Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Những giải pháp thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
3
4
4
4
4
16
17
18

I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:


Trong trường THPT, học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm
tự sự. Đặc biệt là khó khăn trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Học sinh thường thể hiện nhân vật một cách chung chung, thậm chí kể lại tác phẩm
1


mà không làm nổi bật được nhân vật. Mà trong tác phẩm tự sự thì nhân vật thường
thể hiện chủ đề của tác phẩm. Hơn nữa trong khai thác nhân vật học sinh thường
khó khăn trong việc tìm hiểu thể hiện nội tâm nhân vật. Với đề tài này, người viết
muốn đưa ra một vài cách tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự qua nội tâm nhân
vật. Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội tâm nhân vật qua giờ học tác
phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Ở đề tài này
người viết chỉ đề cập đến một khía cạnh khám phá nhân vật đó là : Hướng tìm
hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm. Bởi vì, nhân vật trong
tác phẩm tự sự hầu hết đều được các tác giả khắc hoạ rõ nét yếu tố nội tâm từ đó
nhân vật được khắc hoạ sâu sắc .
Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong một số tác phẩm tự sự trong trường
phổ thông như: "Chí Phèo" của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài rèn luyện cho các em kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ nhân vật trong
tác phẩm tự sự. Nó sẽ giúp các em lĩnh hội tác phẩm một cách chủ động, tránh sự
áp đặt, thuộc lòng một cách máy móc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp: Hướng tìm hiểu nhân vật
trong tác phẩm tự sự từ khía nội tâm nhân vật trong chương trình Ngữ văn lớp 11
và lớp 12, cụ thể là ở hai tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ"
của Tô Hoài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong giờ học tác phẩm tự sự và trong giờ làm văn

phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

2


- Từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về nội tâm nhân vật trong hai
tác phẩm tự sự: "Chí Phèo" của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

II. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong tác phẩm tự sự tác phẩm nào cũng có nhân vật và nhân vật bao giờ cũng
thể hiện chủ đề tác phẩm cho nên tìm hiểu tác phẩm là tìm hiểu nhân vật. Nhưng
3


tìm hiểu nhân vật như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong khi tiếp cận
tác phẩm văn học chúng ta tìm hiểu nhân vật qua nhiều yếu tố như ngoại hình, nội
tâm, hành động, ngôn ngữ...Như vậy tìm hiểu nội tâm nhân vật để khái quát về
nhân vật không phải là một con đường duy nhất. Tuy nhiên nội tâm có vai trò hết
sức quan trọng vì ngoại hình và hành động của nhân vật không phải bao giờ cũng
bộc lộ rõ về nhân vật
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Khi bắt gặp dạng đề này đa phần học sinh đều lúng túng trong việc phân tích một
nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Các em thường mắc lỗi kể lại cuộc đời, số phận nhân vật.
2.3. Những giải pháp thực hiện:
2.3.1. Đối với giáo viên:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự bao gồm:
- Cốt truyện.

- Nhân vật.
- Ngôn ngữ.
+ Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự:
- Nhân vật: Thường là con người, có thể là sự vật, loài vật ...
- Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện qua các khía
cạnh: Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ ...
Hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm nhân vật qua các thao tác sau:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm , nhân vật, như:
Nhân vật thuộc tác phẩm nào? Thuộc thời đại nào ? Của tác giả nào? Như thế mới
hiểu sâu về nhân vật.
- Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật qua chi tiết cụ thể như:
+ Hình dáng:
4


+ Nội tâm.
+ Quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
+ Hoàn cảnh, môi trường sống.
+ Ngôn ngữ nhân vật.
Trong các yếu tố trên thì nội tâm thể hiện một cách sâu sắc nhất nhân vật. Khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật cần lưu ý mỗi nhân vật có nội tâm
riêng, cho nên khi tìm hiểu cần có cách khám phá riêng, đặt nội tâm nhân vật trong
hoàn cảnh cụ thể để khai thác.
- Thao tác 3: Những kết luận về nội tâm nhân vật: Nhân vật là loại người nào, đại
diện cho vấn đề gì về tư tưởng của tác phẩm, đóng góp về mặt nhận thức và giáo
dục thẩm mỹ cho người đọc như thế nào? Nhân vật đã có nội tâm rõ, điển hình
chưa ... Cần có những dẫn chứng về nội tâm cụ thể để kết luận về nhân vật mang
tính thuyết phục cao.
2.3.2. Đối với học sinh:
Cần nắm được:

- Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự: là những tâm tư tình cảm bên trong của
nhân vật.
- Vai trò của nội tâm nhân vật có vai trò rất lớn trong việc thể hiện một cách toàn
diện về nhân vật. Qua nội tâm nhân vật độc giả sẽ hiểu được diễn biến tâm lí nhân
vật từ đó sẽ hiểu được tính cách nhân vật.

2.3.3. Giải pháp cụ thể:
2.3.3.1. Lựa chọn nhân vật để phân tích .
Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng phong phú. Dựa trên phương diện
kết cấu và ý thức hệ có thể chia nhân vật ra thành các loại sau: Nhân vật chính,

5


nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện ... các
nhân vật sẽ góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề và nội dung của tác phẩm.
Tuy nhiên trong giờ học ở trường phổ thông chúng ta không có đủ thời gian để
hướng dẫn học sinh phân tích hết các nhân vật được nên chúng ta phải lựa chọn các
nhân vật để phân tích. Ví dụ trong "Chí Phèo" của Nam Cao xuất hiện rất nhiều
nhân vật nhưng nhân vật Chí Phèo là thể hiện rõ nhất tư tưởng của tác phẩm. Cho
nên khi phân tích tác phẩm này cần chú ý khai thác kĩ nhân vật Chí Phèo. Hay
trong "Vợ chồng Aphủ " của Tô Hoài cũng xuất hiện nhiều nhân vật nhưng nhân vật
Mị mới là hình tượng điển hình cần phân tích.
2.3.3.2. Xác định nội tâm nhân vật.
Nội tâm nhân vật được thể hiện trong nhiều thời điểm, có thể trong quá khứ,
hiện tại hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trong tác phẩm " Chí Phèo" nhân vật Chí Phèo bộc lộ nội tâm trong hoàn khi đã
thức tỉnh.
Trong tác phẩm " Vợ chồng Aphủ" nội tâm của Mị được bộc lộ khá rõ qua hai
thời điểm đó là trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu Aphủ.

Như vậy qua hai tác phẩm trên chúng ta sẽ tập trung khai thác nội tâm hai nhân
vật Chí Phèo và Mị để tìm hiểu toàn diện về nhân vật.
2.3.3.3. Phân tích nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và nhân vật Mị (Vợ
chồng A phủ - Tô Hoài):
a, Nhân vật Chí Phèo:
Trước tiên ta hãy tìm hiểu đôi chút về lai lịch và cuộc đời của Chí Phèo. Chí
nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ không. Năm hai
mươi tuổi, hắn làm canh điền cho nhà lí Kiến. Đây là một canh điền khỏe mạnh,
nhưng “hiền lành như đất”, không những hiền lành anh ta còn nhút nhát, chính Bá
Kiến khi đó là lí Kiến đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí Phèo “vừa bóp đùi cho bà
Ba vừa run run”. Anh ta cũng có những ước mơ rất giản dị và lương thiện như
6


trăm ngàn người nông dân khác là “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn
cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì
mua thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Ở một xã hội bình thường, những con người
như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện và yên ổn. Nhưng chỉ vì ghen
tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên hiền lành, chất phác ấy vào
tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến một nông
dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành “con quỷ dữ của làng Vũ
Đại”. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo đã bị cướp
mất hình hài của con người: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt
thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm… Cái ngực phanh, đầy những nét
chạm trổ”… Không những thế tính cách Chí cũng khác hẳn khi xưa. Chí không còn
là một anh canh điền ngày xưa mà bây giờ Chí là một thằng liều mạng. Hắn có thể
làm tất cả mọi việc như một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, rạch mặt ăn vạ, đập
phá, đâm chém…
Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác
ở một bờ bụi nào đó nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhân đạo và nhất là bằng

