BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VŨ ĐỨC ĐẠT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN
TỐ SINH THÁI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI CÀ GAI LEO
TRỒNG TẠI PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TIẾN VIỆN
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS
Dương Tiến Viện người thầy đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn chuyên môn
cho tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 cùng các thầy cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các cán bộ Phòng Sau đại học trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn trong lớp K19 - Sinh
thái học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Học viên
Vũ Đức Đạt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Nghiên
cứu ản
p át triển c
n c
một số n ân tố sin t ái đến k ả năn sin tr
loài Cà
n và
i leo trồn tại P úc Yên, Vĩn P úc” là trung thực,
đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Sinh KTNN, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Nhà trường về các thông tin, số
liệu trong đề tài.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Vũ Đức Đạt
MỤC LỤC
MỞ Đ U ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đ ch nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................... 3
5. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 3
CH
N 1. T N QU N T
L U ........................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về Cà gai leo................................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................. 4
1.1.2. Danh pháp và vị trí phân loại ........................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 5
1.1.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái ......................................................... 5
1.1.5. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng ............................................ 6
1.2. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo trên thế giới và ở Việt Nam ............... 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo trên thế giới.................................. 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo ở Việt Nam ................................... 9
CH
N
2. VẬT LI U, THỜI GIAN, NỘI DUNG V
PH
N
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của Cà gai leo ....... 19
2.3.2. Nghiên cứu ảnh h ởng của một số nh n tố sinh thái m t độ
trồng, liều l ợng ph n bón) đến khả năng sinh tr ởng, phát triển của
Cà gai leo .................................................................................................. 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
2.4.1. Ph ơng pháp nghiên cứu tài liệu..................................................... 20
2.4.2. Ph ơng pháp thực nghiệm............................................................... 20
2.4.3. Ph ơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 23
CH
N 3. K T QU N H N CỨU V TH O LUẬN ........................ 24
3.1. Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái và chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển của Cà gai leo....................................................................................... 24
3.2.
nh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của Cà gai
leo ................................................................................................................. 24
3.2.1. Ảnh h ởng của m t độ đến sự tăng tr ởng chiều cao cây và số
cành cấp 1 của Cà gai leo ........................................................................ 25
3.2.2. Ảnh h ởng của m t độ trồng đến chiều dài cành cấp 1 và cành
cấp 2 của Cà gai leo ................................................................................. 29
3.2.3. Ảnh h ởng của m t độ đến số quả/cây, số hạt/quả, khối l ợng,
kích th ớc quả và khối l ợng hạt Cà gai leo............................................ 31
3.2.4. Ảnh h ởng của m t độ đến năng suất của Cà gai leo .................... 34
3.3.
nh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và phát triển
của Cà gai leo ............................................................................................... 36
3.3.1. Ảnh h ởng của liều l ợng ph n bón đến sự tăng tr ởng chiều
cao cây và số cành cấp 1 của Cà gai leo .................................................. 37
3.3.2. Ảnh h ởng của liều l ợng ph n bón đến chiều dài cành cấp 1
và cành cấp 2 của Cà gai leo .................................................................... 41
3.3.3. Ảnh h ởng của liều l ợng ph n bón đến số quả/cây, số
hạt/quả, khối l ợng, kích th ớc quả và khối l ợng hạt Cà gai leo .......... 43
3.3.4. Ảnh h ởng của liều l ợng ph n bón đến năng suất của Cà gai
leo .............................................................................................................. 45
3.4. So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế của 2 thí nghiệm ...................... 48
3.4.1. Về năng suất.................................................................................... 48
3.4.2. Về hiệu quả kinh tế.......................................................................... 49
K T LUẬN ..................................................................................................... 55
T
L U TH M KH O ............................................................................... 56
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển chung của Cà gai leo......... 24
Bảng 3.2. Tăng trưởng chiều cao cây và số cành cấp 1 của Cà gai leo .......... 27
Bảng 3.3. Tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 và cấp 2 của Cà gai leo ............ 30
nh hưởng của mật độ đến số quả/cây, k ch thước và khối
Bảng 3.4.
lượng quả, số hạt/quả, khối lượng hạt của Cà gai leo..................... 32
Bảng 3.5. nh hưởng của mật độ đến năng suất của Cà gai leo .................... 34
Bảng 3.6. nh hưởng của liều lượng phân bón đến tăng trưởng chiều cao
cây và số cành cấp 1 của Cà gai leo ................................................ 38
Bảng 3.7. nh hưởng của phân bón đến tăng trưởng chiều dài cành cấp 1
và cành cấp 2 của Cà gai leo ........................................................... 41
nh hưởng của phân bón đến số quả/cây, khối lượng và kích
Bảng 3.8.
thước của quả và hạt Cà gai leo ...................................................... 43
nh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của Cà gai
Bảng 3.9.
leo .................................................................................................... 46
Bảng 3.10. nh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của Cà gai
leo .................................................................................................... 49
Bảng 3.11.
nh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến thu nhập
thuần của Cà gai leo ........................................................................ 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 3.1.
nh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều cao của Cà gai
leo .................................................................................................... 28
Hình 3.2.
