Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.23 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “GD&ĐT
cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu; là nền tảng và là động lực thúc đẩy CNH –
HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo duc là đầu tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dục
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con
người có kiến thức, có văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp… gắn học với hành, tài với
đức ”
Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua
các cuộc thi Học sinh giỏi Olympic, thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, cấp quốc gia
hay các cuộc thi tìm ra nhân tài trên truyền hình như “Đường lên đỉnh Olimpia",
"Theo dòng lịch sử"… luôn được tổ chức và đi vào chiều sâu. Nhằm chọn ra nhân tài
cho đất nước.
Đối với địa phương Lai Châu - thuộc khu vực vùng cao Tây Bắc, điều kiện
kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, công việc “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài” lại là một thách thức đối với ngành giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm qua,
đặc biệt từ khi thay sách đến nay, công tác phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục
của tỉnh nhà cũng ngày càng được quan tâm. Bằng chứng là các cuộc thi học sinh
giỏi các cấp luôn được Tỉnh chỉ đạo thực hiện sát sao hàng năm. Các đơn vị trường
trong toàn huyện ngày càng đầu tư vào chất lượng giáo dục. Vì vậy công tác “Bồi
dưỡng nhân tài” hay nói một cách khác đi việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng
được chú trọng.
Mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục địa phương và Trường PTDT Nội trú
Than Uyên là chuẩn bị cho học sinh sau khi học hết cấp ra trường có thể thích ứng
nhanh chóng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể là học sinh phải
được trang bị kiến thức để có hiểu biết về tổ quốc về cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn
1
minh về nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của các dân tộc thiểu số về những
cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước đang tiến hành ở miền núi và vùng dân
tộc Học sinh phải được chuẩn bị kiến thức các môn học ở các lớp như học sinh ở các


trường phổ thông trong cả nước. Học sinh phải được rèn luyện thông qua các hoạt
động trong và ngoài nhà trường để sau khi ra trường có thể tham gia tổ chức và điều
khiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng dân tộc ở địa
phương. Để đạt được mục tiêu trên trong quá trình giáo dục nhà trường phải thực hiện
đầy đủ các nội dung giáo dục: Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động hướng nghiệp trong
đó việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao kết quả
là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong những năm học qua huyện Than Uyên nói chung, Trường PTDT Nội trú
Than Uyên nói riêng đã thực hiện các công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khá tốt. Chất
lượng học sinh ngày càng được nâng cao, song phương pháp bồi dưỡng và học tập
của các em chưa hiệu quả cao. Do vậy chất lượng học tập nói chung chưa đạt được
kết quả như mong muốn.
Trên cơ sở phân tích những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôi
mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn bậc THCS”.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi xin đề cập đến “Một số kinh nghiên trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS” mà bản thân tôi và một số đồng chí đồng
nghiệp trong và ngoài tỉnh Lai Châu đã vận dụng thành công. Trong đó tôi đã vận
dụng cụ thể ở các khối lớp 6,7,8,9 tại các đơn vị: trường THCS xã Pắc Ta; ôn học sinh
giỏi huyện Tân Uyên; Trường PTDT Nội trú Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hình thức tổ chức và hướng ôn luyện học sinh giỏi môn Ngữ văn
cấp THCS. Chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8,9 được chia ra làm 6 kiểu văn bản: tự sự,
2
miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính công vụ) và
được phân đều ra các lớp. Khi ôn luyện học sinh giỏi văn mỗi lớp chủ yếu là các kiểu
văn bản sau:
- Lớp 6: kiểu văn bản tự sự, miêu tả

