Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sình ca của người cao lan ở phú thọ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.1 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ MAI LAN

SÌNH CA CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.06.40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. BÙI HUYỀN NGA

Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Minh Đức
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn
Phản biện 3: TS. Hoàng Cầm
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, quận Thanh
Xuân, Hà Nội, phòng … vào hồi … ngày … tháng … năm 2017


Có thể tìm đọc luận án tại:
-

Thư viện Học viện Khoc học xã hội

-

Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong hệ thống di sản văn hóa của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ,
Sình ca có một vai trò vô cùng quan trọng, chi phối mọi mặt đời sống văn
hóa tinh thần của người dân. Đây là một hiện tượng văn hóa có tính chất
tổng thể, tích hợp nhiều bình diện giá trị từ phong tục tập quán, tôn giáo, tín
ngưỡng... đến cả những sự kiện lịch sử gắn với nguồn gốc tộc người và quá
trình thiên di đầy gian khổ trong quá khứ.
Tuy nhiên, công tác bảo tồn và trao truyền Sình ca đang đặt ra
nhiều vấn đề nan giải. Thực tiễn đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết là cần nhận
diện chính xác, khoa học các giá trị văn hóa đặc trưng của Sình ca Cao Lan
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, làm rõ thực trạng của công tác bảo tồn – phát huy
Sình ca hiện nay và chỉ ra được những vấn đề đang đặt ra để đề xuất những
giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm gìn giữ và phát huy giá trị to lớn
của Sình ca, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội, văn hóa
ở tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo cứu toàn bộ hệ thống Sình ca của người Cao Lan
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là Sình ca giao duyên, kết quả nghiên

cứu của luận án hướng tới mục đích là nhận diện và làm sáng tỏ những giá
trị văn hóa của Sình ca ở tỉnh Phú Thọ gắn với tư duy và quan niệm văn hóa
của người Cao Lan và vị trí của Sình ca trong đời sống của người cao Lan
hiện nay. Từ đó bàn luận về các vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn Sình ca
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, nhận diện, thống kê, phân loại Sình ca ở Phú Thọ.
- Chỉ rõ những giá trị văn hóa, nghệ thuật cũng như vai trò của Sình
ca trong đời sống tinh thần của người dân Cao Lan.
- Bàn luận về một số vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn Sình ca

1


hiện nay như: cơ chế chính sách, nghệ nhân, sân khấu hóa hay vấn đề bản
sắc, sự gắn kết sình ca với du lịch,...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sình ca của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận án được
xác định là tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung vào huyện Đoan Hùng.
Phạm vi thời gian: từ khi tỉnh được tái lập năm 1997 đến nay.
4. Nguồn tư liệu
Thứ nhất, là các tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng vấn và
quan sát tham dự do tác giả thực hiện tại địa bàn.
Thứ hai, là tài liệu về Sình ca Cao Lan tập hợp trong những công
trình đã được công bố trên các bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành...
Thứ ba, là hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh Phú Thọ…

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Từ góc nhìn của chuyên ngành Văn hóa học, luận án tiếp cận đối
tượng nghiên cứu một cách toàn diện, đa chiều, trong đó quan tâm tới các
bối cảnh liên quan đến loại hình di sản dân ca này, quan tâm tới tiếng nói
của những chủ thể văn hóa, quan tâm tới mối quan hệ, tương tác của các
yếu tố trong Sình ca với nhau cũng như của Sình ca với các loại hình di sản
văn hóa khác hoặc với những bối cảnh liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình, hệ thống hóa kết hợp so sánh, phân tích,
tổng hợp; phương pháp điền dã và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học

2


Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tổng thể và hệ
thống về Sình ca của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
Luận án làm rõ những giá trị văn hóa – nghệ thuật của Sình ca,
phân tích để thấy được vị trí của di sản này trong đời sống văn hóa hiện nay
của người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ.
Nêu lên và bàn luận về một số vấn đề thực tế liên quan đến công tác
bảo tồn Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cũng như có những
nhìn nhận đa chiều hơn, khách quan hơn về Sình ca nói riêng và văn hóa
dân gian nói chung trong bối cảnh xã hội đương đại.
Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên
các ngành Văn hóa học, Việt Nam học, Văn hóa – Du lịch, Quản lý văn

hóa… ở các trường đại học, cao đẳng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
án bao gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa
bàn nghiên cứu
Chương 2. Nhận diện Sình ca trong xã hội truyền thống của người
Cao Lan
Chương 3. Sình ca trong xã hội đương đại của người Cao Lan ở
tỉnh Phú Thọ
Chương 4. Bàn về việc bảo tồn Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ
trong bối cảnh đương đại

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu của giới học giả nước ngoài
Với tộc người Cao Lan, từ những năm đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên,
các học giả người Pháp đã điều tra, khảo sát về nguồn gốc tộc người, các
đặc điểm đất đai, canh tác và một số nét văn hóa truyền thống của Cao Lan.
Các tác giả tiêu biểu như: Bonifacy, D.Rozarie …
Có thể nói, số lượng nghiên cứu về Cao Lan của các học giả nước
ngoài còn hạn chế và phần lớn tập trung vào những mô tả địa lí, kinh tế và
một số phong tục, tín ngưỡng. Mặt khác, một số quan điểm đưa ra, nhất là
việc gộp nhiều tộc người vào nhóm Mán đến nay đã không còn phù hợp,
bởi thực tế, nhiều tộc người đã khẳng định vị trí độc lập của mình trong

cộng đồng dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước
1.1.2.1. Về nguồn gốc và quá trình hình thành tộc người Cao Lan ở Việt Nam
Đến nay, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, Cao Lan vốn từ
Trung Quốc (khu vực Quảng Đông, Quảng Tây) di cư sang Việt Nam vào
cuối đời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh cách đây khoảng 300 – 400 trăm
năm (khoảng giữa những năm 1640 – 1660). Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn
nhiều giả thuyết. Các tác giả tiêu biểu như: Bế Viết Đằng, Lâm Quý,
Nguyễn Xuân Cần, Trần Văn Lạng…
1.1.2.2. Những nghiên cứu về văn hóa Cao Lan
Cho đến nay, những công trình nghiên cứu trực tiếp và khái quát về
văn hóa Cao Lan có thể kể đến như: Văn hóa truyền thống Cao Lan (Phù
Ninh - Nguyễn Thịnh, 1999), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam (Khổng Diễn Trần Bình, 2003), Văn hóa Cao Lan (Lâm Quý, 2004)… Các công trình này
đã phác họa văn hóa Cao Lan qua các phương diện vật chất và tinh thần.
1.1.2.3. Nghiên cứu về Sình ca Cao Lan như một loại hình văn nghệ dân gian

