Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu điều chế cao đặc ngũ vị tiêu độc và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HẢO
MSV: 1201163

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC
NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


HOÀNG THỊ HẢO
MSV: 1201163

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC
NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Hồng Cƣờng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền
2. Công ty CPPT dƣợc liệu Anvy


HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
TS. Bùi Hồng Cƣờng- Bộ môn Dƣợc học cổ truyền, Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội,
ngƣời thầy đã luôn quan tâm, tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho tôi đƣợc học
hỏi, luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo, các chị kỹ thuật viên, cán bộ đang
công tác tại bộ môn Dƣợc học cổ truyền, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hƣơng Thảo, Lê Hà Phƣơng - Công ty
CPPT Dƣợc liệu Anvy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm
nghiên cứu của đề tài này.
Nhân dịp n y tôi c ng xin gửi lời cảm ơn đến
Cô gi o Trƣờng đại học Dƣợc

an gi m hiệu c ng to n thể c c Thầy

Nội đã dạy d v tạo mọi điều iện thuận lợi cho tôi

trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập của mình.
Do thời gian l m thực nghiệm c ng nhƣ iến thức của bản thân c n c hạn, h a luận
n y c n c nhiều thiếu s t Tôi rất mong nhận đƣợc sự g p

của c c thầy cô, bạn b để

h a luận đƣợc ho n thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 th ng 5 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Hảo


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN ................................................................................................ 2
1.1. Tóm lƣợc về bệnh mụn nhọt, trứng cá, mẩn ngứa, dị ứng: ....................................... 2
1 1 1 Theo quan điểm y học hiện đại: ......................................................................... 2
1 1 2 Theo quan điểm y học cổ truyền: ...................................................................... 2
1 2 Phƣơng thuốc Ng vị tiêu độc: ................................................................................. 3
1.2.1. Thành phần: ....................................................................................................... 3
1 2 2 Công năng, chủ trị của phƣơng thuốc: ............................................................... 3
1 3 Thông tin cơ bản về các vị thuốc: ............................................................................. 4
1.3.1. Kim ngân hoa: .................................................................................................... 4
1.3.2. Bồ công anh: ...................................................................................................... 6
1.3.3. Sinh địa .............................................................................................................. 8
1.3.4. Cúc hoa ............................................................................................................ 11
1.3.5. Cam thảo .......................................................................................................... 13
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ P ƢƠNG P ÁP NG IÊN CỨU ................................. 16
2.1. Nguyên liệu, phƣơng tiện nghiên cứu: .................................................................... 16
2 1 1 Dƣợc liệu: ........................................................................................................ 16



2.1.2. Thiết bị, máy móc: ........................................................................................... 16
2.1.3. Hóa chất, chất chuẩn: ....................................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17
2.2.1. Nghiên cứu điều chế cao đặc bài thuốc: .......................................................... 17
2.2.2. Nghiên cứu định tính một số thành phần của cao đặc bài thuốc v dƣợc liệu:17
2 3 Phƣơng ph p nghiên cứu:........................................................................................ 17
2.3.1. Bào chế cao đặc bài thuốc: .............................................................................. 17
2 3 2 Định tính một số thành phần hóa học của cao đặc Ng vị tiêu độc v dƣợc
liệu: ............................................................................................................................ 18
2 3 3 Định lƣợng catalpol trong các mẫu cao bằng HPLC ....................................... 26
Chƣơng 3 T ỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................... 28
3.1. Bào chế cao đặc ....................................................................................................... 28
3.1.1. Cao chiết nƣớc: ................................................................................................ 28
3.1.2. Cao chiết ethanol 70% ..................................................................................... 29
3 2 Định tính một số thành phần hóa học của cao đặc Ng vị tiêu độc v dƣợc liệu ... 31
3 2 1 Định tính các nhóm chất chính trong cao v dƣợc liệu bằng phản ứng hóa học:
.................................................................................................................................... 31
3 2 2 Định tính bằng phƣơng ph p SKLM: .............................................................. 32
3 3 Định lƣợng catalpol bằng HPLC:............................................................................ 37
3.4. BÀN LUẬN ............................................................................................................ 41
3.4.1. Về điều chế dạng cao đặc: ............................................................................... 41
3.4.2. Về thành phần hoá học: ................................................................................... 42


3.4.3. Định lƣợng catalpol: ........................................................................................ 44
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 48
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 48
4.2. Kiến nghị: ................................................................................................................ 49



