Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Sình ca của người cao lan ở phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ MAI LAN

SÌNH CA CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.06.40

LUẬN ÁN TIỄN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI HUYỀN NGA

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ
là do tôi viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Huyền Nga và sự góp ý của
các nhà khoa học.
Các số liệu, trích dẫn, tư liệu sử dụng trong Luận án đảm bảo độ tin cậy,
chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả

Bùi Thị Mai Lan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 8
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 22
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 29
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN SÌNH CA TRONG XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN .............................................................. 39
2.1. Về khái niệm Sình ca của người Cao Lan................................................ 39
2.2. Các dạng thức Sình ca của người Cao Lan .............................................. 43
2.3. Giá trị văn hóa của Sình ca Cao Lan ........................................................ 50
2.4. Giá trị nghệ thuật của Sình ca Cao Lan ................................................... 63
CHƯƠNG 3: SÌNH CA TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI CỦA NGƯỜI
CAO LAN Ở TỈNH PHÚ THỌ .................................................................... 77
3.1. Sự tồn tại của một số dạng thức Sình ca ở Phú Thọ hiện nay ................. 77
3.2. Đội ngũ nghệ nhân hát Sình ca ................................................................ 86
3.3. Nhu cầu của người Cao Lan về Sình ca ................................................... 90
3.4. Sự biến đổi của Sình ca ............................................................................ 97
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ VIỆC BẢO TỒN SÌNH CA CAO LAN
TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI .......................................................... 103
4.1. Vấn đề cơ chế, chính sách ...................................................................... 104
4.2. Vấn đề truyền dạy .................................................................................. 108
4.3. Vấn đề sân khấu hóa .............................................................................. 114
4.4. Vấn đề quảng bá ..................................................................................... 116
4.5. Sự gắn kết Sình ca với du lịch văn hóa tộc người ................................. 118
4.6. Vấn đề khẳng định bản sắc văn hóa tộc người qua Sình ca ................... 121
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỦ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
DSVH

: Di sản văn hóa

GS

: Giáo sư

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TP

: Thành phố

TS


: Tiến sĩ

TSKH

: Tiến sĩ khoa học



: Trung ương

TX

: Thị xã

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cao Lan là một nhánh của tộc người Sán Chay, nói ngôn ngữ Tày - Thái,
tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc, như: Yên Bái, Lào Cai, Hòa
Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn,
Quảng Ninh... Có một điều rất đặc biệt đó là người Cao Lan dù định cư ở đâu
vẫn luôn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng và độc đáo của mình. Vì
vậy, người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ, tuy chiếm số lượng không phải là đông
nhất nhưng vẫn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa, văn nghệ đặc trưng, phản
ánh khá rõ nét đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của cộng đồng.
Trong hệ thống di sản văn hóa của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ, Sình

ca có một vai trò vô cùng quan trọng, chi phối mọi mặt đời sống văn hóa tinh
thần của người dân. Đây là một hiện tượng văn hóa có tính chất tổng thể, tích
hợp nhiều bình diện giá trị từ phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... đến cả
những sự kiện lịch sử gắn với nguồn gốc tộc người và quá trình thiên di đầy
gian khổ trong quá khứ. Vì vai trò đặc biệt ấy, vào dịp đầu xuân hay ngày lễ hội
truyền thống, người dân Cao Lan rất hồ hởi tổ chức các cuộc hát Sình ca, trong
đó nhiều đôi nam nữ nên duyên cũng từ các cuộc hát này...
Mặc dù có giá trị to lớn như vậy, tuy nhiên, trong những năm gần đây,
công tác bảo tồn, trao truyền Sình ca nói riêng và các di sản văn hóa khác nói
chung ở tỉnh Phú Thọ đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, cần phải tháo gỡ. Các
nghệ nhân và những người am hiểu về Sình ca hầu hết đã cao tuổi, việc truyền
dạy gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn những di sản của đồng
bào các dân tộc thiểu số chưa được đầu tư và thực sự quan tâm đúng mức nên
hệ thống giải pháp áp dụng chưa thực sự đồng bộ, thiếu hiệu quả. Mặt trái của
cơ chế kinh tế thị trường cũng đang có chiều hướng tác động mạnh mẽ, làm cho
không gian văn hoá truyền thống bị biến đổi, bản sắc văn hóa của các dân tộc,
đặc biệt là các dân tộc thiểu số có chiều hướng bị mai một trước sự tác động từ
1


bên ngoài...
Thực tiễn đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết là: cần nhận diện chính xác, khoa
học các giá trị văn hóa - nghệ thuật đặc trưng của Sình ca Cao Lan trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ; làm rõ vai trò, vị trí của Sình ca trong xã hội đương đại của người
Cao Lan hiện nay, đồng thời phân tích, luận bàn về thực trạng của công tác bảo
tồn - phát huy di sản này của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ; từ đó chỉ
ra những vấn đề đặt ra từ công tác bảo tồn phát huy đó, làm luận cứ khoa học
để địa phương có thể tham khảo, vạch ra những giải pháp và khuyến nghị khoa
học nhằm gìn giữ và phát huy giá trị to lớn của Sình ca, phục vụ sự nghiệp phát
triển bền vững kinh tế - xã hội, văn hóa ở tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

Từ những lí do có tính chất lí luận và thực tiễn như vậy cùng tâm huyết
của bản thân với công tác bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc, chúng tôi lựa chọn đề tài Sình ca của người Cao Lan ở Phú
Thọ cho Luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo cứu toàn bộ hệ thống Sình ca của người Cao Lan trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là Sình ca giao duyên, kết quả nghiên cứu của
Luận án hướng tới mục đích là nhận diện và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa,
nghệ thuật của Sình ca ở tỉnh Phú Thọ gắn với tư duy và quan niệm văn hóa
của người Cao Lan và vị trí của Sình ca trong đời sống của người Cao Lan hiện
nay. Từ đó bàn luận về các vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn Sình ca hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi đặt ra và thực hiện các
nhiệm vụ chính sau đây:
- Khảo sát, nhận diện, thống kê, phân loại Sình ca của người Cao Lan ở
Phú Thọ.
2