nh hưởng của mật độ đến khả năng phân cành cấp 1 của Cà
gai leo .............................................................................................. 29
Hình 3.3.
nh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài cành cấp 1
và cành cấp 2 của Cà gai leo ........................................................... 31
Hình 3.4.
nh hưởng của mật độ đến số quả/cây, k ch thước và khối
lượng quả, số hạt/quả, khối lượng hạt của Cà gai leo..................... 33
Hình 3.5. nh hưởng của mật độ đến năng suất của Cà gai leo ..................... 35
Hình 3.6. nh hưởng của phân bón đến tăng trưởng chiều cao Cà gai leo .... 39
Hình 3.7.
nh hưởng của phân bón đến khả năng phân cành cấp 1 của
Cà gai leo ........................................................................................ 40
Hình 3.8. nh hưởng của phân bón đến tăng trưởng chiều dài cành cấp 1
và cành cấp 2 của Cà gai leo ........................................................... 42
Hình 3.9.
nh hưởng của phân bón đến số quả/cây, khối lượng và kích
thước của quả và hạt Cà gai leo ...................................................... 45
Hình 3.10. nh hưởng của phân bón đến năng suất của Cà gai leo ............... 48
1
MỞ Đ U
1. Lí do chọn đề tài
Cây Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. (tên gọi
khác Solanum hainanense Hance, 1868 - syn), còn gọi là Cà quạnh, Cà gai
dây, Cà quýnh, Cà vạnh, Chẻ nam (Tày), B’rongoon (Ba Na), thuộc họ Cà
(Solanaceae). Là cây bụi trườn, thân và cành mảnh, vươn dài, toàn cây có gai
nhỏ. Lá mọc so le, có thùy nông không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông
mềm, cuống lá ngắn. Hoa màu tím nhạt, hoặc trắng, tụ họp thành xim gồm 25 hoa ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu nhỏ, khi ch n màu đỏ cam, chứa nhiều hạt
hình thận, trông như hạt ớt nhỏ. Thành phần hóa học của Cà gai leo chứa
alkaloid, glycoalcaloid, saponin, flavonoid, acid amin và sterol. Trong đó
solasodine là hợp chất ch nh, đây là một steroid alkaloid được tìm thấy ở
khoảng 250 loài cây khác nhau thuộc họ Cà, đặc biệt là chi Solanum, chúng
thường tồn tại ở dạng glycoside. Các nghiên cứu trước đây cho thấy
solasodine có hoạt tính kháng viêm, bảo vệ gan và chống ung thư (đặc biệt là
ngăn ngừa ung thư da). Solasodine còn là tiền chất để sản xuất các loại
corticosteroid, testosteroid và thuốc tránh thai. Ngoài ra, chúng còn có tác
dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ gan.
Theo Y học cổ truyền, cây Cà gai leo chữa ngộ độc rượu rất tốt, nếu bị
say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra
còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp [8]. Theo Y học hiện đại, cây Cà
gai leo có tác dụng chữa các bệnh xơ gan và ung thư gan, được các nhà khoa
học Việt Nam và thế giới công nhận là cây thuốc nam có tác dụng giai độc gan
tốt nhất hiện nay. Các sản phẩm thuốc giải độc gan từ cây Cà gai leo như:
Giải độc gan Tuệ Linh, Haina 1 và Haina 2, Cà gai leo chống viêm và xơ gan
[12]. Thành công trong việc chế tạo thuốc giải độc gan từ cây Cà gai leo đã
mở ra cho ngành dược liệu nước ta về việc phát triển nguồn dược liệu Cà gai
2
leo phục vụ cho sản xuất thuốc. Năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 vừa
qua, nhu cầu về nguyên liệu dược liệu Cà gai leo làm thuốc của các công ty
dược trong nước rất lớn (Công ty CP BV, Công ty cổ phần Pharma, công ty
dược Thanh Hoá, công ty dược Traphaco,…). Chính vì vậy nguồn dược liệu
Cà gai leo hiện nay đang là một nhu cầu tất yếu.
Cà gai leo từ trước đến nay được khai thác chủ yếu từ nguồn hoang dại,
khai thác phân tán dẫn đến chất lượng không đồng đều, trữ lượng có giới hạn
và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do bị thu hái bừa bãi. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu và bào chế thuốc từ nguồn nguyên liệu này đang gặp nhiều
khó khăn.
Trong những năm gần đây tại một số nơi miền Bắc Việt Nam đã có một
số vùng trồng Cà gai leo trong điều kiện nhân tạo, trong đó có Phúc Yên –
Vĩnh Phúc. Việc trồng trọt Cà gai leo trong giúp chủ động điều khiển quy trình
sản xuất tạo nguồn nguyên liệu phục vụ việc tách chiết các hoạt chất sinh học
trên quy mô công nghiệp, góp phần giải quyết những khó khăn nói trên.
Tuy nhiên việc di chuyển cây từ ngoài tự nhiên về trồng trong điều kiện
nhân tạo bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nắm rõ được sự ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và phát triển của cây Cà gai
leo. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ản
n c
một số nhân tố sin t ái đến khả năn sin tr
ng và phát triển
c a loài Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) trồng tại P úc Yên, Vĩn
P úc”.