4


Từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện các công trình sưu
tầm, nghiên cứu ở mức độ liệt kê, mô tả. Các tác giả tiêu biểu như: Lâm
Quý, Phương Bằng, Lê Ngọc Can…
Có thể thấy, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên biệt về Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ, đặc biệt từ góc nhìn
văn hóa học. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu kể trên về người Cao
Lan nói chung và Sình ca của người Cao Lan nói riêng đã ít nhiều mang
đến những cái nhìn khá cụ thể trên các phương diện khảo tả về tộc người,
về văn hóa, về các loại hình nghệ thuật…
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm

Luận án sử dụng một số khái niệm cơ bản như: Dân ca, văn hóa tộc
người, văn hóa truyền thống, bảo tồn – phát huy.
1.2.2. Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng một số lí thuyết cơ bản, bao gồm: lý thuyết về
phân tích dân ca, lý thuyết về bản sắc văn hóa tộc người, lý thuyết về giao
lưu, tiếp biến văn hóa.
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc,
nằm trong khu vực giao lưu giữa các vùng Đông Bắc, đồng bằng sông
Hồng và Tây Bắc. Đoan Hùng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh
Phú Thọ, địa bàn có thể kết nối với các vùng phụ cận qua cả đường bộ lẫn
đường sông...
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 4 mùa rõ rệt,
trong đó có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C,
lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung
bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 - 87%.
1.3.2. Cư dân - dân tộc
Người Cao Lan (dân tộc Sán Chay) ở tỉnh Phú Thọ có 3.942 người,

5


chiếm 0,27% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung ở vùng đồi núi thấp huyện
Đoan Hùng. Do đặc điểm địa hình đa dạng nên các ngành nghề sản xuất của
nhân dân cũng rất phong phú, hun đúc nên những nét phong tục tập quán
độc đáo, đặc sắc khác, phản ánh sinh động nếp cảm, nếp nghĩ của tộc người.
1.3.3. Lịch sử - văn hóa
Người Cao Lan ở Phú Thọ chủ yếu tập trung ở huyện Đoan Hùng.
Thời Hùng Vương dựng nước, Đoan Hùng nằm trong nhà nước Văn Lang –

nhà nước đầu tiên, có tính chất phát tích quốc gia – dân tộc.
Trải qua chiều dài lịch sử, đến tháng 12/1980, sau các lần tách
huyện đến nay, Đoan Hùng có 23 xã cũ và 4 xã mới cắt về.
Những nét văn hóa dân gian nổi bật của người dân tộc Cao Lan ở
Đoan Hùng là: tục đón tết, tục xuất hành… và các trò chơi dân gian như
ném còn, kéo co, thi bắn nỏ…
Tiểu kết chương 1
Các học giả nước ngoài cơ bản tiếp cận dưới góc độ dân tộc học,
nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa gắn với tộc người. Tuy nhiên, số lượng
các công trình còn ít, kết quả nghiên cứu bộc lộ không ít nhưng hạn chế.
Các học giả trong nước nghiên cứu trên nhiều bình diện như: về
nguồn gốc và quá trình tộc người; về văn hóa Cao Lan; và những nghiên
cứu về văn nghệ dân gian và Sình ca của người Cao Lan… Quá trình sưu
tầm, tìm hiểu và nghiên cứu về Sình ca Cao Lan càng về sau càng có nhiều
thành tựu, đặc biệt về công tác sưu tầm, biên dịch đã được chú ý, đồng thời
quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đã có sự thay đổi tích cực.
Người Cao Lan ở Phú Thọ tập trung đại đa số tại huyện Đoan Hùng
nên việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu tương ứng với huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ hiện nay là xác định có cơ sở khoa học và thực tiễn.

6


CHƯƠNG 2
NHẬN DIỆN SÌNH CA TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CAO LAN
2.1. Về khái niệm Sình ca của người Cao Lan
Sình ca hay còn có tên gọi khác là Xình ca, Sịnh ca, Xịnh ca. Có lẽ do
cách phát âm nặng nhẹ khác nhau nên mới có nhiều cách định danh như
vậy, bởi cho dù dùng tên nào (Sình ca hay Sịnh ca…) thì cũng đều dùng để

chỉ một thực thể, một đối tượng liên quan đến dân ca của người Cao Lan.
Tuy Sình ca chủ yếu chỉ được tiếp cận dưới góc độ văn học nhưng
đã tồn tại 2 cách hiểu khác nhau: Thứ nhất: Sình ca là một thể loại dân ca
giao duyên tiêu biểu của người Cao Lan; Thứ hai: Sình ca bao gồm một số
thể loại như trường ca, hát giao duyên (ví), nghi lễ (cúng tế).
Trong quá trình điền dã, chúng tôi được biết tất cả các thể loại ca
hát của người Cao Lan đều được gọi là Sình ca.
Từ đó, có thể hiểu: Sình ca là dân ca của người Cao Lan, bao gồm
nhiều thể loại như hát đối đáp giao duyên, hát chúc tụng, hát ru… trong đó
nổi bật hơn cả là Hát giao duyên nam nữ, lời ca được lấy ra từ thơ dân
gian của người Cao Lan và được ghi lại bằng văn tự Hán cổ.
2.2. Các dạng thức Sình ca của người Cao Lan
Xuất phát từ mục đích sử dụng và bối cảnh đời sống văn hóa xã
hội, chúng tôi tạm phân chia Sình ca thành 2 loại chính, gồm: Sình ca ban
ngày và Sình ca ban đêm.
2.3. Giá trị văn hóa của Sình ca Cao Lan
2.3.1. Giá trị lịch sử
2.3.1.1. Tâm thức hướng về cội nguồn
* Quê hương, bản quán trong hành trình hồi cố của người Cao Lan
Quê hương của người Cao Lan là những vùng núi rậm rạp, hoang
sơ, khắc nghiệt nhưng lại đầy thơ mộng, trữ tình. Trong nỗi nhớ quê hương
da diết của những người con xa xứ là những phong tục tập quán được hun
đúc ngàn đời trải dài từ Bạch Vân Đông đến tận Bạch Vân Nam.

