Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.27 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
2.Thực trạng khi nghiên cứu
3.Những giải pháp thực hiện.
4. Tổ chức thực hiện và kết quả
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
2.Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

Trang
01
01
01
01
02
02
02
02
03-18
19
19
19
20


I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với vị trí quan trọng và thế mạnh riêng trong nhà trường phổ thông, môn
Văn trước hết giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của
tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại kết tinh trong
các tác phẩm Văn học và hình thành cho HS khả năng tạo lập văn bản từ đó bồi
dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành phát triển nhân cách toàn diên cho học
sinh. Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông bao gồm ba phân môn chính:
Tiếng Việt - Đọc Văn – Làm văn. Trong đó, phân môn Tiếng Việt cung cấp
những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao
tiếp, đọc văn ( Hay còn gọi Đọc – Hiểu tác phẩm Văn học ) giúp các em có khả
năng cảm thụ cái hay cái đẹp mà tác phẩm văn học mang lại. Cùng với việc rèn
kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì
1


đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn
gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng
dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục
đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh
năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước
nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh bài làm văn NLXH. Bài viết này không nêu ra những lý thuyết chung về về
kỹ năng làm văn nghị luận xã hội mà chỉ nêu lên một vài phương pháp về việc
rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội để các em có hứng thú hơn khi làm
bài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Qua đề tài này tôi muốn đạt được 3 mục đích cơ bản:
- Giúp các em nắm được những phương pháp và kỹ năng cơ bản để HS làm
tốt làm văn nghị luận xã hội.
- Thông qua việc rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH giúp HS nâng cao khả
năng trình bày quan điểm của mình trước những vấn đề đang đặt ra trong XH
ngày nay, có cách nhìn nhận, đánh giá đúng các tư tưởng đạo lí, các hiện tượng
đời sống đang diễn ra hàng ngày và các vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học. Đặc biệt qua đề tài giúp các em có hứng thú hơn với văn nghị luận XH và
làm bài tốt hơn, đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV trong tổ chuyên
môn tham khảo khi dạy NLXH
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh
THPT
- Các bài viết thực hành NLXH có trong chương trình THPT lớp 10,11
- Cấu trúc của 3 dạng đề NLXH: Tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, các
vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm văn học
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này tôi vận dụng các phương pháp như: Khảo sát, phân
tích, tổng hợp, đánh giá, đối chứng với thực tế giảng dạy
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUÂN:

Làm văn là một phân môn của môn ngữ văn trong nhà trương THPT. Khi
học phân môn này HS thường gặp không ít những khó khăn về kỹ năng làm bài
nhất là bài văn NLXH. HS không nắm vững quy trình làm bài từ khâu tìm hiểu
đề, nhận dạng đề, đến khâu lập dàn ý. Đặc biệt là vấn đề xác định các luận điểm,
2



luận cứ trong bài viết của mình. Bởi vì các vấn đề đặt ra trong bài văn NLXH
thường rất rộng lớn bao gồm các vấn đề về tư tưởng đạo lý, các hiện tượng tốt,
xấu của đời sống XH hiện nay, trong khi đó hiểu biết về kiến thức XH của HS
rất yếu kém. Vì vậy nhiều HS cảm thấy ngại ngần khi làm văn NLXH.
Hứng thú với các dạng đề NLXH đối với HS hiện nay là một vấn đề mà mỗi
GV cần phải quan tâm. Bởi vì NLXH gắn với những vấn đề XH như: tư tưởng
đạo lý, hiện tượng đời sống nhằm giúp cho HS có những nhận thức và hành
động đúng đắn trong cuộc sống. Đặc biệt thông qua viêc làm bài văn nghị luận
XH học sinh sẽ được bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất chính trị và kỹ năng sống
ngày càng hoàn thiện hơn.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Về phía học sinh
Nghị luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình
bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã
hội…thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này. Bởi vì Khác với
nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc,
thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ
yếu bằng lập luận và lý lẽ, trong khi đó những hiểu biết của các em về kiến thức
xã hội còn hạn chế, kỹ năng làm bài thì yếu kém. Chính vì vậy mà kiểu bài này
ít gợi được sự hứng thú ở học sinh.
Thật ra ở sách giáo khoa và sách giáo viên đều có phần hướng dẫn phương
pháp làm bài khá cụ thể. Nhưng dù có áp dụng theo cách hướng dẫn làm bài ấy,
nhiều học sinh cũng thấy rất khó khăn khi viết - viết mươi dòng đã hết ý! Đó là
vì các em thiếu một phần vô cùng quan trọng: kiến thức văn hóa và vốn sống.
Vậy kiến thức này lấy ở đâu? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tự
học, tự đọc, tự thu thập kiến thức của học sinh.
Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều

đơn giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất nghèo vốn kiến thức
xã hội, văn hóa.
Vì vậy, học sinh cần phải được giáo viên định hướng, nắm bắt những kiến
thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết để làm tốt văn nghị luận xã hội.
2.2. Về phía giáo viên
Việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh
là điều rất khó vì số tiết quy định trong chương trình có giới hạn.
Tư liệu về nghị luận xã hội không phong phú như nghị luận văn học nên
cũng ít thuận lợi trong việc soạn giảng.
Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy
nghị luận xã hội để đồng nghiệp tham khảo.
3


3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ LÀM TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

3.1.1 Cách xác định luận điểm khi viết văn nghị luận xã hội
Luận điểm được coi là linh hồn của một bài văn. Vì vậy, khi làm văn nghị
luận xã hội cần phải dựa vào yêu cầu nhất định của đề bài ( tài liệu ) để có thể
phân tích và suy ngẫm toàn diện, đưa ra chủ trương và kiến giải rõ ràng chuẩn
xác cho bản thân đối với tất cả những vấn đề cần bàn bạc, nghị luận.
Một luận điểm hay nên có những đặc điểm sau:
(1) Chính xác: Không trái với sự thực khách quan và lí luận khoa học.
(2) Rõ ràng: Khẳng định cái gì, phủ định cái gì, lập trường rõ ràng,
không lập lờ.
(3) Sâu sắc: Cần phải đi sâu vào sự vật và hiện tượng để làm lộ ra được
cái bản chất của sự vật và tìm ra những thứ có quy luật.
(4) Độc đáo: Có những kiến giải độc đáo mới mẻ đối với các sự việc và
các loại vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

