Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.32 KB, 2 trang )

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (Cao Quý Trọng)
Bài 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng
ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s, ô tô đạt vận tốc 15 m/s.
a) Gia tốc của ô tô là:
A. 0,1 m/s2.
B. 0,2 m/s2.
C. - 0,2 m/s2.
D. - 0,1 m/s2.
b) Vận tốc của ô tô sau 30 s kể từ khi tăng ga là:
A. 15 m/s.
B. 18 m/s.
C. 20 m/s.
D. 30 m/s.
c) Quãng đường ô tô đi được sau 30 giây kể từ khi tăng ga là:
A. 750 m
B. 90 m
C. 450 m
D. 650 m
Bài 2: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a từ trạng thái đứng yên và đi
được quãng đường s = 100 m trong thời gian t = 10 s.
a) Tính thời gian vật đi hết 1 m đầu tiên.
b) Tính thời gian vật đi hết 1 m cuối của quãng đường s = 100m.
c) Tính quãng đường vật đi được trong 6 giây đầu tiên.
d) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 6.
e) Tìm quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối của quãng đường s = 100m.
Bài 3: Hai vị trí A, B cách nhau 560m. Cùng một lúc, xe (I) bắt đầu chuyển động thẳng
nhanh dần đều từ A với gia tốc 0,4 m/s2 đi về B, xe (II) qua B với vận tốc 10m/s chuyển động
thẳng chậm dần đều về phía A với gia tốc 0,2 m/s 2. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A
đến B, gốc thời gian là lúc xe (I) bắt đầu chuyển động.
a) Viết phương trình tọa độ của hai xe.
b) Xác định thời điểm và nơi hai xe gặp nhau.


Bài 4: Một vật đang chuyển động thẳng đều với v0 = 2m/s rồi tăng tốc chuyển động thẳng
nhanh dần đều với gia tốc a và đi được quãng đường s = 100 m trong thời gian t = 10s tính từ
lúc tăng tốc. Chọn gốc thời gian từ lúc bắt đầu chuyển động NDĐ.
a) Tính thời gian vật đi được 1 m đầu tiên.
b) Tính thời gian vật đi hết 1 m cuối của quãng đường s = 100m.
c) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 6.
Bài 5: Một đoạn đường AB = 400 m. Người đi xe đạp có vận tốc 2 m/s tại A, đi nhanh dần
đều với gia tốc 0,2 m/s2 và đang hướng về B, cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A, qua B với
vận tốc 20 m/s và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Chọn gốc tọa độ tại A,
chiều dương từ A đến B.
a) Viết phương trình tọa độ và phương trình vận tốc của hai xe.
b) Sau bao lâu hai xe gặp nhau, nơi gặp cách A bao nhiêu mét, tìm vận tốc của mỗi xe lúc
gặp nhau.
Bài 6: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau
100 m, lần lượt trong 10 s và 5 s. Tính gia tốc của xe?
Bài 7: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi được đoạn
đường s trong thời gian t. Tính thời gian vật đi 3/4 đoạn đường cuối?
Bài 8: Một đoàn tàu chuyển bánh chạy thẳng nhanh dần đều. Hết kilomet thứ nhất vận tốc
của nó tăng lên được 10 m/s.
a) Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi đi hết kilomet thứ hai.
b) Khi đoàn tàu đạt vận tốc 20 m/s thì nó đã đi được quãng đường bao nhiêu?
c) Tính thời gian đoàn tàu đi được trong kilomet thứ 2.
Bài 9: Một vật chuyển động trên đường thẳng theo ba giai đoạn liên tiếp:
- Nhanh dần đều với gia tốc a1 = 5m/s2, không vận tốc đầu.
- Đều với vận tốc đạt được ở cuối giai đoạn (1).
- Chậm dần đều với gia tốc a3 = -5m/s2 cho tới khi dừng.


Thời gian chuyển động tổng cộng là 25s. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 20m/s
a) Tính vận tốc của giai đoạn chuyển động đều.

b) Tính quãng đường đi được ở mỗi giai đoạn và thời gian tương ứng.
c) Vẽ đồ thị gia tốc, vận tốc và quãng đường theo thời gian.
Bài 10: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa (1) đi qua
trước mặt người ấy trong t giây. Hỏi toa thứ n qua trước mặt người ấy trong bao lâu?
Áp dụng: t = 6s; n = 8.
Bài 11: Một người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đoàn tàu đang tiến vào ga qua trước
mặt mình trong 5s và thấy toa thứ 2 trong 45 s. Khi tàu dừng lại, đầu của toa thứ nhất
cách người ấy 75 m. Coi tàu chuyển động chậm dần đều, tính gia tốc của tàu.
Bài 12: Hai xe cùng khởi hành ngược chiều qua hai điểm A, B cách nhau 130m, người đi từ
A chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 5m/s và gia tốc 0,2m/s 2, người đi từ B chuyển
động nhanh dần đều với vận tốc đầu 1,5m/s và gia tốc 0,2m/s 2. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều
dương từ A đến B.
a) Viết phương trình tọa độ của hai xe.
b) Tính khoảng cách giữa hai xe sau khi hai xe đi được t1 =15s; t2 = 25s.
c) Sau bao lâu kể từ lúc khởi hành thì 2 xe gặp nhau? Tính quãng đường mỗi xe đã đi
được đến lúc gặp nhau.
Bài 13: Một xe đang chuyển động với vận tốc 4m/s thì tài xế tăng tốc đột ngột với gia tốc
0,5m/s2. Sau 10s kể từ lúc tăng tốc, tài xế hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều sau 6s
nữa thì dừng hẳn.
a) Viết phương trình tọa độ và phương trình vận tốc của xe trong mỗi giai đoạn CĐBĐĐ
b) Vẽ đồ thị gia tốc và vận tốc của xe trong mỗi giai đoạn chuyển động.
Bài 14: Một thang máy đi lên theo ba giai đoạn liên tiếp:
- Nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2 trong thời gian t1 = 5s.
- Đều trên đoạn đường 50 m với vận tốc đạt được ở cuối giai đoạn 1.
- Chậm dần đều trên đoạn đường 20 m thì dừng lại
a) Viết phương trình tọa độ của thang máy trong từng giai đoạn.
b) Vẽ các đồ thị gia tốc, vận tốc và tọa độ của thang máy trong mỗi giai đoạn chuyển
động.
Bài 15: Một viên bi lăn xuống một máng nghiêng từ trạng thái nghỉ. Quãng đường đi trong
giây đầu tiên bằng 10cm.

a) Tính quãng đường đi sau 3 giây.
b) Tính vận tốc của vật sau 5 giây.
Bài 16: Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì lên dốc và chuyển động chậm dần
đều được 12,5 m thì dừng lại. Tính gia tốc chuyển động, viết phương trình vận tốc và tính
thời gian từ lúc xe lên dốc đến lúc dừng lại.
Bài 17: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 4 m/s (lúc t 0 = 0). Trong giây thứ
5 xe đi được 13 m.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Sau bao lâu xe đạt vận tốc 30 m/s, tính quãng đường xe đi được lúc đó.
Bài 18: Một ô tô đang chuyển thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì giảm đều tốc độ cho đến
khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50 m ,vận tốc giảm đi còn một nửa. Quãng đường từ
lúc vận tốc còn một nửa cho đến lúc xe dừng lại là bao nhiêu?
A. 20,60m
B. 25,12m
C. 16,66m
D. 18,42m.



×