7


* Hành trình thiên di đầy gian khổ của tổ tiên người Cao Lan
Trước sự biến động của lịch sử, để trốn tránh sự truy quét của triều
đình nhà Thanh, tổ tiên người Cao Lan buộc phải rời bỏ quê hương thiên di

đến các vùng đất khác yên bình để sinh cơ, lập nghiệp. Điều này được tái
hiện rất rõ trong Sình ca.
2.3.1.2. Tôn vinh truyền thống của dân tộc
* Ngợi ca truyền thống hiếu học, lễ nghĩa
Xuất phát từ quê hương của đạo Nho, Sình ca thể hiện tri thức và lễ
nghĩa là hai yêu cầu bắt buộc phải có đối với người đàn ông Cao Lan.
* Ngợi ca văn hóa ứng xử
Lồng trong những câu hát Sình ca nói về cách ứng xử xã hội là một
vốn tri thức phong phú về phong tục, tập quán lâu đời của người Cao Lan.
* Ngợi ca tinh thần lạc quan yêu đời
Lạc quan yêu đời là đặc điểm, giá trị văn hoá thấm sâu vào trong
toàn bộ văn hoá Cao Lan, biểu hiện sinh động nhất trong hát Sình ca.
* Khát vọng cuộc sống tự do, bình dị
Người Cao Lan luôn có niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống, sống bình
dị và yêu lao động. Sình ca đã nối quá khứ với hiện tại, mang cốt cách, tâm
hồn của ông cha truyền lại cho các thế hệ sau để giá trị văn hóa quý báu của
dân tộc không bị mai một.
2.3.2. Giá trị giáo dục
2.3.2.1. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu lứa đôi
* Tình yêu quê hương, đất nước
Đó là những cảm xúc sâu lắng của con người trước những cảnh sắc
hình thể của núi sông, đồng ruộng. Tình yêu quê hương, đất nước của người
Cao Lan không chỉ với quê hương cũ mà còn với cả Việt Nam. Tình yêu ấy
là cơ sở để họ gắn bó, xây dựng và nguyện chiến đấu để bảo vệ quê hương
trước sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài.
* Tình yêu lứa đôi
Thông qua cách thể hiện trong Sình ca, những nét phong tục tập

8



quán, tín ngưỡng độc đáo của dân tộc được thể hiện một cách đầy đủ. Vì
thế, dù là phản ánh tình yêu, dù là hát giao duyên, đối đáp nhưng qua các
câu hát Sình ca, các đôi trái gái vẫn tìm hiểu, thậm chí là kiểm tra vốn văn
hóa, gốc gác của nhau, từ đó mới hướng tới sự đồng cảm và xa hơn.
2.3.2.2. Triết lý nhân sinh và giá trị hướng thiện
* Triết lý nhân sinh sâu sắc của Sình ca Cao Lan
Trước đây, Sình ca chỉ được biết đến như dây tơ hồng nối tình yêu
đôi lứa thì nay Sình ca được hiểu thêm như cây cầu nối đến tâm tình của
người Cao Lan với những triết lí đạo đức sâu sắc. Nội dung triết lí của Sình
ca dạy con người phải sống có đạo, có trước có sau. Sình ca về các khía
cạnh của thiên nhiên, làng bản, sinh hoạt, tình yêu đôi lứa được diễn đạt
bằng ngôn ngữ giản dị, gợi hình mang chất trữ tình đằm thắm thì sình ca nói
về đạo đức, ngôn ngữ mang đậm triết lí, cô đọng, sâu sắc.
* Giá trị hướng thiện
Giá trị giáo dục, hướng thiện của Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ
vừa là sản phẩm vừa chuyên chở, duy trì các giá trị khác. Giáo dục, hướng
thiện trong Sình ca thể hiện một cách tự nhiên, không mang tính chất gò bó,
ép buộc bởi vậy nó có sức lan tỏa mạnh trong đời sống cộng đồng.
2.4. Giá trị nghệ thuật của Sình ca Cao Lan
2.4.1. Nghệ thuật phổ thơ
Lời ca trong Sình ca được chắt lọc từ thơ ca dân gian của người
Cao Lan. Tuy nhiên, từ thơ chuyển thành lời của các bài dân ca là một quá
trình biến đổi thông qua các phủ pháp khác nhau như: thêm từ phụ, đảo từ,
nhắc lại từ u,ơ… sao cho phù hợp với sự chuyển động của nhạc.
2.4.2. Nghệ thuật âm nhạc
Sình ca là thể loại dân ca được diễn xướng tương đối tự do. Với lối
hát ngâm nga trên cơ sở của một thang âm cụ thể, nhịp điệu tự do đã làm
nổi bật tính tự sự của lời ca, cũng như những cảm xúc bay bổng, trữ tình mà
người dân Cao Lan muốn bộc lộ, giãi bày.

Trong môi trường diễn xướng dân gian tự nhiên, Sình ca là chỉ có

9


lời hát và giai điệu mà không có nhạc cụ đệm theo. Vẻ đẹp của Sình ca
hoàn toàn tập trung vào giọng hát và những âm thanh được phát ra từ giọng
hát của con người. Giai điệu ít sử dụng các quãng nhảy xa, tầm âm hẹp ít
khi vượt ra khỏi phạm vi một quãng 8.
Như vậy, trên cơ sở của những qui luật trên, làn điệu Sình ca Hát
hội có thể được lặp lại nhiều lần trên những câu thơ mới và mỗi một lần lặp
lại người hát lại tự thêm bớt, ngâm ngợi theo tùy hứng của mình. Đây chính
là một hình thức: sáng tạo trên cơ sở qui định của truyền thống.
Với việc phân tích một vài làn điệu Sình ca ở trên cho thấy Sình ca
của người Cao Lan ở Phú Thọ có những đặc điểm sau:
- Hát Sình ca bao giờ cũng vào đầu bằng các cao độ ở âm khu thấp
thường là từ sol đến rê1, trong quá trình chuyển động, đường nét giai điệu
có thể lượn lên những âm cao hơn nhưng khi kết bài thường quay trở về âm
khu thấp với âm chủ sol hoặc âm bậc V (âm rê1).
- Sình ca mang đặc điểm của lối hát ngâm ngợi, kể lể, tự sự trên cơ
sở của thơ ca dân gian Cao Lan.
- Nhịp điệu tự do, phóng khoáng, phụ thuộc vào ý thơ, ý lời ca.
- Giai điệu sử dụng nhiều luyến láy trên cơ sở của thang 5 âm.
- Thành phần âm chính của các làn điệu Sình ca gồm 5 âm cấu
thành điệu Chuỷ.
Tiểu kết chương 2
Về mặt khái niệm, có thể hiểu Sình ca là dân ca Cao Lan, bao gồm
nhiều thể loại với phần lời ca được lấy ra từ thơ ca dân gian và được ghi
chép trong các cuốn sách dưới dạng văn tự Hán cổ. Sình ca gồm 2 loại cơ
bản là Sình ca ban đêm và Sình ca ban ngày. Ở trong khuôn khổ của nghiên

cứu này, chúng tôi đã phân tích, làm rõ những giá trị văn hóa – nghệ thuật
của Sình ca Cao Lan. Đây có thể coi là những giá trị cơ bản của Sình ca
Cao Lan qua nghiên cứu tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