khả năng miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để Chí
Phèo trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút sắc sảo của chủ
nghĩa hiện thực, quá trình thức tỉnh lương tâm, nhân tính của một con người bị tha
hóa, lầm lạc đã diễn ra không hề đơn giản, một chiều, dễ dãi mà do hoàn cảnh khá
đặt biệt. Trong một lần say rượu không bình thường đã vô tình đưa Chí Phèo đến
gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí và quá lứa lỡ thì. Lần say rượu đặc biệt ấy
cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí Phèo có những biến đổi mạnh mẽ
về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm nữa, chút tình thương yêu mộc mạc, cử chỉ giản dị
chân thành của thị Nở đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu tâm
hồn Chí, đánh thức bản chất lương thiện vốn có bên trong con người lầm lạc. Lúc
đầu, thị chỉ hấp dẫn Chí vì đơn giản thị là đàn bà, còn Chí là thằng đàn ông say
7


rượu. Hai người ân ái với nhau thế rồi nửa đêm Chí Phèo đau bụng nôn mửa. Thị
Nở dìu Chí Phèo vào nhà và đi “nhặt nhạnh tất cả những manh chiếu rách đắp cho
hắn”. Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy khi “trời đã sáng từ lâu”. Và kể từ khi mãn
hạn tù trở về đây là lần đầu tiên con quỷ dữ của làng Vũ Đại hết say và hoàn toàn
tỉnh táo. Chí thấy “miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn”. Lâu lắm hắn
mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng
cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót…
“Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe
thấy”, vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động
bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã
lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo… Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của
mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày “rất
xa xôi” hắn mơ ước có “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt
vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm sào ruộng
làm”. Mơ ước của Hắn thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt ba năm qua nó vẫn chưa
trở thành hiện thực. Thì ra, những ước mơ tốt đẹp của Chí Phèo không hề bị mất đi

mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó của tâm hồn Chí. Hiện tại của hắn
thật đáng buồn. Buồn vì Chí Phèo thấy mình đã già “đã sang cái dốc bên kia cuộc
đời, có thể đã hư hỏng nhiều” thế mà hắn vẫn đang “cô độc”. Tương lai của hắn
lại đáng buồn hơn, bởi hắn có quá nhiều sự bất hạnh “đói rét ốm đau và cô
độc”. Đối với Chí, cô độc còn đáng sợ hơn nhiều đói rét và ốm đau. Từ khi đi tù
về, Chí “bao giờ cũng say, say vô tận”. Giờ đây lần đầu tiên hắn tỉnh táo suy nghĩ
nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.
Đúng lúc Chí đang “vẩn vơ nghĩ mãi” thì thị Nở mang “một nồi cháo hành còn
nóng nguyên” vào. Việc làm này của thị Nở đã khiến Chí “rất ngạc nhiên” và xúc
động đến mức “trào nước mắt” bởi vì đây là lần đầu tên trong đời “hắn được một
người đàn bà cho”. Hắn thấy cháo hành của thị Nở không như bát cháo hành bình
8


thường mà trong đó còn hàm chứa tình yêu thương chân thành của thị dành cho
hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí
cảm nhận được. Còn đối với thị Nở, đây là bát cháo hành tình nguyện, bát cháo
hành đem cho, đem tặng, bát cháo hành tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình.
Một mặt, bát cháo hành thể hiện tình cảm chan chứa nhân đạo của nhà văn. Mặt
khác, nó cũng thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của
Nam Cao. Nếu như ban đầu, người đàn bà xấu xí, quá lứa lỡ thì, lại dở hơi ấy chỉ
khơi lại cái bản năng ở Chí Phèo thì sau đó điều kì diệu đã xảy ra, sự săn sóc đầy ân
tình và yêu thương mộc mạc của thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện tiềm
ẩn trong con người Chí Phèo. Bát cháo hành của thị Nở là món quà quý giá nhất mà
lần đầu tiên Chí cảm hận được trong đời mình. Hắn ăn và nhận thấy rằng cháo hành
rất ngon. Hương vị cháo hành hay hưong vị của tình yêu thương chân thành cảm
động, của hạnh phúc giản dị mà có thật , lần đầu tiên đến với Chí Phèo?
Khi ăn bát cháo hành, Chí Phèo trở lại là anh canh điền ngày xưa và thấm thía
nỗi đau của con người biết tự trọng khi bị vợ Bá Kiến sai làm những việc nhục nhã.
Điều này chứng tỏ một lần nữa Chí Phèo có bản tính tốt lành, nhưng cái bản tính

