Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.46 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH TIẾP CẬN TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Người thực hiện :
Chức vụ
:
SKKN thuộc môn :

Lê Thị Phương Thảo
Giáo viên
Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

Trang

1
2


3
4
5
6
7
8

A. PHÂN MỞ ĐẦU

1
1
1
1
2
3
3
3

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

I/ Lí do chọn đề tài:

II/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
B. PHẦN NỘI DUNG.
I/ Cơ sở lý luận:
II/ Thực trạng của việc dạy học truyện dân gian trong chương
trình ngữ văn 10:
1/ Thuận lợi
2/ Khó khăn
III/ Cách tiếp cận một số tác phẩm VHDG trong chương trình
ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại :
1/ Sử thi dân gian - “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử
thi“Đăm Săn”) .
2/ Truyền thuyết - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”.
3/ Truyện cổ tích - “Tấm Cám”.
4/ Truyện cười - “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng
hai mày”
IV/ Giáo án thể nghiệm và hiệu quả thể nghiệm
1. Giáo án thể nghiệm
2. Hiệu quả thể nghiệm
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3
4
4
4
7
9
12
14

14
18
20


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học dân gian (VHDG) là một trong những bộ phận hợp thành nền
văn học Việt Nam. VHDG là sản phẩm tinh thần của ông cha ta từ thuở sơ khai,
phản ánh phong tục tập quán, thói quen, cách cảm, nếp nghĩ và cả những tư
tưởng, tình cảm. VHDG chiếm một vị trí không nhỏ trong thời lượng chương
trình ngữ văn lớp 10. Những bài học dân gian gắn chặt với mạch nguồn cảm xúc
của biết bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mỗi con người Việt.
Hơn thế, VHDG còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành bản sắc văn
hóa dân tộc, góp phần nâng cao ý thức trân trọng di sản văn học cho thế hệ sau.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy đa số HS chưa thật sự trân trọng cái hay,
cái đẹp từ VHDG. Có thể do các em đã quen tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại
và đang bị cuốn hút vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin nên VHDG đối với các em có một khoảng cách vô cùng
lớn. Cũng có thể, đa phần giáo viên (GV) khai thác các tác phẩm VHDG, đặc
biệt là các tác phẩm tự sự dân gian theo kiểu diễn xuôi, dạy sơ sài nên HS chưa
nhận ra cái hay, nét độc đáo của văn bản từ đó kéo theo thái độ không hứng thú
học, không tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận. Vì vậy dẫn đến tình trạng HS hết
sức mơ hồ về kiến thức, thậm chí nhầm lẫn các chi tiết của tác phẩm này với các
tác phẩm khác. Do vậy khi làm bài kiểm tra HS thường suy luận chủ quan,
nhiều lúc còn “ sáng tạo” thêm những chi tiết mới so với văn bản gốc.
Từ thực tế này, là một GV dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn luôn trăn trở
làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ phận VHDG, nhất là
những tác phẩm tự sự dân gian. Với mục đích tạo hứng thú trong các tiết học
VHDG, giúp các em biết cách đọc đúng, hiểu đúng, nắm chắc được kiến thức

theo đặc trưng của từng thể loại, biết phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của
tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho HS
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thể hiện một
vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình, đó là: “Cách tiếp cận
tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 10 theo đặc trưng thể
loại”. Hy vọng với đề tài này, Tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn
trong công tác giảng dạy bộ phận VHDG ở các trường THPT hiện nay.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đưa ra phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian có hiệu quả qua
một số tác phẩm theo đặc trưng thể loại cụ thể, phù hợp với từng lớp, đối tượng
HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế đổi mới phương
pháp dạy học như hiện nay.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Phương pháp, cách thức dạy học truyện dân gian trong chương trình
Ngữ văn 10.
+ HS lớp 10B4, 10B2; 10A1, 10A5 Trường THPT Lưu Đình Chất
2. Phạm vi nghiên cứu:
1


Những tác phẩm (đoạn trích) thuộc thể loại truyện dân gian Việt Nam
được học trong chương trình Ngữ văn 10 - Chương trình chuẩn (không bao gồm
các bài đọc thêm và truyện dân gian nước ngoài).
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp tiếp cận văn bản.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2


B. PHẦN NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Văn học dân gian (VHDG) là một bộ phận của nền văn hóa nói chung,
của nền văn học dân tộc nói riêng. Nó giữ một vị trí rất quan trọng trong chương
trình văn học của nhà trường phổ thông. VHDG góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm
hồn, giáo dục nhân cách cho HS, đồng thời qua VHDG HS có điều kiện tốt nhất,
hiệu quả nhất và nhanh nhất để tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc.
Vậy VHDG là gì? “VHDG còn được gọi là văn chương bình dân hay văn
chương truyền miệng. Khái niệm chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của
nhân dân lao động, phát sinh từ thời kì nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ
trong các xã hội có giai cấp cho đến cả thời hiện đại. VHDG tồn tại và phát
triển trong mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động lao động và sinh hoạt gia
đình, sinh hoạt xã hội của nhân dân và thể hiện thành những sinh hoạt VHDG”.
[1]
Hệ thống thể loại của VHDG gồm có: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện
thơ, chèo. [2, tr17-18]
Dựa vào đặc trưng của thể loại, người ta chia VHDG thành hai nhóm: tự
sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian
(tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo)
Dạy học VHDG nói chung và truyện dân gian nói riêng không chỉ giúp
HS tiếp nhận được những tri thức vô cùng phong phú thuộc đủ mọi lĩnh vực của
đời sống: tự nhiên, xã hội và con người mà còn góp phần hình thành ở các em
những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần dũng cảm,

đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,… Đồng thời qua việc tìm
hiểu cái hay, cái đẹp của một số tác phẩm truyện dân gian, bồi dưỡng tình cảm
yêu quý và trân trọng giá trị văn học truyền thống cho HS.
Trên tinh thần thấy được vai trò quan trọng của VHDG, từ năm học 20062007 cấu trúc SGK Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), phần VHDG đưa vào 11
tác phẩm (cả VHDG Việt Nam và VHDG nước ngoài), các tác phẩm được sắp
xếp theo thể loại, từ tự sự dân gian hay còn gọi là truyện dân gian (sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ) và trữ tình dân gian (ca dao).
Cách sắp xếp này làm nổi bật vai trò của thể loại, đồng thời phù hợp với
việc dạy và học văn theo đặc trung thể loại, thuận lợi cho HS làm văn, nhất
là văn nghị luận.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10:
1/ Thuận lợi :
Chương trình VHDG được sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu
với các văn bản VHDG nước ngoài.
Kiến thức VHDG được sắp xếp từ khái quát đến các văn bản cụ thể.
3


