Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Điều tra đa dạng sinh học trữ lượng và khảo sát hàm lượng tinh dầu một số loài thảo đậu khấu tại tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 92 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ GIANG
Mã sinh viên: 1201136

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC,
TRỮ LƢỢNG VÀ KHẢO SÁT
HÀM LƢỢNG TINH DẦU
MỘT SỐ LOÀI THẢO ĐẬU KHẤU
TẠI TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ GIANG
Mã sinh viên: 1201136

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC,
TRỮ LƢỢNG VÀ KHẢO SÁT
HÀM LƢỢNG TINH DẦU
MỘT SỐ LOÀI THẢO ĐẬU KHẤU
TẠI TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

PGS.TS. Trần Văn Ơn
Nơi thực hiện:


Bộ môn Thực Vật

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS.
Trần Văn Ơn (Bộ môn Thực Vật – Đại học Dƣợc Hà Nội) là ngƣời thầy đã luôn
theo sát giúp đỡ tôi suốt khoảng thời gian dài tại bộ môn Thực Vật, truyền cho tôi
nhiệt huyết, hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
ThS. Nghiêm Đức Trọng, ngƣời luôn giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra,
hƣớng dẫn và truyền cho tôi cảm hứng ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với
Thực Vật;
Các thầy cô cùng các chị kỹ thuật viên của Bộ môn Thực Vật đã cho tạo
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận ở Bộ môn và luôn cho tôi cảm thấy
Bộ môn nhƣ một gia đình;
Các cán bộ chi cục Kiểm lâm và ngƣời dân tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp
đỡ cho quá trình điều tra, cũng nhƣ chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
rất quý báu cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình của tôi, nơi cho tôi động lực và luôn tạo
cho tôi điều kiện tốt nhất để hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phan Thị Giang


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................2
1.1. CHI ALPINIA ROXB. ....................................................................................2
1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái ............................................................2
1.1.2. Chi Alpinia ở Việt Nam ..........................................................................3
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BẮC KẠN VÀ XÃ XUÂN LẠC
..............................................................................................................................9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn ...................................................9
1.2.2. Xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) .............................. 10
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 12
2.1. NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ....................................... 12
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu........................................................................ 12
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 12
2.2. XÁC ĐỊNH TRỮ LƢỢNG .......................................................................... 13
2.2.1. Nguyên liệu nghiên cứu........................................................................ 13
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 13
2.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU ............ 16
2.3.1. Nguyên liệu nghiên cứu........................................................................ 16
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 16
2.4. ĐIỀU TRA TRI THỨC SỬ DỤNG, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƢỜNG
THẢO ĐẬU KHẤU TẠI TỈNH BẮC KẠN ............................................ 18
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 19
3.1. ĐA DẠNG LOÀI THẢO ĐẬU KHẤU TẠI TỈNH BẮC KẠN ........... 19
3.1.1. Riềng mãnh hải (Alpinia menghaiensis S. Q. Tong & Y. M. Xia)19
3.1.2. Riềng dài lông mép (Alpinia blepharocalyx var. glabrior (Hand.Mazz.) T.L. Wu.) ................................................................................... 24
3.1.3. Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang.) ................................ 29


3.2. TRỮ LƢỢNG THẢO ĐẬU KHẤU TẠI XÃ XUÂN LẠC (HUYỆN
CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN) ................................................................... 34

3.3. HÀM LƢỢNG VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU MỘT SỐ LOÀI
THẢO ĐẬU KHẤU TẠI TỈNH BẮC KẠN ............................................ 38
3.1.1. Hàm lƣợng tinh dầu quả...................................................................... 38
3.1.2. Thành phần tinh dầu ............................................................................ 39
3.4. TRI THỨC SỬ DỤNG, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƢỜNG THẢO ĐẬU
KHẤU TẠI TỈNH BẮC KẠN .................................................................... 41
3.4.1. Tri thức sử dụng Thảo đậu khấu....................................................... 41
3.4.2. Tri thức chế biến Thảo đậu khấu ...................................................... 41
3.4.3. Thị trƣờng dƣợc liệu Thảo đậu khấu tại Bắc Kạn ........................ 42
3.4.1. Về phƣơng pháp nghiên cứu............................................................... 43
3.4.2. Về đa dạng loài Thảo đậu khấu tại tỉnh Bắc Kạn .......................... 45
3.4.3. Về điều tra trữ lƣợng một số loài Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc
................................................................................................................... 46
3.4.4. Về hàm lƣợng và thành phần tinh dầu một số loài Thảo đậu khấu
................................................................................................................... 46
3.4.5. Về thị trƣờng dƣợc liệu Thảo đậu khấu .......................................... 47
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 48
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1:CÁC BIỂU ĐIỀU TRA, BẢNG MÃ HÓA THÔNG TIN SỬ
DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 2: KHÓA PHÂN LOẠI CHI ALPINIA Ở TRUNG QUỐC
PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5: PHIẾU GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC VÀ GIẤY CHỨNG
NHẬN MÃ SỐ TIÊU BẢN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


GC-MS:

Hệ thống sắc ký khí kết hợp khối phổ

A.:

Alpinia

KIP:

Ngƣời dân địa phƣơng có kinh nghiệm thu hái các loài Thảo đậu khấu
tại nơi điều tra

NCCT:

Ngƣời cung cấp tin

STT:

Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

STT

Trang


Bảng 1.1 Danh sách các loài Alpinia ở Việt Nam

3

Bảng 3.1 Số liệu phân tích cụm quả của loài Alpinia menghaiensis S.

