Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Áp dụng phương pháp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng trắc nghiệm khách quan vào bài 15 phút số 1 học kì 1 môn đại số 10 (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.67 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............3
2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường.............................................................3
2.2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu.........................................................4
2.2.3. Kết quả của thực trạng.........................................................................7
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................7
2.3.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................7
2.3.1.1. Phương pháp xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm 7
2.3.1.2. Các bước xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm.......7
2.3.1.4. Các bước biên soạn câu hỏi trắc nghiệm....................8
2.3.1.5. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm.....................................9
2.3.1.6. Yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm...........................9
2.3.2. Áp dụng vào việc xây dựng bài kiểm tra 15 phút số 1 học kì I.......10
2.3.2.1. Mục tiêu....................................................................10
2.3.2.2. Xây dựng ma trận nhận thức....................................10
2.3.2.3. Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm:...........................10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................................15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................17
3.2. Kiến nghị.................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................18

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm 2014-2015 Đại học Quốc Gia Hà Nội đi đầu trong việc đổi mới
kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Năm 2016-2017
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quyết định tổ chức thi THPT Quốc Gia môn Toán
theo hình thức TNKQ. Trước tình hình đó các nhà trường THPT trên cả nước,
trong đó trường THPT Đặng Thai Mai của chúng tôi cũng không phải ngoại
lệ, buộc phải thích ứng và đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá. Chúng tôi
phải xây dựng các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì môn Toán dưới
dạng trắc nghiệm hoàn toàn hoặc có một phần trắc nghiệm. Tuy nhiên một
yêu cầu đặt ra với tất cả giáo viên là cần nắm bắt thật vững phương pháp ra đề
trắc nghiệm, điều mà không phải ngày một ngày hai là có thể làm tốt được.
Với cương vị là tổ trưởng chuyên môn, phụ trách hướng dẫn các thành viên
trong tổ làm tốt nhiệm vụ ra đề trắc nghiệm khách quan, tôi đã đề xuất sáng
kiến kinh nghiệm: “Áp dụng phương pháp xây dựng đề kiểm tra đánh giá
năng lực học sinh bằng trắc nghiệm khách quan vào bài 15 phút số 1 học
kì 1 môn Đại số 10 (Chương trình chuẩn)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp giáo viên nắm vững các bước ra đề và
nắm vững việc biên soạn các câu hỏi TNKQ môn Toán vào bài kiểm tra số 1
môn Đại số, chương trình chuẩn. Qua đó nắm vững việc ra đề TNKQ môn
Toán nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này có đối tượng nghiên cứu là việc xây dựng
bài kiểm tra 15 phút số 1 môn Đại số 10 chương trình chuẩn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản,
thực nghiệm so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm,… phù hợp với môn học
thuộc lĩnh vực Toán học.


2


2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết hội nghị Trung ương VIII khóa XI chỉ đạo: “Đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh
giá trong quá trình học với đánh giá cuối năm học; Đánh giá của người dạy
với tự đánh giá của người học; Đánh giá cả nhà trường với đánh giá của gia
đình và xã hội” .
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh gia kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của người học; Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh
đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và
công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra , đánh giá trong quá trình giáo dục với
kết quả thi” .
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh cũng là một trong yếu
tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Nếu giáo viên nắm vững phương pháp ra đề kiểm tra thì sẽ đánh giá
chính xác năng lực của học sinh, qua đó có phản hồi tích cực đối với công tác
dạy học của mình. Từ đó người giáo viên có biện pháp điều chỉnh phương
pháp dạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để đem lại hiệu
quả cao nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường
Trường THPT Đặng Thai Mai được thành lập ngày 20/08/2001, theo
quyết định số: 2109/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá. Trường
nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc km 12 từ thành phố Thanh Hóa
xuống phía Nam, thuộc địa bàn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh
3