- Lớp 7: kiểu văn bản biểu cảm, nghị luận
- Lớp 8: kiểu văn bản tự sự (kết hợp các yếu tố), nghị luận, thuyết minh.
- Lớp 9: kiểu văn bản nghị luận; thuyết minh (sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật, miêu tả; tự sự đặc điểm và sự kết hợp các yếu tố).
Riêng kiểu văn bản điều hành phân phối đều phần cuối năm của tất cả các khối
lớp. Như vậy cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi văn phải dựa vào đặc điểm này để ôn
luyện sao cho sát thực tế, trọng tâm kiến thức, kĩ năng của các lớp. nên đối tượng
nghiên cứu ở đây là cách ôn luyện học sinh giỏi văn ở bậc THCS nói chung.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn trong
quá trình học tập môn Ngữ Văn của học sinh cấp THCS. Từ đó giúp chất lượng giáo
dục của địa phương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Với
mục đích cuối cùng là sau khi ra trường học sinh có thể tự tin học bộ môn ở bậc
THPT và có cơ sở thi và học chuyên nghiệp tốt hơn. Từ đó đào tạo được nhân tài cho
địa phương, cho đất nước.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ sự vận dụng thành công sáng kiến, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra kinh
nghiệm của mình trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng, ôn luyện
học sinh giỏi môn văn. Kinh nghiệm này dựa chủ yếu vào thực tế hoạt động sư phạm
của bản thân mà các nhà nghiên cứu, viết sách chưa đề cập đến hoặc đề cập một cách
chung chung trong khi địa phương tỉnh Lai Châu - khu vực cư trú, sinh sống, học tập
chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số Thái, H’ Mông, Dao, Khơ Mú…không thể vận
dụng được.
3
Khi viết sáng kiến, người viết xuất phát từ nhận thức đúng về bộ môn: “Giáo
viên văn học tiếp xúc với học sinh của mình là để chỉ đạo hoạt động nhận thức, giúp
các em phát triển nhân cách”- GS Phan Trọng Luận. Ngoài ra còn xuất phát từ yêu
cầu kiến thức cơ bản của chương trình văn học THCS để lựa chọn phương pháp và
cách thức ôn luyện và giúp học sinh làm bài có hiệu quả. Tôi không đưa ra cách tiến
hành cụ thể một khối lớp nào mà đề ra phương pháp bồi dưỡng nói chung để khi vận

dụng giáo viên có thể ứng dụng với tất cả các lớp.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bồi dưỡng khả năng học Văn cho học sinh là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết vì nó góp phần tạo cho con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để làm
được điều đó giáo viên Ngữ văn phải giúp cho các em say mê học Văn. Việc này chỉ
đạt được kết quả cao khi thầy giáo biết động viên khích lệ các em trong học tập, biết
tạo điều kiện để các em tự bộc lộ được khả năng của mình và say sưa tham gia xây
dựng bài, tích cực tự giác, tự học, tự rèn luyện.
Theo Giáo trình "Phương pháp dạy học văn" của Đại học Quốc gia Hà Nội thì
"Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hiểu theo nghĩa thông thường tức là giáo viên - người
hướng dẫn biết khơi dậy khả năng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên cơ sở
vốn hiểu biết học sinh đã có và cao hơn nữa là cung cấp cho các em những điểm mới,
sâu hơn về văn học mà học sinh chưa có. Để từ đó các em vận dụng vào việc làm văn
hiệu quả".
Nói đến thành công của một bài văn là nói đến nhiều phương diện. Bài văn hay
là sản phẩm của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành
thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân…Có thể nói bài văn là sản
phẩm tổng hợp nhất của tất cả năng lực của học sinh. Bởi thế người ta nhìn vào bài
văn sẽ biết được năng lực của học sinh song một phần thấy được khả năng bồi dưỡng
của người dạy văn. Nói như vậy có nghĩa là công việc bồi dưỡng khả năng, năng lực
vốn có của học sinh là rất qua trọng, sẽ giúp học sinh phát huy năng lực của bản thân
trở thành người giỏi văn thực thụ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi về SGK, phương pháp dạy
học, Bộ GD&ĐT cũng hết sức quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong tỉnh nhà, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng
quan tâm, thực hiện chế độ ưu đãi đối với những giáo viên, học sinh có thành tích tốt

5
trong giảng dạy và học tập Đây là động lực rất lớn động viên thày và trò trường
PTDT Nội trú Than Uyên thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục mũi
nhọn, trong đó có công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Khó khăn
Qua trải nghiệm thực tế có thể nhận định: “Bồi dưỡng học sinh giỏi là công
việc mới và khó đối với giáo viên và học sinh. Mới bởi đây là phần việc liên quan đến
công tác giáo dục chất lượng mũi nhọn nên toàn bộ nội dung, kế hoạch hoạt động đều
không nằm trong phân phối chương trình, không được tiến hành xuyên suốt trong
năm, không có tài liệu biên soạn dành riêng cho công tác này, việc dạy và học cũng
không áp dụng đại trà chung cho mọi đối tượng Góc độ tiếp cận vấn đề này của
huyện và tỉnh nhà so với phong trào hoạt động chung của cả nước và quốc tế còn rất
khiêm tốn - Thực tế là chúng ta chưa có học sinh tham gia trong đội tuyển học sinh
giỏi cấp quốc gia, quốc tế trong nhiều năm gần đây. Khó bởi mặt bằng chất lượng
giáo dục nói chung của chúng ta còn yếu. Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã
được các Trường, Phòng và Sở GD&ĐT quan tâm rất nhiều song việc kéo gần
khoảng cách giữa chất lượng giáo dục ở địa phương với các vùng miền khác trong
nước và quốc tế là rất khó. Thực tế trên biểu hiện ngay cả ở chất lượng giáo dục phổ
thông, đại trà lẫn công tác giáo dục chất lượng mũi nhọn. Bởi vậy việc lên lớp của
giáo viên ở huyện, tỉnh nhà thông thường vốn đã khó, bồi dưỡng học sinh giỏi lại
càng khó hơn.
Qua thực trạng trên đây cho thấy nếu thầy tích cực đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, hướng dẫn học, tăng cường kiểm
tra đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời phù hợp thì chắc chắn học sinh sẽ tích cực
học tập, say sưa học tập và như thế kết quả dạy và học chắc chắn tốt.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không muốn nói nhiều đến các giải pháp
mang tính chất lí luận mà chủ yếu là chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm,
6
việc làm cụ thể qua thực tế việc thực hiện công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi

ở các đơn vị trường tôi đã từng công tác và vận dụng.
1. Sự tâm huyết và lòng nhiệt tình
Tiêu chí này cần có ở cả giáo viên và học sinh tham gia công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi. Song ở đây chúng ta bàn nhiều hơn tới các thày cô. Thông thường qua các
cuộc họp Hội đồng, họp Chuyên môn, khi nghe Ban giám hiệu trưng cầu ý kiến
nguyện vọng rằng: “Ai có thể đảm nhận công tác ôn luyện học sinh giỏi? Người nào?
Môn nào?” Rất thông thường sự đáp lại là biểu hiện im lặng. Bởi tâm lí chung là
không ai muốn đương đầu với một công việc khó khăn mà danh hiệu, kết quả và thù
lao là cái không thể nhìn thấy hoặc tính trước được. Vì vậy việc đầu tiên đặt ra ở đây
là: Hãy mạnh dạn đứng lên đảm nhận công tác này bằng cả tâm huyết và lòng nhiệt
tình. Công việc nào cũng vậy, hãy nhận và làm, tiếp theo rồi sẽ “vỡ vạc” và ít nhiều
thu nhận dược thành quả.
2. Việc lựa chọn học sinh
Ở bậc THCS chúng ta hay nói tới công tác ôn luyện học sinh giỏi ở lớp 9. Các
lớp 6,7,8 cũng có tham gia công tác này nhưng mức độ và phạm vi hẹp hơn, song đó
không phải là vấn đề chính. Điều đáng nói ở đây là giáo viên đảm nhận công tác này
cần chú ý quan tâm và lựa chọn học sinh, phát hiện “Nhân tài” ngay từ các lớp dưới.
Bởi học sinh giỏi phải là người có tố chất, năng khiếu, sự sáng tạo và vốn kiến thức
cơ bản vững chắc Điều này thể hiện rõ nhất qua kết quả và hoạt động học tập của
các em trên lớp. Giáo viên căn cứ vào đó để lựa chọn những học sinh thực sự có năng
lực và tố chất tham gia vào đội tuyển ôn luyện học sinh giỏi.
3. Lên kế hoạch chủ động bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học
Đã gọi là hoạt động, là công tác “mũi nhọn” thì phải “xuyên suốt”. Một số
trường chỉ thực hiện công tác này trước thời điểm thi học sinh giỏi vài tháng, thường
là vào đầu học kì II của năm học. Nếu thực hiện như vậy thì quỹ thời gian ôn luyện
dành cho các em là rất ngắn. Trong khi như đã nóỉ ở phần đầu: học sinh của chúng ta
xuất phát từ một mặt bằng giáo dục còn thấp. Các trường nằm ở vùng thuận lợi đã
7
vậy, các trường ở vùng sâu, vùng xa, trường chuyên biệt như trường PTDT Nội trú
muốn có học sinh giỏi càng phải tiến hành ôn luyện sớm hơn. Nói rằng: “Lấy cần cù

