Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kinh nghiệm giúp học sinh nhận biết chữ tài và chữ tâm trong truyện ngắnchữ người tử tù của nguyễn tuân qua việc giáo dục quan niệm sống cho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.07 KB, 21 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài:
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,
một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Việc giữ
gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá
trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải
quyết. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, đặc
biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên, là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là
tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì
chính họ là những “ mùa xuân của xã hội” thì những cái tiêu cực cũng đang xâm
nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân nhất là học sinh còn đang
ngồi trên ghế nhà trường THPT.
Không biết từ bao giờ "Tâm" và "Tài" đã trở thành một tiêu chí đánh giá
cho một nghề nghiệp, một vị trí trong xã hội hiện đại. Bất cứ một nghề nào trong
xã hội đều cần thiết phải có chữ “ Tài” và chữ “ Tâm”, và hơn nữa để thành đạt
và có uy tín trong xã hội thì cần phải là người có cái tâm lớn “ chữ Tâm kia phải
bằng ba chữ Tài” (Nguyễn Du); Raxun Gamzatop trong “Đasghetxtan của tôi”
đã nói rằng: “Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt
nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người”; Viên Mai nói rằng “Tài
gia tình chi phát, tài tử thịnh tình tắc thâm” (Tài là ở tinh phát ra, tài cao ắt tình
sâu). Đó cũng chính là niềm tự hào và vinh quang của nghề giáo khi giáo dục
học sinh trong các nhà trường.
Giáo sư Vũ Ngọc Phan từng nhận xét:“ Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn
Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi
thưởng thức”. Nói đến nhà văn Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên
gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Những sáng
tác của ông tồn tại như những giá trị thẫm mĩ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm
tòi, sáng tạo nên các giá trị mới.. Đây là tác phẩm chính trong chương trình ngữ
văn THPT, cả về thi Quốc gia và học sinh giỏi, nên việc học tác phẩm này đòi
hỏi học sinh phải khám phá, khai thác một cách khoa học, chuyên sâu, sáng tạo
như: ngôn từ, tình tiêt, cốt truyện, thể loại... thông qua cảm thụ, tri giác để cảm


nhận hình tượng trong hai văn bản này được chọn vẹn. Nắm được ý đồ sáng tạo
của Nguyễn Tuân để xâm nhập vào hệ thống hình tượng trong các nhân vật của
ông để từ đó rút ra tưởng tình cảm của tác giả, hiểu được vị trí tác phẩm trong
lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật dân tộc. Bên cạnh
đó, tác phẩm giúp học sinh cảm nhận được nhân cách cao đẹp của Nguyên Tuân
thanh sạch, cao thượng, nhân văn là nhờ cái Tài và cái Tâm độc đáo của ông cho
dù sáng tác cả trước 1945 và sau 1945. Theo Nguyễn Tuân, Tài phải đi đôi với
tâm, ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng
cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn
Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa.Tuy văn của Nguyễn
Tuân vẫn còn có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó
theo dõi, nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm
thấy nặng nề, học sinh khó tiếp thu, dẫn đến khi làm đề thi về tác giả, cũng như
tác phẩm của ông đều rất khó khăn.
1


Ngoài giáo dục tình cảm và đạo đức, việc bồi dưỡng nhân tài và đào tạo
học sinh giỏi văn của trường THPT Thọ Xuân 5, một loại hình trường từ bán công
nhiều năm, học sinh có học lực yếu không có nhân tố đào tạo. Nên nhiệm vụ của
người giáo viên phải có tâm huyết, trách nhiệm, có kinh nghiệm phát hiện, lựa chọn
nguồn học sinh giỏi nhất lại là chuyên văn, môn chính trong thi tốt nghiệp và Đại học,
bởi nó là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của nhà trường.
Tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực, đánh giá
học sinh theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, tôi đã đi sâu nâng cao kiến thức bài học, giúp
học sinh nâng cao năng lực đọc hiểu, cảm thụ, chuyên sâu, khoa học hơn trong ôn luyện
học sinh, qua các dạng đề nâng cao về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm này nhất là
dạng đề về lí luận văn học. Từ những lí do trên, với giới hạn là trao đổi kinh nghiệm
của cá nhân, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Kinh nghiệm nhận biết chữ Tài và chữ
Tâm trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và việc giáo dục

quan niệm sống cho học sinh”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần phục vụ ôn thi ôn thi hoc
sinh, phù hợp với chương trình đổi mới ra đề và đổi mới thi cử hiện nay.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh phát hiện và hiểu rõ nội dung, bản chất về tác giả Nguyễn
Tuân cũng như chữ Tâm và chữ Tài trong các sáng tác của ông.Từ đó hình thành kĩ
năng kiến thức bồi dưỡng giáo dục nhân cách và tài năng cho học sinh.
Tìm, lựa chọn được những học sinh có năng khiếu cảm thụ, tạo lập được bài
văn nghị luận văn học, thông qua lí luận văn học và lí luận xã hội. Nhằm thúc đẩy
phong trào học Ngữ văn của nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn bài: truyện ngắn “Chữ người tử tù” tiết 39,40,41, SGK, Ngữ văn
11 tập 1 để đưa ra hệ thống lí thuyết về tác giả Nguyễn Tuân, sự nghiệp, phong
cách sáng tác và nội dung nghệ thuật của tác phẩm trên để hình thành phát triển các
năng lực cho học sinh như : Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy sáng tạo;
Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp Tiếng Việt; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, trong
đó chủ yếu là: Năng lực tư duy sáng tạo và Năng lực giải quyết vấn đề, bài học liên
quan đến giáo dục nhân cách, tài năng cho học sinh.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chỉ ngiên cứu một khía cạnh nhỏ, đó là chữ Tài và chữ Tâm của nhà
văn Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” sáng tác trước
1945. Nên tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đọc hiểu.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp thuyết giảng.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp phân tích nêu vấn đề.
1.5. Những điểm mới của sáng kinh nghiệm:
Trong bài viết này tôi nêu ra hiểu biết của mình về việc cảm thụ một tác
phẩm theo đúng hướng khai thác truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” – khai thác