Thanh Hóa, nơi đa số phụ huynh học sinh làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn. Ban đầu trường hoạt động theo mô hình trường bán
công, chất lượng đầu vào của học sinh thấp, chủ yếu là học sinh trung bình,
yếu. Mặc dù ngày 31 tháng 5 năm 2010 chủ tịch tỉnh Thanh hóa có quyết định
chuyển đổi trường THPT Đặng Thai Mai sang hình thức công lập nhưng chất
lượng đầu vào của học sinh vẫn còn thấp so với các trường trong huyện.
Trong những năm gần đây nhà trường cũng đã có nhiều thành tích nổi bật
như: Năm học 2013 – 2014 được UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen QĐ số 3645/QĐ- UBND, ngày 30/10/2014. Năm học 2014 - 2015 đón cờ thi
đua của UBND Tỉnh về đơn vị dẫn đầu, QĐ số 3335/QĐ UBND tỉnh Thanh
Hoá ngày 1/9/2015.
2.2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu
Thông thường khi ra đề trắc nghiệm môn Toán người giáo viên thường
ra theo kinh nghiệm chủ quan của mình, thường ra dưới dạng “tự luận trá
hình” nghĩa là trắc nghiệm nhưng hầu như học sinh phải tham gia giải tự luận
rồi mới cho ra kết quả. Giáo viên thường không có ma trận, hoặc nếu có ma
trận cũng không làm đúng yêu cầu. Họ thường lẫn lộn các khái niệm như
nhận biết và thông hiểu, thông hiểu và vận dụng hoặc vận dụng và vận dụng
cao. Đôi khi họ cứ quan niệm phải có bài toán thực tế mới là bài toán vận
dụng cao và thường không bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng. Bên cạnh đó
việc sắp xếp các câu hỏi theo các mức độ cũng không theo trình tự từ dễ đến
khó, không căn được thời gian với các câu hỏi, điều đó gây nhiều khó khăn
cho phần lớn học sinh có lực học từ trung bình trở xuống. Vì vậy việc kiểm

tra không đánh giá đúng năng lực của học sinh, làm cho các em không hứng
thú học tập bộ môn khi kết quả thấp hơn so với khả năng của các em.
Xét một đề kiểm tra 15 phút (TNKQ) chương 1 đại số 10 (chương trình
cơ bản) của một giáo viên trong tổ tôi như sau:
Câu 1: Cho A và B là hai tập hợp có hữu hạn phần tử và A ∩ B = B
Lựa chọn phương án đúng.
A. A \ B ≠ ∅

B. B ⊄ A

C. A ∪ B = A

D. B ≠ ∅

4


Câu 2: Nếu P là tập hợp có hữu hạn phần tử. Kí hiệu P là số lượng phần tử
của P. Giả sử A, B là hai tập hợp có 5 và 3 phần tử tương ứng.
Lựa chọn phương án đúng.
A. A \ B = 2 .

B. A ∪ B = 8

C. B \ A = 0

D. A ∩ B ≤ 3

Câu 3: Cho các tập hợp A, B và C, với A là tập các số nguyên chia hết cho 6;
B là tập các số nguyên chia hết cho 2; C là tập các số nguyên chia hết cho 3.

Lựa chọn phương án đúng.
A. A ∩ B = ∅

B. A ∪ B = C

C. A ∩ C = B

D. B ∩ C = A

Câu 4: Cho các tập hợp:
A là tập các số nguyên dương chia hết cho 3
B là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 7
C là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 6
D là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 21
E là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 18
Lựa chọn phương án đúng.
A. A ∪ C = E B.A ⊂ C C.A ∩ C = E D. A ∩ B = D
Câu 5: Cho A và B là hai tập con của R, sao cho A ⊂ B .
Lựa chọn phương án đúng.
A. CR A ⊂ CR B

B.A ∩ B = B

C.A ∪ B = A D. A ∩ C R B = ∅

Câu 6: Cho A = { a, b, c} , B = { b, c, d} C = { b, c, e} .
Lựa chọn phương án đúng.
A.( A ∪ B ) ∩ C = ( A ∪ B ) ∩ ( A ∪ C )

C.A ∪ ( B ∪ C ) = ( A ∪ B ) ∩ C


B.( A ∩ B ) ∪ C = ( A ∪ B ) ∩ C

D.A ∪ ( B ∩ C ) = ( A ∪ B ) ∩ C

Câu 7: Cho hai tập hợp A = { x ∈ R 0 ≤ x < 2} , B = { x ∈ R 2 < x < 3} .
A. ( A \ B ) ∩ ( B \ A ) ≠ ∅
C. A ∩ B = ∅

B. A ∪ B = ∅
D. A ∩ B = { 2}

5


Câu 8: Cho tập hợp: A = { x ∈ R 2 < x < 4} ; B = { x ∈ R 3 < x < 4} .
Lựa chọn phương án đúng.
A. A ∩ B = { x ∈ R 3 ≤ x ≤ 4}

