Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Sử dụng phiếu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn nhảy cao cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.4 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
I. LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục thể chất là bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục ở
mọi quốc gia. Giáo dục thể chất góp phần làm phong phú các kỹ năng vận
động, hình thành kỹ xảo vận động cho học sinh. Nói cách khác giáo dục thể
chất trong trường học góp phần phát triển các tố chất vận động ( sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khéo léo, mền dẻo) và trang bị cho học sinh kỹ thuật của
các môn thể thao .
Tuy nhiên hiện nay do yêu cầu của việc đổi mới chương trình, khối lượng
các kỹ thuật thể thao cần trang bị cho học sinh rất nhiều, trong khi đó thời
lượng dành cho môn học lại rất hạn chế. Bên cạnh đó là sự khó khăn về cơ sở
vật chất thiết bị dạy học, thời tiết khí hậu làm cho việc hoàn thành nhiệm vụ
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh môn học thể dục không đạt
kết quả mong muốn.
Với thời gian học 1 buổi/ tuần , khoảng cách giữa 2 buổi học là khá xa
( 7 ngày) thì việc học sinh quên các kỹ thuật đã học trong buổi học trước diễn
ra phổ biến. Khi trao đổi với các giáo viên bộ môn thể dục trường THPT Phú
Quốc tất cả đếu cho rằng nguyên nhân học sinh quên các kỹ thuật đã học là
do khoảng cách giữa 2 buổi học quá xa nhau, và học sinh không chịu ôn bài
trước khi đến lớp.
Như vậy giải pháp để khắc phục tình trạng trên chúng ta có thể tách riêng
2 tiết học thể dục thành 02 buổi khác nhau trong tuần. Tuy nhiên trong điều
kiện của trường để thực hiện điều đó là không đơn giản. Mặt khắc phục thứ
hai đó là nâng cao tính tự giác ôn tập bài ở nhà, ở mặt này khó khăn gặp phải
là những hiểu biết về kỹ thuật cũng như các bài tập của học sinh còn hạn chế
dẫn đến các em không biết tự ôn ra sao, các em không đánh giá được mức độ
hoàn thiện kỹ thuật của mình.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để các em học sinh có thể tự ôn tập
các kỹ thuật thể thao tại nhà một cách có hệ thống đảm bảo tập đúng kỹ
thuật. Có một số hình thức để hướng dẫn các em tự tập luyện ở nhà đó là:
1


Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
- Hình thức thứ nhất : Cuối các buổi học giáo viên làm mẫu các bài tập để
học sinh về nhà tập
- Hình thức thứ hai: Cung cấp tài liệu chuyên môn cho các em học sinh
ngiên cứu để các em tự tập.
Cả 2 hình thức nêu trên đều có những hạn chế riêng: Đối với hình thức thứ
nhất việc học sinh nắm được và nhớ các động tác mẫu của giáo viên để có
thể tự ôn tại nhà là không tốt, học sinh dễ quên động tác mẫu nên không biết
tự ôn thế nào. Đối với hình thức thứ hai: Với trình độ của học sinh phổ thông
việc hiểu các kỹ thuật từ tài liệu chuyên môn để tự tập là không đơn giản,
ngoài ra nguồn tài liệu hiện nay của môn thể dục là rất ít. Cả 2 hình thức này
đều có 1 nhước điểm chung đó là nó phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác của
học sinh. Để khắc phục các nhựợc điểm nêu trên yêu cầu đặt ra là phải có
biện pháp dẫn dắt các em tự ôn tập ở nhà và có thể tự đánh giá được mức độ
hoàn thiện kỹ thuật mà mình thực hiện.
Từ những phân tích trên tôi đã đưa ra hình thức giúp các em tự tập các nội
dung kỹ thuật một cách hệ thống theo nội dung từng buổi học, đó là phát các
phiếu hướng dẫn ôn tập dưới dạng hình thức phiếu hỏi ( các em tự tập các
hình thức khác nhau để tìm câu trả lời đúng). Với hình thức đó HS có thể tự
so sánh hiệu quả của các hình thức thực hiện kỹ thuật để rút ra kỹ thuật
chuẩn, khi đó việc hình thành kỹ thuật sẽ rất vững chắc ( khắc phục sự quên )
Năm học 2007-2008 tôi đã áp dụng phương pháp này vào giảng dạy môn
nhảy xa đối với lớp 11B2. Tuy không tiến hành đánh giá kết quả cụ thể song
phương pháp trên đã có những dấu hiệu khá tích cực như học sinh tích cực
hơn, các sai lầm hay mắc trong tập luyện đã giảm…
Với những phân tích về cơ sở lỹ luận và thực tiễn nêu trên, được sự giúp
đỡ của giáo viên bộ môn tôi mạnh dạn xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử
dụng phiếu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn nhảy cao cho học
sinh lớp 10”
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009