10


CHƯƠNG 3
SÌNH CA TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Sự tồn tại của các dạng thức Sình ca ở Phú Thọ
3.1.1. Sình ca giao duyên
Cũng như các lối hát giao duyên của các dân tộc khác, Sình ca giao
duyên của người Cao Lan ở Phú Thọ là lối hát của nam nữ thanh niên dùng
để trao đổi tình cảm hoặc thể hiện những suy nghĩ của họ về cuộc sống
thông qua hình thức ca hát là đối đáp.
Qua khảo sát tại huyện Đoan Hùng từ năm 2014 đến năm 2017,
chúng tôi thống kê được những bài giao duyên mà người dân hay hát, biểu
diễn hiện nay còn khoảng 70 bài. Trong đó, Ngọc Quan và Minh Phú là các
xã có số người hát đông nhất (khoảng trên 100 người, thuộc nhiều lứa tuổi
khác nhau, tập trung vào độ tuổi từ 50 đến 65).
3.1.2. Sình ca trong đám cưới
Sình ca trong đám cưới ở Phú Thọ hiện nay đã có nhiều biến đổi.
Khi trực tiếp tham dự lễ cưới của người Cao Lan, chúng tôi nhận thấy, số
lượng bài hát không hạn chế, bởi bên cạnh một số bài bắt buộc thì chủ đề có
thể linh động gắn với đối tượng hát cũng như bối cảnh.
3.1.3. Sình ca trong đám ma
Sình ca trong đám ma hạn chế về đối tượng hát nên số lượng không
nhiều. Hiện nay, ở Đoan Hùng còn tồn tại khoảng hơn 10 bài gắn với nghi
lễ. Lời hát vừa như lời kể lể, tâm sự, trò chuyện, khuyên bảo linh hồn.

3.1.4. Sình ca ru con, ru em
Sình ca ru con, ru em hiện nay ở Phú Thọ còn khá nhiều (trên 20
bài thông dụng) cũng mang đặc tính của lối hát ngâm. Lồng trong những
câu hát ru con, ru em là những lời gửi gắm, dạy con sống phải có đạo nghĩa,
biết nhớ ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình.
3.1.5. Sình ca chúc tụng
Đây là nhóm Sình ca chủ yếu hát nhân dịp chúc mừng năm mới,

11


cầu mong mọi điều may mắn, an khang sẽ đến với tất cả mọi người. Ở
Đoan Hùng, hiện nay còn tồn tại thông dụng hơn 30 bài.
3.2. Đội ngũ nghệ nhân hát Sình ca
Người hát Sình ca ở Phú Thọ đều là những người cao tuổi và đều
chưa được chính quyền phong nghệ nhân thực thụ để có những chính sách
ưu tiên hay đãi ngộ, mà chủ yếu là những nghệ nhân dân gian, dùng lòng
đam mê và trách nhiệm của mình để lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau.
Có thể thấy các nghệ nhân dân gian hát Sình ca ở Phú Thọ vẫn rất
tâm huyết, cố gắng gìn giữ, bảo tồn văn hóa phi vật thể để trao truyền cho
thế hệ mai sau cái hồn cốt của dân tộc mình. Tuy nhiên, hầu hết những
người “giữ lửa” cho loại hình văn hóa phi vật thể này đã cao tuổi, sức đã
yếu hơn, do đó, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng cần
đầu tư, có chương trình, kế hoạch cụ thể tiếp tục phát huy vai trò của các
nghệ nhân trong bảo tồn di sản văn hóa góp phần để văn hóa truyền thống
các dân tộc sống mãi trong nhân dân.
3.3. Nhu cầu của người Cao Lan về Sình ca
3.3.1. Đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa
Sình ca hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của người Cao
Lan, không chỉ là những ngày vui mừng, ngày lễ trọng đại mà còn cả

những giờ phút đau khổ và mất mát nhất. Và ở bất cứ nơi đâu, Sình ca
cũng giúp xua tan những khó khăn, vất vả, mệt nhọc để mọi người sống lạc
quan, yêu đời hơn.
Sình ca không chỉ được hát trong đám cưới, đám tang, trong lễ hội
mà trong những ngày lao động bình thường người Cao Lan cũng cất lên lời
hát. Những lời hát trong khi đang trên nương làm rẫy, đang vất vả với công
việc đồng áng tuy lời hát không có sách nhưng nó lại mang ý nghĩa sâu sắc,
nó xua tan đi cái nắng oi bức của mùa hè, nó làm tan đi cái giá lạnh cắt da
cắt thịt của mùa đông miền sơn cước, nó giải toả tinh thần của mọi người
khiến họ vui vẻ hơn trong khi làm việc, và nhờ có tiếng hát ngân vang họ
cảm thấy công việc của mình nhanh hơn, hiệu quả hơn.

12


Sình ca đã trở thành một loại hình không thể thiếu trong sinh hoạt
văn hóa của người Cao Lan, từ nghệ thuật ca hát giao duyên trở thành văn
hóa Sình ca của người Cao Lan.
3.3.2. Sình ca thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh
Sình ca đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người Cao Lan thể
hiện trên nhiều bình diện, trước hết đó là đáp ứng nhu cầu thực hành tín
ngưỡng, sau đó là gắn với các nghi lễ, tập quán của người dân.
Như đã trình bày, đối với người Cao Lan, Sình ca bắt nguồn từ tích
truyện nàng Lưu Tam và chàng Dừn (Kó Làu Slam – Kà Săn Chới). Người
Cao Lan hát những bài Sình ca để tỏ lòng thành kính, biết ơn và một niềm
tin tưởng, ngưỡng vọng tuyệt đối đối với nàng Lưu Tam.
Sình ca còn hiện diện ở nhiều nghi lễ, tập quán của người Cao Lan
vả trong gia đình lẫn các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp như:
lễ xuống đồng, lễ thượng điền, lễ mừng cơm mới,…
Giai điệu Sình ca không chỉ vang lên trong các nghi lễ tín ngưỡng

