Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thiết kế bài “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích kịch vũ như tô) của nguyễn huy tưởng theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.06 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
II. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................3
.............................................................................................................................13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................13

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn M.Gorki đã từng nói : “Văn học là nhân học” Nhận định đó đã
làm toát lên ý nghĩa to lớn của văn học nói chung và môn Ngữ văn trong nhà
tường nói riêng. Quả thật ,Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong
sự phát triển tư duy của con người. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội,
môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Mục đích cuối cùng của việc dạy học Văn là đào tạo được
những thế hệ học sinh không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm
xúc, có tâm hồn trong sáng, giàu lòng nhân ái, biết vươn tới Chân - Thiện – Mĩ.
Vì vậy, dạy học Văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà trường
mà là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nó liên quan trực tiếp đến chiến lược
con người, đến sứ mệnh của chế độ và cả đời sống văn học của xã hội. Đây
không còn là chuyện văn chương đơn thuần mà là chuyện đời, càng không phải
chỉ là câu chuyện về những cậu học trò ngây thơ mà chuyện của những con
người sắp thay thế cha anh làm chủ thế kỉ XXI; đây cũng không phải là chuyện
chữ nghĩa mà là linh hồn của chiến lược con người. Do đó, cần phải có cái nhìn
toàn diện về thực trạng dạy học Văn trong nhà trường theo đòi hỏi gay gắt, cấp
bách của bản thân đời sống xã hội và đời sống sư phạm để tìm ra một hướng đi
đúng đắn cho bài toán phức tạp có nhiều nghịch lí, nhiều lời giải khác nhau
nhưng vẫn chưa có một đáp số tối ưu.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học và công nghệ
cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng


nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do
yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết
nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của
một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà phải vận dụng kiến
thức liên môn một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo
một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp đang là
một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung
và phương pháp dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng. Đây là một bước
chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo
con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn đời sống.
Từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất vấn đề về dạy học
Văn theo hướng tích hợp. Nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở một
văn bản cụ thể với đề tài: Thiết kế bài “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch
Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng theo hướng tích hợp. Tôi tin rằng với
hướng dạy này, học sinh sẽ tìm thấy hứng thú học văn mà bấy lâu nay các em
không còn mấy mặn mà với chính nó .
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi xác định mục tiêu
cụ thể đó là giúp học sinh đến gần hơn với bộ môn Văn một cách tự giác, tích
2


cực, hứng thú, say mê. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy - học Văn
trong nhà trường THPT
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm, đặc biệt là trong thời
gian qua, tại các lớp thuộc khối 11 của trường THPT Ngọc Lặc trong năm học
2015-2016 và năm học 2016-2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau
đây: phương pháp miêu tả - phân tích, phương pháp khảo sát, thống kê, phương
pháp so sánh.
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp
nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất
trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng. Hiểu như vậy, tích
hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng ở các môn học
khác nhau hoặc hợp phần của một bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học
hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT,
khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan
hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau,
phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh nhất và vững chắc”.
2.1.2. Các hình thức tích hợp
a. Tích hợp ngang
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm
văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách
đồng bộ và liên kết với nhau trên nhiều mặt để hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật
cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn
khác.
Trong một bài học Ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, giáo viên cần phải
nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần, từ
đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân môn

trong bài học đó.
b. Tích hợp dọc
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn
với nhau, tức là giữa văn bản với văn bản, giữa tiếng Việt với tiếng Việt, giữa
tập làm văn với tập làm văn trong cùng một khối hay các khối theo chiều dọc từ
trên xuống.
3