2
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Đối tượng ngiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Phú Quốc năm học
2008-2009 ( 2 lớp 10 A10 và 10 A 11).
Nội dung phạm vi ngiên cứu: Ngiên cứu việc học tập môn nhảy cao của HS
lớp 10.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận :
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật thể thao, luôn tồn tại hai nhiệm vụ song
song đó là nhiệm vụ tổ chức tập luyện các kỹ thuật thể thao và nhiệm vụ
trang bị những kiến thức về kỹ thuật đó. Việc trang bị kiến thức của kỹ thuật
thể thao cho người tập giúp quá trình trình tập luyện hình thành kỹ thuật thể
thao diễn ra thuận lợi hơn. Khi người tập có những hiểu biết đúng đắn về kỹ
thuật thì trong quá trình tập luyện có thể tự điều chỉnh các hành vi vận động
cho phù hợp. Theo V. Plovsky “ Việc trang bị kiến thức thể thao cho vận
động viên trẻ là việc được làm trước và trong quá trình tập luyện kỹ thuật
đó”. Cũng theo V. Plovsky “ Cách thức để vận động viện nắm vững kiến
thức về kỹ thuật thể thao nhanh và bền vững nhất là làm cho họ có khả năng
tự đánh giá mức độ thực hiện kỹ thuật thông qua việc so sánh hiệu quả của
động tác đúng và động tác sai” ( Huấn luyện thể thao trẻ - tác giả V. Plovsky
– Nhà xuất bản thể dục thể thao – năm 1993)
Từ những phân tích trên tôi nhận thấy việc hướng dẫn các em học sinh tự ôn
tập theo hình thức tự tập các phần của động tác kỹ thuật theo hai cách thức :
cách thức chuẩn và cách thức sai lầm để các em tự so sách đánh giá rút ra kỹ
thuật đúng là việc làm cần thiết. Đó cúng chính là cơ sở lý luận của đề tài
SKKN của tôi.
2. Thực trạng tình hình giảng dạy môn nhảy cao lớp 10 ở trường THPT
Phú Quốc:
Môn nhảy cao có thời lượng 8 tiết ( 4 buổi) học kỹ thuật nhảy cao nằm
nghiêng. Đây là kỹ thuật các em HS lớp 10 bắt đầu học, có một số đặc điểm

3
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
kỹ thuật khác với kỹ thuật nhảy cao các em đã học ở khối THCS. Đối với
việc giảng dạy môn nhảy cao ở trường có một số thuận lợi đó là: sân tập và
thiết bị khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên có chuyên môn khá vững , phần lớp các
em học sinh có đủ thể lực để đảm bảo học môn nhảy cao. Tuy nhiên kết quả
chung của môn học nhảy cao khối lớp 10 còn khá thấp so với các nội dung
học khác. Cụ thể khi thống kê điểm nội dung nhảy cao của 11 lớp 10 năm
học 2007-2008 ( từ A1 đến A11) do 03giáo viên giảng dạy là Giáo viên Trần
Văn Minh, Lê Trung Thành và giáo viên Ngô tuấn Khang kết quả đạt được
như sau:
Bảng 1 : Thống kê điểm một số nội dung môn thể dục của học sinh lớp
10 trường THPT Phú Quốc ( từ A1 đến A11 năm học 2007-2008):
Nội dung Số lượng HS
thống kê
Điểm trung
bình cộng
Điểm trung bình học kỳ
II năm học 2007-2008
Nhảy cao 445 6,48
6,91
Thể dục nhịp điệu 445 7,31
Đẩy tạ 445 6,39
Chạy bền 445 7,12
Đá cầu 445 7,16
Kết quả bảng 1 cho thấy 2 nội dung Nhảy cao và đẩy tạ có điểm trung
bình thấp hơn đáng kể so với các nội dung còn lại và thấp hơn so với điểm
TBHK.
Nhận xét: Từ kết quả trên ta nhận thấy nội dung nhảy cao và đẩy tạ là hai nội
dung học sinh gặp khó khăn để ôn tập tại nhà, kết quả học tập hai nội dung

