Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng phát triển của loài Re Gừng - Cinnamomum bejolghota (Buch - Ham.Ex.Nees) Sweet, 1827 trồng tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÚC THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA LOÀI RE GỪNG- CINNAMOMUM BEJOLGHOTA
(BUCH. - HAM. EX NEES) SWEET, 1827 TRỒNG TẠI TRẠM
ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH- VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp
đỡ của TS. Lê Đồng Tấn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Th.S. Trịnh xuân Thành cùng tập thể cán bộ
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Thƣ viện của Phòng Thực vật - Viện Sinh Thái và Tài Nguyên
Sinh Vật: Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN - Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; đặc
biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học


tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017
Học viên

Khúc Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hƣớng dẫn
của TS. Lê Đồng Tấn. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, đƣợc thu
thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 07năm 2017
Học viên

Khúc Thị Hằng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 2
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 2
5. Bố cục luận văn ......................................................................................... 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Sinh trƣởng của cây rừng ....................................................................... 3
1.2. Các công trình nghiên cứu về sinh trƣởng và phát triển của loài Re
gừng (Cinnamomum bejolghota) .................................................................. 4
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 4
1.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 6
1.3. Những nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài cây rừng tại Trạm
Đa Dạng Sinh Học Mê Linh ......................................................................... 8
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU .......................................... 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 11
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 11
2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 11
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11
2.5.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 12


2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 12
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 15
2.6. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu ............................................. 16
2.6.1. Diện tích, vị trí địa lí, địa hình...................................................... 16
2.6.2. Địa chất - Thổ nhưỡng .................................................................. 18
2.6.3. Khí hậu - thuỷ văn ......................................................................... 19
2.6.4. Tài nguyên động thực vật rừng ..................................................... 19
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25
3.1. Đặc điểm phân loại loài Re gừng (Cinnamomun bejolghota) ............. 25
3.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại ....................................................... 25
3.1.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 25
3.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái ..................................................... 26

3.1.4. Phân bố ......................................................................................... 27
3.1.5. Giá trị sử dụng .............................................................................. 27
3.2. Khả năng thích nghi và sống sót của các cá thể thuộc loài Re gừng
trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc............................. 28
3.2.1. Tổng hợp kết quả đo được ở thực địa ........................................... 28
3.2.2. Khả năng sống sót của các cá thể thuộc loài Re gừng ................. 30
3.2.3. Chất lượng cây trồng .................................................................... 31
3.3. Sinh trƣởng chiều cao cây của loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota) ................................................................................................... 34
3.3.1. Đặc điểm về quá trình sinh trưởng chiều cao cây ........................ 34
3.3.2. Mức độ tăng trưởng về chiều cao của cây .................................... 34
3.3.3. Mô hình hóa sinh trưởng chiều cao cây của các cá thể thuộc
loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) trong điều kiện trồng tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc ....................................... 36


3.4. Sinh trƣởng về đƣờng kính thân cây của loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) .......................................................................... 40
3.4.1. Đặc điểm về quá trình sinh trưởng đường kính cây ..................... 40
3.4.2. Mức độ tăng trưởng về đường kính của cây ................................. 40
3.4.3. Mô hình hóa sinh trưởng đường kính cây..................................... 42
3.5. Đánh giá mối liên quan giữa sinh trƣởng đƣờng kính cây và sinh
trƣởng chiều cao cây của loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) .......... 45
3.5.1. Lập tỷ số D/H qua từng giai đoạn như sau: ................................. 45
3.5.2. Xác định hàm tương quan theo tỷ số D/H..................................... 46
3.6. Đề xuất giải pháp trồng chăm sóc Re gừng (Cinnamomum
bejolghota) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc .................. 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D

Đƣờng kính

ĐDSH

Đa dạng sinh học

H

Chiều cao

HDC

Chiều cao dƣới cành

HVN

Chiều cao vút ngọn

IUCN

Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

T


Tốt

TB

Trung bình

TTV

Thảm thực vật

X

Xấu

∆D

Tăng trƣởng đƣờng kính

∆H

Tăng trƣởng chiều cao


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ............. 20
Bảng 3.1. Số liệu điều tra về loài Re gừng trồng tại Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh năm 2016 ................................................................... 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ sống và chết của các cá thể Re gừng trồng tại Trạm
ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc .......................................................... 31
Bảng 3.3. Chất lƣợng các cá thể thuộc loài Re gừng trồng tại Trạm

ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc .......................................................... 32
Bảng 3.4. Sinh trƣởng chiều cao trung bình các cá thể thuộc loài Re
gừng................................................................................................. 35
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát các hàm ............................................................... 39
Bảng 3.6. Sinh trƣởng đƣờng kính trung bình của các cá thể Re gừng .......... 40
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát các hàm về sinh trƣởng đƣờng kính cây ............. 44
Bảng 3.8: Tỷ số D/H của loài Re gừng trồng tại Trạm Đa Dạng Sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc qua giai đoạn 2002 – 2016 .......................... 45
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát các hàm tƣơng quan theo tỷ số D/H ................... 48


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Cách đo chiều cao vút ngọn ............................................................ 13
Hình 2.2. Cách đo đƣờng kính thân cây.......................................................... 14
Hình 2.3. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ................ 18
Hình 2.4. Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh ............................. 24
Hình 3.1. Cinnamomum bejolghota ............................................................... 26
Hình 3.2. Biểu đồ chất lƣợng cây trồng năm 2007 ......................................... 33
Hình 3.3. Biểu đồ chất lƣợng cây trồng năm 2011 ......................................... 33
Hình 3.4. Biểu đồ chất lƣợng cây trồng năm 2016 ......................................... 34
Hình 3.5. Đồ thị đƣờng cong sinh trƣởng chiều cao của loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) ............................................................ 35
Hình 3.6. Đồ thị đƣờng cong sinh trƣởng đƣờng kính loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) ............................................................ 41


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về thực vật. Trong đó, nghiên cứu
quá trình sinh trƣởng phát triển của thực vật đóng vai trò rất quan trọng. Quá
trình sinh trƣởng của thực vật luôn luôn đƣợc kiểm soát bởi hai xu hƣớng trái
ngƣợc nhau: tăng trƣởng để đạt kích thƣớc tối đa và một quá trình ngƣợc lại
là kìm hãm chúng. Đó là một hệ thống điều khiển hoàn chỉnh, tinh tế đến mức
tạo ra một thế giới thực vật vô cùng đa dạng và phong phú mà cho đến ngày
nay con ngƣời còn chƣa thể khám phá hết.
Kể từ khi thành lập Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh đến nay, Trạm trồng
bổ sung rất nhiều loài cây khác nhau trong đó có loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota), thuộc họ Long não (Lauraceae) là loài cây gỗ cao tới 30 m. Bên
cạnh giá trị cho gỗ, vỏ và lá đƣợc sử dụng làm hƣơng, làm thuốc...
Cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu khả năng sinh trƣởng,
phát triển của loài Re gừng ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, nhất là cây
trồng, chính vì vậy chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu sinh trƣởng phát
triển của cây Re gừng- Cinnamomum bejolghota (Buch.- Ham. ex Nees)
Sweet, 1827 trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc”
nhằm nghiên cứu một cách chi tiết hơn về khả năng sinh trƣởng của loài Re
gừng trong điều kiện trồng bổ sung phục vụ cho công tác làm giàu rừng và
tăng cƣờng cƣờng tính đa dạng cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của loài Re gừng trong điều kiện
trồng bố sung phục vụ cho công tác làm giàu rừng và tăng cƣờng cƣờng tính
đa dạng cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên.


2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu (đặc điểm hình thái sinh
thái, sự thích nghi, quá trình sinh trƣởng,…) của loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota).
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học
cho nghiên cứu quy hoạch và phát triển trồng loài Re gừng để bảo tồn nguồn
gen và tăng cƣờng cấu trúc rừng.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu sự sinh trƣởng và phát triển của
loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) đƣợc trồng tại Trạm Đa dạng Mê
Linh - Vĩnh Phúc đến năm 2017.
5. Bố cục luận văn
Gồm 58 trang, 7 ảnh, 19 hình, 9 bảng, 3 biểu đồ, 2 bản đồ, đƣợc chia
thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài
liệu: 8 trang), chƣơng 2 ( Đối tƣợng, phạm vi, thời gian, nội dung và phƣơng
pháp nghiên cứu; điều kiện tự nhên của vùng nghiên cứu: 14 trang), chƣơng 3
( Kết quả nghiên cứu: 29 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang), Tài liệu tham
khảo: 20 tài liệu, ngoài ra còn có phần Phụ lục không đánh số trang.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh trƣởng của cây rừng
Sinh vật sống luôn luôn có xu hƣớng sinh trƣởng để đạt kích thƣớc tối
đa, nhƣng khả năng này lại bị kìm hãm do các yếu tố môi trƣờng sống và đặc
tính di truyền của chúng. Nói cách khác, quá trình sinh trƣởng của sinh vật
luôn luôn đƣợc kiểm soát bởi hai xu hƣớng trái ngƣợc nhau: tăng trƣởng để
đạt kích thƣớc tối đa và ngƣợc lại là kìm hãm chúng. Đó là một hệ thống điều
khiển hoàn chỉnh tinh tế đến mức mà tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa
dạng và phong phú mà cho đến nay con ngƣời chƣa thể khám phá hết đƣợc.