Thực chất, tích hợp dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở
những thời điểm thích hợp để học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống.
Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau
giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu hơn nội dung bài học.
c. Tích hợp liên môn (tích hợp ngoài Văn)
Tích hợp liên môn là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ
văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội(Đặc
biệt là tích hợp với các môn sử ,dịa và GDCD), các ngành khoa học, nghệ thuật
khác, với kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ đời sống cộng đồng,
qua đó làm giàu vốn hiểu biết, khắc sâu kiến thức, bồi bổ tâm hồn và phát triển
nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh rất hào hứng với nội dung bài
học, vốn kiến thức tổng hợp cho học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên
nhưng hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên môn thông qua hình thức tích hợp
này giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của
văn bản.
2.1.3. Biện pháp khi tích hợp
Khi thực hiện phương pháp tích hợp, giáo viên cần có năng lực sư phạm,
kiến thức chuyên môn vững vàng, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học thành thạo.
Ngoài ra, để giờ học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý một số biện pháp sau:
- Dùng hệ thống câu hỏi nâng cao có tính chất tổng hợp nhằm:

Phát huy tính tích cực động não, suy nghĩ của học sinh
Phát huy trên nhóm học tập
- Dùng hệ thống bài tập nâng cao: Nên dùng bài tập trắc nghiệm tốt hơn
bài tập tự luận hoặc dùng trò chơi ô chữ.
- Dùng sơ đồ, biểu bảng: Biện pháp này thích hợp với kiểu tích hợp dọc
- Dùng tranh minh họa hoặc kênh hình.
2.1.4. Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương pháp tích hợp
Để thiết kế một giờ học theo quan điểm tích hợp, trước mỗi văn bản, tác
phẩm được dạy, giáo viên cần chú ý khai thác các vấn đề cơ bản sau:
- Những hiểu biết về tiếng Việt và ngôn ngữ học cần để phân tích, soi
sáng, làm nổi bật nội dung của văn bản, tác phẩm (ngữ âm, từ vựng, biện pháp
tu từ…).
- Những hiểu biết về lí luận, lịch sử văn học và các yếu tố khác ngoài văn
bản góp phần hiểu đúng, hiểu sâu hơn về văn bản, tác phẩm văn học.
- Những vấn đề nào đặt ra trong tác phẩm dành cho sự cảm nhận riêng
biệt của mỗi học sinh.
- Cách tổ chức giờ học như thế nào để tích hợp được tất cả các tri thức và
kĩ năng đã nêu?
Tóm lại một giờ học Văn theo hướng tích hợp là một giờ học phải vận
dụng một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn nhiều tri thức và kĩ năng nhằm làm sáng
lên những giá trị nội dung và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm văn học.

4


2.2. Thực trạng của vấn đề
Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp đang là một xu hướng tất yếu, là
biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, rèn luyện thói quen
tư duy, nhận thức vấn đề một cách hệ thống và lôgic. Qua đó, học sinh thấy
được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức trong chương trình, vận dụng

kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về Văn,
tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Theo tinh thần đổi mới, SGK Ngữ văn gồm 3 phân môn: Văn bản, Tiếng
Việt, Tập làm văn. Nội dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân
môn này có quan hệ mật thiết với nhau, đều hướng đến mục đích cuối cùng là
nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh. GS.TS Nguyễn Thanh Hùng viết: “Tích hợp là điểm nổi bật nhất của
chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới đã chi phối cách xây dựng chương
trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học Văn” (Tích hợp trong dạy học
Ngữ văn – Tạp chí KHGD)
Song, thực tiễn cho thấy từ thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học Văn
vẫn mang tính “hàn lâm, lí thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền
thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa
chú trọng đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực
tiễn.
Những năm gần đây, phương pháp dạy học tích hợp đã được giáo viên
tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phương pháp dạy học hiện nay về cơ bản chưa
có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân môn, từng phương diện kiến thức còn bị
tách rời, học sinh học tập chưa tích cực, hiệu quả giờ học chưa cao. Nhiều giờ
dạy, giáo viên chưa chú trọng phương pháp tích hợp làm cho việc khai thác văn
bản thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, chất lượng bài dạy chưa đạt hiệu quả
cao. Một số giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được
tích hợp không có mối liên hệ gắn bó giữa các môn học trong cùng tổ hợp cũng
như với môn học khác. Đôi khi, giáo viên lựa chọn kiến thức tích hợp chưa
trọng tâm, vô hình chung làm lệch nội dung trọng tâm, mục tiêu cần đạt của tiết
dạy.
Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán
triệt trong toàn bộ môn học: từ đọc văn, tiếng Việt đến Làm văn với các môn học
khác; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, tích hợp trong chương
trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của

giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh, tích hợp trong các
sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi việc
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài
giờ, tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân
chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự
học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.