đó phần lớn phụ thuộc vào kết quả học tại lớp.
cao của cơ thể khi qua xà.
Để có cơ sở khẳng định nhận xét trên tôi tiến hành thăm dò ý kiến của học
sinh về việc tự ôn tập các nội dung môn thể dục tại nhà đối với HS 4 lớp A1.
A2, A3. A4 năm học 2007-2008, nội dung phiếu thăm dò như sau:
4
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Trong học kỳ II năm học này việc ôn tập ở nhà các nội dung môn thể dục của
em như thế nào? Em hãy đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng sau:
Phiếu số 1:
Mật độ ôn tập
Thường
xuyên
Tập không
đều
Tập ít Không tập
Nhảy cao
Thể dục nhịp điệu
Đẩy tạ
Chạy bền
Đá cầu
Sau khi thống kê phiếu số 1 kết quả được trình bày ở bảng 2:
Bảng 2: Kết quả thăm dó ý kiến về việc tự ôn tập các nội dung môn thể dục
tại nhà đối với HS lớp 10 năm học 2007-2008. n=168
Mật độ ôn tập
Thường
xuyên
Tập không
đều
Tập ít Không tập

Nhảy cao 0/168 3/168 19/168 146/168
Thể dục nhịp điệu 49/168 85/168 20/168 14/168
Đẩy tạ 0/168 0/168 16/168 152/168
Chạy bền 14/168 66/168 31/168 57/168
Đá cầu 25/168 32/168 61/168 48/168
Kết quả bảng 2 cho thấy Các nội dung Nhảy cao và đẩy tạ số lượng HS
không ôn tập ở nhà chiếm các tỷ lệ thấp lần lượt là 87% và 90%, qua kết quả
trên ta cũng nhận thấy mối tương quan thuận rõ rệt giữa tỷ lệ ôn tập tại nhà
và kết quả học các nội dung môn thể dục.
Bên cạnh việc thống kê điểm số của HS tôi đã tiến hành quan sát sư phạm
về việc thực hiện kỹ thuật nhảy cao ở nhóm học sinh trên dựa vào các tiết dự
giờ. Tôi nhận thấy HS mắc phải một số sai lầm khá phổ biến sau:
+ Sai lầm 1: Chạy đà nhanh ngay từ đầu dẫn tới khá khăn trong việc giậm
nhảy.
5
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
+ Sai lầm 2 : Bước giậm nhảy chậm và ngắn dẫn tới góc độ giậm nhảy nhỏ
cơ thể lao nhiều ra trước
+ Sai lầm 3: Không phối hợp được sự đánh lăng tay và chân lăng nên làm
giảm hiệu quả giậm nhảy
+ Sai lầm 4: Khi qua trên không các em xoay thân quá sớm làm giảm độ bay
cao của cơ thể khi qua xà.
Từ sự phân tích thực trạng trên tôi rút ra kết luận :
+ Kết quả học tập các nội dung môn học thể dục phụ thuộc rất lớn vào
việc tự ôn tập của học sinh tại nhà.
+ Các nội dung có kỹ thuật tổng hợp ( gồm nhiều kỹ thuật thnàh phần)
như các nội dung nhảy, đẩy thì tỷ lệ học sinh ôn tập ở nhà rất thấp ( do
khó ôn tập)
+ Sai lầm thường gặp trong việc thực hiện kỹ thuật nhảy cao của HS
xảy ra ở tất cả các kỹ thuật thành phần ( các giai đoạn kỹ thuật)