Nội dung được tiếp nối với chương trình THCS và phong phú hơn về thể
loại.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp quá trình đưa tài liệu vào việc
soạn, giảng VHDG thêm sinh động.
Có thể tổ chức ngoại khóa để tăng tính hấp dẫn của VHGD đối với HS.
2/ Khó khăn:
Việc giảng dạy VHDG hiện nay chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi thái độ
đối phó thi cử của HS vì hầu như VHDG thường không xuất hiện trong các kỳ
thi lớn như tốt nghiệp THPT, đại học …
HS hiện nay không mấy hứng thú với bộ phận VHDG nhất là thể loại tự
sự dân gian vì các em cảm thấy xa lạ với cuộc sống của người dân lao động,

trong khi, đó chính là môi trường sản sinh ra tác phẩm.
Đời sống công nghệ với các trào lưu văn hóa giải trí hiện đại có tác động
mạnh mẽ đến tâm lý tiếp nhận của HS. Khi đến với VHDG các em không dễ
dàng tin vào những điều quá cổ xưa. Đồng thời HS chưa đủ vốn sống, suy nghĩ
còn nông cạn, chưa đủ khả năng khái quát tổng hợp để hiểu những kinh nghiệm,
triết lý nhân sinh mà cha ông đã đúc kết trong kho tàng VHDG.
VHDG trong nhà trường phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu văn bản
nên khó gây được sự hứng thú cho HS. Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường
chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ, kinh phí dành cho các hoạt động ngoại
khóa còn hạn hẹp. Thời lượng dành cho mỗi bài học còn bó hẹp trong khuôn khổ
từ 45 - 90 phút. Phương pháp giảng dạy của GV chưa thực sự thu hút HS cũng
gây nên sự nhàm chán tẻ nhạt.
Để khắc phục những vấn đề trên nhằm phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo của HS trong các tiết dạy học truyện dân gian góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ phận VHDG. Đồng thời giúp HS biết cách đọc đúng, hiểu
đúng, để tích lũy kiến thức, để lí giải, đánh giá và đọc sáng tạo, biết phát hiện và
rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm cho HS tôi xin trình bày giải pháp sau:
III/ CÁCH TIẾP TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI:
Đặc trưng thể loại là một trong những căn cứ cần thiết mà người đọc cần
đặc biệt lưu ý khi đọc hiểu truyện dân gian. Nó giúp cho người đọc có định
hướng đúng trong việc khai thác nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm. Mỗi
thể loại VHDG đều có đối tượng (hay đề tài), chức năng, phương thức phản ánh,
thủ pháp nghệ thuật riêng của nó. Và mỗi truyện dân gian, thuộc về một thể loại
nhất định. Vì vậy, GV cần căn cứ vào đặc trưng từng thể loại truyện dân
gian hướng dẫn HS khai thác đúng để hiểu rõ, hiểu đúng giá trị của chúng.
1/ Sử thi dân gian - “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi “Đăm
Săn”)
1.1. GV giúp HS tìm hiểu chung về thể loại sử thi dân gian:

4


- Khái niệm: Sử thi dân gian “là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn,
sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành
tráng hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng
đồng cư dân thời cổ đại”. [2, tr17]
- Phân loại: Sử thi dân gian có hai loại: [2, tr30]
+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài,
sự hình thành các dân tộc, các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn
minh buổi đầu, (như “Đẻ đất đẻ nước”, “Cây nêu thần”…)
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiệp các tù trưởng anh hùng,
đại biểu cho sức mạnh trí tuệ của cộng đồng ( như “Đăm Săn”, “Xinh Nhã”,…)
- Đặc trưng: [2]
+ Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng
đồng.
+ Quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, câu văn trùng điệp,
ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh,…
1.2. GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại sử thi để tìm
hiểu Sử thi “Đăm Săn” và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
1.2.1. Trước hết GV cần giúp HS xác định được tiểu loại và giá trị của
sử thi “Đăm Săn”: thuộc tiểu loại sử thi anh hùng, nhân vật trung tâm là anh
hùng Đăm Săn. Tác phẩm tuy kể về cuộc đời của cá nhân tù trưởng Đăm Săn trẻ
tuổi nhưng qua đó người nghe kể sử thi nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị
tộc Êđê trong một giai đoạn lịch sử biến động. Mà ở đó, số phận cá nhân, anh
hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.
Chiến tranh là đề tài nổi bật trong các tác phẩm sử thi anh hùng. “Đăm
Săn” kể về sáu cuộc chiến tranh do tù trưởng Đăm Săn lãnh đạo thị tộc tiến hành
nhằm xây dựng một cộng đồng thị tộc giàu mạnh.
Văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây” tiêu biểu trong sáu cuộc chiến tranh

ấy. Mà ở đó, Đăm Săn được ngợi ca là một tù trưởng không chỉ có vẻ đẹp ngoại
hình, mà còn có sức mạnh thể chất và tinh thần và đó cũng chính là vẻ đẹp của
cả cộng đồng người Êđê cổ đại.
1.2.2. Tiếp theo GV cần giúp HS nắm vững cốt truyện qua hoạt động
đọc ( kể, tóm tắt đoạn trích). Lưu ý trong quá trình đọc văn bản GV có thể
phân vai cho HS đọc lời của các nhân vật. Vì thời lượng không đủ đọc hết
văn bản nên GV cho HS đọc một đoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện
sự kịch tính của cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lời của người kể
chuyện.
HS phải nắm được: Đoạn trích tái hiện cảnh chiến đấu và chiến thắng
của Đăm Săn với Mtao Mxây qua bốn hiệp đấu có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Ở đó, Đăm Săn luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm, còn Mtao Mxây thì thụ
động, hèn nhát, khiếp sợ. Qua cuộc chiến này, HS thấy được trong tưởng tượng
của dân gian, Đăm Săn là biểu tượng cho sức mạnh và chính nghĩa của cộng
đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác. Cảnh Đăm Săn thu
phục dân làng của Mtao Mxây rồi cùng họ và tôi tớ ra về. Đăm Săn gọi, dân
5