Đối với những loại cây trồng do có sự chăm sóc của con ngƣời nên
chúng ít bị cạnh tranh gay gắt về không gian sống và chất dinh dƣỡng trong
suốt quá trình sinh trƣởng, phát triển từ khi gieo trồng đến khi khai thác.
Trong điều kiện đó các cá thể hầu nhƣ sinh trƣởng, phát triển hầu nhƣ đạt tới
kích thƣớc tối đa so với khả năng của chúng trên nền lập địa đƣợc gieo trồng.
Tuy nhiên, khi không gian sống bị vi phạm thì ngay lập tức có sự cạnh tranh
xảy ra giữa các cá thể. Dấu hiệu đầu tiên của hiện tƣợng này là sự giảm sút về
sinh trƣởng, cây còi cọc đi, tiếp theo là quá trình tỉa thƣa.
Ngoài yếu tố môi trƣờng, yếu tố quan trọng nhất kiểm soát mọi quá
trình sinh trƣởng, phát triển của thực vật là bộ gen di truyền. Có loài sinh
trƣởng nhanh ở giai đọan cây non sau đó giảm dần khi cây trƣởng thành.
Ngƣợc lại, có loài sinh trƣởng chậm ở giai đoạn còn non cho tới khi cây đạt
đƣợc kích thƣớc đủ lớn thì tốc độ sinh trƣởng tăng nhanh sau đó lại giảm dần.
Đối với cây tái sinh tự nhiên, đặc biệt những cây tái sinh trên vùng đất
bạc màu, không chỉ sinh trƣởng trong điều kiện nghèo chất dinh dƣỡng mà
còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều cây cỏ khá phong phú và đa
dạng nên chúng ít nhiều cũng bị hạn chế về sự sinh trƣởng, phát triển.


4

Một số nghiên cứu trong lĩnh vực phytoxit cho thấy mối quan hệ tƣơng
hỗ giữa các loài cây trong quần xã không chỉ có tính chất loại trừ lẫn nhau mà
còn tính chất tƣơng hỗ cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, tính chất này chỉ có ở
mức độ giới hạn nhất định. Trong trƣờng hợp “lợi ích” của một trong hai cá
thể hay loài (hoặc nhiều hơn) bị vi phạm thì quá trình cạnh tranh hay đào thải
sẽ xảy ra và dấu hiệu đầu tiên là sự suy giảm về sinh trƣởng, phát triển nhƣ đã
trình bày ở trên.
Nhƣ vậy, sinh trƣởng của thực vật, ngoài yếu tố di truyền, nó còn chịu
tác động của nhiều yếu tố sinh thái trong môi trƣờng sống. Đây là một đề tái

khá mới và thú vị. Khi hiểu biết đƣợc quy luật sống của thực vật, ngƣời ta có
thể tác động trực tiếp để điều khiển quá trình sinh trƣởng, phát triển của
chúng sao cho có lợi nhất. Vì vậy việc nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển của
cây rừng cũng nhƣ cây trong điều kiện nuôi trồng là hết sức cần thiết.
1.2. Các công trình nghiên cứu về sinh trƣởng và phát triển của loài Re
gừng (Cinnamomum bejolghota)
1.2.1. Trên thế giới
Long não (Lauraceae) là họ có thành phần loài đa dạng và có nhiều giá
trị sử dụng nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ngƣời đầu
tiên nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae) là Juss (1789-1824). Tiếp theo đã
có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về các loài thuộc họ Long não
(Lauraceae) trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ với 16 chi và 250 loài,
Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malixia có 12 chi và 200 loài, Đông
Dƣơng có 12 chi và 50 loài,… Họ Long não (Lauraceae) bao gồm chủ yếu là
các loài cây gỗ, cây bụi thƣờng xanh.
Chi Quế (Cinnamomum) có khoảng 250 loài. Chúng thƣờng là cây gỗ
lớn phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dƣơng nhƣ Trung Quốc với 50 loài, Malaixia có
30 loài, Ấn Độ có 30 loài, Đông Dƣơng có 12 loài [17].