III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
Từ những thực trạng và khó khăn trên để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn
nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh khối 10, biện pháp đưa ra phải nâng cao
hiệu quả ôn tập tại nhà của HS.
Thời lượng học môn nhảy cao khối 10 được giảng dạy trong 4 tuần ( 8 tiết)
- Tuần 1 : Học các động tác bổ trợ giậm nhảy , đá lăng
- Tuần 2 : Học kỹ thuật chạy đà, kết hợp giậm nhảy, đà lăng
- Tuần 3: Học kỹ thuật qua xà, tiếp nệm, phối hợp các giai đoạn
- Tuần 4 : Hoàn thiện kỹ thuật và kiểm tra
Dựa trên phân phối nội dung giảng dạy trên tôi đã đưa ra các phiếu hỏi có
nội dung phù hợp cho từng tuần. Các phiếu hỏi được phát cho học sinh 02
lớp A9 và A11 trường THPT Phú Quốc năm học 2008-2009 n =75 ( nữ 29,
nam 46) tôi gọi là đối tượng thực nghiệm ( NTN). Để có cơ sở so sánh tôi
lấy HS 02 lớp A8. A10 làm đối tượng đối chiếu (NĐC) có n =77 ( nữ 28 ,
nam 49 )
6
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Để đảm bảo tính khách quan tơi tiến hành kiểm tra ban đầu 02 nhóm thực
nghiệm và đối chiếu nội dung nhảy cao bước qua ( học ở cấp THCS) và điểm
TBHKI mơn thể dục năm 2008-2009. Kết quả được trình bày ở bảng 3
Bảng 3: Kết quả so sánh 2 nhóm thực nhiệm và đối chiếu:
NỘI
Nhóm Nhóm Thực Nghiệm (n=75) Nhóm Đối Chiếu (n=77)
Mức
độ
Đạt kỹ
thuật A
Đạt kỹ
thuật
B

Đạt
kỹ
thuật
C
Đạt
kỹ
thuật
D
Đạt
kỹ
thuật
A
Đạt
kỹ
thuậ
t B
Đạt
kỹ
thuậ
t C
Đạt
kỹ
thuật
D
Số
lượng
0 16 17 42 0 17 21 39
Tỉ lệ
0% 1.6% 11.6
%

86.8
%
0% 0% 18.
3%
81.7
%
ĐTB
HKI
6.67 6,54
Từ kết quả bảng 3 cho thấy khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm
và đối chiếu: Cụ thể kỹ thuật nhảy cao:
KTA: NTN = 0 , NĐC=0
KTB : NTN = 16, NĐC=17
KTC : NTN = 17, NĐC=21
KTD : NTN = 42, NĐC=39
Điểm TB học kỳ I là NTN=6,67 và NĐC=6,54 ( NTN=101,8 % NĐC)
Sau khi kiểm tra kết quả ban đầu của 2 nhóm TN và ĐC tơi tiến hành phát
phiếu hỏi cho đối tượng nhóm thực nghiệm. Các phiếu hỏi được phát ra căn
cứ vào nội dung từng buổi học trước và sau đó, và căn cứ vào những sai sót
thường gặp của HS. Thời điểm phát phiếu hỏi vào cuối các buổi học – thời
lượng 7-10 phút ( phần củng cố dặn dò), thời điểm thu phiếu vào đầu các tiết
học sau đó thời lượng 10-15 phút ( phần trả bài). Tiến trình thực nghiệm như
sau:
7
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
* Sau buổi học thứ nhất ( học các động tác bổ trợ chạy đà, bổ trợ giậm
nhảy, bổ trợ đá lăng): Tôi tiến hành phát phiếu 1:
Phiếu 1: Em hãy đặt 1 vật thấp từ 30-50cm và chạy 4-6 bước đà và nhảy
qua. Em hãy thực hiện theo 2 cách:
- Cách 1: Chạy nhanh ngay từ đầu và nhảy qua