Làm thế nào để đưa ra những luận điểm hay ?
( Có thể tham khảo các phương diện dưới đây ):
- Đọc kĩ đề bài ( tài liệu ), xác định rõ nội dung yêu cầu
Chỉ có dựa trên sự lí giải đầy đủ về đề bài và tài liệu mới có thể tìm ra
được góc độ làm văn hợp lí và đưa ra được những luận điểm chính một cách
thuận lợi.
- Đi sâu suy ngẫm, nắm vững trọng tâm của đề bài hoặc tài liệu.
Suy ngẫm vấn đề từ nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau, phân
tích tài liệu từ vấn đề này liên hệ sang vấn đề khác, phân tích kĩ lưỡng từ ngoài
vào trong để có thể nắm vững được cái gốc, đồng thời có thể nhìn thấu được cái
bề ngoài của vấn đề, từ đó mà nắm rõ được cái bản chất.
Ví dụ: Một người tài xế khi đang lái xe trên đường đột nhiên bệnh tim tái
phát. Trong những giây phút cuối của cuộc đời mình, ông đã làm được ba việc
như sau: Từ từ dừng xe bên vệ đường, đồng thời dùng chút sức lực cuối cùng
kéo cần phanh tay; mở cửa xe để hành khách xuống xe an toàn; tắt lửa mô tơ xe
để đảm bảo được sự an toàn của hành khách, người đi đường và chiếc xe. Sau
khi ông làm xong ba công việc đó đã nhẹ nhàng chút hơi thở cuối cùng trên bô
lăng. Vị tài xế đó tên Hoàng Chí Toàn, tất cả những người ở tỉnh A, đều ghi nhớ
tên của vị tài xế đó.
Câu nói cuối cùng ở phần tài liệu trên là “ Tất cả những người ở tỉnh A,
đều ghi nhớ tên của vị tài xế đó ”, câu nói này đã chỉ ra ý nghĩa chính của đoạn
văn trên đó là: Vị tài xế này trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn
kiên trì hoàn thành tốt công việc của mình. Chúng ta có thể hiểu đó là vì lòng
4


yêu nghề, kính nghề và cũng có thể hiểu đó còn là tình yêu, tinh thần trách
nhiệm đối với con người.
- Cần phải chọn đúng góc độ lập luận.
Những thứ mà một bức tranh hay một đoạn văn đem lại là từ nhiều phương

diện và nhiều góc độ. Chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể hoặc cũng có thể
chỉ nhìn một góc độ nào đó. Nhưng tóm lại chỉ có chọn đúng góc độ mà bản
thân cảm nhận thấy sâu sắc nhất để tóm tắt mới có thể đưa ra được một quan
điểm chính xác.
Ví dụ: Có một đoạn tài liệu như sau: Nguyễn Văn A, có biệt danh là “
siêu nhân ”, người giàu nhất tỉnh B. Ông trước kia vốn chỉ là một người học
nghề ở tiệm cầm đồ, sau này có đảm nhiệm chức vụ nhân viên nghiệp vụ. Khi
ông 20 tuổi được thăng chức lên giám đốc nghiệp vụ. Trong thời gian đó, ông đi
khắp nơi và không ngừng tham khảo, tìm tòi, học hỏi. Về lĩnh vực thị trường có
thể nói ông am hiểu rất sâu sắc, khách hàng cần gì, sản phẩm nào bán chạy, bối
cảnh thị trường trong tương lai như thế nào, ông đều có tính toán rõ ràng.
+ Nguyễn Văn A từ nhỏ đã rất yêu thích đọc sách, hễ ông đọc một quyển
sách là như một nhu cầu bức thiết cần phải đáp ứng ngày nên đọc mãi không
thôi. Ông cảm thấy vô cùng nuối tiếc vì bản thân học vấn không đủ nên để có
thể theo kịp với thời cuộc, ông mỗi ngày đều thức dậy vào 4, 5 giờ sáng để đọc
sách.
+ Nguyễn Văn Y Đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình và sắp bắt
đầu một thời đại với nền kinh tế phồn vinh xưa nay chưa từng có. Thế là bắt đầu
từ cuối những năm 90, ông bước từng bước vào nghề kinh doanh. Mọi việc ông
đều có kế hoạch kĩ càng như lựa chọn mua nhà, mua đất với giá rẻ đồng thời
cũng thành lập một công ti trách nhiệm hữu hạn Trường Giang. Năm 2000 Công
ti Trường Giang chính thức tham gia vào thị trường và ông đã trở thành Vua nhà
đất.
Trong đoạn tài liệu trên chúng ta có thể nhìn thấy sự thành công trong sự
nghiệp mà Nguyễn Văn A đã đạt được. Chỉ cần xuất phát từ điểm ban đầu đó là
nguyên nhân mà ông ấy thành công trong sự nghiệp là chúng ta có thể viết một
bài văn nghị luận từ nhiều góc độ khác nhau như tinh thần phấn đấu, kiên trì và
có kế hoạch.
- Khái quát luận điểm bằng ngôn từ sắc bén.
Trong đoạn mở bài hoặc kết bài của một bài văn nghị luận thường có một

câu thể hiện thái độ của người viết đối với vấn đề mà họ nghị luận. Câu văn này
chính là luận điểm của bài văn. Luận điểm nên ngắn gọn xúc tích, lời lẽ sắc bén,
quan điểm phải rõ ràng và có logic chặt chẽ.
5


Ví dụ: Cuốn “ Năm đồng tiền vàng ” có thuật lại một câu chuyện như
sau: Abage khi còn nhỏ cùng bố lên thảo nguyên chơi nhưng không may cả hai
bố con bị lạc đường. Abage vừa mệt vừa sợ. Cho đến lúc sắp không đi nổi thì bố
Abage rút trong túi ra năm đồng tiền vàng, sau đó chôn một đồng tiền vàng vào
trong bụi cỏ còn bốn đồng tiền vàng dư thì đặt vào tay Abage và nói: “ Đời
người có 5 đồng tiền vàng, mỗi đồng dành cho một thời kì như trẻ thơ, thiếu
niên, thanh niên, trung niên và tuổi già. Bây giờ con mới dùng một đồng cũng
chính là đồng tiền được chôn dưới bụi cỏ mà con phải từ từ dùng chúng. Mỗi lần
dùng một đồng khác nhau, như vậy mới không uống phí đời người. Hôm nay bố
con mình nhất định phải thoát ra khỏi được vùng thảo nguyên này. Trong tương
lai con cũng nhất định phải ra khỏi thảo nguyên này. Thế giới rất rộng lớn, con
người vẫn đang tồn tại nên phải đi nhiều nơi thử quan sát nhiều một chút đừng
để tiền vàng của con không có tác dụng cứ thế mà ném nó đi ”. Nhờ sự động
viên của bố mà Abage ngày hôm đó đã thoát ra khỏi thảo nguyên. Sau này lớn
lên, Abage rời quê hương và trờ thành một truyền trưởng giỏi.
Đọc tài liệu một cách tỉ mỉ có thể giúp ta rút ra được một luận điểm trong
đó là “ trân trọng tính mệnh thì có thể thoát ra khỏi mọi trắc trở gập ghềnh của
cuộc đời ”.
3.1. 2. Cách chọn luận cứ cho bài văn nghị luận xã hội.
Luận cứ là tài liệu để nắm chắc luận điểm, cũng chính là những lí do, căn
cứ để người viết dùng chứng minh luận điểm. Cùng với việc thể hiện thái độ
quan điểm của bản thân người viết, đồng thời cũng cần phải đưa ra những căn
cứ có sức thuyết phục như tán thành cái gì, vì sao tán thành, nhận định một hiện
tượng nào đó là không tốt, căn cứ là gì. Như vậy mới có thể thuyết phục người