theo con đường đi tìm cái đẹp của nhân vật. Mục đích của tôi là đưa các em học

2


sinh cảm nhận bằng tấm lòng vẻ đẹp của nhân vật theo con đường tìm đến cái
đẹp . Nhờ đó mà giáo dục các em có quan niệm sống lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Tôi dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người, một phương
pháp giáo dục như: nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển
phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi
người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây,
sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu
hình thành và phát triển nhân cách con người.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
a. Quan niệm về chữ Tài và chữ Tâm trong văn học Việt Nam:
a.1. Quan niệm về chữ Tâm trong văn học Việt Nam:
Theo từ điển tiếng Việt và quan niệm dân gian ta. Chữ Tâm là tiếng Hán
-Việt, nếu nói theo chữ Việt thuần túy thì đó là lòng người. Khi nói đến chữ Tâm
kèm theo với chữ khác như: Tâm an”, “Tâm hoà”, “Tâm bình”, “Tâm ngay thẳng”,
Tâm trong sáng”, “Trực tâm”, ngược lại là những chữ “Ác tâm”, “Hắc tâm”, “Tà
tâm”, “Tâm đen tối” .... Tâm ở trước các chữ như “tâm thần”, “tâm lí”, “tâm cảm”,
“tâm cảnh”, “tâm thức”, tâm tình”...Tâm ở sau các chữ như: “thiện tâm”,“vọng
tâm”, “nội tâm”, “chân tâm”, thành tâm”, “ác tâm” v.v.Trong văn học, Tâm có một
nội hàm rộng lớn vì bao gồm tâm thức (lĩnh vực nhận thức, có ý thức), tâm
cảnh (dùng các ý về cảnh để tả tình cảm), tâm niệm, tâm tư, tâm tính, tâm sự, tâm
pháp (mọi phương pháp tác động lên tâm lý, từ tác động lên ý thức như giáo dục và
công tác tư tưởng đến tác động lên vô thức như tâm lý liệu pháp), tâm cảm, tâm
trạng, tâm hồn, tâm linh, tâm xúc, tâm bệnh...... Trong truyện Kiều Nguyễn Du có

viết:
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Chữ Thiện căn ở đây tức là: Khi ta làm được 3 nghiệp lành như thân
nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là ta đã gieo được một thiện căn tốt. Chữ Tâm ở đây
có nghĩa là thái độ sống.
Theo dòng lịch sử văn học Việt Nam, chữ Tâm xuất hiện hầu hết các thể loại
văn hoc như: ca dao, tục ngữ, truyện Nôm Kiều của Nguyễn Du, văn học hiện
đại .....sáng tác trên lập trường Tâm và Tài. Đấy chính là điểm sáng của văn chương
ta.
a.2. Quan niệm về chữ Tài trong văn học Việt Nam:
Theo từ điển tiếng Việt: Tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là
kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của
mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình
huống phức tạp. Là kết quả của nhiều yếu tố: năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong
học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao
động chân tay và lao động trí óc.
Theo lí luận văn học Việt Nam: Tài: là kỹ năng của các nhà văn như: kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ để mô tả một ý tưởng, một phong cảnh, dù đó là sự hư cấu hay thực
tế. Nhà văn, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm bao gồm cả
3


những thể loại văn học như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên
khuynh hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có
thể được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc
kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim.....
b. Biểu hiện chữ Tài và chữ Tâm trong sáng tác của Nguyễn Tuân:
b.1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh giới thiệu:
* Cuộc đời và nhân cách con người: Sinh năm 1910 - 1987 tại phố Hàng Bạc

- Hà Nội, trong gia đình có truyền thống nho học lâu đời. Nhưng đến thời thân sinh
(là cụ Tú Hải Văn) nho học thất thế, nhường chỗ cho Tây học, xã hội giao thời Tây Tàu nhố nhăng, dẫn đến tư tưởng bất đắc chí. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc,
Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt
vọng.
- Năm 1929, bị đuổi học, bị bắt, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng
tinh thần sâu sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ "đại bất đắc
chí", như một người "hư hỏng hoàn toàn". Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim
"Cánh đồng ma", quay tại Hồng Kông.
- Từ 1942 đến 1945, ngày càng bế tắc, suy sụp, ông có ý định tự sát. Cách mạng
tháng tám đã tự "lột xác" và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng.
Năm 1950, vào Ðảng CSÐD.Từ 1948-1958, là tổng thư ký Hội VN VN. Hăng hái
tham gia vào hai cuộc kháng chiến, đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn
chương ngợi ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc. Ông mất ngày 28-7-1987 tại
Hà Nội.
- Là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Am tường cả Hán học lẫn
Tây học, có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt, đề cao và chú tâm gìn giữ nhân
cách nghệ sĩ. Căm ghét thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. Ðọc văn ông, có
khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn, là một tài năng phong phú, có năng lực ở
nhiều lĩnh vực nghệ thuật. thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý,
điện ảnh. Có quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc, khi đã ở đỉnh cao
nghề nghiệp, luôn nghiêm khắc với chính mình "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật"
(Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ
viết hoa".....
* Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm tiêu biểu :Trước 1945 : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939),
Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư
đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn
(1945). Sau 1945 : Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng
càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960),
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978),Tuyển

tập Nguyễn Tuân (1994).
- Nội dung:
+ Trước 1945: Sinh ra trong gia đình Hán học, nên Nguyễn Tuân sáng tác theo bút
pháp cổ điển, chưa gây được tiếng vang như: "Giang hồ hành" (thơ), "Vườn xuân lan
tạ chủ" (truyện ngắn). Ðó là tinh thần hoài cựu, luôn chăm chút nhặt nhạnh những vẻ
đẹp xưa dù đã tàn tạ, cuối mùa; là hệ thống nhân vật tài hoa tài tử, nhuốm chút ngông
nghênh kiêu bạc; là lối văn cầu kỳ trúc trắc mà uyên bác hơn người.
4