34

Q. Tong & Y. M. Xia
Bảng 3.2 Số liệu phân tích cụm quả của loài Alpinia blepharocalyx

35

var. glabrior (Hand.-Mazz.) T.L. Wu
Bảng 3.3 Số liệu phân tích cụm quả của loài Alpinia polyantha D.

35

Fang.
Bảng 3.4 Số liệu các tuyến điều tra tại xã Xuân Lạc

36

Bảng 3.5 Số liệu tổng khối lƣợng Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc

36

Bảng 3.6 Ƣớc tính trữ lƣợng Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc

37


Bảng 3.7 Hàm lƣợng tinh dầu toàn phần một số loài Thảo đậu khấu

38

Bảng 3.8 Thành phần chung trong tinh dầu hạt một số loài Thảo đậu

39

khấu
Bảng 3.9 Kết quả nghiên cứu thành phần tinh dầu một số loài Thảo
đậu khấu

40


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Nguyên liệu Thảo đậu khấu nghiên cứu

16


Hình 3.1

Alpinia menghaiensis S. Q. Tong & Y. M. Xia

20

Hình 3.2

Đặc điểm hình thái của A. menghaiensis S. Q. Tong & Y.
M. Xia

21

Hình 3.3

Vi phẫu rễ của A. menghaiensis S. Q. Tong & Y. M. Xia

22

Hình 3.4

Vi phẫu lá của A. menghaiensis S. Q. Tong & Y. M. Xia

23

Hình 3.5

Alpinia blepharocalyx var. glabrior (Hand.-Mazz.) T.L.
Wu


25

Hình 3.6

Đặc điểm hình thái của A. blepharocalyx var. glabrior
(Hand.-Mazz.) T.L. Wu

26

Hình 3.7

Vi phẫu rễ của A. blepharocalyx var. glabrior (Hand.Mazz.) T.L. Wu

27

Hình 3.8

Vi phẫu lá của A. blepharocalyx var. glabrior (Hand.Mazz.)

28

Hình 3.9

Alpinia polyantha D. Fang.

30

Hình 3.10

Đặc điểm hình thái của A. polyantha D. Fang.


31

Hình 3.11

Vi phẫu rễ của A. polyantha D. Fang

32

Hình 3.12

Vi phẫu lá của A. polyantha D. Fang

33

Hình 3.13

Biểu đồ trữ lƣợng 3 loài Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc

37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Riềng (Alpinia Roxb.) là một chi lớn, gồm khoảng 250 loài, phân bố ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, một số ít ở Australia và quần đảo Thái
Bình Dƣơng, tạo thành một chi phổ biến và phức tạp về thực vật nhất của họ
Zingiberaceae [1]. Ở Việt Nam, đến nay đã xác định có 34 loài, trong đó có nhiều
loài đƣợc sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền nhƣ Thảo đậu khấu (Alpinia

hainanensis K.Schum.), Riềng nếp (Alpinia galanga L. Willd), Ích trí (Alpinia
oxyphylla Miq.), ...
Theo Đỗ Tất Lợi [15], Thảo đậu khấu là hạt phơi hay sấy khô của cây Thảo
đậu khấu (Alpinia hainanensis K. Schum.), đƣợc sử dụng trong Y học cổ truyền để
chữa dạ dày lạnh đau, nôn ra nƣớc chua, nôn mửa, tả lỵ. Tuy nhiên, trong thực tế tại
tỉnh Bắc Kạn, dƣợc liệu Thảo đậu khấu đƣợc thu mua từ nhiều loài khác nhau thuộc
chi Alpinia. Những loài này có đặc điểm hình thái khác hoàn toàn loài đã đƣợc mô
tả trƣớc đó (Alpinia hainanensis K. Schum.).
Từ lý do trên, đề tài “Điều tra đa dạng sinh học, trữ lƣợng và khảo sát
hàm lƣợng tinh dầu một số loài Thảo đậu khấu ở tỉnh Bắc Kạn” đã đƣợc tiến
hành với những mục tiêu sau:
1. Xác định tính đa dạng ở bậc loài của một số loài mang tên Thảo đậu khấu
tại tỉnh Bắc Kạn.
2. Xác định trữ lƣợng của một số loài Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Xác định thành phần và hàm lƣợng tinh dầu toàn phần của một số loài
Thảo đậu khấu tại tỉnh Bắc Kạn.
4. Điều tra tri thức sử dụng, chế biến và thị trƣờng một số loài Thảo đậu
khấu tại tỉnh Bắc Kạn.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CHI ALPINIA ROXB.
1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái
Chi Alpinia gồm khoảng 250 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới Châu Á, một số ít ở Australia và quần đảo Thái Bình Dƣơng [1], [5], [6], [7].
Các loài Alpinia thuộc loại thân thảo, cao khoảng 0,5-3 (4) m. Thân rễ
khỏe, bò dƣới đất. Lá hình mác hẹp hoặc hình elip, thƣờng có mũi nhọn, không