5


2.3. Vận dụng phương pháp tích hợp trong thiết kế bài “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” (Trích kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng.
2.3.1. Lựa chọn những nội dung của bài học có thể tích hợp
Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, nội dung bài học và những kiến
thức liên quan, tôi xin lựa chọn những nội dung tích hợp sau
2.3.1.1. Phần tiểu dẫn
a. Tác giả: Giáo viên có thể lựa chọn cách tích hợp dọc trong một phân
môn khác khối để tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng đã học trong chương trình?
Học sinh trả lời: Tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” với hình ảnh Trần
Quốc Toản dù nhỏ tuổi nhưng có lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm
lớn lao với đất nước.
Giáo viên đặt câu hỏi: Từ tác phẩm đó, em hãy lí giải yếu tố quen và lạ
khi đến với tác phẩm Vũ Như Tô?
Học sinh trả lời: Quen: Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác các
đề tài lịch sử để dựng nên những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về
lịch sử bi hùng của dân tộc.
Lạ: Ông không những là nhà viết tiểu thuyết có nhiều đóng góp mà còn là nhà
viết kịch tài ba; văn phong khi giản dị, trong sáng, khi thâm trầm sâu sắc.

b. Tác phẩm
Phần hoàn cảnh ra đời, giáo viên có thể tích hợp với kiến thức lịch sử
dưới triều Lê Tương Dực.
Giáo viên hỏi: Vở kịch Vũ Như Tô được viết dựa trên sự kiện lịch sử nào?
Học sinh trả lời: Tác phẩm được viết dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở
kinh thành Thăng Long dưới thời Lê Tương Dực.
Giáo viên hỏi: Em biết gì về sự kiện này và triều vua Lê Tương Dực?
Học sinh trả lời: Lê Tương Dực là ông vua xa sỉ, hoang dâm vô độ. Để
thõa mãn thú ăn chơi, ông đã bắt xây dựng cung điện trăm nóc lấy tên là Cửu
Trùng Đài. Vì vậy, Tương Dực phải cần đến một người thợ tài ba bậc nhất là Vũ
Như Tô và hàng vạn nhân lực gồm cả cống phẩm từ các nước Lào, Chiêm thành
– Chăm pa. Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua,
bảo rằng Tương Dực có tướng lợn nên mọi người ngoài và dân chúng gọi ông là
Vua Lợn. Do mải mê ăn chơi, thác loạn, xa hoa nên Tương Dực ngày càng bỏ bê
chính sự, từ chối quân vương, ra sức huy động bắt bớ dân đen, hành hạ, thúc dục
xây dựng đài điện, tẩm cung. Đó là nguyên nhân khiến dân oán thán, nạn trộm
cắp, chết đói, bạo loạn nổi lên nhanh chóng. Ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516
vua Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết.

