Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh kinh nghiệm viết đoạn văn NLXH 200 chữ trong đề thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.07 KB, 21 trang )

M ỤC L ỤC
A. MỞ ĐẦU….............................................................................................
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………….
II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………
III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài………………………………….
IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................
I.Cơ sở lí luận ……………………………………………………………..
1.Khái niệm về đoạn văn…………………………………………………
2. Cách thức triển khai ý trong đoạn văn……………………………….
II. Thực trạng của vấn đề………………………………………………..
1. Thực trạng vấn đề……………………………………………………..
2. Kết quả của thực trạng…………………………………………………
III. Giải quyết vấn đề
1. Dạy học sinh cách nhận thức đề và tìm ý……………………………..
2. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận xã hội…………….
3. Dạy học sinh cách viết từng phần trong đoạn văn….………………....
4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dẫn chứng trong đoạn văn NLXH…
5. Hướng dẫn học sinh thực hành đề……………………………………..
6. Dạy học sinh một số lưu ý viết đoạn văn NLXH 200 chữ đạt điểm cao
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………..
1. Về phía học sinh…………………………………….
2. Về phía giáo viên………………………………………………………
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………….
I. Kết luận………………………………………………………..
II. Kiến nghị……………….…………………………………………….
Tài liệu tham khảo…......................................................................

Trang
1
1


1
1
2
3
3
3
3
5
5
6
6
6
8
10
14
14
17
17
17
18
19
19
19

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng ngôn ngữ mà mỗi người cần phải thành
thạo để giao tiếp và nghiên cứu. Rèn luyện những kĩ năng ấy cũng là mục tiêu
của bộ môn Ngữ Văn. PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện KHGD VN), tổng chủ
biên chương trình môn Ngữ văn xoay quanh những điểm đổi mới của môn Ngữ

văn trong chương trình giáo dục phổ thông đang biên soạn đã khẳng định: Đối
với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình
xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và
kiểm tra, đánh giá. Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương
trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc,
viết, nói và nghe). Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh
(HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ,
1


năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo… mà chương trình tổng
thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng
xuyên suốt cả 3 cấp học.[4]
Làm Văn trong nhà trường trước kia chủ yếu là Nghị luận Văn học với
các dạng bài phân tích, bình giảng, chứng minh, so sánh…Từ năm học 20082009 khi phần Nghị luận xã hội được đưa vào đề thi đại học, việc rèn luyện kĩ
năng viết bài nghị luận xã hội đã được chú trọng rèn luyện. Trong cấu trúc mới
nhất của đề thi THPT quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn rút xuống còn 120 phút,
phần nghị luận xã hội được điều chỉnh như sau:
- Từ yêu cầu viết một bài văn thành viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
- Nội dung nghị luận về một vấn đề xã hội được đề cập ở phần Đọc hiểu.
- Phần NLXH còn lại là 2,0 điểm.
Qua điều tra, tìm hiểu tôi thấy học sinh còn rất lúng túng khi viết đoạn
văn nghị luận xã hội. Đa số các em chưa định hình được dung lượng 200 chữ là
phải viết bao nhiêu? Nhiều hơn hoặc ít hơn 200 chữ có bị trừ điểm không? và
trong khoảng thời gian ngắn, dung lượng ngắn, các em phải làm thế nào để được
trọn vẹn 2 điểm?
Ở trên mạng cũng có rất nhiều bài hướng dẫn của các giáo viên cho học
sinh viết đoạn NLXH 200 chữ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa lí thuyết đến thực
hành vẫn là vấn đề lớn đối với học sinh.

Từ quá trình nghiên cứu lí thuyết và đúc rút từ thực tế giảng dạy của bản
thân, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh viết
đoạn văn nghị luận 200 chữ trong đề thi THPT Quốc gia.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới mục đích:
- Hệ thống một cách khoa học những yêu cầu cần đạt đối với đoạn văn nghị
luận xã hội 200 chữ.
- Chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm để ôn tập phần NLXH 200 chữ có hiệu
quả cho học sinh THPT nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 12 nói riêng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI ĐỀ TÀI.
- Đề tài tập trung nghiên cứu phần đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ trong cấu
trúc đề thi THPT Quốc gia năm học 2016-2016.
- Các kết quả khảo sát được tiến hành tại các trường THPT trên địa bàn huyện
Triệu Sơn mà chủ yếu là tại trường THPT Triệu Sơn 2.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh số
liệu.

2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về đoạn văn:
- Về nội dung:
Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một mức
độ nào đó logic ngữ nghĩa. [1] Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ
cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội dung thông điệp ở phần đọc hiểu.

