Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 trường THPT hậu lộc i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.27 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc I
SKKN thuộc lĩnh mực: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2016


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU ………………………......………………………………... 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………….....………………………………..... 2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ……….......………………………………… 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........……………………………………… 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….......…………………………… 2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……......……………. 3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM …....…………... 3
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ...... ……………………………………… 3
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...................................................................……. 4
3.1. Rèn luyện kỹ năng nhận diện câu hỏi đọc hiểu...... …………………….. 4
3.2. Kỹ năng xử lý thời gian làm bài đọc hiểu........ ……………………….. 16
3.3. Kỹ năng trình bày, trả lời câu hỏi đọc hiểu..............................................16


3.4 Kỹ năng vận dụng một số “mẹo” khi làm phần đọc hiểu văn bản............17
3.5 Kỹ năng làm bài đạt điểm tuyệt đối..........................................................18
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN .........................................................……18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………...……19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..…….20

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản được xem là một vấn đề quan trọng trong
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn văn ở nhà trường phổ thông
nhằm phát huy năng lực tự đọc hiểu và sáng tạo của học sinh trong việc khám
phá giá trị nội dung tư tưởng của một văn bản. Để từ đó góp phần hình thành
nhân cách con người.
Những năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu đổi mới cách ra đề thi
nhằm đánh giá kiểm tra năng lực của học sinh thì vấn đề đọc- hiểu văn bản đã
được đưa vào đề thi THPT quốc gia với 30% tổng số điểm của bài thi.
Và qua các lần kiểm tra đánh giá ở lớp, bài thi khảo sát ở trường và được
tham gia chấm thi ở kỳ thi THPT quốc gia tôi nhận thấy kỹ năng làm bài đọc
hiểu của các em còn yếu, non cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Ví dụ như chưa gọi
đúng tên các phong cách ngơn ngữ, các phương thức biểu đạt, hay xác định các
biện pháp tu từ cịn lẫn lộn... Vì vậy mà học sinh hiểu vấn đề chưa đúng, chưa
đủ, chưa sâu thậm chí cịn sai lệch dụng ý của tác giả.
Từ những lý do trên mà bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào
để nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn để các em u thích hứng thú học
tập bộ mơn và đặc biệt có kỹ năng tự đọc- hiểu văn bản và làm tốt bài đọc hiểu
văn bản trong các kỳ thi. Vậy nên, tôi đã tìm tịi, nghiên cứu những giải pháp
phù hợp để rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu cho học sinh. Tôi nhận thấy

những giải pháp tôi lám đã đem lại hiệu quả đáng mừng trong các lần thi khảo
sát do nhà trường tổ chức và kỳ thi THPTQG năm 2014-2015 cho nên tơi mạnh
dạn xem đó là sáng kiến kinh nghiệm của mình và xin gửi đến bạn bè đồng
nghiệp bài viết: “Rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh
lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 1”
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hố các đơn vị kiến thức về tiếng Việt, đọc văn và làm văn phục
vụ tốt cho việc rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản.
Xác định những biện pháp để cụ thể để rèn luyện năng lực đọc hiểu cho
học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo phân môn tiếng việt, đọc văn, làm
văn để rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu cho học sinh đạt kết quả cao.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc rèn kỹ năng đọc hiểu
cho học sinh.
- Phương pháp phân loại các đơn vị kiến thức theo đặc trưng bộ môn.
- Phương pháp nêu ví dụ, dẫn chứng minh hoạ.
3


- Phương pháp giải thích, bình luận vấn đề
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm coi trọng và đề
cao ý thức chủ thể của học sinh giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng đình “ trong giờ
học học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đốn, tự mình nêu câu hỏi” Đây là
quan điểm khoa học sư phạm đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong
nhà trường PT.
Từ căn cứ đổi mới trên giờ học tác phẩm văn chương truyền thống đã

