Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành các biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.87 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu
đời và vô cùng quý báu”, bởi vậy mà rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt là vấn đề
quan trọng trong giảng dạy ngữ văn ở trường THPT. Từ đó giúp các em trau dồi kĩ
năng sử dụng vốn tiếng Việt của mình, vận dụng vào khâu tìm hiểu, khám phá các
tác phẩm văn học trong nhà trường.
Hiện nay, trong quá trình giảng dạy ngữ văn lớp 10 ban cơ bản, tôi nhận thấy đa
số học sinh chưa có kĩ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo, chưa biết khám phá cái
hay, cái đẹp ở một tác phẩm văn, thơ, chưa thấy hết các tầng bậc ý nghĩa của một
đơn vị ngôn từ được dùng trong một câu thơ, câu văn hay một đoạn thơ, đoạn văn.
Mà muốn nhận thức được sự hàm súc, ý nghĩa sâu sắc của một đơn vị ngôn ngữ
văn chương thì học sinh phải nắm thật chắc về các biện pháp tu từ được học trong
nhà trường. Có như thế các em mới giải được các dạng bài tập đề chỉ ra ý nghĩa, tác
dụng biểu đạt của đơn vị ngôn ngữ, từ đó chỉ ra cái hay, cái đẹp của một tác phẩm
văn chương. Trong những yêu cầu đặt ra đó thì tiếng Việt là môn công cụ để học
ngữ văn.
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Hướng dẫn học sinh giải bài tập về
các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp, đây là một đề tài nhằm
trao đổi với các đồng nghiệp về những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân để
nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy môn ngữ văn ở nhà trường, đặc biệt là
chương trình ngữ văn lớp 10, ban cơ bản.
Viết về đề tài này, bản thân tôi nhằm thể hiện nhận thức bước đầu về kiến thức
lí thuyết tiếng Việt để áp dụng vào thực hành trong các giờ thực hành, luyện tập

1


Từ những kinh nghiệm của giáo viên, giúp các em nhận biết nhanh chóng,
chính xác và giải được các dạng bài tập về biện pháp tu từ như: Ẩn dụ, hoán dụ,
phép đối, phép điệp một cách thuần thục. Qua việc phân tích, tìm hiểu các biện


pháp tu từ nói chung và các biện pháp tu từ: “Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp
nói riêng, giúp các em học sinh nhận biết được các tầng ý nghĩa hàm ẩn trong một
đơn vị ngôn từ, nhờ đó các em thấy được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn
chương, yêu thích học văn và thấy khoái cảm khi đọc – hiểu các tác phẩm văn
chương
Xu thế kiểm tra đánh giá có liên quan đến các biện pháp tu từ tiếng Việt
ngày các được chú trọng. Đặc biệt trong các đề thi THPT quốc gia hiện nay ở phần
đọc hiểu văn bản luôn có phần nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp
tu từ. Đó là những lí do quan trọng mà chúng tôi chọn đề tài này. Khi tôi thực hiện
đề tài: “Giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành các biện pháp tu từ trong
chương trình ngữ văn lớp 10”, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp học sinh nhận thức
vai trò ý nghĩa sự giàu có của tiếng Việt đồng thời nâng cao kĩ năng sử dụng Tiếng
Việt sâu sắc hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Trong chương trình ngữ văn lớp 10 THPT chưa phân ban trước đây thì phân
phối chương trình chỉ có một số tiết nhất định. Các tiết học thuộc phân môn tiếng
Việt chủ yếu là học lí thuyết chứ hầu như là không có tiết thực hành, vì vậy giáo
viên không có điều kiện để luyện tập, thực hành và hướng dẫn thêm cho học sinh
Theo đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa 2006-2009 thì bộ giáo dục
đã cấu tạo một cách linh hoạt ngay trong phân phối chương trình bằng cách có
thêm phần tự chọn để mỗi trường chủ động trong kế hoạch giảng dạy. Người giáo