- Chỉ rõ những giá trị văn hóa, nghệ thuật cũng như vai trò của Sình ca
trong đời sống tinh thần của người dân Cao Lan.
- Bàn luận về một số vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn Sình ca hiện
nay như: cơ chế chính sách, nghệ nhân, sân khấu hóa hay vấn đề bản sắc, sự
gắn kết Sình ca với du lịch,...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Sình ca của người Cao Lan ở tỉnh
Phú Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận án được xác
định là tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung vào huyện Đoan Hùng, nơi có đông
đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống.
Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu Sình ca Cao Lan trong
các sinh hoạt văn hóa văn nghệ được tổ chức hàng năm tại huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ (từ khi tỉnh được tái lập năm 1997 đến nay).
4. Nguồn tư liệu
Luận án dựa trên ba nguồn tư liệu chính:
Thứ nhất là các tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng vấn và quan sát
tham dự do tác giả thực hiện tại địa bàn. Đây là một nguồn tư liệu chính của
Luận án.
Thứ hai là tài liệu về Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ được tập hợp từ
những công trình đã được công bố trên các bài báo khoa học, tạp chí chuyên
ngành như: Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật… hoặc đã được
in thành sách, kỷ yếu hội thảo và những ghi chép còn lưu giữ trong di tích ở
các địa phương, các thư viện.
Thứ ba là hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh Phú Thọ về việc quản lý các hoạt động
3


văn hóa, quy chế tổ chức các hoạt động văn hóa… Bên cạnh đó, những nội
dung trong Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng là
những tư liệu tham khảo trong luận án.
Tất cả các tư liệu trên đều được so sánh, đối chiếu và kiểm chứng trên
thực tế, đồng thời có sự tư vấn, tham khảo các chuyên gia ở Hà Nội và địa
phương để đảm bảo tính tính xác thực và độ tin cậy cao.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận

Từ góc nhìn của chuyên ngành Văn hóa học, luận án tiếp cận đối tượng
nghiên cứu một cách toàn diện, đa chiều, trong đó quan tâm tới các bối cảnh
liên quan đến loại hình di sản dân ca này, quan tâm tới tiếng nói của những chủ
thể văn hóa, quan tâm tới mối quan hệ, tương tác của các yếu tố trong Sình ca
với nhau cũng như của Sình ca với các loại hình di sản văn hóa khác hoặc với
những bối cảnh liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp loại hình, hệ thống hóa kết hợp so sánh, phân tích:
Người Cao Lan cư trú chủ yếu trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ. Sình ca của họ hết sức phong phú và đa dạng với những đặc điểm loại
hình khác nhau. Vì vậy, việc phân loại Sình ca thành hệ thống và tiểu nhóm là
rất quan trọng và cần thiết để có được một cái nhìn bao quát về loại hình này.
Việc áp dụng phương pháp hệ thống hóa là rất cần thiết. Nó giúp chúng tôi vừa
bao quát được các nghiên cứu đi trước vừa kế thừa và khảo cứu sâu hơn vấn đề
trọng tâm của đề tài. Hơn hết, sử dụng phương pháp hệ thống hóa sẽ giúp nhận
diện được nhóm Sình ca nào là trung tâm, chi phối các nhóm khác trên cùng
địa bàn. Từ đó giúp bao quát đầy đủ và toàn diện, tiến tới đánh giá chính xác
giá trị văn hóa gắn với tư duy văn hóa tộc người.
Sình ca vốn là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính phổ quát trong đời
sống người dân Cao Lan. Giá trị của Sình ca thể hiện trên những bình diện và
4


hệ giá trị khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tính “nội sinh”, bản địa và sự chiếm
lĩnh, đồng hóa những nét văn hóa ngoại nhập. Gắn với mỗi địa vực cư trú nhất
định, người dân sẽ có các cách ứng xử tương ứng với các điều kiện tự nhiên và
xã hội. Thậm chí ở một địa bàn cư trú thôi, mỗi thời đoạn lịch sử cụ thể lại có
những “biến tướng” không dễ nhận ra. Vì vậy, một cái nhìn dưới góc độ tương
đồng và dị biệt, so sánh đồng đại và lịch đại là cần thiết.
* Phương pháp điền dã:

Sình ca ở Phú Thọ đã sớm được nhiều tác giả sưu tầm, biên soạn và
nghiên cứu dưới nhiều bình diện. Đó là những điểm tựa cần thiết cho những
người muốn nghiên cứu sâu hơn, chuyên biệt hơn về vấn đề này. Tuy vậy, gắn
với một vấn đề nghiên cứu khá đặc thù mà giá trị của nó có khi rất rõ ràng, có
khi lại ẩn tàng trong chính quan niệm, tâm thức người dân, thì không thể thiếu
điền dã văn hóa và thâm nhập thực tế. Bởi vậy, chúng tôi xác định việc cần làm
trước hết là sưu tầm để bao quát tài liệu nghiên cứu, điền dã - thâm nhập thực
tế rồi tiến hành thống kê, phân loại trang bị một cái nhìn toàn diện, có hệ thống
về vấn đề nghiên cứu.
Trong Luận án này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điền dã dân
tộc học với quan sát tham dự, trải nghiệm, phỏng vấn sâu các đối tượng là chính
quyền địa phương, cán bộ quản lý, đặc biệt là những người tham gia hát, biểu
diễn Sình ca - chủ thể của di sản để có được những trải nghiệm cũng như nhận
định chính xác về giá trị cũng như những vấn đề đang đặt ra cho công tác bảo
tồn loại hình dân ca này.
* Phương pháp chuyên gia:
Các chuyên gia ở đây bao gồm đội ngũ các nhà nghiên cứu có kinh
nghiệm đối với các vấn đề liên quan đến đề tài của luận án. Qua phỏng vấn,
tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc những lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau, tác giả có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm, lĩnh hội tri thức và kiểm
nghiệm các nhận thức của mình. Các chuyên gia còn bao gồm cả đội ngũ cán
5


bộ quản lý, nhất là quản lý trực tiếp các di sản văn hóa ở tỉnh Phú Thọ. Qua
trao đổi, phỏng vấn tác giả có điều kiện để nắm bắt tốt hơn các vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn, nhất là các vấn đề liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển, những vấn đề về cơ chế, chính sách và tổ chức diễn xướng
Sình ca tại các địa phương.
Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp và linh hoạt trong quá trình

nghiên cứu đối tượng. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất của từng vấn đề nghiên
cứu chúng tôi sẽ lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống
về Sình ca của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
Luận án làm rõ những giá trị văn hóa - nghệ thuật của Sình ca, phân tích
để thấy được vị trí của di sản này trong đời sống văn hóa hiện nay của người
Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
Nêu lên và bàn luận về một số vấn đề thực tế liên quan đến công tác bảo
tồn Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản
lý cũng như những người làm công tác bảo tồn và phát huy di sản có được
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cũng như có những nhìn nhận đa chiều hơn,
khách quan hơn về Sình ca nói riêng và văn hóa dân gian nói chung trong bối
cảnh xã hội đương đại.
Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các
ngành Văn hóa học, Việt Nam học, Văn hóa - Du lịch, Quản lý văn hóa… ở các
trường đại học, cao đẳng.
7. Bố cục của luận án

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao
gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa bàn
nghiên cứu.
Chương 2. Nhận diện Sình ca trong xã hội truyền thống của người Cao Lan.