6


Phần tóm tắt, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt theo sơ đồ:
CTĐ là
Lê Tương
nơi ăn
Dực
chơi

Đan Thiềm


Trịnh Duy
Sản

CỬU
TRÙNG
ĐÀI

CTĐ
tranh
tinh xảo
với hóa
công
CTĐ bị
tiêu hủy

Vũ Như
Tô từ
chối

Vũ Như

nhận
lời

Vũ Như
Tô đau
đớn và
bị giết


Hình 1. Sơ đồ tóm tắt tác phẩm
2.3.1.2. Phần đọc hiểu văn bản
- Giáo viên giới thiệu trích đoạn kịch Vũ Như Tô được chiếu trên VTV1 (Đoạn
liên quan đến nội dung văn bản)
- Nhân Vật Đan Thiềm: Giáo viên có thể tích hợp dọc
Giáo viên hỏi: từ nhân vật Đan Thiềm, em liên hệ đến nhân vật văn học
nào trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ?
Học sinh trả lời: Từ nhân vật Đan Thiềm có thể liên hệ đến nhân vật viên
quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Đây cũng là
người yêu và say mê cái đẹp, luôn “biệt nhỡn liên tài”.
2.3.1.3. Phần tổng kết: Giáo viên có thể tích hợp dọc
Giáo viên hỏi: So sánh điểm giống và khác nhau giữa nhân vật Vũ Như
Tô và Đan Thiềm?
Học sinh trả lời:
* Giống nhau: - Đều say mê, trân trọng cái Đẹp
- Có bản lĩnh, có nhân cách cao đẹp
 Phải chịu kết cục bi thảm
* Khác nhau: - Vũ Như Tô Là nghệ sĩ say mê sáng tạo cái Đẹp nhưng không
thực hiện được giấc mộng lớn của mình. Đan Thiềm là người trân trọng cái tài,
cái đẹp nhưng phải lâm vào oan ức đau thương.
- Vũ Như Tô bướng bỉnh, cực đoan, ảo tưởng, khó thích ứng với
những diễn biến phức tạp của cuộc đời. Đan Thiềm tỉnh táo sáng suốt, dễ thích
ứng với hoàn cảnh.

7


Giáo viên hỏi: Nhận xét quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng có
gì giống với quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”?
Học sinh trả lời: Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Tuân đều quan niệm

nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống. Cái đẹp phải được xây dựng trên cơ sở
cái thiện. Nếu đi ngược với quy luật trên, cái đẹp tất yếu sẽ diệt vong.
Giáo viên hỏi: Từ nội dung bài học, em rút ra bài học gì về nhận thức và
cách ứng xử với cái đẹp trong cuộc sống hiện nay.
Học sinh trả lời: Trân trọng tài năng, nâng niu những giá trị nghệ thuật
chân chính.
Không vì đề cao cái đẹp mà chà đạp lên những giá trị khác của cuộc sống,
phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật với thực tế đời sống.
2.3.2. Giáo án thể nghiệm
Tiết PPCT: 61, 62, 63
Đọc văn:
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích kịch: Vũ Như Tô)
Nguyễn Huy Tưởng
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan
Thiềm trong hồi V.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết
và tài năng nhưng phải chịu số phận bi thảm.
2. Về kĩ năng: Đọc –hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ : Cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng nhưng phải
chịu số phận đau thương
Giáo dục kĩ năng sống: nhận thức giá trị, có quan điểm và cách ứng xử đúng
đắn với cái đẹp.
B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến phương pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh,
nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

- Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn và các môn khác có liên
quan.
1.2. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
- Tranh ảnh, sơ đồ…
2. Học sinh
- Đọc văn bản
8


- Học sinh chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Tiết 1
- Hoạt động 1: Đọc hiểu khái
quát
HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu
hỏi.
- Phần tiểu dẫn trình bày
những nội dung chính nào ?
(GV sử dụng máy chiếu hình
ảnh tác giả, tác phẩm)
Tích hợp: Em hãy kể tên một
số tác phẩm của Nguyễn Huy

Tưởng đã học học trong
chương trình?
- Từ những tác phẩm đó, em
hãy lí giải yếu tố quen và lạ
khi đến với tác phẩm Vũ Như
Tô?
- Vở kịch được viết dựa trên
sự kiện lịch sử gì?
Tích hợp: Em biết gì về sự
kiện này?
- Tóm tắt nội dung tác phẩm ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh
tóm tắt bằng sơ đồ.
- Nêu vị trí đoạn trích ?