khác.
Luận cứ trong văn nghị luận có hai loại hình thức: Luận cứ thực tế và luận
cứ đạo lí. Luận cứ thức tế bao gồm sự thực trong lịch sử, những loạt truyện điển
hình hay những con số được thống kê. Luận cứ đạo lí bao gồm chân lí qua kiểm
nghiệm thức tế, những luận điểm được thuật lại bởi các danh nhân, trình bày và
phân tích, cách ngôn, cùng với những nguyên lí, khái niệm, định luật công thức
của tự nhiên và khoa học xã hội.
Dưới đây giới thiệu một số phương pháp lựa chọn luận cứ.
- Chọn luận cứ từ trong cuộc sống.
Cuộc sống là một kho tài nguyên phong phú vô tận. Mỗi người đều phải
sống trong một cuộc sống hiện thực với những chuyện hết đỗi bình thường của
tự nhiên nhưng cũng có những lúc là những chuyện vô cùng lạ lùng, khó tin
hoặc cũng có những lúc giao tiếp làm quen với những người khác nhau để từ đó
6


với những sự việc khác nhau thì phát sinh các loại mối quan hệ khác nhau. Đồng
thời cũng có tâm lí thử sức với địa vị, danh vọng, lí tưởng, nguyện vọng của
mình. Tất cả những thứ đó đều trở thành tư liệu luận cứ để chứng minh cho quan
điểm của chính mình.
Ví dụ như có một đoạn văn nói về tầm quan trọng của giáo dục được phát
biểu trên báo. Để luận chứng cho quan điểm “ Giáo dục đồng hành cùng sự phát
triển của kinh tế ” người viết đã liệt kê ra một loạt những số liệu xác thực trong
sự nghiệp phát triển nền giáo dục của Nhật Bản sau chiến tranh để chứng thực
tính chính xác của quan điểm.
- Chọn luận cứ từ việc đọc sách.
Nếu nói đến sách giáo khoa đọc hiểu thì trong đó có nhiều những sự kiện
lịch sử hoành tráng, có những câu chuyện cảm động lòng người về những danh
nhân, có những nền văn hóa kì lạ đặc biệt của nhiều nơi và có cả những phát
minh khoa học vô cùng thú vị. Nếu nói rộng ra thì khi chúng ta đọc báo, nghe

đài hay lên mạng cũng đều gặp các thể loại tin tức đặc sắc như vậy.
Ví dụ như trong câu chuyện “ Hãy cho con trẻ một đôi cánh tự lập ” đã kể
về “ Phú ông dầu mỏ nước Mĩ dạy con của mình ”. Chuyện kể về cách thể hiện
tình yêu thương rất đặc biệt của Rockefeller đối với con của mình đó là “ dạy
cho con cách tự lập ”, cách dạy con đó thực sự rất có sức thuyết phục.
- Khi chọn tài liệu làm luận cứ nên tuân thủ theo nguyên tắc dưới đây.

+ Xoay quanh luận điểm chính.
Đây cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất. Tất cả những luận cứ được chọn
cần phải chứng minh cho những nội dung mà luận điểm chính bao hàm trong
một bài văn nghị luận, còn những ví dụ khác mà không liên quan đến nội dung
chính thì không nên đưa vào tránh làm giảm sức thuyết phục của luận cứ.
+ Có tính đặc trưng.
Khi chọn luận cứ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc mang tính điển hình,
cố gắng chọn được những luận cứ có sức thuyết phục, còn lại những luận cứ
bình thường cố gắng ít dùng.
+ Luận cứ phong phú.
Các loại luận cứ như ở giới tự nhiên, xã hội loài người, thời cổ đại, hiện
đại; trong nước, ngoài nước, luận cứ thực tế, luận cứ đạo lí mà kết hợp một cách
khoa học với nhau thì có thể nâng cao được sức thuyết phục của bài văn.
+ Luận cứ có ý nghĩa đời đại.
Có thể chọn được một số luận cứ mới mẻ, mang tính thời đại hay xảy ra
gần đó không chỉ có thể làm cho người đọc tin phục, bài văn càng thêm sức

7


thuyết phục mà càng làm cho bài văn mang màu sắc tươi mới mang sức sáng
tạo.
+ Luận cứ đầy đủ.