- Về hình thức:
Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm
sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm
xuống dòng.[1]
3


2. Cách thức triển khai ý trong đoạn văn
Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong
đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển
khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai
được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
VD:
Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác
riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như
cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc,
không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không
rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi
trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn
gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá
khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn,
nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè,
rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu
yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm
mại. (Khái Hưng) [4]
Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình
bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ
thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị
trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội

dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn
ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận
và rút ra nhận xét đánh giá chung.
VD:
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là
gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ
cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều
khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự
nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần
dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa
trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người
gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và
giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. (Trần Thanh Thảo) [ 4]
Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn
tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển
khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình
luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với
chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
4


VD:
Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh
thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng
nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn
vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam) [4]

Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu
triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung
nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho
nội dung đọan văn.
VD:
Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài
mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một
bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm
thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những
bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. (Lê Thị Tú An) [4]
Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý
gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở
câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
VD: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn
Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng.
Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì
không biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi
chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa,
nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn. (Hoài Thanh) [ 4]
Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong đề thi THPT Quốc gia
học sinh nên chọn triển khai theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội là một nội dung quan
trọng trong chương trình Ngữ Văn từ cấp học cơ sở đến THPT. Trong chương
trình Ngữ Văn 12 có hẳn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và bài Nghị luận
về một hiện tượng đời sống. Điều đó giúp giáo viên hệ thống kiến thức và đưa ra
cách làm bài NLXH cho học sinh Việc hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị
luận xã hội được giáo viên thực hiện trong các giờ dạy học chính khóa và
chuyên đề ôn tập trong chương trình học thêm.

5


Tuy nhiên, sự điều chỉnh của bộ giáo dục trong năm học 2016-2017 về
cấu trúc đề thi môn Văn nói chung và phần NLXH nói riêng cũng khiến học sinh
ít nhiều lúng túng. Bởi lâu nay học sinh quen với cách làm bài văn nghị luận xã
hôi khoảng 200-300 từ nghĩa là khoảng 600 chữ. Với dung lượng ấy, học sinh
thỏa sức trình bày ý kiến của mình qua hệ thống lập luận và dẫn chứng phong
phú. Đến giờ trong một đoạn văn khoảng 200 chữ nghĩa là chỉ khoảng 2/3 trang
giấy thi học sinh phải trình bày một cách thuyết phục quan điểm của mình về
một vấn đề xã hội tức là về bản chất nó cũng giống như một bài NLXH thu nhỏ.
Vậy nên giáo viên phải dạy cho học sinh cách cô đọng ý trong những câu văn
mạch lạc, rõ ràng và học sinh phải tập viết “co lại” trong phạm vi thời gian từ
20-25 phút.
Qua khảo sát thực tế tôi thấy thực trạng dạy học phần rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn NLXH 200 chữ có những đặc điểm sau:
1.1. Về phía học sinh
- Vì kĩ năng viết bài văn NLXH đã định hình khá ổn định trong tư duy của các
em, học sinh quen viết dàn trải nên yêu cầu co ngắn lại khoảng 20 dòng là không
dễ.
- Viết 20 dòng để bày tỏ ý kiến của mình không khó nhưng làm sao để tạo nên
tính thuyết phục và đáp ứng yêu cầu mà đề bài hướng tới với học sinh không dễ.
- Cá biêt có học sinh còn chưa biết một đoạn văn là thế nào, vẫn xuống dòng,
tách đoạn mà không biết đã làm sai yêu cầu.
1.2. Về phía giáo viên
Trong SGK Ngữ Văn THPT hiện nay không có bài riêng hướng dẫn học
sinh viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Vì thế, giáo viên dạy Ngữ
Văn ở các trường THPT chúng tôi đang dạy phần này theo cách sau:
- Tham khảo các tài liệu, các đáp án thi thử của các trường và trao đổi kinh
nghiệm của đồng nghiệp để hình thành “bộ khung” thống nhất cho đoạn văn 200

chữ đối với 2 kiểu bài NLXH: NL về một tư tưởng đạo lí và NL về một hiện
tượng đời sống.
- Khi Bộ GD&ĐT đưa ra đề minh họa đã bám sát đáp án để điều chỉnh nội dung
và cách làm cho phù hợp.
- Tranh thủ thời gian trên lớp, trong các giờ chính khóa và giờ học thêm để
hướng dẫn kĩ năng làm bài đồng thời xây dựng hệ thống đề để học sinh thực
hành.
2. Kết quả của thực trạng.
Từ thực tế ấy, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ngay ở các lớp tôi dạy là
12A2, 12A6, 11B4 ngay đầu năm với thời gian làm bài là 25 phút đề bài :
Anh/chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về câu
nói “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là ở nơi thiếu tình thương”
6


