Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao theo đặc điểm thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.94 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................ ..............3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................3
3. Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ................3
3.1. Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn
và truyện ngắn hiện thực..........................................................................3
3.2. Hướng dẫn học sinh tiếp cận với quan niệm nghệ thuật về con người
của Nam Cao............................................................................................4
3.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn Chí Phèo từ góc độ
thi pháp thể loại.........................................................................................5
3..3.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................5
3.3.2. Không gian nghệ thuật......................................................................5
3.3.3. Điểm nhìn nghệ thuật........................................................................5
3.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..........................................................6
3.3.5. Giọng kể............................................................................................7
3.4. Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm thi pháp thể loại để tìm hiểu
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao...........................................................8
3.4.1. Mục đích của thực nghiệm ...............................................................8
3.4.2. Đối tượng và cách thức thực nghiệm................................................8
3.4.3. Nội dung của thực nghiệm……………………………………….... 8
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................21
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận...........................................................................................................22
2. Kiến nghị ……………………………………………………….................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................23




PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Dạy văn bản Ngữ Văn theo đúng đặc trưng thể loại là một trong những
vấn đề then chốt, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới dạy học môn Ngữ văn
ở trường THPT. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong
việc thực hiện yêu cầu này. Điều đó dẫn đến đại đa số các em học sinh còn rất
mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học. Nhiều học sinh không hiểu
truyện cổ khác với truyện ngắn hiện đại như thế nào và chưa có tiêu chí rõ ràng
để phân biệt một truyện ngắn lãng mạn với một truyện ngắn hiện thực. Từ thực
tế này, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao theo đặc điểm thi pháp thể loại”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp giáo viên và các em học sinh nắm vững đặc
điểm thi pháp thể loại truyện ngắn qua các yếu tố cơ bản như: Thời gian nghệ
thuật, không gian nghệ thuật, điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, giọng kể....Từ việc nắm vững đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn,
giáo viên sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm “Chí Phèo”
và đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Để xác định những thi pháp thể loại truyện ngắn thể hiện trong truyện
ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tôi tiến hành nghiên cứu các đối tượng sau:
- Một số tài liệu về thi pháp học và thi pháp truyện ngắn.
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
- Truyện ngắn“Chí Phèo” và một số truyện ngắn trong tuyển tập truyện
ngắn của Nam Cao.
- Học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4, 11C5 (Năm học 2015- 2016).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phân
loại, thống kê và thực nghiệm để hướng dẫn các em học sinh tiếp cận truyện

ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) dựa trên đặc điểm thi pháp thể loại qua các yếu tố
cơ bản như: Thời gian nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Điểm nhìn nhìn nghệ
thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Giọng kể....

2


PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngày nay, thuật ngữ “Thi pháp học” đã trở nên quen thuộc đối với việc
nghiên cứu và giảng dạy văn chương. Khi tìm hiểu thi pháp học người ta không
thể bỏ qua đặc điểm thi pháp thể loại. Bởi thi pháp thể loại giúp chúng ta tìm
hiểu tác phẩm văn chương xuất phát từ chính đặc trưng của nó, tránh được cách
tiếp nhận theo kiểu chủ nghĩa đề tài hoặc theo kiểu xã hội học dung tục đã từng
tồn tại một thời.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các nhà biên soạn Sách giáo khoa đã rất chú ý tới đặc trưng thể loại của
tác phẩm văn chương, nhưng trong thực tế làm công tác giảng dạy môn Ngữ
văn nhiều năm qua, tôi nhận thấy: nhiều giáo viên còn thiếu kinh nghiệm khi
thực hiện chương trình Ngữ văn được biên soạn theo tinh thần hướng tới đặc
trưng thể loại. Điều này đã dẫn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học cụ thể
chưa đạt yêu cầu, nhất là sáng tác của những tác giả có phong cách lớn và học
sinh tất yếu sẽ rất mơ hồ về đặc điểm thể loại của văn bản văn học.
Xuất phát từ cơ sở thực trạng trên, tôi hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của
mình sẽ là một đóng góp thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay.
Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ thể nghiệm hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu một truyện ngắn cụ thể theo đặc điểm thi pháp thể loại. Tôi chọn
truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao - một kiệt tác của văn học thế kỷ XX.
3. Các kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

3.1. Cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về thể loại truyện ngắn và
truyện ngắn hiện thực.
Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ theo
cách sử dụng các yếu tố cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu của truyện....
Truyện ngắn hiện đại có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hình
giữa các thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ). Sự đan
xen, xâm nhập như thế tạo nên các dạng truyện khác nhau: truyện ngắn giàu
kịch tính (như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn giàu tính trữ
tình (như truyện ngắn của Thạch Lam), truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết (như
Chí Phèo của Nam Cao)...

3


Theo quan niệm truyền thống, yêu cầu cao nhất của truyện ngắn hiện thực
nói riêng, văn học hiện thực nói chung là xây dựng thành công tính cách điển
hình trong hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là những tính cách có cá
tính sắc nét, khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người
hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống xã hội. Hoàn cảnh điển hình
là hoàn cảnh tiêu biểu cho một xã hội, có tác dụng giải thích cho sự hình thành
tính cách và số phận của nhân vật.
Khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu Chí Phèo, tôi xuất phát từ đặc điểm
chung của truyện ngắn và đặc trưng riêng của một truyện ngắn hiện thực .
3.2. Hướng dẫn học sinh tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người của
Nam Cao
Nam Cao là nhà văn luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo.Trong xã hội
cũ, ông đi tìm nhân phẩm và tình yêu thương chân thật ở những người lao động
cùng khổ, bị giày xéo và khinh bỉ, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính.. Nam
Cao tiếp thu quan niệm con người ảo giác, ông chấp nhận con người bị tha hóa,
nhưng ông cũng thấy con người còn giữ được tính người. Vì vậy, vấn đề con

người mà ông đặt ra luôn bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giải nhất.
Nam Cao luôn có hứng thú khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm của con
người. Ông luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con
người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Với một quan
niệm về con người như thế, ngòi bút Nam Cao có khuynh hướng đi sâu vào phân
tích nội tâm của con người. Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắn
với sở trường này.
“Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh
trọng đối với con người. Anh thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị
lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường” (Nguyễn Đăng
Mạnh). Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực tiếp đặt ra vấn đề này và ông
quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách
bất công (Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận…). Đây là một nét hấp dẫn của
phong cách Nam Cao.
Như vậy,“Chí Phèo” là tác phẩm thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và
quan niệm về con người của Nam Cao. Khi dạy tác phẩm, tôi luôn coi đây là
chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa nghệ thuật của kiệt tác“Chí Phèo”.

