Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT qua khâu chấm chữa bài làm văn của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.29 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,kĩ năng, phát triển năng lực…”; “Đổi mới
căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,
đảm bảo trung thực, khách quan…” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng
cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong
những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới hoạt động này
nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.
Do đó,vấn đề đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng dạy học, chất
lượng giáo dục toàn diện luôn là mục tiêu phấn đấu và cũng là vấn đề trăn trở của
nhiều nhà trường hiện nay, nhất là với các trường chưa có bề dày lịch sử; khi cơ sở
vật chất còn thiếu, chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, đội ngũ giáo viên còn
non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lại là vấn đề băn khoăn, bức xúc
hơn bao giờ hết.Trong đó, môn ngữ văn lại là bài toán nan giải, khó khăn với các
nhà trường hơn cả.Bởi dưới tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế phát triển
của xã hội, nhiều học sinh ngại học văn, nhiều phụ huynh không cho con em mình
thi vào ban khoa học xã hội vì cho rằng học ban này sẽ thi được ít trường đại học,
cao đẳng và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường rất khó khăn.
Mặc dù cũng đứng trước những khó khăn, thách thức chung như các nhà
trường hiện nay, song môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú Nga Sơn bước đầu đã
vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào vào các trường đại học cao đẳng, thi tốt nghiệp,
chất lượng môn học chuyển biến rõ rệt.Sở dĩ chúng tôi làm được điều này là vì đội
ngũ cán bộ giáo viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là làm tốt công tác
chấm chữa bài làm văn cho học sinh. Tuy rằng việc chấm chữa bài làm văn cho học


sinh chỉ là một khâu trong quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh, đổi mới phương pháp dạy học nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc kích thích học sinh đam mê, ham học Văn, nâng cao chất lượng môn học,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông bao gồm ba phân môn: Đọc
Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên
quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực
học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở
trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng
1


bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình
trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn
Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế ít được đầu tư. Theo đó, hiệu
quả của việc dạy-học phân môn này không cao.
Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý
thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các
kiểu bài văn khác nhau,…Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài
văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng
lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em
đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn
Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm, chữa bài làm văn của
học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng
môn học. Chấm,chữa bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông
báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới
những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài,
năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính
chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó
thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng day - học môn Ngữ Văn ở

các nhà trường là việc làm không dễ dàng. Đó là những lí do cơ bản để chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong khâu chấm chữa bài làm văn cho học
sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường
THPT hiện nay.
II.Đối tượng đề tài.
Đối với một sáng kiến nghiệm do yêu cầu riêng, bài viết này không đề cập
đến những vấn đề ở cấp độ lí luận mà tôi chỉ trình bày một số kinh nhiệm nhỏ về
vấn đề chấm chữa bài làm văn cho học sinh ở trường THPT Trần Phú Nga Sơn trên
các phương diện: yêu cầu chấm chữa bài, các bước tiến hành chấm chữa bài và một
sồ lưu ý và cách thức khi ghi lời phê, lời nhận xét trong bài làm văn của học sinh.
III.Mục đích đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm lần này, chúng tôi đề cập đến một số kinh nghiệm,
phương phấp chấm chữa bài làm văn ở trường THPT Trần Phú đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học nhầm trao đổi với đông nghiệp, giúp ích trong quá trình
giảng dạy, góp phần tháo gỡ những khó khăn đối với việc dạy học môn ngữ văn
hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản
thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp, cách
thức tối ưu.
2


- Phương pháp điều tra:Tìm hiểu thực tế trong việc chấm chữa bài làm văn của
học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp
- Lấy ý kiến góp ý, tài liệu tham khảo sách báo và các phương tiện thông tin
mạng.

3



NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận của đề tài
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục.
Đánh kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực
hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình trạng đó,
nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản
thân học sinh, để học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn.Phương tiện và hình thức
quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng
để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải
chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh;
khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực
tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi
của đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng. Chừng nào chưa thoát khỏi quỹ đạo học
tập thụ động thì chưa có thể phát triển dạy học tích cực. Và một trong những khâu
quan trọng của kiểm tra, đánh giá là chấm chữa bài cho học sinh.
Ngữ văn là môn học đặc thù. Bài làm văn của học sinh được xem là sản phẩm
tinh thần, là kết quả của cuả trình học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức,phản ánh sự
trưởng thành của học sinh về mọi mặt: tình cảm, thái độ, nhận thức, kĩ năng ...Việc
chấm chữa bài của giáo viên với mỗi bài làm văn của học sinh là hết sức có ý nghĩa.
Nó không đơn chỉ là công việc đọc và cho điểm số của giáo viên.Mà qua chấm,
chữa bài, giáo viên giúp học sinh nhận thức được những ưu điểm để phát huy, thấy
rõ nhược điểm để nỗ lực phấn đấu, khắc phục.
Để việc chấm bài thực sự tạo cho học sinh niềm phấn khích trong học
tập( với cả những em học tốt và cả những em học yếu), người thầy cần phải đặt cả
“tâm” và “tầm” vào đó. Có như thế thì việc chấm bài mới thực sự có tính nhân văn,
đảm bảo yêu cầu của kiểm tra, đánh giá học sinh, kích thích, khơi dậy lòng yêu
mến, ham học môn văn của các em học sinh.
II.Thực trạng của vấn đề chấm chữa bài làm văn của học sinh ở nhà trường phổ