bù thông minh” cũng chưa hoàn toàn đúng song tóm lại: Nếu thày và trò chủ động lên
kế hoạch, mục tiêu rồi tiến hành ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học thì chắc
chắn sẽ thu được kết quả tốt hơn. Đây là một thực tế.
4. Bồi dưỡng, giáo dục học sinh một cách toàn diện, linh hoạt sáng tạo và chu đáo
a. Bồi dưỡng, giáo dục về tư tưởng
Nhắc đến từ “tư tưởng” ta thường nghĩ đến điều gì đó to lớn, trừu tượng và
phức tạp. Song vấn đề ở đây rất đơn giản, đó là : Động viên học sinh, giúp các em yêu
thích môn học, có mục tiêu, lí tưởng phấn đấu, có động lực quyết tâm ôn và thi học
sinh giỏi đạt giải. Đây là việc dễ làm, nên làm nhưng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên,
theo đánh giá: Rất ít giáo viên ôn luyện học sinh giỏi quan tâm đến vấn đề này, phần
đa chỉ chú trọng đến mảng ôn luyện kiến thức. Điều này cần nhưng chưa đủ bởi sẽ
thật khó khơi dậy ở các em lòng đam mê và nhiệt tình theo đuổi môn học nếu không
biết mình đi thi học sinh giỏi sẽ có gì, được gì trong khi thời gian và các môn học
chính khoá với các em đã là cả một gánh nặng Chính vì vậy công tác giáo dục về tư
tưởng là tối cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, song hành với việc ôn
luyện về kiến thức. Trước tiên, hãy cho các em biết tham gia đội tuyển học sinh giỏi
và đạt giải sẽ có gì, được gì, ví dụ:
- Về kiến thức: Đó là phần kiến thức chuyên sâu liên quan đến sở trường, năng
lực của các em, hỗ trợ cho các em rất hiệu quả, đắc lực khi vào học cấp III (THPT) và
thi tuyển vào các trường chuyên nghiệp sau này.
- Về danh hiệu: Thật vinh dự khi các em thi đạt giải sẽ được cả trường, huyện,
tỉnh biết đến. Đây quả là phần thưởng vô giá và tuyệt vời.
- Về quyền lợi: Các em sẽ được một khoản tiền thưởng nhất định, được ưu tiên
khi xét tuyển vào trường Dân tộc Nội trú của tỉnh hay trường THPT, được tuyên
dương ghi nhớ danh hiệu trong hồ sơ học bạ
8
Ví dụ đơn cử trên chỉ là công tác tư tưởng ban đầu định hướng cho học sinh
động cơ học tập, phấn đấu và đạt giải. Ngoài ra, việc động viên khích lệ về tư tưởng
phải được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học giờ học bằng lời nói, hành động
việc làm cụ thể: Một lời khen ngợi, động viên, một phần quà nhỏ như chiếc bút bi,

quyển vở, hay gói kẹo “liên hoan” sẽ giúp các em phấn khởi và tích cực học tập rất
nhiều Sau mỗi buổi học, giáo viên cần dành thời gian để rút kinh nghiệm giờ học,
tháo gỡ mọi thắc mắc và chỉ rõ ưu, nhược điểm trong bài viết, hướng suy nghĩ của các
em, có sự so sánh, khen ngợi, góp ý cụ thể từng học sinh trong nhóm, giúp các em
tiến bộ từng ngày. Có thể nói: làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng cho học sinh có
nghĩa là chúng ta đã thành công một nửa trong công tác ôn luyện học sinh giỏi.
b. Bồi dưỡng về kiến thức
Nhiều giáo viên, học sinh quan niệm: Giỏi là trên mức bình thường. Vì vậy
kiến thức ôn luyện học sinh giỏi phải cao sâu Thực tế không hoàn toàn như vậy.
Giống như việc chúng ta xây nhà, phải bắt đầu từ nền móng. Kiến thức và kĩ năng
cũng vậy: không có kiến thức, kĩ năng cơ bản sẽ không có chuyên sâu. Do đó, nên ôn
cho học sinh hiểu và nhớ kiến thức cơ bản trọng tâm trong chương trình phổ thông
trước đã. Khi đã có vốn kiến thức cơ bản trọng tâm vững chắc rồi thì dù có gặp đề
khó, các em sẽ biết kết hợp cái nền tảng mình đã có chính là kiến thức kĩ năng cơ bản
với năng khiếu, sự sáng tạo, cùng với áp lực, động lực thi cử để giải đáp được mọi
câu hỏi mà đề bài yêu cầu. Đương nhiên việc cung cấp cho các em vốn kiến thức nâng
cao và chuyên sâu cũng là điều cần thiết song chỉ nên và chỉ được đưa ra mang tính
chất tham khảo và bổ trợ.
Có thể bồi dưỡng về kiến thức cho học sinh theo những phương pháp sau đây:
b.1. Cung cấp đầy đủ những kiến thức lí thuyết định hướng thực hành
Không có lí thuyết định hướng học sinh sẽ rơi vào tình trạng nói, viết tuỳ tiện.
Có những giờ bồi dưỡng chỉ nhằm rèn luyện một thao tác, khẳng định một phần kiến
thức nhưng có giờ giáo viên nhằm vào việc củng cố, làm rõ nhiều vấn đề lí thuyết và
nhiều kĩ năng. Những lí thuyết này có thể học sinh chưa học trong chương trình chính
9
khoá, có thể giáo viên củng cố, khẳng định, nâng cao hơn lí thuyết học sinh đã học.
Bởi vậy, khi cung cấp giáo viên luôn quan tâm đến từng đối tượng tiếp nhận để học
sinh thấy tầm quan trong của lí thuyết và ý nghĩa của lí thuyết đối với thực hành.
Ví dụ: khi ôn học sinh giỏi lớp 7 phần văn nghị luận - học kì II
Việc đầu tiên giáo viên cung cấp kiến thức đơn giản có trong sách giáo khoa