cuống hoặc cuống ngắn. Cụm hoa dạng bông hoặc hình chùy ở ngọn thân, khi non
thƣờng đƣợc bao bởi 1-3 lá bắc (thƣờng gọi là lá bắc tổng bao, nhƣng rụng sớm).
Các nhánh của cụm hoa gần nhƣ không có, có khi rất ngắn mang một hoa hoặc có
độ dài đáng kể (hiếm khi mang nhánh nhỏ) và mang nhiều hoa. Các lá bắc của
nhánh lớn nhƣ lá bắc con của hoa, hoặc rất nhỏ hoặc không có lá bắc. Trong các
trƣờng hợp, lá bắc đều rất dễ rụng. Các lá bắc con của hoa có hình ống, cái này lồng
vào cái khác, hoặc bằng phẳng hoặc hình lõm, thƣờng lớn hơn các lá bắc bọc ngoài,
hiếm khi rất nhỏ. Cuống hoa thƣờng ngắn hơn lá bắc của hoa. Đài hoa hình ống.
Tràng hoa dính thành ống ngắn, trên chia 3 thùy có hình trứng, lõm, dạng tù, màu
trắng hoặc hồng. Bao phấn hình thuẫn, trung đới dày, có mào hoặc không. Nhị
ngắn, gắn lồng vào giữa hai nhụy và cánh môi hoặc không. Nhị lép bên 2, tiêu giảm
thành dạng dùi, dạng răng hay tiêu giảm hoàn toàn. Cánh môi to, trắng hoặc vàng
và thƣờng có sọc tía tạo màu sặc sỡ, dài hơn nhụy và các thùy của tràng hoa, thƣờng
có dạng thuẫn, chia thành hai thùy lõm có dạng thuyền. Bầu thƣờng hình cầu hoặc
không; chia ba ô, noãn có số lƣợng không xác định. Quả nang chứa nhiều hạt, đƣợc
bao bởi một lớp áo hạt.
Thân rễ chi Alpinia sinh trƣởng khá nhanh. Từ một chồi giống ban đầu,
chúng có thể phân nhánh, đâm chồi, tăng sinh khối, phát triển thành một bụi lớn chỉ
trong một vài năm. Các loài trong chi Alpinia thƣờng thích nghi với điều kiện ẩm,
đƣợc che bóng và nhiệt độ không quá cao (khoảng 27-30oC về ban ngày và 17-18 oC
về ban đêm). Chúng sinh trƣởng dƣới tán rừng thứ sinh, rừng cây bụi, rừng tre, khe
núi, thung lung hoặc ven vìa rừng,...


3

1.1.2. Chi Alpinia ở Việt Nam
1.1.2.1. Tính đa dạng và phân loại
Hiện nay, có 34 loài đã đƣợc phát hiện ở Việt Nam, trong đó có 26 loài
đƣợc dùng làm thuốc, rau ăn, cho tinh dầu, làm gia vị và làm cảnh [1], [10], [11],

[12], [18] (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Danh sách các loài Alpinia ở Việt Nam (xếp theo thứ tự tên khoa
học)
STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam Giá trị sử
dụng

1

Alpinia blepharocalyx K. Schum.

2

Alpinia breviligulata (Gagnep.) Gagnep.

Riềng dài lông
mép
Riềng lƣỡi ngắn

3

Alpinia conchigera Griff.

Riềng rừng

4


Alpinia calcicola Q. B. Nguyen & M.F. Newman. Riềng đá vôi

5

Alpinia gagnepainii K. Schum.

Riềng hoa dày

6

Alpinia globosa (Lour.) Horan.

Sẹ

7
8
9
10

Alpinia galanga (L.) Willd.
Alpinia hirusta (Lour.) Horan.
(Lour.)
AlpiniaHoran.
hainanensis K. Schum.
Alpinia intermedia Gagnep.

M, E
M, E
M, E, F
E

M, E

Riềng nếp
Riềng lông
Riềng hải nam
Riềng

M, E, S
M, E
E

11

Alpinia kwangsiensis T. L. Wu & S. J. Chen.

Riềng quảng tây

M, E, F

12
13

Alpinia latilabris Ridl.
Alpinia maclurei Merr.


Riềng maclure

M, E, S
E


14

Alpinia macroura K. Schum.

Riềng đuôi nhọn

E

15
16

Alpinia malaccensis (Burm.f.) Rosc.
Alpinia menghaiensis S.Q. Tong & Y.M. Xia.

Riềng malacca
Riềng mãnh hải

M, E
M, E, F

17

Alpinia mutica (Roxb.).

Riềng không mũi

M, E

18

19

Alpinia newmanii N.S.Lý.
Alpinia oblongifolia Hayata.

Riềng Newman
Riềng tàu

O
M, E, S

20

Alpinia officinarum Hance.

Riềng thuốc

M, E, S

21
22
23

Alpinia oxyphylla Miq.
Alpinia oxymitra K. Schum.
Alpinia pinnanensis T. L. Wu & Senjen.

Ích trí
Riếng núi
Riềng pinna


M, E
M
M, E, F

24

Alpinia phuthoensis Gagnep.

Riềng Phú thọ


4

STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam Giá trị sử
dụng

25

Alpinia polyantha D. Fang.

Riềng nhiều hoa

26
27


Alpinia pumila Hook.f.
Alpinia purpurata (Vieill.) K. Schum.

Riềng lá sọc
Riềng tía

28

Alpinia rugosa S. J. Chen & Z. Y. Chen.

Riềng nhăn

29

Alpinia stachyoides Hance.

Riềng china

30
31

Alpinia siamensis K. Schum.
Alpinia strobiliformis T. L. Wu

Riềng xiêm
Riềng bông tròn

M, E
E


32
33

Alpinia tonkinensis Gagnep.
Alpinia velutina Ridl.

