Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.09 KB, 22 trang )


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là dạng văn thực hành chiếm tỉ lệ số tiết lớn trong chương trình
bậc học Trung học phổ thông. Văn nghị luận có vai trò quan trọng không chỉ đối với
nhu cầu thời đại hiện đại, mà từ xưa cha ông ta đã sử dụng thể văn này để tuyển chọn
nhân tài. Đây là bài tổng hợp nhiều tri thức, nhiều kiến thúc, phát huy năng lực tư
duy và khả năng lôi cuốn thuyết phục lòng người.
Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lập
luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp
trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm. Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khá
lớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này.
Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn mà bộ phận chủ yếu là dạy
làm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất. Trong đời sống hiện
đại, nhu cầu cá nhân phát triển ngày càng cao, tiếng nói cá nhân được phát huy thì đòi
hỏi kĩ năng nói văn nghị luận, viết văn nghị luận càng nên coi trọng.Vì hơn bao giờ
hết, bản lĩnh và năng lực cá nhân trong xã hội hiện đại có đầy đủ điều kiện và cơ hội
phát huy, phát triển. Trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luận
càng có xu hướng được đòi hỏi cao hơn, thể hiện và phát huy được năng lực tư duy
và nhận thức toàn diện. Đây là con đường phát triển đúng đắn.
Để chuẩn bị cho tuổi trẻ một hành trang tri thức, một kĩ năng, một thái độ, một
tâm thế là một việc làm cần thiết và chủ động của người thầy. Trong đó, thay đổi tư
duy và cách thức cho phần làm văn nghị luận của môn Ngữ văn đóng vai trò không thể
thiếu. Trong phạm vi của môn Ngữ văn, thay đổi cách tiếp nhận, thay đổi cách làm văn
nghị luận cũng là tạo cho mỗi người đứng lớp dám đối mặt và vượt qua thách thức.
Biết điều khiển, hướng dẫn các em để được là mình.
Thay đổi cách dạy cũ, cách làm bài cũ thâm căn cố đế và dạy kĩ năng làm văn
cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, đúng là một vấn đề không dễ thực hiện. Bản thân là
giáo viên đứng lớp lâu năm, cũng có trải nghiệm và nhìn thấy sự bất cập, lạc hậu trong
phương pháp cũ, nên tôi đã mạnh dạn bắt đầu áp dụng vân dụng phương pháp dạy học
mới từ vài năm gần đây. Thực tế trải nghiệm đã cho tôi những kết quả khả quan, tự tin


để chia sẻ và trình bày cùng đồng nghiệp đề tài:
Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho
học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đối với giáo viên:
Có thể vận dụng một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp giảng dạy phần
văn nghị luận, chủ động vận dụng các kĩ năng thực hành làm văn nghị luận về hiện
tượng đời sống và tư tưởng đạo lí có kết quả tốt.
- Đối với học sinh:
Tăng cường thêm kiến thức và rèn luyện các rèn luyện kĩ năng làm văn nghị
luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận đời sống xã hội theo hướng tích cực và sáng tạo,
chủ động nhập cuộc trong xu thế hội nhập, mở cửa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề:


- Nắm vững kiến thức và rèn luyện các thao tác: Xác định trúng vấn đề nghị
luận; Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận; Đi sâu
vào nội dung trọng tâm của đề tài nghiên cứu: Làm thế nào để tạo giọng điệu lôi
cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân trong bài làm văn nghị luận của học sinh
Trung học phổ thông.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bằng nhiều hình thức trong giờ chính khóa và
ngoại khóa: thuyết trình, thảo luận, tranh luận, luyện viết đoạn văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
- Các bài nghiên cứu cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
và sách giáo khoa môn Ngữ Văn – do Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên.
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4.