được thay thế bằng việc đọc hiểu văn bản để phát huy tính chủ động của học
sinh để thúc đẩy quá trình thâm nhập, tìm hiểu, cắt nghĩa và giải mã văn bản để
học sinh cảm nhận được những giá trị, những bài học, những thông điệp cuộc
sống hữu ích từ tác phẩm văn chương đem lại.
Vì vậy người giáo viên qua thực tế dạy học phải biết chọn lựa vận dụng
những cách thức, những kỹ năng tác động thích hợp để phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh cung cấp cho các em các kỹ năng đọc và
hiểu một văn bản văn học ở các mức độ khác nhau từ dễ đến khó, từ thơng hiểu
đến vận dụng được vào trong cuộc sống và từ đó rèn cho các em kỹ năng làm
bài đọc hiểu văn bản đạt kết quả cao.
2. Thực trạng và vấn đề:
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học là cả một quá trình chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố từ điều kiện khách quan và chủ quan. Vì vậy mà việc dạy
học văn thơng qua hoạt động đọc hiểu và rèn luyện kỹ năng làm tốt bài đọc-hiểu
cho học sinh cũng không tránh khỏi những trở ngại vướng mắc.
Trước hết đó là do sức ì của nếp dạy học cũ níu kéo nên tình trạng lệ thuộc
rơi rớt của kiểu dạy học truyền thống như: Đọc chép, ghi nhớ tác động một
chiều vẫn còn khá rõ. Đứng trước một văn bản văn học giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời các câu hỏi nhận biết, các phương diện nghệ thuật để đi sâu khám
phá nôi dung thì học sinh hoặc là ngồi im chờ đợi thầy giáo giải quyết vấn đề trò
ghi chép và học thuộc hoặc nói chuyện làm ảnh hưởng đến nền nếp học tập của
lớp.
Bên cạnh đó là do bản thân giáo viên mặc dù được bồi dưỡng, được lĩnh
hội kiến thức nhưng trong q trình giảng dạy cũng khơng tránh khỏi những khó
khăn lúng túng do trình độ chun mơn cịn gặp hạn chế nên không thuyết phục
được học sinh, không kích thích được học sinh tham gia được q trình đọc
hiểu, từ đó mà việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh hiệu quả chưa cao.
Hơn thế nữa môn Ngữ văn trong thời điểm hiện nay chưa có một vị trí thoả
đáng, đa phần các em học sinh đang còn xem nhẹ và quan niệm chỉ cần chống
điểm liệt là được hoặc 2 đến 3 điểm là ổn.Nhất là đối với học sinh khối A, B cho

4


nên qua các bài kiểm tra đọc hiểu năng lực làm bài của các em còn rất yếu kém
cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
Có thể nói khó khăn khơng phải là ít Song bản thân ln cố gắng để có
những giải pháp khoa học, cụ thể giúp các em u thích mơn Văn và đạt hiệu
quả cao trong các kỳ thi.
3. Giải pháp thực hiện:
3.1.Rèn luyện kỹ năng nhân diện câu hỏi đọc hiểu.
Thông thường trong đề thi THPTGQ ngày nay phần đọc -hiểu là phần I của
đề, có 2 văn bản với 8 câu hỏi nhỏ, các câu hỏi xoay quanh việc :Xác định các
phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận...Nội dung
của văn bản, hiệu quả của các biện pháp tu từ....Cảm nghĩ, nêu quan điểm của
em về vấn đề mà văn bản đặt ra....
Để làm tốt được phần đọc hiểu địi hỏi người học có một năng lực đọc hiểu
văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức từ tiểu học đến THCS và THPT.
Hơn nữa kiến thức cơ bản của học sinh tích luỹ được đang bị mai một đi rất
nhiều
Vì vậy trong q trình dạy học, tơi tổ chức ôn luyện, củng cố lại cho học
sinh một số kiến thức cơ bản về tiếng Việt làm văn, văn học gắn với những dạng
câu hỏi thường gặp trong đề thi đề kiểm tra
3.1.1. Cung cấp kiến thức về đọc hiểu
a. Cung cấp kiến thức về phân môn tiếng Việt.
a.1 Cung cấp kiến thức về từ.
*Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu
thị.
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển
nghĩa.

- Các loại từ xét về nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.
+Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
+Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn
(khái quát hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.
- Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về
nghĩa.
- Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
+ Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.
+ Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.
* Phân loại từ tiếng Việt
5


- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ
trong câu.
- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường
dùng làm vị ngữ trong câu.
- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng
thái, có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được
nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật
trong khơng gian hoặc thời gian.
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu,
so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong
đoạn văn.
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh

hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc
dùng để gọi, đáp.
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
* Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
áo nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hốn dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất
định.
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu
lịch sự.
- Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn
tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng
tình cảm.
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây
xúc động mạnh.
6


- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái
dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu để tạo tính nhạc

+ Điệp vần: lặp lại phần vần để tạo hiệu quả nghệ thuật
+ Điệp thanh: lặp lại thanh Bằng hoặc trắc nhiều lần để tạo hiệu quả nghệ
thuật
+ Điệp cú pháp: lặp lại cấu trúc C-V để tạo sự nhịp nhàng, cân đối hài hoà
cho câu văn
a.2 Các kiến thức về câu
* Các thành phần câu có hai thành phần chính:
- Chủ ngữ:
+ Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso
hành động đặmc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
+ Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng
ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh
từ, có khi là một động từ hoặc 1 tính từ.
-Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ
chỉ quan hệ thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:
+ Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu
+ Phần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui,
buồn, mừng, giận...).
+ Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang,
hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu
phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
+ Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao
tiếp.