Chương 3. Sình ca trong xã hội đương đại của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
Chương 4. Bàn về việc bảo tồn Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ trong
bối cảnh đương đại.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sình ca của người Cao Lan được lưu truyền liên tục trong suốt quá trình
thiên di và phát triển của tộc người. Nghiên cứu về Sình ca, sẽ cho chúng ta
một cái nhìn toàn diện về giá trị văn hóa của loại hình dân ca này và quan trọng
hơn là thấy được tư duy và quan niệm tộc người bao chứa trong mỗi ca từ và
âm điệu nhạc. Do vậy, Sình ca nói riêng và văn hóa của người Cao Lan nói
chung được đông đảo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài quan tâm
tìm hiểu.
1.1.1. Các nghiên cứu của giới học giả nước ngoài
Với vị trí chiến lược đặc biệt và những trầm tích văn hóa độc đáo, từ lâu
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Với
tộc người Cao Lan, từ những năm đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên, các học giả
người Pháp đã điều tra, khảo sát về nguồn gốc tộc người, các đặc điểm đất đai,
canh tác và một số nét văn hóa truyền thống của Cao Lan.
Năm 1902, Bonifacy đã công bố công trình “Một cuộc công cán ở vùng
đất người Mán từ tháng Mười 1901 đến cuối tháng Chạp 1902” (Une mission
ches les Mans de Octore 1901 à la fin de Janvier), trong đó ông tập trung
nghiên cứu ngọn nguồn tên gọi, nguồn gốc tộc người từ truyền thuyết dân gian
và các yếu tố dân tộc chí của các tộc người phía Bắc Việt Nam. Theo tư liệu
đó: “Người Cao Lan cư trú ở khắp vùng trung du Bắc Kỳ, người ta thấy họ ở

Trung Quốc, trong tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Họ không vượt qua sông
Hồng ở phía Tây. Họ đều nói một thứ phương ngôn Tày và người ta có thể cho
rằng đó hoặc là một hình thức chuyển từ tiếng Mán sang tiếng Tày, hoặc - điều
này có vẻ dễ chấp nhận hơn - họ đã bỏ tiếng nói xưa kia của mình để thu nhận
8


thứ tiếng được nói trong vùng mà họ cư trú, như người Mán Quần Cộc” [8,
tr.74]. Về quá trình di cư, tác giả viết: “Ở thời kỳ giặc giã, phần lớn người Cao
Lan đã chạy trốn vào vùng Đồng Văn gần sông Đà. Năm 1893 họ trở về vùng
Phú Yên, nhưng mãi sau này họ mới tới ở các làng cũ của họ” [8, tr.75]. Ở vùng
Cao Lan, tác giả đã chứng kiến và theo dõi việc may quần áo, trồng bông trên
rẫy, tuốt bông, kéo sợi, dệt, nhuộm chàm hoặc nhuộm củ nâu. Chế độ của họ là
chế độ phụ quyền, nhưng người đàn bà được hưởng quyền tự do nhiều hơn so
với các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Dao. Người chồng chỉ có thể
ruồng bỏ được người vợ khi người vợ đồng ý…
Năm 1904, Bonifacy công bố Chuyên khảo về người Mán Quần Cộc. Ông
cho biết sáu bộ lạc lớn tự cho mình là con cháu của Pon-Minh Hú đều có cách
phát âm các chữ khác nhau, có thể tập hợp thành các nhóm: (1) Mán Quần Cộc,
(2) Cao Lan, (3) Quần Trắng (và Quần Đen), Chàm (hoặc Lam Điền), (4) Tiểu
Bản (hoặc Dao Tiền), Đại Bản (hoặc Cộc). Theo tác giả, “Trong các sách của
họ, tất cả những người này đều nhận mình là con của núi (Sơn tử), nhưng trong
tiếng Nôm, từ này được dùng để chỉ người Lam Điền và có lẽ cả người Cao Lan.
Tất cả các truyện truyền kỳ viết về các người con của núi đều nói tới sáu bộ lạc
này. Pon-Hu có sáu con trai và sáu con gái, những người này lấy nhau sinh ra
các bộ lạc đó. Trong các văn bản Trung Quốc, các bộ lạc này thường mang tên
Man (hang hoặc thung lũng)” [9, tr.42].
Đến năm 1905, Bonifacy công bố tiếp chuyên luận “Giản chí về người
Mán Cao Lan” (Monographie des Mans Cao Lan, Revue Indochinoise, No. 13
– 15/7/1905), trong đó khái quát những nét cơ bản về địa vực, làng mạc, nhà

cửa, trang phục, thức ăn, nghề nghiệp, các nghi lễ trong gia đình, tôn giáo,…
Về tên gọi, ông viết: “Họ tự gọi là Cao Lan, và San-tsây mà chúng ta đọc theo
tiếng An Nam là Sơn-tỉ hoặc Sơn-tử. Chữ Sơn nghĩa là Núi, còn chữ Tỉ nghĩa
là màu trắng hay màu đỏ có vẻ như chẳng có ý nghĩa gì cả (…). Những người
láng giềng gọi họ là Cao Lan, ít gọi là Sơn Tỉ” [10, tr.899]. Về nguồn gốc bộ
9


