đức Lương, ta thấy học Văn không chỉ
bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn. Thơ văn hay nhưng kén người thưởng thức. Để
hiểu hết được cái hay, cái đẹp của nó đòi hỏi người thưởng thức phải có hiểu
biết, tinh tế và niềm đam mê. Vì vậy, nếu học sinh không có hứng thú học thì
không thể có chất lượng. Có thể nói, đây là một trở ngại rất lớn cho việc dạy và
học môn Ngữ văn. Hơn nữa, trong môn Ngữ văn việc dạy và học tích hợp giữa
các phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi
phương pháp dạy của mỗi phân môn là khác nhau. Đặc biệt, dạy Tập Làm Văn
là dạy cho học sinh thực hành nói được và viết được. Tức là dạy cho các em kĩ
năng tạo lập văn bản, từ đó giúp học sinh có khả năng thực hành giao tiếp, vận
dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đối với học sinh THPT, việc rèn luyện kĩ năng
giao tiếp lại có một ý nghĩa thiết thực hơn. Nó sẽ giúp các em vững vàng hơn
trong học tập và làm việc sau này.
Trong phân môn Làm văn thì văn bản nghị luận sẽ giúp các em có khả năng
lập luận, khả năng trình bày một vấn đề….Đối với học sinh lớp 10, tuy các em
đã được làm quen với kiểu văn nghị luận từ bậc Trung học Cơ Sở (THCS)
nhưng các thao tác, các kĩ năng để làm một bài văn ở mức độ cao hơn thì còn
nhiều lúng túng, nhiều em chưa nắm vững phương pháp làm bài. Do đó, chất
lượng bài làm chưa cao. Đây chính là vấn đề mà người giáo viên dạy môn Ngữ
văn cần phải suy nghĩ.
Đứng trước một thực tế xã hội và thực tế của bộ môn như vậy, là một cán
bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi không thể không băn khoăn,
trăn trở, suy ngẫm tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc, tồn tại trong giảng dạy
môn Ngữ văn ở nhà trường. Đây chính là lí do để tôi chọn viết đề tài Rèn luyện
kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT.
- Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn vấn đề Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp
10 THPT làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn giúp các em có khả
năng làm một bài văn nghị luận thành thạo ở bất cứ dạng nào ( nghị luận văn
học hay nghị luận xã hội ). Từ đó, giúp các em có lập luận vững chắc khi muốn
trình bày một vấn đề trong cuộc sống.
3
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT
+ Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Trung
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn nhiều
phương pháp. Song tiêu biểu là một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra, thống kê số liệu.
+ Phương pháp khảo sát, so sánh, đối chiếu.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để tìm hiểu về văn nghị luận, trước hết ta phải nắm được khái niệm và đặc
điểm của nó.
Văn nghị luận là dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác
về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến đúng phải có thái độ đúng.
Có thể gọi ý kiến là lí còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không
đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Hơn nữa, có ý kiến đúng và thái độ đúng
rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí. Chính vì vậy, yêu cầu của một bài văn nghị
luận là phải đúng hướng, phải trật tự logic, phải mạch lạc, phải trong sáng, sinh
động, hấp dẫn và sáng tạo.
Thật vậy, văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng, đặc biệt nó xuyên suốt
trong chương trình Ngữ văn THPT. Cụ thể là trong chương trình Ngữ văn lớp 10
tập 2 thì văn nghị luận có 5/50 tiết chiếm 10% và có 5/10 tiết Làm văn chiếm
50% số tiết dành cho phân môn Làm văn. Sở dĩ như vậy, vì đây là một dạng
Làm văn khó, đòi hỏi học sinh phải có tính khái quát cao, nắm vững kiến thức
Văn học trong chương trình phổ thông và cả sự hiểu biết xã hội.
Bản chất của việc học văn nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều
thao tác, kĩ năng như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác
bỏ. Từ đó, giáo viên giúp học sinh biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn
những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học và xã hội.
Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây
dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến mức độ cao.
Trong quá trình rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận, mỗi giáo
viên cần chú ý phát huy tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh chứ không
được gò ép theo những khuôn mẫu nhất định. Do vậy, chúng ta cần xác định đây
là tiết học rèn luyện ( rèn phương pháp, rèn kĩ năng làm văn). Nghĩa là giáo viên
phải chú ý đến tính thực hành của phân môn Làm văn.