này trước đây bị lấp đi đến nay mới có cơ hội được thể hiện, bởi vì Chí Phèo vốn là
người nông dân lương thiện có bản tính tốt đẹp. Mặc dù bị xã hội tàn ác – đại diện
là bá Kiến và nhà tù thực dân dẫu có ra sức hủy diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm
thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi nhân vật này tưởng chừng
đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc chân
thành của thị trong lúc yếu đuối và cô đơn, lại trong hoàn cảnh vừa qua một trận
ốm thì bản chất ấy có cơ hội hồi sinh và nó đã hồi sinh. Từ đây, Chí sống đúng với
con người thật của mình: khao khát tình thương và muốn trở thành những người
lương thiện.

9


Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo đã bị
đóng sầm lại. Sự mong ước được sống hiền lương của Chí Phèo một lần nữa lại
không thành sự thật. Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn, bởi lẽ bà cô thị kiên
quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể đồng ý cho cháu bà “đâm đầu” đi lấy
thằng Chí Phèo – “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, bấy lâu nay chỉ có một
nghề “rạch mặt ăn vạ”, hắn mãi mãi chỉ là con quỷ dữ, không bao giờ có thể làm
người. Cách nhìn nhận của bà cô thị cũng chính là cách nhìn của mọi người làng
Vũ Đại lâu nay đối với Chí. Tất cả quen coi anh là “quỷ dữ” mất rồi. Nên hôm nay
lương tri anh thức tỉnh, linh hồn người của anh đã trở về nhưng nào có ai nhận ra?
Cho nên Chí Phèo thực sự rơi vào một bi kịch tinh thần vô cùng đau đớn – bi kịch
bị cự tuyệt làm người lương thiện. Các hy vọng được sống với thị Nở, sâu xa hơn là
hy vọng được quay về với cuộc đời lương thiện như một đóm lửa vừa mới được
nhóm lên thì đã bị ngay một gáo nước lạnh dội vào cho tắt ngấm. Mặc dù, khi nghe
những lời bà cô mắng thì thị Nở thấy lộn ruột nhưng cũng phải nghe theo. Và thị đã
giận dữ nói lại với Chí Phèo “tất cả những lời của bà cô”. Điều này khiến
Chí “ngẩn người” vì thất vọng nhưng nhưng này có lẽ hắn chưa tuyệt vọng vì lúc
đó “hắn lại như hít thấy hơi cháo hành”. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua xót

trước một sự thật phũ phàng: mọi người đã cự tuyệt, không chấp nhận, dứt khoát
không con hắn là một con người. Mùi cháo hành vẫn thoang thoảng đâu đây khiến
hắn lại càng thêm đau xót, thấm thía. Hắn thấy rõ mọi con đường đều đang đóng
chặt trước mặt hắn. Khi thị ra về, “hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay nhưng thị gạt
ra”. Điều đó chứng tỏ Chí luôn luôn khao khát tình yêu, thiết tha đến với thị Nở,
đến với cuộc đời lương thiện. Từ đây, Chí đã thấm thía sâu sắc bi kịch của con
người sinh ra làm người nhưng không được làm người. Chí vật vã, đau đớn và tuyệt
vọng. Thật là lạ khi thấy Chí ôm mặt khóc rưng rức. Những giọt nước mắt đau đớn,
hối hận nhưng đã quá muộn màng. Không còn cách nào khác, Chí lại tìm đến rượu.
Nhưng vì ý thức đã trở về, lần uống rượu này của Chí khác biết bao nhiêu lần uống
10


