Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiều luận tâm lí quản lí "Người có tâm lý khỏe"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.72 KB, 20 trang )

Bằng lý luận và thực tiễn em hãy giải thích câu nói “Người có
tâm lý khỏe mạnh” là người: -Biết chịu đựng -Biết tự chủ -Biết
giao thiệp (giao tiếp) Từ đó, theo em đối với nhà lãnh đạo,
quản lý một tổ chức cần có những giải pháp hữu hiệu nào để
tạo cho mọi thành viên trong tổ chức luôn có được một tâm lý
khỏe mạnh?

1


NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN




Điểm của Tiểu luận:

Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
...........................................................................................
...........................................................................................

Lời cảm ơn
Bước vào kì 1 năm học thứ hai ở Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, em đã có những bước đi vững chắc hơn trong con đường
rèn luyện bản thân. Em được tiếp xúc với những kiến thức có
liên quan nhiều hơn về chuyên ngành của mình. Trong đó có
môn Tâm lí quản lí được PGS.TS Đỗ Văn Viện giảng dạy. Sự
giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em có một nền tảng kiến
thức bổ ích và quan trọng để nhóm em hoàn thành bài tiểu
luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy
đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian qua.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khả năng và thời
gian có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Em rất biết ơn và
mong nhận được những ý kiến trao đổi từ Thầy.
Xin gửi đến thầy lời chúc sức khỏe và thành công!
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!
Người thực hiện – TRẦN THỊ HUYỀN

2


I.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Những thắng lợi to lớn mà nhân dân ta đã giành được sau
cách mạng tháng 8 năm 1945 và qua hai cuộc kháng chiến
chống kẻ thù xâm lược cũng như những thành tựu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN là bằng
chứng khẳng định tính tất yếu khách quan về sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đất
nước ta tiếp tục đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhiều năm liên tục ở mức khá, nhiều doanh nghiệp nhà
nước đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong
nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta gặp không ít
những khó khăn, thách thức.
Việc củng cố, nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở nước ta càng trở nên cấp thiết. Điều quan trọng
nhất đối với nhà quản lý là phải biết vận dụng một cách linh
hoạt phong cách lãnh đạo của mình. Giống như một đoàn tàu
ra khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng ở thuyền trưởng - người
3



chèo lái con tàu đất nước. Do đó, bản thân tôi mong những
người cộng sản lãnh đạo đất nước trong tương lai phải hiểu rõ
truyền thống lịch sử, văn hoá và nhìn vào bốn ngàn năm lịch
sử để nhìn rõ con đường đi lên của đất nước.
Những yêu cầu trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải
nghiên cứu về tâm lý của người lãnh đạo và các tổ chức. Bởi vì,
mỗi con người, mỗi tổ chức xã hội là một thế giới tâm lý rất
phức tạp và phong phú. Thế giới tâm lý này là động lực nội
tâm chi phối từ nhận thức đến hành vi của các chủ thể.
Kỹ năng lãnh đạo là sự rất cần thiết, nhưng chưa đủ để
nhà lãnh đạo nắm chắc thành công. Cái không thể thiếu ở một
người lãnh đạo là biết mình lãnh đạo ai, trong môi trường kinh
tế, xã hội, văn hoá nào, với những truyền thống, phong tục,
tập quán ra sao và quan trọng hơn hết cần đưa ra tầm nhìn
như thế nào để đem lại lợi ích lớn nhất cho người sẽ chịu ảnh
hưởng từ tầm nhìn ấy.
Xuất phát từ nhận thức trên, người lãnh đạo tương lai phải
có trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử, với trọng trách mà họ
đang gánh vác nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số
giải pháp hữu hiệu để nhà lãnh đạo, quản lí một tổ chức
cần có để tạo cho mọi thành viên trong tổ chức luôn có
được một tâm lí khỏe mạnh ”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Giải thích câu nói “ Người có tâm lí khỏe” là người :
Biết chịu đựng
Biết tự chủ
Biết giao thiệp


4


- Đưa ra một số giải pháp hữu hiệu để nhà lãnh đạo, quản lí
một tổ chức tạo cho mọi thành viên trong tổ chức luôn có được
một tâm lí khỏe mạnh ”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tâm lí của những nhà lãnh đạo, quản lí Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý
thuyết: Những cơ sở lý luận khoa học, các khái niệm liên quan
vấn đề nghiên cứu.