2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thể văn nghị luận học sinh đã được học từ bậc Trung học Cơ Sở. Tuy nhiên,
trong quá trình giảng dạy, tôi thấy có nhiều học sinh chưa thật thành thạo khi
làm bài. Cụ thể là năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm đồng thời dạy môn Ngữ văn ở lớp 10K Trường THPT Hà Trung - lớp
4
theo khối D. Thế nhưng, qua các bài kiểm tra, tôi thấy rằng các em còn rất nhiều
hạn chế như: bố cục bài văn chưa rõ ràng; diễn đạt chưa mạch lạc, lưu loát; dùng
từ chưa chính xác; trình bày ý còn lộn xộn; chưa trình bày ý thành các luận
điểm. Đặc biệt đối với những đề cùng một tác phẩm nhưng có cách hỏi khác thì
các em chưa biết cách xử lí, chưa lập luận theo yêu cầu của đề.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm về rèn
luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận được đúc rút từ tấm lòng yêu nghề, mến trẻ
với mong muốn được trao đổi cùng đồng nghiệp và các em học sinh.
2.3: Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
Thực ra vấn đề rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 10 Trung học Phổ
Thông, đặc biệt là kiểu văn nghị luận đã được rất nhiều giáo sư đầu ngành, các
thầy cô giáo có kinh nghiệm nghiên cứu và viết thành sách hay cẩm nang văn
học. Ở đây, với kinh nghiệm giảng dạy hơn mười năm, tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp sau nhằm giúp các em học sinh làm bài tốt hơn đối với kiểu văn
nghị luận.
2.3.1: Rèn kĩ năng biết cách đọc và xử lí đề bài.
Đây là việc làm không học sinh nào bỏ qua nhưng thường được thực hiện
một cách sơ sài hoặc không đúng phương pháp. Vì vậy, dẫn đến việc lập dàn ý
không đúng với yêu cầu của đề.
Có thể nói, kĩ năng nhận diện, phân tích đề là kĩ năng cần phải rèn luyện
đầu tiên. Bởi muốn bài văn đạt kết quả cao trước hết học sinh phải biết nhận
thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu. Nghĩa là việc xác định vấn đề phải trúng.
Vì thế, khâu tìm hiểu đề là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp cho học sinh tránh bị
lạc đề, xa đề.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường hướng dẫn cho học sinh khi tìm
hiểu đề cần trả lời bốn câu hỏi sau:
Một là, đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? ( Tức là vấn đề cần nghị luận) .
Viết lại rõ ràng các luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề: Đề nổi và đề chìm. Đối với dạng đề nổi, các em dễ dàng nhận ra
và gạch dưới luận đề ( tức là những từ ngữ quan trọng) trong đề bài. Đối với
dạng đề chìm, các em cần nhớ lại bài học, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác
định luận đề.
Hai là, đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?
Ba là, cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào là chính?
Bốn là, để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
Tuy nhiên, vấn đề mà tôi đưa ra trong đề tài này là giúp học sinh có cách xác
định đúng vấn đề cần nghị luận đối với các đề cụ thể. Thực ra, trong một tác
phẩm văn học có rất nhiều cách ra đề khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là học sinh
phải biết xử lí đề bài như thế nào? Sau đây, tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:
Ví dụ: Cùng hỏi về bài Đọc Tiểu Thanh kí ( “ Độc Tiểu Thanh kí”) của
Nguyễn Du có hai đề văn như sau:
5
Đề 1: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và bày tỏ những
suy nghĩ, cảm xúc của anh ( chị) về bài thơ.
Đề 2: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
Với hai đề trên, học sinh cần xác định: Cùng là phân tích bài thơ Độc Tiểu
Thanh kí nhưng đề 1 thiên về phân tích bài thơ và bày tỏ những suy nghĩ, cảm
xúc của mình với bài thơ, với tác giả Nguyễn Du. Còn điểm nhấn của đề 2 lại là
tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Vì thế,
không thể có cách làm giống nhau đối với hai đề này.