+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được
nói đến trong câu.
* Phân loại câu
- Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt.
- Câu phân loại theo mục đích nói
7


Các kiểu câu

Khái niệm

được dùng để miêu tả, kể,
Câu trần thuật nhận xét sự vật. Cuối câu trần
thuật người viết đặt dấu chấm.
được dùng trước hết với mục
đích nêu lên điều chưa rõ
(chưa biết cịn hồi nghi) và
cần được giải đáp. Cuối câu
Câu nghi vấn
nghi vấn, người viết dùng dấu
chấm ?

Câu cầu khiến

Câu cảm thán

Là câu dùng để ra lệnh, yêu
cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối
với người tiếp nhận lời. Câu

cầu khiến thường được dùng
như những từ ngữ: hãy, đừng,
chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu
khiến người viết đặt dấu chấm
hay dấu chấm than.
Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm
xúc của người nói...

Ví dụ
- Sau cơn mưa rào, lúa vươn
lên bát ngát một màu xanh
mỡ màng.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ
tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong
manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre
ơi?
- Hãy đóng cửa lại.
- Khơng được hút thuốc lá ở
những nơi công cộng
- Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh

* Các phép liên kết câu trong văn bản.
Phép liên kết câu trong văn bản từ lâu được đánh giá là là đơn vị kiến thức
rất quan trọng trong văn bản viết cũng như giao tiếp hàng ngày.Vì vậy mà trong
đề thi đọc hiểu các phép liên kết câu được đề cập thường xuyên và xem đó là

kiến thức cơ bản để rèn kỹ năng cho học sinh cả khi viết và khi giao tiếp hàng
ngày
- Phép lặp : Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ
phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên
kết chúng lại với nhau.Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan
của văn bản lại với nhau, cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh
gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
8


- Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý
nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu)
nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện
dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác
dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
- Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể
nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm
tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ
khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ
những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến
cái kia (liên tưởng).
- Phép nghịch đối:

Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận
khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với
nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
+ Từ trái nghĩa
+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ khơng bị phủ định)
+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
+ Từ ngữ dùng ước lệ
- Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả
những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp
khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại
với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
Kết từ,
Kết ngữ,
Trợ từ, phụ từ, tính từ
*Các biện pháp tu từ cú pháp.
- Đảo ngữ là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các thành phần
câu nhằm nhấn mạnh ý và làm cho câu có thêm tính gợ cảm, gợi hình tượng.
- Lặp cấu trúc cú pháp:Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền
nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp
nhàng, cân đối cho văn bản
9


- Chêm xen: Là chêm vào câu một cụm từ khơng trực tiếp có quan hệ đến
quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần
thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
- Câu hỏi tu từ: Là đặt câu hỏi nhưng khơng địi hỏi câu trả lời mà nhằm
nhấn mạnh một ý nghĩa khác.

a.3 Kiến thức về đoạn văn:
* Khái niêm đoạn văn: Là bộ phận của văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng đến chỗ dấu chấm xuống dòng và thể hiện một nội dung nhất định.
* Các cách diễn đạt trong một đoạn văn:
- Diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn.
- Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi
tiết đên ý khái qt.
-Móc xích: là đoạn văn trong đó sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc
vào ý trước.
- Song hành: là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau bổ xung cho
nhau, phối hợp với nhau.
a.4. Kiến thức về văn bản:
Trong quá trình dạy phần đọc -hiểu tổ chức cho học sinh hiểu khái niệm
văn bản, đặc điểm của văn bản và đặc biệt nắm được các dạng văn bản.
* Khái niệm: Văn bản vừa là phương tiện vừa sản phẩm của hoạt động
giao tiếp bằng ngơn ngữ, văn bản có độ dài ngắn khác nhau.
* Các đặc điểm của văn bản:
- Tính thống nhất về nội dung ( Chủ đề, tư tưởng, tình cảm và mục đích)
- Tính hồn chỉnh về mặt hình thức.
+ Văn bản phải đảm bảo bố cục 3 phần rõ dàng, cân đối hoặc theo một thể
thức quy định chặt chẽ.
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
+ Các đoạn văn nối tiếp nhau và hô ứng nhau bằng các phương tiện liên
kết.
+ Dùng từ chính xác, sắp xếp từ ngữ sao cho có tiết tấu nhịp điệu, âm
thanh hiệu quả.
+ Văn bản phải có tác giả
* Phân loại văn bản
- Phân loại theo cách thức thực hiện: Văn bản nói, văn bản viết
- Phân loại phương thức biểu đạt : Đây là đơn vị kiến thức quan trọng

