Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 trường THPT trần phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.32 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ”

Người thực hiện: Lý Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HÓA - NĂM 2017
1


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………20

2


I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình
thành nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những
yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi môn văn cũng có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân
lực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, thời gian qua, việc đổi


mới phương pháp dạy và học văn cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn văn đã được ngành giáo dục - đào tạo, các trường chuyên, các trường
THPT hết sức quan tâm. Bởi bồi dưỡng nhân tài là một trong những nhiệm vụ
quan trọng và thiêng liêng mà đất nước và thời đại giao phó cho ngành giáo dục.
Ở thời đại nào cũng vậy, người tài đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng
đến sự sống còn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam ta, điều đó lại càng được khẳng
định rõ nét qua lịch sử của dân tộc. Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy
thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai
không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm
việc đầu tiên ”(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung.)
Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà Nước ta luôn coi giáo
dục là “quốc sách hàng đầu”, luôn xác định “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường
chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có
thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương
trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyên vọng của các em; những năm
trước, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải ba trở lên còn được tuyển
thẳng vào Đại học theo nguyện vọng... Chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó
có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho
đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao
chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Là người giáo viên, ai cũng mong muốn học sinh của mình đạt được thành
tích học tập cao nhất, đặc biệt sẽ được vinh danh trong các kỳ thi học sinh giỏi
cấp Tỉnh. Thành tích đáng tự hào đó phần nào đánh giá được năng lực dạy học,
nhiệt tâm của người giáo viên trong công việc, sự rèn luyện nỗ lực vươn lên của

các em trong học tập. Quan trọng hơn, từ bước đệm này, người giáo viên nhận
thấy niềm vui, vai trò thiêng liêng của mình trong quá trình dạy học để từ đó
trau dồi, đầu tư hơn về chuyên môn, học sinh sẽ có động lực, tự tin hơn trong
những kì thi quan trọng phía trước. Vì vậy với những người tâm huyết với nghề,
họ luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được kết quả cao nhất.
Năm nào cũng vậy, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đều tổ chức kì thi
3


chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi cấp THPT. Kì thi này
nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học.
Đồng thời, kết quả của cuộc thi này cũng là một căn cứ , một kênh thông tin
quan trọng để Sở giáo dục và đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi
trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế, hàng năm thầy và trò Trường THPT
Trần Phú vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu.
Nghề dạy học là một nghề “Cao quý nhất trong những nghề cao quí nhất,
sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Người dạy học không chỉ dạy chữ
mà còn dạy người. Thầy cô giáo vừa là người giúp các em lĩnh hội tri thức và
vận dụng nó một cách linh hoạt vào cuộc sống, vừa là những kỹ sư xây đắp tâm
hồn bao thế hệ học sinh. Người giáo viên dạy môn Ngữ văn càng có nhiều ưu
thế hơn trong việc này. Niềm vui sướng đối với người thầy, người cô là đào tạo
ra những học sinh học giỏi, chăm ngoan, thành đạt, có đạo đức, có nhân cách tốt
đẹp, biết cư xử đúng với chuẩn mực đạo lí dân tộc... Nhưng một trong những
niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào
tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi . Để có được học sinh giỏi thì ngoài
năng lực, tố chất vốn có của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người
thầy, người cô. Là một giáo viên Ngữ văn đứng lớp giảng dạy gần mười hai năm
và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua một số năm học, tôi đã
nhận thức được điều đó.

Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng.
Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay.
Học như thế nào cho tốt, dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả?. Đó là điều
băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy
bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và
mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu
cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề
nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi
mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là: Làm thế
nào để đạt kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian mấy tháng ngắn ngủi? Làm
sao để các em có thể phát huy hết năng lực của mình trong một thời gian làm bài
đã được ấn định trước ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy cô và các trò
không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân, cho các
em và thành tích của nhà trường ? Những câu hỏi ấy chính là động lực thúc đẩy
người giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao
nhất trong điều kiện cho phép.
Tôi đã tìm hiểu và tham khảo nhiều sách báo, tìm kiếm trên in-ter-net để
thu thập những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi THPT. Với tất cả mọi nỗ
lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp
trong tổ, trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành; cùng với việc cọ
xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ Văn lớp 12 qua một số năm học tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài : Một số kinh
4


nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 Trường THPT Trần Phú.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải chỉ bó hẹp trong việc chuẩn bị để có
học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi mà việc thi học sinh giỏi và
các kì thi này cũng là một căn cứ tin cậy để đánh giá chất lượng dạy và học.

Chất lượng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tích cực
tới chất lượng giảng dạy ở các lớp trong trường.
Hơn nữa trên cơ sở học vấn phổ thông, bồi dưỡng sâu thêm những năng
lực về ngữ văn, tạo cho học sinh những điều kiện thuận lợi để tiếp tục học lên và
làm việc một cách sáng tạo, có hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học xã hội và
nhận văn. Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là dịp để giáo viên thể nghiệm việc đổi
mới phương pháp dạy học. Thước đo trình độ của một giáo viên dạy học sinh
giỏi chính là phương pháp giảng dạy.
Chọn viết đề tài này, bản thân tôi muốn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp,
muốn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, muốn nhận được ở
những đồng nghiệp tâm huyết với nghề sự góp ý chân thành.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên cần nắm
vững toàn bộ chương trình Ngữ Văn THPT về: văn học sử, tiếng việt, làm văn, lí
luận văn học...nhưng điều quan trọng là phải giúp các em từ việc hiểu rộng, hiểu
sâu vấn đề văn học, vấn đề của cuộc sống, biết cách vận dụng kiến thức vào việc
lí giải các vấn đề cụ thể của đề bài. Do sự phong phú về nội dung cần ôn tập, sự
vận dụng linh hoạt về phương pháp, trong bài viết này tôi chỉ trình bày một số
kinh nghiệm đã bồi dưỡng thành công đối với học sinh giỏi lớp 12.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở thực tế công việc phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Ngữ Văn lớp 12 trong những năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp
khảo sát, thống kê, so sánh trên số liệu đạt được thực tế của tổ Ngữ Văn Trường
THPT Trần Phú.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phương pháp dạy học hiện nay rất coi trọng chủ thể học sinh. Việc dạy
học sinh giỏi cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Có điều là, để học sinh tự đi
trên con đường tìm ra kiến thức và có khả năng làm việc tương đối độc lập,
không quá phụ thuộc vào người thầy thì các em phải được trang bị một hệ thống

kĩ năng cần thiết. Do đó, giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết là đã trao cho
các em chìa khóa để các em tự mở và khám phá những vẻ đẹp văn chương. Điều
này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn: vẻ đẹp của tác phẩm văn
chương là vô tận, nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tùy theo sở trường, vốn
sống, vốn văn hóa mà phát hiện, cảm nhận ở những mức độ khác nhau.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và cũng là niềm say mê,
hạnh phúc lớn đối với người giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Văn. Nó đòi
hỏi người thầy không chỉ có tầm mà còn có tâm. Và chính sự tâm huyết với nghề
5