II. GIẢI THÍCH: “ NGƯỜI CÓ TÂM LÍ KHỎE ”
Tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan của bản
thân, của tự nhiên, xã hội vào bộ não người và được con
người tích lũy và biểu hiện thành các hiện tượng tâm lý.
5


Ý thức là vật chất được chuyển vào não người và được
được cải tạo tại đó. Tâm lý ý thức là vật chất được phản
ánh một cách sinh động.
Tâm lí học là môn khoa học nghiên cứu về quy luật
của đời sống tâm lý con người.
Tóm lại, tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của
tâm lý học, chuyên nghiên cứu những vấn đề trong hoạt
động quản lý, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt
được hiệu quả tối ưu.

1. “ Người có tâm lí khỏe” là người biết chịu đựng
Thành công lớn nhất của mỗi người là giữ lại toàn vẹn bản
thân mà không xoay vần theo những biến cải của cuộc đời.
Điều ấy cũng có nghĩa là trở nên mạnh mẽ hơn và giỏi chịu
đựng hơn.
Trưởng thành đồng nghĩa với những cố gắng không ngừng
nghỉ trong mỗi chúng ta. Thành công sẽ đến với bất kì ai,
nhưng đó chỉ là sau khi đã trải qua quá trình rèn luyện và
trưởng thành mà thôi. Nỗi đau nào cũng bao hàm trong nó một
vẻ đẹp riêng, có thể là nỗi đau của sự trưởng thành, cũng có
thể là nỗi đau của sự khao khát muốn biết ta là ai trong cuộc
đời này.
Trong kinh Anguttara Nikaya, Đức Phật từng đưa ra một hình
ảnh ví von rằng: Nếu bỏ một vốc muối vào trong tô nước thì tô
nước ấy sẽ rất mặn, đến mức không thể uống được nữa. Nhưng
nếu cho vốc muối ấy xuống sông Hằng, dù có thêm cả chục ký
muối, thì nước sông sẽ không vì thế mà thay đổi. Nước sông
6


Hằng uống được không phải vì nó không chứa muối, mà là vì
lượng nước quá mênh mông nên vốc muối ấy bỗng trở thành
bé nhỏ. Con người cũng như vậy, ai mà không có nỗi khổ hay
niềm đau, vấn đề là trái tim mỗi người có đủ lớn để dung hoà
nó hay không, có đủ kiên nhẫn để chịu đựng nó hay không?
Ai đó ví đời người như một bát cháo, từng hạt gạo trắng
ngần nhờ trải qua quá trình ninh nấu mới có thể mềm nhuyễn,
mới có thể thơm ngon. Cũng có người ví kiếp nhân sinh như
một thang thuốc đắng, cần đun lửa nhỏ riu riu để nấu nhừ. Lại
có người ví cuộc đời như một bát canh hầm, cần nấu một cách

từ từ trong thời gian lâu mới đượm lên mùi vị ngọt ngào, thơm
ngon quyến rũ. Cho dù đúc kết hay so sánh với bất kể điều gì,
thì đó cũng là một sự từng trải. Sự từng trải ấy cần qua thời
gian lâu dài mới có được trải nghiệm — đó gọi là “chịu đựng”.

Dùng từ “chịu đựng” để hình dung về đời người, có thể bạn
sẽ thấy hơi khoa trương. Tuy nhiên nếu mỗi người chúng ta
tĩnh lặng ngồi xuống, suy ngẫm lại tỉ mỉ những điều đã qua, tôi
tin rằng cho dù là bậc lão niên hay người còn trẻ, là nam hay là
nữ, bạn và tôi đều cảm nhận được những ý vị sâu xa đằng sau
cách nói này.
Lâm Ngữ Đường, một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm
kết nối hai nền văn hoá Đông-Tây, từng có câu nói rất hay
rằng: “Hãy bưng bình trà và rót ra hết thảy những chịu đựng
giày vò tới bản chất tinh túy nhất của cuộc sống” – Tôi không
nhớ rõ đã đọc được câu này trong tác phẩm nào, chỉ cảm thấy
nó vô cùng sâu sắc. “Bình trà” mà Lâm Ngữ Đường đề cập
7