5

Trên thế giới, các công trình đề cập đến sinh trƣởng và phát triển của
loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) chủ yếu là các công trình phân loại,
ngƣời đầu đề cập tới loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) là Buch-Ham
vào năm 1827. Ông đã mô tả đặc điểm hình thái của loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) nhƣ sau: Cây gỗ nhỏ đến lớn, cao 5-25 m, đƣờng
kính thân 30 cm; thân xanh, có mùi thơm. Cành cứng, luôn đối diện nhau;
cành non hình trụ, nâu đỏ khi khô. Lá gần đối; cuống lá cứng, cỡ 1-1,5 cm,;

phiến lá xanh nhạt hay vàng xanh mặt trên, xanh và bóng mặt dƣới, dạng bầu
dục- thuôn, cỡ 12-30 x 4-9 cm, dạng da, nhẵn ở 2 mặt, 3 gân gốc cách gốc lá
1-1,5 cm, gân phụ kéo dài đến đầu lá, gốc lá gần chòn hay hơi nhọn, mép lá
nguyên, đỉnh tù hay nhọn. Cụm hoa dạng chuỳ ở nách, cỡ 13-16 cm, có nhiều
hoa, nhiều nhánh; nhánh cỡ 3 cm; cuống cụm hoa cỡ 7-11 cm, có lông nâu.
Cuống hoa cỡ 4-6 mm, có lông nâu. Hoa vàng, cỡ 6 mm. ống bao hoa ngắn cỡ
1 mm; bao hoa có 6 thuỳ, hình trứng thuôn, cỡ 5 x 2,5 mm, hơi nhọn. Nhị
nhiều, 3 vòng, cỡ 3,5-3,7 mm; chỉ nhị rộng; bao phấn của vòng 1 và 2 hình
trứng thuôn, hầu hết đều dài hơn chỉ nhị, vòng 3 thì hẹp hơn cỡ 1,7 mm. Nhị
lép 3, rõ, hình tên- tam giác, cỡ 3 mm. Bầu thuôn, cỡ 1,5 mm; đầu nhuỵ dạng
đĩa. Quả bầu dục, cỡ 1,3 x 0,8 cm, xanh khi non; cuống quả tím, đôi khi to ra.
Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 5-7 [15]. Sau đó ông xếp loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) này vào chi Quế (Cinnamomum). Về sau, có nhiều
tác giả cũng đề cập đến loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) trong các
công trình nghiên cứu nhƣ Hort.Brit. (1830), Roxb.(1831), Kurz (1877), H.
Lecomte (1913) ông mô tả hình thái cũng nhƣ khóa định loại 11 loài trong đó
cũng có loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota), Li His- Wen (1934) cũng
mô tả đặc điểm loài và kèm theo hình vẽ,… Hầu hết các tác giả đều cho rằng
loài Cinnamomum bejolghota nằm trong chi Cinnamomum thuộc họ Long não
(Lauraceae). Bên cạnh việc nghiên cứu phân loại, các tác giả đã cung cấp các


6

thông tin tóm tắt về phân bố, môi trƣờng sống, mùa hoa quả và giá trị sử dụng
của loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota).
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách bảo tồn và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên, cho nên các loài có giá trị lớn với con ngƣời đã và đang
đƣợc quan tâm nghiên cứu, trong đó có loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota). Do có nhiều tác dụng (hƣ hàn ỉa chảy, đau bụng kinh, phong thấp