mới hi vọng đem lại những thành quả mong muốn. Bởi, học sinh giỏi văn
thường là những em có năng khiếu: biết tự làm giàu vốn kiến thức, có khả năng
cảm thụ, tư duy tốt, biết vận dụng các thao tác lập luận, các phương thức biểu
đạt, kiến thức, kĩ năng để lí giải tốt một vấn đề, một hiện tượng văn học, đời
sống. Như vậy, một tiết dạy học sinh giỏi đòi hỏi người giáo viên phải có sự
chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng, thậm chí giáo viên phải có vốn kiến thức vừa rộng
vừa sâu thì giảng dạy mới đạt hiệu quả, mới thuyết phục được học sinh. Tiết dạy
phải làm cho học sinh thực sự hứng thú, tin tưởng và có niềm vui đồng sáng tạo.
2. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
2.1. Thuận lợi:
- Là một giáo viên đứng lớp gần 12 năm, bản thân đã đúc rút được một số
kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, qua một số năm bồi
dưỡng học sinh giỏi của trường, tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên
cứu chuyên môn, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giờ dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bản thân luôn chịu khó đọc các tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn
học, các vấn đề lí luận văn học, tham khảo, cập nhật đề thi học sinh giỏi tỉnh
Thanh Hóa và các tỉnh khác trong cả nước.
- Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng

mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng nghiệp nhiệt tình, hỗ trợ đắc
lực trong giảng dạy...
- Kết quả thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh hàng năm của trường luôn là
động lực thúc đầy thầy và trò chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn, không được
bằng lòng với những gì đã đạt được.
2.2. Khó khăn:
- Trường THPT Trần Phú - Nga Sơn thuộc địa bàn vùng nông thôn, có
quyết định thành lập Trường năm 2000, điểm tuyển học sinh vào học tại trường
hàng năm rất thấp, nhiều em học sinh giỏi học hết cấp hai là thi vào các trường
điểm như THPT Ba Đình, Mai Anh Tuấn. Số học sinh giỏi văn hàng năm của
trường luôn đạt kết quả tốt nhưng vẫn chưa cao. Một số em được chọn vào đội
tuyển đi thi học sinh giỏi Tỉnh chỉ là học sinh khá môn văn, ít có những học sinh
đam mê và có tư chất văn chương thực sự.
- Tài liệu, sách tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để
học sinh và giáo viên đọc, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng.
- Do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp gần đây của xã hội mà tinh thần học
tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao đối với môn Ngữ văn ( Bởi vì môn
Ngữ văn trong nền kinh tế thị trường có đầu ra khá thấp so với các môn tự
nhiên, điều kiện và cơ hội xin việc làm rất khó đối với những ngành có bộ môn
Ngữ văn). Học sinh sôi nổi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với
các đội tuyển tự nhiên, nhiều em học được văn nhưng lại gặp sự phản đối từ gia
đình...
- Chất lượng đội tuyển không đồng đều: một số em có khả năng hành văn
thì vốn kiến thức văn học chưa được phong phú, một số em khác có vốn kiến
6


thức văn học khá phong phú thì lại non về kĩ năng làm văn, nhất là dạng bài nghị
luận, lí luận văn học.
- Những năm gần đây việc khuyến khích học sinh giỏi đạt giải trong các

kì thi học sinh giỏi Tỉnh chưa thật thỏa đáng khiến một số phụ huynh học sinh
không mặn mà lắm với việc thi học sinh giỏi Văn. Vào đội tuyển văn của trường
thường là những em chỉ học khá giỏi môn văn hoặc những học sinh giỏi không
được tuyển vào các môn khoa học tự nhiên mới ôn môn Văn.
2.3. Thực trạng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi và số lượng, chất lượng giải
học sinh giỏi trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
Tôi bắt đầu công tác giảng dạy môn Ngữ văn vào tháng 9 năm 2005 tại
trường THPT Trần Phú. Tính đến nay tôi cũng đã dạy học gần 12 năm. Trong
thời gian dạy học tại trường THPT Trần Phú, tôi cũng đã có nhiều năm học được
giao trách nhiệm chính trong việc bồi duỡng học sinh giỏi. Tôi cũng đã có nhiều
cố gắng và đạt được kết quả khả quan cụ thể là:
+ Năm học 2006 - 2007: đội tuyển gồm 6 em và có 4 em đạt giải khuyến
khích.
+ Năm học 2010 - 2011: đội tuyển 5 em thì có 1 em đạt giải ba cấp tỉnh và
3 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2011-2012: đội tuyển gồm 5 em và có 4 em đạt giải khuyến
khích.
+ Năm học 2015 - 2016: đội tuyển gồm 5 em thì có 1 em đạt giải ba và 3
em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2016 - 2017: đội tuyển gồm 5 em thì có 1 em đạt giải nhì và 3
em đạt giải khuyến khích.
Tại trường THPT Trần Phú, những năm học từ 2009 - 2010 trở về trước,
số lượng giải học sinh giỏi văn hàng năm cũng có nhưng giải chưa cao. Từ năm
học 2010 - 2011 đến nay, sau khi tôi và một số đồng nghiệp áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi thì kết quả thay đổi rõ rệt.
Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi, có
hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Số lượng và chất lượng giải đều
tăng lên, thậm chí là giải cao ( Sẽ được chứng minh ở phần kiểm nghiệm). Đó là
điều vui mừng không thể nói hết bằng lời.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÔI ĐÃ VÀ ĐANG LÀM ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC

SINH GIỎI CÓ HIỆU QUẢ
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần phải
chú ý đến rất nhiều yếu tố: đó là có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự quan tâm sâu
sắc từ phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường ; là sự ủng hộ, tạo
điều kiện của gia đình học sinh, của giáo viên chủ nhiệm... nhưng quan trọng
nhất vẫn là hai yếu tố giáo viên đứng lớp và học sinh. Biết rằng phương pháp để
tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi
giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận
riêng. Song trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ xin tập trung vào những việc
mà bản thân tôi đã và đang làm cũng như những điều tôi kiểm nghiệm được qua
7


thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.1. Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, đam mê với
nghề nghiệp.
Như ở trên đã nói, thực tế dạy học văn ngày nay gặp rất nhiều rào cản,
mà những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá
nặng, do giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, hoặc do xu hướng, thực trạng
của nền kinh tế thị trường đã khiến nhiều gia đình định hướng cho con em họ
không theo những môn khoa học xã hội...trước khá nhiều bất lợi như thế, người
giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn văn và khiến học sinh yêu thích, say
mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp
của biết bao thầy cô và cả những nhà quản lí giáo dục. Cá nhân tôi nhận thấy,
muốn làm cho học sinh yêu thích môn Ngữ văn, nhất là trong thời điểm nhạy
cảm này, điều trước tiên là người giáo viên dạy văn phải luôn giữ được ngọn lửa
đam mê của tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng ngọn lửa ấy vào các em học sinh.
Người giáo viên phải thật sự yêu bộ môn văn và xem việc giảng dạy là trách
nhiệm, sứ mệnh cao cả, vinh quang.Bởi vì việc thầy cô yêu nghề, yêu môn văn
sẽ là tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó

cũng là động lực để thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương
pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với tưng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu
quả, làm cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương. Ngày nay,
ngày càng nhiều những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới ra đời, các thầy cô
giáo có thể tham khảo nhiều cách thức khác nhau và áp dụng vào công tác giảng
dạy. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì thầy cô cũng chỉ có thể
thành công khi chủ động được kiến thức và thật sự tâm huyết với nghề.
3.2. Chủ động phân loại học sinh, phát hiện ra những học sinh có khả năng
về môn văn.
Đây là công việc mà tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ Văn trường
THPT Trần Phú đã và đang làm để có thể phát hiện và lựa chọn được những học
sinh có tư chất, những ứng viên vào đội tuyển. Để có được những học sinh giỏi
văn trong đội tuyển của nhà trường, trong quá trình dạy tôi luôn chú ý để tìm ra
những hạt nhân sáng giá nhất. Đầu tiên, tôi chú ý đến những em có đầu vào lớp
10 cao hơn những em khác ( từ 7 điểm trở lên). Sau đó tôi theo dõi quá trình học
tập lớp 10, 11 của các em qua các điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì,
qua kết quả thi học sinh giỏi trường (nếu có), rồi gặp gỡ, động viên...để tạo
nguồn cho đội tuyển. Bằng việc làm này, hằng năm tôi và đồng nghiệp đã lựa
chọn được một số học sinh có tố chất, yêu thích môn văn...để chuẩn bị cho việc
thành lập đội tuyển chính thức khi các em học lớp 12. Ví dụ năm học 2010 2011 tôi và các đồng nghiệp trong tổ chọn được 03 em ngay từ lớp 10 đều có
lòng đam mê và tố chất học văn là Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Trọng
Tuấn( lớp 10D), Mai Thị Nga ( lớp 10E). Cả ba em này đều trở thành thành viên
đội tuyển học sinh giỏi năm học 2012 - 2013, đều đạt giải cao và đậu Đại học
với số điểm môn văn là 8,0.

8


3.3. Tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi.
Tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi là khâu quan trọng bậc nhất quyết

định chất lượng đội tuyển.
Chọn học sinh từ lớp 10. Tìm hiểu kết quả học môn văn của học sinh ở
THCS qua điểm tổng kết, điểm thi học sinh giỏi, điểm thi tuyển vào lớp 10 (môn
văn), có thể tham khảo ý kiến của giáo viên đã trực tiếp dạy học sinh đó để nắm
bắt mặt mạnh- mặt hạn chế của các em; đặc biệt chú ý đến điểm các bài làm văn,
điểm kiểm tra học kì I môn văn lớp 10.
- Học sinh giỏi văn phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: có năng lực
cảm thụ, say mê văn chương, có sự chủ động sáng tạo khi thực hành, có ý thức
học tập nghiêm túc. Đội tuyển học sinh được hình thành, chọn lọc theo hướng
loại dần qua quá trình ôn luyện, qua các đợt thi. Không đưa học sinh mới vào
khi đang dạy, làm như vậy kiến thức của các em không đồng đều và việc tiến
hành ôn luyện phải làm lại, vất vả, mất thời gian.
Chúng ta đã biết mỗi một tác phẩm văn học đều là “con đẻ tinh thần” của
nhà văn. Người nghệ sĩ khi viết tác phẩm phải dồn hết tâm huyết của mình vào
việc sáng tạo. Họ quan sát thế giới hiện thực, nghiền ngẫm trước những vấn đề
đời sống, lựa chọn đề tài và phương pháp sáng tác nhằm qua tác phẩm của mình
gửi đến người đọc những thông tin thẩm mĩ và có giá trị để từ đó giáo dục, cảm
hóa, bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực thẩm mĩ của đông đảo bạn đọc. Vì
thế, khi học văn học sinh phải có khả năng tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng tác
phẩm, hiểu rõ tình cảm của nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm từ đó biết phát
huy cái hay, cái đẹp ấy một cách linh hoạt sáng tạo trong quá trình học tập và
lĩnh hội tác phẩm. Sau đó, học sinh phải có khả năng tự “giãi bày” theo cách
riêng của mình để qua đó biểu lộ được thế giới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ phong
phú đa dạng của chính mình.
3.4. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển và phân công người dạy rõ ràng
Đội văn được thành lập và bồi dưỡng từ học kì II lớp 11 đến giữa học kì I
lớp 12. Mỗi học kì học sinh được bồi dưỡng 60 tiết. Tổng cộng khoảng 120 tiết.
Giáo viên dạy bồi dưỡng lập kể hoạch, cụ thể nội dung ôn luyện từng học kì.
Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi từ những tuần cuối học kì 2 lớp 10.
Đồng thời cho học sinh học trước trước chương trình lớp 11, tạo điều kiện cho

những học sinh 11 tham dự thi học sinh giỏi cùng học sinh 12 và để lớp 11 sẽ có
thời gian học trước chương trình 12.
Dạy nền:
* Giáo viên cung cấp tài liệu hay, bổ ích cho học sinh đọc thêm bằng cách
phô tô rồi phát cho từng em; cho các em mượn tài liệu chuyền nhau đọc hay
cung cấp tên sách để học sinh tìm đọc.
* Bám sát chương trình, dạy thật kĩ, thật sâu, thật chu đáo từng bài trong
chương trình quy định để các em có một mặt bằng kiến thức chắc chắn, tạo cơ
sở cho học sinh có khả năng thẩm văn một cách chính xác và sáng tạo. Nghĩa là
giáo viên phải phấn đấu để hướng dẫn học sinh “Phát hiện ra, bằng năng lực
thẩm mĩ chất văn đích thực của tác phẩm” (Nguyễn Đăng Mạnh). Để phát huy
9


được tính sáng tạo của học sinh, tôi áp dụng phương pháp dạy học “Lấy học
sinh làm trung tâm”, nhằm làm cho học sinh thấy yêu tác phẩm, cảm phục tài
nghệ của nhà văn mà thấy yêu văn học, yêu cuộc sống hơn. Kết quả là khi làm
bài kiểm tra, học sinh có khả năng tự “giãi bày”, lúc đó thầy giáo không chỉ gặp
lại mình mà còn được tiếp xúc với trò, với thế giới tâm hồn, tình cảm và trí tuệ
phong phú, đa dạng của các em. c. Dạy tìm hiểu chiều sâu, mở rộng.
* Theo sát các tác gia, tác giả, tác phẩm, các giai đoạn văn học mà đề ra
những chuyên đề bổ trợ kiến thức cho học sinh nhằm cung cấp cho học sinh môt
lượng kiến thức phong phú, toàn diện, sâu sắc và hệ thống.
* Học đến đâu luyện tập đến đó. Một mặt là để củng cố kiến thức, mặt
khác để rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Yêu cầu của việc luyện tập là phải tạo
được thói quen phân tích đề, lập dàn ý - đó là một thao tác hết sức cần thiết mà
lâu nay học sinh ít chú ý và thường hay bỏ qua khi làm bài. Luyện tập còn là để
bồi dưỡng kĩ năng nói và viết lưu loát cho học sinh để từ đó mà nâng lên thành
kĩ năng diễn đạt sáng rõ, khúc triết, hàm súc và có sức truyền cảm cao.
Qua luyện tập, một lần nữa giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách thức