Trên đây mới chỉ là một ví dụ của đề văn nghị luận tương đối đơn giản, học
sinh có thể dễ dàng xử lí. Với kỳ thi học sinh giỏi, đề bài nghị luận thường được
trích dẫn bằng những nhận định với nhiều ẩn ý thì việc đọc và xử lí đề bài đòi
hỏi học sinh phải có vốn kiến thức sâu rộng, có tư chất thông minh mới có thể
phân tích đúng nội dung chính mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ có đề bài như sau:
Nhà lí luận phê bình nổi tiếng Trung Quốc Viên Mai quan niệm: “ Thơ là
do cái tình sinh ra”.
Anh ( chị ) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy phân tích bài thơ “ Độc
Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Với đề bài này, học sinh phải chỉ ra được cái tình là gì? Thực ra, nhận định
này muốn nói về nỗi niềm, tâm sự, tiếng nói, những rung động, cảm xúc của các
tác giả trong thơ nói chung. Từ đó, học sinh mới đối chiếu xem nó thể hiện như
thế nào trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
Như vậy, thông qua ba ví dụ trên và theo nguyên tắc chung của việc tìm hiểu
đề, học sinh phải làm được ba yêu cầu sau khi đọc và xử lí đề bài:
- Xác định nội dung bài làm: Vấn đề cần bàn luận trong bài văn là gì?
- Xác định hình thức bài làm: Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội? Những
thao tác nào được sử dụng trong quá trình làm văn? Đâu là thao tác chính?
- Xác định phạm vi dẫn chứng cho bài làm: Dẫn chứng chính, dẫn chứng mở
rộng.
2.3.2: Rèn kĩ năng xác lập dàn ý cho bài văn:
Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định
triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp
cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận
cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận…nhờ đó mà tránh được tình
trạng xa đề, lạc ý hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân
xứng. Hơn nữa, có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, không
bị rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột như đã thấy trong khá nhiều bài làm văn
ở nhà trường. Vậy để xác lập được dàn ý, học sinh cần phải hình thành luận
điểm cho bài văn và sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm.
* Hình thành luận điểm cho bài văn:
Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan
điểm nào đó. Muốn vậy người viết phải trình bày ý kiến của mình và đưa ra
6
những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Thông thường để
xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh
bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận
hợp lí.
Chính vì vậy, việc hình thành luận điểm cho bài văn là vấn đề cần thiết, là
vấn đề chính mà học sinh phải tìm ra và giải quyết trong bài văn. Bởi luận điểm
là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm là sợi
chỉ đỏ, là xương sống của bài văn nghị luận. Do đó, người viết phải xác định
được hệ thống luận điểm rõ ràng thì bài văn mới có phương hướng, có nội dung
đúng, đủ và sâu sắc. Luận điểm trong bài văn nghị luận phải đạt được các yêu
cầu: chính xác, rõ ràng, sâu sắc và mới mẻ. Điều đó có nghĩa là, luận điểm phải
phản ánh đúng bản chất vấn đề, phù hợp với đối tượng bàn luận; luận điểm được
xây dựng phải sáng rõ, nổi bật, nhờ luận điểm mà người đọc nhận thức vấn đề
sâu sắc; luận điểm đưa ra được những ý mới, ý hay, đem đến cho người đọc
những nhận thức mới.
Để đảm bảo được các yêu cầu trên, học sinh cần phải bám sát vào đề bài,
huy động những kiến thức đã được học để suy luận và lập thành các luận điểm
lớn cho bài làm. Đồng thời, từ các luận điểm lớn đó hình thành những luận điểm
nhỏ, càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt.
Ví dụ: Với đề 1 (như đã nêu trên), học sinh có thể xác lập các luận điểm
lớn:
Luận điểm 1: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
Luận điểm 2: Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ đối với bài thơ.
Từ luận điểm lớn 1, học sinh có thể suy ra những luận điểm nhỏ theo hai
cách:
Cách 1: - Hai câu đề …..
- Hai câu thực……
- Hai câu luận……
- Hai câu kết……
Cách 2:
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh.
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với những người tài hoa mà bạc mệnh.
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với chính mình.
* Sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm:
Một bài văn thường có nhiều luận điểm, vì vậy học sinh phải biết sắp xếp
các luận điểm ấy theo một trình tự hợp lí, logic và sáng tạo để luận điểm trước
làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau làm sáng tỏ thêm cho luận điểm
trước.