đau xƣơng, liệt dƣơng, bế kinh, trị trƣớng bụng...) và đƣợc sử dụng nhiều
trong y học cổ truyền, cho nên Re gừng loài cây thuốc đang đƣợc tiến hành
nghiên cứu nhiều ở các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nêpan…
1.2.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu chi Quế (Cinnamomum) nói
chung và loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) ở Việt Nam còn rất ít.
Ngƣời đầu tiên đề cập tới loài (Cinnamomum bejolghota) ở Việt Nam là nhà
thực vật học ngƣời Pháp H. Lecomte (1913) trong tác phẩm „„Cây gỗ vân nam
đồ chí’’, trong đó ông đã mô tả đặc điểm hình thái, dạng sống và công dụng
của loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota). Sau này, các nhà thực vật học
Việt Nam cũng đã điều tra và thống kê nguồn tài nguyên ở các khu vực cả
nƣớc và phát hiện bổ sung thêm cho Hệ Thực vật Việt Nam. Các công trình
"Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1991) và tái bản (1999) có hình vẽ
đơn giản và bản mô tả rất ngắn gọn về loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota): Đại mộc cao 10m, nhánh không lông. Lá có phiến bầu dục, tròn,
dài, hẹp, 13-18× 3,5-5 cm; tà 2 đầu; mặt trên láng, nâu - vàng, gân - phụ không
rõ; mặt dƣới nâu hồng, gân chỉ do cặp gân đi từ đáy chạy đến chót; cuống vào
1cm. Trái to, bầu dục, cao vào 15 mm; đấu còn lại nhỏ, có thùy tròn tròn [6],
[7]. Công trình "Cây cỏ Việt Nam" tuy có nhiều hạn chế nhƣ danh pháp, không
có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, không nói về quá trình sinh
trƣởng phát triển của loài. Nhƣng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho
việc định loại sơ bộ cho những loài thực vật có ở Việt Nam.


7

Nguyễn Tiến Bân (1997), trong "Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật hạt kín" tác giả giới thiệu loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) [1].
Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) &nnk. (2003), trong „„Danh lục các loài
thực vật Việt Nam‟‟, tập 2. Tác giả đã cung cấp các dẫn liệu về vùng phân bố,

dạng sống và sinh thái, cũng nhƣ giá trị sử dụng loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota) [2].
Vũ Xuân Phƣơng, trong báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu phục hồi,
bảo tồn và phát triển Đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
(Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2009)” đã nêu ra một số thông tin loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) nhƣ về phân bố: Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kan,
Thái Nguyên, Bình Dƣơng còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Quảng
Đông. Dạng sống là cây gỗ cao 10-30 m; ra hoa tháng 3-4; quả chín tháng 6-9.
Công dung cho gỗ, vỏ, lá có tinh dầu. Trồng 2002 (cao 0,5 m), đo năm 2005
(cao 2,1-5,1 m), trung bình 3,5 m. Cây sinh trƣởng tốt, thích nghi với môi
trƣờng Mê Linh [3].
Dƣơng Đức Huyến (2011), trong báo cáo tổng kết đề tài “Tăng cường
tính đa dạng thực vật bằng những loài cây gỗ quý hiếm tại Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc)” đã nêu ra một số thông tin về loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota): trồng năm 2002, cây sinh trƣởng tốt, tỷ lệ sống
cao [8].
Võ Văn Chi (2012), trong „„Từ điển cây thuốc Việt Nam‟‟, tập 2. Tác
giả đã cung cấp khá nhiều thông tin về loài nhƣ: mô tả đặc điểm hình thái, có
hình ảnh sơ bộ kèm theo, sinh thái, vùng phân bố, bộ phận dùng, thành phần
hóa học, tính vị và tác dụng, cũng nhƣ công dụng của loài Re gừng
(Cinnamomum bejolghota) [4].
Nhƣ vậy, cho đến nay những nghiên cứu sinh trƣởng phát triển của loài
Re gừng (Cinnamomum bejolghota) còn hạn chế, các công trình nghiên cứu


8

đã thực hiện chủ yếu là nhằm phân loại và xác định vùng phân bố để phục vụ
cho công tác bảo tồn.
1.3. Những nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài cây rừng tại Trạm Đa