Kết quả như sau:
- Về hình thức: Đa số các em viết đúng yêu cầu về hình thức 1 đoạn văn và đảm
bảo về dung lượng khoảng 200 chữ. Vẫn còn một số học sinh viết chưa đúng
yêu cầu: tách đoạn, viết quá dài hay quá ngắn…
- Về nội dung: Các em hiểu nội dung vấn đề nhưng lúng túng ở các khâu sau:
đặt vấn đề và giải thích dài dòng; phần bình luận sơ sài, dẫn chứng nhiều bài
không có…
Bảng thống kê điểm kiểm tra:
Lớp

Điểm
2,0

1,5-1,75


1,0-1,25

Dưới 1,0

12A2 (48hs)

10

10

20

8

12A6 (41hs)

6

9

17

9

11B4 (41hs)

5

8


18

10

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VIẾT
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
1. Dạy học sinh cách nhận thức đề và tìm ý
2.1. Cách nhận thức đề
* Yêu cầu chung của nhận thức đề là đọc kĩ đề bài và xác định:
- Nội dung cần nghị luận
- Kiểu bài nghị luận
- Thao tác LL
- Phạm vi dẫn chứng
Nhận thức đề là khâu quan trọng hàng đầu khi làm văn nghị luận nói
chung và NLXH nói riêng. Nhận thức đề giúp học sinh không viết lạc đề.
* Những chú ý khi nhận thức đề viết đoạn văn 200 chữ NLXH
- Về nội dung: Đề bài có thể trích dẫn hoặc không trích dẫn câu văn trong phần
đọc hiểu.
+ Thứ nhất: Phải xác định được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của
đoạn văn).Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ quan
điểm cá nhân rõ ràng. Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra
phạm vi nội dung và phương pháp lập luận. Đối với dạng đề chìm, học sinh phải
đọc kĩ nội dung văn bản để xác định.
+ Thứ hai: Cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong đời
sống.
+ Thứ ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang bàn
luận. Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận.
7



Ví dụ :
+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống ngày
hôm nay ( đề nổi) .
Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ?
biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng ? tác dụng ? phê phán những người con bất
hiếu, bài học rút ra cho bản thân, …
+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu chuyện
được trích dẫn ở phần đọc hiểu : NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi
tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không
có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng
biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tanóng hổi của ông: – Xin
ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm đôi
môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi
chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo
Tuốc- ghê- nhép) [4]
Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề nghị luận
và thao tác lập luận chủ yếu: HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân: Có thể HS
trình bày về giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. Có thể
HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận của con
người trong cuộc sống. Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất
hạnh…
- Về hình thức:
+ Thứ nhất : Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong
1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ
giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng
không bị trừ điểm.
+ Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn
đề - Kết thúc vấn đề.
+ Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích –

Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ - Bình luận mở rộng.
+ Diễn đạt phải trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
1. 2. Tìm ý cho đoạn văn
Thực tế khi viết bài thi học sinh thường bỏ qua việc tìm ý và lập dàn ý.
Nhưng trong khi hướng dẫn học sinh giáo viên phải tập cho học sinh kĩ năng
này. Bởi kĩ năng này khi học sinh đã thành thạo sẽ giúp học sinh dù không đặt
bút lập dàn ý nhưng trong đầu đã “lập trình” sẵn. Nó sẽ giúp học sinh tư duy
mạch lạc.
Những điểm cần chú ý khi lập dàn ý:
8


- Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)? (Căn cứ vào cách viết
đoạn văn NLXH về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống để tìm ý).
- Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao tác lập
luận).
2. Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.1. Cách viết đoạn văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
* Đặc điểm
- Nội dung
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa
nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
+Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
+Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
- Hình thức
+ Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu
thơ…

+ Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí…
*Cách làm bài
- Mở đoạn: Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Thân đoạn
Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Bước 2: Bình luận, chứng minh
Bước 3: Bàn bạc mở rộng, phê phán.
Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Kết đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
* Học sinh có thể tham khảo mô hình cấu trúc một đoạn văn NLXH 200 chữ về
một tư tưởng đạo lí của trang nguvan.tuhoctv.com sau:

9


2.2. Cách viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Yêu cầu cần đạt.
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua
việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể
hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện
tượng đời sống.
Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy
những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội.
*Các bước làm bài.
- Mở đoạn: giới thiệu hiện tượng
- Thân đoạn:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ,
so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.