hay được đề cập trong các bài thi đọc -hiểu.Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể
như sau:
10


+Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự
việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta khơng chỉ chú
trọng đến kể việc mà cịn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu
lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
+ Miêu tả: là dùng ngơn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết
đượcthế giới nội tâm của con người.
+ Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực
tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra
với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngơn ngữ để bộc lộ tình
cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
+ Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,, …những tri thức về một
sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
+ Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng
sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết
phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
+ Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước
với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,
giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thơng tư, nghị định, đơn từ, báo
cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
- Phân loại theo phong cách chức năng
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngơn ngữ hằng ngày, mang
tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
Phân loại: VB nói; VB viết

Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
+ Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật
. Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực văn chương.
. Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
. Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.
+ Phong cách ngơn ngữ báo chí
. Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo
chí, thơng báo tin tức thời sự
. Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
. Đặc điểm: Tính thơng tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp
dẫn.
+ Phong cách ngơn ngữ chính luận
11


. Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các
văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết
thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
.Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
. Đặc điểm:
Tính cơng khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
Tính chặt chẽ trong lập luận
Tính truyền cảm mạnh mẽ
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học
. Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các
văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
. Phân loại:
Văn bản khoa học chuyên sâu
Văn bản khoa học giáo khoa

Văn bản khoa học phổ cập
. Đặc điểm:
Tính khái quát, trừu tượng
Tính lí trí, logic
Tính khách quan, phi cá thể.
+ Phong cách ngơn ngữ hành chính
. Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các
văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
. Phân loại:
. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản hội nghị
Văn bản thủ tục hành chính
. Đặc điểm:
Tính khn mẫu
Tính minh xác
Tính cơng vụ
b.Cung cấp kiến thức về làm văn.
Kiến thức làm bài đọc -hiểu dàn trải ở cả ba phân môn Tiếng Việt, làm văn
và đọc văn.Song ở phân môn làm văn mà đặc biệt nhận diện các thao tác lập
luận thường được hỏi trong các bài thi.
*Kiến thức về các thao tác lập luận.
- Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng
và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Phân tích
12


Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,
yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối

tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung
- Chứng minh
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ
một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Bình luận
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai,
hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và
có phương châm hành động đúng
- Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định
đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối
tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác
nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có
nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
*Kiến thức các phương thức trần thuật
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện
(Tơi)
Ví dụ: "Lão đàn ơng lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong
người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải
nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại
nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
khơng chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,

tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc
máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu
mặt.
Ví dụ: "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên
tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên
quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên
13


phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực. Thay bút
con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng
thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không
phải là nơi để treo một bức lụa trắng tinh với những nét chữ vuông vắn tươi tắn
nó nói lên những cái hồi bão tung hồnh của một đời con người. Thoi mực,
thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên
khơng?...Tơi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy
thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồihãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ
thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện
đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt
nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động,
vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dịng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
làm cho nghẹn ngào:"Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
+ Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự
giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong
tác phẩm.
Ví dụ: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳngdội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi

loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng khơng phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc.
Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ khơng đều, chen
vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận.Súng lớn và súng nhỏ quyện vào
nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.
Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thơi! Đó, lại tiếng hụp hùm…
chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ
cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viênViệt tiến lên…Việt
vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nịng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng
nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”
C. Kiến thức văn học
- Chủ đề: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức khái quát, lựa chọn,
bình giá và thể hiện trong văn bản. VD: đề tài về người nơng dân, người lính.
- Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều
quan tâm cũng như chiểu sâu nhận thức của nhà văn với cuộc sông. VD Chủ đề
của “ tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại
- Tư tưởng văn bản là sự lý giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của
tác giải muốn trao đối nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
14


- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
- Thể loại: là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội
dung văn bản.
+ Về thơ thì có: Thơ đường ( Thất ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú đường
luật, ngũ ngôn, thơ tự do, lục bát, song thất lục bát, thơ 8 chữ…
+ Về văn xi: Có truyện ngắn, tiểu thuyết, tuy bút.
+ Ngoài ra cần phải biết các thể loại khác của VHTĐ như: Chiếu, cáo,
biểu, hịch, văn tế, hát nói, truyền kỳ….