2. Mục đ c ng iên cứu
Đánh giá được sự ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của loài Cà gai leo trong điều kiện trồng trọt tại Phúc
ên - Vĩnh Phúc.
3
3 N iệm vụ ng iên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh l , sinh thái của Cà gai leo trong điều
kiện trồng trọt tại Phúc
ên - Vĩnh Phúc: khả năng phân cành; số cành các
cấp, chiều dài cành, chiều cao trung bình của cây; đặc điểm hình thái, màu sắc
của hoa, quả; k ch thước trung bình của quả, hạt; khối lượng trung bình của
hạt; tỷ lệ nảy mầm của hạt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái: mật độ trồng,
mức phân bón,… đến quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất tươi, năng
suất khô của Cà gai leo.
4. Ý ng ĩa k oa ọc và ý ng ĩa t ực tiễn
4.1. Ý n
ĩ k o
ọc
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các dẫn liệu mới có
giá trị về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của loài Cà gai leo trong điều kiện trồng trọt thực tế.
4.2. Ý n
ĩ t ực tiễn
- Là nguồn tham khảo có giá trị đối với người nông dân trong việc
trồng Cà gai leo tại đồng ruộng. Có thể điều chỉnh được một số nhân tố sinh
thái ở mức tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của Cà gai leo, từ đó giúp
tăng sinh khối sản phẩm, phát triển kinh tế.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đánh giá được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả
năng sinh trưởng, phát triển của loài Cà gai leo trồng tại Phúc Yên - Vĩnh
Phúc, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng dược liệu, góp phần tạo thêm
nguồn nguyên liệu cho việc nghiên cứu và bào chế thuốc.
4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về Cà gai leo
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) có nguồn gốc hoang dại,
mọc nhiều ở những nơi có địa hình vùng núi thấp. Trên thế giới Cà gai leo chỉ
thấy ở vùng nhiệt đới châu Á, từ đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc,
xuống đến Việt Nam, Campuchia và Thái Lan [3] [8]. Ở Việt Nam, theo
Nguyễn Tập, (1966) và Võ Văn Chi, (1997), do ảnh hưởng của khí hậu và
điều kiện thổ nhưỡng nên Cà gai leo phân bố ngoài tự nhiên rải rác từ vùng
đồng bằng ven biển đến trung du và vùng núi thấp. Tuy nhiên, vùng phân bố
tương đối tập trung nằm ở các tỉnh phía Bắc từ Hải Phòng đến Thái Bình, Hải
Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà
Tĩnh. Hiện nay, việc cần nguồn nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng của
người dân và bào chế thuốc trên quy mô công nghiệp nên Cà gai leo đã được
trồng ở nhiều tỉnh trong cả nước.
1.1.2. Danh pháp và vị trí phân loại
Loài Cà gai leo được J. de Loureiro định loại đầu tiên vào năm 1790
với tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Sau đó, khi nghiên cứu các
mẫu thu được ở Hải Nam – Trung Quốc, Hance H.F., (1868) lại ghi nhận là
Solanum hainanense Hance. Trên thực tế, cả 2 tên khoa học này đều cùng chỉ
một loài Cà gai leo đã biết hiện nay [1] [2]. Hiện nay, danh pháp Cà gai leo
được thừa nhận là Solanum procumbens Lour. 1790. Cà gai leo thuộc chi
Solanum, họ Cà - Solanaceae Juss. 1789, bộ Hoa mõm chó - Scrophulariales,
liên bộ Bạc hà (Hoa môi) - Lamianae, phân lớp Cúc - Asteridae, lớp Hai lá
mầm - Dicotyledoneae (hay lớp Ngọc lan - Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Mộc lan) - Magnoliophyta, giới Thực vật - Plantae [9].
5
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Cây Cà gai leo là một loài cây thân thảo nhỏ, đứng hoặc leo, phân cành
nhiều, khi mọc lẫn với những loài cây bụi khác, cành có xu hướng vươn dài
trở thành cây mọc dựa. Có lẽ chính vì thế, cây có tên là Cà gai leo [2].
Thông thường cây Cà gai leo hay đeo bám trên thân các cây khác hoặc
chúng bò sát trên mặt đất, và thường là các nhánh của chúng có thể dài tới 6m
hoặc có thể dài hơn [9]. Về đặc điểm ngoài của thân cây Cà gai leo thường thì
là thân nhẵn, hóa gỗ và phân cành nhánh nhiều, tỏa rộng. Bên cạnh đó, trên
các cành nhỏ cây Cà gai leo có phủ lông tơ dày, hình sao, trải dài suốt chiều
dài thân là một lượng gai có màu vàng nhạt phân bổ gần nhau (gai cong theo
chiều quặm xuống dưới).
Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, xẻ thùy nông, không đều; mặt
trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân
chính, nhất là mặt trên; cuống lá ngắn 0,4 – 0,5 cm, có gai [3] [8].
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, thường mỗi cụm hoa có từ 5 đến 7 bông.
Cuống cụm hoa dài khoảng 0,5 cm, cuống hoa dài 1 – 1,5 cm, 4 đài hoa hình
tam giác thuôn nhỏ đầu, dài khoảng 0,4 cm. Tràng hoa 4 cánh màu trắng hoặc
phớt t m, hình ô van thuôn dài, nhọn đáy, dài 0,6 – 0,7 cm. Nhị 4, màu vàng,
chỉ nhị phình ra ở phần gốc. Bầu nhẵn có cuống dài [8].