Nội dung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân
trong gia đình nhà nho của đất Bắc Ninh xưa,
nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.
- Ông là nhà văn có thiên hướng khai thác về
đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại
tiểu thuyết và kịch.
- Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn
hậu mà thâm trầm sâu sắc.
2. Tác phẩm kịch: Vũ Như Tô
a. Hoàn cảnh ra đời
- Vở kịch đầu tay - bi kịch lịch sử 5 hồi, viết

về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm
1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực.
- Tác phẩm được viết xong năm 1941, ghi lời
tựa tháng 6 năm 1942.
b. Tóm tắt nội dung tác phẩm: SGK.
(GV dùng máy chiếu trình chiếu sơ đồ tóm tắt
vở kịch – Hình 1, trang 8)
3. Đoạn trích: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài".
- Đoạn trích thuộc hồi V, hồi cuối cùng của vở
kịch.
II. Đọc hiểu văn bản.

- Hoạt động 2: Đọc hiểu chi
tiết
GV hướng dẫn và phân vai
cho HS đọc đoạn trích.
Tiết 2
- Vở kịch có những mâu
thuẫn cơ bản nào?
1. Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản của
- Phân tích nguyên nhân và

9


Hoạt động của GV và HS
cách giải quyết mâu thuẫn?
HS trình bày nguyên nhân
GV chốt ý.


- Em có nhận xét gì về cách
giải quyết hai mâu thuẫn này?

Tích hợp: GV sử dụng máy
chiếu giới thiệu trích đoạn
kịch
- Vũ Như Tô là con người có
tính cách như thế nào?

Nội dung
vở kịch
Vở kịch có hai mâu thuẫn chính:
a. Mâu thuẫn thứ nhất: Giữa bọn tham quan,
bạo chúa với người dân lao động.
- Nguyên nhân: Bọn tham quan, bạo chúa
sống xa hoa, không chăm lo đến quyền lợi
chính đáng của nhân dân để nhân dân phải
sống cuộc sống cơ cực, lầm than (mâu thuẫn
càng trở nên căng thẳng khi Lê Tương Dực
cho xây Cửu Trùng Đài)
- Giải quyết mâu thuẫn: Quân phiến loạn do
Trịnh Duy Sản cầm đầu đã nổi dậy giết chết
bạo chúa Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng
Đài.
b. Mâu thuẫn thứ hai: Nghệ thuật và thực tế
cuộc sống.
- Nguyên nhân: Để thực hiện lí tưởng của
mình Vũ Như Tô đã rơi vào tình trạng đi
ngược lại với quyền lợi trực tiếp của nhân dân.
- Giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn này dẫn tới

bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị giết,
Cửu Trùng Đài bị đốt).
- Nhận xét: mâu thuẫn này không được giải
quết một cách dứt khoát, việc đốt Cửu Trùng
Đài, giết Vũ Như Tô không thể giúp nhân dân
chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như
Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội.
2. Nhân vật Vũ Như Tô.

- Em có nhận xét gì về khát
vọng, hoài bão của Vũ Như - Là một kiến trúc sư tài ba “nghìn năm có
một”, là hiện thân cho niềm khao khát, say mê
Tô?
sáng tạo cái đẹp.
- Là một nghệ sĩ chân chính, có nhân cách cao
đẹp, hoài bão lớn lao và lí tưởng nghệ thuật
cao cả.
- Là một nhân vật bi kịch
10


Hoạt động của GV và HS

Nội dung
Xây Cửu Trùng Đài Thực tế
- Tô điểm đất nước
- Hao hụt ngân khố
- Một tòa đài hoa lệ, - Hao tốn nhân tài, vật
kì công muôn thuở
lực, nhiều mất mất, hi