trong câu nói trên không chỉ đơn thuần là “một bình trà” mà
còn là “trà của tâm hồn”.
Đó là khi chúng ta rơi vào nghịch cảnh trong cuộc sống, hãy
cố gắng tìm cho bản thân một “tách trà tâm hồn”. Nó cũng
giống như những lá trà xanh kia, hòa mình vào sức nóng bỏng
của nước, tìm thấy sự an ủi, tìm lại sự bình tĩnh, sau đó có thể
tự mình thản nhiên vượt qua.
“Chịu đựng” là khi bạn không dễ dàng bỏ cuộc, không dễ
dàng thay đổi. Đó khi vui vẻ mà vẫn giữ chắc sự kiên định
trong tâm, khi buồn đau vẫn không đánh mất tia hy vọng vào

cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn trân trọng từng
ngày tháng trong cuộc đời.
“Chịu đựng” là khi bạn bình thản lãnh đạm với mọi điều
xung quanh, luôn có ý chí phấn đấu tiến lên, kiên trì cố gắng
đạt được mục tiêu, mặc cho sóng gió phong ba hay những lời
đàm tiếu thì tâm vẫn không lay chuyển. Đó là người biết được
sự rắc rối phức tạp của cuộc sống, rằng cuộc đời không phải
lúc nào cũng như mơ. Vậy nên họ luôn giữ tâm thái thản nhiên,
bao dung, khoáng đạt với tất cả những điều hợp lý và không
hợp lý quanh mình.
“Chịu đựng” trên bề mặt là một loại khảo nghiệm, nhưng
thực tế lại là sự thăng hoa. Mỗi người trên bước đường nhân
sinh đều trải qua những ngã rẽ khác nhau, những sự cố khác
nhau. Cuộc đời mỗi người cũng giống như một cuốn tiểu thuyết
trường thiên mà bản thân chúng ta là nhân vật chính. Nếu
muốn có một cuộc đời phong phú nhiều sắc màu, hãy từ từ
chịu đựng, từ từ trải nghiệm, từ từ thưởng thức, từ từ lĩnh hội.
8


Chỉ sau khi trải qua quá trình như vậy, bạn mới thật sự thấu
hiểu hết vị chua, cay, ngọt, bùi của cuộc sống.
Vậy cũng nói, chịu đựng chính là cảnh giới cao nhất của đời
người. Trong quãng thời gian dài đằng đẵng của sinh mệnh,
khó có thể nhìn thấy ngọn nguồn mọi chuyện. Đừng vì một làn
gió xuân mà nhất thời đắc ý, cũng đừng vì một lần thất bại mà
coi thường bản thân.
Nhìn lại trong lịch sử ta có thể thấy được điều này. Những
anh hùng lưu danh thiên cổ đều là người biết cương, nhu đúng
lúc. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ

có lúc ta cảm thấy đắc ý, nở mày nở mặt vì làm được điều gì
đó; trái lại, cũng có lúc sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi
chuyện không được như mong nguyện. Là bậc trí huệ thì
“thắng không kiêu, bại không nản”, kiên định vững vàng, vấp
ngã rồi lại đứng lên tiến bước. Biết nhẫn nhịn mới có thể trải
nghiệm được hết đắng cay ngọt bùi; biết chịu đựng mới có thể
lùi một bước để tiến ba bước, mới có thể viên mãn công thành.
Tôn Tẫn bởi có thể chịu đựng mới hoàn thành được tác phẩm
nổi tiếng để đời “Binh pháp Tôn Tử”; Tư Mã Thiên bởi có thể
chịu đựng suốt 18 năm ròng mới hoàn thành được bộ “Sử Ký”
tiếng thơm ngàn đời… Ngược lại, có người không giữ mình
trước sự cám dỗ, không nhẫn chịu trước nguy nan, mà lãng phí
cả cuộc đời son trẻ. Bởi vậy, có thể nói “chịu đựng” sẽ giúp ta
giữ vững bản thân và có được tất cả.
Cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng
nhẹ nhàng. Trong quá trình chịu đựng, mỗi chúng ta sẽ nếm
trải các hương vị khác nhau của cuộc sống: Vị mặn của những
9