- Cách 2 Chạy nhanh dần và nhanh nhất ở bước cuối nhảy qua
Em nhận thấy cách nào giúp em dễ dàng nhảy qua vật cản hơn
Cách 1 Cách 2
Mục đích của việc đưa ra phiếu 1 nhằm giúp học sinh tập luyện để phân
biệt cách chạy đà đúng và cách chạy đà sai, giúp nâng cao hiệu quả của bài
tập chạy đà sẽ học trên lớp sau đó.
Vào đầu tiết học 2 tôi tiến hành thu phiếu. sau khi tổng hợp phiếu kết quả
có 46/66 phiếu trả lời phương án 2 (phương án đúng) chiếm 69%.
Tôi cũng tiến hành kiểm tra thực tế 10 HS thực hiện động tác trên kết quả đạt
điểm TB=7,1.
* Sau buổi học thứ hai ( học các động tác chạy đà giậm nhảy ): Tôi tiến
hành phát phiếu 2:
Phiếu 2: Cách giậm nhảy nào sau đây giúp cơ thể bay theo quỹ đạo thẳng
đứng. Em hãy thực hiện theo 2 cách và so sánh:
- Cách 1: Bước giậm nhảy nhanh và dài
- Cách 2: Bước giậm nhảy ngắn và chậm
Hãy đánh dấu X vào phương án lựa chọn
Cách 1 Cách 2
Mục đích của phiếu 2 nhằm khắc phục sai lầm sau giậm nhảy quỹ đạo bay
của cơ thể vận động viện không lên cao mà hướng ra trước quá nhiều .
Vào đầu tiết học 3 tôi tiến hành thu phiếu. sau khi tổng hợp phiếu kết quả có
69/73 phiếu trả lời phương án 1 (phương án đúng) chiếm 94%.)
8
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Tôi cũng tiến hành kiểm tra thực tế 10 HS thực hiện động tác trên kết quả đạt
điểm TB= 6,8.
* Sau buổi học thứ ba ( học các động tác chạy đà giậm nhảy , đá lăng qua
xà ): Tôi tiến hành phát phiếu 3:
Phiếu 3: Khi giậm nhảy em hãy chủ động đánh mạnh tay và lăng chân
đồng thời. Em rút ra nhận xét nào sau đây:

Thực hiện như trên giúp cơ thể vươn cao hơn không đánh lăng
Thực hiện như trên làm cơ thể tụt thấp hơn không đánh lăng
Phiếu 3 : Định hướng cho học sinh thói quen khi giậm nhảy phải kết hợp đá
lăng và lăng tay tích cực.
Vào đầu tiết học 4 tôi tiến hành thu phiếu. sau khi tổng hợp phiếu kết quả có
66/72 phiếu trả lời phương án 1 (phương án đúng) chiếm 86%.)
Tôi cũng tiến hành kiểm tra thực tế 10 HS thực hiện động tác trên kết quả đạt
điểm TB= 6,7
Cũng vào đầu tiết học này tôi phát phiếu 4
Phiếu 4 : Sau Khi giậm nhảy em hãy chủ động giữ cho đầu thẳng mắt
nhìn cao. Em rút ra nhận xét nào sau đây:
Thực hiện như trên giúp thân không xaoy quá sớm
Thực hiện như trên làm cơ thể xoay sớm
Phiếu 4 hướng dẫn cho các em biện pháp khắc phục sai lầm xoay thân sớm
sau giậm nhảy.
Vào đầu tiết học 4 tôi tiến hành thu phiếu. sau khi tổng hợp phiếu kết quả có
74/74 phiếu trả lời phương án 1 (phương án đúng) chiếm 100%.)
Để có cách nhìn tổng quát tôi đã tổng hợp kết quả phát phiếu phiếu hỏi:
9
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Bảng 4. Kết quả tổng hợp q trình phát phiếu hỏi
Tổng số phiếu
phát ra
Tổng số phiếu thu
vào
Tổng số phiếu lựa
chọn phương án
đúng
Điểm kiểm tra
thực hiện các kỹ

thuật ơn tập theo
phiếu hỏi
297 285 253 ( 90,7%) 6.9
Kết thúc thời gian học nhảy cao tơi tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện kỹ
thuật và thành tích nhảy cao của 2 nhóm TN và ĐC . Kết quả như sau
Bảng 5: Kết quả về thực hiện kỹ thuật của HS 2 nhóm TN và ĐC
Nội dung Nhóm Thực Nghiệm Nhóm Đối Chiếu
Phần
Kỹ
thuật
Mức
độ
Đạt
kỹ
thuật
A
Đạt
kỹ
thuật
B
Đạt
kỹ
thuật
C
Đạt
kỹ
thuật
D
Đạt
kỹ

thuật
A
Đạt
kỹ
thuật
B
Đạt
kỹ
thuật
C
Đạt
kỹ
thuật
D
Số
lượng
36 31 7 1 19 37 11 10
Tỉ lệ
48% 41,3
%
9,3
%
1,4
%
25,7% 47,6
%
14.3
%
12,4
%