B. B ⊂ A

C. A ∪ B = { x ∈ R 2 < x < 4}

D. A \ B = { x ∈ R 2 < x ≤ 3}

Câu 9: Cho A và B là hai tập hợp có hữu hạn phần tử và A\ B = A.
Lựa chọn phương án đúng.
A. A ∩ B = ∅
B. A ∪ B = A
C. B ≤ A , ( A , B kí hiệu tương ứng là số phần tử của các tập hợp A và

B)

D. B = ∅

Câu 10: Cho A ⊂ R, B ⊂ R, A ∩ B = ∅ . Lựa chọn phương án đúng.
A. CR A ⊂ B.

B. C R A = C R B C. A ⊂ C R B D. C R A ⊂ C R B
……..Hết…….

Để đánh giá chất lượng đề trên ta có thể thiết lập ma trận như sau:
Chủ đề
Tập hợp

NB

TH

0

VDT

3
0

VDC

6
3


1
6

Tổng
10

1

10

Nhìn vào ma trận trên ta thấy tỉ lệ nhận thức là 0: 3: 6: 1 là chưa hợp lý.
Chưa có câu nhận biết (dành cho học sinh yếu kém). Phần vận dụng quá nhiều
(7 điểm). Với mức độ này thì sẽ không đánh giá được đúng năng lực học sinh.
Chỉ học sinh khá giỏi mới có thể đạt được từ 4 điểm trở lên, còn học sinh
trung bình chỉ có thể đạt được từ 3 điểm trở xuống. Theo đề thì ta thấy có
những kí hiệu không có trong chuẩn kiến thức kỹ năng như A ( số phần tử
thuộc tập hợp A). Nhiều kí hiệu toán học bằng chữ không được in nghiêng, ví
dụ tập hợp A, B…
Theo bản thân tôi, một bài kiểm tra đạt chuẩn phải là một bài
đánh giá chính xác năng lực của học sinh, trong đó phải có sự phân loại từ
khá giỏi đến trung bình, yếu kém. Phải có ma trận kiến thức, các câu hỏi phải
bám sát chuẩn kiến thức, phải phù hợp với các mức độ đặt ra, thời gian giành
6


cho từng câu phải được dự tính cẩn thận và phù hợp với khung thời gian tổng
thể. Câu hỏi phải được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp.
2.2.3. Kết quả của thực trạng
Từ thực trạng trên dẫn đến:

- Nếu giáo viên không làm tốt khâu ra đề thì sẽ không đánh giá chính
xác năng lực học sinh. Từ đó không có phản hồi tích cực trong công tác giảng
dạy, không kích thích tính được tích cực ở học sinh khá giỏi, động viên học
sinh lực học từ trung bình trở xuống.
- Nếu đề ra không bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng thì sẽ không phù
hợp với yêu cầu của Bộ. Học sinh sẽ không đáp ứng được trong các kì thi
quốc gia.
- Nếu đề không có ma trận thì sẽ không đánh giá đúng trọng tâm kiến
thức, năng lực cần đạt ở mỗi học sinh.
- Nếu không phân phối thời gian hợp lý ở các câu thì sẽ dễ dẫn đến tình
trạng học sinh làm không đủ thời gian hoặc hoàn thành quá sớm.
- Nếu không sắp xếp câu hỏi theo thứ tự dễ trước, khó sau thì dễ gây
khó khăn cho học sinh từ trung bình trở xuống, có thể việc đánh giá không
đáp ứng được yêu cầu.
Kết quả kiểm tra các đề kiểm tra TNKQ do giáo viên trong tổ xây dựng
khi nạp về lần đầu có đến 75% là chưa đạt chuẩn.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cơ sở lý thuyết
2.3.1.1. Phương pháp xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm
(Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về Kỹ năng xây dựng ma trận, biên
soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc gia môn Toán của Sở
giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa-Năm 2016)
2.3.1.2. Các bước xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm
- Bước 1: Xác định đối tượng và yêu cầu của đề kiểm tra.
7


- Bước 2: Xây dựng ma trận của đề kiểm tra.
- Bước 3: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với ma trận, nên
biên soạn theo từng chủ đề có trong ma trận.