3.1.2 Cung cấp những dạng câu hỏi đọc hiểu
a. Câu hỏi nhận biết:
- Thường có câu lệnh: Nêu, xác định, chỉ ra các đơn vị kiến thức như, câu
chủ đề trong văn bản, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn
ngữ biện pháp tu từ, phép liên kếtcác, thể thơ…
- Thường là câu 1, 2 và câu 5, 6 trong đề.
- Biểu điểm là (0, 25)
b. Câu hỏi thông hiểu
- Đây là cấp độ thứ hai của đề đọc hiểu văn bản. Ở cấp độ này các em trả
lời được các câu hỏi sau:
+ Xác định được nghĩa của từ trong văn bản.
.Ví dụ: Đọc văn bản sau.
“ Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, cịn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
? Xác định nghĩa của từ, cụm từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân” trong
đoạn thơ
. Nghĩa từ “máu rỏ”: Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc vì đây là nơi “máu rỏ”’, tức là
nơi mà ông và đồng đội đã từng chiến đấu.
. Nghĩa của cụm từ : “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ : mảnh đất bị tàn phá
ngày xưa đã tự hồi phục lại.
+ Xác định được nội dung của văn bản
Ví dụ; Đọc đoạn thơ sau và xác định nội dung của văn bản:
“Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
15


Đàn cị áo trắng
Khiêng nắng
Qua sơng
Cơ gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi.”
( Trần Đăng Khoa – Em kể chuyện này )
Nội dung đoạn thơ: Vẻ đẹp sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu của thiên
nhiên qua con mắt của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
nên sống động, gần gũi, có hồn.
+ Trả lời được các câu hỏi vì sao?
Ví dụ : Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi : Hãy giải thích vì sao
tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi
thường người khác”?
…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá
nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn
hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt
của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời
khơ cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lịng, từ sự
tơn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn
minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào
cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao
như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn
hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn cịn có nghĩa là đội ơn.
(2) Cịn một từ nữa cũng thơng dụng không kém ở các xứ sở văn minh là
"Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm
nhau. Nếu có ai đó vơ ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra

hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi khơng có lỗi. Xin lỗi khi xin
phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ
một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất
nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những
lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm
trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thơng thường. Đơi
khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc cịn có thể xóa bỏ biết bao mặc
cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà khơng biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất.
Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vơ ơn, ích kỷ thì toa
thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế,
hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày
của chúng ta.
(Bài viết tham khảo)
+ Hiệu quả của biện pháp tư từ trong văn bản.
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ?
16


“ tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta rịng rịng
máu chảy”
( Trích Đàn ghi ta của Lorca – Thanh thảo )
c. Câu hỏi cấp độ vận dụng:
- Cấp độ này đòi hỏi học sinh phải làm được các yêu cầu sau.
+ Rút ra được bài học, hay những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua văn
bản.

+ Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề đạt ra từ văn bản.
3.2 Kỹ năng sử lý thời gian làm bài đọc hiểu
- Phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia thường yêu cầu thí sinh đọc
hiểu 2 văn bản. Văn bản có thể có trong chương trình nếu có thì thường nghiêng
về các văn bản đọc thêm, song chủ yếu là các văn bản ngồi chương trình. Trong
đó văn bản 1 thường là văn bản nghệ thuật ( Thơ, truyện, kịch, ký nhưng nhiều
nhất vẫn là thơ). Văn bản 2 có thể thuộc bất cứ một phong cách ngơn ngữ nào
- Đề văn thường yêu cầu học sinh trả lời 8 câu hỏi nhỏ( 3 điểm). Mỗi một
văn bản thường có 4 câu( Tương ứng 1, 5 điểm). Mỗi một câu hỏi có mức điểm
thấp nhất là 0, 25 cao nhất là 0, 5.
- Yêu cầu về kiến thức kỹ năng, câu 1( văn bản 1), câu 5( văn bản 2) hướng
đến mức độ nhận biết. Câu 2, 3(văn bản 1) và câu 6, 7( văn bản 2) hướng đến
mức độ thông hiểu. Câu 4(văn bản 1), câu 8( văn bản 2) hướng đến mức độ vận
dụng.
- Thời gian làm phần đọc hiểu, mỗi câu hỏi nhỏ dành 3 đến 5 phút, riêng
viết đoạn văn từ 5 dến 7 phút. Tổng thời gian cho làm bài đọc hiểu là 30 đến 35
phút và được trình bày khoảng 2 mặt giấy.
3.3 Kỹ năng trình bày, trả lời câu hỏi đọc hiểu.
- Kỹ năng trình bày trả lời câu hỏi là khâu rất quan trọng nó tạo nên ấn
tượng đầu tiên đối với người đọc vì thế mà học sinh cần phải có những kỹ năng
cơ bản sau:
+ Trả lời trực tiếp vào câu hỏi theo kiểu “hỏi gì đáp nấy” nhưng không nên
quá cộc lốc mà phải đảm bảo được các yêu cầu: ngắn gọn, chính xác, đầy đủ,
chặt chẽ và thuyết phục.
Ví dụ ; Đọc đoạn thơ sau :
“ Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
17



Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
( Nguyễn Đình Thi, Đất Nước )
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Là thể thơ tự do nhưng cần nói rõ vì
sao đoạn thơ là thể thơ tự do vì có những câu 3 chữ, câu 5 chữ, câu 7 chữ.Như
vậy thì các e mới được ăn điểm tuyệt đối.
+ Khơng nên gạch đầu dịng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành một
đoạn văn nhỏ hoàn chỉnh.
+Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khơng sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+Trả lời tuần tự các câu hỏi theo u cầu để tránh tình trạng bỏ sót câu, sót
ý
+ Đối với việc viết đoạn văn 5 đến 7 dòng cần triển khai đảm bảo 3 phần:
Mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn văn.
3.4. Kỹ năng vận dung một số “mẹo” khi làm phần đọc hiểu văn bản.
Trong quá trình nghiên cứu giảng dạy cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra
được một số" mẹo" giúp các em nhanh chóng nhận diện được các đơn vị kiến
thức.
- Đối với phương thức biểu đạt của văn bản cần chú ý các "mẹo" sau:
+ Nếu là tác phẩm truyện, thì phương thức biểu đạt chính là tự sự
+ Nếu là thơ, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
+ Nếu là tác phẩm chính luận, phương thức biểu đạt chính là nghị luận
- Đối với phong cách ngơn ngữ của văn bản cần chú ý các "mẹo "
+ Nếu văn bản là một bức thư, hoặc là nhật kí, một đoạn nhật kí.Ví dụ:
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm hay bức thư của tổng thống Mỹ A-Lin Cơn...thì thuộc
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

+ Nếu văn bản mà cập nhận những thơng tin thời sự nhanh nhạy, chính xác,
có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển thì thuộc phong cách ngơn ngữ báo chí.
+ Ngồi ra cần lưu ý những chi tiết ngoài lề của văn bản như: nhan đề, tác
giả, nguồn năm sáng tác thường ở cuối văn bản.
- Đối với việc xác định nội dung văn bản cần chú ý"gỡ" nội dung từ nhan
đề.vì nhan đề chính là chìa khố để khám phá nội dung.Ngồi ra cịn chú ý đến
câu chủ đề và câu kết của văn bản.
- Cần đọc hết các câu hỏi có thể câu hỏi sau sẽ"bật mí "ý trả lời cho câu hỏi
trước.
18