Ví dụ: Với đề 2, học sinh nên sắp xếp các luận điểm theo trình tự:
- Giải thích khái niệm nhân đạo và biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn
học cũng như trong thơ văn Nguyễn Du.
- Chứng minh tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong bài Độc Tiểu
Thanh kí .
7
+ Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua việc ca ngợi tài sắc của nàng Tiểu
Thanh.
+ Đồng cảm với nỗi đau khổ của con người thông qua số phận của nàng Tiểu
Thanh và những kiếp hồng nhan, tài hoa bạc mệnh.
+ Gián tiếp lên tiếng tố cáo những thế lực gây nên nỗi đau khổ cho con người…
Hoặc ở đề 3, học sinh nên sắp xếp các luận điểm theo trình tự sau:
- Giải thích câu nói Thơ là do cái tình sinh ra của nhà lí luận phê bình nổi tiếng
Trung Quốc – Viên Mai.
+ Thơ là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người về thế giới và chính mình, con
người tự cảm thấy cuộc đời qua cảm xúc, ấn tượng chủ quan của mình. Đọc thơ
ta như được tiếp xúc trực tiếp với sự cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật.
+ Nhân vật trữ tình thổ lộ nỗi niềm của mình qua lời thơ, nhờ thế tiếng nói trữ
tình vừa riêng tư thầm kín vừa là tiếng lòng chung của cả thế hệ, thời đại.
+ Thơ thể hiện tiếng nói trong tâm hồn con người, là cái tình sinh ra: Từ những
rung động, những cảm xúc chân thật của con người trước cảnh vật, một sự kiện,
một sự vật, một con người, một tình huống mà dấy lên những cảm hứng liên
tưởng, cảm nghĩ, đạt đến sự ý thức khái quát về nhân thế.
- Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định
Thơ là do cái tình sinh ra.
+ Hai câu đề: Tiếng thở dài trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời và niềm thổn
thức của tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật thay đổi, Tiểu Thanh đã mất nhưng nhà
thơ viếng nàng qua một tập sách.
+ Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh, gợi nhớ cuộc đời, số
phận nàng Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ, bị
đày ải đến chết mà vẫn không được buông tha.
+ Hai câu luận: Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, tài hoa bạc mệnh:
từ số phận nàng Tiểu Thanh, nhà thơ khái quát về quy luật tài mệnh tương đố,
hồng nhan bạc mệnh, tự nhận mình là kẻ cùng hội cùng thuyền, là nạn nhân của
mối oan khiên lạ lùng.
+ Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm: khóc Tiểu Thanh, nghĩ đến mình,
hướng về hậu thế để bày tỏ nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa phải
chịu khổ.
Không chỉ sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lí, logic mà học sinh
cần phải biết mức độ trình bày mỗi ý: ý nào nên nói lướt, ý nào cần khắc sâu
hơn. Chẳng hạn, với đề 2: khái niệm và biểu hiện của tư tưởng nhân đạo chỉ cần
trình bày lướt, nhưng ý 2 ( tư tưởng nhân đạo được thể hiện trong bài Độc Tiểu
Thanh kí ) cần chiếm dung lượng chủ yếu trong bài làm. Tương tự như vậy, ở đề
thứ 3 : ý 1 giải thích ý kiến Thơ là do cái tình sinh ra chỉ cần trình bày lướt,
nhưng ý 2 biểu hiện của Thơ là do cái tình sinh ra trong bài thơ Độc Tiểu Thanh
kí cần tập trung phân tích sâu và chiếm dung lượng chủ yếu trong bài làm.
2.3.3: Rèn kĩ năng huy động và sử dụng kiến thức cho bài văn.
* Kĩ năng hồi cố và tái hiện kiến thức:
8
Đây là việc nhớ lại những kiến thức đã học, đã đọc. Những kiến thức ấy
được lưu giữ trong đầu học sinh bằng cách ghi nhớ máy móc hoặc ghi nhớ có ý
nghĩa từ nhà trường hay từ các nguồn tài liệu khác. Giờ đây các em cần phải nhớ
lại và sử dụng.