- Bước 4: In đề kiểm tra và thẩm định tính chính xác của các câu hỏi
trong đề thi (nên là một người khác)
- Bước 5: Trộn đề thi, chỉnh sửa định dạng của đề thi chính thức, xuất
đáp án.
2.3.1.3. Yêu cầu đối với đề kiểm tra
- Đề thi phải đảm bảo chính xác khoa học, phù hợp với đối tượng thí
sinh.
- Phông chữ trong đề thi phải đảm bảo giống nhau, cùng một cỡ chữ, độ
giãn dòng hợp lí.
- Trình bày đúng yêu cầu của trình bày văn bản, đặc biệt là dấu cách
trước và sau dấu chấm, dấu phẩy. Đối với các kí hiệu Toán học thì phần chữ
được viết bằng chữ in nghiêng, phần số được viết bẵng chữ in thẳng.
- Nên căn chỉnh đề thi sao cho tránh việc sang trang mới mà chỉ có vài
dòng, gây ra sự lãng phí không cần thiết.
- Đáp án nên để tất cả các mã đề ở trong một trang văn bản.
2.3.1.4. Các bước biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
Để biên soạn một câu hỏi trắc nghiệm môn Toán thuộc loại “4 lựa chọn,1 lựa
chọn đúng” theo đúng quy trình, cần thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Xác định cấp độ nhận thức của câu hỏi muốn biên soạn.
- Bước 2: Xác định nội dung kiến thức muốn kiểm tra
- Bước 3: Xây dựng tình huống Toán học đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở
2 bước trên.
- Bước 4: Xác định dạng thức của câu hỏi.
- Bước 5: Xây dựng 4 phương án trả lời trong đó gồm có 1 phương án
trả lời đúng và 3 phương án trả lời sai( được gọi là phương án gây nhiễu)

8


Lưu ý : Phương án nhiễu phải xây dựng dựa trên các sai lầm thường gặp của

học sinh. Độ dài của các phương án phải gần bằng nhau. Tránh tình trạng
phương án đưa ra buộc học sinh phải giải nhiều bài toán khác nhau hoặc chỉ
dùng suy luận loại trừ hết cả 3 phương án.
2.3.1.5. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm
Nội dung câu hỏi trắc nghiệm được trình bày theo hai phần:
- Phần 1: Mô tả tình huống nói tới ở bước 3(còn gọi là câu dẫn).
- Phần 2: Nêu 4 phương án trả lời ở bước 5.
2.3.1.6. Yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm
Một câu hỏi trắc nghiệm được coi là đạt yêu cầu nếu đáp ứng đầy đủ
các điều sau đây:
- Mỗi câu chỉ nên kiểm tra một chuẩn, một khái niệm.
- Câu dẫn được trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với khả
năng nhận thức của người làm bài.
- Nội dung của câu dẫn đảm bảo chính xác khoa học, có nội dung kiến
thức nằm trong phạm vi nội dung đã được quy định, bám sát chuẩn kiến thức
và kĩ năng mà người làm bài phải đạt được theo quy định của các cấp có thẩm
quyền.
- Để thực hiện được yêu cầu đặt ra trong câu hỏi, người làm phải sử
dụng hết các giả thiết đã cho trong tình huống (các phương án trả lời được coi
là một phần của giả thiết đó)
- Các phương án nhiễu phải có độ hấp dẫn gần như ngang nhau và mỗi
phương án nhiễu phải thể hiện được cụ thể những khiếm khuyết trong việc
nhớ, hiểu các kiến thức có liên quan tới tình huống đặt ra trong câu hỏi, hoặc
khiếm khuyết về khả năng, kĩ năng sử dụng các kiến thức đó để giải quyết
tình huống ấy, của người đã chọn phương án đó làm câu trả lời.
- Thời gian dùng để đọc và hiểu câu dẫn được tính vào thời gian làm
bài tối đa cho câu hỏi.