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

Aspartate amino transferase,

AST

Alanin amino transferase

BCA

Bồ công anh

CE

Cao chiết ethanol 70%

CH

Cúc hoa

CN

Cao chiết nƣớc

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính


CT

Cam thảo

DC

Dịch chiết

DĐVN IV

Dƣợc điển Việt Nam IV

DT

Định tính

Et

Ethanol

EtOAc

Ethyl acetat

̅,

Hiệu suất trung bình, Độ ẩm trung bình

HBV


Virus viêm gan B

HIV

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời

KN

Kim ngân

MNC

Mẫu nghiên cứu



Phản ứng

SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

SD

Sinh địa

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


TNF-α

Yếu tố hoại tử khối u alpha

TT

Thuốc thử

TB

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiệu suất bào chế, độ ẩm và cảm quan của cao chiết nƣớc......................... 29
Bảng 3.2. Hiệu suất bào chế, độ ẩm và cảm quan của cao chiết Et70% ...................... 30
Bảng 3.3. Kết quả định tính thành phần hóa học trong cao và các vị thuốc ................. 31
Bảng 3.4. Kết quả SKLM định tính cắn EtOAc từ cao và Kim ngân hoa, ................. 33
Bảng 3.5. Kết quả SKLM định tính cắn EtOAc từ cao và Bồ công anh, Cúc hoa ở
bƣớc sóng 254nm ........................................................................................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả SKLM định tính cắn n-buthanol từ cao và Kim ngân hoa, Cam
thảo ở bƣớc sóng 254 nm ............................................................................................... 35
Bảng 3.7. Kết quả SKLM định tính cao v Sinh địa sau khi phun thuốc thử hiện màu
........................................................................................................................................ 36
Bảng 3 8 Tính tƣơng thích của hệ thống sắc ký .......................................................... 39
Bảng 3.9. Kết quả định lƣợng catalpol trong các mẫu cao ........................................... 40
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu đề xuất trong tiêu chuẩn ĩ thuật của cao đặc................... 46



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ình 2 1 Phƣơng thuốc Ng vị tiêu độc........................................................................ 16
Hình 2.2 Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5 ....................... 16
Hình 3.1. Sắc

đồ DT cắn EtOAc từ cao và KN, CT ở bƣớc sóng 254 nm .............. 33

Hình 3.2. Sắc

đồ DT cắn EtOAc từ cao và BCA, CH ở bƣớc sóng 254 nm........... 34

Hình 3.3. Sắc

đồ DT cắn n-buthanol từ cao và KN, CT ở bƣớc sóng 254 nm ....... 35

Hình 3.4. Sắc

đồ DT cắn methanol từ cao và SD sau khi phun TT hiện màu ........ 36

Hình 3.5.Sắc

đồ của catalpol chuẩn ở bƣớc s ng 210 nm……………………… 38

Hình 3.6. Sắc

đồ của cao placebo ở bƣớc s ng 210 nm………………………… 38

Hình 3.7. Sắc

đồ của cao chiết nƣớc ở bƣớc sóng 210 nm………………………38.


Hình 3.8. Sắc

đồ của cao chiết ethanol ở bƣớc sóng 210 nm……………………..39


ĐẶT VẤN ĐỀ
M a h đến l thời điểm m rất nhiều ngƣời gặp phiền to i do hiện tƣợng n ng
trong ngƣời hoặc dị ứng gây nên nhƣ mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay,.. Theo phân
tích của Đông y, nóng trong ngƣời có 3 nguyên nhân thƣờng gặp Thứ nhất là hỏa độc,
nhiệt độc: do trúng phải nhiệt độc từ bên ngo i nhƣ nắng n ng, hoặc ăn uống nhiều
chất cay n ng, uống nhiều rƣợu bia

hỏa độc, nhiệt độc tích tụ trong cơ thể v biểu

hiện ra bên ngo i th nh mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sẩy… Thứ hai do chức năng tạng
phủ qu yếu hông đủ sức thanh thải chất độc trong qu trình chuyển h a sinh ra v
ngƣng tích lại (chức năng gan, thận, đại tr ng) Thứ 3 do yếu tố nội tiết
Để điều trị cần l m thanh m t cơ thể, dùng thuốc kháng viêm, chống dị ứng. Việc
sử dụng thuốc tân dƣợc có tác dụng nhanh, mạnh nhƣng c nhiều tác dụng phụ. Điều
trị bằng thuốc cổ truyền có tác dụng tốt và có thể khắc phục những nhƣợc điểm của tân
dƣợc, đã c nhiều sản phẩm ra đời dựa trên các bài thuốc và những nguyên tắc điều trị
của Y học cổ truyền nhƣ Tiêu độc PV (CTCP Dƣợc thảo Phúc Vinh); Thanh nhiệt giải
độc Thất Diệp Nhất Chi Hoa (Công ty Thảo mộc Tuệ Minh)…Phƣơng thuốc Ng vị
tiêu độc gồm 5 vị Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cúc hoa, Sinh địa, Cam thảo có tác
dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, điều trị các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Tuy
nhiên, việc sử dụng dạng thuốc sắc hông đƣợc tiện dùng.
Nhằm góp phần nghiên cứu điều chế dạng cao đặc từ phƣơng thuốc làm bán
thành phẩm để tiếp tục nghiên cứu bào chế dạng hiện đại và tiêu chuẩn hóa cao này,
đề tài “ Nghiên cứu điều chế cao Ngũ vị tiêu độc và khảo sát một số chỉ tiêu chất

lượng” đƣợc thực hiện với các mục tiêu cụ thể:
- Điều chế cao đặc Ng vị tiêu độc bằng phƣơng ph p chiết nóng với dung môi nƣớc
và ethanol.
- Định tính một số thành phần hóa học trong cao đặc bằng phản ứng hoá học và sắc ký
lớp mỏng.
- Định lƣợng catapol trong cao đặc bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ( PLC).
1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm lƣợc về bệnh mụn nhọt, trứng cá, mẩn ngứa, dị ứng:
1.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại:
Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh [2]
thƣờng xuất hiện đột ngột nhƣ một vết sƣng, rồi trong một vài ngày vết thƣơng đầy
mủ, lớn hơn v đau hơn Nhọt xảy ra ở bất cứ mô n o trên da, nhƣng chủ yếu ở cổ,
nách, mông, khu vực lông, tóc. Nhọt và nhọt mủ l đau, sƣng đầy mủ hình th nh dƣới
da khi vi khuẩn lây nhiễm và bùng lên một hoặc nhiều nang tóc. Nhọt thƣờng bắt đầu
nhƣ đỏ, thành khối. Các cục u nhanh ch ng đầy mủ, phát triển lớn hơn v đau đớn hơn
cho đến khi bị vỡ và chảy nƣớc. Nhọt độc là một nh m c c b ng nƣớc đã hình th nh
một khu vực kết nối của nhiễm trùng da [10].
Trứng cá là bệnh da thông thƣờng gây nên do tăng tiết chất bã nhờn và viêm của
hệ thống nang lông tuyến bã [2]. Viêm nang lông, tuyến bã, do đ c c chất nhờn tích
tụ lại trong nang lông không bài tiết ra ngo i đƣợc,