Quả của Cà gai leo khi còn xanh thì màu xanh sẫm điểm trắng, chín có
hình cầu mọng và căng, màu đỏ tươi. Hạt của Cà gai leo có màu vàng và dạng
dẹt, hình dáng tương đương với hạt ớt hoặc cà chua [3].
1.1.4. Đặc điểm sin
ọc và sin t ái
Công thức hoa: * K(5)C(5)A(5)G(2);
Bộ nhiễm sắc thể 2n = 24;
Cây Cà gai leo có thể nhân giống hữu tính bằng hạt và nhân giống vô
tính bằng hom cành. Thời gian gieo hạt, ươm giống tốt nhất là tháng 1, 2.
6
Cây Cà gai leo là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường
mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các bụi cây trong làng, bãi hoang. Cây
mọc ở chỗ có nhiều ánh sáng, sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa quả nhiều. Cà
gai leo có thể tái sinh bằng hạt, hoặc từ thân cành. Phân bố Cà gai leo ở Việt
Nam cũng tương đối phong phú. Cây Cà gai leo là cây chịu hạn tốt, có khả
năng th ch nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng cho đến miền
núi, tốt nhất là trồng ở các vùng trung du, đồi núi thấp, đất đồng bằng. Các
loại đất thích hợp như đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đồi núi. Thích hợp với
vùng đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp, nhiều mùn, thuận lợi việc tưới tiêu và
thoát nước tốt, không ngập úng, pH từ 4 đến 7, thích hợp nhất là pH từ 5,5 6,5; sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè; ra hoa quả hàng năm, nhân giống
tự nhiên chủ yếu từ hạt. Ngoài ra sau khi bị chặt, phần thân cành và gốc còn
lại đều có khả năng tái sinh cây chồi khỏe. Cà gai leo phát triển được khi
nhiệt độ từ 170C trở lên và sinh trưởng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 280C
[3] [7] [8] [9].
1.1.5. Thành phần hóa học và giá trị sử dụng
- Thành phần hóa học: Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các
alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid.
Công dụng chữa các bệnh của cây Cà gai leo đã được y học chứng
minh có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và
ung thư gan… Ngoài ra các bệnh khác chữa theo bài thuốc dân gian bằng cây Cà
gai leo thì chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định được hiệu quả và tác dụng.
Tác dụng của c y Cà gai leo trong việc chữa viêm gan
Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloid,
glycoancaloid... có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm
t nh vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên
quan đến gan. Glycoalcaloid tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát
7
triển xơ gan, hoạt chất antioxidant của Cà gai leo rất tốt để chống viêm gan và
chống oxy hóa ở mô hình thực nghiệm sinh vật [5]. Ngoài ra, Cà gai leo được
đánh giá là dược liệu thiên nhiên cực kỳ tốt và hiệu quả cho người bị viêm
gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ.
Thử nghiệm bảo vệ gan trước tác động của trinitrotoluen đã cho thấy,
dịch chiết của Cà gai leo giúp hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc,
ngăn chặn thoái hóa mỡ và hiện tượng chảy máu trong nhu mô, giảm sự hủy
hoại và hoại tử tan rã nhu mô gan, bảo tồn cấu trúc tiểu thùy gan [10].
Tóm lại, trong số các dược liệu có tác dụng bảo vệ gan thì Cà gai leo
thể hiện được t nh ưu việt hơn vì: Là dược liệu duy nhất được chứng minh có
tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi
collagen, là dược liệu duy nhất được kiểm chứng lâm sàng trên bệnh nhân
viêm gan B mạn tính thể hoạt động. Kết quả lâm sàng cũng rất khả quan tỷ lệ
âm tính cao [6] [10] [12] [13].
Trong Đông y cho rằng Cà gai leo có vị hơi the, t nh ấm và hơi có độc.
Ngoài việc chữa các bệnh về gan cây Cà gai leo còn có tác dụng trong việc
chữa trị bệnh hiệu quả như bệnh tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu
độc, tiêu dờm và trừ ho, giảm đau, cầm máu. Hơn thế nữa Cà gai leo còn có
tác dụng giải độc gan hiệu quả và chống viêm mạch. Đối với những bệnh
khác thì sử dụng Cà gai leo chữa trị theo kinh nghiệm dân gian chứ chưa có
nghiên cứu khoa học nào khẳng định.
Một số bài thuốc dân gian từ cây Cà gai leo
Chữa rắn cắn: Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị rắn cắn mà vết
thương sưng tấy, nhức nhối. Để cấp cứu kịp thời,có thể lấy 30 - 50g rễ Cà gai
leo tươi, rửa sạch giã nhỏ hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội chắt
nước cho uống ngay. Ngày uống 2 lần, người sẽ cảm thấy dễ chịu ngày bớt
đau nhức, ngủ được. Sang ngày sau tiếp tục cho uống nước sắc rễ Cà gai leo
8
phơi khô (10 - 30g rễ khô chặt nhỏ sao vàng nấu với 600 ml nước cô lại còn
200 ml nước). Mỗi ngày uống 2 lần 3 - 5 ngày là khỏi.