giọt nước mắt khổ đau, vị ngọt ngào của niềm hạnh phúc, vị
chua xót về những ký ức đã qua, vị đắng nghẹn khi gặp những
thất bại… Tuy nhiên chỉ cần chúng ta có thể từ từ chịu đựng,
nhẫn nại vượt qua, và không bao giờ từ bỏ ước mơ hy vọng, thì
khi ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện đó là những trải
nghiệm đáng trân quý nhất trong cuộc đời.
Đời người tiến hay lùi cũng là việc thường thấy, điều then
chốt là ta có thể kiên định, có thể chịu đựng hay không. Chịu
đựng là không dễ dàng buông bỏ, không tùy tiện rời khỏi vị trí
của mình, từng bước từng bước cố gắng để đạt được mục tiêu

lý tưởng của bản thân. Chỉ khi đã trải qua quá trình chịu đựng,
bạn mới có thể mỉm cười vào giây phút sau cùng.
Chính trong những ngày tháng gian khổ mà có thể kiên
cường vững bước đi lên, chính trong những cay đắng ngọt bùi
của cuộc sống mà tìm được sự rực rỡ huy hoàng cho tương lai.
Mỗi lần chịu đựng là một lần thành tựu bản thân, mỗi lần chịu
đựng là một lần hoàn thiện chính mình. Vậy nên, chịu đựng
chính là bức tranh đẹp nhất trong hồi ức sinh mệnh mỗi người.
Con người ta trong những năm tháng cuộc đời, khi có thể
chịu đựng, có thể hy sinh để đạt được một điều gì đó, họ mới
thực sự thấy cuộc đời mình thật không uổng phí. Họ sẽ không
hối hận, không cảm thấy cuộc sống vô vị, cũng không đố kị
oán trách mình khổ đau.
Chịu đựng mới là điều mỗi người cần nếm trải để có thể
trở về với bản ngã chân chính của mình. Trong quá trình chịu
đựng, bạn sẽ nhìn thấy được những tòa lâu đài vàng, sẽ thực
sự cảm nhận được thành công của tự bản thân mình.
Những món canh tuyệt hảo trên thế giới đều trải qua quá
trình ninh nấu mới có thể được, những tách trà thơm ngon
cũng phải trải qua quá trình cũng phải công phu mới có thể
10


được. Bởi vì, chịu đựng chính là ý nghĩa nhân sinh, là cảnh giới
cao nhất của đời người.

2. “ Người có tâm lí khỏe” là người biết tự chủ
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là người cố tính
tự chủ? Tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của
mình, không bị ai chi phối. Từ xưa, con người đã đánh giá cao

vai trò của mình và đặt ngang hàng với trời đất (thiên – địa –
nhân). Như vậy, về bản chất, con người từ khi mới xuất hiện đã
có tính tự chủ rất cao. Tính tự chủ của con người là tính tự lập
trong cuộc sống. Đối với tự nhiên, con người luôn tìm cách tiếp
cận, thăm dò, khám phá, giải thích các hiện tượng thời tiết, khí
hậu, tìm cách chế ngự thiên tai như bão lụt, hạn hán, sóng
thần, núi lửa, băng giá… Trong lao động sản xuất, con người tự
chủ luôn tìm cách chung sống hòa thuận, đoàn kết, khắc phục
khó khăn để làm ra của cải. Trong chiến đấu, con người tự chủ
luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ với đồng chí, đồng
đội để chiến thắng kẻ thù. Trong đời sống văn hóa, tinh thần,
con người tự chủ luôn biết lắng nghe để tìm sự đồng tình, đồng
điệu trong tâm hồn bạn bè, tri âm, tri kỉ.
Tính tự chủ của con người có vai trò to lớn trong cuộc
sống tập thể và cá nhân. Người có tính tự chủ cao nếu ở cương
vị của một thủ lĩnh hoặc người lãnh đạo, người chỉ huy, người
quản lí… thường đưa ra những đường lối, chính sách, quyết
định đúng đắn, sáng suốt, kịp thời, có tính hiệu quả cao và có
ảnh hưởng to lớn, tạo ra những bước ngoặt trong cuộc sống
của bản thân và tập thể, cộng đồng xã hội.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có biết
bao gương sáng về những con người có tính tự chủ cao. Từ xa
xưa, để mở mang giang sơn gấm vóc, Lạc Long Quân và Âu Cơ
đã quyết định chia đôi một trăm người con, nửa lên rừng, nửa
xuống biển lập nghiệp. Để có một kinh đô ngàn năm văn hiến
như Hà Nội ngày nay, vua Lý Thái Tổ đã táo bạo ra quyết định
11


dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Quyết định sáng suốt đó đến

tận bây giờ vẫn còn làm cho hàng triệu con tim đồng tình và
thán phục. Trong kháng chiến chống quân Nguyên, mấy lần
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã quyết định bỏ Thăng
Long trong tình trạng vườn không nhà trống dể dụ địch, sau đó
tổng phản công chiếm lại kinh đô. Trong kháng chiến chống
quân Thanh, Quang Trung Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy cuộc
hành quân thần tốc, quyết định bí mật tấn công quân giặc vào
mồng năm Tết để làm nên chiến thắng Đống Đa lịch sử. Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại 1954, đại tướng Võ Nguyên
Giáp cũng đã quyết định kéo pháo vào trận địa rồi lại kéo pháo
ra để nghi binh, đánh lừa quân địch, nhờ đó mà làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu…
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay, có rất
nhiều gương sáng về tính tự chủ. Đó là những kỹ sư, cán bộ,
công nhân dám nghĩ dám làm, không sợ trách nhiệm, biết xả
thân vì việc lớn của đất nước, của xã hội. Họ đã xây dựng
thành công nhiều công trình vĩ đại như những giàn khoan dầu
trên biển Đông, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, thủy điện
sông Đà, Trị An, Yaly, đường dây điện cao thế 500 kilôvôn,…
Đặc điểm nổi bật của những con người có tính tự chủ cao là
trong tâm hồn họ luôn cháy sáng ngọn lửa của niềm tin và
nghị lực. Họ có ý chí và sự quyết đoán cao, nhưng không phải
vì thế mà họ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và những
người xung quanh.
Như trên đã nói, người tự chủ là người có tính quyết đoán.
Nhưng để có sự quyết đoán, họ luôn luôn lắng nghe và tham
khảo ý kiến của mọi người, của tập thể. Vì chỉ có lắng nghe sự
góp ý của số đông thì họ mới có đủ thông tin và dữ liệu để xử
lý, xem xét vấn đề một cách kĩ càng, thấu đáo, từ đó quyết
định của họ mới mang tính khách quan, khả thi, công việc mới

tiến triển thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
12


Sử sách còn ghi chuyện vua Lý Thái Tổ trước khi quyết định
dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) đã hỏi ý kiến của bá
quan văn võ trong triều và cả dân chúng. Trần Hưng Đạo cùng
vua Trần mở hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến các vị bô lão
trong cả nước và tướng sĩ trước khi mở chiến dịch đánh quân
Nguyên. Ngày nay, Quốc hội và Đảng ta cũng thường xuyên
trưng cầu ý kiến toàn dân trước khi ban bố một chính sách
quan trọng nào đó. Từ đây ta có thể thấy được, lắng nghe ý
kiến mọi người là điều cần thiết và bổ ích mà bất cứ ai có tính
tự chủ đều nên làm.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, con người có tính
tự chủ cần phải có sự liên kết, phối hợp, chia sẻ với cộng đồng
hơn bao giờ hết. Những người ở vị trí lãnh đạo, càng phải hiểu
rõ điều đó hơn ai hết để tránh những quyết định chủ quan, sai
lầm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho dân, cho nước.