m theo tăng tiết mồ hôi. Sự gia

tăng b i tiết mồ hôi và chất bã nhờn làm tích tụ ngày một nhiều trong l chân lông tạo
thành các mụn [10].
Biểu hiện sẩn ngứa là tổn thƣơng nốt nhỏ hoặc sẩn kèm theo cảm giác ngứa. Sẩn
ngứa là phản ứng viêm xuất tiết, xuất hiện ở lớp trung bì nông. Phản ứng có sự tăng

thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính [6].
1.1.2. Theo quan điểm y học cổ truyền:
Đinh nhọt độc sinh ra một phần l do ăn cao lƣơng mĩ vị, lại thêm dinh vệ hƣ yếu
cho nên hỏa độc ph t t n ra ngo i m th nh Căn cứ vào tên gọi thì có nhiều loại, mà
ch mọc c ng hông nhất định. Có 5 loại nhọt độc do tâm, phế, can, tỳ, thận. Nhọt
m u đỏ l tâm đinh, m u trắng là phế đinh, m u xanh hoặc tía l can đinh, m u v ng l
tỳ đinh, m u đen l thận đinh [5].
Phân loại bệnh mụn trứng c lâm s ng thƣờng gặp trong Trung y:

2


- Phế nhiệt huyết nhiệt: mụn trứng cá dạng phế nhiệt huyết nhiệt là do phế vệ bất cố,
ngoại cảm phong nhiệt gây nên, đặc điểm là mặt đỏ bừng, mụn sƣng đau hoặc có
mủ, lƣỡi đỏ, mạch ít.
- Trƣờng vị thấp nhiệt: l do ăn uống thất thƣờng, ăn nhiều thức ăn cay n ng, dầu mỡ,
tổn hại tì vị, thấp nhiệt nội sinh, kết tại trƣờng nội không thể thoát ra ngoài, ứ trong
da gây bệnh, đặc điểm là mụn sƣng n ng, đau, thƣờng kèm theo bí tiểu, nƣớc tiểu
vàng, trƣớng bụng, nấm lƣỡi vàng.
- Tì hƣ đ m thấp: do tì vị hƣ nhƣợc, thủy thấp nội đình, lâu ng y th nh đ m, thấp ứ
hóa nhiệt, ngƣng trệ tại da gây nên, c đặc điểm là mụn mủ để lại sẹo, thƣờng đi
kèm với các triệu chứng nhƣ tiểu đƣờng, mệt mỏi, lƣỡi nhạt, mạch hoạt.
- Can uất huyết ứ: là do tâm trạng không thoải mái, can khí ứ kết, khí trệ huyết ứ, ứ
lâu hóa nhiệt, ứ kết tại da gây nên mụn, đặc điểm là mụn m u tím đỏ, trƣớc khi hành
kinh thì mụn nổi nhiều hơn, thƣờng đi

m theo triệu chứng tức ngực, kinh nguyệt

trƣớc kì, máu có cục, lƣỡi đỏ, nấm lƣỡi trắng, mạch huyền [11].
1.2. Phƣơng thuốc Ngũ vị tiêu độc:

Theo s ch “Dƣợc học cổ truyền”, phƣơng thuốc Ng vị tiêu độc gồm các thành phần
nhƣ dƣới, tuy nhiên do điều kiện đề tài nên thay Cam thảo đất thành Cam thảo bắc.
1.2.1. Thành phần:
Kim ngân hoa

20g

Bồ công anh

10 g

Cúc hoa

10 g

Sinh địa

10 g

Cam thảo

5g

1.2.2. Công năng, chủ trị của phương thuốc:
- Công năng: thanh nhiệt giải độc, tiêu t n đinh sang
- Chủ trị: nhiệt độc, huyết nhiệt gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, tắc tuyến
sữa [13].

3



- Giải thích phƣơng thuốc:
Phƣơng thuốc này Kim ngân hoa là chủ dƣợc (vị quân), có tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, tiêu sƣng ung nhọt. Bồ công anh có tác dụng thanh can nhiệt, giải độc, Cúc
hoa có tác dụng giải biểu nhiệt, thanh can nhiệt là thần dƣợc Sinh địa đ ng vai tr l m
t dƣợc, với tác dụng thanh nhiệt lƣơng huyết, sinh tân dịch. Cam thảo tính trung hòa,
tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc độc thì giải độc, dẫn thuốc v điều hòa tính vị
các vị thuốc h c trong phƣơng thuốc, là sứ dƣợc.
Phƣơng thuốc gồm các nhóm tác dụng chính:
-

Thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, Bồ công anh.

-

Giải biểu nhiệt: Kim ngân hoa, Cúc hoa.