10


Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp
khắc phục hiện tượng tiêu cực.
- Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
Giáo viên có thể cho học sinh tham khảo sở đồ cấu trúc đoạn văn nghị luận về
một hiện tượng đời sống tiêu cực của trang nguvan.tuhoctv.com [ 4 ]

3. Dạy học sinh cách viết từng phần trong đoạn văn
3.1. Đối với kiểu bài NL về tư tưởng đạo lí
* Cách viết phần mở đoạn
- Vì đề bài yêu cầu là: “ Anh/chị hãy nghị luận về ý kiến được đưa ở phần đọc
hiểu….” nên phần mở đoạn phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Dẫn dắt giới thiệu ý kiến cần nghị luận.
+ Phải gắn liền với phần đọc hiểu
- Có thể mở đoạn theo một số cách sau:
+ Cách 1: ( Đơn giản nhất) Văn bản phần đọc hiểu đã đem đến cho người đọc
những thông điệp có ý nghĩa. Trong đó, sâu sắc nhất là : “…”
+ Cách 2: Khái quát chung về vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt đến câu nói
Ví dụ *: Khi nghị luận về câu nói “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách
núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Trích trong văn bản “Mạo hiểm”
của Nguyễn Bá Học) có thể mở đoạn như sau:
11


Thành công của con người được tạo dựng từ nhiều yếu tố: sự thông minh,

cần cù nỗ lực, mọt chút may mắn và không thể thiếu ý chí, bản lĩnh vượt khó,
vượt khổ. Bàn về tầm quan trọng của ý chí, nghị lực, Nguyễn Bá Học trong văn
bản “Mạo hiểm” đã khẳng định “ đường đi khó……”
+ Cách 3: Dẫn ra ý kiến tương đồng, bắc cầu dẫn đến ý kiến cần nghị luận
Ví dụ: khi viết mở đoạn cho đề bài ở Ví dụ * ta có thể viết
Trong cuốn nhật ký của mình, bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã khẳng
định “đời người phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
Điều đó khẳng định để trưởng thành của con người phải có bản lĩnh để vượt
qua những khó khăn thử thách. Cùng quan điểm này, văn bản phần đọc hiểu đã
khẳng định “đường đi khó…”
* Cách viết phần giải thích vấn đề
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải
thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý
nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).
Ví dụ: Anh/chị hỹ viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về 2 câu
thơ trong văn bản phần đọc hiểu “Hạnh phúc cũng như bầu trời vậy/ Không chỉ
dành cho riêng ai” ( Trích “Tự sự” – Lưu Quang Vũ)
Phần giải thích có thể viết như sau:
“Hạnh phúc” là niềm vui sướng khi con người được thỏa mãn nhu cầu
nào đó về vật chất hay tinh thần. Nói “Hạnh phúc cũng giống như bầu trời”
nghĩa là hạnh phúc là một phạm trù rộng lớn, nó không thuộc về riêng một
người. Hạnh phúc ấy “không chỉ dành cho riêng ai” tức là ai cũng có quyền
được hạnh phúc. Hai câu thơ khẳng định hạnh phúc là quyền của mỗi người và
do con người tự tạo dựng nên.
* Cách viết phần bình luận, chứng minh
- Bản chất của thao tác bình luận trả lời câu hỏi: Vấn đề đứng hay sai? Tại sao?
(Vì sao?) . Khi lí giải có thể tham khảo theo cách sau:

+ Chọn điểm xuất phát là một chân lí đã được thừa nhận, lập luận đi tới khẳng
định hay phủ định vấn đề.
+ Giả sử có hoặc không có phẩm chất ấy sẽ a sao
+ Dẫn ra thêm một vài ý kiến tương đồng.
Ví dụ khi bàn về ý chí vượt khó vượt khổ ở Ví dụ * có thể bình luận như sau:
Mọi con đường đến thành công đêu không hoàn toàn là trải thảm. Con
đường nào cũng có chông gia thử thách. Thử thách là điều tất yếu trên con
đường chinh phục mục tiêu. Nếu không có bản lĩnh, con người sẽ dễ dàng đầu
hàng trước khó khăn và thành công trở thành mục tiêu xa vời. Chỉ những người
không ngại gian nan dám đối mặt và vượt qua khó khăn mới có thể chạm đến
12


thành công. “Cách ngắn nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó”. Hồ
Chí Minh cũng từng nói “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi
và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”…
- Phần chứng minh:
+ Thực chất là đi làm sáng tỏ câu hỏi : Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có
thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
+ Khi chỉ ra biểu hiện cần chú ý đến tính toàn diện và tiêu biểu
+ Dẫn chứng ở phần này sẽ được dạy riêng thành một nội dung
Ví dụ: Khi nghị luận về vấn đề “Giá trị của tình yêu thương” có thể đưa ra một
số biểu hiện sau:
Tình yêu thương có rất nhiều biểu hiện. Đó có thể là ánh mắt của người
mẹ dõi theo bước đứa con đang chập chững tập đi; là tình cảm ấm áp của
những người ruột thịt. Tình yêu thương có khi chỉ chỉ là những hành vi rất nhỏ
như dắt em nhó qua đường, giúp đỡ một người xa lạ. Lớn hơn, tình yêu thương
thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ với những con người bất hạnh trong xã hội. Các
chương trình nhân đạo như: Lục lạc vàng, trái tim cho em hay chương trình
ủng hộ động bào bão lụt…đã kết nối những tấm lòng yêu thương đem lại niềm