Ré bắc bộ
Riềng lông

M, E

34

Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & R.M.Smith

Riềng đẹp

M, E, O

M, E
M
O

Giá trị sử dụng: M: Cây làm thuốc, F: Cây ăn được; E: Cây cho tinh dầu, S: Cây
làm gia vị, Cây làm cảnh: O
Nhằm hỗ trợ việc giám định tên khoa học, năm 2011, trong công trình
nghiên cứu của mình, Nguyễn Quốc Bình đã xây dựng khóa phân loại 31 loài trong
chi Alpinia ở Việt Nam [1]. Hầu nhƣ tất cả các đặc điểm hình thái cơ quan dinh
dƣỡng và cơ quan sinh sản đã đƣợc sử dụng để xây dựng khóa phân loại (Khung1).
Khung 1: Khóa phân loại 31 loài trong chi Alpinia ở Việt Nam [1]

1A. Phần phụ trung đới không kéo dài thành mào
2A. Cụm hoa dạng chùy
3A. Lá bắc con dạng vảy, dài dƣới 1mm
4A. Cụm hoa nhiều nhánh…………………………………........1. A. globosa
4B. Cụm hoa không phân nhánh………………………….....2.A. officinarum
3B. Lá bắc con không dạng vảy, dài hơn 1mm
5A. Lá bắc con không mở đến gốc, dạng phễu hay ống
6A. Cánh môi hình trứng ngƣợc, dài 4-5 mm, đầu xẻ thành 3 thùy; vòi
nhụy lép hình nón tù, sần sùi………………….…….....….3. A. conchigera
6B. Cánh môi hình trái xoan, dài 8-10 mm, đầu xẻ thành 2 thùy nông; vòi


5

nhụy lép hình trái xoan hẹp, dạng bản dày ……………........4. A. siamensis
5B. Lá bắc con mở đến gốc, không dạng phễu hay ống
7A. Đầu ống đài chia thành 4 thùy………………….......5. A. menghaiensis
7B. Đầu ống đài chia thành 3 thùy
8A. Lá bắc tiêu giảm hay dài đến 1mm
9A. Mặt dƣới phiến lá có lông
10A. Cụm hoa phân nhánh; nhị lép mảnh, dài đến 4mm..6. A. macroura
10B. Cụm hoa không phân nhánh; nhị lép tiêu bản thành dạng thể chai
……………………………………………………...…7. A. malaccensis
9B. Mặt dƣới phiến lá nhẵn ( trừ mép và mép đầu phiến lá có gai hay
lông)
11A. Đài hoa xẻ xiên xuống 1 bên
12A. Cuống lá không có; thùy tràng dài 1,5-1,8 cm.....8. A. gagnepainii
12B. Cuống lá dài 1-2 cm; thùy tràng dài 3 – 3,5 cm...…9. A. zerumbet
11B. Đài hoa không xẻ xiên xuống 1 bên
13A. Ống đài dài 0,8 – 1 cm…………………….....10. A. breviligulata

13B. Ống đài dài 1,8-2 cm…………………………...…11. A. velutina
8B. Lá bắc dài hơn 1mm
14A. Đài hoa dạng ống, dài 7-8 mm; cánh môi màu trắng, đầu xẻ sâu
xuống ½ chiều dài thành 2 thùy………………….…......12. A. galanga
14B. Đài hoa dạng phễu, dài 1,5-2 cm; cánh môi màu vàng, có nhiều
đốm đỏ, đầu chia 3 thùy không rõ…………………..........13. A. mutica
2B. Cụm hoa dạng chùm hay dạng bông
15A. Cụm hoa dạng chùm
16A. Lá bắc con tiêu giảm; ống đài dài 0,8-1,2 cm
17A. Mặt trên lá không có sọc xanh- trắng và xanh sẫm xen kẽ; cánh môi
dài 1,8 -2,5 cm; chỉ nhị dài 2-2,3 cm……………………......14. A. oxyphylla
17B. Mặt trên lá có sọc xanh- trắng và xanh sẫm xen kẽ; cánh môi dài 1- 1,2


6

cm; chỉ nhị dài 0,8 – 1cm……………………………..…..…....15. A. pumila
16B. Lá bắc con dài 2-4 cm; ống đài dài 1,8 -3 cm
18A. Cuống lá dài 4-8 cm; thùy tràng dài 1,8-2 cm..….....16. A. kwangsiensis
18B. Cuống lá dài 0,5-2 cm; thùy tràng dài 2,5-3 cm
19A. Lá bắc dài 4-4,5 cm; ống tràng dài 1-1,2 cm; chỉ nhị dài 1,3-1,5
cm……………….…………………………………........17. A. hainanensis
19B. Lá bắc tiêu giảm, ống tràng dài 2,2 -2,5 cm; chỉ nhị dài 0,6- 0,8
cm……………………………………………….….....18. A. blepharocalyx
15B. Cụm hoa dạng bông
20A. Phiến lá nhẵn, trừ mép và đầu phiến lá; cánh môi dài hơn thùy
tràng………………………………………………..…….......19. A. stachyoides
20B. Mặt dƣới phiến lá nhiều lông; cánh môi dài gần bằng thùy tràng
21A. Cuống lá dài 2,5- 4,5 cm; cụm hoa bông gần nhƣ hình
trụ………………………………………….…………..….20. A. pinnanensis

21B. Cuống lá dài đến 1cm; cụm hoa bông, dạng gần tròn hay hình
nón..…..…………………………………………….…..21. A. strobiliformis
1B. Phần phụ trung đới kéo dài thành mào
22A. Đầu ống đài chia thành 4 thùy răng; cánh môi chia 4 thùy…..22. A. hirusta
22B. Đầu ống đài chia thành 2-3 thùy dạng răng; cánh môi không chia thành 4
thùy
23A. Lá bắc màu đỏ tƣơi, đầu ống đài chia thành 2 thùy dạng
răng…………………………………………………….............23. A. purpurata
23B. Lá bắc không có màu đỏ tƣơi; đầu ống đài chia thành 2 thùy dạng răng
24A. Cuống lá không có hay dài dƣới 1 cm
25A. Quả hình thoi, có 10-12 cạnh nổi………………….…24. A. oxymitra
25B. Quả hình bầu dục hay hình cầu, không có cạnh nổi
26A. Lá bắc con cỡ 1,2-1,4 x 0,8-1 cm, bao 2-3 hoa….....25. A. calcicola
26B. Lá bắc con cỡ 0,2-0,4 x 0,1-0,2 cm, bao 1 hoa…26. A. oblongiflora