Dạng Sinh Học Mê Linh
Nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng tại Trạm Đa Dạng Sinh Học
Mê Linh (tăng trƣởng về chiều cao, đƣờng kính), Ma Thị Ngọc Mai (2007) đã
thực hiện trên hệ thống ô định vị từ năm 2004 – 2007; trên cơ sở kế thừa số
liệu quan trắc của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, trƣớc đó, trong 3 năm từ
2001 – 2003; đồng thời kết hợp phƣơng pháp lấy không gian bù thời gian, tác
giả đã có quỹ thời gian nghiên cứu sinh trƣởng của 4 loài cây gồm Trám
chim, Hoắc quang, Sau sau và Sơn rừng. Kết quả cho thấy:
Sau 12 năm, Sau sau đạt chiều cao cao nhất 7,2 m; sau đó là Trám chim
6,6 m; Sơn rừng đạt 5,6 m và Hoắc quang thấp nhất chỉ đạt 5,2 m.
So với các loài cây trồng, sinh trƣởng về chiều cao của các loài cây
mọc tự nhiên không cao, chỉ đạt mức trung bình 0,4 m - 0,5 m/năm. Trong
suốt thời kỳ 12 năm thì Sau sau đạt mức tăng trƣởng trung bình cao nhất (0,60
m/năm), tiếp đến là Trám chim (0,55 m/năm), Sơn rừng đạt 0,42 m/năm và
thấp nhất là Hoắc quang 0,43 m/năm.
Theo thời gian, mức độ sinh trƣởng chiều cao của cả 4 loài đều đạt giá
trị cao nhất ở 4 tuổi (Sau sau tăng trƣởng cao nhất đạt 0,9 m/năm, thấp nhất là
Sơn rừng đạt 0,65 m/năm), rồi sau đó giảm dần ở các tuổi sau. Đến 10 và 12
tuổi chiều cao tăng trung bình từ 0,1 - 0,35 m/năm. Hoắc quang, Sơn rừng chỉ
đạt 0,1 - 0,2 m/năm, với mức tăng trƣởng này đƣợc coi nhƣ cây không còn
khả năng tăng trƣởng về chiều cao.
Về đƣờng kính: Sau 12 năm, Trám chim và Sau sau đều đạt đƣờng kính
trên 10 cm (Trám chim 10,5 cm, Sau sau 10,2 cm), hai loài Sơn rừng và Hoắc
quang chỉ đạt đƣờng kính dƣới 10 cm (Sơn rừng 7,90 cm và Hoắc quang 8,53


9

cm). Trong cả quá trình đến tuổi 12 Trám chim đạt mức tăng trƣởng trung
bình cao nhất (8,80 cm/năm); tiếp đến là Sau sau (0,85 cm/năm); Hoắc quang

(0,71 cm/năm) và thấp nhất là Sơn rừng (0,69 cm/năm).
Theo thời gian, có 3 chiều hƣớng tăng trƣởng về đƣờng kính cây khác
nhau. Trám chim có mức tăng trƣởng nhanh ở giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi (10
tuổi là 1,07 cm; 12 tuổi là 1.13 cm). Sau sau tăng nhanh ở 6 tuổi đến 8 tuổi (6
tuổi là 0,66 cm, 8 tuổi là 0,88 cm), sau đó giảm dần đến 12 tuổi (0,54
cm/năm). Ngƣợc lại, Hoắc quang và Sơn rừng có mức tăng trƣởng nhanh ở 6
tuổi (Hoắc quang là 0,87 cm/năm, Sơn rừng 0,92 cm/năm. Sau đó lại giảm
dần đến 12 tuổi tốc độ tăng trƣởng chỉ là 0,35 - 0,38 cm.
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tính đến thời điểm này đƣợc 17 năm
kể từ khi thành lập đã có nhiều thay đổi. Những nghiên cứu về thành phần
loài thực vật, về di nhập các loài cây bản địa vào trồng bổ sung và thay thế
các loài cây đã mất, những năm qua là đóng góp rất đáng kể vào việc bảo tồn
và làm phong phú thêm Hệ thực vật của Trạm. trên cơ sở quy hoạch tổng thể
của Trạm, phần thực vật mới chỉ bắt tay vào thực hiện ở 4 khu, những khu
này trong những năm tới vẫn rất cần đƣợc chăm sóc để nghiên cứu. Bên cạnh
đó còn 6 khu đƣợc giành cho các tập đoàn thực vật rất cần đƣợc đầu tƣ để
triển khai, có nhƣ vậy mới dần dần hoàn thiện quy hoạch tổng thể của Trạm.
Về sinh trƣởng phát triển của hệ thống cây trồng tăng cƣờng tính đa
dạng, các số liệu đã đƣợc thống kê cho thấy: đa số các loài đều thích nghi tốt
với môi trƣờng ở Mê Linh thì sinh trƣởng tốt nhƣ: Re gừng, Lim Xanh, Dẻ
đỏ, Dẻ bộp, De, Côm tầng, Lim xẹt, Gù hƣơng, Gội gạc, chỉ sau 4-5 năm,
nhiều cây từ 0,5 m đã đạt tới chiều cao 3 m. Một số loại không thích nghi bị
chết hay sinh trƣởng kém nhƣ Sữa lá thƣờng bị sâu; Côm trâu, Sƣa, Sâng.
Một số loài khi đƣa trồng giống còn nhỏ bị cỏ dại lấn át bị chết nhƣ Giổi,
Chay, Mắc Mật. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đất có rất nhiều mối nên