3. “ Người có tâm lí khỏe” là người biết giao thiệp
Người lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói
và cả văn viết, phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói,
ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết
phục. Nhà lãnh đạo tài năng thường sử dụng ngôn ngữ làm lay
chuyển mọi người. Họ nói năng rất rõ ràng, chính xác, họ có
cách sử dụng từ vựng vô cùng hoàn hảo, phù hợp với từng đối
tượng.
Người lãnh đạo giỏi phải biết bày tỏ cảm xúc của mình và
tìm hiểu cảm xúc của người khác. Hãy nói với các nhân viên

rằng họ đang cảm thấy thế nào về công việc và cường độ làm
việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở
thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết
13


bạn đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quae làm
việc của họ. Khi những giá trị chính là gì và điều này tạo ra
một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ NHÀ LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÍ MỘT TỔ CHỨC TẠO CHO MỌI
THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC LUÔN CÓ MỘT TÂM
LÍ KHỎE MẠNH
Lãnh đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng đến
người khác làm cho nhân viên tự nguyện và nhiệt tình phấn
đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Vì lãnh đạo hiệu
quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đạt mục
14


tiêu của tổ chức. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý,
đòi hỏi người lãnh đạo cần áp dụng một số nhân tố về tâm lý
và phong cách lãnh đạo như sau:
1. Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông
tin trọng yếu, lời khuyên.
+ Thiếu thân thiện là một điểm không tốt. Mỗi lần bạn không
thân thiện với ai đó, bạn đã trãi qua một thất bại trong việc
kiểm soát bản thân. Do đó, dù ở cương vị nào đi chăng nữa
chúng ta phải đối xử thân thiện với mọi người.

+ Quản lý con người, chứ không phải quản lý đồ vật và thư
điện tử. Hãy ghi nhớ rằng các kênh thông tin kỹ thuật số, thư
điện tử, là những hình thức không thiện cảm nhất trong giao
tiếp. Các hình thức này đưa ra ít gợi ý nhất, giao tiếp ít cảm
xúc nhất và tạo ra chất lượng các mối liên hệ kém nhất.
2. Người lãnh đạo đất nước thời kỳ đổi mới phải có các
điều kiện tiên quyết
- Người lãnh đạo phải có Tâm, biết đặt quyền lợi của đất nước
lên trên quyền lợi của bản thân, biết hy sinh vì đất nước, vì
nhân dân. Điều này rất quan trọng.
- Yếu tố quan trọng của người lãnh đạo là sự sáng suốt để có
thể phát hiện và hiểu các quy luật phát triển và điều chỉnh mọi
quyết định cho phù hợp với thực tiễn. Người lãnh đạo phải có
năng lực cảm nhận, phát hiện và sáng tạo những quy luật biến
động và bất trắc của cuộc sống, chứ không phải theo những
khuôn phép của quá khứ.
- Phải có nhận thức về trách nhiệm và phương pháp lãnh đạo
mới. Biết mềm dẻo để phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cải
cách luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Nhu cầu đổi mới và
cải cách của xã hội nào cũng như nhau là để đến một xã hội,
một thế giới phát triển bền vững, họ phải hiểu được bản thân
sự phát triển bền vững, phải dựa trên nhận thức của từng
người và sự đồng thuận của cả xã hội.
- Nhà lãnh đạo chính trị cần giải quyết được các vấn đề:
+ Xác định được rõ ràng địa vị của Việt Nam trong tiến trình
phát triển thế giới.
15


+ Biết cảm nhận và xác định các yếu tố, điều kiện để bảo vệ

sự an toàn của đất nước, của nhân dân.
+ Xây dựng một hệ tư tưởng, triết lý về kinh tế, quân sự Việt
Nam.
+ Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá.
+ Xây dựng đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa
nhận các giá trị phương Tây và văn hoá phương Đông.
- Nhà lãnh đạo phải có đức dũng cảm vì người lãnh đạo là linh
hồn của nhân dân, chỗ dựa của nhân dân, là người cầm lái của
con tàu đất nước đưa dân tộc đến con đường hạnh phúc. Do đó
người lãnh đạo phải định được tư tưởng của mình như
Napoleon Bonapart đã xác định rằng “Ta có thể mất tiền, vì
như vậy là không mất gì cả. Ta có thể mất niềm tin, vì như vậy
mới là mất một nửa. Nhưng nếu mất lòng dũng cảm, điều đó
có nghĩa là mất tất cả”. Một người lãnh đạo như một vị tướng
phải là một người dũng cảm.
Lịch sử nước ta ở nửa thế kỷ trước có Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
đất nước và nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến giành
độc lập dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI này, liệu sẽ là ai bước
tiếp con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang phẩm chất
lãnh đạo Hồ Chí Minh để lái con tàu đất nước trên con đường
tiến tới “Thịnh Vượng, Bình An và Hạnh phúc”.
3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
- Điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo để xác định rõ những
mặt hạn chế và yếu kém. Trên cơ sở đó, tiến hành phân định
trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có chương trình đào
tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo. Cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo cấp bậc,
chức vụ. Mở rộng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các
phương thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt như: hội thảo, sinh