7

24B. Cuống lá dài trên 1 cm
27A. Lá bắc dài 4-6 cm; cánh môi nguyên……..…........27. A. phuthoensis
27B. Lá bắc dài dƣới 4 cm hay tiêu giảm; cánh môi xẻ 2 hay 3 thùy
28A. Lƣỡi lá dài dƣới 1cm…………………………...…28. A. intermedia
28B. Lƣỡi lá dài trên 1 cm
29A. Lá bắc con dài 0,7-0,8 cm; thùy tràng dài 1-1,2 cm………………..
……...…………………………………………………....29. A. maclurei
29B. Lá bắc con dài 1,2-3,5 cm; thùy tràng dài 1,5-3,8 cm
30A. Lá bắc con dài 1,2-1,4 cm; đài dài 0,8-0,9 cm; thùy tràng dài 1,51,8 cm …………………………...……………....….30. A. tonkinensis
30B. Lá bắc con dài 3- 3,5 cm; đài dài 2-2,5 cm; thùy tràng dài 3,2-3,8
cm….…………………………………………………...31. A. latilabris


1.1.2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu của một số loài Alpinia
Hầu nhƣ tất cả các loài trong họ Zingiberaceae nói chung và chi Alpinia nói
riêng đều có chứa tinh dầu với hàm lƣợng khác nhau. Theo các công trình nghiên
cứu đã công bố từ các bộ phận khác nhau của các loài Alpinia (nhƣ lá, hoa, thân rễ,
hạt…). Tinh dầu của các loài trong chi này có giá trị cao nên đƣợc ứng dụng làm
mỹ phẩm, dƣợc phẩm, y học,...[16].
Theo nghiên cứu của Phan Minh Giang và các cộng sự, tinh dầu quả của
Riềng rừng (Alpinia globosa (Lour). Horaninov.) cho thành phần chính gồm các
chất

Flavokawin

B, β-sitosterol, stigmasterol, alpinetin, (3S,5S)-trans-3,5-

dihydroxy-1,7-diphenyl-1- heptene, β-D-fructofurannose, β-D-fructopyranose và 2O-methyl β-D- fructofurannose [22].
Loài Alpinia chinensis Rosc. ở Hƣơng Trà, Thừa Thiên Huế đã đƣợc nghiên
cứu về tinh dầu các bộ phận rễ, thân rễ, thân, lá và hoa. Thành phần hóa học chính
gồm 1,8-cineol (thân rễ 26,8 %; rễ 3,2 %), α-humulen (thân rễ 9,3 %; rễ 6,2 %), βbisabolen (thân 47,9 %; lá 47,9 %; thân rễ 24,8 %; hoa 17,1 %; rễ 10,4 %),


8

caryopheyllen oxit (thân rễ 0,4%; rễ 13,2%) [19].
Tinh dầu hạt của Alpinia blepharocalyx K. Schum có hàm lƣợng 0,11%
gồm 15 chất, thành phần hóa học chính gồm Geranyl axetat (24,71 %), m-cymen
(13,76 %), α–thujen (5,47 %), Linalol (4,02%), Cislinalol oxit (3,67 %), Trans –
linalol oxit (3,12 %), Farnesol (1,99 %) [7].
Tinh dầu thân rễ Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.) có chứa các hợp
chất: d- pinen, cineol (20-30%), camphor, methyl cinamat (48%) [23].
Theo Văn Ngọc Hƣớng và các cộng sự [13] thành phần hóa học chính trong

tinh dầu thân rễ, lá, thân, hạt của cây Alpinia hainanensis K. Schum ở Việt Nam
gồm: 1,8-cineol (lá 14,4%; thân rễ 13,4%), fenchon (lá 23%; thân rễ 25,1%; hạt
0,4%), linalol (lá 1,4%; thân rễ 13,4%), citronellol (hạt 10,5%) và geraniol (lá 25%;
thân rễ 13%; hạt 31,2%).
Tinh dầu của Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & R. M. Smith. chủ yếu là
trong thân rễ với hàm lƣợng chừng 0,35-0,7%. Tinh dầu trong thân rễ của Gừng gió
chủ yếu là Zerumbon (48,3-72,3%), α-humulen (4,2-18,8%) và 1,8-cineol (0,86,8%). Các thành phần còn lại (khoảng trên 30 hợp chất) có hàm lƣợng nhỏ hoặc
chỉ ở dạng vết [16].
1.1.2.3. Công dụng và tác dụng của một số loài Alpinia
Ở Việt Nam, nhiều loài mang tên Riềng (Alpinia Roxb.) đƣợc sử dụng để
làm gia vị và làm thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đầy hơi, các
chứng đau bụng do lạnh, bụng đầy trƣớng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt rét do hàn
hoặc sốt rét, sốt nóng, đau răng và các chứng trúng gió, chuột rút [10].
Các loài Alpinia đƣợc sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền nhƣ
Riềng dài lông mép (Alpinia blepharocalyx K. Schum.), Riềng hải nam (Alpinia
hainanensis K. Schum), Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.), Sẹ (Alpinia
globosa (Lour.) Horan.), Ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.),…


9

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BẮC KẠN VÀ XÃ XUÂN
LẠC
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn
Ví trí địa lý: Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt
Nam, có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên
Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên. [30].