tiếp cận vấn đề, từ đó tạo thói quen cho học sinh cách thức khám phá, phát hiện
vấn đề, dám giải quyết những vấn đề khó, dám đưa ra quan điểm riêng của mình
tạo ra phong cách riêng, độc đáo của người viết. Từ những bài tập, học sinh phải
có khả năng biến kiến thức của thầy, của tài liệu thành kiến thức của mình, có
được những lí giải thuyết phục trước những vấn đề văn học. Học sinh có cảm
thụ đúng là tốt nhưng phải tạo thói quen cho học sinh biết cách phân tích sâu sắc
các hình tượng, các khía cạnh, các vấn đề văn học.
Tìm hiểu đề. tìm ý và lập dàn ý cho đề bài.
Giáo viên ra đề cho học sinh thực hành làm bài theo thời gian ấn định.
3.5. Sưu tầm, giới thiệu các tài liệu tham khảo yêu cầu học sinh tự học, tự
tìm hiểu ở thư viện và nhiều nguồn khác.
Tài liệu tham khảo rất quan trọng đối với việc mở rộng kiến thức cho học
sinh. Đối với học sinh giỏi, tài liệu có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã tuyển
chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian bồi dưỡng còn hơn 3 tháng là đến
ngày thi. Nhưng nếu xác định trước những học sinh sẽ vào đội tuyển lớp 12 thì
từ cuối năm 11, và trong hè tôi đã hướng dẫn cho học sinh các lọai sách, tên sách
để học sinh tìm đọc hoặc cho học sinh mượn đọc một số sách cần thiết mà tôi có
hoặc là mượn và trao đổi cùng các đồng nghiệp... Đối với một học sinh giỏi thì
yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu rộng. Có như vậy các em mới
tự tin, chủ động và mạnh dạn trong khi làm bài. Kiến thức mỏng và nghèo nàn
thì không thể tránh khỏi những lúng túng, ngượng ngập trong bài viết bởi thiếu
sự liên hệ, mở rộng, nâng cao. Vì thế, tôi đã nhắc nhở học sinh đọc thêm những
tài liệu có liên quan. Đó là các tác phẩm tiêu biểu của những tác giả lớn trong
chương trình học nhưng lại không được in trong sách giáo khoa để các em có
phông viết rộng hơn, linh hoạt hơn.
Giáo viên cung cấp tài liệu cho học sinh đọc tham khảo về các tác gia, tác giả,
các tác phẩm của họ được dạy và học trong nhà trường như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
10



Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc
Tử, Tản Đà, Nguyễn Bính,…Nguyễn Tuân, Thạch Lam,…Nam cao, Vũ Trọng
Phụng,…Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi,
Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh,…Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu,…Học sinh tìm hiểu về các tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm làm cơ sở
cho việc lĩnh hội giá trị các tác phẩm. Trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng đọc
có vai trò quan trọng. Một trong những “tiêu chuẩn” của học sinh giỏi là vốn kiến
thức phải phong phú, sâu rộng, chắc chắn và có hệ thống. Những kiến thức mà các
em thu lượm được trong nhà trường, trong bài giảng của thầy là không đủ. Vậy là các
em phải tích lũy nó qua con đường: tự đọc sách. Nhưng sách vở, tài liệu tham khảo có
thể gọi là “tràn lan” nếu không khéo sẽ rơi vào tình trạng “đa thư loạn mục”. Vì vậy,
trang bị cho học sinh kĩ năng đọc là rất cần thiết. Học sinh phải đọc có hệ thống; đọc
theo mục đích; đọc theo đề tài; đọc để mở rộng…
Chẳng hạn như khi học Nam Cao, một học sinh giỏi không chỉ biết tác
phẩm “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Lão Hạc” mà còn phải đọc rộng và am hiểu
thêm nhiều truyện ngắn của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám Khi
dạy về đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm, tôi giới thiệu cả trường
ca "Mặt đường khát vọng"; khi dạy đến "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành,
tôi yêu cầu học sinh đọc "Đất nước đứng lên"; dạy "Vợ chồng A Phủ", học sinh
cần đọc cả tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài... Ngoài việc nắm và cảm thụ tác
phẩm văn học, học sinh còn cần phải đọc các sách nghiên cứu lý luận phê bình
về văn học mới thực sự có điều kiện thâm nhập một cách đầy đủ về tác phẩm đó.
Ví dụ khi học thơ Mới với các bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu, "Tràng giang"
của Huy Cận, "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, giáo viên không thể không
hướng dẫn học sinh đọc thêm các tập thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng
tám, tập thơ "Lửa Thiêng" của Huy Cận, các tập thơ của Hàn Mặc Tử và cần đọc
kỹ cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân để học tập, cảm nhận
những lời bình giảng độc đáo, súc tích. Như vậy, đọc về tác giả, tác phẩm và các
tài liệu nghiên cứu phê bình văn học là một hoạt động rất quan trọng trong yêu
cầu bồi dưỡng học sinh giỏi.

Giáo viên phải thường xuyên quan tâm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để
các em có được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm bài. Kiến thức văn
học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền tảng đầu tiên để học sinh viết một bài
văn tốt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác gia, tác giả, tác phẩm:
- Tìm hiểu về tác gia, tác giả, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ về tiểu sử, sự
nghiệp văn học của nhà văn đồng thời giúp các em có cái nhìn đối sánh về nét
tương đồng và khác biệt trong phản ánh hiện thực đời sống của nhà văn. Thời
đại, hoàn cảnh sống, học vấn, tuổi tác,…góp phần tạo nên nét riêng trong phong
cách của nhà văn.
- Tìm hiểu tác phẩm, trước hết các em phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của
nó. Hoàn cảnh ra đời có tác động đến khuynh hướng tư tưởng. Những tác phẩm
văn học ở những thời kì khác nhau thì khuynh hướng tư tưởng cũng khác nhau.
11


Đọc những tác phẩm này, có thể thấy được dấu ấn khuynh hướng tư tưởng của
từng thời kì văn học. Chúng ta thấy khuynh hướng tư tưởng của truyện ngắn
“Một đám cưới” (1944) của Nam Cao khác với khuynh hướng tư tưởng truyện
ngắn “Vợ nhặt” (in trong tập “Con chó xấu xí”, 1962) của Kim Lân. Tuy về đề
tài hai tác phẩm này có phần gần gũi nhau. Tác phẩm của Nam Cao viết về một
đám cưới chạy đói, qua đó thể hiện thấm thía và sâu sắc một nông thôn ảm đạm,
đói nghèo xơ xác đang trên con đường bần cùng hóa không lối thoát. Qua từng
trang văn có thể thấy rõ lòng xót thương chân thành của Nam Cao, nhưng cũng
bộc lộ rõ cái nhìn nhuốm màu sắc bi quan của ông đối với tiền đồ của người
nông dân lao động. Trang truyện khép lại rồi mà hình ảnh một đám cưới buồn
thê thảm không hơn gì một đám ma nghèo cứ ám ảnh và day dứt mãi trong lòng
người đọc…Sau Nam Cao, Kim Lân miêu tả cảnh lấy vợ có phần còn thê thảm
hơn nhiều: Cảnh anh cu Tràng nhặt được vợ vào cái thời điểm nạn đói khủng
khiếp mùa xuân năm Ất Dậu (1945) ở miền Bắc. Một thứ vợ nhặt được chỉ bằng