nông nghiệp mà còn rất quan trọng trong các nghi lễ khác của đời người.
Các câu hát Sình ca thực sự đã trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc
của người Cao Lan.
3.3.3. Sình ca giúp cố kết cộng đồng người Cao Lan
Quan niệm về tình cảm cộng đồng của người Cao Lan có nhiều nét
tương đồng với người Kinh khi khẳng định mọi con người cần nương tựa
vào nhau, che chở cho nhau, giúp nhau tỏa sáng. Đây là cách tư duy về
cộng đồng rất gần gũi nhưng sâu sắc của người Cao Lan được đúc kết qua
Sình ca.
Sình ca Cao Lan không chỉ đơn thuần là những câu hát giao duyên,
với đích đến là tạo lập những mối quan hệ nam nữ mà bao chứa trong đó là
những bài học tư tưởng về lẽ sống và cuộc đời.
3.4. Sự biến đổi của Sình ca
3.4.1. Biến đổi môi trường diễn xướng Sình ca

13


Ngày nay, rất ít người tự giác hát Sình ca (đặc biệt là giới trẻ thì
thậm chí còn không biết đến). Lễ cưới, đám tang có nhiều biến đổi, Sình ca
trong các nghi lễ trên đã bị lược bỏ nhiều.
Việc tiếp biến với các loại hình sinh hoạt văn hóa khác của người
Cao Lan hiện nay đã tạo nên sự phong phú trong nhu cầu thưởng thức của
đời sống tinh thần con người nhưng nó lại là nguyên nhân làm cho hát Sình
ca không còn trở nên “độc quyền” như trước đây nữa. Trong các ngày tết,
lễ hội của làng xã, trong các dịp giao lưu tụ họp mừng vui của người Cao
Lan, điệu Sình ca vẫn được vang lên cùng với các thể loại ca hát khác
nhưng nó chỉ là thứ yếu bên cạnh với các thể loại mà giới trẻ đang ưa
chuộng.
3.4.2. Biến đổi trong trang phục

Xưa kia khi hát Sình ca trong hội xuân, hay trong các ngày lễ khác
các chàng trai, cô gái đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Với nữ thì đó là chiếc áo dài có xẻ tà, may theo kiểu cổ đứng, dùng khăn
đội đầu, chân quấn xà cạp và mang thắt lưng với dây đeo trên vai được
trang trí nhiều họa tiết rất đẹp và nổi bật kèm theo là những đồ trang sức.
Còn nam thì với chiếc áo xẻ tà, chiếc quần màu gụ, cùng một chiếc túi
khoác trên vai, chân đi guốc.
Ngày nay, tầng lớp thanh niên họ không còn mặc trang phục truyền
thống để đi hát ở làng khác nữa mà thay vào đó là những trang phục giống
như người Kinh bây giờ, và chỉ khi nào có lễ hội, có đám cưới thì họ mới
mặc trang phục của dân tộc mình.
3.4.3. Biến đổi trong nghệ thuật diễn xướng
* Về quy trình diễn xướng:
Quy trình diễn xướng Sình ca hiện nay gắn với mỗi dạng thức khác
nhau vẫn phải có các bước nhất định, bao gồm mở đầu, tiếp diễn và kết
thúc, chia tay. Các bên tham gia hát đối phải ứng khẩu nhanh, linh hoạt với
các nội dung cụ thể, rõ ràng... Tuy nhiên, hiện nay lề lối trong quy trình

14


diễn xướng cũng bị lược bỏ bớt đi, không còn tuân thủ theo trình tự thứ tự
bắt buộc như trước kia.
* Về làn điệu và lời hát:
Sình ca trong giai đoạn hiện nay không có sự thay đổi nhiều về cấu
trúc làn điệu so với trước kia. Vẫn từ một làn điệu chính, người hát ứng tác
lời ca vận theo từng nội dung, hoàn cảnh cụ thể nhằm ca ngợi cuộc sống,
ca ngợi con người và tình yêu. Sự biến đổi rõ nét chủ yếu ở việc ứng tác,
vận dụng lời ca để hình thành những bài mới. Cách vận dụng rất cụ thể,
thực tế chứ không chỉ là ví von mang tính tượng trưng, ước lệ.

Tiếu kết chương 3
Mặc dù có vị trí quan trọng nhưng gắn với bối cảnh kinh tế, xã hội
và văn hoá mới, Sình ca Cao Lan có những biến đổi về nhiều phương diện
như: môi trường diễn xướng, trang phục biểu diễn và nghệ thuật diễn
xướng... Sự biến đổi này là tất yếu nhưng cũng mang đến những hệ quả tiêu
cực nếu không có những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của
Sình ca một cách khoa học, đồng bộ. Chính quyền và nhân dân địa phương
tỉnh Phú Thọ đã có nhiều việc làm tích cực trong thời gian qua nhưng tính
hiệu quả của việc bảo tồn vẫn cần phải được phân tích, bàn luận một cách
nghiêm túc.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN VỀ VIỆC BẢO TỒN SÌNH CA CAO LAN
TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI
4.1. Vấn đề cơ chế, chính sách
Về mặt cơ chế, chính sách bảo tồn Sình ca thực tế còn thiếu. Cho
đến nay, chưa có một văn bản chính thức nào từ cấp tỉnh, đến huyện về việc
chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Sình ca.
Bản thân sự tồn tại của Sình ca như một nét độc đáo của văn hóa
Cao Lan, là cơ sở quan trọng để các nhà quản lí để ra những chính sách, cơ
chế hợp lí để bảo tồn nét độc đáo đó của tộc người. Điều đó chứng tỏ sự