thông hiện nay
Giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc chấm chữa
bài cho học sinh. Một bộ phận giáo viên rất xem nhẹ công việc này, họ cho rằng
chấm bài chỉ là đọc bài cho điểm để có đủ con điểm trong sổ để tổng kết cho học
sinh mà không quan tâm đến bài làm của học sinh, mắc phải lỗi gì, hạn chế chỗ nào,
điểm mạnh cần phát huy là gì?...Bài này so với bài trước có tiến bộ gì không?.v.v
Thậm chí có không ít giáo viên đánh giá không đúng bài làm của học sinh do chấm
bài một cách qua loa, tắc trách, chỉ nhìn tên, nhìn độ dài của văn bản mà cho
điểm.Một số giáo viên khác có hiểu ý nghĩa của công việc này nhưng không say
4


mê, không đầu tư thời gian và tâm sức vào việc chấm bài do công việc gia đình và
những lo toan khác.Có một số thầy cô giáo đã giãi bày: Chấm một bài thi hoặc bài
kiểm tra mất từ 5-10 phút đọc rồi đưa ra những nhận xét và cho điểm. Để đọc chấm
xong một lớp khoảng 45 - 50 bài phải mất từ 4 - 5 tiếng làm việc căng thẳng. Trong
khi đó, một giáo viên trung học thường dạy nhiều lớp và số lượng bài chấm hàng
tuần, hàng tháng không hề ít nên giáo viên chỉ chấm bài cho điểm, ít khi có thời
gian đọc kỹ rồi sửa từng câu chữ, từng bài và nhận xét tỉ mỉ. Vì vậy, ít có lời phê
mang tính khích lệ giúp học sinh tiến bộ. Đặc biệt một số thầy cô tâm huyết với
nghề, khi về hưu trải lòng: lời phê không chỉ là nhận xét lực học của học sinh mà có
tác dụng động viên khích lệ tinh thần học tập. Điểm số đôi khi không phải là tất cả,
chưa nói lên được điều gì nhưng lời phê có thể đánh giá, khích lệ, động viên thậm
chí làm thay đổi cả một con người. Trước đây tôi cũng đã từng chấm bài cho học
sinh và cũng rất có ý thức về những lời phê. Có những lời phê cả thầy và trò sau 20
năm gặp lại vẫn còn nhớ như in. Bây giờ, thỉnh thoảng xem bài kiểm tra của các
cháu, tôi thấy các thầy cô tiết kiệm lời phê quá. Đa số lời phê đều chung chung, cộc
lốc. Ví dụ như: Bài làm tốt; Có cố gắng; Đã biết cách sáng tạo; Diễn đạt chưa rõ...
Mặt khác, do tác động của nền kinh tế thị trường, áp lực thi cử, chọn nghành
nghề, đa phần học sinh ngại học văn, không còn đam mê với môn học nên việc viết

bài, làm bài văn của các em cũng chỉ sơ sài đối phó với việc kiểm tra của thầy cô và
chỉ cần có đủ điểm để lên lớp. Đặc biệt hiện nay, do sự phát triển của công nghệ
thông tin, mạng internet, máy tính, máy in phổ biến rộng rãi, tài liệu tham khảo vô
cùng phong phú. Nhiều học sinh không chịu tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cứ đến giờ
kiểm tra là lấy tài liệu ra chép. Chính những điều này đã khiến thầy cô chán nản,
không còn yêu nghề, yêu công việc chấm bài của mình. Vừa qua, dư luận dậy sóng
với bài văn “ Canh gà” gây chấn động của học sinh lớp 7 trường Lômônôxốp Hà
Nội. Học sinh hiểu sai cụm từ “Canh gà Thọ Xương” là món ăn nổi tiếng Hà Thành.
Bài viết sai lỗi chính tả nhiều. Nhưng giáo viên chấm không phát hiện sửa sai cho
học sinh mà cho 8 điểm với lời phê ngọt như mía lùi “ Có ý thức làm bài song cần
rèn luyện chữ viết và diễn đạt nhiều hơn”. Bài văn này sau đó được phụ huynh đưa
lên mạng xã hội. Nhiều phụ huynh, học sinh đã rất bức xúc, có phụ huynh đã chỉ
trích gay gắt “ Văn là người.Nếu như cô giáo nào cũng như vậy thì sau này con em
chúng ta sẽ ra sao?”. Bản thân giáo viên chấm bài làm văn trên đã phải công khai
xin lỗi, nhận trách nhiệm do sơ xuất. Hay có nhiều lời phê của giáo viên gây những
tranh cãi trái chiều như “ Lười học văn khó thành người tử tế”, “ Chém gió thảm
họa”, “Bài văn của em ngoài sức tưởng tượng của cô”, “ Xem lại ý thức làm bài nếu
muốm làm con rể của cô” …
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng việc chấm bài làm văn cho học sinh
không còn là vấn đề nhỏ. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta cần phải khắc phục khó
khăn, trở ngại, phải luôn xem chấm bài là một khâu quan trọng trong đánh giá kết
quả học tập của học sinh, khi chấm phải hết sức thận trọng và đặt cả tâm trí vào đó.
5