lạc, tác giả cho biết: tổ tiên của người Cao Lan ở tây Hương Sơn, thuộc tỉnh
Quảng Đông. Từ thời Minh họ rời bỏ quê hương đi về Quảng Tây, ở Nam Ninh
rồi đi vào Việt Nam. Họ sinh cơ lập nghiệp ở Sơn Dương được khoảng 4 đời,
theo dấu của quan lại cho phép người Cao Lan làm ăn tại địa phương là năm
Quang Trung thứ 4, tức năm 1791. Ở huyện Hàm Yên, Sơn Dương, phủ Yên
Bình, người Cao Lan nói tiếng Tày, người ta gọi là Cao Lan hay San Cháy và
không phân biệt hai bộ lạc này.
Theo tư liệu của Mạc Đường, năm 1935, trong công trình Grouppes
ethniques de L’indochine, D.Rozarie đã phân chia các dân tộc miền bắc Việt
Nam ra thành 7 nhóm người mà tác giả gọi là 7 tộc hệ. Đó là: Việt 1, Tày 2
(gồm các tiểu nhóm “sous groups”: Thái Đen và Trắng, Nùng, Nhắng, Thu Lao,
Lự), Mán (gồm cả Cao Lan và Pa Tẻng), Mèo 4, Mường 5, Lô Lô 6 (gồm cả
Phù Lá, Xá Phó và hà Nhì), tộc hệ khác gồm các tiểu nhóm Trọng Gia Quý
Châu, lào, La Quả, Lô Lô, Pu Péo và La Chí [26, tr.41].
Có thể nói, số lượng nghiên cứu về Cao Lan của các học giả nước ngoài
còn hạn chế và phần lớn tập trung vào những mô tả địa lí, kinh tế và một số
phong tục, tín ngưỡng. Mặt khác, một số quan điểm đưa ra, nhất là việc gộp
nhiều tộc người vào nhóm Mán đến nay đã không còn phù hợp, bởi thực tế,
nhiều tộc người đã khẳng định vị trí độc lập của mình trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đã cung cấp những thông tin quan
trọng về lịch sử, văn hóa của Cao Lan trong những giai đoạn đầu khi tộc người
này đặt chân và sinh sống trên đất nước Việt Nam và đó là nguồn tư liệu hữu

ích cho chúng tôi khi thực hiện Luận án này.
1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước
1.1.2.1. Về nguồn gốc và quá trình hình thành tộc người Cao Lan ở Việt Nam
Đến nay, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, Cao Lan vốn từ Trung
Quốc (khu vực Quảng Đông, Quảng Tây) di cư sang Việt Nam vào cuối đời
nhà Minh, đầu thời nhà Thanh cách đây khoảng 300 - 400 trăm năm (khoảng
10


giữa những năm 1640 -1660). Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều giả thuyết,
nhất là việc xác định nguồn gốc tộc người Cao Lan trong mối quan hệ với các
tộc người khác cùng di cư sang Việt Nam.
Bế Viết Đằng trong phần viết về “Một số vấn đề về lịch sử các tộc người”
(in trong Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tỉnh phía Bắc, 1978) cho biết:
“Lịch sử cư trú của người Cao Lan - Sán Chỉ ở Việt Nam đã khá lâu đời, trong
đó có những nhóm người đã hòa vào dân tộc khác, còn những nhóm người
mang tên Cao Lan - Sán Chỉ hiện nay có thể cũng chỉ khoảng 300 - 400 năm
nay. Ở người Cao Lan - Sán Chỉ có những yếu tố chung về phong tục tập quán,
có quan hệ thân thuộc chặt chẽ. Song nhóm người Cao Lan nói tiếng thuộc
ngôn ngữ Tày - Thái, còn nhóm Sán Chỉ nói thuộc ngôn ngữ Hoa. Có thể trong
quá trình lịch sử nhóm người Sán Chỉ, Sín, Đãn là những nhóm người có nguồn
gốc Tày - Thái đã tiếp xúc với tiếng Hoa.” [90, tr.26].
Theo Lâm Quý: “những thiết chế cai trị khắc nghiệt của các triều đại
phong kiến Trung Quốc làm cho dân đen bần cùng khổ ải, giặc giã nổi lên liên
miên, đời sống khó khăn điêu đứng, họ phải đứng lên đấu tranh hoặc phải di cư
đi nơi khác sinh sống” [60, tr.10]. Tư liệu lịch sử còn cho rằng, hai tộc người
Sán Chỉ và Cao Lan đoàn kết nổi lên xưng vương chống lại triều đình nhà
Thanh. Đây là phong trào khởi nghĩa nông dân dưới sự chỉ huy của hai tộc
trưởng người Cao Lan và Sán Chỉ có tên là Nịnh Văn Bính và Lý Văn Thân
nhưng bị đàn áp. Một số người tìm đường di cư sang Việt Nam lánh nạn hoặc

sinh sống. Trong gia phả họ Lâm, xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc có ghi: “Đại Minh quốc, Quảng Tây tỉnh, Tả Giang đạo, Nam Ninh Phủ,
Thượng Tư Châu, Tây Lâu hương thôn…” (Dịch là: thời đại nhà Minh, tỉnh
Quảng Tây, đường phía bên phải dòng sông Tây Giang, phủ Nam Ninh, châu
Thượng tư, thôn Tây Lâu…). Các họ Trần, Hoàng, Nịnh đều có ghi địa chỉ quê
hương bản quán của họ ở Khâm Châu, Liêm Châu … (tỉnh Quảng Đông), thuộc
vùng núi Bạch Vân Sơn - Trung Quốc.
11


Cũng theo Lâm Quý, người Cao Lan di cư sang Việt Nam theo nhiều
nhóm, nhiều đợt bằng đường biển và đường bộ. Với đường biển, dự đoán họ đi
vượt qua eo biển Đài Loan theo hướng Tây Nam đến đất An Nam (Việt Nam)
rồi nhập vào các cửa sông Hải Phòng, Thái Bình, bờ biển Quảng Ninh, vv…
Một số nhóm có thể đi bằng đường bộ vào biên giới tỉnh Quảng Nam, tỉnh Lạng
Sơn rồi di cư dần vào nội địa Việt Nam. Sau khi vào đến đất Việt Nam, họ tiếp
tục di cư ngược sông Hồng Hà đến ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, rồi họ lại tiếp
tục ngược dòng sông Đà lên đến thượng nguồn núi Ba Vì, tỉnh Hưng Hóa ngày
xưa.
Trong cuốn Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao- Lục Ngạn- Bắc Giang, Nguyễn
Xuân Cần, Trần Văn Lạng (chủ biên) trích lại một số ý kiến của Nguyễn Nam
Tiến và một số nhà dân tộc học nước ngoài nhận định về nguồn gốc của người
Cao Lan - Sán Chí: “Đầu tiên ở Thân An thuộc Hoàng Bồ tỉnh Quảng Yên có
một tù trưởng người Sơn Tử là Nịnh Văn Bính. Đại bộ phận sau đó chuyển về
Lạng Sơn theo sự hướng dẫn của vị tù trưởng ấy… Sau khi Bính chết một người
tù trưởng Cao Lan là Hoàng Văn Thẩm dẫn phần lớn tộc người này về Thái
Nguyên, tiếp đó họ tản đi các nơi khác”. Cuộc di cư của họ đã xảy ra vì “rối
loạn ở bên Trung Quốc” và “cuộc di cư lớn đầu tiên đã cách đây khoảng 300
năm, tức cuối triều Minh đầu triều Thanh” của Trung Quốc [12, tr.19]. Tác giả
cho biết thêm: theo gia phả của dòng họ Nịnh, “vào năm Cảnh Hưng thứ nhất,