15


nhìn nhân thấu đáo giá trị tự thân của Sình ca như một di sản văn hóa, như
một động lực văn hóa và như một nhu cầu văn hóa.
Trước thực tế ấy, việc đề ra chủ trương chính sách cụ thể để bảo tồn
Sình ca Cao Lan ở Phú Thọ đã trở nên cấp bách. Có thể thấy những chủ
trương, những hoạt động nêu trên còn quá chung chung và còn xa so với đối
tượng. Đặc biệt, theo tư liệu chúng tôi có được, hiện nay ở Phú Thọ chưa có

một văn bản chính thức nào về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Sình
ca của người Cao Lan.
Ở Phú Thọ số người Cao Lan tập trung chủ yếu ở huyện Đoan
Hùng (ở các xã Ngọc Quan, Tây Cốc, Yên Kiện, Vân Đồn, Minh Phú) với
hơn 2000 người. Trong các địa phương này, người Cao Lan lại chỉ tập trung
ở một số thôn nhỏ và sống đan xen với người Kinh. Cuộc sống hiện đại và
quá trình giao lưu văn hóa đã khiến người Cao Lan ở những vùng này
không giữ được những nét văn hóa truyền thống của mình. Đặc biệt, khi
những lo toan cuộc sống ngày càng tăng thì việc dành cho việc sinh hoạt
văn hóa văn nghệ trở nên hạn chế. Có chăng trong những ngày lễ hội, một
số tiết mục Sình ca được biểu diễn tại đình, còn ngày thường hầu như người
ta không còn nghe thấy Sình ca. Thực tế này cho thấy, nhiều khi vì nhiều lý
do khác nhau mà người Cao Lan ở Phú Thọ cũng khó giữ gìn được Sình ca
t đi những giá trị đó. Mặt khác, theo các cụ người Cao Lan chia sẻ, nhiều
khi họ rất muốn giữ gìn, truyền dạy nhưng họ không đủ cơ chế, họ chờ đợi
một văn bản nhất định của các cấp lãnh đạo.
Để lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống thì ý thức tộc
người luôn là điều quyết định. Tuy nhiên, khơi dậy ý thức tộc người thống
nhất với ý thức quốc gia là trách nhiệm của các cấp các ngành, các cán bộ
quản lí. Điều này đặt ra vấn đề thứ hai là cái nhìn tích cực, toàn diện về giá
trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó có Cao Lan. Bản thân những
người làm văn hóa, cán bộ văn hóa hay các nhà lãnh đạo cũng cần được
trang bị đầy đủ hơn về những tri thức văn hóa tộc người, thậm chí cần có
những cán bộ chuyên trách về một số tộc người.

16


4.2. Vấn đề truyền dạy
Thực tế hiện nay thế hệ trẻ người Cao Lan chưa nhận thấy vai trò

quan trọng của việc bảo lưu các giá trị văn hóa hóa tộc người mình, còn thế
hệ nghệ nhân am hiểu về văn hóa dân tộc, trong đó có Sình ca ngày càng
già và thay nhau về với thế giới tổ tiên. Sự mai một và mất dần bản sắc thể
hiện rõ nét ở: kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, phong tục tập quán,
ngữ văn truyền miệng, tri thức dân gian...
Công tác truyền dạy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi muốn truyền
dạy cần có nhiều điều kiện tất yếu, như đối tượng học, đối tượng dạy, không
gian dạy... Vì thế công tác truyền dạy vẫn là một thách thức đối với công tác
bảo tồn Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ. Khi bản thân tộc người chưa
tập hợp được đội ngũ người học, thì những người biết hát, biết tiếng dân tộc
cũng đành ngậm ngùi tự hát. Thực tế không gian để tổ chức các cuộc hát
(lớp dạy hát) không cần đầu tư nhiều, thậm chí có thể tận dụng không gian
sẵn có như sân đình, nhà văn hóa... thậm chí một không gian hoàn toàn tự
nhiên mới là không gian lí tưởng cho Sình ca. Tuy nhiên, cái ban đầu là
phải có chiến lược truyền dạy ngôn ngữ của tộc người, bởi ngôn ngữ là điều
kiện quan trọng để tiếp cận đến dân ca của tộc người đó. Việc này cũng
không phải chỉ làm trong một vài gia đình hay làm trong một vài người.
Trên hết, nó phải trở thành một quy ước (giống hương ước làng bản) rằng
đã là người Cao Lan phải biết tiếng của dân tộc mình; ở trong nhà, trong
làng thì phải nói tiếng trong (tức tiếng của tộc người). Có như vậy, việc
truyền dạy mới có hi vọng được thực thi và nếu việc này được thực hiện
đồng bộ thì việc bảo tồn Sình ca không còn quá khó khăn, mơ hồ nữa.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, việc thành lập các câu lạc bộ Sình ca có
thể trợ giúp đắc lực được công tác truyền dạy Sình ca cho thế hệ kế cận.
Bảo tồn Sình ca bằng con đường truyền dạy nếu được thực hiện tốt sẽ
là một con đường tốt nhất để Sình ca được truyền từ người này sang người
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi tự nguyện tham gia, tự nguyện
trao truyền, tự nguyện đón nhận, thì đó chính là lúc báo hiệu Sình ca còn

17



đất sống, và còn được tiếp nối. Chính vì vậy, việc tổ chức các lớp học tiếng,
học hát từ trong cộng đồng tộc người là một phương cách, một nhiệm vụ
cấp bách nếu muốn giữ gìn Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ.
4.3. Vấn đề sân khấu hóa
Khi tiến hành thực địa tại một số lễ hội của người Cao Lan (ở Phú
Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc), chúng tôi nhận thấy, lễ hội nào cũng có tiết
mục Sình ca, nhưng nó chỉ như thứ mì chính trong tổng thể chương trình.
Có chăng thêm được một, hai điệu múa của dân tộc, còn thay vào đó là
những bài hát của người Kinh, thậm chí là cả những bài nhảy sôi động. Vẫn
biết lễ hội là dành cho cộng đồng, cho tất cả mọi người. Nhưng ở đây là lễ
hội của người Cao Lan thì trước hết phải dành cho người Cao Lan và phải
hướng họ nhìn nhận và thưởng thức giá trị văn hóa của chính họ.
Điều quan trọng trong giải pháp sân khấu hóa Sình ca là tư duy, cách
thức tổ chức sân khấu hóa. Như trên đã trình bày, không thể chỉ có vài lời
dẫn rồi ra hát vài câu rồi đi vào. Hát Sình ca cũng như các loại dân ca khác
bao giờ cũng cần bối cảnh nhất định. Vì thế việc đầu tiên là phải tạo dựng
bối cảnh cho Sình ca. Tiếp đó, trong mỗi cuộc hát bao giờ cũng có những
nội dung cụ thể.
Như vậy, sân khấu hóa sẽ phát huy tác dụng rất tích cực trong việc
làm sinh động hóa Sình ca nếu người nghệ nhân biết tư duy thay đổi hoặc
đa dạng hóa các hình thức biểu diễn; biết kết hợp Sình ca với các loại hình
nghệ thuật khác; thậm chí, cũng có thể phổ nhạc (hoặc đêm nhạc) cho một
số bài Sình ca.
4.4. Vấn đề quảng bá
Qua khảo sát, chúng tôi thấy công tác tuyên truyền quảng bá chưa
được tiến hành một cách hệ thống, thiếu những ấn phẩm giới thiệu về Sình
ca để tuyên truyền quảng bá đến khách du lịch. Chưa có nhiều thông tin về
Sình ca trên Website điện tử. Đội ngũ cán bộ văn hóa tham gia nghiên cứu,

bảo tồn Sình ca hầu như không có. Nhận thức của một số cấp ủy đảng,
chính quyền về vấn đề bảo tồn di sản này còn rất hạn chế.