Địa hình: Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị
chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và
Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải chạy suốt từ Nặm
Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh
Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan
trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này
có nhiều đỉnh núi cao nhƣ đỉnh Cốc Xô (1.131m), đỉnh Phia Khao (1.061m),…
Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Khu vực này có nhiều
đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc (1.502m). Xen giữa hai
cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.
Khí hậu: Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa
Đông Nam Á. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa nóng ẩm từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lƣợng mƣa trong năm. Do nằm
giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hƣởng mạnh
của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh
hƣởng mƣa bão về mùa hạ.
Sông ngòi: Mạng lƣới sông ngòi Bắc Kạn tƣơng đối phong phú nhƣng đa số
là các nhánh thƣợng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thƣờng.
Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông


10

Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một
trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất Việt Nam, đƣợc hình thành từ một vùng đá
vôi bị sụt xuống do nƣớc chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ
khoảng 500ha, là nơi hợp lƣu của ba con sông Tả Han, Nam Cƣơng và Cho Leng.
Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể.

Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau, nhƣng chủ yếu là hai
loại đất chính: 1) Đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38%
diện tích, phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit
kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có
tầng thảm mục khá dày; 2) Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff – Fk):
chiếm 71,62% diện tích, phân bố tập trung ở Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (Khu
vực Kim Hỷ)… Khu vực núi đá vôi thƣờng rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất
mỏng màu đen, đất rất tốt;
Về cơ cấu sử dụng đất: Diện tích đƣợc khai thác hiện chiếm hơn 60%,
trong đó: Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên; Đất lâm
nghiệp có rừng 366.722 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên. Diện tích chƣa sử dụng
còn khá lớn.
Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung
cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và đƣợc coi là
một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.
1.2.2. Xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn)
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Xã Xuân Lạc là một xã vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện
Chợ Đồn, cách trung tâm huyện 36km. Bắc giáp xã Đà Vị (Na Hang, Tuyên
Quang), xã Nam Mẫu (Ba Bể). Đông giáp xã Nam Cƣờng, xã Đồng Lạc. Nam giáp
xã Bản Thi. Tây giáp xã Sơn Phú (Na Hang, Tuyên Quang) [29 ], [18]. Tổng diện


11

tích tự nhiên của xã Xuân Lạc là 6,044 ha. Trong đó Diện tích rừng tự nhiên là
3,626 ha, Rừng gỗ là 2,594 ha, Rừng hỗn giao là 857.01 ha, đất trống là 652 ha.
Địa hình: Xã Xuân Lạc mang đặc điểm chung của các địa phƣơng vùng núi

Đông Bắc: Độ cao trung bình từ 400 - 800m so với mực nƣớc biển. Địa hình đa
dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi núi (chiếm trên 88% tổng diện tích) xen kẽ thung
lũng, ruộng bậc thang nhỏ hẹp. Các dãy núi cao, có độc dốc lớn, hƣớng núi không
đồng nhất.
Sông ngòi: Trên địa bàn có nhiều khe suối nhỏ, hợp thành sông Ti Hồng –
một trong ba dòng sông chảy vào Hồ Ba Bể. Nguồn nƣớc sông suối tự nhiên dồi
dào đƣợc ngƣời dân tận dụng trong sản xuất, gieo trồng. Tuy nhiên vào những ngày
mƣa to, nƣớc lớn thƣờng xảy ra hiện tƣợng lũ quét, tiềm ẩn nhiều mối đe dọa với
đời sống và sản xuất của ngƣời dân.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Xã Xuân Lạc đƣợc chia thành 14 thôn bản: Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tƣn, Bản
Khang, Bản Ó, Bản Puổng, Bản Hỏ, Bản He, Pù Lùng 1, Pù Lùng 2, Tà Han, Khuổi
Sáp, Nà Bản, Cốc Slông.
Dân số trong toàn xã hiện có 3.371 ngƣời, trong đó, dân tộc Mông có 1.790
ngƣời, chiếm 53%; dân tộc Tày có 1.157 ngƣời, chiếm 34%; còn lại là dân tộc Dao
(8%), Nùng (4%) và Kinh (1%). Từ nhiều đời nay, ngƣời dân địa phƣơng sống chủ
yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó hầu hết ngƣời dân đều canh tác cây
lƣơng thực (lúa, ngô), rau màu và cây lâm nghiệp (mỡ).


12

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Mẫu tƣơi, khô bao gồm thân, hoa, quả, hạt, lá, rễ từ cây trƣởng thành của
một số loài Thảo đậu khấu đƣợc thu tại các tuyến điều tra với ngƣời dân địa phƣơng
tại 4 huyện: Na Rì, Chợ Đồn, Ngân Sơn và Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đƣợc thực hiện bằng 2 phƣơng pháp: 1) Phỏng vấn bán cấu trúc tại 2 xã