tức năm 1743, dòng họ Nịnh này đã có mặt tại Đại Dực Động (…) trước khi
đến Đại Dực Động, dòng họ này đã cư trú tại Linh Sơn và Bùi Trúc Sơn, tại
mỗi địa điểm ít nhất là hai, ba đời. Như vậy rất có thể là vào cuối thế kỷ XV
đầu thế kỷ XVI, người Sán Chí đã có mặt tại Quảng Ninh” [12, tr.20].
Như vậy, về nguồn gốc và quá trình hình thành tộc người Cao Lan, có
thể khái quát thành hai quan điểm, đó là Cao Lan có mặt tại Việt Nam khoảng
300 – 400 năm và Cao Lan có mặt ở Việt Nam khoảng 500 năm. Những khác
biệt cơ bản này chủ yếu xuất phát từ đối tượng khảo sát. Với những nghiên cứu
12


về Cao Lan thì đều thống nhất khoảng thời gian là 300 – 400 năm, còn những
nghiên cứu về Sán Chí lại cho rằng tộc người này đã có mặt ở Việt Nam cách
đây khoảng 500 năm. Trong quá trình khảo sát, được trò chuyện với các cụ cao
tuổi người Cao Lan, được xem gia phả của một số dòng họ (họ Hoàng, họ Trần,
họ Âu), chúng tôi thấy người Cao Lan di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt, theo
những dòng họ khác nhau nên khoảng thời gian xác định họ có mặt ở Việt Nam
phụ thuộc vào từng thời gian, địa điểm của từng dòng họ. Tại địa bàn mà chúng
tôi khảo sát, người Cao Lan mới có mặt được hơn 200 năm. Và từ đó, quá trình
biến đổi văn hóa của người Cao Lan ảnh hưởng nhiều của văn hóa Tày - Nùng
và văn hóa Kinh.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về văn hóa Cao Lan
Cho đến nay, những công trình nghiên cứu trực tiếp và khái quát về văn
hóa Cao Lan có thể kể đến như: Văn hóa truyền thống Cao Lan (Phù Ninh Nguyễn Thịnh, 1999), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam (Khổng Diễn -Trần Bình,
2003), Văn hóa Cao Lan (Lâm Quý, 2004). Các công trình này đã phác họa
được văn hóa Cao Lan qua nhiều phương diện.
* Về văn hóa vật chất:
Các công trình đều nghiên cứu các lĩnh vực đất đai - nhà ở, canh tác và
tập quán canh nông, trang phục. Xuất phát từ các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã
hội, các nghiên cứu đều khẳng định, nhà ở truyền thống của người Cao Lan là

nhà sàn. Trong quá trình lao động, “người Cao Lan đã nâng ngôi nhà của mình
không phải chỉ là nơi cư trú đơn thuần mà nó còn biểu hiện cả những ý niệm
về tâm lý, tín ngưỡng mang bản sắc văn hóa Cao Lan” [47, tr.18]. Đặc biệt
“ngôi nhà đối với người Cao Lan là một vấn đề được thiêng hóa cao, và nó có
ý nghĩa không phải chỉ với người đang sống” [47, tr.20]. Trong tâm thức người
Cao Lan, ngôi nhà là thần Trâu nước đã cho họ có những ngôi nhà vững chãi.
“Từ đó ngôi nhà được biểu trưng là con Trâu thần, bốn cây cột cái là bốn cái
chân trâu bền chắc. Các loại xà, kèo, dằng níu là xương con trâu. Mái lợp, từng
13


vách là da trâu. Đầu trâu (đầu nhà) là nơi thờ phụng, giữa nhà lớn là nơi ăn ngủ,
cuối nhà là bếp núc…” [60, tr.31]. Cách bài trí trong nhà cũng được người Cao
Lan rất chú trọng, trong đó quan trọng nhất là hướng nhà. “Do việc thờ ma của
mỗi họ có khác nhau mà dẫn đến hướng nhà của mỗi họ cũng khác nhau, nhất
là hướng bàn thờ ma ham thì không thể nào để chệch đi khác với quan niệm
của dòng họ” [47, tr.19]. Ngày nay, mặc dù một số người Cao Lan đã ở nhà đất,
nhưng vẫn lưu luyến nhà sàn. Cho nên “trong cùng một hộ, bên cạnh ngôi xây
bằng gạch, xi măng lợp ngói (hoặc đổ mái bằng) rất kiên cố, vẫn còn có ngôi
nhà sàn nho nhỏ, theo kiểu truyền thống” [20, tr.226].
Về công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt, từ khi sang Việt Nam, do cư
trú ở những vùng có nhiều rừng và đất hoang, nên người Cao Lan đã phá rừng,
đất hoang để làm rẫy trong hoàn cảnh điều kiện khí hậu miền núi. Trong gia
phả họ Triệu viết: “Trước đây, ở quê hương cũ, tổ tiên vẫn có ruộng đất đời đời
truyền cho con cháu cấy cày làm ăn” [46, tr.33]. Chứng tỏ rằng, nghề nông của
người Cao Lan đã xuất hiện từ lâu đời cùng với những kỹ thuật canh tác và
công cụ sản xuất. Các công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt của người Cao
Lan rất phong phú, gắn với hai hình thức là làm rẫy và làm nương. Các dụng
cụ làm rẫy như gậy chọc lỗ (khi tra rẫy), giỏ đựng thóc (ăn đinh), cuốc bướu
hoặc cái nạo (dùng làm cỏ lúa), hài nhắt (để gặt lúa), đòn xóc (để gánh lúa),