18


Từ thực tế và những vấn đề đặt ra trên, cho thấy việc bảo tồn, khai
thác và phát triển di sản văn hoá các dân tộc thiểu số nói chung, Sình ca
Cao Lan nói riêng là vấn đề quan trọng và cấp bách cần phải làm một cách
nghiêm túc. Bởi, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà trước hết đó là
nhiệm vụ chính trị để củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Mặt khác,
trong điều kiện mở cửa hội nhập, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn tài nguyên để phát
triển du lịch nhân văn.
Như thế, có thể nói công tác quảng bá như một phương pháp bảo tồn
Sình ca chưa thực sự được quan tâm. Bản thân những nghiên cứu thật
chuyên sâu về giá trị của Sình ca chưa có, chưa có bài viết nào giới thiệu
một cách cụ thể cái hay cái đẹp của Sình ca. Đó là về mặt chuyên môn. Còn
về tính đại chúng của Sình ca thì đến nay mới chỉ có một vài video giới
thiệu Sình ca ở một địa phương cụ thể. Vì vậy, trước tiên cần phải có nghiên
cứu chuyên sâu về nguồn gốc, cách thức và những phương diện nội dung,
những vỉa tầng văn hóa của Sình ca. Những nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho
công tác quảng bá bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác. Ngược
lại, sự năng động và chuyên biệt của các kênh thông tin là cần thiết.
4.5. Sự gắn kết Sình ca với du lịch văn hóa tộc người
Việc gắn kết Sình ca với du lịch văn hóa tộc người là một hướng khá
phổ biến trong hệ thống giải pháp bảo tồn, phát huy các di sản. Tuy nhiên
thực tế việc khai thác và gắn kết Sình ca với du lịch văn hóa còn hạn chế.
Hạ tầng du lịch tại các điểm di tích liên quan đến Sình ca chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển du lịch. Các di tích chưa được trùng tu, tôn tạo kịp

thời, một số di tích xuống cấp, hư hỏng hoặc bị xoá bỏ. Hệ thống giao
thông kết nối các điểm du lịch với di sản thiếu đồng bộ...
Hiện nay, việc thành lập câu lạc bộ hát Sình ca chuyên nghiệp là một
cách để vừa phục vụ du lịch văn hóa vừa góp phần nâng cao giá trị của hát
Sình ca. Việc thành lập câu lạc bộ chuyên nghiệp này cũng là một hình thức
để loại hình dân ca này có dịp được trao đổi, giao lưu và phát triển cùng với

19


xu hướng chung của các làn điệu dân ca khác. Để làm được điều đó trước
tiên cần phải có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động của câu lạc bộ, nguồn kinh phí duy trì hoạt động cho câu lạc bộ
đồng thời có liên hệ với các doanh nghiệp du lịch lữ hành để thiết kế tour
du lịch có các chương trình biểu diễn hát Sình ca.
Như vậy, gắn kết Sình ca với du lịch văn hóa tộc người, về mặt lí
thuyết là khả thi, phù hợp với nhu cầu của kinh tế - du lịch hiện đại. Nhưng
điều quan trọng là thực tế, liệu có bao nhiêu khách du lịch sẽ biết và đến với
người Cao Lan để nghe Sình ca? Vậy muốn giữ gìn, phát huy giá trị của
Sình ca trong việc gắn với du lịch thì trước hết phải tạo dựng không gian
văn hóa mang đặc trưng của người Cao Lan, lấy không gian ấy là không
gian sinh tồn của Sình ca và các nét đẹp văn hóa khác của người Cao Lan.
Để làm được điều này hiển nhiên phải có sự vào cuộc của các cấp, các
ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo, quan tâm của sở Văn hóa, của các cấp lãnh
đạo. Liệu ở Phú Thọ có làng Văn hóa Cao Lan như thôn Trại Khách (Kim
Phú – Yên Sơn – Tuyên Quang)? Liệu người Cao Lan, ngay cả khi vào đội
hát Sình ca và múa các điệu múa dân tộc có thể giảm bớt những lo toan
cuộc sống thường nhật? Đó là những vấn đề chiến lược cần phải nhìn nhận
nghiêm túc nếu muốn lưu giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa
Cao Lan.

4.6. Vấn đề khẳng định bản sắc văn hóa tộc người qua Sình ca
4.6.1. Ý thức giữ gìn ngôn ngữ dân tộc
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất vai trò của ngôn ngữ đối với tộc
người, trong việc xác định thành phần tộc người.
Trường hợp người Cao Lan ngày càng sử dụng nhiều tiếng Kinh
trong giao tiếp đời sống và công việc là điều bình thường. Bởi đó cũng là
một cách để hòa nhập, để cùng phát triển. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, biết nói
tiếng dân tộc khác mà bỏ quên tiếng nói của dân tộc mình là một điều đáng
lo ngại đối với sự tồn tại độc lập của tộc người. Bởi, xét đến cùng, ngôn
ngữ chính là văn hóa, là cái nội sinh, làm nên tâm hồn, tư duy của một cộng

20


đồng tộc người. Vì thế, giữ gìn ngôn ngữ cũng chính là bảo tồn văn hóa.
Đối với việc bảo tồn Sình ca, như trên đã trình bày, muốn truyền
dạy, phổ biến Sình ca thì điều đầu tiên phải là truyền dạy ngôn ngữ. Bởi
Sình ca, dù ca từ một số bài đã dịch ra tiếng phổ thông, nhưng chắc hẳn
không thể hát Sình ca bằng tiếng Kinh. Do đó, dạy tiếng Cao Lan là điều
kiện tiên quyết để dạy Sình ca. Ngược lại, khi ngôn ngữ được sử dụng, thực
hành trong các điệu hát Sình ca, thì đó cũng là môi trường tốt nhất để nó
được phát huy và thể hiện giá trị, nét đẹp và bản sắc của nó. Như vậy, thông
qua hát và dạy hát Sình ca, ngôn ngữ dân tộc được bảo tồn. Như thế, cùng
một việc, có thể hướng tới nhiều mục tiêu và giải quyết được nhiều nhiệm
vụ đặt ra đối với Sình ca và văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc.
4.6.2. Giữ gìn trang phục truyền thống
Khái quát vài nét trang phục của người Cao Lan có thể thấy nét độc
đáo của loại hình văn hóa này, khác biệt với các dân tộc khác, kể cả Sán Chí
(vốn được coi là anh em của Cao Lan trong dân tộc Sán Chay). Tuy nhiên,
thực tế ngày nay, người ta không còn thấy những trang phục ấy trong đời