làng trả lời, hưởng ứng, tự nguyện theo Đăm Săn thể hiện sự yêu mến, tuân phục
của dân làng đối với người anh hùng, sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát
vọng của cá nhân và cộng đồng. Trong cảnh ăn mừng chiến thắng, con người
Êđê và thiên nhiên Tây Nguyên từng bừng trong men say chiến thắng. Ở đây,
nhân vật sử thi Đăm Săn được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên,
xã hội, con người Tây Nguyên càng làm cho vẻ đẹp mang tầm vóc lịch sử.
1.2.3. Khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại GV cần nhấn mạnh
những đặc điểm về ngoại hình và qua lời nói, hành động của nhân vật. Đó chính
là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính cách, tâm lý nhân vật: Đăm Săn luôn được
đặt vào những biến cố, luôn được so sánh với nhân vật phản diện về chân dung,
sức mạnh, tính cách. Mọi hành động của anh hùng này đều đại diện cho lý tưởng

của nhân dân. Quá trình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê Đê
chế ngự thiên nhiên, phát triển và bảo vệ cộng đồng.
1.2.4. Khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại GV cần chú ý đến
những sự kiện lịch sử xã hội trọng đại có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng:
Trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây để giành lại vợ mình, đồng thời cũng bảo
vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng mình. Vì vậy cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là
cái cớ để Đăm Săn chiến đấu tăng thêm sức mạnh, uy tín cho cộng đồng mình.
1.2.5. GV hướng dẫn HS khai thác văn bản từ phương diện nghệ
thuật: Đoạn trích thể hiện rõ nét đặc trưng thể loại của sử thi anh hùng từ việc
xây dựng nhân vật anh hùng, tổ chức ngôn ngữ đến cách sử dụng hiệu quả lối
miêu tả, song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,…
Đó là : Hành động múa khiên của Đăm Săn được miêu tả bằng cách so
sánh và phóng đại “múa trên cao, gió như bão”, “múa dưới thấp, gió như lốc”,
“khi chàng múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay
tung”. Rõ ràng, trí tưởng tượng và cách nói phóng đại là nghệ thuật tiêu biểu
của sử thi. Nhiều nhất trong đoạn trích là những câu sử dụng biện pháp so sánh.
Khi thì lối so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh (như đầu cú, như cái cầu
vồng, như một vị thần, như lốc, như bão, như bầy cà tong, như kiến như mối,…).
Khi là lối so sánh được tăng cấp bằng hàng loạt từ ngữ so sánh liên tiếp (đoạn tả
tài múa khiên của Đăm Săn, đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo, gồm cả người
thắng lẫn kẻ thua kéo theo Đăm Săn trở về buôn của chàng, đoạn cuối văn bản
mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn). Có khi là lối so sánh tương phản (tả
cảnh múa khiên của Đăm Săn và của Mtao Mxây).
Điều đáng lưu ý, bao giờ sử thi cũng dành miêu tả cái “tài” của địch thủ
trước, tài của anh hùng sau, bằng cách đó đề cao hơn nhân vật anh hùng, đó gọi
là lối so sánh miêu tả đòn bẩy. Đoạn trích thể hiện rõ đặc trưng này qua cách
miêu tả Mtao Mxây rung khiên múa trước “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả
mướp khô”, hắn “bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông” còn
Đăm Săn rung khiên múa thì “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh.
Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía

đông, vun vút qua phía tây”.
6


Như vậy, dựa vào đặc trưng thể loại sử thi, GV hướng dẫn HS khai
thác văn bản để có thể nắm được đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” khẳng
định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người
trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình
yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi
của dân tộc Êđê thời cổ đại. Điều đó góp phần lí giải vì sao người Ê đê luôn tự
hào về khan “Đăm Săn” và ngợi ca “Bài ca chàng Đăm Săn”.
2/ Truyền thuyết - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thủy”:
2.1. GV giúp HS tìm hiểu chung thể loại Truyền thuyết dân gian:
- Khái niệm: Truyền thuyết là “tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và
nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa qua
đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có
công đối với đất nước dân tộc hoặc cộng đồng cư dân một vùng. Bên cạnh đó
cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử” [2,
tr17]
- Đặc trưng: [2, tr39]
+ Thường kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến
lịch sử) theo quan điểm đánh giá của nhân dân.
+ Có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của các chi tiết, sự việc có tính
chất thiêng liêng, kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ,…).
2.2. GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại truyền thuyết
để tìm hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
2.2.1. Trước tiên GV hướng dẫn HS nắm bắt cốt truyện “Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” qua hoạt động đọc ( kể, tóm tắt
văn bản):

HS phải nắm được: Văn bản kể về quá trình xây thành, chế nỏ giữ nước
của An Dương Vương. Quá trình ấy trải qua vô vàn khó khăn: Thành đắp tới đâu
lại lở tới đấy – vua lập đàn trai giới cầu đảo bách thần - cụ già mách bảo, sứ
Thanh Giang giúp đỡ thành xây xong trong vòng nửa tháng - vua băn khoăn có
thành rồi nhưng cần có vũ khí mới bảo vệ được đất nước nếu “có giặc ngoài thì
lấy gì mà chống?” – Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho vua, vua sai Cao Lỗ chế
nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy nỏ, chính vì thế vua đã thắng được cuộc xâm lược lần
thứ nhất của Triệu Đà buộc hắn phải cầu hòa. Qua những chi tiết kì ảo ấy nhân
dân ta đã phản ánh sự gian nan trong cộng việc dựng nước, ngợi ca nhà vua
không chỉ có công lao đối với đất nước mà còn là người có ý thức trách nhiệm
cao của một người đứng đầu đất nước, đồng thời tự hào về chiến công xây thành
chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm, qua đó đề cao tư tưởng phòng chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta.
2.2.2. GV tiếp tục hướng dẫn HS nắm bắt tác phẩm theo đặc trưng
thể loại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở:
Truyền thuyết phản ánh bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình
yêu tan vỡ. Bi kịch ấy bắt đầu khi nào? Nguyên nhân do đâu?
7