vài câu nói đùa và mấy bát bánh đúc giữa đường giữa chợ (chứ không phải vợ
cưới). Cái giá của con người thật rẻ rúng. Đêm tân hôn, hạnh phúc của vợ chồng
Tràng bị bủa vây bởi không khí thê lương, ảm đạm, chết chóc: “Mùi đống rấm ở
những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”, “Giữa sự im lặng của đôi
vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào lúc to lúc nhỏ”…Cảnh
tượng thật là thê thảm, có phần thê thảm hơn “Một đám cưới” của Nam Cao.
Nhưng khuynh hướng tư tưởng của “Vợ nhặt” không hề có nét bi lụy. Những
người đói trong tác phẩm của Kim Lân không nghĩ đến cái chết mà cứ nghĩ đến
cái sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát
khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào
tương lai…Cách kết thúc của “Vợ nhặt” cũng khác với “Một đám cưới”. Truyện
ngắn “Một đám cưới” của Nam Cao khép lại bằng cảnh chia tay của bố con Dần
trong tiếng khóc nức nở- đúng là cái kết thúc của một đám cưới không dẫn đến
hạnh phúc mà đánh dấu một sự ly tán, chia lìa, và cùng với nó là một tương lai
mù mịt. Còn truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân lại kết thúc bằng hình ảnh
hiện lên trong óc Tràng: Đoàn người tấp nập đi phá kho thóc của Nhật cùng với
lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với những hình ảnh
về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở phần trước của thiên
truyện. Như vậy, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã phản ánh hiện thực đời sống theo xu
hướng vận động tích cực, mở ra hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ
ra con đường sống của người nông dân, và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói
khát cùng đường thì những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng tới Cách mạng.
Có thể nói, đọc “Một đám cưới” và “Vợ nhặt”, có thể thấy được dấu ấn của hoàn
cảnh lịch sử xã hội, khuynh hướng văn học và phong cách nghệ thuật của mỗi
nhà văn. “Một đám cưới” viết trước Cách mạng (1943) trong hoàn cảnh đen tối
của xã hội Việt Nam đương thời. Còn “Vợ nhặt” viết sau 1945 khi quần chúng
đã được cách mạng giải phóng. “Một đám cưới” thuộc khuynh hướng văn học
hiện thực phê phán chưa tìm thấy lối thoát, tương lai tươi sáng của người nông
dân. Còn “Vợ nhặt” là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau 1945 có khả
12



năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội.
- Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm giúp học sinh nằm vững
mối quan hệ giữa các tác phẩm văn học với hoàn cảnh xã hội, với tư tưởng và
cuộc đời tác giả, nhất là mối quan hệ giữa tác phẩm văn học với đời sống hiện
nay,…Học sinh lĩnh hội những điều đó làm cơ sở cho việc so sánh sự khác biệt
trong việc phản ánh và lí giải hiện thực đời sống của các nhà văn như: nét riêng
trong tiếng nói và vẻ đẹp của người phụ nữ ở hai bài thơ: “Tự tình” (bài 2) của
Hồ Xuân Hương, “Sóng” của Xuân Quỳnh một phần được lý giải do thời đại,
xuất thân, hoàn cảnh sống, học vấn, tuổi tác của mỗi nhà thơ; tiếng cười trào
phúng trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương khác nhau một phần là do Nguyễn
Khuyến là người đỗ đạt, sống gắn bó với làng quê…còn Tú Xương là người
sống ở thành thị trong xã hội thực dân nửa phong kiến, là người không đỗ đạt,
sống trong cảnh nghèo, nợ nần chồng chất…
3.6. Giáo viên vừa cung cấp, vừa yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào một
cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà
văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ,
đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với
các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép từ
trong sách vở, tài liệu những lời nhận định hay, những đánh giá độc đáo, đặc sắc
của những tác giả tên tuổi về tác phẩm văn học, về vấn đề mang tính lý luận văn
học, hay những câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn hay của nhiều tác giả gắn với các
chuyên đề mà tôi bồi dưỡng. Nội dung này tôi đã yêu cầu học sinh ghi vào một
11 cuốn sổ riêng để các em đọc lại nhiều lần và ghi nhớ. Những tư liệu này rất
quý giá đối với học sinh. Nó vừa giúp các em mở mang vốn tri thức, khám phá
vấn đề theo chiều rộng, chiều sâu, vừa là những dẫn chứng quan trọng, hấp dẫn,
tiêu biểu, tạo nên những điểm nhấn, điểm sáng, giàu sức thuyết phục hơn trong
các bài làm.

Ví dụ như khi dạy chuyên đề về Xuân Diệu và thơ ông, tôi đã cung cấp
cho học sinh những lời nhận định của một số tác giả trong và ngoài nước. Cụ thể
là:
- “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại
Việt Nam...cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân
Diệu trong lĩnh vực thơ tình?Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu ” (Tố
Hữu.) Bà Bra-gri-a-ma, nhà thơ nữ lừng danh ở chân núi Vi-to-sa (Bun ga ri) khi
tuyển thơ tình trên thế giới đã khoe với các bạn Việt Nam: “Tôi mở đầu tuyển
tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Pu-skin và kết thúc bằng nhà thơ
Xuân Diệu - Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!”
- “Nhà thơ Xuân Diệu mất đi thấy có mang theo một mảng đời văn tôi”
( Nguyễn Tuân).
- “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ
của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ, lời tựa cho tập
Thơ thơ).
13


- “ Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời,... khi vui cũng như
khi buồn người đề nồng nàn, tha thiết.....Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ
Mới” ; “ Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất
xưa. Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới...” ( Hoài Thanh, Thi
nhân Việt Nam)
Khi dạy đến chuyên đề Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, tôi cung cấp cho
học sinh một số nhận định:
- “Kim Lân là người một lòng đi về với đất, với người, với những thuần
hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng)
- “Dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn
hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”(Kim Lân)
- “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”.