2


viên cũng có thể lên kế hoạc giảng dạy chủ động ngay từ đầu năm cho từng khối
lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên có thể lựa chọn những kiến thức quan trọng
đưa vào kế hoạch tự chọn. Theo phân phối chương trình ngữ văn lớp 10 ban cơ bản
thì có 2 tiết là: Thực hành các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (tiết 45) Thực hành
phép tu từ: phép điệp và phép đối (tiết 92) được xem là phần kiến thức trọng tâm về

tiếng Việt ở chương trình ngữ văn lớp 10 ban cơ bản. Vì vậy khi được nhận dạy văn
các lớp 10B, 10D ban cơ bản, tôi đã lên kế hoạch để bổ sung nội dung này vào
phần tự chọn.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc thực hành giải bài tập vể các biện
pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế xã hội là nhu cầu tuyển dụng lao động thuộc các ngành
nghề xã hội là quá ít và có những lĩnh vực hầu như không tuyển lao động liên tục
trong nhiều năm khiến cho nhiều em theo học các môn tự nhiêm mà không cần học
các môn xã hội, trong đó có bộ môn ngữ văn hoặc các em không yêu thích môn văn
nữa. Bởi vậy trong giờ văn các em chỉ cần học để đối phó khi thầy, cô kiểm tra sát
sao hoặc uể oải ngồi nghe mà không chịu ghi chép. Thậm chí các em còn kiếm cớ
trốn giờ học…
Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện có
khoảng 108 phương tiện và biện pháp tu từ và cho đến nay vẫn đang tiếp tục tìm
hiểu và nghiên cứu tiếp, cho nên con số 108 phương tiện và biện pháp tu từ kia có
thể còn là đang khiêm tốn. Điều đó có nghĩa là rất nhiều các biện pháp tu từ đã
được các nhà thơ, nhà văn sử dụng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật được đưa
vào chương trình ngữ văn lớp 10 – trung học phổ thông mà các em không biết, bởi
thực tế là học sinh cả hai bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở lại chỉ được
học khoảng trên dưới mười biện pháp tu từ, do vậy mà các em hiểu biết rất ít về các
biện pháp tu từ và chưa có một cái nhìn toàn diện về các biện pháp tu từ được học
trong nhà trường
3


Hơn nữa, học sinh thường cho rằng: tiếng Việt là môn học vừa khô khan vừa
khó hiểu nên các giờ học lí thuyết đa số là các em rất rất ngại học, ít chú ý nghe
giảng mà thường làm việc riêng, nói chuyện…miễn là có mặt trong lớp học cho hết
giờ
Một bộ phận rất ít các em có chú ý nghe giảng và nắm được lí thuyết nhưng mà

không chịu làm bài tập ở nhà nên cách học vẹt ấy đã khiến các em không hiểu được
bản chất của vấn đề, không nhận thức được các tấng ý nghĩa của ngôn từ văn
chương do vậy hiệu quả học tập cũng không cao.
Một số em có học thuộc lí thuyết, chịu khó làm bài tập ở nhà và tìm hiểu kiến thức
ở sách giáo khoa song không biết so sánh, đối chiếu, rút ra những điểm giống nhau
và khác biệt của các biện pháp tu từ này nên chỉ làm được các bài tập vận dụng ở
sách giáo khoa, còn khi giáo viên ra các bài tập cùng dạng nhưng chỉ nâng cao một
chút là các em thấy khó và không giải được. Từ thực tế nhiều em không chú ý đến
dạng bài tập về biện pháp tu từ nên khi bình giảng, phân tích thơ văn các em rất
lúng túng.
3. Lịch sử vấn đề
Trước đây, khi chưa đổi mới phương pháp thì sách giáo khoa chỉ giới
thiệu bài học lí thuyết về các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp,
sau mỗi bài học có các bài tập luyện tập. Nhưng giáo viên thường quan niệm đây là
bài tập để ra về nhà cho các em nên bỏ qua, không hướng dẫn luyện tập, hoặc cho
rằng chỉ cần dạy lí thuyết là đủ nên không hướng dẫn thực hành. Cũng có trường
hợp giáo viên quá chú trọng dạy lí thuyết mà mà không còn thời gian luyện tập để
các em thực hành làm các bài tập. Rồi bài học tiếp theo lại chuyển sang bài mới.
như vậy là phần thực hành đã không được chú trọng quan tâm, làm cho học sinh
ngày càng xa rời việc học tiếng Việt