- Chọn lớp 11A5, 11A7 trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4 làm đối
chứng; lớp 11A7 có vận dụng triệt để phương pháp và giải pháp mới của đề tài trong
giờ dạy, lớp 11A5 chỉ sử dụng chung chung trong hệ thống phương pháp dạy học.
Bài làm văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4, đặc biệt lớp
11A5, 11A7 năm học 2016-2017.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Điểm mới của đề tài
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016–2017:
"Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học
sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập."
Năm học 2015–2016 tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
"Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh Trung
học phổ thông từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường"
Điểm kế thừa là một phần cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài và phần rèn
luyện kĩ năng làm văn nghị luận nói chung cho học sinh Trung học phổ thông.
Điểm mới của đề tài năm nay:
- Đi sâu vào kĩ năng và giải pháp cụ thể để học sinh được rèn luyện những kĩ
năng cơ bản nhất về làm văn nghị luận về đời sống xã hội, vừa phù hợp với đối tượng
là học sinh vùng sâu ở nông thôn, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được mối quan hệ
mật thiết giữa việc làm văn nghị luận trong nhà trường với đòi hỏi của thời đại.
- Chú trọng những giải pháp thiết thực và hiệu quả để góp phần nâng cao chất
lượng bài văn nghị luận, tạo ra sự hứng thú trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn
luyện thực hành, áp dụng cho học sinh khối 11và 12, trang bị cho học sinh một kĩ
năng sống, một cẩm nang để chủ động, tự tin vào đời sau khi học xong Trung học phổ
thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị cơ luận là một thể loại văn học đặc biệt: dùng lí lẽ, lập luận, chứng cứ để
bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội. Luận



nghĩa là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người
đọc nhận ra chân lí, đồng thời tán thành quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh
của nghị luận thể hiện ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ, sắc bén
của suy nghĩ và khả năng thuyết phục của lập luận. Bằng việc vận dụng các thao tác
giải thích, phân tích, chứng minh...Văn nghị luận khắc sâu vào lí trí, nhận thức và tâm
hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra. Nói cô đọng và dễ hiểu : "Nghị luận
là dùng lời nói đúng, lời lẽ phải để bàn luận và thuyết phục người khác theo những
quan điểm, ý kiến của mình về một điều, một vấn đề nào đó".( Phan Trọng Luận Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12 - NXB Giáo dục, trang 74)
Ý nghĩa của văn nghị luận thể hiện ở tư tưởng, lí tưởng rõ ràng. Bài văn nghị
luận phải mang sắc thái cảm xúc và những cung bậc cuả tình cảm để tăng sự lôi cuốn,
thuyết phục cho người đọc.
Nghị luận về tư tưởng đạo lí và một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một
hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất đạo đức thuần
phong mĩ tục, thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (ô nhiễm môi trường, tai
nạn giao thông, bạo hành gia đình...). Đó có thể là một hiện tượng tốt hay xấu, đáng
khen hay đáng chê.
Học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí được đưa ra nghị
luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực
vừa tiêu cực, có thể trong phạm vi trường học, có thể rộng lớn ngoài xã hội...
Để viết được một bài nghị luận đúng và hay, giáo viên cần giúp học sinh thấy
rõ vai trò của các tri thức và việc vận dụng tổng hợp tất cả các tri thức ấy trong bài
viết. Một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí đều là tổng thành của nhiều tri
thức văn hóa. Vì thế, người viết cần phải có một vốn hiểu biết sâu rộng. Bài văn lại
phải diễn đạt những điều mình hiểu cho người khác cùng thưởng thức nên rất cần có
năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay. Trong thực tế, học sinh làm văn nghị luận
thường sử dụng nhiều ngôn ngữ sinh hoạt, thậm chí lạm dụng khẩu ngữ.
Làm văn nghị luận tức là thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng,
quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ
(đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán...) của mình trước một hiện tượng đời

sống, về một tư tưởng đạo lí.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy làm văn cho học sinh, người thầy phải chỉ ra
sự gần gũi, chứ không phải sự xa lạ giữa văn và thực tế đời sống. Do đó, về nội
dung, người thầy cần xác định rõ ràng hơn và nhấn mạnh hơn vấn đề đời sống thời sự
được đặt ra cho người nghị luận. Về phương pháp, nên bắt đầu từ chỗ học sinh cảm
nhận, trải nghiệm từ thực tế, cụ thể là từ những ví dụ rút từ hoạt động nghị luận trong
đời sống, trong những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đề hình thành và tạo thành những
kĩ năng không hề khô khan, cứng nhắc như lâu nay học sinh vẫn ngại, vẫn sợ.
Ở nhiệm vụ này, người thầy phải xác định đây là công việc liên tục, thường
xuyên. Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận và kĩ năng
làm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy thực hành
hiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất ở mọi kĩ năng làm văn từ
kinh nghiệm bản thân và trải nghiệm với đồng nghiệp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