như: Thế nào là văn nghị luận? đặc điểm của luận điểm, luận cứ, lập luận và phương
pháp lập luận trong văn nghị luận. Sau đó, giúp học sinh hiểu cách làm bài văn nghị
luận chứng minh, nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích.
Tiếp theo, giáo viên cung cấp kiến thức về văn bản như “Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh; “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” - Phạm Văn Đồng
học sinh hiểu kiến thức nội dung, nghệ thuật của văn bản và khắc sâu hơn kiến thức
về đặc điểm của văn nghị luận.
Từ lí thuyết đã cung cấp, học sinh có cơ sở để thực hành.
b.2. Chuẩn bị tốt nội dung viết
Chỉ có kiến thức lí thuyết về các kiểu bài văn và các thao tác làm văn, học sinh
chưa thể tạo ra một bài văn tốt. Học sinh sẽ không biết viết gì trong bài làm của mình
khi chưa có hiểu biết đầy đủ về đối tượng trình bày. Bởi vậy tư liệu, kiến thức càng
sâu, rộng, phong phú, đa dạng thì nội dung càng hàm súc, chặt chẽ. Giáo viên cần
cung cấp thêm kiến thức sâu, rộng của vấn đề từ đó học sinh có cái nền vững chắc cho
bài viết. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh, không phải tất cả hiểu biết đều đưa
vào bài mà cần biết chọn lọc, lựa chọn cái gì trong vốn hiểu biết của mình cho phù
hợp với đề bài. Do vậy việc chuẩn bị tốt những nội dung cho học sinh lựa chọn là điều
không thể thiếu trước khi làm bài.
Chẳng hạn, với đề văn “Hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
thể hiện trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” - Ngữ Văn 8, tập II, ít ra học sinh phải
nắm các nội dung cụ thể: Thế nào là tư tưởng nhân nghĩa? và có thêm kiến thức như:
thời đại, thân thế và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn trãi… càng nhiều càng tốt. Hay
khi bồi dưỡng về mảng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du -Văn 9, tập I, giáo viên không
10
thể không cung cấp những câu chuyện xoay quanh những điển tích, điển cố được tác
giả sử dụng trong các đoạn trích.Thiếu những hiểu biết đó, đặc biệt những kiến thức
phục vụ trực tiếp cho đề bài, học sinh không thể không tránh khỏi lúng túng khi triển
khai bài viết của mình.
C. Bồi dưỡng về kĩ năng làm bài
C.1. Kĩ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển

khai bài viết:
Để xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và vạch ra phương hướng triển khai
bài viết một cách đúng đắn, học sinh cần phải:
- Đọc kĩ đề bài, chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài
đòi hỏi. Khi đề có lời dẫn thì hết sức thận trọng, tìm hiểu cẩn thận từng từ ngữ, từng
mối quan hệ giữa các thành phần câu để có thể hiểu một cách chính xác nội dung mà
đề được nêu.
Giả dụ: lời dẫn là một câu tục ngữ, châm ngôn hoặc lời nói có ngụ ý sâu xa cần
phải xem xét cả nghĩa đen và nghĩa bóng để có thể hiểu đúng hướng, tránh sự hiểu
lầm hoặc suy diễn thiếu cơ sở.
- Xác định những yêu cầu chính của đề: nội dung, giới hạn, dạng đề, mức độ
cần giải quyết…
Để có thể định được phương hướng triển khai bài viết, học sinh cần trả lời được
các câu hỏi: viết cái gì? Viết để làm gì? viết cho ai? Viết theo cách nào? Việc trả lời
các câu hỏi này càng rõ ràng, cụ thể, chính xác thì hiệu quả của bài viết càng cao.
Đặc biệt câu hỏi “Viết cái gì?”. Nếu không xác định rõ sẽ dẫn tới chỗ lạc đề, loãng đề
hoặc phá vỡ nội dung bố cục bài viết.
C.2. Kĩ năng lập dàn ý
Lập dàn ý là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của bài viết theo một chiến lược
nhất định. Đó là cách tổ chức các luận điểm của bài sao cho bộc lộ được nội dung và
lô gíc vấn đề, có tác động tới tư tưởng, tình cảm và hành động của người đọc.
11
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh chia nội dung các ý thành những nhóm nhỏ
theo quy định của tiểu chủ đề. Mỗi chủ đề thể hiện một ý riêng không trùng lặp với ý
chủ đề khác. Cũng cần lưu ý học sinh nhất thiết phải vạch ra dàn ý. Không cần quá
chi tiết, song việc dành ra 5- 10 phút cho xác định ý là điều không thể thiếu.
C.3. Kĩ năng viết đúng theo dàn ý
Hiện nay, nhiều học sinh khi làm bài có lập dàn ý nhưng khi viết không điều
khiển được ngòi bút, suy nghĩ nên bài viết không bám sát dàn ý, hoặc thoát li hoàn
toàn dàn ý. Việc này làm cho dàn ý mất hết ý nghĩa nên việc lập dàn ý trở thành hình