Đến khi xuất hiện trên các báo với những truyện ngắn hiện thực trào phúng, cười
châm biếm: (Ðánh mất ví, Một vụ bắt rượu, Mười năm trời mới gặp lại cố nhân), nhưng
không khẳng định được vị trí trên văn đàn. Đến khi tùy bút - du ký "Một chuyến đi",
(1938), Nguyễn Tuân mới thể hiện được giọng điệu riêng, hết sức phóng túng, linh hoạt
đến kỳ ảo : "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót
trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh
bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa" (Nguyễn Ðăng Mạnh). Nhân vật chính là
cái "tôi" ngông nghênh kiêu bạc của nhà văn chịu quá nhiều đắng cay tủi cực đã hoài
nghi tất cả, chỉ tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc sắc sảo và tinh tế của mình tích
lũy được trên bước đường xê dịch.
Đỉnh cao "Vang bóng một thời" 1939, đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ
Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới
trên con đường hiện đại hóa. Nội dung: "Vang bóng một thời" : Một thời đã qua nay chỉ
còn vang bóng (đẹp xưa) của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông
Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà
trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. Hay tên đao phủ còn
chém người bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng; vừa đi vừa
dềnh dàng đánh cờ bằng miệng, ... Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối
với con người, bởi nó còn được đo bằng mùa, bằng tiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu
sắc truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một. Ðau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn

Tuân ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính.“VBMT”
như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Năm 1945, sáng tác dần đi vào ngõ cụt. Cái "tôi" ấy có vẻ mất tự tin và
niềm tin vào cuộc sống, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng ngày càng khủng hoảng
sâu sắc, viết thưa dần, xuất hiện thêm các đề tài mới hướng về thế giới của yêu tinh,
ma quỷ ("Xác ngọc lam", "Ðới roi", "Rượu bệnh", "Loạn âm") .....
+ Sau năm 1945: Tự "lột xác" để dấn thân vào cuộc đời mới (Vô đề, Ngày
đầy tuổi tôi Cách Mệnh)...... Riêng "Chùa Ðàn" - một tác phẩm được viết khá công
phu và đầy tâm huyết. Là truyện về một nhân vật mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa,
ích kỷ đến tàn nhẫn, như được uống liều thuốc cải lão hoàn đồng, tự cải tạo vươn
lên thành con người mới, sống chan hòa với xung quanh, là một cố gắng đáng trân
trọng. Tiếp theo, hai tập tùy bút : "Ðường vui" (1949) và "Tình chiến dịch" (1950).
Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, ông hăng hái xốc ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo
đường chiến dịch. Cái "tôi" giờ đây không còn phá phách, ngông nghênh nữa mà
rưng rưng hòa nhập, sẻ chia với đồng bào đồng chí. Giọng điệu văn chương trở nên
sôi nổi tin yêu, tràn ngập một tình cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê
hương đất nước, với Cách mạng và kháng chiến, lại tiếp tục bôn ba trên hành trình
đi tìm cái Ðẹp, cái Đẹp. vốc từng vốc lớn chất liệu hiện thực và bày biện một cách
hết sức tài hoa, tinh vi lên trang viết để thết đãi cả nhân dân mình : "Phở", "Cây Hà
Nội", "Con rùa thủ đô", "Tìm hiểu Sê Khốp",....
Tùy bút "Sông Ðà", viết từ 1958 đến 1960, đỉnh cao mới từ sau CM tháng tám.
Tác phẩm như một dòng thác lớn thanh âm ngôn ngữ, cảm xúc, tư tưởng được khơi
đúng nguồn mạch chính, hệt con sông Ðà "hung bạo và trữ tình", chảy băng băng qua
vùng Tây Bắc hùng vĩ và ngạo nghễ với thời gian. Ðọc "Sông Ðà", thấy cái Ðẹp - chất
"vàng mười" của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống mới - quả là nhiều
5


vô kể. Cánh cửa tâm hồn tài hoa, lãng tử như mở toang ra cho cái Ðẹp ùa vào ("Hà Nội
ta đánh Mỹ giỏi" (1972), "Ký" (1976), "Hương vị và cảnh sắc đất nước" (1978). Sáng

tác thời kỳ này chia hai mảng : Viết về tình cảm Bắc - Nam và đấu tranh chống Mỹ Ngụy; Tiếp tục khai thác vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, của truyền thống
văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, theo một cách riêng. Dưới ngòi bút của ông,
người Việt Nam vừa đánh Mỹ vừa sản xuất trong tư thế ung dung, sang trọng và đầy tài
hoa, tư thế của một dân tộc không chỉ giành được chính nghĩa trong chiến đấu giữ nước
mà còn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, người đọc phải ngỡ ngàng trước một
sức bút kỳ lạ với vốn sống ngồn ngộn, tinh tế, vừa đầy ắp liên tưởng bất ngờ, thú vị vừa
nóng hổi tính thời sự.
* Phong cách nghệ thuật :
- Ngông: Ngay từ bút danh: Nhất Lang,Thanh Thuỷ,Thanh Hà, Ngột Lôi
Nhật, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. Thể hiện của sự chống trả
mọi thứ nền nếp, phép tắc, định kiến cứng nhắc, hẹp hòi của xã hội bằng cách làm
ngược lại với thái độ ngạo đời. "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa
truyền thống tài hoa bất đắc chí của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà.... và trực
tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ
các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân,
quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Trước CM: Cực đoan, đẩy lên thành chủ nghĩa : chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa xê
dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực,.... đây là phản ứng tâm lý của một cá
nhân trước tấn kịch xã hội, một trí thức yêu nước không chấp nhận chế độ thực
dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình ra và vượt lên trên cái xã hội của
những kẻ xu thời, thỏa mãn với thân phận nô lệ. Sau CM: Mất đi phần cực đoan,
giữ lại cái cốt cách, độc đáo cho trang viết, cái ngông tồn tại như hạt nhân, chi phối
toàn bộ các phương diện khác của phong cách nghệ thuật, từ đề tài, hệ thống nhân
vật cho đến thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ.
- Mới, lạ, không giống ai: Đề tài: luôn quan niệm "chưa ai khơi" và “sáng tạo
những gì chưa ai có”. Bằng cảm giác mạnh, ấn tượng rất sâu, ông say sưa trước cảnh,
tình và tri thức phong phú các các loại được bày biện một cách đẹp đẽ, mặt khác, khi
cảm giác nhất thời qua đi, bao giờ người ta cũng thấy như quý yêu thêm một chút tự
hào thêm một chút về dân tộc mình, về thời đại mình đang sống; Hệ thống nhân vật:

Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó: Ðó
là cụ Kép, cụ Sáu, cụ Nghè Móm, ông Phó Sứ, ông Cử Hai.... những nghệ sĩ bậc thầy
của nghệ thuật uống trà, uống rượu, chơi đèn kéo quân và đánh bạc bằng thơ (trong
"Vang bóng một thời"). Là ông Thông Phu lắm tài nhiều tật, cuối cùng đã gục chết trên
một ván cờ đất vì uất ức (trong "Chiếc lư đồng mắt cua").
- Tùy bút: Tài liên tưởng, lung linh kì ảo, mới lạ, cảm xúc chủ quan, linh hoạt
phong phú, giọng điệu hóm hỉnh, lí lẽ triêt lí, mặc sức vẫy vùng múa lượn trên đỉnh cao
sáng tạo nghệ thuật. Mạch văn có lúc cuồn cuộn, ầm ào, gân guốc; có lúc đằm thắm, sâu
lắng, thiết tha : "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại, réo to mãi lên. ................... bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Có lối ví von, so sánh thật chính xác, mới lạ; sự vật
được miêu tả trong trường liên tưởng, cảm giác chuyển đổi tinh tế, bất ngờ : "Nước bể
6


Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy ? (...) Cái màu xanh luôn luôn biến
đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa
tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ ? Xanh như lá chuối non ? Xanh như
lá chuối già ? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng?.....(...) Sóng cứ kế tiếp cái xanh
muôn vẻ mới, và nắng chiều luôn luôn thay mầu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào
tuôn ra kịp với nhịp sóng". Có một kho từ vựng hết sức phong phú do lòng yêu say mê
tiếng mẹ đẻ. Luôn có ý thức sáng tạo từ và cách dùng từ mới, lạ: "Hiu quạnh sống trong
người mình và chung quanh mình, cái gì cũng gợi đến những ý vắng, lạnh và cũ và mỏi
và ngừng hết. Ngồi ăn một mình cả một mâm cơm chiều nay, tự nhiên tôi có cái cảm
tưởng gở dại là mình đã trở nên một người góa bụa, hoàn toàn góa bụa. Góa vợ con,
thân thích, anh em bạn, góa nhân loại, góa tất cả. Bát cơm và vào miệng, chỉ là những
miếng thê lương". "Mãi đến bây giờ về gần đến Phố, tôi mới nhớ ra trong xe còn có
thêm một hành khách nữa. Ấy là một người đàn bà, một thứ đàn bà tồi. Tồi ở chỗ lõa lồ
trong câu nói tiếng cười. Tồi ở cái cách phục sức rẻ tiền mà cứ gắng làm ra lộng lẫy
cho kỳ được". Ông tự nhận xét : "Ngôn ngữ của Nguyễn lủng cà lủng củng, dấm dẳn cứ

như đấm vào họng. Ðọc lên nghĩa tối quá lời sấm ông trạng. Nguyễn cứ lập ngôn một
cách bướng bỉnh vì đời nó ngu thế thì không bướng bỉnh sao được".
b. Về chữ tài và chữ Tâm của nhà nghệ sĩ lớn Nguyễn Tuân
b.2. Chữ Tài và chữ Tâm trong truyện ngắn “Chữ người tử tù ” của Nguyễn
Tuân.
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 khẳng định: Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa
về người sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết
phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Tài phải đi đôi với
Tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi
trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài
nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Chúng ta đã biết, Nguyễn Tuân là nhà văn
“Duy mỹ” suốt đời đi tìm cái đẹp, ông đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho
người đọc bao hình tượng văn học sáng ngời. Tập truyện “Vang bóng một thời”, có lẽ là
nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thả thơ, đánh thơ, chơi thư pháp....
Gắn liền với thú chơi tao nhà em dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc
Mường và Thái, cộng với dân theo đạo Thiên chúa cũng nhiều. Đa số không có nhu
cầu học nâng cao, chỉ mục đích là tốt nghiệp rồi ra trường đi làm công nhân, làm
đồi nương, và đi xuất khẩu lao động.
Đội ngũ giáo viên còn non trẻ, kinh nghiệm ít, nhiều năm hưởng lương từ
nguồn học phí, dẫn đến tâm lí dạy học chưa chuyên sâu.
Trường THPT Thọ Xuân 5 không có phòng đọc thư viện, chỉ có kho đựng
sách giáo khoa, đầu sách tham khảo không có.
Do sự thúc bách của xã hội, môn Ngữ văn dành cho thi chọn nghề nghiệp ít,
đã giảm, xã hội không có nhu cầu. Nên việc lựa chọn học văn và học bồi dưỡng
học sinh giỏi và thi Đại học và giáo dục nhân cách là khó khăn.
2.3. Giải pháp thực hiện giúp học sinh nhận biết chữ Tài và chữ Tâm trong
truyện ngắn “ Chữ người tử tù” qua phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân”
giáo dục quan niệm sống cho học sinh:
Trong suốt những năm đứng lớp giảng dạy Ngữ văn của trường THPT Thọ
Xuân 5, tôi đã phát hiện, và rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào dạy học đem lại

thành tích cho nhà trường, lợi ích uy tín trước quần chúng nhân dân, niềm tin cho
học sinh. Tôi áp dụng các giải pháp sau:
a. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
* Đối với người dạy:
- Giới thiệu tài liệu tham khảo: tên sách, tuyển tập về nhà văn Nguyển Tuân để các em
tìm đọc tra cứu, trên các phương tiện thông tin đai chúng, tham khảo đọc trước.Yêu
cầu học sinh ghi chép vào vở những lời nhận xét, đánh giá của các nhà lí luận phê
bình, những câu văn hay, nhận định về tác phẩm tác giả này. Xác định được những
vấn đề xoay quanh chữ Tâm và chữ Tài mà Nguyễn Tuân miêu tả trong hai tác
phẩm, từ đó hình thành những câu hỏi, nội dung trả lời cho câu hỏi của học sinh,
làm cơ sở cho việc ra các dạng đề luyện tập. Cách thức ra đề, chấm bài, làm bài ở
10