Qua điều tra, khảo sát về phía học sinh, qua nghiên cứu chương trình giảng dạy
hiện hành, qua kết quả bài làm văn của học sinh và qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với
đồng nghiệp ở trường THPT Thọ Xuân 4, tôi rút ra một số nhận xét về thực trạng của
vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
2.2.1. Về phía người thầy
Còn tồn tại những hạn chế:
Một là: Giáo viên dạy văn thường coi nhẹ kĩ năng làm văn nghị luận về đời
sống và tư tưởng đạo lí. Dạy truyền thụ theo phương pháp truyền thống và dạy sơ sài
qua loa vì học sinh không thích học nên cũng chẳng cần phải đầu tư. Trong khâu rèn
kĩ năng làm văn cho học sinh chỉ cần chú trọng cho học sinh làm văn cảm thụ văn
học, tập trung thể hiện năng lực cá nhân ở những điểm mạnh, chủ yếu phân tích, bình
giảng và cảm nhận các tác phẩm văn học. Vì đây là lĩnh vực có nhiều đất để khám
phá, đào sâu, bừa kĩ.
Hai là: Văn nghị luận trong nhà trường hiện nay chưa thoát khỏi lốt khuôn sáo,

công thức lối mòn, cử nghiệp, hầu như bị tách rời với đời sống và nhu cầu đòi hỏi của
xã hội hiện đại. Nguyên nhân của quan điểm trên là do người thầy cho rằng dạng văn
này là kiểu văn hô khẩu hiệu, chưa coi trọng tiếng nói cá nhân của học sinh.
Ba là: Người thầy cho rằng kĩ năng làm văn nghị luận về đời sống là do năng
lực tư duy tự có và vốn sống của học sinh. Giáo viên không cần đầu tư, mà nếu có
chủ động đầu tư cũng không cải thiện được là bao.
Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ kết tinh
đầy đủ học với hành, là sự gắn kết lí thuyết và đời sống, là kĩ năng cần và đủ để bộc
lộ rõ nhất nhân cách học sinh chủ động nhập cuộc trong thời đại mở cửa nhưng chưa
được người thầy quan tâm đầu tư đúng mức.
2.2.2.Về phía người học
Một là: Học sinh làm văn nghị luận về đời sống hầu như là bắt chước,
chưa xác định đúng và trúng đối tượng nghị luận, chưa tự tin để thể hiện quan điểm,
lập trường của bản thân.
Hai là: Đại đa số học sinh khi lấy phiếu đánh giá và qua điều tra trên lớp, nhìn
chung các em không thích thực hành văn nghị luận nói chung và nghị luận về đời
sống nói riêng. Thông thường các bài văn nghị luận của học sinh được làm qua loa,
đối phó, không có ý thức chủ động tiếp nhận hào hứng khi làm bài. Thường biến
những bài văn nghị luận thành những bài GDCD nặng kiến thức giáo huấn răn dạy
theo lối mòn.
Ba là: Học sinh thiếu kiến thức cơ bản về kĩ năng làm văn nghị luận về tư
tưởng đạo lí và về đời sống xã hội, đặc biệt học sinh trường vùng sâu vùng xa như
trường THPT Thọ Xuân 4. Có bài học sinh chưa phân biệt được đâu là văn nghị luận
đời sống với nghị luận văn học.. có bài sử dụng vận dụng lạm dụng các yếu tố: miêu
tả, biểu cảm, tự sự... Nhìn chung, các em mất phương hướng khi làm bài văn nghị
luận. Học sinh chưa hiểu bản chất, mục đích và đặc trưng của văn nghị luận, vai trò
chủ thể của người làm văn nghị luận.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm văn nghị luận vừa khó
vừa khô là do học sinh chưa được đa dạng hóa các hình thức luyện tập. Từ các bước
lên lớp, các nội dung bài tập đến cách ra đề, kiểm tra đánh giá hết sức khuôn mẫu, ít