Lạng San, huyện Na Rì và xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn [9] và 2) Điều tra theo
tuyến với 8 tuyến tại 4 huyện: Na Rì (Lƣơng Thành, Nà Hiu), Chợ Đồn (Xuân Lạc,
Bản Thi), Ngân Sơn (Thuần Mang, Thƣợng Quan) và Ba Bể (Bành Trạch, Mỹ
Phƣơng) [2], đƣợc thu vào tháng 7-10/2016 (mùa quả) và tháng 4/2017 (mùa hoa).
- Xử lý mẫu: Các mẫu đƣợc xử lý, ép, sấy khô, làm tiêu bản theo các kỹ
thuật tiêu bản thông thƣờng [9] và lƣu trữ tại Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội (HNIP), số hiệu phòng tiêu bản từ HNIP/18495/17,
HNIP/18496/17 và HNIP/18497/17.
- Mô tả đăc điểm hình thái: Quan sát mô tả, đo, đếm số lƣợng và kích thƣớc
các bộ phận cơ quan dinh dƣỡng và cơ quan sinh sản.
- Làm tiêu bản: Rễ và lá của các mẫu đƣợc cắt, tẩy và nhuộm kép theo
phƣơng pháp làm tiêu bản vi học thực vật [17]. Tiêu bản đƣợc soi qua kính hiển vi
Kruss, chụp ảnh lại bằng hệ thống tích hợp với kính hiển vi và máy ảnh.
- Xác định tên khoa học: Tên khoa học đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
so sánh hình thái, dựa vào các tài liệu về thực vật chí Việt Nam [10], Nghiên cứu
phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam [1], Thực vật chí Trung Quốc
(Flora of China) [28], Some new Taxa of Zingiberaceae from Kwangsi 2 [21], The
Plant List [31] và các tiêu bản lƣu tại các phòng tiêu bản của Vƣờn cây thuốc


13

Quảng Tây (GXMG), Viện Thực vật Quảng Tây (IBK), Vƣờn Thực vật nhiệt đới
Xishuangbanna (HITBC), với sự giúp đỡ của chuyên gia phân loại của Bộ môn
Thực vật.
2.2. XÁC ĐỊNH TRỮ LƢỢNG
2.2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu điều tra trữ lƣợng bao gồm các mẫu chùm quả tƣơi,
khô, số gốc cây non, số gốc cây trƣởng thành, số cụm hoa của một số loài Thảo đậu
khấu tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp điều tra theo tuyến [2] với ngƣời cung
cấp tin quan trọng (KIP). Mục tiêu của các chuyến điều tra bao gồm: Xác định số
lƣợng gốc cây trƣởng thành/cụm gốc, số lƣợng cụm quả/ cụm gốc, số cây tái sinh/
cụm gốc, ghi lại tọa độ của vị trí có Thảo đậu khấu trong tuyến điều tra. Để từ đó,
xác định tổng số cụm quả của một số loài trên tổng diện tích của mỗi tuyến điều tra.
Các bƣớc thực hiện bao gồm:
- Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để đảm bảo tính khách quan trong
quá trình điều tra, tuyến điều tra đƣợc thiết kế theo các địa hình và thảm thực vật
khác nhau (tuyến núi cao, ven rừng, rừng thứ sinh, ven suối, rừng trồng, vv). Tổng
cộng có 3 tuyến điều tra đã đƣợc thực hiện cùng với 2 KIP. Độ dài quãng đƣờng
tuyến điều tra đƣợc xác định sử dụng thiết bị định vị GPS có độ chính xác cao có
chức năng tính toán xác định quãng đƣờng di chuyển.
- Thu thập thông tin: Trong suốt tuyến đƣờng di chuyển, điều tra viên kết
hợp cùng với thành viên nhóm quan sát về 2 phía tuyến đƣờng đi mỗi bên 5m, ghi
lại các thông tin của từng loài Thảo đậu khấu theo bảng biểu (Phụ lục 1.3), bao gồm
2 phần: (1) Thông tin về tuyến điều tra: tên tuyến, chiều dài tuyến điều tra, ngày
điều tra, tên của KIP; (2) thông tin về cây thuốc: đặc điểm nhận dạng, mã, số lƣợng
gốc cây trƣởng thành/cụm gốc, số lƣợng cụm quả/cụm gốc, số cây tái sinh/cụm gốc.
Quá trình điều tra kèm theo thu mẫu là các cụm quả của một số loài Thảo đậu khấu.


14

- Xử lý và phân tích thông tin: Toàn bộ dữ liệu điều tra tại tuyến đƣợc mã
hóa và nhập vào phần mềm máy tính Microsoft Excel 2010. Sử dụng các hàm trong
Microsoft Excel để tính toán các giá trị sau:
(i) Xác định tổng khối lượng quả tươi/chùm và tỷ lệ hạt khô/quả tươi.
- Xác định Trung bình tổng khối lượng quả tươi trên mỗi chùm: Tách quả từ
mỗi chùm quả Thảo đậu khấu, sử dụng Cân phân tích để xác định khối lƣợng tổng
khối lƣợng quả tƣơi của mỗi chùm. Thực hiện ít nhất 3 mẫu và tính trung bình.

- Xác định tỷ lệ tươi/khô: Cân chính xác khoảng 100g quả tƣơi, ghi lại số
liệu, khối lƣợng cân. Sau đó, tiến hành phơi khô các mẫu (khoảng 3-5 nắng). Dƣợc
liệu Thảo đậu khấu khô có hàm ẩm dao động trong khoảng 3-10 %. Cân khối lƣợng
quả khô của từng mẫu. Xác định tỷ lệ quả tƣơi/quả khô theo công thức:

A=
Trong đó:
 A là tỷ lệ quả tƣơi/quả khô
 mbđ là khối lƣợng quả tƣơi ban đầu, đƣợc tính bằng gam (g)
 ms là khối lƣợng quả sau khi phơi khô, đƣợc tính bằng gam (g)
Thực hiện ít nhất với 3 mẫu và tính trung bình.
- Xác định tỷ lệ hạt khô/quả tươi: Cân chính xác 100g quả khô Thảo đậu
khấu, bóc vỏ để riêng hạt. Sau đó, cân chính xác tổng khối lƣợng hạt khô sau khi
bóc vỏ.
Xác định tỷ lệ hạt/quả theo công thức:

B=
Trong đó:
 B là tỷ lệ hạt khô/quả tƣơi
 A là tỷ lệ quả tƣơi/quả khô
 m2 là khối lƣợng hạt sau khi bóc vỏ, đƣợc tính bằng gam (g)
 m1 là khối lƣợng quả khô ban đầu, đƣợc tính bằng gam (g)
Thực hiện ít nhất 3 mẫu và tính trung bình.