Luận cứ của một bài văn nghị luận tối thiểu phải dùng đến ba hoặc bốn luận
cứ tiêu biểu đồng thời phải kết hợp với luận điểm chính để có thể phân tích nghị
luận một cách có hiệu quả đối với luận cứ.
+ Kết cấu chặt chẽ.
Việc sắp xếp luận cứ phải chú trọng đến phương pháp và logic nhất định. Sự
chồng chất của tài liệu chỉ làm cho độ tin cậy và sức thuyết phục của luận cứ
càng bị giảm bớt và làm cho kết cấu bài văn không chặt chẽ.
3.1.3. Phân tích đề và lập ý.
Phân tích đề bài và lập ý là tiền đề và cơ sở của bài làm văn nghị luận. Bố
cục từng đoạn, ngôn ngữ biểu đạt, nội dung tình cảm, tất cả những điều này đều
dựa vào đó. Có thể nói, tham khảo đề tốt, lập ý tốt, bài văn được coi là thành
công một nửa.
Phân tích đề bài và lập ý tốt có thể làm thông qua các bước dưới đây.
- Phân tích đề bài, tìm ra trọng tâm của đề.
Đối với đề bài văn mà nói chúng ta phải chú ý phân tích kết cấu ngữ pháp
của đề mục, phán đoán trọng điểm, tìm chuẩn trọng tâm. Lấy đề “ Phải học cách
quan tâm người khác ” làm ví dụ, trọng điểm nên viết là “ quan tâm người khác”
và bắt đầu từ góc độ “ phải học ” mà viết. Còn đối với chủ đề “ trước tiên phải lo
cho cái lo của thiên hạ, sau vì thiên hạ vui mà vui ” lại phải xác định rõ ràng “ lo
lắng ” và “ vui vẻ ” cũng được chú trọng chứ không được quá thiên lệch về một
bên.
- Xác định rõ mối quan hệ làm nổi bật trọng điểm.
Đối với loại văn mà có hai khái niệm ( hoặc hai khái niệm trở lên ) cấu thành
thì giữa những khái niệm đó tồn tại những mối quan hệ khác nhau như điều
kiện, nhân quả, mục đích, song song, chuyển ngoặt. Nhất định phải phân tích tỉ
mỉ, xác định rõ ràng trọng điểm.
Quan hệ điều kiện như đề bài “ có một mạch nguồn thanh khiến mới có dòng
suối trong xanh ”
Quan hệ nhân quả như đề bài “ sự gần gũi hay xa cách về tình cảm và nhận
thức đối với sự vật ”, sự nhận thức đối với sự vật chịu ảnh hưởng của sự gần gũi

hay xa cách về tình cảm. Vì thân mà yêu mà bảo vệ, vì xa cách mà hoài nghi mà
oán hận.

8


Quan hệ mục đích như đề bài “ sự hồi tưởng và suy ngẫm về đời sống học
sunh cấp ba ”, sự hồi tưởng là để gợi lên sự suy ngẫm, suy ngẫm mới có trọng
điểm.
Quan hệ song song như để bài “ tin vào bản thân và lắng nghe ý kiến của
người khác ”, hai vế song song, đều mang tầm quan trọng như nhau.
Quan hệ chuyển ngoặt như trọng điểm của đề bài “ vượt ngoài dự tính
nhưng vẫn hợp tình hợp lí ”.
3.1.4. Một số phương pháp mở bài thường gặp trong văn nghị luận xã hội.

Một bài văn nghị luận có phần mở bài ấn tượng rất nhanh có thể lấy được
cảm tình của người đọc. Dưới đây là một số cách mở bài thường gặp.
- Mở đầu bằng danh ngôn.
Mở bài một bài văn trực tiếp dùng câu nói của người nổi tiếng và coi nó là
luận điểm chính của toàn bài.
Ví dụ: Đề bài: “ Ai cũng biết ích lợi của việc đọc sách, tuy nhiên không
phải ai cũng biết cách chọn sách để đọc, để “ mở sách đã có ích ”. Anh/chị hãy
viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên. Học sinh
mở bài như sau:
Nhà văn nổi tiếng của Nga Gorki nói: “ Sách vở là cái thang để tiến bộ xã
hội ”. Sách là thiên đường của trí thức, là thức ăn tinh thần của nhân loại, cũng
là kim chỉ nam của con người.
“ Trong sách có giấu vàng ”. Tri thức trong sách vở là vô cùng vô tận, đọc
sách để tiếp thu tinh hoa của tri thức nhân loại, mở rộng tầm nhìn, giúp mình có
kĩ năng sáng tạo, thực hiện mục tiêu đời mình.

Điều quan trọng nhất ở việc đọc sách không phải là nhiều hay ít mà chất
lượng mới là điều quan trọng. Một cuốn sách hay giúp người đọc gợi mở những
tư duy nhạy bén, những kiến giải tinh thần, rèn luyện tư tưởng đạo đức cao
thượng hình thành nhân cách hơn người. Còn những loại sách có những nội
dung xấu chúng ta không nên đọc. Về mặt này Ph. Awnghen là một tấm gương
sáng cho chúng ta noi theo. Vì vậy, năm mười chín tuổi ông đã tinh thông mười
hai thứ tiếng. Sau khi làm việc xã hội ông vẫn duy trì thói quen đọc sách để tiếp
thu tri thức. Cuối cùng ông đã trở thành người có tri thức uyên thâm, sau này trở
thành nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra sự vận động của chủ nghĩa cộng sản
quốc tế, đóng góp lớn lao vào việc xây dựng hoàn thiện lí luận của chủ nghĩa
cộng sản …
- Mở đầu bằng cách đi thẳng vào vấn đề.
Ở phần mở bài văn không phải là bày ra mà là dẫn ra luận điểm.

9


Ví dụ như ở bài văn “ nói về khí phách ” thì chúng ta trực tiếp đưa ra luận
điểm chính “ Người Việt Nam chúng tôi rất có khí phách ”. Như vậy, luận điểm
vừa đã được đúc kết rõ ràng lại làm nổi bật được trọng tâm. Cách mở bài như
vậy vừa đưa ra được vấn đề lại vừa thể hiện được luận điểm chính vô cùng trực
tiếp.
Ví dụ: Đề bài: Nói về sự chờ đợi, Đức Gieessu có câu: “ Hãy thắt lưng
cho gọn và thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về,
để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay ”. Anh/chị hãy viết một bài văn
ngắn về chủ đề “ giá trị của sự chờ đợi ”. Học sinh mở bài như sau:
- Sự chờ đợi đắng cay thực ra không đắng …
- Học mà cốt để làm quan, đó là tư tưởng của Nho gia. Từ Cổ Chí Kim, có vị
quan có tài nào thực sự tình nguyện mai danh ẩn tích, quy ẩn điền viên ? Không
có! Lí Bạch - người nổi tiếng hào phóng khi khái - đã từng có câu thơ: “ Ngẩng