Chữa tê thấp: Rễ Cà gai leo, rễ thổ phục linh, rễ x ch đồng nam.
Chữa ho, ho gà: Rễ Cà gai leo, lá chanh sắc uống ngày 2 lần [1] [2].
Rễ Cà gai leo dùng làm thuốc chữa đau nhức răng, chảy máu chân răng,
chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây Cà gai leo sát vào răng hoặc
nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 - 20g rễ cây Cà gai leo còn
được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu [8] [9].
1.2. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về
Cà gai leo. Tuy nhiên các công trình, bài báo lại chủ yếu tập trung vào
nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng của Cà gai leo chứ chưa đề cập
nhiều đến vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây.
Năm 2015, Subbaiya và cộng sự đã nghiên cứu việc nhân giống Cà gai
leo từ các hốc nách trên môi trường MS cơ bản có bổ sung BAP và KIN với
các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy số chồi ngọn tối đa được tạo ra ở
môi trường MS cơ bản có bổ sung 2,0 μM / L B P là 8,4 ± 1,51; môi trường
MS cơ bản có bổ sung 1.5 μM / L KIN là 6,4 ± 1,81. Sau đó chuyển đến môi
trường chứa B
và N
(0,5 - 2,5 μM/l) k ch th ch ra rễ thành công, tạo
thành cây con hoàn chỉnh đem ra trồng ngoài đồng ruộng [18].
Năm 2009, Sharma và cộng sự đã nghiên cứu chiết xuất và đánh giá
dược học của một số chiết xuất của Cà gai leo. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chiết xuất flavonoid tự do của Cà gai leo đã ngăn chặn sự phát triển của nhiều
loài vi khuẩn [19].
9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Cà gai leo
Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về thành phần, tác
dụng của các chất có trong thân, lá của Cà gai leo, việc bào chế các thuốc
chữa bệnh từ Cà gai leo, một số phương pháp nhân giống vô tính Cà gai leo,
ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của loài Cà gai leo.
Nghiên cứu thành phần các hợp chất và tác dụng của Cà gai leo
Năm 2014, Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng
của chiết xuất nấm men và jasmonat metyl lên việc tăng cường sinh tổng hợp
solasodine trong nuôi cấy tế bào của Cà gai leo. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rõ các tác động của chiết xuất metylo jasmonate (MeJA) và chiết xuất từ nấm
men ( E) đối với sự phát triển và sản xuất solasodine của tế bào Cà gai leo ở
nồng độ khác nhau của MeJA (50-250 pM) và YE (1-4 g/L) có những ảnh
hưởng khác nhau. Sự gia tăng hàm lượng solasodine gây ra bởi sự tạo ra 3 g/L
YE và 50 pM của MeJ vào đầu nuôi cấy tế bào lần lượt tương ứng là 1,9 và
1,3 lần so với tế bào không kích thích. Kết quả này cho thấy YE có hiệu quả
hơn trong việc tăng cường sản xuất solasodine so với MeJA [16].
Năm 2013, Quang-Nguyen Vinh và Jong-Bang Eun đã có công trình
nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của một số chiết xuất cây thảo dược của
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chiết xuất hiệu quả nhất chống lại
Saccharomyces cerevisiae là các chiết xuất methanol của P. Palatiferum, S.
juventas và S. Procumbens Lour. [17].
Trong bài viết “Nghiên cứu tác dụng của Cà gai leo trên colagenase” do
Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khai, Phạm Kim Doãn, Đoàn Thị Nhu –
Viện Dược liệu có những kết luận: Dịch chiết toàn phần glycoalcaloid, các
phân đoạn n-hexan, cloroform, acetat ethy, butanol và nước của Cà gai leo
10
đều có khả năng ức chế colagenase. Glycolacoid là hoạt chất chống viêm
chính trong cây Cà gai leo [4] [11].
Theo Luận án Tiến sĩ dược học (1998), “Nghiên cứu lâm sàng tổn
thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà
gai leo trên thực nghiệm” của Nguyễn Phúc Thái đã kết luận: Dịch chiết từ
cây Cà gai leo có tác dụng trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT
như hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm
độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể [10].
Năm 2002, Nguyễn Thị B ch Thu đã nghiên cứu thành phần hóa học
của Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và xơ gan. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy, trong Cà gai leo có alcaloid, glycoalcaloid, steroid saponin,
flavonoid, coumarin, acid amin, phytosterol, chất béo, carotenoid, đường khử
tự do. Từ các hợp chất này đã chiết xuất để sản xuất thuốc Haina I và Haina
II. Về kết quả nghiên cứu các tác dụng sinh học đã cho thấy Cà gai leo có tính
chống viêm, ức chế collagenase, giảm lượng collagen, ngăn chặn sự tiến triển
của xơ gan cả về chất lượng lẫn số lượng, tác dụng chống oxi-hóa in vitro,
tăng tỷ lệ tăng sinh của tế bào lympho T, bước đầu ức chế tăng sinh đối với
một số dòng tế bào ung thư [12].
