Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế của Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.15 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc.
Chính vì thế mà hệ thống cảng biển ở thành phố này vô cùng phát triển. Vào những
năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như
một trung tâm thương mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của
Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với
nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ
Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu. Cảng Hải Phòng là một cụm
cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống
cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng
nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và
các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Những năm qua kinh tế biển nhất là giao thông vận tải đường biển của thành
phố Hải Phòng phát triển khá nhanh, mạnh, vững chắc đã góp phần quan trọng vào
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh
Tuy nhiên, bên cạnh đó, giao thông vận tải ninh đường biển của thành phố
phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cần có biện pháp phát triển
mạnh mẽ hơn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
Với đề tài của bài tập lớn “Căn cứ lý thuyết về việc xây dựng hệ thông tin
nói chung thuộc “Hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế của Nhà nước” để xây
dựng kế hoạch phát triển giao thông vận tải đường biển của thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2015-2020.” sẽ giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn về giao thông vận tải
biển thành phố Hải Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Tiệm đã tận tình chỉ dẫn
để em có thể hoàn thành bài tập lớn này. Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài
tập lớn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!


Học viên


Nguyễn Thị Hồng Gấm
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
- Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ nền
kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm
đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả
3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước.
- Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản
lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan
hành pháp (Chính phủ). Và được gọi là quản lý hành chính - kinh tế.
1.2 Tìm hiểu chung về thông tin trong quản lý
1.2.1: Khái niệm về thông tin
Hiểu một cách tổng quát, thông tin là kết quả phản ánh các đối tượng trong
sự tương tác và vận động của chúng.
Thông tin không phải là vật chất nhưng thông tin không thể tồn tại bên ngoài
cái giá vật chất của nó tức là vật mang tin. Những vật mang tin, có thể là âm thanh,
chữ viết, các biểu đồ, sơ đồ… và gọi chung vật mang tin là dữ liệu hoặc thông báo.
Người ta thường xét một dữ liệu hoặc thông báo về hai mặt:
- Mặt dung lượng thông tin chứa trong dữ liệu hoặc thông báo đó. Một dữ
liệu được coi là có dung lượng thông tin lớn nếu nó phản ánh được nhiều mặt,
nhiều đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
- Mặt chất lượng thông tin chứa trong dữ liệu hoặc thông báo đó. Một dữ liệu
được coi là có chất lượng cao nếu nó phản ánh những mặt bản chất, những đặc
trưng chủ yếu, quy luật hoạt động và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Vì giá trị (lợi ích) của thông tin chứa trong thông báo, dữ liệu liên quan đến
việc giải quyết nhiệm vụ mà người nghiên cứu quan tâm nên nó không chỉ thay đổi
theo người nghiên cứu mà còn thay đổi theo nhiệm vụ cần phải giải quyết. Trong

quản lý nhà nước về kinh tế, thông tin là những tín hiệu mới được thu nhận và nhận


biết để sử dụng cho việc đề ra và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý kinh tế
của nhà nước.
1.2.2. Vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế
Khi nói đến ý nghĩa của thông tin, các nhà quản lý đã ví: Nếu coi tổ chức như
một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống đảm bảo thông tin hai chiều là hệ
thần kinh của nó.
- Dưới góc độ điều khiển học, quá trình quản lý kinh tế thực chất là quá trình
thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý…
Không có thông tin thì không tiến hành quản lý được.
- Thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó vừa là yếu tố đầu vào vừa là nguồn
dự trữ tiềm năng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Thông tin kinh tế đang trở thành
một trong những nhân tố hàng đầu quyết định vận mệnh Kinh tế - Chính trị - Xã
hội của mỗi quốc gia.
1.2.3. Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế


Tính chính xác
- Thông tin phản ánh đúng tình hình thực tế và phải được thu thập từ các
nguồn xác đáng và có căn cứ, thuyết phục.
- Thông tin trong quản lý kinh tế của nhà nước nếu không chính xác thì khó
có thể giúp cho nhà nước đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đặc biệt đối với
những hành vi xấu mang tính tội ác, lộng hành (tham nhũng, quan liêu, phá hoại…)
trong quản lý thường không dễ dang phát hiện ra.