9



2.3.2. Áp dụng vào việc xây dựng bài kiểm tra 15 phút số 1 học kì I
(Đại số 10 - chương trình chuẩn)
2.3.2.1. Mục tiêu
Kiểm tra về lý thuyết mệnh đề, tập hợp, các phép toán về tập hợp số. Số
gần đúng, sai số và cách làm tròn một số gần đúng.
2.3.2.2. Xây dựng ma trận nhận thức
Tỉ lệ nhận thức 3: 4: 2: 1
NỘI DUNG
Mệnh đề

NB

TH

VDT

1

1

1

(30%)
Tập hợp

1
1

(50%)

Số gần đúng

2
1

1

(20%)
Tổng

1

VDC

TỔNG
3

1
1

2

3
1

1

5
1


1
1

3

2
1

4
3

5
2

2
4

1
2

10
1

10

(NB: Nhận biết; TH: Thông hiểu; VDT: Vận dụng thấp; VDC: Vận
dụng cao)
2.3.2.3. Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm:
Phần 1: Mệnh đề
Theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 10 do Bộ giáo dục và đào

tạo xuất bản năm 2009, phần này có các dạng toán như sau:
- Dạng 1: Nhận biết một câu có là mệnh đề hay không.
- Dạng 2: Phủ định mệnh đề; xác định tính đúng, sai của các mệnh đề.
- Dạng 3: Lập mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề
đã cho. Xác định được tính đúng sai của các mệnh đề kéo theo, mệnh đề
tương đương.
- Dạng 4: Lập mệnh đề đảo của mệnh đề cho trước.
10


Căn cứ vào yêu cầu trên ta có thể xây dựng các câu hỏi sau:
Câu 1 (Dạng 1) -Nhận biết.
Trong các câu sau câu nào là mệnh đề?
A. Bạn ăn cơm chưa?

B. Bạn ấy học giỏi quá!

C. x > 4.

D. 3 là số nguyên tố.

Câu 2 (Dạng 2) - Thông hiểu.
Phủ định mệnh đề “ ∀n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 2” là mệnh đề nào trong các
mệnh đề sau:
A. ∃n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 2
B. ∀n ∈ N,n(n + 1) không chia hết cho 2
C. ∃n ∈ N,n(n + 1) không chia hết cho 2
D. ∀n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 4.
Câu 3 (Dạng 3) - Vận dụng thấp.
Cho mệnh đề P: “150 là số chia hết cho 3 và 5” và mệnh đề Q: “150 chia hết

cho 15”. Mệnh đề nào sau đây có dạng P ⇒ Q?
A. Nếu 150 là số chia hết cho 3 và 5 thì 150 chia hết cho 15
B. Nếu 150 chia hết cho 15 thì 150 chia hết cho 3 và 5
C. 150 chia hết cho 3 và 5 khi và chỉ khi 150 chia hết cho 15
D. 150 chia hết cho 15 khi và chỉ khi 150 chia hết cho 3 và 5
Phần 2: Tập hợp
Các dạng toán:
- Dạng 1: Biểu diễn tập hợp bằng hai cách: liệt kê các phần tử của tập
hợp hoặc chỉ ra các tính chất đặc trưng của tập hợp. Sử dụng các kí hiệu
∈,∉, φ .
- Dạng 2: Xác định tập con của tập hợp. Chứng minh hai tập hợp bằng
nhau. Sử dụng các kí hiệu ⊂, ⊃ .

11


- Dạng 3: Thực hiện các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai
tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con. Sử dụng biểu đồ Ven.
Sử dụng các kí hiệu ⊂, ⊃,A / B,C E A .
- Dạng 4: Biểu diễn các tập hợp số; Xác định các phép giao, hợp, hiệu,
lấy phần bù của các tập hợp số. ( Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn các phép
toán trên tập hợp. Biết sử dụng trục số và các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa
khoảng trong việc biểu diễn tập số thực)
Trên cơ sở đó tôi xây dựng các câu hỏi tương ứng như sau.
Câu 4 (Dạng 1) - Nhận biết.
Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào đúng
A. A ⊄ A
B. ∅ ⊄ A
C. A ⊂ B ⇔ ∀x ∈ A ⇒ x ∈ B
D. A ⊂ B, B ⊂ C ⇒ C ⊂ A

Câu 5 (Dạng 2) -Thông hiểu.
Cho tập hợp A= { 1; 2;...; 100} . Mệnh đề nào sau đây sai.
A. 4∈ A

B.