Ví dụ: Với ba đề bài đã nêu trên, học sinh cần tái hiện lại những kiến
thức như:
- Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí ( hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, văn bản, nội dung,
nghệ thuật chính…)
- Tác giả Nguyễn Du ( con người, sự nghiệp…)
- Truyện Kiều và một số tác phẩm về đề tài người phụ nữ trong văn học trung
đại.
* Kĩ năng định hướng kiến thức vào chủ điểm bài văn:
Trong khuôn khổ của một đề bài và thời gian làm bài bị giới hạn, bắt buộc
học sinh phải hướng vào những yêu cầu cần và đủ cho một đề bài. Những yêu
cầu có tính hạn chế của đề bài buộc học sinh phải gạt bỏ những kiến thức không
cần thiết, để giữ lại những kiến thức cần thiết. Vì vậy, các em phải sàng lọc, tập
trung, tổng hợp và khái quát hóa những kiến thức cần thiết nhất.
Ví dụ: Với đề 2, học sinh nhất thiết phải tập trung vào vấn đề tư tưởng
nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí với ba biểu hiện rõ nét
như đã minh họa ở trên.
* Kĩ năng lựa chọn, vận dụng kiến thức liên môn, liên phân môn trong bài
làm văn:
Muốn bài văn viết phong phú về nội dung, thể hiện trình độ am hiểu, học
sinh cần phải sử dụng kiến thức của hầu hết các phân môn như: Đọc văn, Tiếng
Việt, Làm văn, Lí luận văn học…Ngoài ra, học sinh còn phải biết vận dụng kiến
thức của những môn học khác như: Lịch sử, Văn hóa, Xã hội học…Và điều
quan trọng là học sinh biết sử dụng linh hoạt và hợp lí các kiến thức này trong
bài văn.
Chẳng hạn với đề 2, ngoài kiến thức Văn học thông thường, học sinh còn
phải biết sử dụng kiến thức Văn học sử, thơ Đường luật, Văn hóa, Lịch sử thời
phong kiến, thậm chí cả kiến thức về Phật giáo và Nho giáo…
2.3.4: Rèn kĩ năng biến những hiểu biết, kĩ năng của mình thành bài văn
hoàn chỉnh.
* Kĩ năng viết chữ, dùng từ, đặt câu:
- Viết chữ: Phải rõ ràng và sạch sẽ. Đây là việc làm không phụ thuộc vào nội
dung bài nhưng nó lại quyết định không nhỏ đến chất lượng của một bài làm
văn.
- Dùng từ: Phải chuẩn xác và phù hợp với ngữ nghĩa, văn cảnh, phong cách văn
bản, thời đại, phong tục…và biết cách lựa chọn từ dùng ở mức độ hay.
Chẳng hạn, khi nói đến hoàn cảnh ra đời của bài Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn
Trãi ): Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh
của giặc Minh, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước,
Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê lợi viết Đại cáo bình Ngô. Điều đáng nói ở đây là học
9
sinh phải viết là Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê lợi viết bài cáo chứ không thể viết
Lê Lợi sai hay cử Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô.
- Đặt câu: Phải đúng cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, linh hoạt trong việc sử dụng
kiểu câu.
* Kĩ năng đưa lí luận và dẫn chứng vào bài văn:
- Lí luận phải phù hợp với dẫn chứng.
- Dẫn chứng được trích dẫn dưới nhiều dạng ( trực tiếp, nửa trực tiếp, gián
tiếp…) sẽ tạo được sự phong phú, độ hấp dẫn cho bài văn, tránh trích dẫn theo
cùng một kiểu khiến bài văn nhàm chán, không có dấu ấn.
* Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn:
Trên thực tế có rất nhiều học sinh không biết viết và tách đoạn văn khiến các
ý trong bài chồng chéo, trùng lặp… Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn các em
trình bày theo ý, mỗi ý tương đương với một đoạn và phải biết liên kết các đoạn
bằng thao tác chuyển đoạn một cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh tế. Để các
câu và các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, học sinh phải vận dụng kiến thức của
phân môn Tiếng Việt đó là phép liên kết.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Muốn viết được bài văn hay đã mô
hình hóa bài văn dưới dạng:
Mở bài
Ý 1 - Đoạn 1
Liên kết
Ý 2 – Đoạn 2
………………….
Kết bài
Đây là một mô hình rất hợp lí để trình bày một bài văn nghị luận nói chung.