Nếu không chúng ta sẽ vô tình đánh mất mình vì sự cẩu thả, vô trách nhiệm và đặc
biệt là để học sinh quay lưng lại với môn dạy của mình.
III.Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
1.Những yêu cầu đối với việc chấm bài làm văn của học sinh
Chấm bài là khâu quan trọng trong đánh giá học sinh. đặc biệt với bộ môn

ngữ văn, bài làm văn của các em không chỉ là đơn vị tri thức được học mà còn chứa
đựng những suy nghĩ, tình cảm, tâm hồn trẻ thơ của các em. Vì vậy, giáo viên khi
chấm bài cần hết sức cẩn trọng, trách nhiệm và tâm huyết. Hiện nay, việc đánh giá
không đúng bài làm văn của học sinhđã bị dư luận xã hội nêu ý kiến rất nhiều. Có
người cho rằng độ chênh giữa các bài văn tương đương về chất lượng có thể lên đến
một hoặc hai điểm. Quy luật tiếp nhận tác phẩm cho phép người đọc có thể có
những cách hiểu khác nhau.Nhưng trong thi cử một phần tư điểm cũng là cả một
vấn đề. Trong đánh giá học sinh nếu không chính xác, công bằng sễ dẫn đến những
tác hại tiêu cực, phản tác dụng của đánh giá, giáo dục.Vì thế để việc chấm bài được
công bằng, chính xác, có tác dụng tích cực đến việc dạy học văn, bản thân và tổ
chuyên môn chúng tôi đã chú ý đến những yêu cần sau:
Thứ nhất, xác định đúng các tiêu chí đánh giá bài làm, yêu cầu về kĩ năng,
yêu cầu về kiến thức. Nói cách khác, trước khi chấm bài của học sinh, giáo viên căn
cứ vào yêu cầu, mục đích của đề bài để xây dựng hướng dẫn chấm. Hướng dẫn
chấm phải khoa học, rõ ràng, tránh qua loa, đại khái. Việc thống nhất các tiêu chí
chấm bài cũng như chấm bài theo hướng dẫn chấm sẽ tránh được tình trạng chấm
bài theo cảm tính. Có một thực tế hiện nay, nhiều giáo viên sau khi ra đề cho học
sinh làm bài, không làm đáp án, biểu điểm mà đọc và chấm luôn. Việc làm này dẫn
đến hậu quả chấm bài theo cảm tính, không thấy hết được khả năng của các em đáp
ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu của đề cũng như không thấy hết được mặt
hạn chế và ưu điểm của từng bài làm, thường cho điểm không đồng đều.
Thứ hai, phải bố trí thời gian chấm liền mạch không để chi phối bởi yếu tố
ngoại cảnh. Tránh tình trạng do công việc bận , nhiều giáo viên thường chấm lai rai,
kéo dài trong cả tuần mới xong một tập bài của các em. Việc chấm như thế này sẽ
không thấy được tương quan bài làm giưa các em trong một lớp, nhiều khi giáo viên
sẽ quên đáp án và yếu tố tâm lí, tình cảm, vui buồn của người chấm cũng chi phối
đến việc đánh giá cho đểm bài làm văn của học sinh. Để khắc phục mâu thuẫn giữa
thời gian thì ít mà yêu cầu của việc chấm bài lại cao, thầy cô có thể đọc nhanh để
biết chất lượng bài làm, sau đó chữa chi tiết một vài đoạn, các phần còn lại có thể
phân bài yêu cầu học trò chữa chéo cho nhau trong giờ trả bài.Tất nhiên việc này

phải được làm hết sức nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
Thứ ba, chấm theo yêu cầu chung cả lớp, đồng thời cũng phải chú ý đến
những yêu cầu riêng với từng học sinh. Mặc dù chấm theo đáp án, biểu điểm nhưng
với những học sinh khá giỏi yêu cầu bài làm phải cao hơn so với học sinh trung
bình, yếu, kém.
6