- Thanh nhiệt lƣơng huyết: Sinh địa.
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc:
1.3.1. Kim ngân hoa:
1.3.1.1. Tên khoa học: Flos Lonicerae [1], [4], [7], [15], [13].
1.3.1.2. Bộ phận dùng: Hoa kim ngân- là nụ hoa lẫn hoa đã nở đƣợc phơi sấy của cây
Kim ngân- Lonicera japonica Thunb., họ Kim ngân- Caprifoliaceae [1], [9], [13], [19].
1.3.1.3. Thành phần hóa học:
- Thành phần chính là flavonoid: các flavonoid trong nụ bao gồm rutin; luteolin-7-Oβ-D-galactosid [1], [8], [18], [35], [36], [43] ; lonicerin, hyperosid, luteolin-7-Oneohesperidosid, tricin-7-O-β-D-glucospyranosid, ochna-flavon L, chrisoeirol-7-βD-hesperi-dosid, avicularin và quercetin [1]; luteolin-7-O-β-D-glucosid, quercetin3- O-β-D-glucospyranosid [35], [36], [43].
- Iridoid glycosid: loniceracetalid A, B, swerosid, centaurosid [1], [43] và
secoxyloganin [1], [18], [43], loniceraflavon, vogelosid, epivogesid [18], [43]; 7O-ethyl swerosid, ketologanin, lonijaposide A,B,C,D,E,F,G [36], [43], secologanin
[18], [35], [43]; 7-epi-loganin, 7-epi-vogeloside, loganin acid, secologanoside-7methyl ester [35].
4



- Saponin: lonicerosid A-C, marcanthoidin B [1], [36]; 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-α-L-arabinopyranosyl

hederagenin-28-O-β-d-xylpyranosyl

(1→6)-β-D-

glucopyranosyl ester; macranthoidin A, B; hederagenin-28-O-β-d-glucopyranosyl
ester, acid oleanoic [35], [43].
- Tinh dầu [36]: gồm α-pinen; hex-1-en; hex-3-en-1-ol; α-terpineol; carvacrol;
eugenol [18].
- Acid hữu cơ:

acid caffeic; acid chlorogenic; methyl chlorogenate;

3-O-

caffeoylquinic acid butyl ester; 3-O-caffeoylquinic acid methyl ester; acid 3,5-Odicaffeoylquinic; acid 3-O-dicaffeoylquinic [35], [36], [43].
- Một số chất carotenoid: β-cryptoxanthin và auroanthin [1].
-

Một số chất khác: 1-O-methyl-myo-inositol; β-sitosterol; sucrose; glucose [36],
[43].

1.3.1.4. Tác dụng sinh học:
- Kháng khuẩn: có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, liên
cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn thƣơng h n [1], [7], [8], [15], [18], [30], [43],
và một số loại virus [8], [15], virus influenza pneumonia, virus influenza A, virus
hô hấp [30], phế cầu, bạch hầu [8], [30], [43].
- Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết v l m tăng t c dụng thực bào của bạch cầu [7],

[43], ức chế hình thành histamin, nitric oxid, và bài xuất TNF-α [24], [30].
- Ngăn cản sự tích tụ mỡ ở bụng [1] làm hạ cholesterol trong máu [7], tăng cƣờng
chuyển hóa chất béo [18].
- Tác dụng trên đƣờng huyết: nƣớc sắc hoa kim ngân cho uống l m tăng đƣờng huyết
trên thỏ, tác dụng kéo dài 5-6 h [8], [18].
- Tăng b i tiết dịch vị và mật [7].
- Tác dụng lợi tiểu [7].
- Ngoài ra Kim ngân hoa còn có tác dụng in vitro và in vivo trong điều trị COPD với
t c động ức chế sản xuất các cytokine tiền viêm [34].
5


- Swerosid đƣợc chứng minh có tác dụng bảo vệ gan [1], nghiên cứu khác cho thấy
Kim ngân hoa có tác dụng bảo vệ khi tế bào gan tổn thƣơng cấp tính [37].
1.3.1.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, phế, vị [4], [7], [13],
[15], [18].
-

Công năng, chủ trị:
 Thanh nhiệt giải độc: dùng khi nhiệt độc sinh mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa, [1],
[4], [7], [9], [13], [16], [18], [20] sƣng hầu họng, viêm amidan, đau mắt đỏ [1],
[4] m y đay, bệnh sởi, lên đậu [15].
 Giải biểu: Kim ngân hoa có thể chất nhẹ, tính tuyên tán, có thể dùng trong
trƣờng hợp cảm sốt mới phát [4], [7], [8], [13], [15], [18] đau đầu, họng khô
h t nƣớc..(ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt sơ hởi, thƣờng kết hợp với Liên
kiều, Bạc hà, Kinh giới) [4], [7], [13], [15].
 Thanh thấp nhiệt ở vị tràng: trị kiết lị [1], [4], [7], [13], [18] đau chƣớng bụng,
ỉa ra máu mủ, ỉa chảy, phân bọt chua lổn nhổn [15].
 Viêm gan siêu vi tr ng giai đoạn đầu kèm sốt, do thấp nhiệt [15].

 Ngoài ra còn chữa viêm tắc tia sữa, vú sƣng rắn phát sốt, đ i rắt buốt..[15].
 Lƣơng huyết chỉ huyết: chữa tiểu tiện ra máu [13].