nhà, để học sinh năm được mức độ cũng tiếp cận cũng kĩ năng làm bài nâng cao
học sinh giỏi.
- Tổ chức những buổi xenima, giao lưu đối thoại với học sinh, giáo án có sự lồng
ghép liên môn với môn GDCD, Lịch sử...
* Đối người học:
- Đọc tài liệu trước khi đến lớp, sưu tầm tranh ảnh tư liệu có liên quan đến
hai văn bản này, đọc các bài lí luận phê bình về nhà Nguyễn Tuân.
- Nắm vững kiến thức cơ bản mà giáo viên đưa ra
- Tiếp cận rõ về tác giả Nguyễn Tuân, tuyển tập truyện và tùy bút của ông,
nội dung và nghệ thuật về hai văn bản trên.
- Thấy rõ chữ Tâm và chữ Tài biểu hiện trong hai tác phẩm mà nhà văn phản ánh.
- Tự hình thành đề thi và đáp án qua các dạng đề
- Thảo luận, chữa các bài tập trên lớp.
b. Cách thức tiến hành:
* Giáo viên cung cấp lại kiến thức về tác gỉa Nguyễn Tuân, cuộc đời, con
người, nội dung, phong cách sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật ở tác phẩm “Chữ

người tử tù” thông qua hể thống đặt câu hỏi.
* Giáo viên ra những đề xoay quanh hai tác phẩm cho học sinh thảo luận và
trình bày đáp án, chỉ ra chữ Tâm và chữ Tài trước lớp.
* Chấm điểm, nhận xét, đánh giá, và ra đề luyện tiếp cho học sinh từ dạng
thấp đến nâng cao.
c. Úng dụng cụ thể trong truyện ngắn: “Chữ người tử tù” và việc giáo dục
quan niệm sống cho học sinh:
Tác phẩm “Chữ người tử tù” là bài nằm trong chương trình khối 11 ban cơ
bản tiết 39,40,41, và liên hệ “Người lái đò sông Đà” thuộc tiết 45,46 khối 12. Tổng
chương trình học là 5 tiết, 1 tiết dành cho tìm hiểu tác giả, nhưng sách giáo khoa
chỉ mới giới thiệu những kiến thức cơ bản chưa chuyên sâu. Nên giáo viên phải
cung cấp những kiến thức về tác giả như sau:
- Tôi soạn giáo án với nội dung dạy về hai tác phẩm này qua 3 tiết học.
Tiết 39,40,41: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn cao - Quan niệm thẩm mĩ
và tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả - Những đặc sắc nghệ thuật của tác
phẩm: Xây dựng nhân vật tạo tình huống, nghệ thống ngôn ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật văn học và tìm hiểu tác phẩm
trên những phương diện đặc trưng thể loại
B. Phương tiện thực hiện - Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, tài liệi tham
khảo - Học sinh: vở soạn, SGK
C. Phương pháp: Giáo viên tổ chức giờ dạy bằng cách kết hợp các phương
pháp: nêu gợi dẫn vấn đề, trao đổi, vấn đáp và các phương pháp dạy học tích
cực.
D. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
11



a: Sử dụngphương pháp các mảnh ghép Nêu những nét cơ bản về tác giả? kể
tên những tác phẩm chính? Nêu những hiểu biết về “ vang bóng một thời”? Hoạt
động
b: Sử dụng phương pháp Khăn trải bàn Câu hỏi mở Nhân vật Huấn cao được
xuất hiện qua những vẻ đẹp nào? Tìm những chi tiết chứng minh cho từng vẻ
đẹp? Cảnh ngộ của Huấn cao được tác giả giới thiệu như
*Phần vào bài: GV dùng mảnh ghép đưa ra những những tư liệu lời hay ý đẹp
như sau: (Máy chiếu) để học sinh cảm nhận, lĩnh hội.
Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng.
– Lỗ Tấn
Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.
– Khổng Tử
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
– Cao Bá Quát
- Hình ảnh nhà Nguyễn Tuấn và tập truyện tiêu biểu trước cách mạng:

*Phần bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Tiết 1:
GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn và đặt câu
hỏi, yêu cầu học sinh trả lời
Em hãy nêu những nét cơ bản về
tác giả Nguyễn Tuân?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên.


Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong
một gia đình nhà Nho khi Hán học đã
tàn. Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường
Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Học hết bậc thành chung ở Nam Đinh,
sau đó về Hà Nội viết văn làm báo.
- Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của trào
lưu văn học lãng mạn 1930-1945, với ba
đề tài chính : Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp
vang bóng một thời, Đời sống trụy lạc.
12


Hoạt động của GV & HS

Nội dung cần đạt
- Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn
Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi
bút của mình phục vụ hai cuộc kháng
chiến của dân tộc.
Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Phong cách nghệ thuật
Dựa vào sách giáo khoa, và qua các - Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, uyên
sáng tác mà em biết, Nguyễn Tuân bác, độc đáo tập trung thể hiện trong một
đã để lại những phong cách nghệ
chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ

thuật gì?
điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi chí của những Nguyễn Khuyến, Tú
ý nội dung bên.
Xương, Tản Ðà,... Vừa tiếp cận đời sống
và con người từ góc độ văn hóa nghệ
thuật, từ phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Đóng góp rất lớn trong thể loại tùy bút và
bút kí, mà nổi bật trong giai đoạn sáng
tác sau Cách mạng tháng Tám.
3. Tác phẩm chính và tập truyện vang
bóng một thời
GV chuyển ý và đưa ra nội dung tiếp - Một chuyến đi (1938), Vang bóng một
theo và đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh thời, Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư
trả lời
đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949),
Em hãy kể tên những tác phẩm mà Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960),
Nguyễn Tuân để lại cho nền văn
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
học nước nhà?
*Vang bóng một thời: là tập truyện gồm
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi 11 truyện ngắn: Chém treo ngành,
ý nội dung bên.
Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ,
Em biết gì về tập truyện “Vang
Ngôi mả cũ, Hương cuội, Chữ người tử
bóng một thời” ?
tù, Ném bút chì, Chén trà trong sương
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi sớm, Một cảnh thu muộn, Báo oán.
ý nội dung bên.

4. Chữ Hán và nghệ thuật thư pháp
GV chuyển ý và đưa ra nội dung tiếp Chữ Hán (chữ Nho): là chữ tượng hình,
theo và đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh viết bằng bút lông - mực tàu.
trả lời
- Nghệ thuật thư pháp: là nghệ thuật viết
Em hãy nêu những hiểu biết về
chữ đẹp, mang tính hội họa. Chữ Hán có
chữ Hán và nghệ thuật thư pháp
4 kiểu viết:
xưa ở nước ta?
+ Chân: Chân phương
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi + Thảo: Viết thoáng
ý nội dung bên, thông qua bài thơ
+ Triện: Theo hình vuông
“Ông Đình Liên để liên hệ tác phẩm + Lệ: Uốn lượn hoa mĩ
này.
=> Qua nét chữ phần nào có thể thấy
- GV đưa ra 1 số hình ảnh chử Hán
được tài năng, tâm hồn, phẩm hạnh, ước
hoặc viết mẫu lên bảng và lên máy
mơ, khát vọng của người viết. Chữ là
13


Hoạt động của GV & HS
chiếu để học sinh cảm nhận.