chày gỗ (để giã lúa). Khác với rẫy, nương là những bãi đất, ruộng cạn, bãi đất
ven sông mà họ có thể khai phá trồng trọt theo lối thâm canh, khi làm đất, đồng
bào thường dùng các nông cụ như: cào, cuốc, các loại trục gỗ để đạp đất, cày
bừa với sức kéo của trâu bò. Những công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt của
người Cao Lan tuy còn thô sơ nhưng trong thời điểm ấy nó đã góp một phần
không nhỏ tạo nên văn hóa tộc người [46, tr.49].
Về kỹ thuật canh tác và tập quán canh nông, “Họ có sự thông minh nên
tiếp thu nhanh nền văn minh lúa cạn và lúa nước” [60, tr.42]. Ngày nay, người
Cao Lan tiếp thu khá nhanh kĩ thuật mới gieo trồng thâm canh cây lương thực
14


và các loại hoa màu khác. Cách cất giữ lương thực của người Cao Lan cũng có
nét độc đáo. Sau khi gặt đập lúa, họ đem về phơi khô, quạt sạch rồi cho vào bồ
hoặc cót làm thành một cái bịch to đựng được vài chục tạ. Trong quá trình sử
dụng, người Cao Lan kiêng việc dốc hết bịch thóc, dù có nghèo đói cũng phải
giữ một ít thóc trong bịch không được ăn. Hàng năm phải có lễ cúng thần bịch
thóc.
Về trang phục, các nghiên cứu đã miêu tả tương đối cụ thể các loại trang
phục của nam giới cũng như nữ giới người Cao Lan. Bốn nhóm trang phục
được đề cập đến là trang phục ngày thường, ngày lễ tết, trang phục ngày đám
cưới và trong đám tang. Từ việc trồng bông, dệt vải đến việc cắt may trang phục
đều được miêu tả kỹ lưỡng. Từ trước năm 60 của thế kỷ XX, người Cao Lan cơ
bản vẫn giữ được trang phục truyền thống của họ. Ngày nay, hầu hết trang phục
ngày thường và các ngày lễ, tết, kể cả trang phục trong đám cưới đều đã thay
đổi. Duy chỉ có trang phục trong đám tang và trang phục trong các điệu múa là
ít thay đổi hơn.
Như vậy, các nghiên cứu đã cho thấy, “phần vật thể của người Cao Lan
trước khi được nâng lên thành vật thể văn hóa thì vẫn ở dạng thô sơ. Nó xuất
phát từ sự sáng tạo của một người hay một nhóm người trước nhu cầu của cuộc

sống. (…) Văn hóa vật thể của người Cao Lan xuất hiện, tồn tại và phát triển
hoặc mất đi đồng thời với tiến trình phát triển, tư duy (trí thông minh của họ).
(…) Văn hóa vật thể của người Cao Lan được xếp vào diện văn hóa vật thể
thông minh” [60, tr.94].
* Về văn hóa tinh thần:
Các nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và một số lễ
tục của người Cao Lan. Theo Lâm Quý: “Người Cao Lan không hẳn đi theo tôn
giáo nào. Họ chắt lọc những điều tinh túy trong đạo Nho (đạo Khổng Tử), đạo
Giáo (đạo Lão Tử) và đạo Phật hợp với quan điểm tâm linh của họ mà sử dụng.
Hoàn toàn xa lánh với đạo Thiên chúa giáo, đạo Tin lành (…). Người Cao Lan
15


ở Việt Nam không có đền chùa thờ thần phật, ở đâu đó có đi chăng nữa là đền
chùa của người Kinh hoặc của dân tộc khác. Song họ có đình bản làng và miếu
thờ thần linh” [60, tr.104-105]. Người Cao Lan cũng có tín ngưỡng thờ thần,
thờ dòng họ, tổ tiên. “Người Cao Lan có tín ngưỡng rất phức tạp về việc tôn
thờ Thần Bảo Gia. Mỗi họ có một thần khác và đều có sách cúng Thần Bảo gia
khác nhau. Về góc độ nhân chủng thì đây là một khoa học phân cách dòng máu
trong hôn nhân. Về góc độ tín ngưỡng (văn hóa phi vật thể) thì đây lại là sự
phong phú đa dạng [60, tr.111]. Bên cạnh tín ngưỡng dòng họ, người Cao Lan
còn có hình thức tín ngưỡng cộng đồng. Ngoài thờ các vị Thành Hoàng (được
thờ ở đình làng giống người Kinh), người Cao Lan còn thờ Thần Nông, Tài
lịch, Bà mụ Nam Đường, Màng Sênh (vị thần coi sóc định mệnh của con
người). Các vị thần này không có nơi thờ nhưng trong lao động và cuộc sống,
gia đình nào gặp phải vấn đề liên quan đến các vị thần trên thì phải mời thầy về
cúng. Các phong tục như cưới xin, tục ma chay cũng được các tác giả miêu tả
một cách cụ thể, sinh động. Tuy nhiên, về tục cưới xin, những phân tích đã có
được hiểu là lễ tục truyền thống của người Cao Lan, còn ngày nay, những tục
lệ cưới xin truyền thống đã mai một, thậm chí đã hoàn toàn theo cách thức của

người Kinh. Riêng tục ma chay thì còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn, nhất là
nghi thức làm nhà xe cho người chết. Phong tục ăn uống của người Cao Lan
cũng đa dạng, phong phú được chế biến theo nhiều cách với trình độ cao mang
đậm tính văn hóa. “Đó là những sản phẩm do chính bàn tay họ tạo nên trong
quá trình lao động cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải quay lại phục vụ
chính mình” [47, tr.73].
Về cơ cấu gia đình, dòng họ và hương ước làng bản, quan hệ trong gia
đình người Cao Lan từ xưa là gia đình phụ hệ. Người chồng, người cha có
quyền và chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh tế, tinh thần trong gia
đình, thứ đến là người con trai cả. Mặc dù người phụ nữ không có quyền hành
gì nhưng vẫn được tôn trọng, với chế độ một vợ một chồng, không bị đánh đập,
16