Để trả lời cho những câu hỏi trên GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chi
tiết, sự việc có tính chất thiêng liêng, kì ảo liên quan đến các nhân vật như:
tên truyện - “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, việc xây
thành, chế nỏ, rùa vàng…”. Trở lại với cốt truyện, mặc dù Triệu Đà đã bị thua
trong cuộc xâm lược Âu Lạc lần thứ nhất buộc hắn phải cầu hòa nhưng dã tâm
hắn không bao giờ mất đi. Vì thế, không bao lâu, Đà cầu hôn, Vua vô tình gả
con gái là Mị Châu cho con trai hắn là Trọng Thủy. Cả cha con An Dương
Vương đều chủ quan để Trọng Thủy tráo lẫy nỏ và đem về nước. Khi giặc kéo
đến mà vua vẫn ỷ vào vũ khí, vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, mãi đến khi quân
Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ thì mới thấy lẫy thần đã mất, lúc đó đã muộn. Thành

bị chiếm, vua cùng với Mị Châu chạy về phương Nam, tới bờ biển, cùng đường
vua cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu là giặc. An Dương
Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình, rút gươm chém Mị Châu. Bị kịch
nước mất nhà tan, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy tan vỡ bởi âm mưu xâm lược
của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy là kết cục bi thảm của một mối
tình éo le luôn bị tác động, chi phối bởi chiến tranh.
Nếu như ở nội dung thứ nhất, nhân dân bày tỏ thái độ ngợi ca công lao
của nhà vua thì ở nội dung thứ hai việc Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà nhân dân
bày tỏ thái độ gì? Thái độ của nhân dân như thế nào khi An Dương Vương
tuốt gươm chém Mị Châu? Thái độ của nhân dân như thế nào đối với nhân
vật Mị Châu?
GV tổ chức cho HS làm rõ điều này:
- Trước hết, nhân dân ta muốn phê phán thái độ mất cảnh giác của cả An
Dương vương và Mị Châu. Việc vua vô tình gả con gái cho con trai Triệu Đà là
vua đã vô tình mở đường cho đối phương vào làm nội gián, nghĩa là vua đã mơ
hồ về bản chất của kẻ thù, không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù của nhân
dân Âu Lạc. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gây ra
cảnh nước mất, nhà tan.
- Hành động tuốt gươm chém Mị Châu thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt và
sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua. Chi tiết này thể hiện rõ thái độ, tình cảm
của nhân dân đối với nhà vua, người cầm đầu đất nước đã đứng lên trên quyền
lợi của dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội cho dù kẻ có tội đó là đứa con lá
ngọc cành vàng của mình. Đây là một sự lựa chọn quyết liệt giữa tình nhà và
nghĩa nước, ông đã đặt cái chung lên trên cái riêng. Một mặt phê phán thái độ
mất cảnh giác của An Dương Vương, mặt khác nhân dân ta lại bày tỏ lòng kính
trọng trước thái độ dũng cảm của người anh hùng. Người có công dựng nước và
trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước lên trên tình nhà. Vì vậy trong lòng
nhân dân, An Dương Vương không chết, cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ
nước về thủy phủ bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh. Các vị anh hùng lịch
sử trong truyền thuyết, được lòng tôn kính của nhân dân pha chút thế giới quan

tôn giáo biến thành nhân vật bất tử, mà An Dương Vương trong truyền thuyết
này là một điển hình.
8


Còn nhân vật Mị Châu, trước bi kịch của nàng thái độ của nhân dân
là phê phán hay cảm thông, bao dung?
Về vấn đề này GV hướng dẫn Hs tìm hiểu qua những sự việc trong
truyện và những chi tiết nghệ thuật “máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải
biến thành hạt châu” và chi tiết “ngọc trai – giếng nước”. Việc Mị Châu lén
đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần là đã vi phạm nguyên tắc bí mật quốc gia, là
có tội với non sông đất nước nên gặp kết cục hiển nhiên thể hiện thái độ nghiêm
khắc của nhân dân. Nhưng nhân dân đã cảm thông, bao dung cho nàng bởi tội
của Mị Châu là không chủ ý, vì ngây thơ mà đã vô tình đắc tội với non sông.
Chính vì vậy việc sáng tạo chi tiết “máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải biến
thành hạt châu”, ngọc ấy đem rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy chết thì “thấy
trong sáng thêm” như để minh oan cho nàng. Đặc biệt chi tiết “ngọc trai –
giếng nước” không phải là hình ảnh khẳng định mối tình thủy chung mà là oan
tình của Mị Châu đã được hóa giải như lời nguyện cầu của nàng trước lúc chết.
Việc sáng tạo chi tiết này thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa nhân ái của
người Âu Lạc, cách ứng xử vừa thấu tình vừa đạt lí trong truyền thống của dân
tộc ta.
Như vậy đặc trưng của truyền thuyết là thường kể về những sự kiện
và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của
nhân dân; có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của các chi tiết, sự việc có
tính chất thiêng liêng, kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ,…),
2.2.3. Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm theo những đặc
trưng ấy, GV yêu cầu các em cho biết đâu là cốt lõi lịch sử? Cốt lõi lịch sử
ấy đã được dân gian thần kì hóa như thế nào? Qua việc làm rõ vấn đề này,
HS sẽ hiểu sâu sắc thêm thể loại truyền thuyết cũng như giá trị của tác

phẩm.
HS cần trả lời: Như vậy, cốt lõi lịch sử của “Truyện An Dương Vương và
Mị Châu - Trọng Thủy” là: An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước
và An Dương Vương để mất nước. Từ cái cốt lõi ấy nhân dân đã thần kì hóa, đã
gửi vào đó tâm hồn thiết tha của mình qua hình ảnh Rùa Vàng. Bi tình sử Mị
Châu - Trọng Thủy và chi tiết “Ngọc trai - giếng nước” đều là thái độ của tác giả
dân gian đối với từng nhân vật liên quan đến lịch sử. Rùa Vàng, Mị Châu Trọng Thủy và “Ngọc trai - giếng nước” chỉ là trí tưởng tượng của dân gian làm
tăng thêm mối quan hệ với cốt lõi lịch sử. Qua tác phẩm, nhân dân đã giải thích
nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu ra bài học lịch sử về việc giữ nước,
tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa riêng
với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
3/ Truyện cổ tích – “Tấm Cám”:
3.1. GV giúp HS tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích dân gian:
- Khái niệm: Truyện cổ tích là “tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện
và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình
thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân
lao động” [2, tr18]
9