Nội dung cần đạt

NGƯỜI.

5. Bố cục văn bản:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “…ta dò ý hắn lần
Phần này GV yêu cầu HS đọc văn
nữa xem sao”): Tâm trạng viên quản
bản trước ở nhà, gợi ý gọi học sinh
ngục khi biết Huấn Cao cùng năm người
trả lười và gợi ý bố cục văn bản.
tử tù sẽ đến nhà lao do mình cai quản.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “… ta phụ mất
một tấm lòng trong thiên hạ”): Diễn biến
tâm trạng, hành động của quản ngục và
Huấn Cao trong thời gian những người tử
tù ở đề lao.
- Đoạn 3 (còn lại): Huấn Cao cho chữ và
lời khuyên quản ngục.
Tiết 2:
II. Đọc - hiểu văn bản:
GV chuyển ý và đặt câu hỏi yêu cầu
1. Tình huống truyện độc đáo:
HS trả lời thông qua bài soạn ở nhà.
- Họ gặp nhau trong cảnh ngục tù.
Đọc truyện và xem cảnh mở đầu
Trong hoàn cảnh éo le.
văn bản em thấy tình huống truyện + Huấn Cao: Kẻ tử tù, “phản nghịch” hiện ra như thế nào?
Chấp pháp
+ Quản ngục: Kẻ giữ trật tự xã hội Hành pháp
=> Trên bình diện xã hội họ đối nghịch,
nhưng trên bình diện nghệ thuật họ là tri
kỉ, tri âm – Hai tâm hồn yêu cái đẹp.
Chính tình huống này đã làm tỏa sáng vẻ

đẹp của cả hai hình tượng.
2. Nhân vật Viên quản ngục
Em hày giới thiệu chung về nhân
a. Cảnh ngộ:
vật này? Hoàn cảnh, cảnh ngộ sống - Là cai ngục sống giữa gông xiềng, tội
như thế nào?
ác, hằng ngày phải làm và chứng kiến
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi bao điều: “ tàn nhẫn”, “lừa lọc”, … “giữa
ý nội dung bên.
một đống cặn bã … phải ăn đời ở kiếp
với lũ quay quắt”
- Luôn day dứt vì đã … chọn nhầm
nghề.
=> Cảnh sống ấy dễ tha hóa một con
người, đẩy con người vào chốn bùn nhơ
…có thể nói viên quản ngục sống với
nghề nghiệp của mình như bị cầm tù về
mặt nhân cách.
Trong cảnh ngộ sống như vậy ông
b. Phẩm chất và tính cách :
được nhà văn miêu tả có phẩm
- Là người tài hoa: Đam mê thư pháp.
chất tính cách như thế nào?
+ Xem chữ Huấn Cao như “báu vật,” nếu
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi không xin được thì “ân hận suốt đời”.
14


Hoạt động của GV & HS
ý nội dung bên.


Nội dung cần đạt
+ Băn khoăn lo lắng, tìm mọi cách để xin
được chữ của Huấn Cao.
=> Biết thưởng thức nghệ thuật và trân
trọng nghệ thuật. Một thú chơi thanh cao,
không phù hợp với một cai ngục
Ông Quản ngục làm cái nghề dơ
- Là người có nhân cách: biết giá người,
bẩn trong tù nhưng đối với Huấn
quý trọng người ngay:
Cao như thế nào? Có giống những + Khi nghe tin Huấn Cao đến: cho quét
cai tù khác không? ( Lai Tân – Hồ
dọn phòng giam trước.
Chí Minh)
+ Khi tiếp nhận tù nhân: Nhìn Huấn Cao
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi với đôi mắt hiền lành, kính nể (biệt
ý nội dung bên.
nhỡn).
+ Tiếp đãi Huấn Cao: dâng rượu thịt, nói
năng cung kính, lễ độ …
=> Một người có khí phách, bất chấp luật
lệ nhà tù chỉ vì một lòng quý trọng đối
với một con người có nhân cách lớn như
Huấn Cao.
Khi bị Huấn Cao miệt thị, thậm trí - Ngôn ngữ và hành động của quản ngục
mằng mỏ nhưng ngôn ngữ và hành đối với người tử tù:
động của QN như thế nào?
+ Ngôn ngữ cung kính: Xin lĩnh ý, xin
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi bái lĩnh.

ý nội dung bên.
+ Vái lạy người tử tù: Khi được chữ và
lời khuyên
+ Tư thế: thụ động, khúm núm, run run…
+ Khi tiếp nhận lời huấn dụ của Huấn
Cao : Chân thành đến nghẹn ngào.
=> Địa vị xã hội nhà tù bị xóa mờ
nhường chỗ cho cái đẹp nhân cách, trí tuệ
Liên môn tích hợp môn GDCD
lên ngôi.
Qua sự phân tích trên em có nhận c. Đánh giá:
xét gì về nhân vật Quản Ngục?
- Ngục quan là người có nhân cách biết
GV lồng ghép các câu thành ngữ ca
kính mến khí phách, biết tiếc và quý
dao như: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh trọng người tài, quý trọng thiên lương,
mùi bùn”......
khao khát vươn tới cái đẹp, cái văn
Liên hệ bài GDCD lớp 10: Đạo đức minh, văn hóa.
- Môi trường, nghề nghiệp là gông xiềng
phủ lên nhân cách của đời ông. Và ông
đã chiến thắng cảnh ngộ, chiến thắng
Liên môn tích hợp môn lịch sử
chính mình bằng sức cảm hóa của cái
GV chuyển ý sang nhân vật Ông
Tâm, cái Tài, cái Nhân cách lớn của
Huấn Cao. Và đặt câu hỏi HS trả lời? Huấn Cao.
Cũng như nhân vật QN, ông Huấn 3. Nhân vật Huấn Cao:
Cáo có cảnh ngộ sống như thế nào? a. Cảnh ngộ :
15