- Thách những công sinh
trình trước sau, tranh - Nhân dân lầm than,
tinh xảo với hóa oán hận
công.
- Cuộc sống li hương
 Cái đẹp siêu đẳng,  Cái đẹp xa hoa, cái
cao cả.
giá phải trả
Như vậy, sai lầm của Vũ Như Tô là lợi dụng
quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát
vọng nghệ thuật của mình. Ông chỉ đứng trên
lập trường nghệ thuật thuần túy, xa rời thực
tiễn nên trở thành kẻ đối nghịch, gây đau khổ
cho nhân dân
* Tâm trạng của Vũ Như Tô khi có phiến loạn
- Khi nghe Đan Thiềm báo tin: Không bỏ trốn,
tin vào việc làm quang minh chính đại của
mình. Kiên quyết sống, chết với Cửu Trùng
Đài.

Thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Khi cuộc nổi loạn
nổ ra, Đan Thiềm hoảng hốt
báo tin cho Vũ Như Tô, ông
đã có suy nghĩ, lời nói, hành
động như thế nào?
- Nhóm 2: Đến khi bị bắt, thái
độ của Vũ Như Tô như thế
nào?
- Nhóm 3: Khi Cửu Trùng Đài

bị cháy, tâm trạng của Vũ
Như Tô như thế nào?
- Nhóm 4: Qua bi kịch của Vũ
Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn
đề gì về người nghệ sĩ, nghệ
thuật và xã hội?
- Khi bị bắt: tin tưởng và hi vọng sẽ thuyết
phục được An Hòa Hầu tiếp tục xây Cửu
Trùng Đài.

Tiết 3
- Trong lời tựa, Nguyễn Huy
Tưởng viết: “Cầm bút chẳng
qua là cùng một bệnh với
Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn
trích lí giải “bệnh Đan
Thiềm” là gì?
- Tích hợp: Từ nhân vật Đan
Thiềm gợi em liên tưởng đến
một nhân vật văn học nào đã
học? (HS: nhân vật viên quản
ngục (biệt nhỡn liên tài) trong
tác phẩm Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân)

- Khi Cửu Trùng Đài bị đốt: vỡ mộng, đau
khổ, tuyệt vọng
=> Vũ Như Tô là nghệ sĩ có tài, có tâm, có
đam mê và khát khao sáng tạo nhưng xa rời
thực tế nên phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh

và công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng
tạo của mình.
Qua Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra
vấn đề về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với
hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời
sống của nhân dân.
3. Nhân vật Đan Thiểm
- Là người đam mê cái tài, nhưng không phải
cái tài nói chung mà là cái tài siêu việt, siêu
đẳng. Vì đam mê cái tài nên bà không quản
11


Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Nêu những đặc sắc về nghệ ngại thi phi, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng để
thuật của vở kịch?
bảo vệ cái tài.
- Không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu
đời, hiểu người.
- Vỡ mộng, vĩnh biệt Vũ Như Tô, vĩnh biệt
giấc mộng lớn trong máu và nước mắt
Hoạt động 3: Tổng kết
Khái quát giá trị về nội dung
và nghệ thuật của đoạn trích?
4. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành
động dồn dập đầy kịch tính.
- Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét
qua ngôn ngữ, hành động.

- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt
liền mạch.
III. Tổng kết
- Qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra
những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa sâu sắc về
vấn đề muôn thưở giữa nghệ thuật với cuộc
sống
- Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật kịch của
Vũ Như Tô.
D. Tổng kết và hướng dẫn tự học
Giáo viên tổng kết bằng cách đưa các nội dung tích hợp
- So sánh nhân vật Đan Thiềm và nhân vật Vũ Như Tô?
- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và
Nguyễn Huy Tưởng trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” có gì giống và khác nhau?
- Từ nội dung bài học, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách nhận thức và
ứng xử trước cái đẹp?
* Dặn dò: Nắm vững nội dung bài học và chuẩn bị bài mới.
2.3.4. Kiểm nghiệm
Tôi ứng dụng dạy thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học tại trường
THPT Ngọc Lặc ở 2 lớp là 11A7 và 11A10 . Ở lớp 11A7, tôi sử dụng phương
pháp dạy học bình thường, không vận dụng phương pháp tích hợp; lớp 11A10,
tôi vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy bài “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của
Nguyễn Huy Tưởng.
Kết quả: Hơn 90% học sinh lớp 11A10 hứng thú, tích cực và bước đầu chủ
động trong việc tái hiện, đối chiếu các đơn vị kiến thức, liên hệ, mở rộng vấn đề,
gắn liền với thực tiễn đời sống. Giờ học tạo được không khí thoải mái sôi nổi.
12