Đề tài cấp nhà nước KHCN 11- 05: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo
làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” Chủ nhiệm TS.
Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát
triển xơ gan của dạng chiết toàn phần có hoạt chất ch nh glycoalcaloid. Và đã
đi đến kết luận Cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B
mãn tính thể hoạt động [6].
Nghiên cứu kỹ thu t canh tác
Trong Công trình nghiên cứu khoa học 1987 - 2000 của Viện Dược liệu
đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây Cà gai leo, của nhóm tác giả Phạm
11
Văn Hiển, Nguyễn Thị Chinh, Tạ Như Thạc Anh, Nguyễn Trần Hy, Đỗ Năng
Vịnh. Kết quả, đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy in vitro, cho một
số lượng cây giống mới, sạch bệnh trong một thời gian ngắn, góp phần chủ
động nguồn giống cây trồng ngoài đồng ruộng [13].
Năm 2011, Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự đã nghiên cứu khả năng t ch
lũy một số hoạt chất sinh học có giá trị từ nuôi cấy tế bào thực vật. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nuôi cấy tế bào thực vật là một phương thức hiệu quả
trong sản xuất các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học hoặc các chất
chuyển hóa của chúng.
u điểm của nuôi cấy tế bào thực vật là có thể cung
cấp liên tục nguồn nguyên liệu dồi dào để tách chiết ở quy mô công nghiệp
các hoạt chất mà không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên [15].
Trong tuyển tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” - Viện
Dược liệu có xây dựng sơ bộ kỹ thuật trồng Cà gai leo, gồm:
Chọn vùng trồng
- Cây Cà gai leo là cây chịu hạn tốt, có khả năng th ch nghi rộng với
nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng cho đến miền núi, tốt nhất là trồng ở
các vùng trung du, đồi núi thấp, đất đồng bằng. Các loại đất thích hợp như đất
thịt nhẹ, đất cát pha, đất đồi núi. Chọn vùng đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp,
nhiều mùn, thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước tốt, không ngập úng, độ pH
từ 5,5 - 7.
- Vùng đất trồng không bị ô nhiễm kim loại nặng, không bị ô nhiễm vi
sinh vật. Vị trí vùng trồng thuận lợi, không bị ô nhiễm bởi khu dân cư đông
người, không gần khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường
học, bãi tha ma, bãi rác thải, bãi chăn thả gia súc, khu chăn nuôi.
Giống
Cây Cà gai leo có thể nhân giống hữu tính bằng hạt và nhân giống vô
tính bằng hom cành.
12
* Nhân giống bằng hom cành
- Thời vụ giâm cành: Từ tháng 9 - 11. Thời gian ươm giống trung bình
2 tháng.
- Tiêu chuẩn giống từ hom xuất vườn trồng
Cây giống cứng cây, có ít nhất 1 mầm chồi mới trở lên, bộ lá xanh tốt, có
từ 5 - 7 lá. Chiều dài mầm chồi đạt 15 - 20cm, đường kính mầm chồi đạt 0,3 –
0,4cm. Cây hom giống sinh trưởng phát triển tốt, có bộ rễ khoẻ, không bị sâu
bệnh. Tuổi cây giống trên 60 ngày tuổi là có thể xuất vườn.
* Nhân giống bằng hạt
- Thời vụ gieo ươm hạt: tốt nhất từ tháng 10 - 11
- Tiêu chuẩn cây giống từ hạt xuất vườn trồng.
Cây có thân mọc thẳng, khỏe, lá xanh tốt, có từ 5 – 7 lá. Cây phải đạt
chiều cao từ 15 – 20cm. Đường kính thân từ 0,3 – 0,4cm. Cây giống đang
sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ khoẻ, không mang mầm bệnh. Tuổi cây giống
2,5 tháng ( tính từ gieo ươm hạt đến khi xuất vườn ).
* Kỹ thuật bứng cây giống
Dùng xẻng đánh thành từng mảng sao cho cây vẫn giữ được bầu đất,
đảm bảo khi trồng cây đạt tỷ lệ sống cao. Không dùng tay nhổ cây làm rễ bị
đứt dẫn đến cây bị chết sau trồng. Trường hợp đất vườn ươm khô thì phải tưới
nhẹ nước trước khi bứng cây.
Thời vụ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 1.
Đất trồng và kỹ thu t làm đất
- Yêu cầu đất đai: Cà gai leo là loại cây chịu hạn tốt, chịu úng kém,
phát triển tốt ở nhiều loại đất. Đất phải cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt.
- Làm đất, lên luống trồng: Đất phải được dọn sạch cỏ dại (không sử
dụng thuốc diệt cỏ), cày ải cho gốc cỏ chết, sau đó bừa kỹ cho đất tơi xốp. Lên
13
luống cao 30 - 35 cm, rộng 1 - 1,2 m, rãnh 30 cm để tiêu nước khi trời mưa và
thuận tiện cho việc chăm sóc. Cuốc hốc thành hàng, sâu 15 - 20 cm, k ch thước
hốc 30 x 30 cm.
M t độ, khoảng cách trồng
Cây trồng theo hàng, khoảng cách trồng 40 x 50cm, mật độ trồng 50.000
cây/ha.