ngược đãi; được đối xử và hưởng thụ mọi thành quả lao động, cũng như hạnh
phúc gia đình. Quan hệ dòng họ của người Cao Lan vẫn là điều khó lý giải, bởi
cùng một họ nhưng không cùng dòng huyết thống. Người Cao Lan lấy sự thờ
cúng hương hỏa “mang dinh thú” để tách biệt giữa các dòng họ. Về hương ước
làng bản, Lâm Quý cho biết: “Cộng đồng xã hội người Cao Lan rất bền vững
thông qua hệ ý thức tư tưởng tư pháp. Hệ ý thức tư tưởng này đến nay và mãi
mãi về sau vẫn còn mang những giá trị bản sắc của văn hóa tộc người, có tác
dụng bảo vệ sự an ninh, đoàn kết cộng đồng làng bản” [60, tr.165].
Về ngôn ngữ và văn nghệ dân gian, “Đối với người Cao Lan, riêng về
các hệ ngôn ngữ họ đang sử dụng rất khó để kết luận hay khẳng định nguồn
gốc của họ bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ gốc nào. Hệ ngôn ngữ cổ bắt nguồn từ
một ngữ hệ Hán - Trung. Hệ ngôn ngữ mới (nói hàng ngày) thì lại bắt nguồn từ
ngôn ngữ Tày - Thái” [60, tr.168]. Trong bài viết Vị trí của tiếng Cao Lan trong
các ngôn ngữ Tai, bằng phương pháp ngữ thời học, Phan Lương Hùng cho biết
tiếng Cao Lan gần với tiếng Giáy (theo tiêu chí từ vựng) và tiếng Tày (theo xu
hướng cách tân ngữ âm). Tác giả kết luận: “tiếng Cao Lan thuộc tiểu nhóm Tai

Bắc. Trong quá trình di cư, họ tiếp xúc với các cộng đồng nói các ngôn ngữ Tai
Trung và lưu lại các tiếp xúc này trong hệ thống ngữ âm của mình” [30]. Nhạc
cụ và các điệu múa của người Cao Lan cũng rất phong phú với những nét độc
đáo của người Cao Lan. Bộ nhạc cụ gồm có trống lớn, trống con, chuông nhỏ,
chiêng, chập xeng, thanh la, kèn tổ sâu, nhị, sáo và trống tang sành. Các điệu
múa như múa phát đường, múa giờ chia li, múa chim gâu, múa xúc tép, múa
đâm cá, múa thắp đèn, múa trống, múa Tam Thanh… không chỉ đơn thuần là
múa trong sinh hoạt, vui chơi, mà nó gắn liền với tín ngưỡng và các lễ tục.
Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã nhìn nhận sự giao thoa văn hóa
giữa Cao Lan với các dân tộc khác. “Dân tộc này có trí thông minh rất nhạy
cảm trong việc tiếp thu cái mới, mọi cách làm ăn, mọi hình thái văn hóa của
các dân tộc bạn. Song do hạn chế về trình độ, họ tiếp thu một cách “ồ ạt” không
17


chọn lọc nên dễ chịu ảnh hưởng nền văn hóa của dân tộc bạn” [60, tr.227].
Lễ hội truyền thống của người Cao Lan được nghiên cứu trong mối quan
hệ trực tiếp với đình làng. “Đình làng của đồng bào Cao Lan đã trở thành một
thực thể của làng” [47, tr.108]. Lễ hội của đồng bào Cao Lan còn giữ được ít
nhiều vẻ mộc mạc nguyên sơ tất cả đã làm xuất lộ tình hình phổ quát của hội
làng. “Đó là sự tập trung trong hai chủ đề tín ngưỡng phồn thực và nông nghiệp
cổ” [47, tr.120]. Đặng Chí Thông là người nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội của
người Cao Lan, trong công trình Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở
Tuyên Quang, tác giả mô tả hệ thống lễ hội theo hai phạm vi: trong đình và
ngoài đình, qua đó nhận diện những biến đổi của lễ hội trong bối cảnh mới. Tác
giả khẳng định: “ Các loại hình lễ hội của người Cao lan ở Tuyên Quang là
những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc, chứa đựng trong đó khá đầy
đủ những yếu tố phản ánh về lịch sử cội nguồn, về diện mạo văn hóa tinh thần
của người Cao Lan” [69, tr.173].
Như vậy, hầu hết các phương diện văn hóa của người Cao Lan đã được

khảo sát, giới thiệu qua các công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi sâu tìm hiểu những hợp phần cụ thể của
văn hóa Cao Lan.
1.1.2.3. Nghiên cứu về Sình ca Cao Lan như một loại hình văn nghệ dân gian
Văn nghệ dân gian của người Cao Lan rất phong phú và đa dạng với các
thể loại thơ ca, hò, vè, truyện kể miêu tả quá trình thiên di từ Trung Quốc sang
Việt Nam. Quá trình đó thể hiện cuộc đấu tranh của người Cao Lan với thiên
nhiên buổi đầu hoang dại; cuộc sống lao động sản xuất; đời sống văn hóa; mối
quan hệ xã hội và gia đình, cũng như thể hiện ước vọng của đồng bào trong
tình yêu v.v...
Văn nghệ dân gian của người Cao Lan phong phú và đa dạng vốn được
lưu giữ trong trí nhớ, nhưng từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện các
công trình sưu tầm, nghiên cứu ở mức độ liệt kê, mô tả.
18


Năm 1983, Lâm Quý và Phương Bằng xuất bản cuốn Truyện Cổ Cao
Lan [54], đây là một công trình sưu tầm khá công phu những truyện cổ của
người Cao Lan. Ở công trình này cùng với việc giới thiệu nhiều truyện cổ của
người Cao Lan, trong đó nói về sự ra đời cũng như tên sông, tên núi... và giải
thích những điều kiêng kị trong đời sống hàng ngày, một số điệu múa dân gian
như: xúc tép. chim ngâu, đâm cá, thắp đèn..., các nhạc cụ như: trống, sáo, nhị
đi kèm cũng được các tác giả cuốn sách nhắc tới [28], [43], [45], [64].
Trong bài viết “Tục hát múa nghi lễ của người Cao Lan” của Lê Ngọc
Can đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 4, năm 1997 có đề cập đến những điệu
múa và bài hát sử dụng trong các nghi lễ cưới xin, tang ma của người Cao Lan
[11]. Tuy nhiên một số bài hát đi kèm mới được ông đề cập ở dạng mô tả chung
dựa trên lời ca.
Riêng đối với Sình ca, dựa vào những tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được
cho thấy, hiện Sình ca cũng đã được đề cập ở các mức độ khác nhau như:

(1) Trong tư duy của người Cao Lan, Sình ca được coi là một trong những
nét văn hóa đặc sắc nhất, nên Sình ca luôn được các nghệ nhân quan tâm, đặc
biệt thông qua việc cố gắng lưu giữ bằng các cách khác nhau như: sưu tầm, ghi
chép lại vốn dân ca quý báu thành những tuyển tập lời ca bằng chữ Hán; sau đó
họ dịch sang chữ Quốc ngữ; thành lập các câu lạc bộ Sình ca để truyền dạy cho
các thế hệ sau. Đó là các nghệ nhân Tiểu Văn Học (thôn Cây Thị, xã Đội Bình,
huyện Yên Sơn), Vương Hùng Tá (thôn Dân Chủ, xã Đội Bình, huyện Yên
Sơn), Sầm Văn Dừng (thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương)… của
tỉnh Tuyên Quang. Tuy chỉ mang tính tự phát nhưng điều này đã có những tác
động tích cực trong việc lưu giữ vốn âm nhạc dân gian địa phương, giúp cho
công tác sưu tầm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật thuận lợi.
(2) Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, việc sưu tầm, biên soạn, dịch và
nghiên cứu về Sình ca Cao Lan đã được tổ chức, tiến hành với quy mô cấp tỉnh.
19


Các tỉnh có người Cao Lan sinh sống như Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái,
Phú Thọ… đã được nhà nước đầu tư, khảo sát, nghiên cứu nên xuất hiện khá
nhiều công trình bài viết liên quan đến lĩnh vực này như:
- Ở góc độ sưu tầm có các công trình như: Dân ca Cao Lan của Phương
Bằng, xuất bản 1981 [5], tác giả đã sưu tầm và ghi lại gần 500 câu hát ; Xịnh
Ca CaoLan - Đêm hát thứ nhất [59] của Lâm Quý, xuất bản năm 2003, sưu
tầm 266 câu hát; Dân ca Cao Lan [81] của Ngô Văn Trụ, xuất bản năm 2006,
sưu tầm 1000 câu hát. Ở các công trình trên, các tác giả đã xác định được số
lượng và kết cấu của những đêm hát. Các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ cũng
bước đầu giới thiệu bối cảnh diễn ra đêm hát, nội dung và giai điệu câu hát, ý
nghĩa một số lời hát.
- Về định nghĩa Sình ca, Lâm Quý cho rằng, Sình ca là những tác phẩm
thơ ca dân gian mang tính sử thi miêu tả về quá trình thiên di đầy gian nan vất

vả của tộc người Cao Lan từ vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc
sang một số tỉnh của Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII do nhiều
lý do như chiến tranh, đời sống khó khăn [59, tr.12]. Còn tác giả Đặng Đình
Thuận thì cho rằng, Sình ca là loại hát Ví đối đáp giữa nam và nữ vào mùa
xuân [73].
- Về ngôn ngữ trong Sình ca, tác giả Lâm Quý nhận định: Đây là “thứ
tiếng cổ dùng trong cúng bái và hát Ví thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, thổ ngữ Quảng
Đông - Trung Quốc” [59, tr.166]. Tác giả cũng thống kê tập một của Sình ca
gồm trên 500 cặp bài hát, bằng 1000 bài theo thể thơ tứ tuyệt, với trên 4000 câu
thơ 7 chữ. Còn tác giả Ngô Văn Trụ nhận xét: “Ở một số trường hợp câu thứ
nhất chỉ có 3, 4 chữ, 4 câu chỉ có 24, 25 chữ, do vậy khi hát, người ta phải dùng
lời láy để ngân nga” [81, tr.2]. Trong luận văn “Nghệ thuật ngôn từ trong Xình
ca Cao Lan” [39], tác giả Triệu Thị Linh đã đi sâu phân tích những nét đặc sắc
của Sình ca Cao Lan ở phương diện ngôn từ nghệ thuật. Tác giả lựa chọn tác
phẩm “Xịnh ca Cao Lan - Đêm hát thứ nhất” của Lâm Quý để phân tích về mặt
20


hình thức và nội dung. Về mặt hình thức, nghệ thuật ngôn từ trong sình ca Cao
Lan biểu hiện ở kết cấu một đêm hát, khúc hát, thể thơ, nhịp điệu, cách gieo
vần…, còn về nội dung sẽ thể hiện ở mặt ngữ nghĩa, các phép tu từ, biểu tượng,
không gian và thời gian nghệ thuật…. Cũng nghiên cứu về ngôn từ trong Sình
ca, tác giả Lê Hồng Sinh trong luận văn “Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao
Lan “Kó Lằu Slam” [62] đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong
truyện thơ “Kó Lằu Slam”, đồng thời nhận xét Sình ca là một phần không thể
thiếu để hình thành truyện thơ này.
- Nghiên cứu về Sình ca Cao Lan ở một địa dư cụ thể có các tác giả Đặng
Đình Thuận [73], Phan Thị Kim Dung [22], Nịnh Văn Độ [23]. Lựa chọn Phú
Thọ là tỉnh nghiên cứu văn hóa người Cao Lan, tác giả Đặng Đình Thuận đã
giới thiệu về Sình ca ở các phương diện không gian, thời gian và các câu hát,

đêm hát. Trong luận văn Khảo sát đặc điểm Xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên
Quang, Phan Thị Kim Dung đã xác định được vai trò, vị trí của Sình ca đối với
đời sống tinh thần của người dân Cao Lan ở Tuyên Quang. Bên cạnh đó, tác
giả cũng khảo sát và rút ra đặc điểm của loại hình dân ca này trên các phương
diện: diễn xướng, nội dung nghệ thuật biểu diễn và cách xưng hô trong cuộc
hát. Trong đề tài Bảo tồn Xình ca của người Cao Lan ở Tuyên Quang, tác giả
Nịnh Văn Độ đã nêu rõ giá trị và đưa ra những giải pháp để bảo tồn Sình ca của
người Cao Lan ở Tuyên Quang.
Ngoài các công trình biên soạn, chuyên khảo, còn có các bài viết về
những khía cạnh khác nhau của Sình ca trên các báo, tạp chí, hội thảo chuyên
ngành như: “Người Cao Lan có một Bà chúa thơ ca” của Lâm Quý, Tạp chí
Văn hóa dân gian số 8, năm 2000; “Ngày Xuân đi hát Sình ca” của Lâm Quý,
Báo Tân Trào số 158 + 159, năm 2003; “Đi tìm câu hát Xình ca” của Trịnh
Công Thành, Báo Tuyên Quang số Xuân Ất Dậu năm 2005; “Một số biểu tượng
trong Xình ca Cao Lan” của Triệu Thị Linh, Hội thảo Ngữ học Trẻ - Xuân 2008;
“Hát Sình ca một nét văn hóa đặc sắc của tộc người Cao Lan” của Đặng Chí
21


×