4


3.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận sơ bộ truyện ngắn “Chí Phèo” từ góc độ thi
pháp thể loại
Từ góc độ thi pháp thể loại, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn
“Chí Phèo” trên các bình diện: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,
điểm nhìn nhìn nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng kể.
3.3.1. Thời gian nghệ thuật
Trong tác phẩm văn học, có hai lớp thời gian cơ bản: thời gian trần thuật
và thời gian được trần thuật. Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, sự
kể. Nó có mở đầu và kết thúc, do vậy là thời gian hữu hạn. Nó có tốc độ và nhịp

độ riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm ở hiện tại. Thời gian được trần
thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Thời gian được trần thuật bao gồm:
thời gian sự kiện và thời gian nhân vật. Thời gian sự kiện trong truyện Chí Phèo
là cả cuộc đời Chí Phèo. Trong thời gian sự kiện, người ta chia hai lớp thời gian:
thời gian tiền sử và thời gian cốt truyện. Thời gian tiền sử của Chí Phèo là một
đời Chí Phèo, còn thời gian cốt truyện tính từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi” cho
đến khi kết thúc truyện là sáu ngày.
Trong truyện ngắn hiện đại, "Nhà văn chỉ cắt lấy một lát”, "Cưa lấy một
khúc", “Chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của
mình" (Ngữ Văn 11, tập 1, nâng cao). Cho nên, truyện “Chí Phèo” được bắt đầu
từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi”, nghĩa là Nam Cao để cho nhân vật xuất hiện ở lát
cắt cuộc đời cùng với tiếng chửi, trong bộ dạng say.
3.3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật của Chí Phèo là làng Vũ Đại. Ở đó, mâu thuẫn
giai cấp âm thầm mà quyết liệt. Bọn địa chủ cường hào kết thành bè cánh uy
hiếp người nông dân, còn người nông dân thấp cổ bé họng thì bị đè nén áp bức,
bần cùng hóa, lưu manh hóa. Như vậy, chọn không gian nghệ thuật ấy, nhà văn
đã không chỉ “Vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột” (Nguyễn
Hoành Khung) mà còn gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị đã gây ra biết
bao tội ác, đã tước đi cả hình người, hồn người của những người nông dân
nghèo khổ.
3.3.3. Điểm nhìn nghệ thuật
Trong tác phẩm “Chí phèo”, Nam Cao sử dụng điểm nhìn nghệ thuật khá
linh hoạt. Điểm nhìn nghệ thuật được hiểu là: "Vị trí từ đó người trần thuật nhìn
ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm" (Từ điển thuật ngữ học). Điểm nhìn nghệ
thuật lại có điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài. Đây là hai loại điểm nhìn
thường được nhắc đến khi tìm hiểu nhân vật. Điểm nhìn bên ngoài "Là cái có
5



thể quan sát từ bên ngoài", còn điểm nhìn bên trong "là cái tự cảm thấy, không
thể quan sát từ bên ngoài được" (Dẫn luận thi pháp học).Thông thường trong
miêu tả vừa có điểm nhìn bên ngoài (trong tương quan với đối tượng miêu tả)
vừa có điểm nhìn bên trong (đối với người miêu tả).
Theo cách hiểu về điểm nhìn nghệ thuật như trên thì nhân vật Chí Phèo,
Bá Kiến được hiện lên qua cả điểm nhìn bên ngoài lẫn điểm nhìn bên trong.Ví
dụ: lúc thì theo điểm nhìn tác giả: “Hắn vừa đi vừa chửi” (Khi miêu tả Chí
Phèo), “Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình Cụ Bá đang nằm nghỉ trưa.”(Khi
miêu tả Bá Kiến); Khi thì theo điểm nhìn nhân vật: “Tức thật! Ờ! Thế này thì
tức thật! ” (Chí Phèo), “Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? Sao bà ấy còn trẻ
quá!” (Bá Kiến).
Có khi điểm nhìn bên trong được thay đổi từ nhân vật này sang nhân vật
khác. Ví dụ : Đoạn tả Chí Phèo ăn cháo hành “Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra
nhiều.Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại” (Điểm nhìn Thị Nở). “Hắn thấy
lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ” (Điểm nhìn Chí
Phèo). “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu,
rạch mặt mà đâm chém người?” (Điểm nhìn Thị Nở). Chính sự luân phiên điểm
nhìn đã tạo hiệu quả đối thoại và giàu kịch tính.
3.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật trong truyện ngắn vừa ít vừa rất khác lạ, độc đáo và có khả
năng khái quát để phản ánh những phẩm chất, tính cách, những vấn đề xã hội
rộng lớn hơn bản thân số lượng nhân vật ấy.
Tác phẩm “Chí Phèo” đã ghi nhận thành công của Nam Cao trong việc
xây dựng nhân vật điển hình, tiêu biểu nhất phải kể đến Chí Phèo và Bá Kiến.
Đây có thể coi là những nhân vật điển hình sắc nét vừa mang tính khái quát cao,
có ý nghĩa tiêu biểu vừa hết sức sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản
phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị đè nén,
áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộc
phải chống trả bằng cách lưu manh hóa. Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đã