4


Hiện nay, sau khi đổi mới phương pháp giảng dạy và thay sách giáo
khoa năm 2006-2009, phân phối chương trình đã sắp xếp có một số tiết thực hành
cho các bài học tiếng Việt đặ biệt là các bài học về biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ,
phép đối, phép điệp, do vậy giáo viên đã có điều kiện thời gian để thực hành giải
các bài tập về biện pháp tu từ này. Nhìn chung giáo viên đã đầu tư thời gian và tâm
huyết để hướng dẫn và cùng học sinh thực hành giải các bài tập về biện pháp tu từ,

trong đó có các biện pháp tu từ Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp. Tuy vậy giờ
thực hành giải các bài tập về biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp
cũng còn có nhiều hình thức khác nhau.
Về phía giáo viên
Một bộ phận cho rằng áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ thực
hành bằng cách giáo viên giải cho các em một bài mẫu, rồi chia nhóm cho cả lớp
làm các bài tập còn lại của bài học và thế là kết thúc tiết dạy cũng không cần chữa
thêm bài tập nào cho các em nữa.
Một số khác lại quá chú trọng giảng kĩ lại lí thuyết chiếm nửa thời gian giờ
học, do vậy mà giờ thực hành làm được quá ít bài tập, học sinh ít được rèn luyện về
kĩ năng thực hành
Về phía học sinh
Trong giờ thực hành, phần đông các em rất lười giải bài tập mà chỉ chờ giáo
viên giải sẵn rồi chép vào vở, như vậy quá trình thực hành các em lại thụ động khi
tiếp cận kiến thức
Một số em có làm bài tập được giao nhưng chỉ mang tính đối phó vì sợ giáo
viên phê bình còn việc giải bài tập đúng hay sai cũng không quan trọng, không cần
biết. như vậy là việc thực hành để rèn luyện kĩ năng là không thực sự có hiệu quả
Chưa có được những em có ý thức học tập tốt, đó là trong giờ học lí thuyết phải
nắm vững các đơn vị kiến thức lí thuyết rồi về nhà tự giải các bài tập được giao để
khắc sâu kiến thức và sau đó các em biết vận dụng kiến thức đã tiếp thu để trong
5


giờ thực hành các em giải được các bài tập từ dễ đến khó. Hơn nữa, qua việc thực
hành giải các bài tập về biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp các
em sẽ vận dụng được kiến thức và kĩ năng để cảm nhận, khám phá và thưởng thức
cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương.Như vậy đa số các em chưa nắm
được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng thực hành giải các bài tập về biện
pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp nên các em chưa học tốt được bộ

môn ngữ văn. Đây chính là điều làm tôi băn khoăn suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này
4. Cấu trúc của bài viết.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài viết được tổ chức thành 3
phần:
Phần I : Một số giải pháp khi hướng dẫn học sinh giải bài tập về các biện pháp
tu từ trong chương trình ngữ văn 10.
Phần II: Rèn kĩ năng thực hành giải các bài tập về các biện pháp tu từ trong
chương trình ngữ văn 10.
Phần III: Một số kết quả đạt được sau quá trình rèn kĩ năng thực hành các biện
pháp tu từ.

6


PHẦN NỘI DUNG
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Phần I: Một số giải pháp khi hướng dẫn học sinh giải bài tập về các biện pháp
tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp.
I. Giúp học sinh nắm vững kiến thức về lí thuyết mà trước hết là các khái
niệm về các biện pháp tu từ.
Muốn làm được điều này giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các khái
niệm về các biện pháp tu từ ngay ở đầu giờ. Đây cũng là cách kiểm tra bài cũ
của các em
1. Khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ:
Ẩn dụ là một phương thức tu từ sử dụng lối so sánh ngầm mà ở đó hình ảnh
được nói ra gợi cho người đọc liên tưởng, tưởng tượng tới một hình ảnh khác
muốn nói tới mà mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ tương đồng.
2. Khái niệm về biện pháp tu từ hoán dụ:
Hoán dụ là một phương thức tu từ sử dụng hình ảnh này ngầm thay thế cho