- Phân loại: Truyện cổ tích có ba loại: [2, tr65]
+ Cổ tích về loài vật.
+ Cổ tích thần kì .
+ Cổ tích sinh hoạt.
- Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: [2, tr65]
+ Sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu
chuyện (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,…)
+Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động
về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt
vời của con người. Chính vì vậy, truyện cổ tích thần kì thường xây dựng những

mẫu thuẫn xung đột giữa hai tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện – cái ác rất
quyết liệt, nhưng bao giờ cái thiện cũng thắng, nghĩa là kết thúc có hậu.
VD: Cô Tấm mò cua bắt tép cuối cùng được lấy hoàng tử. Chàng Thạch
Sanh kiếm củi được lấy công chúa. Chàng Sọ Dừa xấu xí cuối cùng lấy được vợ
đẹp, con gái phú ông. Những kẻ tàn ác, bất công nhất thời có thể vinh hoa phú
quý nhưng cuối cùng cũng bị tiêu diệt. Trong truyện cổ tích thần kì, thần tiên có
xuất hiện nhưng không phải thuyết minh cho tư tưởng tôn giáo mà chính là để
trợ giúp cho cái thiện thắng cái ác.
3.2 GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích
thần kì để tìm hiểu truyện “Tấm Cám”:
3.2.1. Xác định tiểu loại:
Đây là tác phẩm thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì – tiểu loại tiêu biểu
hơn cả cho thể loại truyện cổ tích.
3.2.2. Dựa vào đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, GV hướng dẫn
HS hiểu được giá trị của tác phẩm qua những mâu thuẫn, xung đột và sự
tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
- Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi,
xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám độc ác, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát
triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự
ganh ghét mẹ ghẻ con chồng. Càng về sau, mẫu thuẫn chuyển thành sự đố kị,
một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. GV hướng dẫn Hs làm rõ các mâu thuẫn
đó qua những sự việc, chi tiết biểu:
+ Trước tiên mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám xoay quanh quyền lợi
vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình. Mẫu thuẫn bắt đầu bằng sự việc
“chiếc yếm đỏ” khi mụ dì ghẻ đưa cho hai chị em hai cái giỏ với lời hứa hẹn:
“Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Tấm chăm
chỉ nên chỉ một buổi là đầy được giỏ nhưng vì thật thà nên đã bị Cám lừa trút hết
giỏ tép và cướp mất chiếc yếm. Con cá bống, người bạn tinh thần, là bầu bạn
của Tấm nhưng cũng vì ganh ghét mà mẹ con Cám đã lừa và giết bống để ăn
thịt. Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm, già trẻ, gái trai đều nô nức

đi xem. Hai mẹ con Cám thì sửa soạn áo quần đẹp đẽ để đi xem hội còn Tấm
không những không được đi mà còn bị mụ dì ghẻ lấy “một đấu gạo trộn lẫn với
một đấu thóc” bắt nhặt gạo để thổi cơm nhằm dập tắt niềm vui, niềm giao cảm
10


với cuộc đời của cô. Trong mâu thuẫn này, Tấm luôn luôn bị động, phản ứng
một cách yếu ớt. Mỗi lần bị hành hạ Tấm chỉ biết ngồi khóc.
Nhưng “truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân
lao động về hạnh phúc gia đình” [2, tr65] và con đường dẫn đến hạnh phúc của
Tấm chính là xu hướng giải quyết mẫu thuẫn này. Muốn giải quyết được mâu
thuẫn ấy, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện. Bụt xuất hiện
mỗi khi Tấm buồn tủi để an ủi, giúp đỡ cô. Tấm mất yếm đỏ, Bụt cho cá bống.
Tấm mất bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm bị hắt hủi, chà đạp, Bụt cho đàn
chim sẻ đến giúp để cô đi xem hội gặp nhà vua (chi tiết thử giày) và trở thành
hoàng hậu. Từ một cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. Hạnh phúc đó chỉ
có ở con người hiền lành, lương thiện, chăm chỉ. Điều đó nêu lên triết lí “ở hiền
gặp lành” của nhân dân ta. Đây cũng là quan niệm phổ biến trong truyện cổ tích
thần kì ở Việt Nam. Mặt khác, trở thành hoàng hậu là ước mơ, khát vọng lớn lao
của người nông dân bị đè nén áp bức.
+ Nhưng truyện “Tấm Cám” không dừng lại ở kết thúc phổ biến đó mà
mở ra một hướng khác. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại
hạnh phúc. Khi trở thành hoàng hậu, mâu thuân giữa Tấm và mẹ con Cám không
còn là mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia
đình nữa mà nó được đẩy lên thành xung đột xoay quanh vấn đề quyền sống,
quyền hạnh phúc trong xã hội. Xung đột đó càng ngày càng gay gắt, một mất
một còn bởi mẹ con Cám muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm nên
họ tìm mọi cách tiêu diệt cô đến cùng. Còn Tấm, để bảo về hạnh phúc và sự
sống của mình cô đã mạnh mẽ, chủ động đứng lên đấu tranh qua bốn kiếp hồi
sinh: Chim Vàng Anh → cây xoan đào → khung cửi → quả thị. Tấm bị giết

hóa thành chim Vàng Anh. Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào. Xoan đào bị
chặt làm thành khung cửi. Khung cửi bị đốt mọc lên cây thị. Từ quả thị Tấm
bước ra trở lại kiếp người về lại hoàng cung và trả thù mẹ con Cám.
Như vậy, một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm
mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc của mình.
Tấm hóa thành Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết,
Tấm hóa thành cây xoan đào, khung cửi tuyên chiến với kẻ thù “cót ca, cót két,
lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Khung cửi, quả thị là những vật Tấm
hóa thân cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là
những hình ảnh đẹp tạo ấn tượng thẩm mĩ cho truyện.
Nếu như ở mâu thuẫn thứ nhất phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình
phụ quyền thời cổ thì mâu thuẫn thứ hai phản ánh mâu thuẫn giữa thiện và ác
trong xã hội. Cái chết của mẹ con Cám ở phần kết thể hiện quan niệm của dân
gian “ác giả ác báo”. Một kết thúc thường gặp trong truyện cổ tích thần kì ở
Việt Nam.
3.2.3. Sau khi đã tìm hiểu các mâu thuẫn trong truyện, GV hướng
dẫn HS tiếp tục phân tích ý nghĩa của những lần biến hóa của Tấm:
Qua việc tìm hiểu HS sẽ trả lời được: Những vật hóa thân của Tấm đều
là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu
11


của truyện. Ở phần đầu, Bụt hiện lên và giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc, nhưng ở
phần hai Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Dù bị mẹ con
Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau
(chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng
đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua đó, dân gian muốn khẳng định: cái
thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng,
cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên
nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.