Thứ tư, thầy cô phải thực sự công tâm, không chấm theo định kiến ấn tượng và
cũng phải hết sức linh hoạt theo đáp án, hướng dẫn chấm; tránh tình trạng nhìn tên,
nhìn chữ, nhìn độ dài ngắn của bài làm để cho điểm.
Thứ năm, khi chấm bài, ngoài điểm số giáo viên phải hết sức chú ý đến lời
phê, lời nhận xét trên mỗi bài làm.
2.Biện pháp và cách thức tiến hành.
2.1.Học thuộc đáp án( hướng dẫn chấm)
Trước khi bắt tay vào công việc chấm bài học sinh, giáo viên phải học thuộc
đáp án hay các tiêu chí đánh giá bài làm dù rằng đáp án, hướng dẫn do chính bản
thân người chấm làm. Việc thuộc đán án sẽ giúp giáo viên chấm bài một cách thuận
lợi, nhanh chóng, chính xác và khoa học. Văn học là một bộ khoa học nghệ thuật.
Quy luật tiếp nhận tác phẩm cho phép người đọc có những cách hiểu khác nhau về
cùng một vấn đề nêu ra trong đề bài. Nhưng không vì thế mà giáo viên có thể chấm
bài một cách chủ quan, qua loa, cảm tính, chỉ cần thấy bài làm nào viết chữ
đẹp,viết bay bổng, hợp với gu cảm xúc của người chấm là cho điểm cao. Văn học
cũng như các môn học khác, khi đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy
trong nhà trường phổ thông nó phải tuân thủ theo nguyên tác giáo dục, theo những
quy chuẩn khiến thức của bộ môn, giáo viên không được tuỳ tiện dạy học theo quan
điểm, chính kiến chủ quan của cá nhân mình, mọi sự sáng tạo cũng phải dựa trên cơ
sở nguyên tắc chung và những đặc trưng cơ bản của bộ môn.Do đó chấm văn cũng
phải hêt sức khoa học, không thể chung chung, đại khái, đọc rồi cho điểm.
2.2.Đọc bài làm văn của học sinh

Trước tiên, giáo viên cần đọc lướt qua một lượt cả tập bài của một lớp.Công
việc này sẽ giúp giáo viên nắm bắt tình hình chung mức độ hiểu đề, hiểu bài và khả
năng vận dụng tri thức đã học vào bài làm của học sinh như thế nào. Từ đó định
hình, điều chỉnh hướng chấm của mình cho phù hợp với mục tiêu bài học đã đề ra,
xem hướng dẫn chấm có cần điều chỉnh gì cho phù hợp với mặt bằng khả năng
chung của các em hay không...
Tiếp đến, Giáo viên phân loại bài theo các mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém, rồi mới bắt tay vào chấm từng bài cụ thể theo từng mức độ( Công việc này
thường ít người làm, vì họ cho rằng không cần thiết và mất thời gian và thường
chấm lần lượt hết bài này sang bài khác theo thứ tự trong tập bài). Sở dĩ, chúng tôi
làm thêm thao tác này là vì thấy nó có ích trong qúa trình chấm. Nó giúp cho việc
chấm được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.Người chấm sẽ dễ dàng nhận ra những
ưu khuyết điểm của từng đối tượng. Những bài có chất lượng tốt sẽ có chung một
vài đặc điểm nào đó đến tiết trả bài giáo viên cũng rất dễ nhận xét, đánh giá. Và
điều quan trọng, người chấm không bị mắc lỗi chấm lệch, chấm nhầm- điều này rất
dễ xảy ra, đôi khi do áp lực công việc, phải chấm một số lượng bài nhiều căng thẳng
thần kinh hay mệt mỏi, dẫn đến tình trạng chấm không chính xác..
7


Đối với môn ngữ văn, ngoài việc chấm theo đáp án, hướng dẫn chấm như đã
nói ở trên thì người thầy giáo cần có tấm lòng đồng cảm chia sẻ với những suy nghĩ,
tình cảm, quan niệm của các em về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Người thầy
phải đặt mình vào những suy nghĩ của các em để lắng nghe, để hiểu tâm hồn trẻ thơ.
Điều tối kị nhất là người chấm không nên gò ép học sinh vào cách hiểu của mình
hay vào một khuôn mẫu chung nào đấy. Đứng trước bất kì bài viết nào của học sinh
dù ngắn hay dài, vấn đề đặt lên hàng đầu của người chấm là phải tôn trọng ý kiến
của học sinh, khuyến khích những cách nghĩ, cách nói sáng tạo, chân thành. Với
những bài viết chưa tốt, người thầy cần có những uốn nắn khéo léo, tế nhị.Chẳng
hạn như những lời phê: “ Văn viết có cảm xúc.Tuy nhiên, bài làm lan man, chưa xác