chăm chú theo dõi và luôn bị ám ảnh bởi hiện tượng này. Trong không ít tác
phẩm, Nam Cao đã xây dựng những nhân vật vốn hiền lành trở thành ngang
ngược. Đó là Trạch Văn Đoành trong “Đôi móng giò”, là cu Lộ trong “Tư cách
mõ”…Và trong “Chí Phèo”, ngoài Chí còn có Năm Thọ và Binh Chức, Chí
hoàn toàn có thể có kẻ tiếp nối (thông điệp từ chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống
bụng, đầu thị đột nhiên: “Thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa
nhà cửa, và vắng người lại qua …”). Như vậy, rõ ràng khi bọn địa chủ cường
hào, và nói rộng ra là cái trật tự xã hội đương thời còn ra sức áp bức, bóc lột,
6


không cho con người được sống hiền lành tử tế thì sẽ còn những dân lành bị đẩy
vào con đường lưu manh..“ Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình
tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hồn cái quy luật tàn
bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời”(Nguyễn Hoành Khung). Hơn nữa, khi
xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và
miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật, đặc biệt là những diễn
biến tâm lý của nhân vật từ khi gặp Thị Nở đến khi bị Thị Nở khước từ.
Bá Kiến cũng là một trong số những nhân vật điển hình xuất sắc, được
Nam Cao xây dựng khá thành công. Đối với Bá Kiến, Nam Cao không tả diện
mạo, chỉ nói đến giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát“rất sang”và“cái cười Tào
Tháo” mà y tự phụ là hơn đời. Bằng vài chi tiết nhưng nhà văn đã tạo cho Bá
Kiến những nét độc đáo, khiến người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở
thành sống động chủ yếu do năng lực miêu tả nội tâm sắc sảo của tác giả.Ví dụ:
chỉ để mấy dòng tả ý nghĩ của cụ Bá về người vợ thứ tư trẻ đẹp ngồn ngộn sức
sống “Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt
khi rụng gần hết răng” nhưng nhờ sự chọn lọc nên vẫn đủ sức khắc sâu trong
lòng người đọc về một nhân cách thảm hại. Góp phần vào sự thành công ấy còn
phải kể đến vai trò của người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu tác
phẩm và của việc lựa chọn thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.

3.3.5. Giọng kể
Giọng kể là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn xuôi, là
yếu tố thống nhất mọi yếu tố khác của nội dung, hình thức tác phẩm vào một
chỉnh thể. Hơn nữa, truyện ngắn hiện đại phải có giọng kể riêng, thiếu giọng kể
có dấu ấn phong cách thì những truyện dù có hấp dẫn đến đâu cũng theo thời
gian mà mờ nhạt.
Điểm nhìn của người kể là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
giọng kể. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của
người kể được mở rộng, thấm vào nội tâm nhờ luôn luôn di động góc nhìn . Vì
thế, giọng kể của “Chí Phèo” rất độc đáo, phong phú, đa dạng. Do đặc điểm này
nên ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều đoạn được lồng
ghép vào nhau. Đoạn văn mở đầu thiên truyện là đoạn văn tiêu biểu cho giọng
kể ấy: giọng miêu tả, bình luận của nhà văn “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là
hắn chửi”; Giọng người dân làng Vũ Đại “Chắc nó trừ mình ra”; giọng Chí
Phèo “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?”; Đan xen giọng người kể và giọng
nhân vật “Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”…
Nếu điểm nhìn có vai trò quan trọng làm nên một giọng kể, thì thời gian
cũng đóng vai trò quan trọng không kém. “Thời gian đích thực của giọng kể
chính là thời gian đóng vai tổ chức các sự kiện và diễn biến sự kiện trong đó.
Đây chính là nhịp điệu đích thực của người kể truyện”(Những vấn đề thi pháp
7


của truyện). Thời gian này, được tính theo mức tương quan giữa thời gian cốt
truyện và thời gian kể, những chỗ dừng và những điểm nhấn có vị trí quan trọng
đối với giọng kể. Điều đó thể hiện qua các đoạn văn sử dụng lời nửa trực tiếp
(Đoạn Thị Nở trút giận lên Chí Phèo sau khi nghe lời phản đối của bà cô), độc
thoại (Đoạn Chí Phèo tỉnh rượu, “kiểm kê” lại cuộc đời mình), đối thoại (Chí
Phèo- Thị Nở, Bá Kiến – Chí Phèo), ...
3.4. Thực nghiệm vận dụng một số đặc điểm của thi pháp thể loại để tìm hiểu

truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
- Làm sáng tỏ khả năng vận dụng một số đặc điểm của thi pháp thể loại
đối với việc tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo”.
- Qua thực nghiệm, tôi sẽ có điều kiện để so sánh, đối chiếu việc vận dụng
đặc điểm thi pháp thể loại vào dạy những tác phẩm văn học trong nhà trường
với cách tiếp cận thông thường nhằm rút ra những điểm mạnh để phát huy và
nhận rõ những điểm yếu để khắc phục
3. 4.2. Đối tượng và cách thức thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của tôi là học sinh các lớp: 11C2, 11C3, 11C4,
11C5 năm học 2015- 2016. Tôi chọn 04 lớp làm thực nghiệm (hai lớp đối chứng
và hai lớp thực nghiệm). Học sinh các lớp có trình độ xuất phát về kiến thức, kĩ
năng học tương đương nhau, điều kiện học tập lứa tuổi của các em tương đối
đồng đều, ít có sự khác biệt.
Khi tính kết quả thực nghiệm, tôi tính số học sinh 04 lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng bằng nhau, lớp nào nhiều hơn tôi sẽ rút ra bất kì bài nào để hai lớp
có sĩ số bằng nhau.
Tôi vẫn đi theo cách thức thực nghiệm truyền thống: Một lớp học sinh
tiếp cận tác phẩm theo cách thông thường, một lớp học sinh vận dụng đặc điểm
thi pháp thể loại để tiếp cận tác phẩm.
3.4.3. Nội dung thực nghiệm.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
1. Đọc kĩ văn bản để nắm vững cốt truyện, tình tiết sau đó tóm tắt văn bản .
- Khi đọc cần chú ý đến từng chặng đường đời của Chí Phèo, những
chặng đường phát triển tính cách của nhân vật.