4/ Truyện cười - “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”
4.1. GV giúp HS tìm hiểu chung thể loại truyện cười dân gian:
- Khái niệm: Truyện cười là “tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu
chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc
sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán” [2, tr18]
- Phân loại: Truyện cười có hai loại: [2, tr78]
+ Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí song vẫn có ý nghĩa
giáo dục.
+ Truyện trào phúng có mục đích phê phán, đối tượng phê phán là những
nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa và những
thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
- Đặc trưng: [ 2, tr78]
+ Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc
xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống, có tiềm ẩn những yếu tố gây cười;
+ Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết
thúc bất ngờ và độc đáo.
4.2. GV giúp HS vận dụng những đặc trưng của thể loại truyện cười để
tìm hiểu hai tác phẩm được học trong chương trình:
4.2.1. Truyện cười “Tam đại con gà”:
GV yêu cầu HS xác định tiểu loại và khái quát nội dung: Đây là
truyện cười thuộc tiểu loại trào phúng, đối tượng phê phán là một anh học trò
làm thầy đồ. Chưa đủ chữ nghĩa nhưng khoe khoang văn hay chữ tốt, người ta
nhầm, mời về dạy. Đây đúng là thầy đồ … rởm.
GV tổ chức HS thành 4 nhóm yêu cầu phân tích những mâu thuẫn
trái tự nhiên qua bốn sự việc gây cười để làm rõ ý nghĩa của tiếng cười của
câu chuyện:
- Nhóm 1: Sự việc gây cười thứ nhất: gặp chữ “kê” (nghĩa là gà), thầy
không biết, trò hỏi gấp, bí quá thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”. Người đọc bật
cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy.
- Nhóm 2: Sự việc gây cười thứ hai: “Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai,

người nào biết thì xấu hổ, mới bảo trò đọc khe khẽ”. Người đọc bật cười vì sự
giấu dốt và sĩ diện hão của thầy.
- Nhóm 3: Sự việc gây cười thứ ba: thầy khấn Thổ công “xin ba đài âm
dương” thì được cả ba. Thầy đắc ý, tự tin cho trò đọc to “cái sự dốt”. Người
đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại.
12


- Nhóm 4: Sự việc gây cười thứ tư: thầy chạm trán với chủ nhà. Thầy tự
thấy cái dốt của mình (và cả cái dốt của “Thổ công nhà nó”) nên tìm cách
chống chế, che giấu bằng “lí sự cùn” nhưng cái dốt càng lộ rõ. Người đọc bật
cười vì thói giấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phô ra cái dốt của mình.
Cuối cùng GV yêu cầu HS rút ra bài học ( ý nghĩa của câu chuyện):
Như vậy, qua bốn sự việc gây cười trên mâu thuẫn giữa cái dốt và thói giấu dốt
mỗi lúc càng tăng và cuối cùng bị bóc trần, càng che giấu thì bản chất dốt nát
càng lộ ra. Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện “Tam đại con gà”
còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ - một tật
xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. Đồng thời, truyện muốn nhắn nhủ đến
mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
4.2.2. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”:
GV yêu cầu HS xác định tiểu loại và khái quát nội dung: Đây cũng là
một truyện cười thuộc loại trào phúng, đối tượng phê phán là quan lại tham
nhũng trong xã hội Việt Nam xưa. Truyện miêu tả thói tham nhũng của lí trưởng
trong việc xử kiện, qua đó thấy được tình cảnh bi hài của người lao động xưa khi
lâm vào cảnh kiện tụng.
GV tổ chức HS thành các nhóm yêu cầu HS phân tích những tình
huống gây cười để làm rõ ý nghĩa của tiếng cười trong câu chuyện.
Sự việc trong câu chuyện khá đợn giản và được giới thiệu một cách ngắn
gọn. Viên lí trưởng “nổi tiếng xử kiện giỏi”. Cải và Ngô đánh nhau rồi mang
nhau đi kiện. Cải sợ kém thế nên lót trước thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá

mười đồng. Kết quả xử kiện Ngô thắng Cải thua. Kết thúc thật bất ngờ, tiếng
cười phê phán bật ra. Vậy cái cười trong truyện được thể hiện như thế nào?
- Trước tiên, cái cười được thể hiện qua tình huống gây cười: thầy lí xử
kiện “giỏi có tiếng”. Cải lót năm đồng và yên tâm là mình thắng. Nhưng Cải bất
ngờ vì bị thua kiện, phải đến phút cuối mới biết Ngô lót tiền cho thầy lí nhiều
gấp hai lần mình.
- Cái cười còn được thể hiện đầy kịch tính qua cử chỉ, hành động và lời
nói gây cười của cả thầy lí và Cải:
+ Đó là cử chỉ, hành động và lời nói “Cải vội xòe năm ngón tay ngẩng
mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm”: “…lẽ phải thuộc về con”. Cải như muốn nhắn thầy
lí số tiền anh ta “lót” trước. Cử chỉ này giống nhân vật trong kịch câm, lấy hành
động cử chỉ thay cho lời nói.
+ Đó là cử chỉ, hành động và lời nói “Thầy lí cũng xòe năm ngón tay
trái úp lên trên năm ngón tay mặt” nói: “Tao biết mày phải …nhưng nó lại
phải …bằng hai mày”. Cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí thông báo với Cải
liền đó, đồng thời nó còn ẩn một nghĩa khác. Đó là cái phải đã bị cái khác úp
lên che lấp mất rồi. Đó là tiền, nhiều tiền, nhiều lễ vật lo lót. Sự kết hợp giữa cử
chỉ và lời nói đã làm bật tiếng cười.
- Cái cười còn được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật chơi chữ: đó là từ
“phải” trong lời nói của thầy lí “Tao biết mày phải …nhưng nó lại phải …
bằng hai mày”. Từ phải ấy mang nhiều nét nghĩa. Một là lẽ phải, chỉ cái đúng
13


đối lập với cái sai, lẽ trái. Nghĩa thứ hai là điều bắt buộc cần phải có. Lời thầy lí
lập lờ cả hai nghĩa ấy, cộng với hai bàn tay úp lên nhau bằng mười ngón tay thì
rõ ràng Ngô đã phải gấp hai Cải và lẽ phải ở Ngô cũng gấp hai. Như vậy, “phải”
là từ chỉ tính chất được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng tạo sự vô lí (trong xử
kiện) nhưng lại hợp lí (trong quan hệ thực tế giữa các nhân vật). Cách xử kiện
của thầy lí thật tài tình.