thức, máy móc. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng viết đúng dàn ý là điều cần thiết với học
sinh.
Để học sinh viết đúng dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý sát với đề
bài, chu đáo, có như vậy khi viết mới liên tục, chủ động. Khi làm bài không có dàn ý
chẳng khác nào người đi trong rừng rậm hoặc đi biển mà không có la bàn, học sinh sẽ
viết lung tung, phá vỡ sự tập trung của chủ đề, thiếu ý hoặc loãng ý.
Khi viết bài, học sinh có thể bổ sung ý vào bài viết của mình khi cần thiết song
phải đảm bảo mạch lạc sự phát triển của vấn đề, không được tạo ra sự gãy khúc trong
khi trình bày văn bản.
C.4. Kĩ năng lập luận
Lập luận là cách thức đưa vấn đề, trình bày vấn đề sao cho có tính thuyết phục
và luôn luôn đảm bảo sự nhất quán trong suốt quá trình trình bày. Luận điểm, luận cứ,
luận chứng là những yếu tố quan trọng của lập luận. Luận điểm là mội dung quan
trọng mà người viết muốn đề cập đến, phục vụ cho việc làm sáng rõ nội dung của bài
viết. Luận điểm được coi là một tiểu chủ đề. Còn luận cứ là những lí lẽ mà người viết
đưa ra nhằm thuyết minh, làm sáng tỏ luận điểm. Đây chính là những ý phụ của luận
điểm. Một luận điểm có thể chia làm nhiều luận cứ. Như vậy luận điểm không cùng
bậc với luận cứ, nó thuộc bậc trên, bậc lớn hơn. Còn luận chứng là những tài liệu, dẫn
chứng minh hoạ… làm sáng tỏ luận cứ. Chính vì vậy lập luận chính là sự xâu chuỗi
12
các luận cứ, luận chứng sao cho hợp lí, thuyết phục người đọc nhất, giúp người đọc
nhận ra luận điểm, tin ở luận điểm.
Để lập luận chặt chẽ, yêu cầu học sinh sử dụng một số cách triển khai đoạn văn
như liệt kê, quy nạp, móc xích, song hành, hỏi đáp, tương phản.
C.5. Kĩ năng hành văn
Trong thực tế ôn luyện, nhiều học sinh lầm tưởng rằng khi viết văn càng dùng
nhiều hình ảnh, nhiều sự ví von, so sánh hoặc nhiều từ ngữ sinh động bài viết càng đạt
kết quả cao. Vì sự ngộ nhận này mà nhiều lúc các em cố tình dùng từ ngữ sáo mòn,
diễn đạt vòng vèo, cầu kì, không phù hợp với phong cách của bài viết. Vì vậy trong
khi ôn luyện cần rèn cho học sinh viết đúng phong cách, phù hợp với nội dung bài