Giáo viên thực sự ở vị trí người định hướng, học sinh ở vị trí chủ động lĩnh hội

kiến thức, khắc phục tình trạng đọc - chép, ghi nhớ kiến thức một cách thụ động
của học sinh.
Kết quả kiểm tra cuối giờ học đạt hơn 80% điểm từ trung bình trở lên.
LỚP THỰC
ĐIỂM SỐ
NGHIỆM
TT
9-10
7-8
5-6
<5
Lớp
Số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
11A7
45
0
0
10
22,2 22
48,9 13
28,9

2
11A10 43
1
0,2 14
34,7 20
46,5 8
18,6
Kết quả thực nghiệm cho thấy bước đầu việc vận dụng phương pháp tích
hợp đã mang lại hứng thú học tập cho học sinh, kích thích năng lực tự học, sáng
tạo và phần nào đã mang lại những kết quả nhất định. Điều này cho thấy tính
khả thi của đề tài, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là
đối với bộ môn Ngữ văn hiện nay.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Cách đây trên 30 năm , Phạm Văn Đồng đã viết: “Ngày nay, sự hiểu biết
của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù học trong nhà trường bao nhiêu
chăng nữa cũng chỉ là hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là
rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải
tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của
minh…”. Những lời phát biểu trên đặt ra nhiều suy nghĩ cho mỗi thầy cô giáo
đang đứng trên bục giảng về việc đổi mới cách dạy, cách học trong nhà trường
hiện nay.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp giúp học sinh học tập một cách
chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng
bài một cách hào hứng. Phương pháp dạy học này còn phát triển được năng lực
riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức mà còn giúp
học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu nội dung và rèn luyện kĩ năng, vận dụng
kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Đặc biệt, phương pháp tích hợp là một trong những phương pháp đáp ứng được
những đổi mới trong giáo dục nói chung và môn Văn nói riêng từ nội dung đến

những thay đổi trong kiểm tra đánh giá hiện nay.
Bước đầu cho phép kết luận: Đề tài có tính khả thi cao góp phần đổi mới
phương pháp dạy học Văn, đặc biệt là việc xem xét, lựa chọn hướng tiếp cận tác
phẩn văn học sao cho phù hợp với điều kiện và đối tượng học sinh nơi mình
đang công tác.
3.2. Kiến nghị
BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên văn
ứng dụng thành công hoạt động này nói riêng, các hoạt động đổi mới phương
13


pháp dạy học khác nói chung làm cho bức tranh văn học trong nhà trường ngày
càng có thêm gam màu sáng.
Đề nghị Sở Giáo Dục và Đào Tạo cho phép giáo viên dạy tích hợp môn
Ngữ văn theo hướng tổ chức các hoạt động sân khấu hóa một số tác phẩm văn
học trong nhà trường, đặc biệt những tác phẩm kịch có trong chương trình
THPT.
Xét cho cùng trên đây cũng đang là những vạm vỡ ban đầu của cá nhân về
cách thức đổi mới việc dạy văn trong nhà trường THPT. Tôi hy vọng sẽ có bước
tìm hiểu sâu hơn cho vấn đề này. Để làm được điều đó tôi rất mong nhận được
sự bổ cứu từ những người quan tâm .
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2017
CAM ĐOAN KHÔNG COPY
Người viết

Trịnh Ngọc Đông


14



×