Hoạt động của GV & HS
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên. Thông qua lịch sử
giáo viên gợi lại lịch sử phong kiến
Việt Nam cuối thế kỉ 19, và triều đình
chúa Nguyễn với nhân vật lịch sử
Cao Bá Quát và nhũng giai thoại liên
quan đến tài năng nhân cách của
ông
Còn về phẩm chất và tính cách của
ông hiện ra như thế nào?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên
Nhắc lại bộ môn nghệ thuật thư pháp

Nội dung cần đạt
- Là người dám đứng về phía nông dân
chống lại triều đình, nay sa cơ thất thế
phải chịu án tử hình.
=>Cảnh ngộ gông xiềng nhưng vẫn ung
dung, đĩnh đạc. Là một anh hùng thất thế,
thất thế nhưng vẫn anh hùng. Huấn Cao
bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về
nhân cách.
b. Phẩm chất và tính cách:
- Là một nghệ sĩ người tài hoa:
+ Huyền thoại về:“…tài viết chữ nhanh
và đẹp”

+ Qua lời viên quản ngục: “Có được chữ
Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên
đời”.
=> Chất nghệ sĩ đó đã làm hài hòa thế đối
nghịch giữa người tử tù và viên quản
ngục, thành sự hòa hợp tri kỉ, tri âm. Sức
Liên môn tích hợp môn lịch sử
mạnh của nghệ thuật và nhân cách có thể
Không chỉ có tài mà ông còn có
cảm hóa được con người.
phẩm chất gì của người anh hùng? - Dũng khí hiên ngang bất khuất:
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi + Huyền thoại về : “… tài bẻ khóa và
ý nội dung bên
vượt ngục”, “… văn võ đều có tài”.
GV lưu ý vụ án chu di tam tộc của
+ Oai dũng thần tướng: hành động dỗ
Cao Bá Quát trong lịch sử.
gông đuổi rệp.
+ Thản nhiên nhận rượu thịt
+ Khinh thường kẻ vô danh tiểu tốt thị
oai.
+ Khẩu khí khinh bạc : khi ra lệnh quản
ngục thoái lui
=> Là người bất khuất trước uy quyền.
Khi hiểu được QN có sở thích cao
- Bao dung, độ lượng, trọng nghĩa khinh
quý Huấn Cao còn là người có
tài:
phẩm chất gì nữa?
+ Chỉ tặng chữ cho người tri kỉ: “ không

Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình
ý nội dung bên
viết câu đối bao giờ”.
GV gợi lại phẩm chất của Trương Phi + Trân trọng, quý mến, nâng đỡ những
trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La người có tấm lòng hướng thiện: Sẵn lòng
Quán Trung – đoạn trích “Hồi trống
cho chữ và chân thành khuyên nhũ viên
Cổ Thành” cái thái độ phục thiện
quản ngục.
đúng lúc của người hùng.
=> Cứng cỏi trước uy quyền nhưng mềm
lòng trước một nhân cách, có thiên lương
trong sáng, nhân cách cao cả. Là người
có tư tưởng tiến bộ.
16


Hoạt động của GV & HS
Qua sự phân tích trên em có nhận
xét gì về nhân vật Huấn Cao? Nhà
văn Nguyễn Tuân gửi gắm quan
niệm gì về người anh hùng?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên

Cuối câu chuyện ta còn thấy xuất
hiện cảnh gì? Cảnh đó gợi cho em
cảm nghỉ gì?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên


Nội dung cần đạt
c. Đánh giá:
- Huấn Cao là một trong những hình
tượng nhân vật đẹp nhất của nhà
văn Nguyễn Tuân. Hình tượng này thể
hiện khá rõ quan niệm thẩm mĩ của nhà
văn : cái Đẹp phải là sự kết hợp giữa cái
tâm và cái tài. Gốc của cái đẹp cũng như
cái gốc của chữ nghĩa chính là “thiên
lương”. Cái đẹp, dù trong hoàn cảnh nào,
cũng sẽ luôn vươn lên và tỏa sáng. Nó
không chấp nhận sống chung với cái ác,
cái xấu. Cái đẹp chân chính có sức mạnh
cảm hóa con người. Qua tư tưởng nghệ
thuật về cái Đẹp, nhà văn thiết tha gửi
đến bạn đọc thông điệp : dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng phải sống đẹp, phải
giữ gìn “thiên lương” cho lành vững. Mà
sống đẹp không thể không gắn liền với
cách ứng xử văn hóa, một trong những
cách ứng xử ấy là thái độ tôn trọng tài
năng và phẩm giá của con người. Biết
“biệt nhỡn liên tài” cũng chính là biết
sống một cách nhân văn và đầy tinh thần
văn hóa.
4. Cảnh cho chữ
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Nhà ngục biểu tượng của gông xiềng
dã man lại diễn ra cảnh chữ tặng chữ cho

nhau, đường hoàng, bình thản như ở
ngoài đời.
+ Người tử tù ung dung viết chữ, đỉnh
đạc khuyên răn cai ngục.
+ Cai ngục khúm núm, run run
=> Đó là bức tranh tuyệt tác vừa hiện
thực, vừa siêu thực:
+ Hiện thực vì nó có đủ màu sắc hình
khối, có cả mùi thơm của thứ mực nho
hảo hạng
+ Siêu thực: ở chỗ kì diệu, huyền ảo ở
hình tượng Huấn Cao lồng lộng, kì vĩ dồn
cả tâm lực vào từng nét chữ, giải thích ý
nghĩa từng chữ, thưởng thức mùi mực
thơm, nâng người viên quản ngục thẳng
dậy cùng với lời khuyên chân thành.
17


Hoạt động của GV & HS

Thông qua cảnh cho chữ nahf văn
gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên
Em có nhận xet gì về nội dung và
nghệ thuật của truyện ngán này?
Học sinh thảo luận và trả lời, GV gợi
ý nội dung bên
Cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ

sgk

GV đưa ra các yêu cầu để luyện tập
1. Nêu chủ đề của câu truyện?
2. Vẽ sơ đồ bài học
3. Luyện đề, viết bài
Học sinh thảo luận từng phấn và trả
lời, GV gợi ý nội dung bên
Định hướng, nhắc nhở tập viết bài,