- Liều dùng: 4-6g [8], [18]; 12-20g [4], [13]; 12-40g [7].
- Kiêng kị: hƣ h n, thực nhiệt, mồ hôi ra nhiều [4], [8], [13], [18], mụn nhọt có mủ vỡ
loét [4], [13], [15].
1.3.2. Bồ công anh:
1.3.2.1. Tên khoa học: Herba Lactucae indicae [4], [13].
1.3.2.2. Bộ phận dùng:
- Dùng bộ phận trên mặt đất, thƣờng d ng l tƣơi hoặc phơi, sấy khô của cây
Bồ công anh- Lactuca indica L., họ Cúc- Asteraceae [8], [13], [18].

6


1.3.2.3. Thành phần hóa học:
- Bồ công anh chứa 91,8% l nƣớc; 3,4% protid; 1,1% glucid; 2,9% xơ; 2 chất đắng
chính là lactucin [4], [18] , và lactucopicrin; ngo i ra c n c β-amyrin; taraxasterol
[7], [18], germanicol [18].
- Terpen: 3β-hydroxyglutin-5-ene; 11β-13-dihydrolactucin ;

2-phenylethyl β-D-

glucopyranoside [27]; lactucain A, B, C; cichoriosides B [23].
- Dẫn chất của acid quinic: caffeic acid; 3,5-di-O-caffeoylquinic acid; 3,5-di- Ocaffeoyl- muco-quinic acid; 4,5-di- O-caffeoylquinic acid; 5- O-caffeoylquinic
acid; 3- O-caffeoylquinic acid; 5- O-(E)-p-coumaroylquinic acid; acid chlorogenic
[23].
- Flavonoid:

quercetin 5- O- β-D-glucopyranoside;


glucuronylflavone

;

quercetin

3-

O-

5,2’-dihydroxy-7- O- β-D-

α-L-rhamnopyranosyl(1→6)-β-D-

glucopyranoside [26] quercetin; quercetin 3-O-glucoside; rutin; apigenin; luteolin
[23], luteolin 7- O- β-D-glucuronide, quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside [26], [38].
1.3.2.4. Tác dụng sinh học:
- Bồ công anh đƣợc thử nghiệm với phƣơng ph p lồng cử động thử nghiệm đã thể
hiện tác dụng an thần [18].
- Flavonoid của Bồ công anh đã đƣợc nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng
ức chế men oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thử
nghiệm với huyết thanh ngƣời c ng cho t c dụng khá rõ rệt [18].
- Thuốc có tác dụng kháng khuẩn [13]: thuốc sắc Bồ công anh ức chế chế các loại vi
khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn
bạch hầu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, leptospira hebdomadia [7].
- Tác dụng nhuận tràng [7], [13], tác dụng chống oxy hóa [38].
- Có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu [7], cao chiết methanol của Bồ công anh có
tác dụng in vitro chống lại HBV [26].


7


- Bồ công anh ngoài tác dụng lợi tiểu c n t c động trực tiếp lên các tế bào biểu mô có
thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng E.coli, từ đ c thể phát triển các chiến lƣợc thay
thế trong điều trị nhiễm tr ng đƣờng tiết niệu [31].
1.3.2.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính ,vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh can, tỳ, vị [4], [13].
- Công năng, chủ trị:
 Tỳ vị có hỏa uất: chữa đau dạ dày [8], [18], ăn uống kém tiêu, đầy bụng do tích
khí ở vị tràng [4], [8], [13].
 Thanh can nhiệt: d ng đối với bệnh đau mắt đỏ [13].
 Thanh nhiệt giải độc: chữa mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú, nhọt trong ruột [4],
[8], [9], [13], [15], [18] , sang lở, viêm ruột (trƣờng ung), viêm tiết niệu (nhiệt
lâm), tiểu buốt, tiểu rắt, ph th ng, đau họng (hầu tý) [4].
 Lợi sữa, giảm đau: d ng đối với phụ nữ sau đẻ ít sữa, bị tắc tia sữa gây sƣng
tuyến vú, đau đớn [4], [13], [15].
-

Liều dùng: 20-40g l tƣơi [8], [18], hoặc 10-15g lá khô hay cành và lá khô [8] hoặc
8-30g cây khô sắc uống [7], [18]; 8-20g, tƣơi c thể lên đến 60g [13].

- Kiêng kị: trƣờng hợp âm hƣ hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ [4], [13], [18].
1.3.3. Sinh địa
1.3.3.1. Tên khoa học : Radix Rehmanniae glutinosae [7], [13].
1.3.3.2. Bộ phận dùng:
Rễ củ của cây Địa hoàng- Rhemannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.,
họ Hoa mõm sói –Scrophulariaceae [4], [8], [13], [18].
1.3.3.3. Thành phần hóa học:
-


Iridoid glycosid : catalpol [1], [7], [8], [18] rehmaniosid A; rehmaniosid B;
rehmaniosid C; rehmaniosid D ; ajugol; aucubin; melitosid. Ngoài ra còn có các
iridoid rehmaglutin A; rehmaglutin B; rehmaglutin C; rehmaglutin D và một iridoid
glucosid có nguyên tố Cl là glutinosid [18]; jioglutoside A, B;
8

geniposide;