mặt nhìn trời cười lớn đi ra cửa/ Lẽ nào chúng ta chỉ là những người trong lều
cỏ” … Đây là lời cảm thán mà ông thốt lên khi bị triệu vào phủ Quan Phong. Có
thể thấy, ông rất hi vọng được ra làm quan, cũng có thể thấy ông đã chờ đợi nó
rất lâu rồi. Văn nhân trong lịch sư Trung Quốc, có bao nhiêu người không phải
là đã quy ẩn ? Nhân cách tín điều của họ khiến họ không có cách nào bằng lòng
với thế tục. Thời kì đầu xã hội hiện đại, một bình minh mà chúng ta đợi chờ
trong gian khổ chẳng phải là đã đến rồi sao ? Bỏ ra hai mươi năm, cuối cùng
cũng có một kết quả. Điều mà chúng ta nhìn thấy, trong hình bóng có sự vội
vàng, mông lung, đương nhiên cũng có sự anh dũng tiến lên. Cái khác chưa bàn
đến, mà hãy nói đến cấp 3. Một năm cấp 3 này giống như sự phấn đấu hết mình
của bao nhiêu người để có được một kết quả làm bản thân mãn nguyện ….
- Mở bài bằng cách dẫn nội dung bằng một câu chuyện
Có nghĩa là mở đầu bài văn chúng ta kể một câu chuyện nhỏ trước, sau đó
mới từ câu chuyện đó dẫn ra điều cần nghị luận đồng thời lấy câu chuyện mà
được kể ở phần mở đầu đó là làm căn cứ cho toàn bài văn nghị luận. Điểm hay
của phương pháp này là có thể làm cho bài văn có lí có tình, nghị luận có gốc.
Như vậy còn có thể làm cho bài văn lấy việc mà nói lí, tính mục tiêu lớn làm
tăng sức thuyết phục của bài văn. Xem ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
Đề bài: Điều then chốt của thành công là ở chỗ có mục tiêu, tất cả những cái
khác chỉ là thứ yếu. Trong cuộc sống, việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho bản
thân càng giúp ích cho sự thành công. Nắm bắt rõ ràng đối với các mục tiêu và
phương hướng của bản thân là sự mở đầu của tất cả những thành tựu vĩ đại. Nếu
tâm hồn không có một mục tiêu rõ ràng, sức lực tinh thần sẽ hao tổn vô ích,
10


cũng giống như một người mặc dù có một cái cưa điện với tính năng tốt nhất,
nhưng không biết phải làm gì trong rừng sâu.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn về chủ đề “ xác định mục tiêu và kiên

trì đến cùng ”. Học sinh mở bài như sau:
Tôi từng nghe cô giáo chủ nhiệm lớp chúng tôi bình luận về một câu
chuyện, tôi đã ghi chép lại:
Con báo của vùng thảo nguyên bao la thuộc châu Phi chạy với tốc độ cực
kì nhanh, lúc nó đuổi theo thỏ rừng, khi mà chỉ còn cách mục tiêu 100m, nó sẽ
không còn hứng thú nữa mà tha cho con thỏ đó. Nhưng nếu thay vào đó là con
hươu, thì nó sẽ quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng, đến tận khi nó đuổi kịp
được con hươu, giả sử bên cạnh nó lúc đó còn có thêm một con hươu khác gần
với nó hơn đi chăng nữa, đến nỗi chỉ cần với tay ra là có thể nắm tới được, nó
cũng sẽ không bắt con đứng bên cạnh đó, mà chỉ đuổi theo mãi con hươu đang
chạy nhanh kia. Tại sao lại vậy ?
Nguyên nhân quan trọng là bởi vì nếu nó phải chạy thêm 100m nữa mới
tóm được con thỏ hoang, vậy thì năng lượng mà nó thu được sẽ mãi không làm
thỏa mãn nó, bởi thật là khập khiễng kho so sánh năng lượng của một con thỏ
với năng lượng của con báo, nhưng nếu nó bắt được con hươu, nó có thể ăn
trong vài ngày vậy nên nó quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Nó không quan tâm
đến con hươu bên cạnh bởi những con đó vẫn chưa bắt đầu chạy, vẫn chưa tiêu
hao năng lượng, giả sử nó đuổi theo con hươu bên đó thì không những sẽ không
tóm được, hơn nữa ngay cả đến đối tượng là con hươu phía trước cũng không
theo kịp. Nhưng khi nó tiếp tục theo đuổi mục tiêu ban đầu, thì trong tình trạng
cùng tiêu hao năng lượng như nhau chắc chắn nó sẽ bắt được con hươu kia.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể hiểu rõ khi làm bất cứ việc gì cũng đều
cần phải suy tính trước sau, thực ra việc học tập cũng giống như vậy, chỉ cần
chúng ta tìm ra cách thức tư duy toàn diện tất sẽ học được rất nhiều kiến thức.
Biết kiến thức hữu dụng chung cho mọi người thành kiến thức riêng kiên trì thực
hiện, vậy thì cũng đồng nghĩa với việc ta thu được rất nhiều điều mới mẻ và cảm
thấy điều này là đáng để học hỏi. Ngược lại đối với những thứ mà ta tốn rất
nhiều thời gian mà chẳng thu được kết quả tốt nào thì nên vứt bỏ, tiết kiệm dành
thời gian đi học những thứ có ích, vậy nên việc học tất có ích.
Tôi tin mọi người đều có thể làm điều này !

- Mở bài bằng phương pháp so sánh.
Có nghĩa là khi mở đầu bài văn thông qua sự so sánh để đưa ra lí lẽ làm rõ
sự việc.

11


Ví dụ như trong “ Trung Quốc Thiếu niên thuyết ” đã làm rõ luận điểm
như sau: “ Người Nhật Bản khi nói về đất nước Trung Quốc thì một là nước đế
quốc cổ xưa rộng lớn, hai cũng là một đất nước đế quốc rộng lớn. Lời nói đó
chính là cách dịch theo lời nói của người Tây Âu. Than ôi! Đất nước Trung
Quốc phải chăng là một đất nước rộng lớn ? Lương Khải Siêu nói: Lời nói kia
có ý nghĩa làm sao ! Quả thực trong lòng ta vẫn đang cháy bỏng một trái tim
thanh niên Trung Quốc ”….
Mở đầu một đoạn văn sử dụng cách so sánh một cách khéo léo, không chỉ
có thể làm rõ được khuynh hướng tình cảm của tác giả, đưa ra được trọng tâm
của bài văn một cách tự nhiên, còn có thể thông qua sự so sánh tường minh làm
nổi bật trọng tâm. Như vậy làm cho người đọc có cảm giác mới mẻ, thú vị.
Ví dụ: Đề bài: “ Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm
nhất là trái tim người mẹ ”. ( Bernard Shaw ). Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn
về chủ đề “ tình mẹ”. Học sinh mở bài như sau:
Tôi viết về một tình cảm thiêng liêng nhỏ bé vô cùng. Tôi viết lên câu thơ
về hình ảnh một vầng trăng khuyết, vầng trăng khuyết như một dáng nằm
nghiêng, giữ cái khuyết cho mình nhưng là để ôm vòng lấy yêu thương, vầng
trăng tuy khuyết nhưng đối với tôi, đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất,
và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho
tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình mẫu tử, dẫu
bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng.
Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của
người mẹ đối với con của mình. Với tôi, tôi không thật sự hiểu sâu sắc về tình