vui cho những người bất hạnh.
* Cách viết phần mở rộng và phê phán
- Phần mở rộng thực chất là đưa ra một nhận xét toàn diện hơn về vấn đê. Tức là
chỉ ra những chỗ “không tuyệt đối” của vấn đề.
Ví dụ: Khi bàn về ý chí nghị lực ta thấy : “Không phải lúc nào chúng ta cũng
cố chấp để đối mặt trực tiếp với thử thách. Trong nhiều trường hợp ta hãy học
tập dòng sông “lượn khúc, lượn dòng mà tới bể”. Điều đó có nghĩa là chúng ta
cũng cần phải linh hoạt ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh…”
- Phần phê phán là chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch có liên quan đến
vấn đề.
Ví dụ: Khi bàn về vấn đề “tuổi trẻ cần sống có ước mơ” ta cần đi phê phán
những người sống không có ước mơ và cả những người có ước mơ nhưng không
có dũng khi để theo đuổi ước mơ.
* Cách viết phần bài học nhận thức và hành động
+ Thực chất của phần này là trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì?
+Bài học hành động : Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành
động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
+ Liên hệ bản thân.
Ví dụ: Khi bàn về vấn đề ý chí, nghị lực ta có thể rút ra bài học nhận thức và
hành động sau: “ Ý chí nghị lực là điều không thể thiếu trong hành trang chinh
phục thành công của mỗi người. Nhận thức sâu sắc chân lí ấy, mỗi người chúng
ta cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân để từng bước xây dựng cho
mình bản lĩnh đối mặt và vượt qua thử thách…”
* Cách viết phần kết đoạn
13


- Phần kết đoạn nên bắt đầu bằng dấu hiệu “tóm lại” sau đó khái quát khẳng
định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề.
- Một kết đoạn hay còn phải tạo được dư âm trong lòng người đọc. Để tạo được

điều này ta có thế dẫn ra một câu nói nào đó có liên quan thật ấn tượng, thật sâu
lắng.
- Ví dụ: Khi bàn về tình yêu thương ta có thể kết đoạn: “Tóm lại, tình yêu
thương là tình cảm cao đẹp, là điều kì diệu để con người chiến thắng mọi tai
ương, bất hạnh. Vì thế thật ý nghĩa biết bao khi ta cho đi yêu thương. Bởi “Cho
đi yêu thương” ta sẽ nhận về “hạnh phúc”.”
3.2 Đối với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Cách viết phần Mở đoạn (nêu hiện tượng): Có thể viết theo một số cách sau:
- Cách 1: Văn bản phần đọc hiểu đã nêu lên một hiện tượng đang được xã hội
quan tâm. Đó là….
- Cách 2: Giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội hiện đại và đưa ra hiện tượng
được nêu ở phần đọc hiểu.
Ví dụ khi viết về hiện tượng con người đang đắm chìm trong thế giới ảo, có thể
mở đoạn như sau: “ Khi xã hội càng hiện đại, công nghệ số mở ra một thế giới
mới tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta, nó cũng đồng thời đưa tới rất
nhiều vấn đề tiêu cực. Văn bản phần đọc hiểu đã chỉ ra một trong nhiều tiêu cực
của thời đại kĩ trị là con người đang ngày càng chìm trong thế giới ảo…”
* Cách viết phần chỉ ra biểu hiện của hiện tượng.
Khi chỉ ra biểu hiện cần chú ý chia theo từng phạm vi và cần có những dẫn
chứng chứng minh.
Ví dụ khi chỉ ra biểu hiện của vấn nạn bạo lực học đường cần chỉ ra một số
biểu biện tiêu biểu như: các học sinh nam đánh lộn, các nữ sinh đánh hội đồng…
Có thể đưa ra tên ca một số vụ như ở Hà Nội, ở Đà Nẵng….
* Cách viết phần chỉ ra hậu quả (kết quả).
- Cần có cái nhìn toàn diện để chỉ ra các tác hại của hiện tượng tiêu cực hoặc
tác dụng của hiện tượng tích cực (Có thể chi ra thành phạm vi, mức độ)
- Ví dụ: Khi bàn về hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường, có thể phân
tích ở các phương diện sau:
+ Đối với người bị đánh: lo lắng, sợ hãi không dám đến trường. Bị tổn hại về
thể chất, sức lực..