( Lời nhân vật Pa-ven Coóc-sa-ghin trong Thép đã tôi thế đấy của Ô-xtơ-rốpxki)
Dạy về "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để
làm rõ vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương, tôi tìm cho học sinh bài "Sông Hương
một nét thơ" của tác giả Lam Hồ trên Văn học và tuổi trẻ:
“ Sông trầm mặc như muôn đời vẫn thế.
Chảy vô tình để bồ kết đưa hương.
Nét thơ Đường thả giữa lòng xứ Huế.
Hay câu Kiều của dân tộc yêu thương?”
Hay những câu thơ nói lên đặc trưng dòng chảy Hương giang khi qua
thành Huế:
“ Con sông dùng dằng con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
( Tạm biệt - Thu Bồn)
Khi dạy chuyên đề “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh học sinh sẽ
được nắm bắt về hình ảnh Bác qua Nhật ký trong tù : một tâm hồn lớn, một trí
tuệ lớn, một nhân cách lớn.v.v...Một số dẫn chứng để các em có thể vận dụng
vào bài làm liên quan đến chuyên đề này là:
“ Lại thương nỗi đọa đày thân Bác.
Mười bốn trăng tê tái gông cùm.
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc.
Mà thơ bay cánh hạc ung dung” ( Tố Hữu)
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ Bác viết, vần thơ thép
Mà vẫn mêng mông bát ngát tình”
(Đọc thơ bác - Hoàng Trung Thông)
- “Đây là bức chân dung của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Nhưng
trong ba phẩm chất ấy, đại nhân là cái gốc, là cơ sở” (Viên Ưng- nhà thơ Trung
Quốc.)
- “ Nhật kí trong tù là một tác phẩm lớn, một viên ngọc mà tác giả hình

14


như chỉ đánh rơi vào kho tàng văn học - như một hành động ngẫu nhiên. ”
(Đặng Thai Mai)
Những nốt nhấn như vậy là rất cần thiết trong bài làm của học sinh giỏi.
Thiếu nó bài viết cũng kém đi phần tươi mát, sinh động và cũng dễ trở nên khô
khan hoặc đơn điệu, nhàm chán. Và còn rất nhiều những lời nhận định hay và
giá trị, những dẫn chứng khác về các tác giả, tác phẩm...văn học, giáo viên giúp
học sinh sưu tầm, ghi chép. Tuy nhiên không phải những lời nhận định hay ý thơ
nào học sinh cũng đều hiểu. Nếu có những nhận định ý kiến nào mà học sinh
chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ thì giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh
rõ những nội dung ý nghĩa của vấn đề. Đó chỉ là một vài ví dụ minh chứng, còn
lại là kiến thức mêng mông, rộng lớn mà người giáo viên bồi dưỡng hướng dẫn
học sinh phải có ý thức học tập vận dụng để mang lại sự hiệu quả, chất lượng
cho bài viết.
3.7. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình
thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều
sâu và rộng
Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề
là điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng
thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn.
- Giảng chuyên đề về tác gia, tác giả: trước hết, giáo viên hướng dẫn tìm
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp, quá trình sáng tác, đặc điểm nổi bật
của quá trình sáng tác, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác, quan điểm
nghệ thuật, những thành công, tiến bộ, hạn chế, thi pháp đặc trưng của từng tác
giả như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn
Tuân, Thạch Lam…sau đó hướng dẫn luyện tập để củng cố và nâng cao kiến
thức. Ví dụ: học sinh tìm hiểu nét thống nhất và nét riêng trong phong cách nghệ
thuật thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám qua hai hình

tượng nhân vật: Huấn Cao và ông lái đò sông Đà; nét riêng trong phong cách
nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận, truyện kí và thơ ca.
- Giảng chuyên đề về nhóm tác phẩm, giai đoạn, trào lưu, xu hướng văn
học: thơ mới, thơ kháng chiến chống Pháp, thơ 1945-1975, văn xuôi chống Mỹ,
số phận người phụ nữ qua một số truyện kí 1945-1975,…Giáo viên cho học sinh
luyện tập một số bài tập: “cái tôi” qua các bài thơ của các nhà thơ mới: Xuân
Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử; nét chung và nét riêng trong cảm hứng về
đất nước qua các bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Bên kia sông
Đuống”(Hoàng Cầm), “Việt Bắc”(Tố Hữu”, “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan
Viên)…
- Chuyên đề về kĩ năng làm văn: thơ và phân tích thơ, truyện và phân tích
truyện, bình luận văn học, nghị luận lí luận văn học, điều kiện để làm một bài
văn hay, chi tiết nghệ thuật trong truyện kí…
- Chuyên đề lý luận văn học: học sinh cần được trang bị những kiến thức
cơ bản về: đặc trưng của văn học; mối quan hệ giữa văn học và hiện thực; thế
giới quan và sáng tác nghệ thuật; nội dung và hình thức, quá trình sáng tác, giá
15


trị văn học và tiếp nhận văn học, nhà văn, phong cách sáng tác, phong cách nghệ
thuật điển hình…Những kiến thức này vừa được học thành bài cụ thể, vừa được
học xen kẽ trong các giờ văn học sử, giảng văn; được vận dụng trong các bài
làm và qua các tiết ôn tập, hệ thống hóa.
Dạy lý luận văn học cho học sinh là khâu đặc biệt quan trọng. Học sinh
học có ghi chép những kiến thức được xem như chìa khóa để đi vào khám phá
tác phẩm văn học.
Ví dụ dạy bài “Giá trị văn học”, cần cung cấp cho các em các kiến thức
sau:
+ Giá trị văn học là gì? (Giá trị văn học chính là những tác động, những
ảnh hưởng tốt đẹp của văn học đối với con người và cuộc sống).

+ Cơ sở của giá trị văn học và các giá trị văn học: Con người có ba nhu
cầu cơ bản để sinh tồn và phát triển, để tạo thành một sinh thể màu nhiệm nhất
của tạo hóa, vượt lên muôn loài. Đó là: hiểu biết, giáo dục và thẩm mĩ. Vì vậy,
văn học - một hình thái ý thức cao nhất của con người cũng có ba giá trị cơ bản
nhằm giúp con người hoàn thiện. Đó là nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Từ việc
giáo dục con người hiểu biết về thế giới, về xã hội, về con người, về chính mình,
văn học hướng đạo cho con người biết yêu, biết ghét, biết trách nhiệm và tình
thương và hơn thế biết cảm nhận và thu nhận cái đẹp.
- Dạy bài phong cách nghệ thuật: cần học sinh nằm vững khái niệm
phong cách nghệ thuật, các biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn
trong tác phẩm văn học. Từ đó học sinh vận dụng lí thuyết đề phân tích phong
cách nghệ thuật của nhà văn trong các sáng tác của họ. Hiểu được phong cách
nghệ thuật của các nhà văn, học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu chiều
sâu của tác phẩm văn học, nắm chắc hơn cách phát hiện, khám phá và lí giải
cuộc sống của nhà văn
3.8. Chọn lọc một số đề thi qua các kì thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hoá, và
các tỉnh khác trên cả nước qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp
cận đề, nắm được yêu cầu đề ra, định hướng lập ý và tìm ý cho một bài văn
nghị luận.
Có kiến thức văn học và kỹ năng viết là cần thiết trong một bài văn nghị
luận, nhưng điều đó chưa đủ những yếu tố để đảm bảo thành công trong một bài
viết. Điều quan trọng trong một bài văn nghị luận là học sinh phải xác định được
yêu cầu của đề ra, định hướng, tìm ý và lập được dàn ý. Vậy để rèn luyện cho
học sinh giỏi trong công tác bồi dưỡng về kỹ năng này, giáo viên có thể chọn
một số đề thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh trước đây để giúp học
sinh luyện tập.
Ví dụ về một câu trong đề thi học sinh giỏi Tỉnh năm 2008:
Câu 2 (12,0 điểm): Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và
ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Hãy phân tích, so sánh bài thơ "Tự
tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Sóng" của Xuân Quỳnh để làm rõ nét

chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác
nhau.
16


Ví dụ khác về đề văn của tỉnh Yên Bái: “ Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát
cắt, một tờ biên bản của những chặng đời sống con người ta trên con đường dài
dằng dặc đi tìm cõi hoàn thiện” ( Nguyễn Minh Châu) Anh ( chị ) suy nghĩ như
thế nào về ý kiến trên.
Với đề trên, giáo viên yêu cầu học sinh xác định đề, lập dàn ý rồi bổ sung, củng
cố: - Về yêu cầu đề: thao tác giải thích, bình luận là chính.
- Những ý chính cần xác định là:
+ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là cuộc
sống con người có nghĩa là như thế nào ?
+ Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng
đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hòan thiện nghĩa
là như thế nào ?
+ Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong và ngoài nước.
+ Nhận xét, đánh giá về ý kiến trên.
Một ví dụ khác về đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hoá năm 2016 - 2017:
Câu 1 (8.0 điểm):
Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được từ câu chuyện sau:
Một cô gái nhỏ đi bộ tới trường. Dù buổi sáng hôm đó thời tiết có vẻ rất
xấu, trên trời những đám mây đen đang kéo tới nhưng cô bé vẫn thực hiện
chuyến hành trình tới ngôi trường tiểu học của mình như thường lệ. Buổi chiều,
quang cảnh còn tồi tệ hơn hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Mẹ cô
vì lo con gái mình sẽ sợ hãi trên đường về nhà và hơn nữa cô sẽ nguy hiểm nếu
gặp sét nên đã đi đón con. Theo sau từng đợt sấm rền là những tia chớp như
những nhát gươm sáng loáng cắt ngang bầu trời. Lòng đầy lo lắng, bà lái xe

theo dọc con đường tới trường của con mình. Và kia! Cô gái nhỏ đang đi,
nhưng cứ mỗi lần có chớp lóe lên, cô bé lại dừng lại, nhìn lên trời và mỉm cười.
Khi xe của người mẹ tiến đến cạnh con gái, bà hỏi:
– Con làm gì thế? Tại sao con cứ dừng lại và mỉm cười như thế? Con gái?
Cô bé đáp lại:
– Con muốn làm cho mình xinh đẹp hơn vì Thượng đế cứ liên tục chụp
ảnh cho con.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 2 (12.0 điểm):
Trong Vũ trụ thơ, Đặng Tiến cho rằng:
"Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ
của nhân loại thành tiếng hát vô biên".
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ những cảm nhận về nỗi thống
khổ của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và nhân vật người đàn bà
hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), anh/chị hãy bàn
luận về sứ mệnh của văn học đối với thân phận con người.
Trong những năm học gần đây đề thi học sinh giỏi tỉnh luôn có một câu
nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học. Vì vậy giáo viên bồi dưỡng cũng
17


cần phải chọn lọc những đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay và có ý
nghĩa sâu sắc để giúp học sinh học tập. Những đề văn như vậy giáo viên yêu cầu
học sinh tự xác định đề, lập dàn ý cùng với sự định hướng của giáo viên sẽ kích
thích các em động não, tư duy để hiểu ý nghĩa nội dung yêu cầu đề , có cách
trình bày ý và các thao tác lập luận sao cho đầy đủ và thuyết phục nhất. Đề ra để
học sinh luyện tập rất nhiều nhưng khuôn khổ sáng kiến này không cho phép tôi
trình bày dài. Chỉ đơn cử vài ví dụ minh họa. Hướng dẫn và định hướng cho học
sinh theo những cách thức như trên sẽ có ý nghĩa góp phần khơi gợi, tạo khả
năng chủ động cho các em biết tư duy, phân tích, xác định đề và tìm ý một cách

nhanh chóng khi đứng trước một đề văn. Các em sẽ biết cách đi đúng hướng,
chặt chẽ, khai thác khá đầy đủ các ý lớn, nhỏ cần thiết khi làm bài và vận dụng
hợp lý các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận.
3.9. Ra đề làm bài văn trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết theo
thời gian ấn định.Giáo viên chấm bài, giúp học sinh phát huy ưu điểm và
khắc phục nhược điểm.
Trong bốn kĩ năng Nghe - nói - đọc - viết, kĩ năng nào cũng quan trọng.
Đối với học sinh, viết bài chính là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Bởi
vì học sinh có thể có kiến thức, hiểu biết rộng nhưng nếu không biết cách diễn
đạt những suy nghĩ, tình cảm và kiến thức của mình thì cũng không có hiệu quả.
Vì thế trong quá trình bồi dưỡng tôi cũng quan tâm đến việc này. Tôi thường
dành riêng một số buổi học, ra đề bài để các em làm từ 150-180 phút. Đề bài tôi
ra thường khá linh hoạt về nội dung, nhưng đều giống với cấu trúc đề thi học
sinh giỏi những năm gần đây. Tôi cũng trực tiếp chấm bài, sửa lỗi cho các em.
Đây là cơ sở để tôi nắm bắt khả năng của học sinh trên nhiều phương diện, từ
cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề ra, tìm ý và lập dàn ý đến cách hành văn
trong một bài làm cụ thể. Năng lực viết và cảm thụ văn học của học sinh cũng
bộc lộ rõ từ đây. Sau khi nhận bài của học sinh, tôi đọc thật kĩ từng phần. Sau đó
tôi cảm nhận bài của các em bằng tâm trạng thư thái, nâng niu trân trọng những
phát hiện, tìm tòi của học sinh. Tôi tìm những lỗi trong bài viết: Lỗi chính tả, lỗi
viết tắt, viết số không đúng qui định; lối thiếu ý, lỗi diễn đạt, lỗi hành văn, cách
trình bày...nếu học sinh mắc lỗi phần nào thì sẽ chữa phần đó. Tiếp đến, tôi nhận
xét một cách kĩ lưỡng, thấu đáo vào bài làm (Có khi cần thiết tôi viết cả câu hay
một đoạn vào bài để học sinh đối chiếu). Nhận xét bao giờ cũng phải chỉ được
ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong bài làm, đồng thời vừa phải có tác dụng
động viên, nâng đỡ tinh thần để các em tự tin vào chính mình, biết phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong những bài sau.
Có thể nói, chấm bài là một khâu công phu, vất vả nhưng rất quan trọng,
cần thiết để giúp học sinh tiến bộ. Tuy nhiên thời gian lên lớp giữa thầy và trò
không nhiều, nên giáo viên không thể cho học sinh làm được nhiều bài trên lớp

khi bồi dưỡng vì sẽ rất mất thời gian. Để khắc phục điều này giáo viên có thể
tranh thủ sau vài buổi học có thể cho các em một vài đề văn và yêu cầu các em
về nhà viết và đề nghị các em tự giác độc lập làm bài và tự giới hạn bài viết của
mình trong một thời gian cho phép nhất định. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em
18