viết.
Muốn viết đúng phong cách, bài hay cần có vốn từ, nắm vững các kiểu kết cấu
ngữ pháp của câu, thường xuyên vận dụng, luyện tập. Muốn vậy giáo viên phải luôn
kiểm tra, sửa chữa bài viết của mỗi học sinh thì bài làm của các em mới đạt đến cái
đích: trong ý và sáng trong lời.
C.6. Kĩ năng hoàn thiện bài viết
Giáo viên ôn luyện phải thường xuyên đòi hỏi học sinh có năng lực biết tự nhận
xét, tự đánh giá, điều chỉnh bài viết của mình. Biết tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu; phân
tích để thấy đâu là cái đúng, đâu là cái sai… trong bài viết.
Việc hoàn thiện, điều chỉnh có thể tiến hành ngay sau khi học sinh thực hành
viết xong, cũng có thể ở buổi ôn sau rồi giáo viên mới thu, chấm và nhận xét, chỉ ra
những lỗi để học sinh điều chỉnh cho đúng, dựa theo sự gợi ý của giáo viên.
Tóm lại các kĩ năng đã nêu trên, giáo viên phải hình thành thuần thục cho học
sinh trong quá trình ôn luyện. Không phải lúc nào giáo viên cũng tiến hành đồng thời
tất cả các kĩ năng này. Song giáo viên cần có kế hoạch cụ thể để rèn toàn bộ các kĩ
năng. Cái đích cuối cùng cần đạt đến là trước khi thi, học sinh phải thuần thục vận
dụng các kĩ năng, trở thành kĩ xảo - mức độ cao của kĩ năng.
d. Linh hoạt sáng tạo và chu đáo trong công tác ôn luyện học sinh giỏi
13
Mỗi đối tượng học sinh đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, mỗi dạng đề
cũng có những cách tiếp cận khác nhau. Bởi vậy thày cô phải biết được đặc điểm
riêng của từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài để từ đó đề ra phương pháp giảng
dạy cho hợp lí. Yêu cầu này không mới và không khó. Nếu chúng ta thực sự tâm
huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tin chắc sẽ làm được. Sự chu đáo cũng bắt
nguồn từ tâm huyết. Nên quan tâm rèn nắn cho học sinh đến từng câu văn, nét chữ
đưa các em đi thi, nhắc nhở các em chuẩn bị giấy vở, bút mực trước khi vào phòng
thi Những cử chỉ, hành động, sự quan tâm tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy, đời
thường ấy thực ra lại có sức lan toả rất lớn, là động lực giúp các em lập nên kì tích.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua quá trình vận dùng cho đối tượng học sinh giỏi ở trường THCS Pắc Ta -

Tân Uyên, học sinh giỏi huyện Tân Uyên, học sinh giỏi trường PTDT Nội trú Than
Uyên và được sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo, các Tổ chức đoàn thể trong nhà
trường, với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi, trong những năm học gần đây, khi
còn giảng dạy tại trường THCS xã Pắc Ta - Tân Uyên - Lai Châu tôi liên tục có đội
tuyển học sinh tham gia và đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp
Tỉnh, cụ thể:
+ Năm học 2006-2007 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện;
01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh.
+ Năm học 2007-2008 có 03/05 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện;
02/05 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh.
+ Năm học 2008-2009 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện;
01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh.
+ Năm học 2009-2010 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện.
Ôn luyện đội tuyển HSG huyện Tân Uyên có 04/05 học sinh đạt giải cấp Tỉnh.
+ Năm học 2010-2011 có 02/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện;
02/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh. Ôn học sinh giỏi huyện Tân
Uyên cấp Tỉnh với 11 học sinh, trong đó có 6 em đạt giải cấp Tỉnh.
14
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để công tác ôn luyện đạt hiệu quả cao trước hết cần lòng tâm huyết, nhiệt tình của
giáo viên bồi dưỡng. Bởi chỉ có lòng tâm huyết với nghề, với công việc mình đang
làm mới tìm tòi nghiên cứu, tích luỹ và thêm kinh nghiệm trong công tác ôn luyện.
Trong khi bồi dưỡng, giáo viên cần có nhiều tài liệu tham khảo, mở rộng có thể
là những bài văn hay, những bài văn mẫu, các đề thi và bài làm đạt giải của học sinh
giỏi cấp Huyện, Tỉnh, Quốc gia trong các năm học để học sinh đọc tham khảo. Tham
khảo ở đây không phải là học vẹt, học tủ theo những bài đã viết sẵn mà để học sinh
học cách hành văn, sử dụng từ, cách khai thác đề… Đây cũng có thể được coi là dẫn
chứng cho lí thuyết mà giáo viên đưa ra.
Luôn động viên, khuyến khích kịp thời với những tiến bộ dù nhỏ nhất của học