một hình ảnh khác mà ở đó hình ảnh được nói ra và hình ảnh muốn nói đến có
mối quan hệ tương cận.
3. Khái niệm về phép điệp
Phép điệp là phương thức tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (Từ, ngữ. câu,
vần, nhịp…) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi
hình tượng
4. Khái niệm về phép đối. Phép đối là một phương thức tu từ sắp xếp các
yếu tố ngôn ngữ như: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, vần nhịp thành hai vế trong

7


câu hoặc giữa các câu trong đoạn… nhằm tạo ra sự cân xứng hài hòa cho lời
thơ, lời văn
Từ những khái niệm nêu trên giúp các em chỉ ra giá trị biểu dạt của từng
biện pháp tu từ
II.Giúp học sinh tìm hiểu và nhận thức được vị trí vai trò và tầm quan trọng
của việc rèn luyện kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ: Ẩn
dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp
Học lí thuyết chỉ là bước đầu tiếp cận kiến thức. Còn thực hành là bước tiếp
theo, là khâu quan trọng, quyết định để khắc sâu kiến thức của mỗi học sinh về bài
học lí
Thực hành về các biện pháp tu từ nói chung và thực hành giải bài tập về các
biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp nói riêng là những đơn vị kiến
thức quan trọng, nó giống như chiếc chìa khóa để mở ra các tầng ý nghĩa của hình
ảnh thơ văn cũng như cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Nếu không nắm
vững và giải được các biện pháp tu từ thì cảm thu phân tích văn chương sẽ là sáo
rỗng
1. Giúp học sinh nhận diện các dạng khác nhau của từng biện pháp tu từ.
Trong mỗi biện pháp tu từ lại được phân làm nhiều loại khác nhau, học

sinh không chỉ nắm được khái niệm của từng biện pháp tu từ mà còn nhận diện
các dạng khác nhau của từng biện pháp tu từ.
Ví dụ:
Ở biện pháp tu từ ẩn dụ được phân làm nhiều loại khác nhau như:
- Ẩn dụ từ vựng
- Ẩn dụ tu từ
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

8


Ở phép điệp cũng được phân làm nhiều loại khác nhau như:
- Điệp từ
- Điệp ngữ
- Điệp cấu trúc cú pháp
- Điệp vòng tròn:
- Trùng điệp...
...
Với những nội dung phân loại như trên người thầy cần phải giúp các em
nắm được khái niệm và nhận diện được các dạng khác nhau của từng biện pháp
tu từ, có như vậy các em mới vận dụng kiến thức để giải được các dạng bài tập .
2. Giúp học sinh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của biện pháp tu từ.
Ví dụ Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của biện pháp tu từ ẩn dụ và
hoán dụ)
* Giống nhau: Đều là những phương thức tu từ mượn hình ảnh này để nói đến
hình ảnh khác
* Khác nhau:
Ẩn dụ

Hoán dụ


- Dựa trên quan hệ liên tưởng tương - Dựa trên quan hệ liên tưởng tương
đồng giữa hai đối tượng, bằng so cận giữa hai đối tượng, không sử dụng
sánh ngầm (tức là mối quan hệ giữa so sánh (tức là mối quan hệ giữa cái
cái được nói ra và cái muốn nói tời là được nói ra và cái muốn nói tới là mối
mối quan hệ tương đồng - giống quan hệ tương cận - gần nhau)
nhau)