Kết quả bảng 5 cho thấy: đã có sự khác biệt rõ ràng về kết quả thực hiện kỹ
thuật. Cụ thể KTA: NTN = 48% , NĐC=25,7%
KTD : NTN = 1,4%, NĐC=12,4%
B ảng 6 : Kết quả thành tích ( mức xà vượt qua) của HS 2 nhóm TN và ĐC
Nội dung Nhóm Thực Nghiệm Nhóm Đối Chiếu
Nam
Mức độ
>
1,30
m
>
1,2m
>
1,1m
<
1,1m
>
1,30
m
>
1,2m
>
1,1m
<
1,1m
Số lượng 12 20 12 2 13 14 19 3
TB
x
=
n

x


1,27 m
1,25m
10
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
Nữ
Mức độ
>
1,10
m
>
1,0m
>
0.9m
<
0.9m
>
1,10
m
>
1,0m
>
0.9m
<
0.9m
Số lượng 7 16 5 1 5 12 9 2
TB
x

=
n
x


1,06 m
1,03 m
Kết quả bảng 6 cho thấy thành tích của nhóm thực nghiệm cả nam và
nữ đều cao hơn so với nhóm đối chiếu, mặc dù sự khác biệt khơng rõ ràng song
cũng cho phép chúng ta đi đến nhận xét: Sự khác biệt về kỹ thuật dẫn đến sự
khác biệt của thành tích của 2 nhóm TN và ĐC
Bảng 7: Kết quả điểm kiểm tra ( điẻm tổng hợp ) nội dung nhảy cao 2
nhóm TN và ĐC:
Kết quả bảng 7 cho thấy: Điểm trung bình của đối tượng thực nghiệm và đối
chiếu có sự khác biệt khá rõ ràng . Cụ thể:
+ Giá Trị trung bình: NTN = 108,3% NĐC
+ Trị số phương sai: NTN= 0,42 lần NĐC
+ Chỉ số khác biệt là: 0,41.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
11
Chỉ số T.Kê
Nhóm
Giá trò trung bình
của điểm
x
=
n
x

Phương sai

δ
2
=
n
1

(x-
x
)
2
Sự khác biệt
A =
δ
B
n
x
A
-
δ
A
n
x
B
NTN
(n=75)
7,25 0,24
0.41
p<0.05
NĐC
(n=77)

6,67 0,59
Giá trị So
sánh
8.3% 0,42 lần
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Văn Minh
1. Kết luận: Căn cứ vào thực trạng của việc giảng dạy môn nhảy cao và kết
quả nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nhảy cao cho
đối tượng học sinh lớp 10 trường THPT Phú Quốc. Tôi rút ra kết luận
sau :
+ Kết Luận 1 : Các nội dung của môn thể dục đòi hỏi kỹ thuật tổng hợp như
các nội dung nhảy, đẩy hầu hết học sinh không tự giác ôn tập ở nhà Đây là
nguyên nhân cơ bản dẫn tới kết quả học tập các nội dung trên rất thấp.
+ Kết luận 2 : Trong giảng dạy nhảy cao sử dụng các phiếu hỏi được căn cứ
vào nội dung từng tiết học và căn cứ vào những sai sót kỹ thuật thường gặp,
đồng thời kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên việc ôn tập theo phiếu hỏi
đó đã tạo nên hiệu quả tích cực. Kết quả thống kê sau thời gian thực nghiệm
cho thấy việc sử dụng phiếu hướng dẫn ôn tập tại nhà cho học sinh dưới dạng
các phiếu hỏi đã có kết quả tích cực so với phương pháp truyền thống.
2. Kiến nghị :
Kết quả của phương pháp sử dụng phiếu hỏi đã đạt được kết quả rõ ràng
trên đối tượng thực nghiệm Song mới chỉ dừng lại ở 1 nội dung, ngoài ra
mẫu thực nghiệm còn nhỏ ( n=75) nên chưa lọai trừ được trị số biến cố ngẫu
nhiên. Vậy tôi kiến nghị BGH và các đồng nghiệp bộ môn hỗ trợ để tôi tiếp
tục nghiên cứu mở rộng đề tài trước khi áp dụng rộng rãi trọng thực tiễn.
12

×