Cuối cùng GV yêu cầu HS rút ra bài học ( ý nghĩa của câu chuyện):
Qua tiếng cười trào phúng, truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” phê phán cách
xử kiện của thầy lí và vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại địa phương
trong xã hôi Việt Nam ngày xưa. Với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền, thuộc về
kẻ nhiều tiền, đồng tiền là thước đo công lí, là “tiêu chuẩn” xử kiện. Việc “nổi
tiếng xử kiện giỏi” chỉ là hình thức để che giấu bản chất tham lam của lí trưởng
nói riêng và quan lại địa phương nói chung.
IV. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM [2],[3],[4] VÀ KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM
1.Giáo án thể nghiệm:
Ngày soạn: …. / … /….
Ngày dạy : …. / … / ….
TIẾT: 12 - 13
TÊN BÀI:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh
trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng
đắn mối quan hệ riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
- Sự kết hợp giữa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật
của dân gian.
2. Kĩ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
3. Thái độ:
- Biết cách xử lí lí đúng đắn mối quan hệ riêng với chung, nhà với nước,
cá nhân với cộng đồng thông qua bài học.
4. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng

lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
SGK, SGV, Tranh ảnh (máy chiếu) đền thờ ADV, tượng Mị Châu,…
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
14


3. Giới thiệu bài mới:: Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần
khiến con người lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ
thù nảy sinh những mưu kế sâu độc. Đây là những nguyên nhân trả lời cho câu
hỏi vì sao vua An Dương Vương mất nước? .Chúng ta cùng tìm hiểu truyền
thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy.

15


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: tìm hiểu tiểu dẫn
- Dự kiến T/g: (10 phút)
- Phương pháp: Dẫn dắt, gợi mở, phát
vấn, chốt v/đề.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về
thể loại?
? Truyền thuyết có phải miêu tả LS chính
xác hay không? [ không ]

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


I. Đọc hiểu tiểu dẫn:
1. Thể loại:
- KN: ( SGK,tr17).
- Đặc trưng:
+ Truyền thuyết không phải là
LS mà chỉ liên quan đến LS,
phản ánh LS nhuốm màu sắc
thần kì và thấm đẫm cảm xúc
đời thường.
+ Phản ánh theo quan điểm, tư
* GV giới thiệu cụm di tích LS Cổ Loa tưởng tình cảm của nhân dân.
cho HS biết sơ về môi trường của
+ Có dung lượng vừa phải, có sự
truyền thuyết gắn với cuộc sống.
tham gia của các chi tiết, sự việc
có tính chất thiêng liêng, kì ảo
(các nhân vật thần, các đồ vật kì
ảo có phép lạ,…).
- Thao tác 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về 2. Về “Truyện An Dương
“Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Vương và Mỵ Châu – Trọng
– Trọng Thủy”:?
Thủy”:
a. Xuất xứ: trích từ truyện “
? Xuất xứ của “Truyện An Dương Vương Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam
và Mỵ Châu – Trọng Thủy”?
trích quái”( TK XV ).
? Bố cục của truyền thuyết?
b. Bố cục:( 3 đoạn )
- Đoạn 1: “Từ đầu…bèn xin

hòa”: An Dương Vương xây
thành chế nỏ bảo vệ vững chắc
đất nước.
- Đoạn 2: “ Không bao lâu…
dẫn vua đi xuống biển”:cảnh
mất nước nhà tan.
- Đoạn 3: ( phần còn lại ) thái
độ của tác giả đối với Mỵ Châu
qua hình ảnh “ngọc trai – giếng
? Hãy tóm tắt truyền thuyết?
nước”.
c. Tóm tắt: SGK
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản:
- Dự kiến T/g: (50 phút)
1. An Dương Vương xây
- Phương pháp: Dẫn dắt, gợi mở, phát thành chế nỏ bảo vệ đất
vấn, chốt v/đề.
nước:
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Qúa trình xây thành chế nỏ:
- Thao tác 1: Tìm hiểu tình tiết ADV + Thành đắp tới đâu lại lở tới
xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước:
đấy.
? Qúa trình xây thành chế nỏ của ADV + Lập đàn trai giới, cầu đảo
được miêu tả ntn?
bách thần.
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ
? Xây thành xong, ADV nói gì với Rùa thành xây nửa tháng thì xong.
Vàng? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?

- Nhà vua hỏi: “ Nếu có giặc 16
ngoài thì lấy gì mà chống”
 Có ý thức trách nhiệm, đề cao
cảnh giác kẻ thù của người