định rõ trọng tâm của đề.Cần cố gắng hơn nữa!” hay “Bài làm sơ sài, diễn đạt chưa
thoát ý.Cần chịu khó và cố gắng hơn nữa để bài làm có kết quả tốt hơn”; ...v.v
Theo tôi thành công của người thầy là cách hiểu của học trò vượt ra khỏi
trang sách, hoà với cuộc sống đa thanh để cảm nhận, để chia sẻ... Vì vậy, người thầy
giáo cần thông qua những bài viết của học sinh, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn trong
sáng cho các em. Khi chấm bài người thầy nên dựa vào khả năng tư duy, nhận thức
và cách hiểu vấn đề của học sinh để đánh giá.Có như vậy qua mỗi bài làm của học
sinh, thầy giáo sẽ phát hiện được những em giỏi, khá có tố chất văn chương bồi
dưỡng các em trở thành những học sinh giỏi văn đồng thời cũng thấy được những
học sinh yếu kém để có phương pháp dạy thích hợp.
2.3.Chữa các lỗi sai trên bài làm cuả học sinh
Công việc chấm bài của người giáo viên không phải chỉ đơn thuần là đọc bài
và cho điểm số.Trong quá trình đọc bài làm của học sinh, giáo viên phải hết sức
thận trọng, chú ý phát hiện và chỉ ra các lỗi học sinh mắc phải trong bài làm: lỗi
diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả, kiến thức sai... Nếu tiện có thể sửa lỗi luôn cho
học sinh. Tuy nhiên tránh tình trạng giáo viên chỉ ra lỗi cho học sinh bằng cách gạch
đỏ bài học sinh, như vậy sẽ mất đi tính thẩm mĩ bài làm của các em. Đồng thời cũng
chỉ ra được những câu văn, đoạn văn các em viết tốt để khuyến khích, khen
ngợi.Câu chuyện bài văn “ Canh gà” gây chấn động của học sinh lớp 7 trường
Lômônôxốp Hà Nội nêu trên là bài học “nhớ đời” đối với thầy cô khi chấm bài.
2.4.Ghi lời phê, lời nhận xét.
Điều cần thiết và có ý nghĩa là khi chấm bài người thầy giáo phải ghi vào bài
lời nhận xét. Lời nhận xét nên rõ ràng, ngắn gọn sự biểu dương hay góp ý, khen và
chê. Những lời phê này thường mang tính bình luận tinh tế. Thực tế nhiều em học
sinh say sưa viết bài để chờ đợi nhận được lời nhận xét từ thầy, cô giáo.Những lời
phê này có tác dụng rất cao trong việc hình thành tình cảm, giáo dục nhân cách cho
mỗi học sinh.Tôi còn nhớ một kỉ niệm và cũng là một bài học đáng nhớ trong cuộc
đời đi dạy của mình. Lần đó, do công viêc bận và cũng do có đoàn kiểm tra về đột
xuất, để đối phó có con điểm đầy đủ trong sổ tôi đã chấm bài mà không phê( chấm
8



bài mà không phê thì chấm rất nhanh).Hôm sau tôi trả bài, các em đều hết sức hồ
hởi phấn khởi chờ đợi kết quả bài làm của mình. Nhưng khi đón nhận kết quả bài
làm của mình từ tay cô giáo sự phấn khởi từ những khuôn mặt của các em vụt tắt,
thay vào đó là nỗi băn khoăn, nghi ngờ, thắc mắc.Các em quay xuống, quay sang
hỏi nhau: bài của bạn cô có phê gì không? Tạo sao lần này cô lại không phê gì vào
bài làm của mình thế? Cô không phê thì làm sao mình biết được bài làm như thế
nào? Chán thật! Cô không đọc kĩ đâu chỉ lướt qua cho điểm thôi!Hay là cô ...? v.v
Giờ trả bài bỗng chốc ồn ào.Chứng kiến cảnh tượng đó tôi thật sự ân hận.Tôi phải
đứng lên giải thích và xin lỗi các em.Từ đó trở đi dù bài kiểm tra ngắn tôi đều phê
hết sức cẩn thận, cụ thể.Chấm bài văn không chỉ đánh giá bằng lí trí đơn thuần mà
còn đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế của người chấm, làm sao mỗi lời nhận xét phải để
lại ấn tượng cho các em.
Lời phê trong bài làm của học sinh thể hiện tài năng, tay nghề, tình cảm, trách
nhiệm cuả người thầy. Phải cho các em thấy được những sai sót phổ biến nhất cũng
như thấy đã tiến bộ ở những mặt nào để có hướng phấn đấu ở bài làm sau.Phải biết
trân trọng, động viên, nhưng theo chúng tôi cũng không nên trữ tình ngoại đề thái
quá khiến các em không biết chính xác trình độ của mình. Gần đây báo chí đưa tin
những bài văn xôn xao dư luận, chúng tôi thấy có những lời phê đặc biệt của các
giáo viên dạy văn: “ Cảm ơn em , em đã cho cô một bài học về cuộc sông!”; “Bài
văn của em lạc đề, nhưng thầy vẫn cho em điểm 10!”, “Cô cho em điểm 8 vì em đã
không vô cảm với lương tâm của mình”; “Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một
lời động viên vào lúc cô cần nó nhất.”; “Em đã thực sự thành công. Mong em tiếp
tục thành công”; “ Bài văn của em ngoài sức tưởng tượng của cô”....Đó quả là
những lời chân tình, tâm huyết, thể hiện rõ tình cảm của thầy cô. Nhưng cũng cần
xem lại tính khoa học vào những lời phê này.Có lẽ đây chỉ là sự tiếp nhận văn bản
theo một “ Tông” ca ngợi, học sinh sẽ không thấy đâu là ưu nhược điểm chính của
bài để rút kinh nghiệm. Tất nhiên, cũng có khi thầy phải nhạy cảm để một khoảng
trống trong lời phê để trò tự suy nghĩ.