1
∉A
2

C. { 1; 2; 100} ⊂ A

D. { 3; 4; 5} ⊄ A

Câu 6 ( Dạng 4) -Thông hiểu.
Hình nào dưới đây biểu diễn cho nửa khoảng [ 1;5 )
A. /////////////////[
1
B. /////////////////(
1
C. .//////////////////(
1
D. //////////////////[

]///////////////////
5
]//////////////////
5
)/////////////////
5

)///////////////////
12


1

5

Câu 7 (Dạng 4) - Vận dụng thấp.
Cho hai tập hợp A= [ −1;5] , B= ( 2;7 ) , mệnh đề nào sau đây đúng
A. A ∪ B= { −1;2;5;7}

B. A\B= ( −1;2 )

C. B\A= [ 5;7 ) D. A ∩ B= ( 2;5]

Câu 8 (Dạng 3) - Vận dụng cao.
Một lớp có 8 học sinh giỏi Toán, 6 học sinh giỏi Văn, 4 học sinh giỏi cả Văn
và Toán. Vậy số học sinh chỉ giỏi một trong hai môn Văn hoặc Toán là
A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Phần 3. Số gần đúng.
Các dạng toán:
-Dạng 1: Tìm số gần đúng của một số với độ chính xác cho trước (hoặc

số đúng)
-Dạng 2: Sử dụng máy tính để tính số gần đúng.
Câu 9 (Dạng 1) - Nhận biết.
Trong các kết quả sau, kết quả nào là số đúng.
A. Một cái bàn có chiều dài đo được là 1 mét .
B. Bán kính trái đất là 6300 km.
C. Chiếc xe ô tô chạy với vận tốc 80 km/giờ.
D. Một hộp có 4 cái bút.
Câu 10 (Dạng 1) -Thông hiểu.
Số 15 ≈ 3,87298 được làm quy tròn đến hàng phần trăm là
A. 3,87

B. 3,9

C. 3,88

D. 3,873

2.3.2.4. Sắp xếp câu hỏi để tạo đề kiểm tra
Sau khi sắp xếp lại các câu cho ta kết quả là đề kiểm tra sau đây :
Câu 1: Trong các kết quả sau, kết quả nào là số đúng.
A. Một cái bàn có chiều dài đo được là 1 mét.
13


B. Bán kính trái đất là 6300 km.
C. Chiếc xe ô tô chạy với vận tốc 80 km/giờ.
D. Một hộp có 4 cái bút.
Câu 2: Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào đúng
A. A ⊂ B ⇔ ∀x ∈ A ⇒ x ∈ B.


B. A ⊄ A .

C. A ⊂ B, B ⊂ C ⇒ C ⊂ A.

D. ∅ ⊄ A.

Câu 3: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề?
A. x lớn hơn 4.

B. Bạn ăn cơm chưa?

C. Bạn ấy học giỏi quá!

D. 3 là số nguyên tố.

Câu 4: Hình nào dưới đây biểu diễn cho nửa khoảng [ 1;5 )
A. /////////////////[

]///////////////////

1

5

B. /////////////////(

]///////////////////

1


5

C. /////////////////(

)//////////////////

1

5

D. /////////////////[

)///////////////////

1

5

Câu 5: Số 15 được làm quy tròn đến hàng phần trăm là
A. 3,87

B. 3,9

C. 3,88

D. 3,873

Câu 6: Cho tập hợp A= { 1;2;...;100} . Mệnh đề nào sau đây sai.
A. { 1;2;100} ⊂ A.


B. 4∈ A.

C.

1
∉ A.
2

D. ⊂ A.

Câu 7: Phủ định mệnh đề “ ∀n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 2” là mệnh đề nào
trong các mệnh đề sau:
A. ∀n ∈ N,n(n + 1) không chia hết cho 2.
14


B. ∃n ∈ N,n(n + 1) không chia hết cho 2.
C. ∀n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 4.
D. ∃n ∈ N,n(n + 1) chia hết cho 2.
Câu 8: Cho A= [ −1;5] , B= ( 2;7 ) . Mệnh đề nào sau đây đúng ?
A. A ∪ B= { −1;2;5;7} B. A\B= ( −1;2 ) C. A ∩ B= ( 2;5] D. B\A= [ 5;7 )
Câu 9: Cho mệnh đề P: “150 là số chia hết cho 3 và 5” và mệnh đề Q: “150
chia hết cho 15”. Mệnh đề nào sau đây có dạng P ⇒ Q ?
A. Nếu 150 chia hết cho 15 thì 150 chia hết cho 3 và 5.
B. 150 chia hết cho 3 và 5 khi và chỉ khi 150 chia hết cho 15.
C. Nếu 150 là số chia hết cho 3 và 5 thì 150 chia hết cho 15.
D. 150 chia hết cho 15 khi và chỉ khi 150 chia hết cho 3 và 5.
Câu 10: Một lớp có 8 học sinh giỏi Toán, 6 học sinh giỏi Văn, 4 học sinh giỏi
cả Văn và Toán. Vậy số học sinh chỉ giỏi một trong hai môn Văn hoặc Toán là