mẫu tử, nhưng tôi có thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc
của nó. Nếu như bạn hỏi tôi tình mẫu tử như thế nào thì có lẽ tôi sẽ không thể trả
lời bạn được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về
sự thiêng liêng của tình mẫu tử, tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi cũng như câu
chuyện của người khác, tôi sẽ biểu đạt cho bạn biết được tình cảm của tôi cũng
như tình cảm của người khác …. Đối với tôi, tình mẫu tử thiêng liêng hơn cả! …
3.1.5. Những yêu cầu về ngôn ngữ trong văn nghị luận xã hội.
Một bài văn nghị luận xuất sắc không chỉ cần làm cho luận điểm mới mẻ,
rõ ràng, luận cứ thực tế, xác thực, luận chứng hợp lí mà còn phải có ngôn ngữ
chọn lọc chuẩn xác, hình tượng, mang khí thế và có logic chặt chẽ.
- Lời văn phải chọn lọc chuẩn xác.
Ví dụ như trong bài “ Bàn về nổi cô đơn ” tác giả viết như sau: Có người
cảm thấy cô đơn ngay khi đi trên đường phố đông người, đó là một nỗi cô đơn
thực sự, là sự đau khổ không thể diễn tả bằng lời. Ngược lại có người ồn ào
12


huyên náo trong cô đơn, đó chính là sự diễn tả cô đơn cao nhất, triệt để nhất. Cô
đơn là một trạng thái tự do, là giới hạn tối cao của trí tuệ, là đất nước của niết
bàn, thoát tục. Ý nghĩa thực sự của cô đơn là sự thể hiện một nội hàm văn hóa
lớn, là một sự suy nghĩ ở tầng sâu của tư tưởng, là sự theo đuổi tìm cầu, là trí
tuệ, là thoáng đạt. Khi nỗi cô đơn đạt đến đỉnh cao nó sẽ không còn thể hiện
bằng lời nói nữa, không đợi phải than “ tôi cô đơn quá! ”, không thể hiện bằng
cách không bệnh mà rên vì nó đã hòa vào trong hành động của chủ thể mà nó
gửi gắm.
- Ngôn ngữ phải giàu hình tượng.
Ví dụ như trong một bài văn viết về “ thiên phú và cần cù ”: “ Thiên phú
có thể là một món quà lúc thượng đế đang vui ban thưởng cho, cũng có thể là
một đồng tiền vàng mà Gieessu đã bất cẩn đánh rơi, sự hấp dẫn mê hoặc của nó
làm cho người ta phải ngưỡng mộ, làm cho bản thân họ thu lợi. Anh ta không

phải tốn một chút công sức nào vẫn đạt được, người thực sự cầu thị thì sẽ phát
huy nó, người hời hợt thì thưởng thức nó, kẻ hư vinh lợi dụng nó, người lười
biếng thì chỉ muốn chiếm hữu nó. Khi đến thì nó sẽ đến có muốn tránh cũng
không được, nhưng nếu vô duyên với nó thì cầu cũng dụng ” …
Ở đây người ta ví “ thiên phú ” là “ món quà mà thượng đế lúc vui vẻ ban
thưởng cho ”, “ một đồng tiền vàng mà Gieessu đã bất cẩn đánh rơi ”, tức là nói
rõ rằng thiên phú “ có thể gặp mà không thể cầu ”, vì lẽ đó phải nghiêng về sự
cần cù.
Lấy việc bình thường nhất trong cuộc sống hằng ngày để hình tượng hóa
cái đạo lí thâm sâu, không những làm cho người đọc dễ chấp nhận mà còn làm
cho bài văn càng thêm sinh động, hoạt bát và hài hước.
- Ngôn ngữ phải có khí thế.
Ví dụ trong một bài văn “ nên làm chim ưng hay làm con ốc ” có viết rằng:
“Từ nghìn xưa xác bậc anh tài đều do chăm chỉ ”, cần cù là đá, nhóm được ngọn
lửa tự tin; cần cù là lửa, đốt được ngọn đèn lí tưởng; cần cù là đèn, soi sáng
được con đường của cuộc đời; cần cù là con đường, chỉ cho ta hướng về một
ngày mai thành công !”.
Vận dụng phương pháp liệt kê để chứng minh khí thế của văn chương, tỏ
rõ và đầy đủ tầm quan trọng của đức tính cần cù.
- Ngôn ngữ mang tính logic chặt chẽ.
Ví dụ như trong một bài văn “ cá tính thật sự ” viết “ cá tính chỉ dừng lại ở
bề mặt ? ” Cá tính chỉ là thời thượng, chỉ là những đại danh từ “ đẹp trai quá ”,
“ngầu quá ” sao ? Không cá tính không chỉ là những thứ đó, cái mà nó càng
quan trọng hơn nữa là cá tính mang tính nội tại ! Không có cá tính nội tại thì cho
13


dù vẻ bề ngoài có đẹp lung linh cũng chỉ là hào nhoáng, chỉ là cái không thực.
Bình hoa có đẹp không ? Thực ra bên trong trống rỗng. Củ lạc tuy vẻ ngoài sần
sủi xấu xí nhưng bên trong hạt lại chắc đầy. Cá tính nội tại mới làm cho người

khác cảm nhận được cái đẹp thật sự.
Khi nói rõ cái gì mới là cá tính thực sự, vận dụng hiện tượng bề mặt và cá
tính nội tại để hình thành sự so sánh tường minh và thái độ rõ ràng.
3.2. Các dạng nghị luận xã hội
3.2.1. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đaọ lý
+ Đề tài
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống..).
- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính khiêm tốn..).
- Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…).
- Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…).
+ Cấu trúc triển khai tổng quát
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (từ ngữ, khái niệm, nghĩa đen,
nghĩa bóng…).
- Bàn luận về tư tưởng đạo lý.
Phân tích những mặt đúng.
Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
(dẫn chứng từ đời sống và văn học)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý.
+ Một số đề tham khảo
Đề 1: Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan
niệm sau:
“Hỏi một câu chỉ dốt trong một lát. Không hỏi sẽ dốt suốt cuộc đời”.
(Danh ngôn phương Tây - Dẫn theo Từ điển danh ngôn của Nguyễn Nhật
Hoài và Vũ Tiến Quỳnh).
*Các ý chính:
+ Giải thích:
- Nội dung câu danh ngôn đề cập đến vấn đề nhận thức, hỏi hay không hỏi
khi bản thân mỗi người gặp phải những vấn đề nan giải.
- Có thể khi ta hỏi, ta có khả năng bị cho là chưa đủ trình độ để giải đáp

sự việc, thậm chí bị xem là dốt, nhưng đó chỉ là cái dốt trong thoáng chốc
vì ngay sau đó ta đã có được câu giải đáp đầy đủ về vấn đề.
- Nếu sĩ diện không hỏi, sự thiếu thông suốt về vấn đề sẽ đeo đẳng ta, có khi
là suốt cả một đời.
14