Nội dung cần đạt
=> Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự
trị nhưng cái đẹp không thể sống chung
với cái ác. Muốn thưởng thức cái đẹp
phải có tâm hồn trong sáng. Đây cũng
chính là tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Tuân.
Siêu thực: ở chỗ kì diệu, huyền ảo ở hình
tượng Huấn Cao lồng lộng, kì vĩ dồn cả
tâm lực vào từng nét chữ, giải thích ý
nghĩa từng chữ, thưởng thức mùi mực
thơm, nâng người viên quản ngục thẳng
dậy cùng với lời khuyên chân thành.
=> Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự
trị nhưng cái đẹp không thể sống chung
với cái ác. Muốn thưởng thức cái đẹp
phải có tâm hồn trong sáng. Đây cũng
chính là tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Tuân.
III. Tổng kết

Nội dung: Khắc hoạ thành công hình
tượng Huấn Cao - một con người tài hoa,
có tâm hồn trong sáng, cao thượng và khí
phách hiên ngang.
Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng
định sự bất tử của cái đẹp, bộc lộ kín đáo
tấm lòng yêu nước.
Nghệ thuật: Thể hiện tài năng tạo dựng
tình huống truyện, dựng cảnh,
Khắc họa thành công tính cách nhân vật,
tạo không khí truyện cổ kính, trang trọng,
ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Khai thác tối ưu hiệu quả của thủ pháp
đối lập và bút pháp lí tưởng hoá.
IV. Luyện đề:
1. Chủ đề: Qua “Chữ người tử tù”
Nguyễn Tuân muốn nói lên tiếng nói trân
trọng đối với những con người tài hoa và
nhân cách cao thượng đồng thời cũng nói
lên nỗi xót thương, nuối tiếc trước những
giá trị văn hóa tinh thần dân tộc ngày một
mai một và đó cũng là cách bày tỏ tấm
lòng yêu nước thầm kín của tác giả trước
lòng thời cuộc.
2. SƠ DỒ TÓM TẮT NHÂN VẬT
18


Hoạt động của GV & HS
chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết, và

chọn ôn đội tuyển học sinh giỏi.

Nội dung cần đạt
HUẤN CAO
HUẤN CAO
Nho
Thiên
Khí

lương
phách
tài
hoa

trong
sáng

hiên
ngang

Nhân vật lý týởng có sự kết hợp hài
hòa giữa
TÂM - TÀI, THIỆN – MỸ

Gv gợi ý đáp án cho học sinh và
hướng dẫn kĩ năng làm bài trong buổi
dạy ôn thi

3.Ra đề thực hành trên lớp:
* Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm 2011

Câu 3 (12 điểm):
Sự vận động trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng
tháng Tám: từ Chữ người tử tù đến
Người lái đò sông Đà.
Đáp án:
* Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm 2012
Câu II (6.0 điểm)
Cảnh cho chữ (trích Chữ người tử tù Nguyễn Tuân) - cuộc tương ngộ của
những tấm lòng.
Đáp án:
3. Viết bài, chấm chữa bài: (gv chấm bài
học sinh làm ở nhà)
2.4. Hiệu quả đạt được:
Cùng với cách dạy nâng cao trên hàng năm tôi đã luyện thi Đại học khối
C, D đạt nhiều kết quả khích lê. Từ một trường có học sinh đậu Đại học còn khiêm
tốn, đa số học sinh có hạnh kiểm khá, trung bình nay đa số học sinh học có hạnh
kiểm tốt, ngoan ngoãn. Môn Ngũ văn trở thành điểm mạnh của nhà trường, tỉ lệ đỗ
Đại học điểm cao, đỗ những trường uy tín như: em: Phạm Văn Cương đậu học viện
19


chính trị quan sự (Bắc Ninh (2014), em Phạm Quốc Trung, Lê Văn Đạt đậu Học
viện cảnh sát nhân dân (2015), Phạm Văn Trình đậu học viện An ninh (2016) và
nhiều em đạt học lực giỏi môn văn......
Đa số học sinh những lóp tôi dạy đều có niềm đam mê học văn và nhiệt tình
đăng kí tham gia học đội tuyển của nhà trường. Được học sinh yêu mến, nhân dân
tin tưởng đăng kí tuyển sinh vào trường học, và học khối của mình.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:

Phân tích và khám phá một tác phẩm văn chương là công
việc vất vả của người giáo viên. Làm sao để các em cảm thụ và
yêu quý tác tác phẩm, rung
động trước tác phẩm không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi
giáo viên không chỉ
có tài mà còn phải có cái tâm.
Có thể nói Nguyễn Tuân, là một nhà văn có tấm lòng tha thiết với đất nước,
với tiếng Việt, với cuộc sống, với cái đẹp và cái thật đúng như sách giáo khoa Văn
12 nhận định như: "Một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn" của nên văn học hiện
đại việt Nam. Học văn của ông chúng ta sống dậy, lớn lên cả về phong cách, quan
điểm, tài năng, tâm huyết. Tôi luôn tìm tòi, suy ngẫm, khám phá thứ văn “độc tấu”
đó, luôn khao khát truyển lại chút lửa ấy cho học sinh của mình. Trên đây là những
ý kiến, suy nghỉ của cá nhân tôi khi thực hiện công tác giảng dạy của mình, xong
để diễn đạt thì còn hạn chế, mong hội đồng khoa học góp ý để đề tài của tôi tiếp tục
và sớm được áp dụng tốt hơn.
3.2. Kiến nghị:
Nhà trường, Sở GD&ĐT Thanh Hóa quan tâm tạo điều kiện ra những
giải pháp để trường THPT Thọ Xuân 5 có thư viện đọc, cung cấp tất cả các đầu
sách tham khảo, tổng tập các tác phẩm, nhà văn nhà thơ, sách lí luận nghiên cứu
phê bình văn học, tạp chí văn học đưa vào nhà trường để học sinh có điều kiện
đọc tham khảo, ghi chép làm tài liệu. Tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa văn học
như: tổ chức các lớp chuyên đề về chuyên môn, về đổi mới
phương pháp dạy học, giao lưu hội thảo gặp gỡ các nhà thơ nhà văn để học sinh
và giáo viên có dịp trao đổi, đối thoại về các vấn đề văn học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2017
CAM ĐOAN KHÔNG COPPY


Lê Thị Châu

20


21



×