Phân bón và kỹ thu t bón phân
- Lượng phân bón: 20 tấn phân chuồng : 200kg N : 150kg P2O5 : 125kg
K2O/ha/năm
- Phân bón cho Cà gai leo trồng mới
Lượng
Bón
phân/ha
lót
(kg)
(kg)
10.000
10.000
-
-
-
Đạm urê
217
-
60
100
57
Supe lân
469
469
-
-
-
Kali Clorua
104
-
-
52
52
Loại phân
Phân
Bón thúc (kg)
lần 1 lần 2 lần 3
chuồng
Cách bón
+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân theo hốc, theo
rạch, bón xong phủ đất k n phân trước khi trồng.
+ Bón thúc làm 3 đợt
++ Bón thúc lần 1 sau khi cây trồng được khoảng 20 ngày, cây bén rễ
hồi xanh: Bón 60 kg đạm ure/ha, hoà tan đạm với nước để tưới cho cây. Bón
phân kết hợp với làm cỏ vun gốc. Chú ý tưới nước, giữ ẩm.
++ Bón thúc lần 2 sau trồng 45 – 50 ngày: Bón 100 kg đạm urê + 52 kg
Kali clorua. Trộn đều phân, bón rải theo gốc cách gốc 10 – 15 cm, tưới nước
14
làm tan phân và giữ ẩm cho cây.
++ Bón thúc lần 3 sau trồng khoảng 80 – 100 ngày: Bón 57 kg đạm urê
+ 52 kg Kali clorua. Bón cách gốc 10 - 15 cm, bón xong tưới nước làm tan
phân, giữ ẩm cho cây.
- Phân bón cho Cà gai leo lưu gốc
Lượng phân bón cho Cà gai leo lưu gốc bằng với lượng phân bón cho
Cà gai leo trồng mới.
Cách bón:
+ Bón lót gốc: Sau khi thu hoạch dược liệu, dọn sạch cỏ dại, 7 – 10
ngày sau bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân theo gốc cách 10 - 15 cm,
lấp kín phân để hạn chế bốc hơi và rửa trôi. Khi bón phân độ ẩm đất phải đạt
từ 80 – 90%.
+ Bón thúc làm 3 đợt:
++ Bón thúc lần 1 sau khi cây cắt cây được khoảng 20 ngày: Bón 60kg
đạm ure/ha, hoà tan đạm với nước để tưới cho cây. Bón phân kết hợp với làm
cỏ vun gốc. Chú ý tưới nước, giữ ẩm.
++ Bón thúc lần 2 sau khi cắt cây 45 – 50 ngày: Bón 100kg đạm urê +
52kg Kali clorua. Trộn đều phân, bón rải theo gốc cách gốc 10 – 15cm, tưới
nước làm tan phân và giữ ẩm cho cây.
++ Bón thúc lần 3 sau khi cắt cây khoảng 90 – 100 ngày: Bón 57kg
đạm urê + 52kg Kali clorua. Bón cách gốc 10 – 15cm, bón xong tưới nước
làm tan phân, giữ ẩm cho cây.
Kỹ thu t trồng và chăm sóc
+ Kỹ thuật trồng
Đặt nhẹ cây xuống cạnh hốc trồng, cách xa phân 5 - 10cm (không trồng
trực tiếp lên phân) sau đó lấp đất kín gốc cây, ấn chặt xung quanh gốc. Trồng
xong phải tưới ngay nước giữ ẩm cho cây.
15
+ Kỹ thuật chăm sóc đối với Cà gai leo trồng mới
T ới n ớc: Giai đoạn đầu 30 ngày sau trồng, cây cần phải được cung
cấp nước đầy đủ tưới, 1 lần/ngày đảm bảo độ ẩm đất từ 75 – 80% để cây bén
rễ hồi xanh, ra rễ mới. Tiếp tục tưới 2 ngày/lần trong 2 tuần kế tiếp, giữ độ ẩm
trong đất 70 – 75%, tùy theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách thời
gian tưới cho cây thích hợp. Sau đó số lần tưới giảm dần.
Phương pháp tưới nước cho cây: có thể tưới nước trực tiếp vào gốc cây
hoặc tưới rãnh cho nước ngập mặt luống thì dừng lại và rút nước sang rãnh
khác, với phương pháp tưới rãnh độ ẩm trong đất giữ được lâu.
Tiêu n ớc: Cà gai leo rất kỵ úng. Khi bị úng, rễ cây phát triển kém, rất dễ
bị nấm bệnh tấn công, gây hại, cây bị vàng lá, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Do đó
cần lên luống cao để trồng và phải tiêu nước kịp thời khi mưa lớn, nhất là giai
đoạn cây còn nhỏ.
Trồng dặm: Sau trồng 10 – 15 ngày, trồng dặm lại những cây bị chết để
đảm bảo mật độ trồng, sử dụng 10% cây giống dự phòng trong vườn ươm để
trồng dặm.
Làm cỏ và bón ph n: Làm cỏ kịp thời trung bình 1 tháng 1 lần trong 2
tháng đầu để cây có điều kiện phát triển mạnh sau đó số lần làm cỏ giảm dần.