+ Bàn luận về quan niệm
- Hỏi là một nhu cầu tất yếu của mỗi người khi gặp phải vấn đề chưa thật
rõ hoặc vượt qúa nhận thức của mình.
- Mục đích của việc hỏi là để được biết, được giỏi hơn. Việc hỏi để được
hiểu biết và nâng cao nhận thức cần được xem là một việc bình thường và cần
thiết vì những điều ta biết là rất có giới hạn.
- Quan niệm cho rằng khi mình hỏi ai đó một vấn đề gì sẽ bị người khác cho
là trình độ của mình còn thấp kém là một quan niệm không đúng cả về mặt khoa
học lẫn nhận thức.
+ Bài học nhận thức và hành động
- Câu danh ngôn giúp mỗi người nhận thức thêm về vấn đề cần trao đổi để
nâng cao kiến thức.
- Việc học trong và ngoài nhà trường cần được bổ sung liên tục bằng việc
mọi người trao đổi với nhau những điều mình chưa rõ để tất cả cùng rõ.
Đề 2: Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh, chị về quan
niệm của Domat:
“Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: đó là một thân thể khỏe mạnh, một tinh
thần minh mẫn và một trái tim trong sạch.”
*Các ý chính:
+ Giải thích:
- Ba yếu tố cần có để tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho một con người: sức
khỏe (ăn ngon, ngủ yên, hưởng thụ, …) ; tinh thần khỏe khoắn, sáng suốt giúp
con người hoàn thành tốt công việc, góp phần làm nên sự thành công ; trái tim tâm hồn trong sáng, trong sạch thì thể xác và tinh thần mới yên ổn, an lạc.

+ Bàn luận về quan niệm:
- Quan niệm của Domat là đúng đắn, khó lòng mà hạnh phúc nếu
cơ thể ôm đau, tinh thần thiếu sáng suốt.
- Những quan niệm cho rằng có đầy đủ vật chất sẽ có hạnh phúc hoặc chỉ
cần có thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn là đã có hạnh phúc… là những
quan niệm chưa thỏa đáng. Tất nhiên, vẫn có thể nêu thêm một vài yếu tố có khả
năng dẫn con người đến hạnh phúc nhưng cần hiểu rằng quan niệm được dẫn
trên là một quan niệm hợp lý và tích cực.
+ Bài học nhận thức và hành động
Phải biết giữ gìn sự lành mạnh cho cả thể xác, tinh thần, tâm hồn thì mới
có được hạnh phúc.
3.2.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Đề tài
15


- Môi trường (hiện tượng Trái đất nóng lên, thiên tai, ô nhiễm…)
- Ứng xử văn hóa (lời cám ơn, lời xin lỗi, cách nói năng nơi công cộng…)
- Hiện tượng tiêu cực (nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình, học sinh đánh nhau
trong trường học…)
- Hiện tượng tích cực (hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè xanh, xây
nhà tình nghiã, người tốt việc tốt…)
+ Cấu trúc triển khai tổng quát
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Nêu rõ hiện tượng.
- Bàn luận về hiện tượng.
Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại
(Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng trên

+ Một số đề tham khảo
Đề 1: Anh (chị) nghĩ gì về hiện tượng một số người chọn cách sống chỉ
luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình?
*Các ý chính:
+ Nêu hiện tượng:
Trong xã hội ngày nay, có hiện tượng là một số người đã chọn cho mình
cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình. Họ lấy điều đó làm
chính cho cuộc đời mình, thay cho việc ra sức học tập và làm việc.
+ Bàn luận về hiện tượng:
- Sở dĩ có hiện tượng đó là vì đã là con người, ai cũng mong may mắn,
thuận lợi đến với mình, Chờ đợi may mắn đến với mình là một tâm lí chung của
mọi người bởi cuộc đời luôn ẩn chứa những bất trắc không lường hết được.
- Tâm lý trông chờ may mắn cũng có mặt tích cực của nó. Nó có thể duy
trì trong mỗi người niềm vui, niềm hi vọng để sống.
- Nhưng nếu chỉ thụ động trông chờ may mắn thì dễ thất bại (vì may mắn là
một yếu tố ở bên ngoài ta, không phụ thuộc vào ý chí và mong đợi của ta; may
mắn cũng không thể luôn đến với ta; và cũng bởi một mình sự may mắn không
thể dẫn đến thành công.)
+ Bày tỏ thái độ , ý kiến về hiện tượng xã hội đó:
- Tôn trọng ước muốn đợi chờ sự may mắn của một số người quanh ta
nhưng phải cần thấy hiện tượng chỉ trông chờ vào may mắn là một hiện tượng
mang tính phiêu lưu, xác suất rủi ro rất cao.

16


- Nên chăng vẫn chờ đợi sự may mắn đến với cuộc đời mỗi người, nhưng
phải hết sức phấn đấu, nỗ lực trong học tập và trong công việc. Bởi chính những
nỗ lực đó sẽ giúp mỗi người thành công.
- Xét về mức độ may mắn thì càng làm việc càng tạo ra những cơ hội để

may mắn có điền kiện đến với ta nhiều hơn.
Đế 2: (đề thi tuyển sinh đại học năm 2010 - khối C)
Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn
mòn cả một xã hội.
Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của
mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc
sống hiện nay.
*Các ý chính:
+ Giải thích ý kiến:
- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh
giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả
to lớn đối với toàn xã hội.
- Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang
tính thời sự: thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.
+ Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con
người:
- Tình thần trách nhiệm:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận
sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản :
giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và các nhân với bản thân
mình.
Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con
người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần
trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy
sự phát triển của xã hội.
- Thói vô trách nhiệm
Thói vô trách nhiệm là một sự biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ý
thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình
và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức của con người; gây
tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển
và tiến bộ xã hội.
17