Ví như có bài làm quá kém, thể hiện rõ bệnh lười học, có thầy cô phê: “Em
làm cô buồn biết bao”, “ Tại sao lại như thế này?”, “Cô không tin là em lại thiếu
nghiêm túc như vậy”; “ Em vẫn duy trì phong độ không học bài”; “ Lười học văn,
khó thành người tử tế”... nhưng có lẽ, cũng chỉ nên phê như vậy ở một vài trường
hợp.
Lời phê, lời nhận xét là hết sức cần thiết, không thể thiếu trong mỗi bài làm
của học sinh khi được thầy cô chấm bài.Tuỳ vào từng bài cụ thể của từng học sinh
để có lời phê cho phù hợp.Tuy nhiên cũng tránh tình trạng, giáo viên có những lời
phê quen thuộc theo kiểu công thức, bài trước phê thế nào, bài sau lại thế đến nỗi
các em nhận bài làm của mình mà không có hứng thú gì cả. Các em học tốt thì có
chung lời phê: “Bài làm tốt,văn viết có cảm xúc”.Còn những em học trung bình, yếu
: “ Bài làm lan man”, hay “ Bài làm cẩu thả, sơ sài”... Điều tối kị không nên có
chung một lời phê cho những làm khác nhau dù rằng có thể các em mắc những lỗi
9


giống nhau. Cái giỏi của người thầy là phải biết tìm ra được riêng của bài làm từng
em để phê cho phù hợp. Có như vậy học trò mới phục thầy và yêu môn học của
thầy.
Mỗi lời nhận xét, đánh giá của giáo viên như là việc đặt vết tích của thầy cô
vào sự phát triển của học sinh. Lời nhận xét tốt có khả năng tác động đến tâm hồn,
tình cảm, ý chí và động lực học tập của học sinh rất mạnh mẽ. Lời nhận xét, đánh
giá không tốt, thiếu chuẩn mực sư phạm sẽ để lại trong tâm trí học sinh những tổn
thương vô cùng tệ hại. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá học sinh cần rất thận trọng và
phải nắm vững những yêu cầu về mặt sư phạm. Gần đây khi thực hiện Thông tư 30
về đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét đã đưa ra những yêu cầu chung về cách
ghi nhận xét. Tuy nhiên vẫn là chưa đủ đối với giáo viên khi phải thực hiện công
việc này và rất nhiều giáo viên còn lúng túng, thiếu kỹ năng cơ bản để nhận xét
bằng lời hay ghi trên bài kiểm tra của học sinh. Để giúp giáo viên có được những kỹ
năng cần thiết khi nhận xét, đánh giá, từ những trải nghiệm của bản thân và đồng

nghiệp cùng với việc tham khảo các bài viết của các nhà giáo, những nhà nghiên
cưú giáo dục,` chúng tôi xin đưa ra một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Nhận xét phải cụ thể, chính xác, chỉ rõ những sai sót, khiếm khuyết, hạn
chế về mặt kiến thức, kỹ năng và đưa ra biện pháp, hướng khắc phục cho học sinh ở
trong từng bài, từng trường hợp cụ thể để giúp học sinh sửa lỗi; tránh nhận xét một
cách chung chung như: có tiến bộ, cần cố gắng phát huy, tương đối tốt, tạm
được hoặc bài làm quá kém, quá tệ hại, lạc đề, không chịu học bài…vv..
+ Cho điểm kém cùng những lời nhận xét có tính chê bai, trách móc, phê phán, chỉ
trích… sẽ làm tổn thương và thui chột sự tự tin của học sinh. Hãy cố gắng phát hiện
những điểm mạnh và khơi dậy, khích lệ sự tiến bộ trong mỗi em học sinh. Điều đó
sẽ giúp học sinh đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
+ Thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai sót, yếu kém, sai lầm của học sinh, nhưng không
quá nặng nề một cách phũ phàng và phải nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi
em và hãy giúp các em nhận ra, phát triển chúng thêm.
+Nếu phải cân nhắc giữa lời chê và khen học sinh thì giáo viên hãy chọn những từ
phù hợp, nhẹ nhàng . Cần chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở học sinh và cho các
em hy vọng. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều lời khen hoặc khen một cách
quá mức: “em quá tuyệt vời”; “không có gì tuyệt vời hơn như em”; “Em quá xuất
sắc” … Những lời khen quá mức sẽ tạo ra những học sinh quá tự tin và không
giúp học sinh nhận thức đúng khả năng của mình.
+ Hài hước, dí dỏm trong các lời nhận xét học sinh là điều cần và có ý nghĩa trong
dạy học đối với mỗi thày cô giáo, nhưng nên tránh dùng những từ gây cười quá
mức.
+ Tránh so sánh giữa học sinh này với học sinh khác hoặc dùng các từ ngữ mang ẩn
ý (nói kháy, nói bóng gió xa xôi…) và không dùng những từ “Mong em thông cảm”
; “cô hứa”trong lời nhận xét…
10