3.5 Kỹ năng làm bài đạt điểm tuyệt đối:
- Chữ viết đẹp, rõ ràng.
- Trình bày mạch lạc.
- Hành văn lưu lốt, trơi chảy đặc biệt với câu hỏi vận dụng viết đoạn văn
5-7 dịng có thể tối đa 10 dòng cần triển khai các ý trong đoạn rõ ràng mạch
lạc.Ví dụ khi viết đoạn văn với chủ đề giữ gìn sự trong sáng của tiêng Việt cần
triển khai được các ý như :vai trò của tiếng Việt, ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phê phán những hành vi
thiếu lành mạnh, trong sáng đối với tiếng Việt.- Cần nắm vững những phần trọng tâm kiến thức đọc- hiểu được hỏi trong
đề thi
- Đọc và phân tích kỹ đề bài.Cần chú ý các từ “những”, “các” trong câu hỏi
bao giờ cũng bao hàm từ 2 ý trở lên, các từ '' chính" " chủ yếu" thì chỉ có một mà
thơi.Ví dụ câu hỏi u cầu xác định các phương thức biểu đạt của văn bản sẽ
nhác với xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
- Cần quan tâm đến hiện thực đời sống, đến những vấn đề bức thiết của xã
hội vì hầu hết các văn bản đọc hiểu đều nằm ngồi chương trình sách giáo khoa,
là những văn bản hồn tồn mới vì vậy học sinh cần chú ý đến các vấn đề như:
Thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân, hiện tượng biến đổi khí hậu, biển đảo

và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước, thời cơ và thách thức
của Việt Nam khi ra nhập TPP… Ngoài ra cần đọc những bài viết về lòng tự
trọng, nhân ái, khoan dung, lẽ sống, nghị lực của con người
- Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc
chắn từng 0, 25 điểm trong bài
4.Hiệu quả của sáng kiến
a. Đối với học sinh
Năm học trước vấn đề đọc hiểu đưa vào bài thi còn rất mới mẻ, bản thân lại
chưa có điều kiện đầu tư thoả đáng nên kết quả làm bài đọc hiểu qua các lần
kiểm tra ở lớp và kì thi THPTQG chưa được như mong muốn.
Năm học này, tôi đã dành thời gian khá nhiều cho việc rèn kỹ năng đọc
hiểu và làm bài đọc hiểu với một tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết của
người thầy tôi nhận thấy học sinh hứng thú học nhiều hơn. Các em sôi nổi chủ
động tiếp thu bài giảng. và qua các lần kiểm tra ở lớp ở trường chất lượng được
nâng cao.
Như vậy sau mỗi lần có sự đầu tư thỏa đáng cho tiết dạy tôi đã thu được
kết quả đáng phấn khởi.
Năm học 2014 – 2015 tôi dạy lớp 12A2 và năm 2015-2016 tôi dạy lớp
12A3. Kết quả đạt được như sau:
19


Stt

1
2

Năm

2014-2015

2015-2016

Tên
lớp

Sỉ số

12A2
12A3

45
43

Điểm dưới trung
bình

Số lượng
12
3

%
26, 0
7, 0

Điểm từ 610

Số lượng
33
40


%
74, 0
93, 0

Ghi
chú

b) Đối với bản thân:
Qua q trình tìm tịi, nghiên cứ, giảng dạy, ra đề chấm thi bản thần tôi rút
ra được nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy kỹ năng làm bài đọc- hiểu cho
học sinh và tôi xem đây là những đóng góp rất nhỏ góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn Ngữ văn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của bản thân về việc.”Rèn luyện kỹ
năng làm bài đọc hiểu cho học sinh lớp 12 TrườngTHPT Hậu Lộc 1” Mong
rằng sẽ được các đồng nghiệp tiếp tục bổ sung để có những phương pháp giảng
dạy phần đọc hiểu và rèn kỹ năng làm bài đọc hiểu cho học sinh THPT đạy kết
quả cao hơn nữa
1.2. Đề xuất
Để tiết học ngữ văn nói chung và rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu nói
riêng thực sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh và đạt hiệu quả cao thì bản thân tơi có
một số kiến nghị xin gửi tới các cấp, các nghành như sau:
Cần phải đưa vào SGK- THPT một số tiết học rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
và làm bài đọc hiểu.
Giáo viên cần có sự đầu tư, công phu chu đáo phải thực sự, sáng tạo khi
thiết kế bài giảng của mình.
Cần mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy và vận dụng triệt để quan
điểm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu trong giờ dạy văn để đạt hiệu quả cao nhất.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thanh Hóa, ngày 05 tháng 06 năm 2016.
Tơi xin cam kết sáng kiến này là của tôi, không
coppy, không sao chép. Nếu sai tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm.

Giáo viên

Nguyễn Thị Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1, Phương pháp dạy, học văn trong nhà trường phổ thông của PGS.TS. Lưu
Khánh Thơ
2, Hiểu văn, dạy văn Của tác giả.Nguyễn Thanh Hùng
3, Đọc và tiếp nhận văn chương của tác giả Nguyễn Thanh Hùng
4, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao -Tập 1.
5, Các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc -hiểu

21



×