+ Đối với người đánh: Hành động đánh người chỉ thỏa mãn được cơn tức nhất
thời nhưng sau đó sẽ đối mặt với nhiều hậu quả: lo lắng, sợ hãi bị “trả thù”, bị
thầy cô nhà trường kỉ luật, thậm chí có trường hợp bị xử lí theo pháp luật..
+ Đối với gia đình, nhà trường, xã hội…
* Cách viết phần bàn về nguyên nhân và giải pháp
- Khi chỉ ra nguyên nhân cần chỉ rõ cả nguyên nhân khách quan (do tác động
của môi trường xã hội, các yếu tố bên ngoài khác) và nguyên nhân chủ quan (do
ý thức của bản thân …)
- Khi đưa ra giải pháp phải có tính hệ thống (Các cơ quan có thẩm quyền, gia
đình, nhà trường, mỗi người…).
* Cách viết phần bài học nhận thức hành động và liên hệ bản thân.(Tương tự
như dạng bài NL về một tư tưởng, đạo lí)
14


* Cách viết phần kết đoạn:(Tương tự như dạng bài NL về một tư tưởng, đạo lí)
4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận
xã hội
- Việc lấy dẫn chứng đối với một đoạn văn nghị luận xã hội (dù là nghị luận về
một tư tưởng, đạo lý hay một hiện tượng đời sống) đều có vai trò đặc biệt quan
trọng. Không có dẫn chứng bài viết sẽ thiếu “chất sống”, thiếu sự sinh động, hấp
dẫn. Quan trọng hơn, nếu thiếu dẫn chứng, những lý lẽ đưa ra sẽ không còn sức
thuyết phục. Lúc đó bài viết chỉ còn là những lời bàn luận chung chung, thiếu cơ
sở, thiếu căn cứ và hoàn toàn mang tính lý thuyết suông.
- Đối với đoạn văn 200 chữ, dẫn chứng không cần nhiều nhưng phải chính xác,
tiêu biểu và phù hợp với nội dung nghị luận. Đưa dẫn chứng không phải chỉ liệt
kê mà cần có cả lời phân tích dẫn chứng.
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số dẫn chứng để các em tham
khảo.
Ví dụ: Khi bàn về vấn đề ý chí nghị lực có thể đưa ra dẫn chứng về Nhà soạn

nhạc Beethoven, Jessica Cox, Nguyễn Đình Chiểu, Nick Vujicic…
5. Hướng dẫn học sinh thực hành làm đề
Ví dụ 1:
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề
“12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật
sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều
nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.
Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình
bày và biện giải.
Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.
Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông
lại được đặt lên hàng đầu?
Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong
nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc
sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng
ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là
điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.
Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói
quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc
tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn
và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa
biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao
nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải
bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).
(Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2016, tr.92, 93)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo
những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”?
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn
sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói

15


quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc
tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn
và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”.
Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen
văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành trình ngàn
dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
Hướng dẫn học sinh làm câu NLXH:
* Đặt vấn đề: Văn bản phần đọc hiểu đã đưa ra cho người đọc một thông điệp
giàu ý nghĩa : “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một
bước đi nhỏ bé đầu tiên
* Giải thích:
- Hành trình ngàn dặm: đường đi dài (nghĩa đen), thành công lớn (nghĩa bóng).
- Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động nhỏ bé, cụ thể.
- Nội dung câu châm ngôn: đúc kết một chân lí đơn giản, có tính quy luật:
muốn có được thành công thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được
thành công lớn
* Phân tích- Bàn luận

- Phân tích biểu hiện:
Trong đời sống tự nhiên, cũng như xã hội của con người, những điều lớn lao
đều được tạo ra bởi những gì nhỏ bé: biển cả mênh mông được tạo ra từ vô số
giọt nước; cây đại thụ trưởng thành từ hạt mầm; kì tích của nhân loại có được
nhờ những nỗ lực từng bước của con người...
- Bàn luận:
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu châm ngôn: Tất cả mọi điều vĩ đại trên thế
giới này đều bắt đầu từ những thứ nhỏ bé ở đâu đó, ở một khoảnh khắc nào đó
trong quá khứ. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời khi
cứ ngồi một chỗ, chẳng làm gì cả. Những người thành đạt là người luôn làm
việc, luôn hành động.
+ Không phải cứ “bước đi” là sẽ vượt được “hành trình ngàn dặm” (tức là có
được thành công) nhưng muốn thành công thì nhất thiết phải có những “bước đi
nhỏ bé đầu tiên”.
+ Việc làm, hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan
trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất
bại đó.
+ Trong cuộc sống có những người biết ước mơ, dám nghĩ, dám làm và đi đến
đích của cuộc hành trình rất đáng ngợi ca; bên cạnh đó, cũng cần phê phán
những người không làm gì cả, không đi một bước nào hết, vì thế, không có được
thành công thực sự.
* Bài học nhận thức và hành động:
Cần làm tốt việc nhỏ để có được thành công lớn; bắt đầu những điều lớn lao
bằng những bước đi vững chắc đầu tiên.
16