- Không chuyển trường mà cùng trong

- Thường có sự chuyển trường nghĩa

một trường nghĩa

3. Giáo viên cần phân bổ thời gian hợp lí cho tiết dạy

9


Mỗi tiết học, giáo viên chỉ dành từ 5 → 10 phút về kiến thức lí thuyết còn lại
khoảng từ 35→ 40 phút dành cho các nhóm làm các dạng bài tập theo nhóm nêu
trên rồi chia bảng 3 phần, gọi 3 em đại diện cho 3 nhóm lên bảng để giải bài tập,
sau đó giáo viên chữa từng bài, nhận xét và chỉ ra lỗi ở bài làm của các em rồi tùy
vào mức độ chất lượng bài làm mà cho điểm khuyến khích những em làm bài chất
lượng khá rồi lấy điểm vào cột điểm miệng; Sau mỗi bài học cần cũng cố kiến thức
lí thuyết và ra thêm các dạng bài tập về nhà.
4. Sau từng bài học về mỗi biện pháp tu từ giáo viên cần có hệ thống câu hỏi và
ra dạng bài tập để học sinh làm đề cương ôn tập cuối mõi học kì
5. Trong cấu trúc chương trình ở các lớp có tự chọn, giáo viên cần dành một số
tiết tự chọn nhất định để hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập giái các bài

tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp
Phần II: . Rèn luyện kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ: Ẩn
dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp cho học sinh lớp 10 ban cơ bản
I. Giáo viên giúp học sinh giải các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp
Đối với biện pháp tu từ ẩn dụ có thể ra các dạng bài
1. Dạng dễ: Hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ ở những câu sau:
Thuyền ơi có nhớ bến không
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao)
Học sinh phải chỉ ra được các hình ảnh “Thuyền - Bén” là những hình ảnh ẩn
dụ
2. Dạng khó hơn: Phân tích ý nghĩa biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ ở câu
sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
10


Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu

(Xuân Quỳnh)

Học sinh phải chỉ ra được các hình ảnh “Thuyền – Biển” có mối quan hệ gắn
bó, đây là những hình ảnh ẩn dụ khiến ta liên tưởng đến tâm trạng, tình cảm của
trai gái yêu nhau
Giáo viên cũng có thể lựa chọn các bài tập về các biện pháp tu từ hoán dụ,
phép đối, phép điệp từ đễ đến khó như vậy
II. Thống kê các dạng bài tập về các biện pháp tu từ này ở SGK và hướng dẫn
cách giải bài tập nâng cao theo một hệ thống mà giáo viên đã sắp xếp

Ví dụ: * Phép điệp:
- Điệp từ: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ
mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin” (Nguyễn Duy)
- Điệp ngữ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi
năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng vè phe đồng minh chống phát xít mấy
năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập ” (Hồ Chí
Minh)
- Điệp vòng:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” (Đặng Trần Côn)

- Trùng điệp:

“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng” (Đặng Trần Côn)

Giáo viên cũng có thể lựa chọn các bài tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán
dụ, phép đối theo hệ thống và nâng cao như vậy

11


III. Giúp các em học sinh giải dạng bài tập dễ có sự nhầm lẫn trong sự đối
chiếu, so sánh giữa hai biện pháp tu từ có điểm giống nhau như Ẩn dụ, hoán
dụ.
Ví dụ: Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ và

hoán dụ ở các câu sau:
- Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời (Tố Hữu)
Hình ảnh “Trái tim” là một hoán dụ được dung để thay thế cho con người rất
dễ khiến các em có sự nhầm lẫn với ẩn dụ
- Ngoài thềm rời chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rời nghiêng (Trần Đăng Khoa)
Âm thanh “Tiếng rơi rất mỏng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà các em
rất khó phát hiện ra, hoặc nhầm lẫn là nhân hóa …
VI. Phân nhóm đối tượng để giải bài tập
Giáo viên cần nhóm những em khá làm một số bài tập nâng cao; nhóm các em
trung bình giải bài tập ở SGK; còn những em yếu cần đưa ra những bài tập dễ để
khắc sâu kiến thức lí thuyết và giáo viên cần chú ý đến những em học yếu và trung
bình để nâng cao kiến thức cho các em và cũng là nâng cao chất lượng mặt bằng
lớp học
Phần III. Một số kết quả đạt được sau quá trình
Rèn luyện kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán
dụ, phép đối, phép điệp tôi đã thu được kết quả là:
Bước đầu các em đã có được kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu
từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp. Hầu hết học sinh đã nhận diện và giải
được các biện pháp tu từ một cách thuần thục. Nhờ đó mà các em đã cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của một đơn vị thơ văn hoặc một tác phẩm văn chương.