rượu trước. Hắn “càng uống lại càng tỉnh ra”, hắn không ngửi thấy mùi rượu mà
chỉ nghe thoang thoảng mùi cháo hành, càng uống càng thấm thía nỗi đau vô hạn
của thân phận.
Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo lại càng thấm thía hơn tội ác của kẻ
đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người. Chí đã xách dao ra đi. Hành
động muốn đi trả thù của Chí rất dữ dội, quyêt liệt khiến Chí đi đến một hành
động “đâm chết cả nhà nó”. Nhưng “nó” là ai? Tiềm thức mách bảo Chí đó là Bá
Kiến. Trước đó, Chí không định đến nhà bá Kiến mà định đến nhà thị Nở để đâm
chết thị và bà cô thị cho hả giận nhưng cuối cùng Chí lại quên đến nhà thị Nở mà
đến nhà bá Kiến. Khi đến nhà bá Kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép
kết tội tên cáo già này đòi “làm người lương thiện, đòi” một bộ mặt lành lặn. Câu
hỏi cuối cùng của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện?” là câu hỏi chất chứa niềm
phẫn uất, đau đớn, còn làn day dứt người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc
sống con người trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Thế rồi,
Chí đâm chết kẻ thù. Hành động của Chí đã vượt khỏi suy nghĩ của tên địa chủ nổi
tiếng khôn ngoan, gian hùng. Đây là cách hành động của người say không theo dự
kiến ban đầu, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu xa

đâu phải vì thị Nở hay bà cô thị mà cái kẻ làm ra Chí như thế này chính là bá Kiến.
Đến đòi quyền làm người lương thiện là phải đòi nơi lão bá, không đòi dược thì
phải trả thù. Tuy làm tay sai cho bá Kiến nhưng ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy
trong con người Chí Phèo. Khi Chí Phèo đã thức tỉnh thì hắn hiểu ra nguồn gốc bi
kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên dữ dội. Do vậy, Chí Phèo đâm
chết bá Kiến không hẳn vì say rượu mà chính vì mối thù đã bừng cháy. Cái chết của
Chí chứng tỏ Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện. Vì vậy cái chết của Chí
Phèo có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những
đẩy người dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy
họ vào cái chết.
11


Qua việc miêu tả đời sống nội tâm và nhất là quá trình thức tỉnh của Chí phèo,
Nam Cao đã đặt ra bi kịch của người nông dân trước cách mạng: đó là bi kịch con
người sinh ra là người mà không được làm người. Đồng thời qua nhân vật Chí
Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến: xã hội đó cướp đi
những gì Chí Phèo có và đã cướp những gì Chí Phèo muốn. Điều này thể hiện sự
cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự
bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra
một vấn đề nhân sinh mang tính triết lí sâu sắc: làm thế nào để con người sống
đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời. Với thành
công của truyện đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, Nam Cao đã
trở thành cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện thực 1930 – 1945.
b, Nhân vật Mị:
Mị là nhân vật chính của tác phẩm được Tô Hoài thể hiện những diễn biến tâm lí
khá tinh tế và phức tạp. Tâm lí của Mị được thể hiện khá rõ qua hai thời điểm là:
đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu A Phủ.
Tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân:
Cuộc sống của Mị trong nhà Thống lí Pá Tra là cuộc sống của một kiếp nô lệ bị

bóc lột bởi nhiều ách áp bức: Cường quyền, bạo lực, thần quyền, nam quyền.Sống
trong cuộc sống đó Mị mất hết nhiệt tình sống, cô làm việc và sống như con trâu
con ngựa, con rùa nuôi trong xó cửa. Kiếp sống đó đã đánh mất hết những nhiệt
tình sống trong cô, mất hết cảm giác làm người. Cô không kêu than, không oán
trách, không cười, không nói thậm chí còn không buồn chết khi cha cô không còn
nữa.
Sức sống tiềm tàng của Mị thực sự trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân. Hình ảnh
quen thuộc của mùa xuân đã xuất hiện. Cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa đã
được đem ra phơi trên những mỏm đá xoè ra như những con bướm sặc sỡ, hoa