ajugoside; α-L-rhamnopyranosyl-(1 → 6)-D-glucopyranose, acid 8-epi-loganic, các
6-0-acylated ajugol [32]; 6’-O-α-D-galactosylcatalpol; 6-O-α-D-galactosylcatalpol;
8-O-α-D-galactosylleonuride và 5-O-β-sophorosylmonomelittoside [33].
Catalpol là iridoid glycosid đƣợc phân lập đầu tiên, Phạm Xuân Sinh và cộng sự
(1998) đã chứng minh rễ củ Địa ho ng c h m lƣợng catalpol 0.3% lúc mới thu
hoạch, 1.09% sau khi chế biến sơ bộ và ủ ẩm 3 ngày, ở giai đoạn thành phẩm Sinh
địa h m lƣợng giảm xuống còn 0,58% và 0.1% sau khi chế biến thành Thục địa [13],
[18].
- Ionon glucosid: rehmaionosid A; rehmaionosid B; rehmaionosid C ngoài ra còn có
monoterpen glucosid là rehmapicrosid [18], frehmaglutoside G, frehmaglutoside H ,
rehmapicroside, acid sec-hydroxyaeginetic rehmapicroside, dihydroxy-β-ionone,
trihydroxy-β-ionone, rehmaionoside A, rehmaionoside C [22].
- Cacbohydrat: gồm D-glucose; D-fructose; sucrose; maninotriose; rafinose;
vesbascose; stachyose; D-manitol, trong đ stachyose l th nh phần chính của dịch
chiết nƣớc rễ củ [1], [8], [18], [42], ngoài ra còn có 1-ethyl-β-D-galactopyranosid
[18].
- Các thành phần khác :
Các acid amin 0,15-6,15% (ít nhất 15 acid amin tự do) [8], [18], ester của acid béo
0,01% (methyl linolcat, methyl palmitat); β-sitosterol; daucosterol; acid palmitic;
acid sucinic; campesterol [7], [18].

1.3.3.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng đối với đƣờng huyết: tác dụng hạ đƣờng huyết rõ rệt trên động vật thực
nghiệm c đƣờng huyết cao [7], [18].
Sinh địa có tác dụng hạ đƣờng huyết, nƣớc sắc Sinh địa cho thỏ uống không có hiện
tƣợng đƣờng huyết tăng, lúc đầu thấy có tác dụng ức chế, tác dụng này rất mạnh.
Trong dịch chiết ethanol Sinh địa có rehmanin, tiêm dƣới da cho thỏ rehmanin liều
0,5 g/kg thể trọng rồi theo dõi ảnh hƣởng đối với đƣờng huyết thì thấy sau 30 phút
9


đƣờng huyết giảm xuống, sau 4h lƣợng đƣờng huyết giảm xuống thấp nhất rồi dần
dần trở lại bình thƣờng, sau 7h đƣờng huyết trở lại mức bình thƣờng [8].
Catapol có tác dụng hạ đƣờng huyết rõ rệt đã đƣợc thí nghiệm trên súc vật [1].
- Tác dụng trên huyết quản: thuốc có tác dụng cƣờng tim, hạ áp [7].
- Tác dụng lợi tiểu [7], [18]: thử nghiệm trên chó gây mê bằng cloral hydrat đƣợc
tiêm tĩnh mạch thuốc Sinh địa bằng phƣơng ph p đếm giọt nƣớc tiểu thì thấy số
lƣợng nƣớc tiểu tăng lên [8].
- Tác dụng cầm máu [7]: khả năng rút ngắn thời gian đông m u của thỏ [8].
- Tác dụng chống viêm:trên thực nghiệm nƣớc sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm
[7].
- Catapol có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi c c độc tính thần kinh, là một
chất chống viêm đầy hứa hẹn trong liệu pháp phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh
thoái hóa thần inh liên quan đến phản ứng viêm nhƣ Alzheimer [44].
- Sinh địa có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhƣng hông l m ức chế hay
teo vỏ thƣợng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa có thể làm giảm tác dụng
ức chế vỏ tuyến thƣợng thận của corticoid [7].
- Tác dụng kháng khuẩn: Sinh địa có thể ức chế sự sinh trƣởng kén một số vi trùng
[8].
- Tác dụng chữa lành tổn thƣơng do đ i th o đƣờng (loét dạ dày, loét bàn chân) [28].
- Oligosaccharid trong Sinh địa có tác dụng ức chế tổn thƣơng do CCl4 gây ra trên gan

chuột, thông qua giảm ALT, AST huyết thanh; tăng nồng độ glutathion gan,
glutathion peroxidase superoxid dismutase và giảm nồng độ malonaldehyd gan so
với lô chứng [42].
- Tác dụng chống dị ứng: tác dụng ức chế phản ứng dị ứng trên in vivo và in vitro,
mức độ ức chế phụ thuộc liều, dịch chiết nƣớc Sinh địa làm giảm nồng độ histamin
huyết thanh, ức chế phản ứng dị ứng da do anti-dinitrophenyl (DNP) IgE [25].

10


1.3.3.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, đắng, tính hàn [4], [7], [8], [13], [15], [18]. Quy kinh:
tâm, can, thận, tiểu trƣờng [8], [18].
- Công năng, chủ trị:
 Thanh nhiệt lƣơng huyết [16]: dùng khi nhiệt t đã nhập vào phần dinh gây sốt
cao, miệng h t, lƣỡi đỏ, tâm phiền, phiền táo mất ngủ [4], [13], [15], [18] sốt
h t nƣớc, phát ban, thổ huyết, nục huyết. Trị các bệnh ngoài da do huyết nhiệt:
chàm, lở ngứa, eczema [7], [18].
 Dƣỡng âm sinh tân [16]: nhiều dịch nhuận nên có thể dƣỡng âm, vị ngọt tính
hàn có thể sinh tân dịch, có thể làm thuốc dƣỡng âm nhuận táo kết. Dùng trong
trƣờng hợp âm hƣ nội nhiệt hoặc sau khi sốt cao [4], [13], [15], dùng khi thiếu
m u, suy nhƣợc cơ thể, viêm họng [7], [18].
 Chỉ h t: sinh địa c n d ng điều trị đ i đƣờng có kết quả, thƣờng phối hợp với
Huyền sâm , C t căn, o i sơn, Tang diệp [13], [15].
-

Liều dùng: 12-40g [4], [13]; sinh địa tƣơi 20-120g [7], 12-30g [18]

-


Kiêng kị: thận trọng với ngƣời tỳ hƣ, đầy bụng, đại tiện lỏng, dƣơng hƣ [4], [7],
[13], [15] nhiều đ m, thấp nhiệt [4], [13].