1. Củng cố: (3 phút)
Đặc trưng của truyền thuyết; Ý nghĩa văn bản.
2. Dặn dò: (2 phút)
- Chỉ ra những hư cấu NT và phân tích ý nghĩa của chúng.
- Quan điểm của anh/chị về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng
nói ca ngợi tình yêu chung thủy và phản kháng chiến tranh.
- Soạn bài Uy - lít - xơ trở về.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
........
2./ Hiệu quả thể nghiệm:
Hiệu quả của việc vận dụng kiến thức về đặc trưng thể loại vào đọc hiểu
truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 được thể hiện qua thực tế giảng
dạy thể nghiệm ở hai năm học: 2015- 2016; và 2016 - 2017. Kết quả thu được
nhìn chung tốt. So với việc giảng dạy truyện dân gian không gắn với đặc trưng
thể loại thì phương pháp này tỏ ra có hiệu quả rõ rệt.
Năm học 2015 - 2016, tôi thử nghiệm với học sinh lớp 10B4 và so sánh
kết quả với lớp 10B2 là lớp không áp dụng phương pháp này bằng hình thức:
+ Thứ nhất: Sau khi dạy xong, tôi kiểm tra kết quả của việc giảng dạy ở
cả 2 lớp bằng cách phát phiếu thăm dò hứng thú của HS. Kết quả thật bất ngờ:
lớp 10B4 có 40/45 học sinh nói rằng hứng thú với việc học VHDG đạt 88,8 %.
Còn lớp 10 B2 không áp dụng phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại thì

chỉ có 25/45 HS hứng thú và chỉ đạt 55,5%.
+ Thứ hai: Tôi khảo sát bằng bài kiểm tra 15 phút cũng cho kết quả khả
quan: Lớp 10B4 có 85% điểm khá giỏi, trong khi lớp 10B2 không áp dụng
phương pháp này chỉ có 50 % điểm khá giỏi.
Kết quả trên đã khích lệ tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
trong năm học 2016 - 2017. Kết quả thu được vẫn tiếp tục khả quan. Tôi thử
nghiệm với học sinh lớp 10A1 và đối chiếu kết quả với lớp 10A5 là lớp không
áp dụng sáng kiến này.
+ Thứ nhất: Sau khi dạy xong, tôi tiếp tục kiểm tra kết quả của việc
giảng dạy bằng cách phát phiếu thăm dò hứng thú của học sinh: Ở lớp 10A1 có
39/45 HS nói rằng hứng thú với việc học VHDG đạt 86,6%, ( trong khi ở lớp
10A5 chỉ có 24/45 HS hứng thú với việc học Văn chỉ đạt 53,3%).
+ Thứ hai: Việc khảo sát bằng bài kiểm tra 15 phút cũng cho kết quả khả
quan. Ớ lớp 10A1 có 80% HS có điểm khá giỏi, trong khi lớp 10A5 chỉ có 50%
HS đạt điểm khá giỏi.
Bảng kết quả cụ thể:
Năm học 2015 – 2016:
Lớp
Học hứng thú
Kiểm tra 15 phút
17


10B4 - Lớp kiểm chứng
10B2- Lớp đối chiếu

40/45 HS đạt 88,8%
25/45 HS đạt 55,5%

85% điểm khá giỏi

50% điểm khá giỏi

Năm học 2016 – 2017:
Lớp
10A1- Lớp kiểm chứng
10A5- Lớp đối chiếu

Học hứng thú
39/45 HS đạt 86,6%
24/45 HS đạt 53,3%

Kiểm tra 15 phút
80% điểm khá giỏi
50% điểm khá giỏi

Tóm lại, qua hai năm thử nghiệm, sáng kiến cho kết quả khả quan, làm
tăng hứng thú của HS khi học tác phẩm VHDG, tăng lượng kiến thức mà HS thu
được đồng thời góp phần bồi dưỡng cho HS về vốn văn hóa dân tộc, nâng cao
lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo tồn và xây dựng văn hóa Việt Nam trong HS.
Cũng nhờ việc nắm chắc đặc trưng của từng thể loại truyện giúp cho các em tiếp
thu bài và hiểu bài một cách sâu sắc hơn.
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Cùng với sự thay đổi chương trình và SGK thì việc đổi mới phương pháp
dạy học môn Ngữ văn đã tạo cơ hội cho mỗi GV tự nghiên cứu, học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm và vận dụng vào việc dạy học của mình có hiệu quả hơn, phù hợp
với xu thế, yêu cầu của thời đại. Việc giảng dạy tác phẩm tự sự dân gian theo
đặc trưng thể loại đã được người viêt sáng kiến kinh nghiệm ấp ủ từ lâu và đã
được thử nghiệm qua hai năm học. Với kết quả ban đầu đáng khích lệ, người
viết dự định tiếp tục áp dụng nó cho những năm học sau. Mong rằng đề tài này

nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp và những người đi trước để
chúng tôi có thể hoàn thiện tốt hơn kết quả nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Kiến nghị:
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Tham mưu và kiến nghị với nhà trường tăng cường bổ sung nhiều hơn
nữa tranh ảnh, phim tài liệu về lịch sử, văn hóa sinh hoạt...của các dân tộc.
+ Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt ngoại khóa vận dụng kiến
thức liên môn theo chủ đề các bài học để HS có cơ hội nhập vai vào các nhân
vật trong truyện dân gian có như thế mới thực sự thu hút được sự tìm tòi, ham
hiểu biết của các em HS.
- Đối với nhà trường: Nên qui hoạch sân trường dành riêng một khu vực
cho bộ môn Ngữ văn để dựng lại các mô hình dân gian theo bài học từ đó các
em HS một phần nào đó được coi là có cơ hội để trải nghiệm thực tế thay cho
việc được trực tiếp đến Phú Thọ để nhìn thấy giếng Mỵ Châu – Trọng Thủy, hay
vào Tây Nguyên khi học bài sử thi Đăm Săn....

18


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Phương Thảo


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển văn học (bộ mới) NXB thế giới – Hà Nội 2004.
2. SGK Ngữ văn 10 tập 1- NXBGD, 1/2013.
3. SGV Ngữ văn 10 tập 1- NXBGD, 7/2011.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10 –
NXBGD, 5/2010.
5. 101 câu hỏi vui và thông minh về văn học dân gian trong nhà trường – Nhà
xuất bản trẻ 2005.
6. Hỏi đáp về văn học 10 – Biên soạn theo chương trình SGK Ngữ văn 10 mới
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo NXB Trẻ 2006.
7. Nguyên Hà : Truyện kể dân gian với việc giáo dục học sinh phổ thông – Tạp
chí Văn hóa dân gian, số 4 1994.
8. Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 – NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.

CÁC TỪ VIẾT TẮT
- VHDG : Văn học dân gian
- GV
: Giáo viên
- HS
: Học sinh
- SGK : Sách giáo khoa
- SGV : Sách giáo viên
- THPT : Trung học phổ thông
- THCS : Trung học cơ sở



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả
: Lê Thị Phương Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên - Trường THPT Lưu Đình Chất

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1.

Giáo Viên với công các chủ
nhiệm

Sở

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C


Năm học
đánh giá
xếp loại
2008 - 2009



×