hoạt câu lạc bộ. Mặt khác, cần tiến hành luân chuyển cán bộ.
4. Một số giải pháp khác
- Trong bất cứ công việc gì, trong bất cứ điều kiện nào, hoàn
cảnh nào, người lãnh đạo đều luôn luôn xuất phát từ quan
16


điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem
xét, đưa ra quyết định và xây dựng kế hoạch hành động, giải
quyết mọi vấn đề, dũng cảm bảo vệ cái đúng, phê phán cái
không đúng.
- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dạn cắt bỏ các bộ phận kém hiệu
quả, cho kiêm nhiệm để nâng cao đời sống cho nhân viên.
- Xây dựng phong cách làm việc dân chủ tập thể, thường
xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, thống nhất giữa nhận
thức và hoạt động thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm.
Hãy nhìn những việc người thực hiện làm chứ không nên nghe
những điều người đó nói.
- Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với
thành tích công việc ở tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc
biệt quan trọng liên quan đến những công việc đòi hỏi mức độ
tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài ba thể hiện trí tuệ
cảm xúc của họ thông qua năm thành tố chính: tự nhận thức,
tự động viên, đồng cảm và kỹ năng xã hội. Do vậy, chọn người
lãnh đạo giống như chọn nhạc trưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự
chỉ đạo của nhạc trưởng.
- Lòng trung thành của người lãnh đạp quản lý điều kiện cơ chế
thị trường hiện nay phải được thể hiện ở lối tư duy sáng tạo, ở
phong cách làm việc khoa học và đem lại hiệu quả kinh tế xã

hội cao.
- Cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển, rất phong phú
và đa dạng, muôn màu muôn vẻ nhưng trong cái đó thì các
chủ trương chính sách của Đảng dù có đúng đắn đến mấy
cũng là sản phẩm của con người, do đó nó không thể là thuốc
vạn năng chung cho tất cả các con bệnh, bởi vậy trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ chính trị thì chúng ra phải giữ vững
quan điểm lập trường, tính nguyên tắc đồng thời phải chủ
động sáng tạo, nhanh nhạy với sự phát triển mới của tình hình
để tìm tòi chọn cho được một giải pháp tối ưu. Có câu “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến”. Cuộc sống quá ngắn để làm việc cho một
kẻ khó chịu hay là trở thành một kẻ khó chịu. Do đó, người
lãnh đạo có thể làm gương tốt cho các thành viên trong cơ
quan và các đồng nghiệp, người lãnh đạo tạo ra văn hoá cơ
17


quan. Cần đề nghị thăng chức cho những người có tác động
cảm xúc tốt và không thăng chức cho những nhân viên khó
chịu về mặt tâm lý. Người lãnh đao cần công khai các hướng
dẫn làm gì cũng cần học hỏi, làm lãnh đạo không những cần
học mà còn phải học nhiều hơn người khác, học liên tục không
ngừng, học ở trường, ở lớp, học ở đồng nghiệp và học ở nhân
dân.
- Làm gì cũng phải tận tuỵ, say mê, trăn trở với công việc thì
người lãnh đạo mới có sự tìm tòi, sáng tạo, mới đề xuất được
những ý kiến hay, mới có một phương án tốt đạt chất lượng và
hiệu quả cao. Sự đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống
của nhân dân khi thống nhất giữa tính trung thực và việc làm
của người cán bộ lãnh đạo. Phải có chính kiến của riêng mình,

thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.
- Lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, tuyên bố một viễn cảnh
thực tế, đáng tin và hấp dẫn về tương lai cho cơ quan sẽ phát
triển vượt lên và cải thiện tình hình hiện tại. Max DePree đã
từng nói trong cuốn sách có tựa đề Leadership Jazz: “Nhà lãnh
đạo ban nhạc Jazz phải lựa chọn âm nhạc, tìm kiếm nhạc công
thích hợp và trình bày trước công chúng. Nhưng hiệu quả của
thành tích bị lệ thuộc vào nhiều điều: môi trường, người tình
nguyện chơi cho ban nhạc, nhu cầu cần mọi người trình bày
dưới góc độ cá nhân và nhóm, sự lệ thuộc tuyệt đối của nhà
lãnh đạo vào các thành viên của ban nhạc, sự cần thiết đối với
đồng nghiệp phải chơi tốt…Nhà lãnh đạo của ban nhạc Jazz có
cơ hội tuyệt vời để chọn ra người tốt nhất từ các nhạc công
khác nhau. Chúng ta phải học từ nhà lãnh đạo ban nhạc Jazz,
đối với Jazz, giống như lãnh đạo, kết nối tính không dự báo
trước được trong tương lai với các phần thưởng cho các cá
nhân”.
- Làm tốt công tác cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ đúng chuyên
môn, nghiệp vụ, không chen tình cảm riêng tư vào trong công
tác cán bộ, bỏ cơ chế con ông cháu cha thiếu năng lực. Có
chính sách, chế độ thu hút nguồn nhân tài.
- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị. Như
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nói rằng: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
18


đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”.

- Bản thân người lãnh đạo phải không ngừng đổi mới phong
cách, lề lối làm việc có khoa học, hợp lý, nhằm nâng cáo tính
năng động, tính sáng tạo đa dạng và phong phú. Làm việc có
hiệu quả, chất lượng, thiết thực với chức năng công việc của
mình đảm nhiệm phụ trách, theo dõi, quản lý ở từng cơ quan,
đơn vị.
- Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính
kế thừa nhằm tạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến
chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong công tác đào tạo. Người
lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.
- Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi
năm. Nếu người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người
được kính trọng thì phải là một người biết học tập suốt đời để
xứng đáng với vị trí của mình.
Trên đây là một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh
đạo, bản thân hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý tại đơn vị mình trong thời
gian đến.

IV. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải
có tầm nhìn xa, trông rộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới
sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả, xây dựng cuộc
sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền
tảng thế giới quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa
phương, bè phái, thực dụng, hẹp hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi.
Con đường hiệu quả nhất nhất giúp người lãnh đạo quản
lý hoàn thiện nhân cách là tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng,
trang bị cho mình những tri thức khoa học, kỹ năng lãnh đạo

quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình.
19


Việc áp dụng các nhân tố trong tâm lý và phong cách lãnh đạo
là một vấn đề mới và quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn đối với người lãnh đạo quản lý. Mỗi người lãnh đạo, quản lý
đều phải quan tâm và có nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng sáng
tạo và bổ sung hoàn chỉnh thường xuyên phương pháp và
nghệ thuật lãnh đạo, quản lý trong tất cả các lĩnh vực, phải
hiểu đặc điểm tâm lý của từng nhân viên.
Lãnh đạo quản lý là quá trình chỉ huy và điều khiển
trong một hệ thống xã hội nhất định. Chỉ huy là xác định mục
tiêu và truyền đạt mục tiêu, tìm ra biện pháp thực hiện mục
tiêu, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đó chính là
xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, lúc nào đặt quyền lợi của
nhân dân lên hàng đầu. Đó chính là cái “TÂM” của người lãnh
đạo quản lý.
Phong cách lãnh đạo liên quan đến uy tín của người
lãnh đạo, quản lý. Lựa chọn được phong cách quản lý đúng là
rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nó ảnh hưởng ngay đến
uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương tiện
quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối
với người lãnh đạo là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp
với công việc hiện tại, với từng đối tượng, với từng yêu cầu,
nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Do đó, tâm lý và
phong cách người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đến hiệu
quả quản lý của cơ quan.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã

có nhiều cố gắng để nghiên cứu nhưng chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự
đóng góp, ý kiến của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.

20



×