1.3.4. Cúc hoa
1.3.4.1. Tên khoa học vị thuốc: Flos Chrysanthemi indici [4], [13].
1.3.4.2. Bộ phận dùng:
Bộ phận d ng l hoa cúc phơi hay sấy khô của cây Cúc hoa -Chrysanthemum indicum,
họ Cúc-Asteraceae [4], [7], [8], [13], [18].
1.3.4.3. Thành phần hóa học:
- Carotenoid (chrysanthemoxanthin) [18].
- Tinh dầu [4], [8], [18] trong đ c α-pinen; β-pinen; sabinen; myrcen; α-terpinen;
p-cymen; cineol; chrysanthenon; borneol; linalyl acetat; bonyl acetat; β-farnesen;

11


germacren D; γ-cadinen; nerolidol; caryophyllen oxyd; cadinol; chrysanthenol
[18].
- Sesquiterpen: angelyol cumambrin B; arteglasin A; angeloylajadin; chrysetunon;
tuncfulin; cumambrin A [18].
- Flavonoid: chrysanthemin [4], [7], [8], [18]; acacetin [7], [18], [29]; luteolin 7- Oβ-D-glucopyranosid; acacetin-7-O-β-D-galactopyranosid [18]; apigenin; luteolin;
linarin [29].
- Adenin; cholin; stachydrin [7], [8], [18], acid amin [18], vitamin A [4], [8], [18].
- Một số thành phần khác: coptiside I; chrysandiol; B chrolochrymorin [7]
indicumenon; α-amyrin; β-amyrin; sesamin [18].
1.3.4.4. Tác dụng sinh học:
- Cúc hoa có tác dụng dãn mạch v nh, tăng lƣu lƣợng máu ở mạch vành làm giảm
thiếu m u cơ tim, hạ huyết áp, ức chế độ thẩm thấu mao mạch, hạ sốt. Hoạt tính hạ
huyết áp của Cúc hoa có thể là hiệu quả của tác dụng ức chế vận mạch có nguồn gốc
trung tâm và tác dụng ức chế adrenalin [7].

- Cúc hoa có tính chống viêm, chống oxy hóa, và chống cao huyết áp [29].
- Từ cao chiết ethanol Cúc hoa phân đoạn ethyl acetat, ngƣời ta phân lập đƣợc 4
flavonoid: acacetin, apigenin, luteolin, linarin có tác dụng chống loãng xƣơng trên
chuột cắt bỏ buồng trứng, trong đ linarin c t c dụng hiệu quả nhất trên bảo vệ
chống lại sự mất xƣơng, tăng mật độ xƣơng, từ đ có thể đề nghị là một phƣơng
pháp thay thế tự nhiên để điều trị loãng xƣơng [29].
- Tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết
beta, nhiều loại trực khuẩn gây bệnh và nấm ngoài da [7].
- Có hiệu quả bảo vệ thần kinh khỏi sự tổn thƣơng do thiếu máu cục bộ có thể liên
quan tới sự tăng c c cyto ine chống viêm [39], có tiềm năng điều trị Parkinson dựa
trên cơ chế ức chế sự chết tế bào thần kinh dopaminergic thông qua ức chế sự chết
theo chƣơng trình [46].
12


1.3.4.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy vào 8 kinh phế, can, tâm, đởm, vị,
tỳ, đại tràng, tiểu tràng [13].
- Công năng, chủ trị:
 Giải cảm nhiệt: d ng điều trị bệnh sốt do cảm mạo, biểu hiện đau đầu, đau mắt
[4], [7], [13], [18].
 Thanh can sang mắt: dùng khi can bị phong nhiệt, mắt sƣng đau, đỏ, chóng mặt
[4], [8], [13], [15], [18].
 Bình can hạ áp, phối hợp với một số thuốc h c dƣới dạng hãm ( Hoa hòe, Kim
ngân hoa, Đinh lăng) [4], [13].
 Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt, đinh độc, ngoài ra còn chữa các bệnh da tê
bì, chứng mất cảm giác của da, cơ [4], [7], [13], [18].
 Nữ bế kinh, huyết tích, đau bụng kinh [15].
- Liều dùng: 4-20 g [7], 4-24 g [4], [13].
- Kiêng kỵ: những ngƣời tỳ vị hƣ h n, đau đầu do phong hàn [7], [13], [15].