rất nhiều về tư duy viết, tốc độ viết...
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Những kết quả ban đầu: Để có được những giải học sinh giỏi tỉnh, nhất
là giải cao thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố học sinh
trong khâu xác định đề và viết bài. Tuy nhiên, sau 09 năm áp dụng những giải
pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi , dù mức độ mỗi năm mỗi khác, nhưng
nhìn chung tôi đã bước đầu thu được những kết quả khả quan:
4.1. Về phía học sinh:
- Ngày càng nhiều học sinh chủ động, tích cực, hăng hái và sôi nổi tham
gia thi vào đội tuyển.Trong quá trình học đội tuyển,các em thể hiện sự hứng thú
rõ rệt, tin tưởng, lạc quan vào kết quả khi thi. Đặc biệt các em có một tinh thần
chiến đấu rất mạnh mẽ trong thi cử: làm bài hết sức mình.
- Ngoài kiến thức cơ bản, học sinh say sưa sưu tầm những kiến thức mới
làm cho vốn kiến thức ngày càng phong phú. Thành công hơn nữa là trong
những bài thi tập trung toàn trường ( thi học kì, thi học sinh giỏi, thi thử đại
học), hầu như các em trong đội tuyển đều đạt từ điểm 8 trở lên. Đây là điều tôi
thực sự rất hài lòng.
- Nếu như từ năm học 2006 - 2007 trở về trước, số lượng giải học sinh
giỏi tỉnh môn văn khá khiêm tốn, chỉ dao động từ 4 đến 5 giải/10 học sinh thì từ
khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến, nhìn chung số lượng và chất lượng giải
ngày càng tăng lên: Năm học 2006 - 2007 đạt 5/10 học sinh, năm học 2011 2012 đạt 6giải/10 học sinh, năm học 2016 - 2017 đạt 4 giải/5 học sinh... Chất
lượng và kết quả của đội tuyển môn văn trường THPT Trần Phú đã được Sở

Giáo dục Thanh Hoá và các trường bạn đánh giá cao. Đặc biệt là năm học 2016 2017 (Năm học nay tôi và một đồng nghiệp nữa chịu trách nhiệm chính), đội
tuyển đạt 4 giải/5 học sinh tham gia, xếp thứ 55/109 trường THPT trong tỉnh.
Đây là một kết quả rất đáng mừng, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng giáo
dục của nhà trường nói riêng và tỉnh nhà nói chung.
4.2.Về phía giáo viên.
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại
những kết quả đáng mừng trong nhà trường:
- Nhà trường giữ vững danh hiệu 17 năm liên tục có học sinh giỏi Tỉnh,
tạo niềm phấn khởi, niềm tin nơi phụ huynh.
- Bản thân tôi ngày càng có được sự chủ động, mạnh dạn về kiến thức, ít
gặp những khó khăn lúng túng và vướng mắc như trước đây. Kinh nghiệm dạy
học ngày càng dầy lên, kiến thức được củng cố mở rộng.
- Tôi nhận thấy tình cảm giữa cô và trò ngày càng gắn kết, gần gũi hơn.
- Tôi đã thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về cách làm và được đồng
nghiệp yêu mến, Ban giám hiệu tin tưởng. Tất cả các giáo viên trong nhà trường
đều nhất trí rằng đây là một sáng kiến kinh nghiệm có tính thiết thực, tính hiệu
quả cao.
- Bản thân tôi cũng cảm thấy vui mừng và yêu nghề hơn, tự tin khi thấy
19


mình đi đúng hướng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, nhất là
trong thời điểm hiện tại khi xu thế xã hội thiên về những môn tự nhiên và những
môn “thời thượng” thì sáng kiến kinh nghiệm này như củng cố thêm niềm tin và
sức mạnh cho những giáo viên Ngữ văn chúng tôi tiếp tục bền bỉ phấn đấu và cố
gắng vì sự nghiệp trồng người cao cả.
4.3. Một số lưu ý khi thực hiện
- Để đạt kết quả tốt thì cả giáo viên và học sinh đều phải cố gắng, nỗ lực
hết mình. Giáo viên phải phối hợp với đồng nghiệp trong tổ để thực hiện, nhưng
người bồi dưỡng đóng vai trò chủ chốt và chịu trách nhiệm chính.

- Khi lựa chọn học sinh vào đội tuyển, nên chọn những em theo khối C,
D; yêu thích, tự nguyện vào đội tuyển, chỉ chú trọng chất lượng, không chú
trọng số lượng.
- Tuỳ vào tình hình, đặc điểm học sinh trong đội tuyển mỗi năm mỗi khác
mà có thể lựa chọn nội dung, giải pháp, thời gian bồi dưỡng đối với từng chuyên
đề thích hợp...
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KÊT LUẬN
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác trọng tâm ở các nhà trường
THPT. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy,
bồi dưỡng học sinh giỏi. Để phát hiện và bồi dưỡng đạt kết quả tốt người giáo
viên là yếu tố cơ bản. Bởi dạy học là một nghệ thuật. Để có được kết quả thành
công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ
lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để
giảng dạy, bồi dưỡng cho các em. Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến
thức văn chương thì rộng lớn,nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học
sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, tôi chỉ khiêm tốn đưa ra một
vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả mà tôi đã từng
bước trải nghiệm thực tế. Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ
là những thông tin để các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận và rút ra được những
kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công
tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự của người giáo viên.
2. KIẾN NGHỊ
- Đối với các cấp có thẩm quyền:
+ Sở giáo dục nên mở các lớp tập huấn cho giáo viên bồi dưỡng học sinh
giỏi các trường trong Tỉnh.
+ Khôi phục lại chế độ ưu đãi cho học sinh giỏi các cấp, nhất là học sinh
giỏi quốc gia để các em có động lực phấn đấu rõ ràng hơn.
- Đối với nhà trưòng:
+ Cần trang bị tủ sách bồi dưỡng học sinh giỏi cho các tổ chuyên môn.

+ Quan tâm đồng bộ và sâu sắc hơn nữa trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi Ngữ văn.
+ Có giải pháp tài chính hỗ trợ công tác bồi dưỡng; chọn những giáo viên
nhiệt tình, tâm huyết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc chủ nhiệm lớp khối C, D
20


để phát hiện những học sinh có tố chất, tạo nguồn cho đội tuyển.
+Tăng cường gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo
viên trường khác ở trong huyện, tỉnh và cả tỉnh ngoài để giáo viên văn có điều
kiện học hỏi được những phương pháp tốt, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng dạy và học cho nhà trường nói riêng, cho ngành giáo dục nói chung...
Trên đây là một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn
lớp 12 Trường THPT Trần Phú. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, kinh
nghiệm chưa nhiều mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của
các đồng nghiệp, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn Ngữ văn để sáng
kiến có thể phát huy tính ứng dụng, tính hiệu quả một cách phổ biến. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Trần Phú, ngày 25 tháng 05 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Tác giả:

Lý Thị Mai

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Muốn viết được bài văn hay ( Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)
2. Một số suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ( Phạm Quang Đức)
3. 18 chuyên đề văn THPT ( Nguyễn Thị Hòa)
4. Một số đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh Thanh Hóa
5. Tuyển tập đề thi Ô- lim- pich 30-4 văn học các năm

22


23



×