8


- Giọng đọc cần linh hoạt sao cho phù hợp với giọng điệu của từng nhân

vật, giọng của người kể chuyện.
2. Chuẩn bị bài theo các câu hỏi Hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa.
3. Ngoài ra, học sinh chuẩn bị thêm các nội dung sau:
- Nhận xét về không gian và thời gian của truyện ngắn Chí Phèo.
- Nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến được thể hiện qua sự nhìn nhận và đánh giá
của những ai? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao.
- Tác phẩm Chí Phèo là một truyện ngắn hiện thực hay truyện ngắn lãng
mạn? Vì sao?
* Bước 2: Thiết kế giáo án
CHÍ PHÈO (Nam Cao)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó
thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như: điển hình
hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,…
- Có hiểu biết ban đầu về đặc điểm cơ bản của một truyện ngắn hiện thực.
B. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, Ban cơ bản;
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1, Ban cơ bản;
- Sách Bài tập Ngữ văn, tập 1, Ban cơ bản;
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo khác.
C. Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
D. Tổ chức hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức lớp.
9


2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày các đề tài và sáng tác chính trước
Cách mạng tháng Tám của Nam Cao? Vấn đề quan trọng nhất trong đề tài

người nông dân mà Nam Cao đề cập là vấn đề gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HĐ1: GV kiểm tra việc chuẩn bị I. Tìm hiểu chung
bài ở nhà của HS thông qua các
1. Ý nghĩa nhan đề
yêu cầu:
Anh (chị) hãy cho biết những tên
gọi khác nhau của tác phẩm: “Chí
Phèo” và lí giải vì sao Nam Cao
không giữ tên gọi cũ hay sử dụng
nhan đề do nhà xuất bản đặt ?

- Nhan đề “Cái lò gạch cũ”: Biểu tượng
về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí
Phèo, thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc của
người nông dân bị tha hóa trước CM.
- Khi in thành sách lần đầu (NXB Đời
mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản đã tự ý
đổi thành“Đôi lứa xứng đôi” dựa vào mối
tình Chí Phèo –Thị Nở nhằm gây tò mò
với một bộ phận công chúng lúc bấy giờ.

- Năm 1946, khi in lại trong tập: “Luống
GV kiểm tra việc đọc ở nhà của cày”, Nam Cao đã đặt lại là Chí Phèo”,
HS kết hợp củng cố kĩ năng tóm nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất
tắt văn bản tự sự cho HS.

về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
01 HS tóm tắt tác phẩm theo cuộc 2. Đọc - Tóm tắt tác phẩm
đời nhân vật Chí Phèo.
- Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật
01 HS tóm tắt theo bố cục đoạn
trích.
- Tóm tắt theo bố cục đoạn trích
Ngoài việc đọc truyện ngắn
“ Chí Phèo ”, anh (chị) còn đọc
thêm tác phẩm nào của Nam
Cao ? So sánh với truyện ngắn
“ Chí Phèo ”, chỉ ra nét chung ?
Từ đó hãy nêu chủ đề của truyện .

10

3. Chủ đề
Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã
cướp đi của người nông dân lương thiện cả
nhân hình lẫn nhân tính đồng thời, nhà văn
trân trọng, phát hiện và khẳng định bản
chất tốt đẹp của họ ngay cả khi tưởng
chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ.


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
II. Đọc – hiểu chi tiết


HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm 1. Bức tranh làng Vũ Đại
hiểu chi tiết tác phẩm
- Làng này dân:“Không quá hai nghìn, xa
Toàn bộ truyện“Chí Phèo” được phủ, xa tỉnh”, có tôn ti trật tự nghiêm ngặt,
diễn ra ở làng Vũ Đại quê hương cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến uy thế
tác giả. Vậy Nam Cao đã dựng nghiêng trời.
lại không gian nghệ thuật đó như
- Đám cường hào kết thành bè cánh để bóc
thế nào ? Hãy nhận xét.
lột, ức hiếp người nông dân.
- Người nông dân thấp cổ bé họng, suốt
đời bị đè nén, áp bức, bị bần cùng hóa, lưu
manh hóa.
Nam Cao đã dựng lên nên một làng Vũ
Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối.
Ở đó xung đột giai cấp âm thầm mà quyết
liệt. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của
nông thôn Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
* Nhân vật Chí Phèo được soi chiếu từ
Nhân vật Chí Phèo được soi chiếu nhiều điểm nhìn: Lúc thì trần thuật theo
điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật
từ những điểm nhìn nào?
theo điểm nhìn của chính nhân vật, khi lại
trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Bá
Kiến, Thị Nở.
a. Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo
GV đọc diễn cảm đoạn: “Hắn vừa
đi vừa chửi..., cả làng Vũ Đại - Nhân vật xuất hiện ở lát cát cuộc đời:

xuất hiện cùng với tiếng chửi trong bộ
cũng không ai biết”.
dạng say.
- Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo:
+ Tạo được ấn tượng ban đầu cho người
11


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Người ta cho rằng Nam Cao đã
chọn được một cách vào truyện
độc đáo. Theo em, vì sao có thể
khẳng định như vậy?

đọc về nhân vật chính- một kẻ say rượu
vừa quen vừa lạ, say như bao ngã đang
ngập chìm trong hơi men nhưng lại khác
người trong sự chửi lạ lùng.

GV chia lớp thành 4 nhóm

+ Bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc,
ấn tượng trong đời sống hiện tại của Chí để
HS thảo luận trong 5 phút. Cử rồi sau đó đưa người đọc trở về với những
đại diện trình bày.
năm tháng quá khứ của nhân vật như một
lời giải thích, cắt nghĩa.