* Kết đoạn: Bất kì một hành trình nào của con người cũng chỉ thực sự bắt đầu
khi chúng ta thực hiện những bước đi đầu tiên. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy bắt đầu
ngày mới bằng những hành động cụ thể bởi “sống là không chờ đợi”.

Ví dụ 2:
I.ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu sẽ có
một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc
một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng
đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc
gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng
vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.
(Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng sống Insight, mẹ của
"cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 281-2017, trang 7)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên.
Câu 2. Theo em, trình tự lập luận trong đoạn trích trên được trình bày theo phương pháp nào?
(diễn dịch, quy nạp hay tổng-phân-hợp)
Câu 3. Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 4. Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi trẻ của vị
phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc-hiểu: Sau này con có trở
thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một
cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh,
với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế!
Hướng dẫn làm câu NLXH
a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở
đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với
yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. Vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

b. Yêu cầu về nội dung:
* Giải thích
- Tử tế: Đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mà lệ thường phải có để được coi trọng,
có lòng tốt trong đối xử.
- Làm việc tử tế:
+ Việc tử tế: Không nhất thiết phải là những việc to tát, sang trọng mà có khi chỉ
là những việc nhỏ bé, bình thường nhưng là những việc tốt, có ý nghĩa.
+ Cách làm tử tế: Có trách nhiệm đối với việc mình làm.
- Ứng xử tử tế:
+ Ứng xử có trách nhiệm, có văn hóa.
+ Trong mọi mối quan hệ, kể cả với bản thân, với trái đất.
- Nội dung ý kiến: Sau này con có thể trở thành bất cứ ai (thành vĩ nhân hay chỉ
là thường dân), có thể làm việc gì (việc lớn lao hay việc nhỏ bé) không quan
trọng. Quan trọng là phải tử tế, làm việc tử tế, ứng xử tử tế.
17


* Phân tích, bình luận
- Nêu và phân tích những biểu hiện của việc tử tế và những người tử tế.
- Tương lai là những gì sẽ diễn ra ở phía trước mà con người khó lường hết
được. Vì vậy người ta thường lo lắng và chuẩn bị chu đáo hành trang cho tương
lai.
- Bằng kinh nghiệm của những người đi trước, trách nhiệm đối với thế hệ sau,
mong ước trên của bậc phụ huynh là rất đáng trân trọng. Đó là ý kiến đúng đắn,
sâu sắc và có trách nhiệm.
+ Trước hết, đáp ứng được thực tế: "ứng vạn biến" (có thể trở thành bất cứ ai,
làm bất cứ việc gì).
+ Sau nữa nó đảm bảo được chân lí "dĩ bất biến", có thể giúp con người trưởng
thành, vững vàng trong mọi tình huống thử thách (làm việc tử tế, ứng xử tử tế).
Dù xét ở góc độ nào đi nữa thì làm việc tử tế, ứng xử tử tế vẫn phải là thước đo

giá trị con người trong mọi thời đại. Nó phải được tôn vinh.
(Thí sinh có thể có suy nghĩ khác nhưng không trái với tinh thần của câu nói,
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)
* Bài học nhận thức và hành động
- Sống tử tế là một bài học có ý nghĩa sâu sắc với mỗi người. Chúng ta cần phải
rèn luyện bản thân để trở thành người tử tế.
* Kết đoạn: Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.
Chúng ta hãy “in dấu” của mình với cuộc sống này bằng những việc làm tử tế để
không phải xót xa ân hận vì những tháng ngày sống vô nghĩa.
6. Dạy học sinh một số lưu ý để viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ đạt
điểm cao.
- Để đạt điểm cao yêu cầu bài làm phải bám sát hệ thống ý chính của mỗi dạng
bài.
- Các phần trong đoạn văn phải có sự liên kết lôgic, mạch lạc.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, lí lẽ phải thuyết phục.
- Trình bày đúng yêu cầu về hình thức, sạch đẹp.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Về phía học sinh.
Những giải pháp trên đã được tôi kiểm nghiệm qua thực tế dạy học trong
năm học 2016 -2017 tại các lớp 12A2 (Ban cơ bản C) 12A6 (Ban KHTN); 11B4
(Cơ bản C). Tôi đã thực hiện ôn rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn NLXH 200 chữ
cho học sinh và kết quả thu được rất khả quan. Năng lực học sinh đã có sự
chuyển biến tích cực qua những lần thi KSCL theo định hướng thi THPT Quốc
gia của nhà trường. Điểm thi cụ thể các lớp tôi dạy qua các lần như sau :