sinh cũng là một biện pháp. Đối với học sinh, khi nhận xét đánh giá một bài viết cần
nghiêm khắc chỉ ra ưu khuyết điểm để các em sửa chữa đồng thời cần khích lệ các em
đặc biệt với học sinh dân tộc - vùng khó khăn lại càng cần điều này. Sự mềm dẻo, linh
hoạt của giáo viên trong các tình huống sư phạm cũng là điều giúp ôn luyện học sinh
thành công.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, công tác “Bồi dưỡng nhân tài” là
đặc biệt cần thiết. Điều đó không những giúp đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng
giáo dục mà điều quan trọng từ việc nâng cao đó học sinh có điều kiện phát huy khả
năng trong các năm học THPT và học chuyên nghiệp, và trưởng thành tiến tới góp
mình xây dựng quê hương, đất nước. Tính đến thời điểm hiện tại những học sinh đạt
giải trong các kì thi do tôi ôn luyện nhiều em đã trở thành giáo viên, cán bộ , nhà báo.
Nhiều em đang theo học tại các trường chuyên nghiệp danh tiếng như: Đại học Luật,
Đại học Công đoàn, Đại học Sư phạm, Đại học KHXH và Nhân văn…Để được điều
15
ú - nh cỏc em tõm s - cng l nh vo quỏ trỡnh bi dng ca cỏc thy cụ giỏo t
cp II.
III. KH NNG NG DNG V TRIN KHAI
Sỏng kin cú th ỏp dng tt c cỏc vựng min trờn c nc. c bit thớch
hp vi hc sinh vựng nỳi nh khu vc Lai Chõu. Bi c im vựng min, hc sinh
õy khụng ch cn bi dng cho gii kin thc, k nng m cũn cn c s ng
viờn, khớch l ca nh giỏo i vi ph huynh, hc sinh. Cú nh vy, gia ỡnh cỏc em
mi to iu kin cho cỏc em i hc, cỏc em mi cú nim vui khi n trng.
IV. NHNG KIN NGH, XUT
Trong nhng nm gn õy cụng tỏc ụn luyn, bi dng hc sinh gii ó nhn
c s quan tõm, ng viờn rt ln t cỏc cp lónh o Ngnh. Tuy nhiờn, nh ó
núi, õy l cụng vic ht sc khú khn ũi hi nhiu cụng sc, tõm huyt v thi gian
ca c thy v trũ khi tham gia i tuyn. Chớnh vỡ vy kớnh mong cỏc cp lónh o
Ngnh, c bit l S, Phũng Giỏo dc v o to sm cú vn bn mang tớnh phỏp
quy, quy nh c th v ch khen thng u ói ng thi quan tõm hn na ti

ch ng viờn, khen thng v vt cht, tinh thn i vi cỏc tp th, cỏ nhõn giỏo
viờn v hc sinh cú nhiu úng gúp cú thnh tớch trong cụng tỏc ụn v thi hc sinh
gii nhm nõng cao hiu qu, thnh tớch v cht lng ca cụng tỏc ụn luyn hc sinh
gii núi riờng v mt bng cht lng giỏo dc ca huyn, tnh nh núi chung.
Nhà văn Xô Viết Alexandor Phadeep viết; Ngời thầy giáo, cái từ mới đẹp làm
sao ! Tơng lai của trẻ em chúng ta, của nhân dân chúng ta ở trong tay các thầy giáo,
ở trong trái tim vàng của thầy giáo . Giáo viên với t cách là nhà giáo dục phải không
ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết, nâng cao năng lc chuyên môn, phấn đấu là một
nhà chuyên môn giỏi, một thầy giáo dạy Văn giỏi, đào tạo đợc nhân lực, bồi dỡng đợc
nhân tài phục vụ đất nớc. Để làm đợc điều đó phải không ngừng học hỏi nhng trên hết
phải có trách nhiệm với học sinh. Chúng ta không thể đào tạo đ ợc những học sinh
phát triển về Văn học mà chính bản thân thầy giáo cha có sự chuyển hoá về chất lợng
và giới hạn t tởng tình cảm- GS. Phan Trọng Luận.
16
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút trong các năm học để
hình thành kỹ năng tổ chức hoạt động Bồi dỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn
THCS. Mặc dù có nhiều cố gắng nhng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đợc sự đóng góp ý kiến của quý đồng
nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn!
Than Uyờn, ngy 05 thỏng 03 nm 2012
Ngi vit:
Nguyn Duy Tỳ
17
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THAN UYÊN
Nhận xét:





Tổng điểm: ; Xếp loại:
Ngày tháng năm 2012
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
18
1. Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy hoc tiếng vịêt,
Nhà xuất bản Giáo dục, 239 trang.
2. Bồi dưỡng chuyên môn chu kì III năm 2004 - 2007, quyển 1,2,3, Nhà xuất bản
Giáo dục.
3. Phan Trọng Luận - Trương đĩnh - Nguyễn Thanh Hùng - Trần Thế Phiệt, Phương
pháp dạy học Văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 415 trang.
4. SGK và SGV Ngữ Văn lớp 6,7,8,9 THCS - Nhà xuất bản Giáo dục.
MỤC LỤC
19
NỘI DUNG TRANG
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Sự tâm huyết và lòng nhiệt tình
2.Việc lựa chọn học sinh

3. Lên kế hoạch chủ động bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi ngay
từ đầu năm học.
4. Bồi dưỡng, giáo dục học sinh một cách toàn diện, linh hoạt sáng
tạo và chu đáo.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm
II. Ý nghĩa của SKKN
III. Khả năng triển khai ứng dụng
IV. Những đề xuất, kiến nghị
1
2
2
2
3
4
5
5
5
6
6
7
7
7
8
14
15
15
16
16

20

×