GV nhận xét, đánh giá.

+ Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng
chân dung nhân vật rất đặc sắc : đoạn văn
giới thiệu hình tượng Chí Phèo cho thấy sự
kết hợp điêu luyện, sinh động các dạng
thức ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ của
tác giả, của người kể chuyện, của nhân
vật), cách trần thuật linh hoạt (lúc thì theo
điểm nhìn tác giả: “Hắn vừa đi vừa chửi”,
khi thì theo điểm nhìn của nhân vật: “Tức
thật! Ờ ! Thế này thì tức thật!...). Đây còn
là một đoạn văn đa giọng điệu. Giọng điệu
của nhà văn phong phú, biến hóa, lúc tách
bạch, lúc đan xen (giọng miêu tả, bình luận
của nhà văn: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu
xong là hắn chửi”....; Giọng người dân
làng Vũ Đại: “Chắc nó trừ mình ra”;
giọng Chí Phèo: “Mẹ kiếp! Thế có phí
rượu không?”; đan xen giọng người kể và
giọng nhân vật: “Đã thế, hắn phải chửi
cha đứa nào không chửi nhau với hắn ...”)
- Ý nghĩa tiếng chửi:

Mở đầu truyện là một hình ảnh
đầy ấn tượng: Chí Phèo vừa đi
vừa chửi.Vậy tiếng chửi của Chí
Phèo có phải là dụng ý nghệ thuật
của nhà văn không? Vì sao?


12

+ Là phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ
cuộc đời. Đối với hắn, chửi bới là con
đường để giao tiếp với cộng đồng, để được
đối thoại với cõi người.
+ Bộc lộ tâm trạng đau đớn, bất mãn của


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
một con người ít nhiều ý thức được mình
đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế
giới loài người.
+ Là âm thanh bi thảm của một tâm hồn cô
đơn vừa chống trả vừa kêu cứu.
 Trong văn học hiện thực ít có nhà văn
nào miêu tả thân phận con người cay đắng
đến thế: cô độc, tha hóa.

b. Quá trình tha hoá của Chí Phèo
Tại sao nói Chí Phèo đã bị lão
cường hào ác bá và nhà tù thực * Từ người nông dân hiền lành, lương
dân làm cho tha hoá, lưu manh thiện trở thành lưu manh:
hoá ?
- Trước khi bị đi tù
HS muốn giải quyết vấn đề này,
phải huy động kiến thức về văn + Chí Phèo là đứa trẻ bị vứt trong một cái
bản Chí Phèo (Toàn bộ truyện lò gạch cũ :“Trần truồng và xám ngắt

ngắn) đã đọc ở nhà.
trong một cái váy đụp”, được người dân
làng Vũ Đại cưu mang.
+ Chí lớn lên trở thành anh canh điền khỏe
mạnh, cần cù, chất phác và giàu lòng tự
trọng nên khi bị bà ba nhà Bá Kiến bắt
phải bóp chân, Chí cảm thấy: “Nhục hơn
là thích”.
+ Chí từng: “Ao ước có một gia đình nho
nhỏ: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải”, “lại bỏ con lợn nuôi để làm vốn
liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
làm”--> Ước mơ đơn giản, trong sáng, bộc
lộ bản chất lương thiện của người lao động
chân chính.
- Sau 7, 8 năm ở nhà tù thực dân, Chí đã
thành kẻ lưu manh, biến đổi về nhân hình,
hủy dạng về nhân tính:

13


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
+ Nhân hình: Chí mang dáng hình của kẻ
lưu manh “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng
cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng
cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm
chết… Cái ngực phanh, đầy những nét

chạm trổ rồng phượng với một ông tướng
cầm chùy”...
+ Nhân tính: Chí không còn: “Hiền như
đất” mà“hung hăng”,“liều lĩnh”. Hành
động và lời nói của hắn là một tên đầu bò
chính cống:
* Từ thằng lưu manh trở thành:“Con quỷ
dữ của làng Vũ Đại”

GV dẫn dắt và nêu vấn đề (dành
cho HS khá, giỏi): Quá trình tha
hoá của Chí Phèo còn tiếp tục
diễn ra sau đó và ngày càng thê
thảm hơn.Tại sao? Hãy chứng
minh.

Nhiều ý kiến cho rằng sự tha hoá
ở Chí Phèo là hiện tượng mang
tính quy luật. Anh (chị) có đồng
tình với những ý kiến đó không?
Vì sao?
Từ những hiện tượng này, nhất là
qua hình tượng Chí Phèo, anh
(chị) có nhận xét gì về ý nghĩa tư
tưởng của mạch truyện và ý
nghĩa khái quát toát lên từ hình
tượng nhân vật?

14


- Sau lần thứ hai đến ăn vạ nhà Bá Kiến,
Chí Phèo đã bị tên cường hào ác bá này lợi
dụng, biến thành tay sai cho hắn. Chí Phèo
đã “Tác quái cho bao nhiêu dân làng”;
“Hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập
nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu
và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”
để rồi hắn trở thành “con quỷ dữ” trong
con mắt và suy nghĩ của người dân làng
Vũ Đại.
- Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật
trong xã hội đương thời, là sản phẩm của
tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước
Cách mạng.
 Nam Cao đã khẳng định một sự thật
đau đớn ở làng quê Việt Nam trước Cách
mạng: Người nông dân lương thiện bị xã
hội phi nhân tính chà đạp cả về tinh thần
lẫn thể xác. Đồng thời, nhà văn không chỉ
vạch khổ cho người nông dân mà còn gián
tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị.


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV diễn giảng lai lịch Thị Nở và c. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo (Diễn
hoàn cảnh cuộc gặp gỡ.
biến tâm lí và hành động của Chí kể từ sau

khi gặpThị Nở)
* Diễn biến tâm lí, tình cảm của Chí:
GV nêu vấn đề và gợi ý HS chứng
minh sự hồi sinh của Chí Phèo :
Việc gặp Thị Nở đã có ý nghĩa
như thế nào đối với Chí Phèo ?
Những gì đã diễn ra trong tâm
hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó ?

- Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
+ Bắt đầu là tỉnh rượu: Lắng nghe những
âm thanh quen thuộc của cuộc sống:
“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có
tiếng cười nói của những người đi chợ.
Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”. Chí
không chỉ nghe thấy mà còn cảm nhận,
cảm xúc “vui vẻ quá” và hình dung, phán
đoán cảnh “một người đàn bà hỏi một
người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định
về”. Lòng Chí “bâng khuâng”, Chí tự
nhận thức được tâm trạng của chính mình,
thấy “lòng mơ hồ buồn”.
+ Sau đấy là tỉnh ngộ: Khi tỉnh táo, Chí
Phèo đã “ngộ” – nhận thức, nhìn lại cuộc
đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
~ Hắn “nao nao buồn” nhớ về những ngày
“rất xa xôi”, nhớ một thời hắn đã từng mơ
ước “có một gia đình nho nhỏ…” thật giản
dị nhưng bao năm chưa thành hiện thực.

~ Hiện tại thật đáng buồn bởi: “Hắn thấy
hắn già mà vẫn cô độc”,“hắn đã tới cái
dốc bên kia của cuộc đời” và “cơ thể” thì
“đã hư hỏng nhiều”.
~ Tương lai - đối với Chí còn đáng buồn
hơn, không chỉ buồn mà còn lo sợ bởi hắn
đã “trông thấy trước” quá nhiều điều bất
hạnh: “tuổi già”, “đói rét và ốm đau”,

15


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
nhất là sự “cô độc”.
 Sau những tháng ngày sống gần như vô
thức, Chí đã tỉnh táo để suy nghĩ về cuộc
đời mình và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp
người.

- Từ ngạc nhiên, xúc động tới khát khao
HS đọc diễn cảm đoạn: “Thằng hoàn lương và mong ước hạnh phúc
này rất ngạc nhiên....Hắn thấy
lòng rất vui”
+ Đúng lúc hắn đang vẩn vơ nghĩ thì thị
Nở mang:“Một nồi cháo hành nóng
nguyên” vào. Chí hết sức “ngạc nhiên” rồi
từ “ngạc nhiên” đến xúc động, thấy “mắt
hình như ươn ướt”.


GV mở rộng : Hình ảnh bát cháo
hành có ý nghĩa gì?
Hình ảnh bát cháo hành vừa là
chi tiết nghệ thuật thể hiện tài
năng của Nam Cao vừa thể hiện
giá trị nhân đạo của tác phẩm: Bát
cháo hành là biểu tượng của tình
người, tình yêu của thị Nở, là cơn
gió thổi bùng cái đốm lửa lương
thiện vẫn âm ỉ cháy trong con
người Chí.

- Thị Nở không chỉ đem cháo đến cho hắn
mà còn múc ra bát và “giục hắn ăn nóng”.
Hắn “húp xong rồi, Thị Nở đỡ lấy bát
cháo và múc thêm bát nữa”. Hành động
chăm sóc đầy tình yêu thương của Thị Nở
đã khiến Chí “ăn năn”, “thấy lòng thành
trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như
với mẹ”. Lúc này “Ôi sao mà, ai dám bảo
đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập, rạch
mặt mà đâm chém người?”. Chí đã trở lại
là anh canh điền ngày xưa vì bản chất
lương thiện vẫn ở trong đáy sâu tâm hồn
của hắn.
- Chí mong muốn được trở lại làm người
và làm một người dân hiền lành lương
thiện ở làng Vũ Đại: “Trời ơi! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi

người biết bao”.
- Chí khát khao hạnh phúc và mái ấm gia
đình: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”,
“Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà
cho vui”. Câu nói giản dị mà chứa đựng

16


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
khát vọng mãnh liệt, chính đáng, đẹp đẽ.

Trước sự lần hồi về với kiếp Nam Cao dành tất cả tình yêu thương,
người của con quỷ Chí Phèo, Nam trân trọng cho cái sự lần hồi về với kiếp
Cao có thái độ như thế nào?
người của con quỷ Chí Phèo.
Qua sự hồi sinh của Chí Phèo, - Bài học: Sống trên đời cần có sự quan
anh/chị hãy rút ra bài học nhân tâm, chia sẻ và yêu thương giữa con người
sinh mà nhà văn gửi gắm?
với con người..
d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của
Chí Phèo (Diễn biến tâm lí và hành động
Chí Phèo khao khát lương thiện, của Chí kể từ sau khi bị Thị Nở từ chối)
thiết tha đến với Thị Nở. Nhưng ý
nguyện tốt đẹp ấy của Chí có * Nguyên nhân: Bà cô Thị kiên quyết ngăn
thành hiện thực không? Vì sao?
cản, không chấp nhận cháu bà đâm đầu
lấy“con quỷ dữ làng Vũ Đại”.

-> Xã hội cũ đầy rẫy những định kiến đã
chặn đứng con đường trở về cuộc sống
lương thiện, làm người của Chí.
* Diễn biến tâm trạng và hành động của
Chí khi bị Thị Nở từ chối
- Thị Nở giận dữ: “Trút vào mặt hắn tất cả
lời bà cô”. Hắn “ngẩn người” vì thất
Những gì đã diễn ra trong tâm
vọng, nhưng lúc này hắn chưa tuyệt vọng.
hồn Chí khi bị Thị Nở từ chối?
“Hắn lại như hít thấy hơi cháo hành” và
khi thị ra về “Hắn đuổi theo thị nắm lấy
tay” Chí rất khao khát tình yêu, rất thiết
tha với Thị Nở, với cuộc đời lương thiện.
- Thị Nở đã “gạt ra, lại giúi thêm cho một
cái” để tỏ rõ sự dứt khoát, sự cự tuyệt. Chí
thực sự đau đớn và tuyệt vọng:
+ Uống rượu nhưng: “Càng uống càng
tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!”. Men
rượu không thể khỏa lấp nỗi đau thân phận
và nỗi đắng cay tuyệt vọng sẽ vĩnh viễn
17


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
không được là người“Hắn cứ thoang
thoảng thấy hơi cháo hành”Tô đậm
khát khao yêu thương và bi kịch của Chí.