12


Khảo sát chất lượng ở 2 lớp ở trường THPT Tống Duy Tân vào cuối năm học
tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp
10B

10D

Sĩ số
50 em
47 em

Ban
Cơ bản
Cơ bản

Loại giỏi
8 em
4 em

Loại khá
20 em
14 em

Loại TB
22 em
29 em

Loại yếu
Không
Không

PHẦN KẾT LUẬN
Dạy ngữ văn là giúp học sinh khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương và hình thành một số kĩ năng thực hành
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên giữ một vị trí, vai trò quan trong

giúp học sinh khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương và hình thành
một số kĩ năng thực hành, trong đó có kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện
pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp.
Muốn có hiệu quả cao trong giảng dạy giúp học sinh có được kiến thức và kĩ
năng tốt, người giáo viên phải tâm huyết, say mê nghề nghiệp có nhiều suy nghĩ,
trăn trở tìm tòi, đổi mới phương pháp cho từng bài dạy phù hợp với đối tương của
học sinh.. Một trong những đơn vị kiến thức quan trong quyết định giúp các em
khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương là phải rèn luyện cho được ở
các em kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ trong đó có biện pháp
tu từ ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp
Đề tài này cũng không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một cách tiếp cận
trong nhiều cách tiếp cận giúp học sinh rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt tốt hơn.
Trong phạm vi đề tài này, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Nhưng với tâm
huyết và tinh thần ham học hỏi của mình, tôi muốn đóng góp cho công việc dạy

13


học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý
và đồng cảm của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

CAM KẾT KHÔNG COPY
Thanh Hóa ngày 15 tháng 5 năm 2016

Nguyễn Văn Tinh

Lê Đình Luyện


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Chín, Giáo trình tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục 2006, Hà Nội
2. Bùi Minh Toán, Tiếng Việt thực hành , Nxb Giáo dục 2009, Hà Nội.
3. SGK ngữ văn 10 tập 1, tập 2, Nxb giáo dục 2006
4. Bài tập ngữ văn 10 tập 1, tập 2, Nxb giáo dục 2006
5. Từ điển tiếng Việt – Trung tâm nghiên cứu từ điển Hà Nội – Đà Nẵng 1998
6. Trang web Thư viện trực tuyến ViOLET (tham khảo một số bài viết trong
các giáo án, SKKN của trang web)
6. Trang web trực tuyến 123doc.org (tham khảo một số bài soạn về các biện
pháp tu từ, SKKN của trang web)

15


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................
2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................
4. Cấu trúc của bài viết.....................................................................................
NỘI DUNG: .....................................................................................................
Phần I: Một số giải pháp khi hướng dẫn học sinh giải bài tập về các
biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…………………………7
I.Giúp học sinh nắm vững kiến thức về lí thuyết mà trước hết là các
khái niệm về các biện pháp tu từ…………………………………………........7
II.Giúp học sinh tìm hiểu và nhận thức được vị trí vai trò và tầm quan trọng

của việc rèn luyện kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ…… 8
Phần II: . Rèn luyện kĩ năng thực hành giải bài tập về các biện pháp tu từ cho
học sinh lớp 10 ban cơ bản ………………………………………………….10
I.Giáo viên giúp học sinh giải các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp…………………………………………………………………… 10
II. Thống kê các dạng bài tập về các biện pháp tu từ này ở SGK và hướng dẫn
cách giải bài tập nâng cao theo một hệ thống mà giáo viên đã sắp xếp………11
III. Giúp các em học sinh giải dạng bài tập dễ có sự nhầm lẫn trong sự đối chiếu,
so sánh giữa hai biện pháp tu từ có điểm giống nhau như Ẩn dụ, hoán dụ…..12
VI. Phân nhóm đối tượng để giải bài tập …………………………………… 12
Phần III. Một số kết quả đạt được sau quá trình ………………………..12
KẾT LUẬN ................................................................................................... 13

16



×