thường nữa. Chỉ khi hát Sình ca hoặc múa các điệu múa của dân tộc thì các
“diễn viên” mới mặc trang phục của dân tộc mình. Như thế, trong chiều sâu
tâm thức của người Cao Lan, trang phục vẫn luôn gắn liền với Sình ca và
các điệu múa. Điều này sẽ là cơ sở khoa học của việc bảo tồn Sình ca trong
sự gắn bó với bảo tồn trang phục của tộc người. Khi Sình ca ngày càng phổ
biển, thì đó cũng là lúc trang phục truyền thống được hiển hiện. Và, cái
không gian văn hóa đã nói ở trên sẽ dần được định hình.
4.6.3. Giữ gìn các điệu múa dân gian
Vũ điệu phản ánh bản sắc và tư duy của tộc người. Đến nay, người
Cao Lan còn giữ được nhiều điệu múa độc đáo của dân tộc mình, như: múa
xúc tép, múa Chim gâu, múa Khai tăng, múa trống (tang sành), múa chày,
múa “Păng Loòng” (cơm mới)… Tên gọi của các điệu múa của dân tộc Cao
Lan đều bắt nguồn từ nghề trồng lúa và bẫy chim thú, các động tác trong
các điệu múa rất đơn giản, nhịp nhàng, uyển chuyển cùng với tiếng trống,

21


tiếng khèn đã phản ánh cuộc sống lao động sản xuất cần cù của người Cao
Lan.
Các điệu múa này đã góp phần làm đa dạng hóa, đồng thời cũng thể
hiện bản sắc của văn hóa Cao Lan. Việc giữ gìn các điệu múa dân gian, về
khách quan đã góp phần tạo động lực và phát triển Sình ca, bởi hai loại hình
này nhiều khi đi song song với nhau. Mặt khác, khi múa, hiển nhiên các
diễn viên phải mặc trang phục truyền thống, như thế mới phát lộ hết các
tinh thần của điệu múa, cái khát vọng của con người. Và, như thế sẽ rất
logic khi gắn cụm ba đối tượng: ngôn ngữ - trang phục - các điệu múa với
việc bảo tồn, phát huy giá trị của Sình ca.
Tiểu kết chương 4
Có thể nói, nhiều giải phải đã được áp dụng hoặc mới chỉ là những

gợi ý đối với việc bảo tồn Sình ca của người Cao Lan đều đứng trước
những thách thức nhất định, nhất là vấn đề ý thức tự giác của tộc người. Khi
cơ chế, chính sách rõ ràng hơn, quyết liệt và thiết thực hơn thì những giải
pháp sau đó mới có cơ hội được thực thi.
Một thực tế cần thẳng thắn nhìn nhận là người Cao Lan ở Phú Thọ
còn lưu giữ được rất ít những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Điều này xuất phát từ những lí do khác nhau, song điều quan trọng nhất là
sự chi phối của đời sống hiện đại, của sự giao lưu văn hóa (chủ yếu với
người Kinh), sự lo toan của của sống vật chất. Một vấn đề đặt ra là chỉ khi
đời sống no đủ người ta mới nghĩ đến và dành nhiều cho đời sống tinh thần.
Nhưng khi cuộc sống đã no đủ rồi, người ta lại dễ bị trôi theo những cái
hiện đại, mới lạ mà “e ngại” trước những cái truyền thống của chính họ. Vì
thế, giải quyết được tâm lí mặc cảm tộc người, tạo dựng được không gian
văn hóa phù hợp là những phương án mang tình chiến lược để bảo tồn và
phát huy những giá trị của Sình ca.

22


KẾT LUẬN
1. Sình ca không chỉ phản ánh sinh động văn hoá của người Cao Lan,
mà còn là môi trường duy trì, bảo tồn và làm giàu văn hoá của tộc người này.
Cuộc sống của người dân ở các làng xã vốn nhiều gian truân, vất vả thì việc
tổ chức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào những khoảng thời gian rảnh rỗi
chính là một hình thức khỏa lấp, để cộng đồng có thể cùng nhau hòa mình
vào không gian mà họ có thể tạm quên đi những nhọc nhằn, lo toan bộn bề
thường nhật. Ở đó, các giá trị văn hóa được hiện hữu, được bảo tồn và tiếp
tục được sáng tạo, bồi đắp để trao truyền lại cho các thế hệ sau, không bao
giờ đứt quãng. Trong thời kỳ hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự
nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc đang trở

nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì Sình ca không chỉ là nơi bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc mà còn thêm phần trọng trách là nguồn lực phục
vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa như vậy, Sình ca Cao
Lan cần được tiếp cận, nghiên cứu một cách toàn diện. Vì vậy, sau khi tổng
quan kĩ lưỡng các nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là bao quát và
tham khảo các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại về di sản nói chung,
chúng tôi tiếp cận Sình ca ở tỉnh Phú Thọ một cách đa chiều, toàn diện.
2. Luận án Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ với mục tiêu là
tiếp cận tổng thể di sản Sình ca, chúng tôi đã hệ thống hóa thành 2 nhóm
Sình ca tiêu biểu, bao gồm: Sình ca ban ngày và Sình ca ban đêm. Việc
nghiên cứu các nhóm Sình ca này đã góp phần nhận diện, định vị những giá
trị văn hóa – nghệ thuật gắn với tộc người, khu biệt với các loại hình dân ca
ở những vùng khác ở Phú Thọ cũng như trên lãnh thổ Việt Nam.
Giá trị văn hóa – nghệ thuật của Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ
(tập trung ở huyện Đoan Hùng) là sự thể hiện đầy đủ của một không gian
văn hoá mang đặc trưng một vùng đất cổ xưa của dân tộc Việt Nam. Giá trị
hướng về cội nguồn dân tộc là những giá trị căn bản và tiêu biểu nhất của
Sình ca Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ, có ý nghĩa trường tồn với sự tồn tại và
phát triển của tộc người. Giá trị này có vị trí vô cùng quan trọng trong đời

23


×