Điểm lần 1
Điểm lần 2
Điểm lần 3
Điểm lần 4


12A2
6,50
6,85
7,01
7,45

12A6
6,00
6,50
6,80
6,95
18

11B4
5,98
6,05
6,50
7,00


Tôi đã kiểm tra bài thi của học sinh và thấy đa số các em đều đã biết cách
làm tốt phần NLXH 20 chữ. Nhiều em đã đạt điểm tuyệt đối phần này như em
Đỗ Thị Hà 12A2; Nguyễn Thị Hà 12A2; Đỗ Thị Linh 12A2; Đỗ Thị Thủy 12A2;
Nguyễn Khánh Linh 12A6; Nguyễn Thị Linh 12A6; Nguyễn Thị Mai 12A6; Lê
Thị Hải 11B4; Lê Thị Hạ 11B4; Mai Thi 11B4…Đặc biệt trong lần thi thử theo
định hướng THPT Quốc gia đề do Sở GD&ĐT Thanh Hóa ra, điểm Văn của 2
lớp 12A2 là 7,25; lớp 12A6 là 7,0. Đây là điểm số rất cao.
Qua điều tra tất cả các em học sinh đã hiểu viết đoạn văn NLXH 200 chữ
là dung lượng khoảng 20 dòng, biết viết 1 đoạn ăn nghĩa là không xuống dòng
và nắm được cách làm các kiểu bài NLXH. Các em cũng tự tin khi thực hành

làm đề trên lớp và ở nhà. Tất cả điều đó góp phần chuẩn bị tốt cả về kiến thức,
kĩ năng, tâm lí cho học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia với kết quả
cao nhất.
2. Về phía giáo viên.
Tôi đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
NLXH 200 chữ với các đồng nghiệp môn Ngữ Văn trong và ngoài trường. Các
giáo viên đều đánh giá cao về tính khoa học và tính thực tiễn đề tài.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Dạy học Ngữ Văn không chỉ dạy cho học sinh biết rung cảm, cảm thụ các tác
phẩm nghệ thuật mà theo xu hướng chung của thế giới, dạy học Ngữ Văn còn
trang bị cho học sinh kỹ năng để đọc hiểu tất cả các loại văn bản trong các lĩnh
19


vực. Cùng với việc đọc hiểu văn bản, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh
kĩ năng bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề xã hội được nêu ra trong văn
bản đọc hiểu trong khoảng 20 dòng. Kĩ năng này không chỉ phục vụ cho việc
làm tốt bài thi THPT Quốc gia mà còn giúp các em hiểu biết sâu về các vấn đề
xã hội; biết cách thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề ấy. Đề tài của tôi
cũng chính là một kinh nghiệm để các thầy cô giáo dạy Ngữ Văn tham khảo
nhằm nâng cao chất lượng các giờ Ngữ Văn nói chung và dạy học phần Làm
Văn nghị luận xã hội nói riêng.
II. KIẾN NGHỊ
1. Trong chương trình Sách giáo khoa mới sắp tới cần đưa phần đọc hiểu
vào chương trình một cách hệ thống và khoa học. Kiểu bài viết đoạn văn nghị
luận xã hội 200 chữ cũng cần có vị trí trong chương trình. Trong đó cần định
hướng rõ hơn cho giáo viên về yêu cầu cần đạt và phương pháp thực hiện.
Đồng thời chương trình phải phát huy được tính chủ động, tích cực của học

sinh.
2. Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội thảo Sáng kiến kinh nghiệm để
các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm dạy học nói chung và dạy
đọc hiểu văn bản nói riêng.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn NLXH 200 chữ cho học sinh THPT trong các giờ dạy học
Ngữ Văn, vì vậy không tránh khỏi còn có những thiếu sót.Tôi rất mong nhận
được sự đánh giá góp ý của Hội đồng khoa học của Ngành và các đồng nghiệp
để đề tài hoàn thiện và có tính ứng dụng thực tiễn hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Trần Thị Minh Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, SGK Ngữ Văn 8
2. Nhiều tác giả, SGK Ngữ Văn 12 (Cơ bản).
20


3. Nhiều tác giả, Chuẩn KTKN Ngữ Văn 12.
4. Nguồn Internet.

21




×