* Sử dụng giọng văn:
10
Đây là yếu tố quan trọng để phân biệt bài văn của người này khác với bài
văn của người khác. Đồng thời, nó cũng là phương tiện để người viết thể hiện
dấu ấn cá nhân của mình. Giọng văn của người viết được tạo bởi yếu tố bẩm
sinh, năng khiếu như trời sinh tính cách, dung mạo con người vậy. Vì thế, học
sinh phải sử dụng giọng văn đúng ( Tiếng Việt, lứa tuổi, phong cách văn bản…)
và nâng cấp độ thành giọng văn hay.
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, học sinh cần
chọn giọng văn giàu cảm xúc, trầm lắng, tha thiết … khác với giọng văn hùng
tráng khi phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
2.4.1: Ví dụ minh họa:
Để đánh giá được hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra ở một lớp cụ thể là lớp
10K Trường THPT Hà Trung. Với đề bài cụ thể như sau:
Đề bài: Trong diễn đàn tại lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về
Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “Bình Ngô đại cáo”
có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (…) “ Bình
Ngô đại cáo” còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại
Việt.
Anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi.
Đây là một đề bài đưa ra nhận định về một tác phẩm văn học cụ thể. Vì thế,
yêu cầu học sinh phải xác định được các luận điểm, các ý chính mà đề bài đưa
ra. Từ đó, học sinh phải lập luận theo nhận định của đề bài.
Với đề bài trên, học sinh phải làm rõ ba ý lớn là: Bình Ngô đại cáo là bản
tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo là bản
tuyên ngôn nhân đạo và là bản tuyên ngôn hòa bình của nhà nước Đại Việt.
Khi làm đề này, học sinh cần phải đảm bảo các ý sau.
* Giải thích nhận định “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ
hai của nước Đại Việt. “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn nhân đạo và là
bản tuyên ngôn hòa bình của nhà nước Đại Việt.
* Phân tích, chứng minh nhận định đó qua bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn
Trãi.
- “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại
Việt.
+ Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được
đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo đó, tác phẩm Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch
sử nước ta.
+ Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc,
quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt. Nó toàn diện
hơn vì ngoài yếu tố chủ quyền lãnh thổ ( đã nêu trong bài Nam quốc sơn hà), bài
11
cáo còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục tập
quán, lịch sử và nhân tài. Nó sâu sắc hơn vì tác giả coi văn hiến và lịch sử là hạt
nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt; đặt dân tộc ta sánh ngang
với phương Bắc – đều làm đế một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu
đời.
- “Bình Ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn nhân đạo:
+ Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo tàn hại dân
nên trừ đã được nêu cao trong tác phẩm như là mục đích của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.
+ Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi
nghĩa Đem đại nghĩa để thắng hung tàn- Lấy chí nhân để thay cường bạo.
+ Tư tưởng nhân đạo tha thiết được biểu hiện trong nỗi đau xót trước thảm họa
của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược. Đồng
thời, nó còn được thể hiện ở việc ta mở đường hiếu sinh cho hàng chục vạn quân
giặc khi chúng đã thất bại, đầu hàng.
-“ Bình Ngô đại cáo” còn là bản tuyên ngôn hòa bình của nhà nước Đại Việt.
+ Nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòa hiếu giữa
hai quốc gia, dân tộc.
+ Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hòa bình,
độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước.
* Đánh giá chung:
- Nghệ thuật văn chính luận của tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển;
cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; khả năng
sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hóa; sự kết hợp đa dạng nhiều bút
pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, bút pháp anh hùng ca…; ngôn ngữ phong
phú, đặc sắc.
- Tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao
tư tưởng của Nguyễn Trãi – nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong
kiến Việt nam.
2.4.2: Kết quả bài làm của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm:
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã cho học sinh lớp 10K
Trường THPT Hà Trung làm bài kiểm tra với đề bài đã nêu trên. Thế nhưng, bài
làm của các em còn rất nhiều tồn tại, hạn chế:
Một là, hầu hết học sinh chưa xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Các em
không lập luận theo những ý trong nhận định của đề mà chủ yếu đi vào phân tích
cả bài Bình Ngô đại cáo.
Hai là, cách trình bày chưa khoa học, chưa biết tách đoạn khi trình bày ý.