+ Tuyệt đối tránh những lời nhận xét cụt lủn, lạnh lùng như: Tạm được, bình

thường, có cố gắng, còn mắc nhiều lỗi ...
2.5.Cho điểm bài làm.
Sau lời phê là điểm chấm. Việc cho điểm phải tuân thủ theo những tiêu chí
đánh giá, theo khả năng bài làm và những ưu, khuyết điểm của bài làm học sinh.
Nhưng theo chúng tôi cũng thường xem xét tình hình chung của cả lớp và đặc thù
của một số học sinh cần quan tâm để cho điểm cho phù hợp.Một số điểm đánh giá
đúng mức, phù hợp với điều kiện cụ thể( có khi học sinh đang bế tắc, rất cần sự
khích lệ động viên; cũng có khi trò đang chủ quan lơ là, chểnh mảng học tập rất cần
thái độ giáo dục nghiêm khắc) có thể sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời và sự lựa chọn
nghề nghiệp sau này.Nên công việc chấm chữa bài môn văn rất cần tính nhân văn.
2.6. Tổng hợp điểm, đánh giá chung và rút kinh nghiệm
Khi đã hoàn tất công việc chấm bài, giáo viên vào điểm trong sổ,sau đó tổng
hợp điểm theo các mức độ: giỏi –khá - trung bình- yếu – kém rồi đánh giá chung về
những ưu, nhược điểm bài làm của các em làm cơ sở, căn cứ cho tiết trả bài hôm
sau. Công việc này nên làm luôn sau khi chấm bài xong, thực tế nhiều giáo viên chỉ
chấm bài,còn công việc này thường để đến tiết trả bài mới làm, như vậy rất dễ hay
quên lại phải mất công rà soát lại bài để đánh giá và có thể không đầy đủ và chính
xác. Nếu làm tôt khâu này thì tiết trả bài rất hiệu quả và chất lượng. Bởi thực tế tiết
trả bài chỉ trong thời gian 1 tiết (45 phút) không thể chữa bài cụ thẻ cho từng học
sinh được.
Trong quá trình chấm bài, mỗi giáo viên nên có một cuốn sổ để theo dõi sự
thay đổi, tiến bộ, mặt được và chưa được của từng em. Công việc này nhằm theo
dõi để phát hiện ra những nhân tố để bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như những học
sinh yếu kém, chậm tiến để có hướng dạy dỗ.Tất nhiên không phải bài kiểm tra nào
giáo viên cũng phải ghi theo dõi, công việc này rất mất thời gian, mà chỉ cần những
bài kiểm tra quan trọng( bài viết 1tiết trở lên)
Văn học là bộ môn khoa học nghệ thuật. Dạy văn không chỉ nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức về cuộc sống, xã hội và con người mà điều quan trọng
hơn là để học sinh tự lĩnh hội tiếp thu những tri thức đó và hình thành, bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất cho các em, giúp các em phát triển về mọi mặt. Do vậy, mỗi

việc làm, hành động của người thầy trong mỗi giờ học, bài dạy đều có ảnh hưởng
rất lớn đến học sinh. Nên thầy cô phải không ngừng trau dồi kiến thức, trình độ
nghiệp vụ chuyên môn cùng niềm niềm yêu nghề, yêu trò.Trong đó công việc chấm
chữa bài cho học sinh là khâu hết sức quan trọng mà mỗi giáo viên không được xem
nhẹ.
* Tham khảo một số bảng tổng hợp và đánh giá chung kết quả chấm chữa bài
làm văn cho HS
Bảng 1. Bảng tổng hợp ưu, khuyết điểm của bài làm
Bài viết số :
lớp :
Sĩ số:
11


Lỗi, tồn tại

Tên học sinh

- Chữ viết xấu,
sai chính tả,
viết hoa bừa
bãi.
-Lỗi diễn đạt:
Dùng từ chưa
chính xác

-Viết ẩu, viết
ngoắng.
Sáng, Lực,
Tâm …


Bố cục lộn xộn,
trình bày chưa Thanh, Tâm,
khoa học,
Anh…

- Lạc đề, bài
làm sơ sài, lan
man chưa có ý
thức làm bài
nghiêm túc
Ưu điểm

Nguyên nhân

-Rèn chữ (mỗi ngày một trang
thuộc lòng)
-Xem lại nguyên tắc viết hoa và
chính tả.

-Chưa hiểu
-Tập viết nhiều những câu văn có
nguyên tắc chính
chứa từ hay viết sai.
tả và nguyên tắc
-Tham khảo trong Từ điển Tiếng
viết hoa…..
Việt hoặc Từ điển chính tả Tiếng
Việt.
-Trình bày không

theo tuần tự các -Tập trình bày theo logic.
ý.
-Cách ghi vị trí các câu hỏi sao cho
-Đảo lộn dẫn đến dễ phát hiện.
bỏ sót ý không -Mỗi ý trả lời nên tách ra để người
trả lời.
chấm dễ phát hiện và chấm không
- Chưa nắm được bỏ sót.
các bước triển -Học lại kỹ năng bố cục văn bản,
khai viết về vấn bài văn NL
đề văn học.
.+Chưa chăm
học bài
+Chưa hiểu bài

Tên học sinh

Biện pháp khắc phục

.- Cần nâng cao ý thức tự giác học
và làm bài…

Nguyên nhân

- Hiểu đề, xác
định đúng yêu
cầu của đề

12



- Bố cục rõ
ràng, trình bài
khoa học, luận
điểm rõ ràng
- Văn viết có
cảm xúc, sáng
tạo, tình cảm
chân thành,…
Bảng 2. Bảng thống kê điểm số
Bài viết số:
Lớp:
Sĩ số:
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
SL:
TL:

SL:
TL:


SL:
TL:

SL:
TL:

SL:
TL:

Điểm trên trung bình
Số lượng:
Tỷ lệ:

SL:
TL:

SL:
TL:

SL:
TL:

SL:
TL:

SL:
TL:

SL:

TL:

Điểm dưới trung bình
Số lượng:
Tỷ lệ:

IV. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta đang hết sức quan tâm đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
kiểm tra đánh giá. Có thể khẳng định: đổi mới là điều kiện quan trọng nhất để đổi
mới đánh giá và ngược lại, đổi mới đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp
dạy học. Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập trong những năm qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực, nhưng chắc chắn còn phải tiếp tục kiểm nghiệm, rút kinh
nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn, chúng
tôi đã thực hiện nghiêm túc việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh đáp ứng yêu
cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Qua một năm học kiên trì áp dụng nghiêm túc quy trình chấm - trả bài làm
văn trên đây, bản thân tôi nhận thấy việc chấm- trả bài đã đạt những hiệu quả rất
đáng khích lệ. Trước hết, tôi và các học sinh đã nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc
hơn về vị trí và tầm quan trọng của bài làm văn. Sau nữa, tay nghề của bản thân
cũng đã được nâng cao. Quan trọng hơn, việc chấm bài ngày càng chính xác, kết
quả bài chấm đã phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh cũng như
việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn này. Học sinh của tôi đã hào hứng, chủ
động, tích cực hơn với giờ trả bài làm văn cũng như việc học tập môn Ngữ Văn. Sự
tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết: các lỗi cơ bản đã giảm nhiều,
số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung bình trở nên đã
tăng dần, kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mơ bài, kết bài ở nhiều học sinh đã trở
13


nên nhuần nhuyễn,… Một số học sinh có khả năng đã viết được những đoạn, những

bài văn hay.
Bảng thống kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào
thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn
của bản thân tôi tại trường THPT Trần Phú
Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2015- 2016
Lớp: 12D và 12B Tổng số học sinh: 88
TT

Bài viết

1
2
3
4
5
6
7

Bài viết 1
Bài viết 2
Bài viết 3
Bài viết 4
Bài viết 5
KTHK I
KTHKII

Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu Điểm Kém

SL TL SL
TL
SL
TL
SL TL
SL
TL
2 2,3% 20 22.7% 25 28.4% 30 35%
3 3.4%
2 2,3% 28 32% 35 40% 22 25%
1
1%
3 3.4% 33 37.5% 39 43.1% 14 16%
0
0%
8 10% 42 48% 30 35%
8 10%
0
0%
10 11% 45 51% 25 28%
8 10%
0
0%
8 10% 40 44% 30 35% 10 11%
0
0%
15 17% 47 53.6% 23 26%
3 3.4% 0
0%


14


KẾT LUẬN
“Văn học là nhân học”. Quả đúng như vậy! Dạy văn chính là dạy cách làm
người. Ngoài việc cung cấp cho các em nhận thức về thế giới xung quanh, tri thức
nhân loại khổng lồ, kho tàng ngôn ngữ giàu và đẹp, dạy văn chính là bồi dưỡng cho
người học năng lực tư duy, năng lực cảm xúc, bồi dưỡng về tâm hồn con người để
ta sông gần NGƯỜI hơn.
Dạy học môn ngữ văn là cả một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên phải hết
sức tâm huyết. Trong đó chấm chữa bài làm văn cho học sinh là một công việc hết
sức quan trọng và nan giải, có con đường chung nhưng cũng có nghệ thuật riêng ở
từng giáo viên, từng trường, áp dụng cho từng lứa học sinh qua mỗi năm.Do vậy ở
đây chúng tôi chỉ xin nêu ra một số kinh nghiệm chung trong việc chấm chữa bài
làm văn cho học sinh ở một trường mới thành lập chưa lâu, chưa có bề dày kinh
nghiệm với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu và niềm yêu nghề, yêu người, yêu
môn ngữ văn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
* Kiến nghị và đề xuất.
- Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo sát sao và
nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó có việc
chấm chữa bài cho học sinh. Các tổ chuyên môn theo dõi và kiểm tra thường xuyên
công việc này của giáo viên.
- Sở giáo dục và đào tạo
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo nhằm giúp giáo viên trao đổi, rút kinh
nghiệm trong công tác chấm chữa bài cho học sinh để công việc thực hiện nghiêm
túc có hiệu quả đồng đếu ở tất cả các trường phổ thông
Trên đây là một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng chấm chữa bài làm văn
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Trần Phú mà chúng
tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn.Tuy rằng đã đạt được một

số kết quả ban đầu nhưng đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân và tổ chuyên môn đã
áp dụng với học sinh ở một trường còn non trẻ chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, hạn chế. Vì vậy chúng tôi rất mong được bạn bè đồng nghiệp tham khảo và cho
ý kiến để chúng tôi có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Nga Sơn, tháng 5 năm 2016
15


CƠ QUAN

Tôi cam đoan đây là SKKN của
mình viết, -không sao chép nội dung của
người khác
Người thực hiện
Trần Thị Mai

16



×