12


thuốc phiện nở trắng rồi chuyển sang tím man mát, đám trẻ con chơi quay cười ầm
trên trước sân nhà. Đặc biệt mùa xuân đến bằng âm thanh của tiếng sáo gọi bạn
tình. Tiếng sáo tha thiết gọi bạn đầu làng, Mị nghe tiếng sáo vọng lại....tiếng sáo
gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường....tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu
làng. Âm thanh của tiếng sáo khơi gợi trong Mị ý thức về thời gian, mùa xuân đã
lại về và trong Mị lại dội về những khát vọng yêu đương hạnh phúc một thời" Ngày
trước Mị thổi sáo giỏi có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị
hết núi này sang núi khác". Tiếng sáo khiến Mị sống lại niếm ham sống khát vọng
hạnh phúc một thời tuổi trẻ. Mị ý thức rằng mình vẫn còn trẻ " Mị thấy phơi phới
trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm.
Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Mị đau xót trước sự bó buộc của thực tại" Nếu
có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa".
Đây chính là sự phản kháng lại hoàn cảnh thực tại, chứng tỏ rằng âm thanh của
tiếng sáo đã đánh thức trong Mị những khao khát sống đã bị lụi tắt. Trong cô vẫn
tiềm tàng một thứ ánh sáng le lói đó là niềm ham sống, sức sống tiềm tàng trong cô
vẫn âm ỉ cháy đã bùng lên mạnh mẽ dưới lớp tro tàn. Mị uống rượu, cứ uống ừng
ực từng bát. Đây là hành động không bình thường của Mị. Cô không ý thức được

hành động của bản thân. Hơi rượu khiến Mị nồng nàn đưa cô trở về với quá khứ
tươi đẹp của những đêm tình mùa xuân. Mị thắp đèn" Mị đến góc nhà lấy ống mỡ
xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". ánh đèn đã thắp sáng lên căn phòng
Mị ở đồng thời cũng thắp lên một thứ ánh áng mới lạ trong cuộc đời của Mị trong
nhà Thống lí. Cô chuẩn bị trang phục đi chơi" Mị cuốn lại tóc với tay lấy cái váy
hoa...mị muốn đi chơi". Hàng loạt những hành động của Mị nối đuôi nhau như một
phản ứng dây chuyền, theo bản năng của một con người tự do, đi theo tiếng gọi của
mình theo một quy luật biện chứng tâm hồn. Mị thực hiện hành động của mình mặc
ánh mắt lạ lẫm của bố con nhà Thống lí. Tâm lí của Mị được phát triển lên đỉnh
điểm vừa mơ hồ vừa tỉnh táo, vừa hiện thực vừa lãng mạn. ở Mị xuất hiện hai con
13


người, hai tâm trạng. Một con người cam chịu, day dứt lo lắng, tủi hờn về thân
phận, một con người trỗi dậy mạnh mẽ náo nức muốn tháo cũi sổ lồng. Mị thả hồn
đi theo âm thanh của những tiếng sáo, theo những cuộc chơi, hơi rượu nồng nàn
khiến Mị lúc mê lúc tỉnh, nồng nàn tha thiết nhớ. Đó chính là sức sống tiềm tàng
trong Mị tưởng đã bị vùi lấp nhưng nay bỗng trỗi dậy bùng lên một cách mạnh mẽ.
Như vậy nội tâm của Mị đã được thể hiện khá rõ qua diễn biến tâm lí của cô.
Qua nội tâm nhân vật ta thấy rõ về cuộc đời Mị - một người dân lao động miền núi
có cuộc đời éo le bất hạnh nhưng họ vẫn vượt lên trên cuộc đời, số phận để giành
lấy tình yêu, hạnh phúc, tự do.
Tâm lí của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ:
Hành động cứu A phủ của Mị diễn ra khá phức tạp phù hợp với diễn biến tâm lí
của Mị. Thấy A Phủ bị trói bên bếp lửa Mị vẫn lạnh lùng dửng dưng" Mị vẫn thản
nhiên thổi lửa hơ tay, nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi....đêm sau
Mị vẫn ra sưởi như đêm trước". Hành động của Mị thể hiện một sự vô cảm, tê dại,
chai lì vì cô đã quá quen với những cảnh đánh đập hành hạ trong nhà Thống lí.
Tâm lí của Mị được phát triển mạnh mẽ khi Mị nhìn thấy dòng nước mắt đồng
cảm " Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, một dòng nước mắt lấp

lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Giọt nước mắt của A Phủ cũng chính là
giọt nước mắt trước đây mà Mị phải rơi khi cô bị trói, nước mắt rơi xuống mà
không lau đi được. Sự đồng cảm khiến Mị hình thành những cảm xúc thương xót
với A Phủ xen lẫn với cảm xúc căm hờn, ý thức phản kháng lại hoàn cảnh đã bắt
đầu hình thành trong cô. Từ ý thức, từ tình thương yêu đồng loại khiến Mị không
do dự trong hành động cởi trói cứu A Phủ "Làm sao Mị cũng không thấy sợ....Mị
rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây". Hành động này thể hiện vẻ đẹp trong tâm
hồn Mị. Cứu A Phủ, nhìn hoàn cảnh thực tại Mị đã quyết định chạy theo A Phủ " A
phủ cho tôi đi....ở đây thì chết mất". Đây là hành động thể hiện sự phát triển tâm lí
theo quy luật biện chứng trong con người Mị. Thể hiện bản năng tự vệ phản kháng
14


tích cực, sự tháo cũi sổ lồng bứt ra khỏi địa ngục trần gian, cất mình khỏi nấm mồ
tăm tối bay ra vùng trời tự do của cánh chim bằng. Mị đã đi từ thung lũng đau
thương đến cánh đồng vui. Tâm lí của Mị diễn biến khá phức tạp thể hiện phép biện
chứng trong tâm hồn Mị diễn ra đầy mâu thuẫn nhưng bất ngờ hợp lí, thể hiện ngòi
bút miêu tả tâm lí sắc sảo của Tô Hoài.
Như vậy thông qua tâm lí nhân vật Mị người đọc đã hiểu về con người Mị một
kiểu nhân vật người dân lao động miền núi bị bóc lột nhưng vẫn khao khát vươn
lên tìm hạnh phúc tự do. Đây chính là vẻ đẹp trong tâm hồn con người mà Tô Hoài
muốn thể hiện.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

15


Qua việc dạy tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân
vật trong giờ giảng văn và giờ làm văn áp dụng với 2 lớp 11B2, 12A5, thu được kết

quả cụ thể như sau:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về nhân vật.
- Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu về nhân vật.
- Áp dụng làm các dạng bài về nhân vật một cách có hiệu quả.
+ Cụ thể:
Lớp

Sĩ số

11B2
12A5

45
43

Hứng thú học
Số lượng
Phần trăm
45
100%
43
100%

Hiểu bài
Số lượng
Phần trăm
45
100%
43
100%


Kết quả kiểm tra viết trung bình các khối lớp:
+ Giỏi = 10%
+ Khá = 60%
+ Trung bình= 30%

III. Kết luận
3.1. Kết luận:

16


- Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm cho
nên việc hướng đẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự ở
trường phổ thông không nằm ngoài mục đích này. Việc làm này sẽ có tác dụng
nâng cao hiệu quả dạy của thầy và học của trò.
- Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá
vấn đề để khám phá tư tưởng chủ đề của tác phẩm một cách đúng đắn, hiệu quả
cao.
- Tuy nhiên nội tâm nhân vật không phải là yếu tố duy nhất để thể hiện nhân vật.
Cho nên khi phân tích nhân vật không được xem nhẹ các yếu tố khác như : Ngoại
hình, ngôn ngữ, hành động… Có như vậy nhân vật mới được hiện lên một cách
toàn diện hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Với kết quả thực tế đạt được, kính mong Sở GD&ĐT, các nhà trường và các đồng
nghiệp vận dụng SKKN trên vào việc giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giờ
học.
- Tuy nhiên, với điều kiện thời gian ngắn chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Rất
mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân
thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam kết SKKN
trên do tôi viết, không
copy của người khác
Tác giả
Nguyễn Quang Hưng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1, Từ điển thuật ngữ văn học. (NXB – ĐHQG HN – 1997)
2, Từ điển tiếng Việt. (NXB GD – 2006)
3, Lí luận văn học. (NXB GD – 2001)
4, Phương pháp dạy học văn. (NXB ĐHQGHN – 1999)
5, Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT (NXBGD – 1999)
6, Phê bình nghiên cứu văn học. (NXBGD – 1999)
7, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học. (NXBGD – 2001)
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng Cấp Sở GD&ĐT đánh giá:
- Tên đề tài: Sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học văn
- Xếp loại: C, Năm học 2010 - 2011

18




×