Tính kịp thời

- Thông tin phải phản ánh tình hình đang diễn ra và cần thiết cho công tác ra
quyết định giải quyết những mâu thuẫn bức xúc hiện tại hoặc tương lai.
- Thông tin trong quản lý kinh tế của nhà nước không đảm bảo tính kịp thời
sẽ đưa lại tính thiếu hụt, yếu kém, mất thời cơ… mà khó có thể ngăn ngừa.



Tính đầy đủ, hiện đại và tính hệ thống của thông tin
- Thông tin phải đủ về dung lượng tin và nêu bật được bản chất của hiện
tượng phản ánh đầy đủ các khía cạnh của vấn đề và đưa ra quyết định chính xác.


- Thông tin phải mới nhất, phải được thu thập theo phương pháp hiện đại
nhất và được chế biến theo phương tiện hiện đại nhất.
- Tính hệ thống của thông tin đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống thông tin
kinh tế định lượng tất cả các hoạt động quan trọng trong nền kinh tế. Hệ thống này
cho phép có khả năng tổng hợp nhanh chóng, chi tiết từ cơ sở địa phương qua mạng
lưới thông tin.


Tính logic và ổn định
- Tính logic của thông tin, đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xử lý, truyền
đạt, lưu trữ theo một trình tự khoa học, hợp lý; vừa giúp cho người quản lý thấy rõ
vấn đề cần nghiên cứu, vừa giúp cho tính kế thừa trong quản lý được liên tục.
- Tính ổn định của thông tin, đòi hỏi các quyết định quản lý nhà nước về kinh
tế phải có giá trị ổn định tương đối trong một thời kỳ đủ dài, tránh việc ban hành
pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội mang tính thay đổi, bất thường. Ngoài
ra, còn đòi hỏi nhà nước phải có một hệ thống thông tin mạnh và hiện đại để hòa
nhập được với hệ thống thông tin khu vực và quốc tế.




Tính kinh tế
- Thông tin quản lý kinh tế của nhà nước phải đảm bảo yêu cầu về mặt kinh
tế của hoạt động quản lý, tránh phô trương hình thức, trang bị nhiều phương tiện
hiện đại nhưng người sử dụng lại không đủ trình độ hoặc không khai thác triệt để
các thiết bị (phần cứng) và phần mềm tin học.



Tính bảo mật
- Thông tin trong quản lý kinh tế của nhà nước còn phải đảm bảo yêu cầu bảo
mật, để bảo vệ được tiềm năng kinh tế và độc lập, chủ quyền, an ninh đất nước,
thích ứng được với mọi tình huống có thể xảy ra.
1.2.4. Các loại thông tin trong quản lý nhà nước về kinh tế



Theo nguồn gốc xuất xứ của thông tin
- Thông tin bên trong
- Thông tin bên ngoài



Theo cách tiếp nhận thông tin
- Thông tin có hệ thống


- Thông tin không có hệ thống



Theo sự ổn định của thông tin
- Thông tin thường xuyên
- Thông tin biến đổi



Theo hình thức thể hiện thông tin
- Thông tin được thể hiện qua các văn bản bằng chữ hay bằng số
- Thông tin được thể hiện qua lời nói
- Thông tin được thể hiện qua đồ thị, biểu đồ
- Các hình thức khác…



Theo kênh thu nhận thông tin
- Thông tin chính thống
- Thông tin không chính thống
Theo nội dung của thông tin
- Thông tin khoa học công nghệ
- Thông tin quản lý
- Thông tin kinh tế
- Thông tin chính trị, văn hóa, xã hội



Theo mức độ thông tin
- Thông tin sơ cấp
- Thông tin thứ cấp
1.3 Hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế của Nhà nước

Hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế của nhà nước là hệ thống các phân
hệ bảo đảm thông tin cho quá trình quản lý kinh tế xã hội của nhà nước đạt được
mọi mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các phân hệ sau:

Thông tin
vào

A
Thu thập thông tin

D
Xử lý

B
Chọn lọc

E
Bảo quản

C
Phân loại

G
Giao nộp

Thông tin
ra


A- Thu thập thông tin: Là khâu đầu tiên của hệ thống thông tin, yêu cầu chính của

khâu này là:
+ Đúng yêu cầu: Vì có rất nhiều tài liệu nên không thể thu thập tất cả mọi tài
liệu có chứa thông tin đáp ứng yêu cầu người dùng tin nên cần xác định đúng
nguồn thông tin.
+ Đầy đủ dung lượng, chất lượng thông tin cao. Do đó phải cập nhật thông
tin không trùng lặp, không bỏ sót, bao gồm cả thông tin chính thống và không
chính thống.
B- Chọn lọc: Chỉ lấy những thông tin có độ tin cậy cao. Do đó phải hiệu
chỉnh những tài liệu, số liệu thu thập được để lọc lấy những thông tin cần thiết và
loại trừ nhiễu.
C- Phân loại: Sắp xếp tài liệu thu thập, phân loại chúng theo nhiều dấu hiệu:
nguồn tài liệu, thời gian nhận, nội dung, … để cho việc tìm kiếm được dễ dàng.
D- Xử lý: Là biến đổi các tài liệu để bảo quản được thuận tiện hơn và phục
vụ cho nhu cầu người dùng tin, nội dung gồm:
+ Mẫu hóa các tài liệu để tiện xử lý trên máy tính và lưu vào bộ nhớ của máy tính.
+ Dịch tài liệu, tóm tắt tài liệu theo cùng một chủ thể.
+ Phân tích tài liệu rút ra những thông tin mới có thể kèm theo sự đánh giá.
+ Tổng hợp tài liệu để thu được những thông tin tổng hợp theo dấu hiệu cần thiết
với người dùng tin.
E- Bảo quản: Không chỉ có nghĩa là giữ gìn các tài liệu mà nó còn thỏa mãn
các yêu cầu sau:
+ Bảo quản được nhiều tài liệu trong một đơn vị thể tích, do đó cần phải thu gọn tài
liệu để chứa được nhiều hoặc chuyển các tài liệu vào ổ cứng máy tính hoặc đĩa CD.
+ Khi cần có thể tìm được tài liệu và lấy ra nhanh chóng. Muốn vậy phải phân loại
sắp xếp tài liệu một cách có khoa học.
F- Giao nộp: Đáp ứng người dùng tin về 03 mặt:
+ Đúng loại thông tin yêu cầu.
+ Đủ mức độ chi tiết hóa.



+ Đúng thời gian.


KT LUN
Giao thụng vn ti ng bin gi vai trũ quan trng trong nn kinh t, l
ng lc thỳc y kinh t xó hi phỏt trin. c bit trong xu th ton cu húa nn
kinh t th gii v chớnh sỏch m ca ca nc ta hin nay ũi hi s giao lu rt
ln vỡ vy tng cng phỏt trin ngnh vn ti ng bin vi nhng u th ca nú
l mt ũi hi cp thit nhm phc v c lc cho phỏt trin kinh t xó hi
Trong quỏ trỡnh thc hin cụng nghip húa hin i húa ca thi kỡ phỏt trin
thỡ vic xõy dng h thng giao thụng vn ti cng oc chỳ trng xõy dng
Trong thời gian tới, hy vọng những bất hợp lý sẽ đợc
nhanh chóng phát hiện và sửa chữa để cho ngnh giao thụng ngy
cng hon thin góp phần tích cực vào việc đa đất nớc tiến nhanh,
tiến mạnh gúp phn phỏt trin t nc.
Th k 21 c th gii xem l Th k ca i dng, vi v th ca thnh ph
v mc tiờu ó t ra Hi Phũng ang n lc phn u tr thnh a phng mnh v
bin, giu t bin.



×