Cả một bài văn dài nhưng học sinh chỉ trình bày có ba đoạn là mở bài, thân bài,
kết bài. Đặc biệt cách đưa dẫn chứng vào bài chưa linh hoạt.
Ba là, giữa các câu, các đoạn chưa có sự liên kết chặt chẽ, logic. Diễn đạt
chưa mạch lạc; chữ viết không rõ ràng; dùng từ chưa chính xác và còn sai lỗi
chính tả nhiều.
12
Chính vì những tồn tại trên cho nên chất lượng bài kiểm tra rất thấp. Cụ thể
như sau:
Sĩ số
42
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
0
0%
3
7.14%
Trung
bình
17
40.48%
Yếu
Kém
15
35.71%
7
16.67%
2.4.3: Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên, tôi đã
tiến hành kiểm tra lại cũng đề bài như đã nêu. Kết quả là học sinh có rất nhiều
tiến bộ:
Thứ nhất là, các em đã biết cách xác định vấn đề cần nghị luận, đặc biệt
đã biết cách lập luận theo các ý mà nhận định đã đưa ra.
Thứ hai là, các em đã trình bày bài văn một cách khoa học, biết tách đoạn
khi trình bày ý, cách đưa dẫn chứng vào bài linh hoạt, uyển chuyển hơn.
Thứ ba là, giữa các câu, các đoạn có sự liên kêt chặt chẽ; diễn đạt mạch
lạc, văn phong sáng rõ; chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, ít sai lỗi chính tả…
Kết quả cụ thể như sau:
Sĩ số
42
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
5
11.90%
22
52.39%
Trung
bình
15
35.71%
Yếu
Kém
0
0%
0
0%
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận:
Nói tóm lại, với đề tài này, tôi mong rằng mỗi giáo viên giảng dạy môn
Ngữ văn nói chung và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn THPT nói riêng thấy
được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận. Bởi ở bậc
Trung học Cơ Sở, học sinh đã được học về các kiểu văn bản cụ thể như văn biểu
cảm, văn nghị luận. Vì thế, cách làm bài văn nghị luận ở bậc THPT phải có sự
kế thừa, nâng cao kiến thức, kĩ năng đã rèn luyện ở các lớp trước. Sự kế thừa,
nâng cao này thể hiện rõ nhất việc nhấn mạnh tính tổng hợp của tri thức về rèn
luyện kĩ năng và tăng cường tính thực hành của học sinh.
Khi làm đề tài này, bản thân tôi dựa trên cơ sở thực tiễn của học sinh hiện
nay với mục đích giúp các em có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về văn nghị luận
nói riêng và yêu thích hơn môn Ngữ văn nói chung. Đồng thời, tôi cũng mong
rằng, với đề tài này, các đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn THPT có thêm tài liệu
để giảng dạy. Tuy bản thân đã rất cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu
sót. Do vậy, tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của các bạn bè, đồng nghiệp để
đề tài này được hoàn thiện hơn và có tính thực tiễn hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
13
- Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có một kiến nghị nho nhỏ. Đó là, bộ
môn Ngữ văn cần được chú trọng hơn nữa để xứng đáng với vai trò, vị trí và
chức năng của nó. Bởi học môn Ngữ văn, chúng ta không chỉ được cung cấp
kiến thức mà nó còn giáo dục cho con người về kĩ năng sống, cách đối nhân xử
thế, tính nhân văn. Đồng thời, nó còn giúp cho con người có đời sống tâm hồn
và vốn từ ngữ phong phú, đa dạng. Có xác định được vai trò, tầm quan trọng của
môn Ngữ văn thì người dạy mới có động lực và người học mới có hứng thú. Vì
vậy, môn Ngữ văn cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết SKKN
Trần Thị Hằng
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản tin dạy và học trong nhà trường - Viện nghiên cứu- Trường Đại học sư
phạm Hà Nội.
2. Báo điện tử giáo dục
3. Báo văn học tuổi trẻ
4. Báo tạp chí giáo dục
5. Muốn viết được bài văn hay của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.
6. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Tập 2 – NXB Giáo dục.
7. Tuyển tập đề thi Olympic Ngữ văn – NXB Đại học Sư Phạm.
15