15

(ii) Xác định trữ lượng dược liệu: Dựa vào các kết quả phía trên, tính đƣợc
khối lƣợng trung bình quả tƣơi/ chùm (hạt khô) và tổng số cụm quả của mỗi loài
trên tổng diện tích tuyến điều tra. Do đó, xác định đƣợc tổng khối lƣợng quả tƣơi

(hạt khô) của mỗi loài trên tổng diện tích ô nghiên cứu.
Trong đó, diện tích ô tuyến nghiên cứu đƣợc xác định là [chiều dài tuyến
điều tra (m) x 10 (m)].
Khối lƣợng quả tƣơi (hạt khô) Thảo đậu khấu thu đƣợc tƣơng ứng với diện
tích khảo sát (kg) bằng tổng khối lƣợng quả tƣơi (hạt khô) của toàn bộ các loài Thảo
đậu khấu nghiên cứu tại xã Xuân Lạc.
Trữ lượng quả tươi Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc được tính theo công
thức:
TLT

=

Trong đó:
 TLT là trữ lƣợng quả tƣơi Thảo đậu khấu trên toàn xã Xuân Lạc (kg)
 M là tổng khối lƣợng quả tƣơi Thảo đậu khấu thu đƣợc tƣơng ứng với
diện tích khảo sát (kg)
 St là tổng diện tích rừng tự nhiên của xã Xuân Lạc (ha)
 S là tổng diện tích khảo sát của 3 tuyến điều tra (ha)
Trữ lượng hạt khô Thảo đậu khấu tại xã Xuân Lạc được tính theo công
thức:
TLK= TLK × B
Trong đó:
 TLK là trữ lƣợng hạt tƣơi Thảo đậu khấu trên toàn xã Xuân Lạc (kg)
 TLT là trữ lƣợng quả tƣơi Thảo đậu khấu trên toàn xã Xuân Lạc (kg)
 B là tỷ lệ hạt khô/quả tƣơi
- Xác định Định mức thu hái của một số loài Thảo đậu khấu tại Bắc Kạn :


16


Do Thảo đậu khấu là loài có khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh mẽ, ngoài ra
Thảo đậu khấu còn có khả năng tái sinh bằng hạt. Trên thực tế, ngƣời dân chỉ thu
hái quả nên ít ảnh hƣởng sự tồn tại và sinh trƣởng của cây, nên đề xuất định mức
thu hái của cây Thảo đậu khấu là 80% so với trữ lƣợng Thảo đậu khấu tại xã Xuân
Lạc.
2.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU
2.3.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Hạt phơi khô từ quả gần chín của 3 loài Thảo đậu khấu thu tại tỉnh Bắc Kạn
(BK-01, BK-02 và BK-03) và dƣợc liệu Thảo đậu khấu đƣợc mua ở Lãn Ông (quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) (LÔ-01, LÔ-02) (Hình 2.1)

Hình 2.1: Nguyên liệu Thảo đậu khấu
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu
Đối với từng mẫu: Quả sau khi thu hái đƣợc phơi khô, bóc vỏ và thu đƣợc
dƣợc liệu Thảo đậu khấu. Dƣợc liệu đƣợc xay thô và bảo quản trong túi nilon kín,
tránh ánh sáng. Cân chính xác khoảng 100g bột dƣợc liệu cho vào bình cầu dung


17

tích 500 ml. Bổ sung khoảng 300 ml nƣớc cất, để thấm ẩm dƣợc liệu trong khoảng
30 phút trƣớc khi tiến hành cất tinh dầu.
Sử dụng bộ định lƣợng tinh dầu nhẹ hơn nƣớc. Bộ phận đem định lƣợng
đƣợc làm sạch, hong ở nơi thoáng gió. Đun bình đến sôi, sau đó điều chỉnh tốc độ
cất sao cho đƣợc 2 – 3ml dịch cất trong một phút. Cất đến khi thể tích tinh dầu không
tăng lên nữa (khoảng 3 – 4giờ). Ngừng cất, để bộ cất trở về nhiệt độ phòng. Đọc thể
tích tinh dầu [3], [14].
Song song tiến hành xác định hàm ẩm của mẫu bằng phƣơng pháp sấy đến
khối lƣợng không đổi. Sấy ở nhiệt độ 105 0C, trong 1 giờ, cho đến khi khối lƣợng

chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 0,5 mg [3].
Độ ẩm (X) của mẫu thử, tính bằng phần trăm theo công thức sau:
X 

m1  m2
.100%
m1

Trong đó :
 m1 là khối lƣợng của mẫu thử trƣớc khi sấy, tính bằng gam;
 m2 là khối lƣợng mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam.
Hàm lƣợng tinh dầu trong mẫu khô tuyệt đối đƣợc xác định theo công thức:

Trong đó:
 V: Thể tích tinh dầu đọc đƣợc sau khi cất tinh dầu (ml)
 m: Khối lƣợng nguyên liệu (g)
 H: Hàm ẩm dƣợc liệu
 X1: Hàm lƣợng tinh dầu (%)
Tiến hành cất mỗi mẫu 3 lần, lấy kết quả trung bình.
2.3.2.2. Nghiên cứu định tính - định lượng các thành phần trong tinh dầu
Bằng phƣơng pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC/MS), đƣợc tiến hành
tại Bộ môn Dƣợc liệu - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, trên Hệ thống GC: 7890A,


×