Làm cỏ kết hợp xới xáo, bón phân, vun gốc phủ k n phân cho cây. Bón phân
định kỳ, kịp thời để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Tưới nước sau mỗi
đợt bón phân để phân hòa tan, cây dễ hấp thu phân bón.
+ Kỹ thuật chăm sóc đối với Cà gai leo lưu gốc
Trồng dặm: Sau khi thu hoạch cây, dọn sạch cỏ dại, chọn những ngày
có mưa tiến hành trồng dặm những chỗ bị mất cây để đảm bảo mật độ, sử
dụng nguồn cây giống mới hoặc tỉa những cây bụi lớn để dặm.
Các biện pháp chăm sóc làm cỏ, xới xáo, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
hại tương tự như cây mới trồng.
16
Phòng trừ sâu bệnh
- Thành phần sâu bệnh hại: gồm sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.);
rệp
sáp
trắng
(Planococcus
citri);
bọ
rùa
28
chấm
(Epilachna
vigintioctopunctata) và bệnh gỉ sắt (Uromyces appendiculatus). Trong đó rệp
sáp trắng và bọ rùa 28 chấm là đối tượng gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng dược liệu.
- Đặc điểm gây hại và thời điểm xuất hiện sâu bệnh hại
+ Sâu khoang ăn bộ phận lá cây làm lá bị xơ xác, tuy nhiên mật độ xuất
hiện thấp.
+ Rệp sáp trắng thường bám ở lá, thân cành non, hút dịch cây làm lá
cây xoăn lại, cây còi cọc, sinh trưởng phát triển chậm.
+ Bọ rùa 28 chấm ăn phần diệp lục lá, làm xơ lá, bọ rùa thường bắt đầu
xuất hiện gây hại vào tháng 3, mật độ tăng dần đạt cao điểm vào đầu tháng 4,
mức độ gây hại cao ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng dược liệu.
+ Bệnh gỉ sắt xuất hiện trên lá cây tạo thành những đốm nhỏ màu nâu
làm cho lá cây mất chất diệp lục, bệnh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết
mưa, nắng đan xen, mức độ gây hại thấp.
Biện pháp phòng trừ
Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại cây
giống Cà gai leo và kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm, phòng trị kịp thời
sâu bệnh hại gây ra.
- Biện pháp canh tác: Chọn cây giống, hom giống và cây con sạch sâu
bệnh. Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. Trồng đúng
mật độ, khoảng cách hạn chế trồng quá dày tạo điều kiện thích hợp cho sâu
bệnh gây hại. Bón phân cân đối tạo cho cây có sức sinh trưởng tốt.
- Biện pháp sinh học: Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch
thường xuất hiện trên ruộng như ong k sinh, các loài bắt mồi ăn thịt...
17
- Biện pháp cơ giới vật lý: Kiểm tra để phát hiện kịp thời sự gây hại của
rệp nếu ở mức độ thấp có thể cắt tỉa và tiêu hủy phần bị hại tránh lây lan sang
cây khác.
- Biện pháp hóa học
Sâu khoang ăn lá: Dùng các loại thuốc t độc như nhóm
bamectin
(Vibamec 1,8EC, liều lượng pha 10 ml/bình 8 - 10 l t nước; Reasgant 3,6EC
liều lượng pha 10 ml/bình 16 l t nước, Eagle 36WDG liều lượng pha 10 g/bình
12 l t nước; Abatin 4.5 EC, lượng pha 8 ml/bình 16 l t nước…) hoặc thuốc thảo
mộc có hoạt chất như Rotenone (Limater 7.5 EC, Newfatoc 50WP… ).
Rệp sáp trắng: Sử dụng một số thuốc có hoạt chất Buprofezin +
Imidacloprid (Cytox 250WP, liều lượng pha 1gói (10g)/bình 16 l t nước,
200g/ha) hay hoạt chất Isoprocarb (Vimipc 25BTN 500g, pha 20 - 26g
thuốc/bình 8 - 10 l t nước, phun 400 lít/ha), hoạt chất Cypermethrin +
Chlorpyrifos ethyl (Victory 585EC liều lượng pha 25 - 30 ml nước thuốc/bình
12 l t nước, 0,6 lít thuốc/ha...).
Bọ rùa 28 chấm: Có thể dùng thuốc có gốc vi sinh hay sinh học. Chú ý
phun khi ấu trùng xuất hiện nhiều và còn nhỏ tuổi.
Bệnh gỉ sắt: Phun thuốc vào giai đoạn bệnh gỉ sắt chớm xuất hiện. Sử
dụng một số loại thuốc đặc trị như sau: Score 250EC liều lượng pha 10
ml/bình 8 - 10 l t nước, Cavil 500 WP liều lượng pha 1 gói (10g) cho bình 8 10 l t nước, …
Liều lượng sử dụng thuốc: Pha thuốc đúng nồng độ theo hướng dẫn
trên bao bì của nhà sản xuất.
Thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch: Sau khi trồng 5,5 - 6 tháng thu hoạch lứa cắt đầu tiên. Mỗi
năm thu hoạch ít nhất 2 lứa cắt, thời gian thu hoạch dược liệu từ 3 - 4 năm
mới trồng lại. Quan sát thấy lá cây ở phần gốc chuyển sang màu vàng nhạt thì