A. 10

B. 6

C. 4

D. 8

ĐÁP ÁN
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Đáp án

D

A

D

D

A

D

B

C

C

B

Nhận xét: - Đề trên đã đảm bảo cấu trúc theo thứ tự từ dễ đến khó, từ nhận
biết, thông hiểu đến vận dụng thấp và cuối cùng là vận dụng cao. Điều đó
giúp việc đánh giá năng lực học sinh một cách chính xác và khách quan.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm triển khai và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại
nhiều kết quả khá khả quan. 100% các đồng chí giáo viên trong tổ Toán đã
nắm vững việc ra đề TNKQ. 95% các đề đều đảm bảo đúng chuẩn. Qua đó

góp phần đánh giá chính xác chất lượng giáo dục bộ môn Toán trong nhà
trường. Từ đó thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy và học môn toán đối
15


với giáo viên và học sinh của nhà trường. Kết quả khảo sát cuối năm đã nâng
chất lượng học sinh khá và giỏi tăng trên 65% so với đầu năm.

16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc ra đề kiểm tra, đề thi là một hoạt động chuyên môn khá quan trọng
của người giáo viên. Nó đòi hỏi người ra đề với một thái độ hết sức nghiêm
túc và có sự tập trung cao độ, đồng thời phải có phương pháp khoa học. Đề tài
trên của tôi góp một phần quan trọng giúp người giáo viên có một phương
pháp đúng đắn, rõ ràng khi ra đề. Tuy nhiên do thời gian có hạn, phạm vi
chưa thật rộng nên đề tài này cũng không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Đối với các tổ chuyên môn, cần giao cho các thành viên xây dựng hệ
thống câu hỏi theo các chương, chủ đề, từ đó xây dựng ngân hàng đề đáp ứng
cho tất cả các khối lớp. Điều này cũng giúp cho việc ra đề của tổ nhóm được
thuận tiện nhanh chóng.
Mong Ban giám hiệu cho triển khai đề tài này đối với các tổ chuyên
môn có thi TNKQ, đặc biệt là các tổ tự nhiên. Nên mua các phần mềm đảo đề
để giáo viên áp dụng triển khai và mua máy chấm TNKQ để giúp công việc
chấm bài được nhanh hơn.
Tôi cũng mong Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa xây dựng các đề

mẫu với tất cả các môn để giúp giáo viên trong toàn tỉnh nắm vững hơn
phương pháp khá mới mẻ này.
Trên đây chỉ là những kiến nghị mang tính chủ quan của tôi, nhưng
cũng rất mong được các cấp có thẩm quyền xem xét và sự góp ý của các đồng
nghiệp.
Xác nhận của nhà trường

Quảng Xương, ngày 15 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan: SKKN này là do bản
thân tự nghĩ ra và đúc rút thành kinh
nghiệm, không sao chép của người khác
Người viết SKKN
Nguyễn Minh Thành
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tài liệu
[1]. Sách giáo khoa Đại số 10
(Nhà xuất bản giáo dục, năm 2016)
[2]. Bài tập Đại số 10
(Nhà xuất bản giáo dục, năm 2016)
[3]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán 10
(Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009)
[4]. Tài liệu tập bồi dưỡng giáo viên THPT : Kỹ năng xây dựng ma trận,
biên soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc Gia.
[5]. Công văn số 8773/ BGDĐT-GDTrH

DANH MỤC


18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Thành
Chức vụ: TTCM - Trường THPT Đặng Thai Mai

TT

Tên đề tài SKKN

1

Sử dụng phòng học vào
dạy học hình học không
gian”
Một số phương pháp tính
thể tích khối chóp
Sử dụng bản đồ tư duy vào
việc hệ thống kiến thức bài
học góp phần nâng cao khả
năng ghi nhớ của học sinh
Xây dựng kế hoạch bài học
“Phương trình quy về
phương trình bậc nhất, bậc
hai”


2
3

4

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD và ĐT
Thanh Hóa

C

2006-2007

Sở GD và ĐT
Thanh Hóa

C

2011-2012


Sở GD và ĐT
Thanh Hóa

C

2013-2014

Sở GD và ĐT
Thanh Hóa

C

2014-2015

19



×