1.3.5. Cam thảo
1.3.5.1. Tên khoa học : Radix Glycyrrhizae [3], [4], [8], [13], [15], [20].
1.3.5.2. Bộ phận dùng:
Rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo bắc Glycyrrhiza glabra L. hoặc
Glycyrrhiza uralensis Fisch ex DC. [1].
Họ Đậu (Fabaceae) [3], [4], [8], [13], [18].
1.3.5.3. Thành phần hóa học:
- Các saponin: saponin quan trọng nhất là acid glycyrrhizic ( còn gọi là acid
glycyrrhizinic) saponin nhóm olean, h m lƣợng từ 10-14% [1], 6-12% [18] trong
dƣợc liệu khô hoặc h m lƣợng 6-14%, có khi tới 23% [8]. Các dẫn chất triterpenoid
h c

nhƣ

acid

liquiritic;

acid

18-α-hydroxy-glycyrrhetic;

acid

24-

hydroxyglycyrrhetic; glabrolid; desoxyglabrolid; isoglabrolid; acid liquiridiolic…[1]
13



- C c flavonoid: h m lƣợng flavonoid trong rễ cam thảo là 3-4% trong đ liquiritin
[1], [8], [18], [20] và isoliquiritin là hai flavonoid quan trọng [1].
Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (glabridin) [40],
[41], isoflavon (glabron); isoflaven (glabren) [1].
- Các dẫn chất coumarin: umbelliferon; herniarin; liqcoumarin [1].
- Các hợp chất estrogen có nhân sterol với h m lƣợng thấp [18].
- Ngoài ra trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột; 3-10% glucose và saccharose
[1].
1.3.5.4. Tác dụng sinh học:
- Cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày [1], [7], [8], [13], [18], [21], ức chế tác
dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin, chống co thắt cơ trơn ruột (đối kháng với
histamin, acetycholin), do thành phần flavonoid [1], [8], [13], [18].
- Cam thảo có tác dụng long đờm [1], [7], [21], giảm ho [18].
- Tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần inh trung ƣơng, giảm vận động tự nhiên, hạ sốt,
giảm hô hấp [18].
- Các flavonoid có trong Cam thảo có tác dụng chống oxy h a, ngăn ngừa xơ vữa
động mạch, giảm tích l y mỡ bụng, hạ đƣờng huyết [1]
- Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của liquiritigenin và
isoliquiritigenin [1].
- Tác dụng kháng khuẩn: cao chiết ethanol Cam thảo có tác dụng ức chế các loại tụ
cầu vàng, trực khuẩn E.Coli và trùng roi, còn có tác dụng chống viêm [7], [13],
[21].
- Cam thảo chứa chất glycyrrhizin có tác dụng giải độc nhất định với ngộ độc thức ăn
hoặc trúng độc một số thuốc khác: morphin; cocain; strychnin; atropin; độc tố bạch
hầu, uốn v n (cơ chế: glycyrrhizin thủy phân thành acid glucuronic kết hợp với chất
độc) [8], [13], [21].
- Tác dụng oestrogen, tác dụng tƣơng tự cortison của glycyrrhizin trên chuyển hóa
14



chất điện giải, giữ natri và clorid, bài tiết kali, chống viêm, chữa táo bón [18].
- Nghiên cứu gần đây c n cho thấy Cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn
dịch của cơ thể, acid glycyrhizic còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh do virus
nhƣ virus herpes simplex, IV-1 và SARS [1].
- Glabridin trong Cam thảo cho thấy hiệu quả in vivo và in vitro trong bảo vệ tế bào
thần kinh thông qua nhiều con đƣờng bao gồm điều chỉnh quá trình chết theo
chƣơng trình v tổn thƣơng tế bào thần kinh [40], ngo i ra c n đƣợc dùng phổ biến
trong điều trị bệnh tim mạch [41].
1.3.5.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị: vị ngọt, tính bình [8], [13], [18]. Quy kinh: thông hành 12 kinh [3], [13],
[18].
- Công năng, chủ trị:
 Ích hí, dƣỡng huyết: trị bệnh khí huyết hƣ nhƣợc, mệt mỏi thiếu máu [3], [13].
 Nhuận phế, chỉ ho: trị bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm
amidan, ho mất tiếng, ho nhiều đ m [3], [4], [9], [13], [15], [16], [20].
 Tả hỏa giải độc: trị mụn nhọt đinh độc sƣng đau [3], [7], [9], [13], [15].
 Hoãn cấp chỉ thống: dùng trị đau dạ d y, đau bụng, gân mạch co rút [3], [4],
[13], [15].
 Điều hòa các vị thuốc trong phƣơng thuốc: dung hòa các vị thuốc, để chúng
phối hợp với nhau chữa bệnh tốt hơn [7], [15], [16].
- Liều dùng: ngày dùng 4 – 20g, dƣới dạng bột, thuốc hãm, nƣớc sắc, cao mềm [3],
[18]; 4-12g [4], [7].
- Kiêng kị: Tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng; dùng lâu dễ bị phù nề [4], [13], [15].

15


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, phƣơng tiện nghiên cứu:
2.1.1. Dược liệu:

Dƣợc liệu do công ty cổ phần Anvy (thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh
ƣng Yên) cung cấp (Hình 2.1)
2.1.2. Thiết bị, máy móc:
+ Nồi sắc Hàn Quốc.
+ Tủ sấy Memmert (Germany).
+ Bộ dụng cụ cất dung môi..
+ M y đo độ ẩm Precisa XM 120.
+ Cân phân tích Sartorius BP 221S
(Germany).
+ Máy siêu âm.
+ Cân kỹ thuật Precisa (Switzeland).
+ Máy ảnh Canon 10.0 mega pixels.
+ Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu

Hình 2.1 Phƣơng thuốc Ng vị tiêu độc

năng cao Linomat 5 (Camag Switzeland)
(Hình 2.2)

(1)

(2)

Hình 2.2 Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5

16


×