10

một số cây khi đƣa vào trồng giai đoạn đầu sinh trƣởng tốt, về sau bị mối tấn

công bị chết nhƣ Đinh (khi nhổ gốc cây thấy có nhiều mối). Tỷ lệ sống của
các loài đạt 70% (Vũ Xuân Phương và cộng sự, 2005).
Lê Đồng Tấn (2011) [13], đã tiến hành nghiên cứu sinh trƣởng phát
triển của một số loài cây trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh. Tác giả
đã thu thập số liệu về 22 loài cây trồng tại Trạm từ năm 2002, cùng với việc
kế thừa số liệu của các năm trƣớc đã tính đƣợc mức tăng trƣởng về chiều cao
và đƣờng kính qua 3 giai đoạn từ 2002-2005, 2005-2007 và 2007-2011.


11

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các cá thể thuộc loài Re gừng (Cinnamomum bejolghota) đƣợc trồng
theo phƣơng thức tăng cƣờng tính đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Tổng số mẫu nghiên cứu là 60 cá thể đƣợc trồng năm 2002.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2016- 8/2017.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của loài Re gừng.
- Nghiên cứu khả năng thích nghi và sống sót của cây trồng.
- Nghiên cứu quá trình sinh trƣởng chiều cao cây.
- Nghiên cứu quá trình sinh trƣởng đƣờng kính cây.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Re gừng trồng tại

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu sinh trƣởng của loài Re gừng (Cinnamomum
bejolghota), chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu phổ
biến đã và đang đƣợc áp dụng hiện nay nhƣ: Các phương pháp nghiên cứu
thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]; để xác định tên khoa học,
chúng tôi dựa vào Cây cỏ Việt Nam (1999) [7] và Danh lục các loài thực vật


12

Việt Nam (2003) [2]; để đánh giá giá trị tài nguyên, chúng tôi dựa vào tài liệu
và thực tế điều tra, cụ thể nhƣ sau:
2.5.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tƣ liệu, kết quả liên
quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai,
công bố, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin chính thức, đặc biệt các thông
tin về phân bố của các loài Re gừng.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Đo chiều cao cây
Chiều cao là chỉ tiêu điều tra quan trọng, nó phản ánh kích thƣớc cây, là
một nhân tố để tính thể tích cây, để phân chia sản phẩm gỗ...
Những cây có chiều cao dƣới 4 m đƣợc đo trực tiếp bằng thƣớc sào có
chia vạch đến 0,1 m. Những cây cao hơn 4 m đƣợc đo bằng máy Blume- leiss
có kiểm tra bằng phƣơng pháp đo trực tiếp.
Các thông số cần thu thập gồm: chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao
dƣới cành (HDC).
Đo chiều cao vút ngọn (HVN): Dùng thƣớc sào khắc vạch đo trực tiếp,
hoặc máy đo chiều cao cây Blume- leiss. Vị trí đo chiều cao vút ngọn nhƣ
trong hình.