+ Bài học nhận thức và hành động:
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm
giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi
lĩnh vực đời sống.
- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện
của thói vô trách nhiệm trong xã hội.
3.2.3. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
+ Đề tài
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học.
Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học
trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn
mà HS chưa được học.
+ Cấu trúc triển khai tổng quát:
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút
ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện)
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội
rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
+ Đề tham khảo:
Đề bài:
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong một phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh
đến mức các ngọn nến có thể nghe được tiếng thì thầm của nhau.
Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện than của hòa bình. Các nơi sẽ như thế
nào nếu không có tôi. Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất
cả, mọi người phải cần đến tôi.
Đến lượt mình ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới
thực sự quan trọng, hãy thử xem nếu không có tình yêu cuộc đời sẽ ra sao ?
Đột nhiên cánh cửa mở toang. Một cậu bé chạy vào phòng, một cơn gió lùa
vào làm tắt ba ngọn nến - Tại sao ba ngọn nến lại tắt – cậu bé sửng sốt nói và
òa lên khóc.
Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng cậu bé, khi tôi còn
cháy thì vẫn có thể thắp sáng 3 ngọn nến kia bởi vì tôi chính là niềm hi vọng
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những
ngọn nến vừa tắt.
Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời.
( Theo Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho HS trung học )

18


Hãy viết bài văn nghị luận ( Khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị )
sau khi đọc câu chuyện trên.
Các ý chính:
+ Giới thiệu và giải thích vấn đề cần nghị luận:
-Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện: Trong phòng tối có bốn cây nến
đang cháy. Ba ngọn nến tranh nhau cho rằng mình quan trọng vì là hiện thân của
hòa bình, lòng trung thành và tình yêu. Khi cậu bé vào phòng một cơn gió làm
tắt ba ngọn nến. Cậu bé òa khóc. Ngọn nến thứ tư lên tiếng an ủi cậu bé – đó
chính là ngọn nến hi vọng. Cậu bé lần lượt thắp lại những ngọn nến vừa tắt.
- Câu chuyện nêu lên một ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống: Hòa bình,
lòng trung thành, Tình yêu là quan trọng ( lí giải sự quan trọng đó). Nhưng niềm
hi vọng còn quan trọng hơn bởi vì khi đánh mất một điều gì đó, gặp khó khan
hay thất bại trên đường đời, thì có niềm hi vọng con người sẽ làm được những

điều lớn lao , sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
+ Bàn luận
- Câu chuyện thể hiện một quan niệm đúng đắn có ý nghĩa như một bài học
nhân sinh
- Quan niệm đó không chỉ đúng với một người, một thời mà còn có ý
nghĩa ở mọi thời đại, mọi hoàn cảnh, là động lực giúp con người sống tốt hơn,
có ý nghĩa hơn
- Trong cuộc sống không phải khi nào con người cũng gặp thuận lợi , thành
công. Điều quan trọng là phải biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại. Để làm
được điều đó hãy thắp lên ngọn lửa của hi vọng và luôn để ngọn lửa của hi vọng
theo ta suốt cuộc đời.
- Nếu trái tim của con người luôn cháy lên ngọn lửa của hi vọng thì chúng ta
sẽ tìm được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như hòa bình , lòng trung thành
và tình yêu.
- Nhưng nếu hi vọng mà không gắn với những hành động cụ thể, thiết thực
thì đó là hi vọng viễn vông, hão huyền khó đạt được thành công.
- Thực tế hiên nay cho thấy, có một bộ phận người, đặc biệt là thanh niên
đang có lối sống buông thả, thiếu kỹ năng gặp một chút khó khăn là nản chí, nản
lòng, gặp thất bại là bi quan, tuyệt vọng. Đó là những biểu hiện của lối sống tiêu
cực.
+ Bài học nhận thức và hành động
- Hãy giữ mãi ngọn lửa của niềm hi vọng vì đó là động lực giúp con người
vượt qua khó khăn, thất bại để đi đến thành công trong cuộc sống
- Biến niềm hi vọng thành những hành động cụ thể, thiết thực.
19


- Phê phán lối sống buông xuôi, bi quan, yếm thế.
4. Tổ chức thực hiện và kết quả
4.1. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức thực hiện ở các khối lớp, 11C1, 11C3, 11C4
- Thực hiện tập trung ở đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi HSG cấp trường
dành cho Khối 11
4.2. Kết quả:
- Khoá học 2014 - 2015: 3 lớp tổng số 125 HS có 1 em xếp loại giỏi, 28 em
xếp loại khá, 78 em xếp lại TB
- Khoá học 2015 -2016: 3 lớp tổng số 125 HS có 3 em xếp loại giỏi, 37 em
xếp loại khá, 69 em xếp lại TB
Đội tuyển học sinh giỏi môn văn tham dự kì thi học sinh giỏi cấp trường
dành cho HS K 11 đạt 3 giải/ 4 học sinh tham dự trong đó có 1ba và 2 giải
khuyến khích.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Cùng với rèn luyện kĩ năng, việc cung cấp kiến thức cho học sinh như đã
nêu trên là rất cần thiết để học sinh có thể làm tốt văn nghị luận xã hội.
Rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận xã hội là rèn luyện cho học sinh nắm
vững các dạng đề, nắm vững các thao tác lập luận và các bước triển khai những
luận điểm, luận chứng, luận cứ, áp dụng vào những đề bài cụ thể để có được
những bài viết tốt nhất.
Đặc biệt người thầy cần có những biện pháp để giúp HS ý thức hơn về việc
học môn Ngữ văn và thực hành làm văn. Dù các em có lựa chọn tương lai với
ngành nghề nào thì các em cũng có thể vận dụng tốt ngôn ngữ trong các hoạt
động giao tiếp XH.
2. KIẾN NGHỊ

Hiện nay những tư liệu liên quan đến nội dung thuộc phạm trù khoa học xã
hội nhân văn thì thư viện nhà trường còn thiếu nhiều .
Đề nghị thư viện bổ sung thêm sách mới đặc biệt là sách về NLXH để học
sinh và giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập.

Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí cho học sinh để các em photo những văn bản
cần thiết trong quá trình tự học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
20


Hoàng Hữu Nghĩa

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị luận xã hội (Phan Trọng Luận)
2. Nghị luận xã hội (Bùi Thức Phước)
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 và sách giáo viên Ngữ văn
lớp 10, lớp 11, lớp 12 (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 2011).
4. Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 12 (Trương Văn Quang).
5. Đề thi THPT Quốc gia và hướng dẫn chấm qua các năm.

22



×