+ “Hắn ôm mặt khóc rưng rức” khóc cho
sự bất hạnh, sự đau khổ cùng cực của đời
mình - một “con người sinh ra làm người
nhưng lại không được làm người”.
+ Trong cơn khủng hoảng và bế tắc Chí đã
xách dao đi trả thù. Chí định đến nhà Thị
Nở để đâm chết bà cô thị. Hắn lảm nhảm:
“Tao phải đâm chết nó !”. Nhưng cái vô
thức đã khiến Chí “quên rẽ vào nhà Thị
Nở” mà đến nhà Bá Kiến.
- Chí trợn mắt “chỉ vào mặt” lão và cất
tiếng nói dõng dạc đòi lương thiện: “Ai
cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất
được những vết mảnh chai trên mặt này?
Tao không thể làm người lương thiện được
nữa”. Những câu hỏi dồn dập cho thấy Chí
đang rơi vào tình thế tuyệt vọng cao độ.

GV tổ chức HS thảo luận: Anh
(chị) nhận xét và suy nghĩ gì về - Hành động bất ngờ, dữ dội:
hành động đâm chết Bá Kiến rồi
tự sát của Chí Phèo.
+ Hành động của Chí là tất yếu vì Chí đã
hồi sinh nên không thể tiếp tục là “con
GV chia lớp thành 4 nhóm. HS quỷ dữ”, chỉ có chết mới giữ nguyên vẹn
thảo luận trong 3 phút. Cử đại nhân phẩm vừa thức tỉnh.
diện trình bày.
+ Đối với Chí, niềm khao khát được sống
GV nhận xét, đánh giá.
lương thiện cao hơn cả tính mạng.

“ Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến
và tự sát. Một cuộc nổi loạn liều
lĩnh và bế tắc dĩ nhiên phải kết
thúc như vậy. Nhưng lưỡi dao Chí
Phèo vung lên như bắt đầu thấy
lấp lánh ánh sáng của ý thức giai
cấp của người dân cày, và đồng
18

+ Xã hội thực dân nửa phong kiến không
những đẩy người nông dân vào con đường
lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
+ Kết cục ấy cũng cho thấy xung đột giai
cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Qua đó, tác giả vừa


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

thời, như lóe lên cái ánh chớp
báo trước một cơn giông tố dữ
dội sẽ quét sạch chế độ thực dân,
cường hào, địa chủ trên đất nước
ta”. (Nguyễn Đăng Mạnh)

chỉ ra một chân lí của đời sống “tức nước
vỡ bờ” vừa lên tiếng bênh vực, đòi quyền
sống, quyền làm người lương thiện cho

người dân nghèo.

Tiểu kết: Bằng nghệ thuật miêu tả, phân
Nhận xét về cách xây dựng nhân tích tâm lí sắc sảo, Nam Cao đã xây dựng
vật của Nam Cao? Qua đó, khái thành công nhân vật điển hình - Chi Phèo
quát hình tượng nhân vật Chí điển hình cho tầng lớp nông dân có số
Phèo?
phận bi thảm bị bần cùng hóa, lưu manh
hóa trong xã hội cũ.
Nam Cao đã xây dựng nhân vật
Bá Kiến như thế nào?

3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
* Bá Kiến được xây dựng thông qua hành
động, lời nói, suy nghĩ của chính nhân vật
và năng lực miêu tả nội tâm của tác giả .
* Bá Kiến xuất hiện lần đầu trước độc giả
đúng lúc Chí say rượu, đến cổng nhà hắn
rạch mặt ăn vạ.

Có ý kiến cho rằng: Bá Kiến có
những nét bề ngoài khiến người
đọc khó quên. Em có đồng ý - Bề ngoài: Tiếng quát “rất sang” và “cái
không? Vì sao?
cười Tào Tháo” mà y tự phụ hơn đời.

Nam Cao chỉ chọn vài chi tiết mà đã tạo
cho Bá Kiến những nét độc đáo khó quên.
- Bản chất nham hiểm, xảo quyệt:
Yếu tố nào giúp nhân vật Bá Kiến

trở nên sống động hơn? Hãy + Thoáng nhìn qua, Bá Kiến đã hiểu cơ sự,
chứng minh.
nhanh chóng tìm ra kế sách đối phó: Quát
vợ con rồi dịu giọng với người làng: “Cả
các ông các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì
mà xúm lại thế này?”. Với sự từng trải, Bá
Kiến biết rất rõ tác hại của đám đông.
+ Khi chỉ còn trơ lại Chí, Bá Kiến bắt đầu
giở giọng đường mật, gọi Chí bằng “anh”,
nhận họ hàng...Cách cư xử của kẻ lõi đời
đã đạt được cả hai mục đích: vừa tạm dập
19


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
tắt ngọn lửa căm hờn trong Chí vừa chuẩn
bị biến Chí thành tay sai.
 Qua tình huống trên, cái xảo quyệt, lọc
lõi của Bá Kiến được thể hiện một cách
sinh động, đầy ấn tượng.
- Nhân cách bỉ ổi của Bá kiến được tác giả
khắc họa qua mấy dòng tả ý nghĩ của y về
người vợ thứ tư trẻ đẹp, ngồn ngộn sức
sống: “Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức
lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi
rụng gần hết răng”.
Chỉ một vài chi tiết chọn lọc đã khắc sâu
trong người đọc một nhân cách thảm hại.