13

HVN

HVN

HVN

Hình 2.1. Cách đo chiều cao vút ngọn
Đo chiều cao dƣới cành (HDC)
Chiều cao dƣới cành là chiều cao thân cây từ dƣới đất lên đến độ cao
của cành sống mà có tán lá tham gia vào tán cây đứng.
 Đo đường kính cây
Dụng cụ đo đƣờng kính thân cây thƣờng đƣợc sử dụng gồm:
(1)Thƣớc kẹp đo đƣờng kính theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy
trị số bình quân.
(2) Thƣớc dây: Dùng thƣớc dây có ghi sẵn giá trị đƣờng kính khi đo
thân cây theo chu vi cây ở vị trí 1,3 m. Đƣờng kính đƣợc tính qua chu vi và
đƣợc ghi sẵn lên thƣớc để ngƣời sử dụng đọc trực tiếp giá trị đƣờng kính cây.
Nếu dùng thƣớc dây khắc vạch cm thông thƣờng thì tính đƣờng kính bằng
cách lấy chu vi chia cho 3,1416.


14

d=(d1 + d2)/2

1,3m


1,3m

1,3m
Hình 2.2. Cách đo đƣờng kính thân cây
 Đo đường kính tán
Đƣờng kính tán cây đƣợc đo thông qua hình chiếu của nó trên mặt đất.
Sử dụng thƣớc dây đo 2 đƣờng vuông góc qua gốc cây theo hình chiếu tán
cây trên mặt đất, sau đó lấy giá trị bình quân.
Thu thập số liệu sinh trƣởng:
Căn cứ vào sơ đồ và số hiệu cây trồng, thực hiện đo các chỉ tiêu về sinh
trƣởng chiều cao, đƣờng kính. Các nội dung thu thập đƣợc ghi theo mẫu sau:
STT

HVN

HDC D20 (cm)

(m)

(m)

ĐT

D1.3

NB ĐT

1
2

3
Trong đó:
HVN: Chiều cao vút ngọn (m)
HDC: Chiều cao dƣới tán (m)
D: Đƣờng kính (cm)

Dt
NB

ĐT

NB

Tọa

Chất

Ghi

độ

lƣợng chú


15

2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Để tra cứu nhận biết họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) và
Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).

Để xác định tên khoa học của loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt
Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999). Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng tôi
tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực
vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003).
Phân tích số liệu điều tra để mô tả các đặc điểm hình thái và sinh thái,
phân bố (phân bố địa lý: độ cao, độ vĩ, đặc điểm địa hình, địa phƣơng nơi có
cây sinh trƣởng), sinh cảnh (kiểu thảm thực vật), cấu trúc quần thể…
Sử dụng phần mềm excel để xử lý và tính toán số liệu.
Đánh giá tình trạng bảo tồn của loài cây theo sách đỏ Việt Nam 2007
và danh lục đỏ IUCN 2009.
Đánh giá chất lƣợng cây trồng theo 3 cấp:
Cây tốt: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu
bệnh hoặc rỗng ruột.
Cây trung bình: Cây có đặc điểm nhƣ thân hơi cong, tán lệch, có thể có u
biếu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhƣng vẫn có khả năng sinh trƣởng và phát
triển đạt đến độ trƣởng thành; hoặc cây đã trƣởng thành, có một số khuyết tật
nhỏ nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng sinh trƣởng hoặc lợi dụng gỗ.
Cây xấu: Là những cây đã trƣởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh,
cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn,…) hầu nhƣ không có khả năng lợi dụng gỗ;
hoặc những cây chƣa trƣởng thành có nhiều khiếm khuyết (sâu bệnh, cong
queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trƣởng không bình thƣờng,…) khó có khả
năng tiếp tục sinh trƣởng và phát triển đạt đến độ trƣởng thành.


16

Sử dụng các phƣơng trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh
trƣởng, phát triển của cây trồng:
- Hàm Polynomial (đa thức bậc n). Hàm số có dang:

Y = aX2 + bX +c
- Hàm Power (hàm số mũ axb). Hàm số có dạng:
Y = αXβ
- Hàm Exponential (hàm ex). Hàm số có dạng:
Y = α*eβx
- Hàm Logarithmic ( y  a ln( x)  b ). Hàm số có dạng:
Y= aln(x)+b
- Hàm Linear (hàm y  ax  b ). Hàm số có dạng:
Y=aX+b
Trong đó:

Y là đƣờng kính cây
X là thời gian tính theo năm
a, b, c, α, β là tham số.

Các tham số đƣợc xác định bằng phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu.
Sử dụng phần mềm trên excel để tính toán hệ số.
2.6. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
2.6.1. Diện tích, vị trí địa lí, địa hình
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận của xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc). Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng
35 km về phía Bắc.
Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng
trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng
300 m).


×