Tiểu kết: Bá Kiến vừa mang bản chất
chung của giai cấp địa chủ cường hào,
vừa có những nét riêng biệt sinh động ,
không giống bất cứ nhân vật địa chủ nào
So với các nhân vật địa chủ khác trong văn học đương thời. Nhân vật này
trong văn học, anh ( chị) có nhận ghi nhận trình độ xây dựng nhân vật điển
xét gì về cách xây dựng nhân vật hình của Nam Cao.
Bá Kiến của Nam Cao?
III. Tổng kết
1. Nội dung
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng
kết
Tại sao nói truyện Chí Phèo thể
hiện một cảm quan hiện thực tinh
tế, sâu sắc, mới mẻ và một tình
cảm nhân đạo đáng quý ? Điều đó
được thể hiện qua những đặc sắc
nghệ thuật nào?

20

- Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông
thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ
phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy
vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.
- Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn
phá cả thể xác và tâm hồn người lao động.
- Cảm thông sâu sắc trước tình cảnh khốn
cùng của người nông dân và khẳng định

bản chất lương thiện của họ ngay trong khi


Hoạt động của GV và HS
GV chia lớp thành 4 nhóm

Nội dung cần đạt
họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

HS thảo luận trong 5 phút. Cử  “Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị
đại diện trình bày.
hiện thực và nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
GV yêu cầu các nhóm nhận xét, 2. Nghệ thuật
bổ sung cho nhau.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
GV nhận xét, đánh giá.
- Nghệ thuật trần thuật.
- Ngôn ngữ vừa sống động, điêu luyện vừa
gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
E. Củng cố, dặn dò.
- Qua truyện ngắn ”Chí Phèo”, anh (chị) hãy nêu nhận xét sơ lược về đặc điểm
của một truyện ngắn hiện thực. (cách xây dựng nhân vật, thời gian và không
gian nghệ thuật, ý tưởng của nhà văn,...)
- Phong cách nghệ thuật của Nam Cao thể hiện qua truyện ngắn “Chí Phèo”?
(Quan niệm nghệ thuật về con người, tài phân tích tâm lí, sử dụng ngôn ngữ, ...)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi áp dụng đề tài vào quá trình dạy học thực nghiệm, tôi nhận thấy:
- Giờ học sôi nổi, các em phát huy được tính sáng tạo, chủ động. Nhiều em
hiểu được bài học theo yêu cầu của phần Kết quả cần đạt trong sách giáo khoa.
- Các em rất có ý thức tìm hiểu một truyện ngắn hiện đại theo đặc điểm thể

loại và phong cách của một nhà văn. Có nghĩa là các em đã bước đầu biết đọc hiểu tác phẩm văn chương xuất phát từ chính đặc trưng của văn chương.
Khi đối chiếu kết quả học tập giữa các lớp không áp dụng đề tài và có áp dụng
đề tài tôi đã thu được kết quả như sau:
* Ở các lớp chưa áp dụng đề tài:
Lớp
11C3

21

Giỏi
4,0%

Khá
23,0%

Trung bình
65,0%

Yếu
8,0%


11C4

5,0%

22,0%

66,0%


2,0%

Khá
59,0%
57,0%

Trung bình
31,0%
30,0%

Yếu
0,0%
0,0%

* Ở các lớp đã áp dụng đề tài:
Lớp
11C2
11C5

Giỏi
10,0%
13,0%

Ở các lớp đã áp dụng để tài, tỉ lệ học sinh đạt kết quả học tập Khá và Giỏi đã
đạt trên 60%; tỉ lệ học sinh có kết quả học tập Yếu không còn. Tuy đây chưa phải
là kết quả tốt nhất song nó đã ghi nhận thành công ban đầu của đề tài.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Như vậy, việc vận dụng đặc điểm của thi pháp thể loại để tìm hiểu tác
phẩm văn học (truyện ngắn “Chí Phèo”) là một cách tiếp cận có hiệu quả đối

với học sinh THPT. Theo tôi, nếu giáo viên kiên trì áp dụng đề tài này cho tất cả
các bài đọc văn thì việc dạy học môn Ngữ văn sẽ có những kết quả khả quan.
2. Kiến nghị.
Để đề tài được mở rộng và được thực hiện tốt trong những năm học tới,
tôi xin đề xuất với cấp trên một số ý kiến như sau:
+ Biên chế sĩ số mỗi lớp học không quá 45 học sinh.
+ Nếu điều kiện cho phép, rất mong nhà trường trang bị những băng
(đĩa) các nghệ sĩ đọc diễn cảm một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn
THPT, các tác phẩm của Nam Cao và một số tài liệu lí luận văn học cần thiết.
* * *
Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi về đề tài: "Kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh đọc - hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao theo đặc điểm thi
pháp thể loại". Tôi mong rằng, sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ góp một
phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

22

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.


Đinh Văn Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn: Giới
thiệu giáo án Ngữ văn 11, Tập 1. NXB Hà Nội, 2007.

2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học.
NXB Giáo dục, 2004.
3. Nguyễn Thái Hoà: Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB Giáo dục, 2000.
4. Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn - Tư tưởng và phong cách. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001.
5. Nhiều tác giả: Ngữ văn 11, Tập 1. NXB Giáo dục, 2010.
6. Nhiều tác giả: Ngữ văn 11, Tập 1, Sách Giáo viên. NXB Giáo dục, 2007.
7. Nhiều tác giả: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1. NXB Giáo dục, 2007.
8. Nhiều tác giả: Ngữ văn nâng cao 11, Tập 1, Sách Giáo viên. NXB Giáo dục,
2007.
9. Nhiều tác giả: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 11 - Môn Ngữ văn. NXB Giáo dục, 2007.
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên): Thiết kế bài học Ngữ văn 11,Tập 1. NXB
Giáo dục, 2009.
11. Nguyễn Kim Phong (Chủ biên): Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11,
NXB Giáo dục, 2007.
12. Trần Đình Sử: Dẫn luận thi pháp học. NXB Giáo dục, 1998.

23



×