thay đổi, ít sáng tạo.... Lỗi này thuộc về chương trình, nhưng để thực sự chuyển biến
đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên đứng lớp
Đặc biệt người thầy chưa sáng tạo và linh hoạt trong các tình huống dạy học.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong chương trình hiện hành của SGK, thời lượng giành cho phần văn nghị
luận xã hội về đời sống và tư tưởng đại lí thống kê có 30 tiêt ở cả ba cấp học, cụ thể
như sau:
Mỗi khối lớp chỉ có 1 bài viết về nghị luận theo phân phối chương trình. Nội
dung chương trình chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng: tìm ý, lập dàn ý, các thao tác
nghị luận. Coi trọng khâu luyện tập vận dụng thực hành kết hợp các thao tác, diễn
đạt.
Trọng tâm kiến thức và kĩ năng tập trung ở lớp 11 và lớp 12. Thiết nghĩ chương
trình mới nên đưa kiến thức công cụ đẩy lên sớm hơn từ đầu lớp 11. Có như thế học
sinh mới có thời gian tiếp nhận và rèn luyện các kĩ năng chủ động và hiệu quả hơn.
Đi vào cụ thể của nội dung kiến thức của mỗi bài học là đúng hướng, đúng trọng tâm
nhưng còn nặng rập khuôn và tính thực tiễn của hiệu quả thực hành cho học sinh
chưa cao,đặc biệt là áp dụng cho học sinh vùng khó.
Theo kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm giảng dạy, đặc biệt là dạy ở một vùng
sâu nông thôn của huyện Thọ Xuân, tôi nhận ra một thực tế: Nếu giảng dạy tác phẩm
văn chương, muốn có sự cộng hưởng rung cảm của người học, cần phải có năng lực
đặc biệt. Nhưng dạy tác phẩm nghị luận lại có khả năng tác động trực tiếp tích cực
đến nhiều đối tượng, kể cả học sinh trung bình và dưới trung bình. Như vậy, nếu biết
đầu tư, người thầy nâng cao năng lực làm văn nghị luận trong nhà trường sẽ có kết
quả tốt hơn làm văn cảm thụ tác phẩm văn chương. Sẽ cải thiện đáng kể chất lượng
học văn và làm văn nói chung. Đây cũng là con đường để để phát triển tư duy tổng
hợp, tích hợp từ nhiều kiến thức từ đời sống xã hội, cần thiết cho mọi ngành nghề,
thích ứng cho việc các em nhập cuộc dễ dàng hơn với xu thế phát triển của thời đại.
Tôi rất tâm huyết với đánh giá:" Những ai quan tâm đến môn ngữ văn trong

trường trung học phổ thông hẳn đều dễ nhất trí rằng: dạy làm văn nghị luận là một
trong số những vấn đề nan giải của hầu hết giáo viên. Cái phân môn kết tinh vốn kết
tinh đầy đủ nguyên lí kết họp hoc với hành,bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của học
sinh thì lại là phân môn ít được ai quan tâm tìm tòi và nghiên cứu " ( trang 74,
Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, Phan Trọng Luận ).
Từ việc nắm vững yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, kĩ năng làm văn
nói chung và làm văn nghị luận nói riêng, bản thân tôi xác định bài làm văn của học
sinh không còn đơn thuần là một sự trả bài mang tính chất ép buộc, miễn cưỡng
những gì đã được học. Qua công việc làm văn, tôi đã tạo cho học sinh được tập dượt
một công việc hết sức cần cho đời sống, là tập nói năng cho người khác, vì người
khác, chứ không phải vì mình và chỉ cho mình.
Trên cơ sở về lí luận và về thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn
cải tiến và áp dụng phương pháp như sau:
2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức
- Xác định trúng vấn đề nghị luận.
- Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận.
- Tạo giọng điệu lôi cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân.


Các kĩ năng cần rèn luyện trên đều rất quan trọng, song do giới hạn của phạm
vi đề tài, tôi sẽ tập trung đi sâu vào yêu cầu cuối cùng, cũng là kĩ năng quan trọng
nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Văn là người. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, có rất nhiều con đường cho
các em lựa chọn tương lai. Trước đây, ở nông thôn vùng sâu vùng xa, khi học xong
THPT, sẽ có một bộ phận học sinh đi học đại học và học nghề. Đa số các em ở lại địa
phương làm nghề truyền thống và lập gia đình, sinh con đẻ cái. Nhu cầu giao tiếp và
kĩ năng giao tiếp cũng không được đề cao. Thực tế hiện nay, hầu hết các em tốt
nghiệp xong cấp III, đều có nhu cầu lập thân lập nghiệp bằng nhiều con đường. Dù
học tiếp đại học, hay học nghề hoặc đi vào công ti liên doanh, các doanh trong hay
ngoài nước cũng đều cần kĩ năng sống, kĩ năng chủ động, một thái độ dám là mình,

phải được là mình. Chính tâm tư này làm cho bản thân tôi trăn trở và suy nghĩ: Phải
định hướng và lồng ghép trong giờ học, trong bài làm văn của học sinh như thế nào
để đạt hiệu quả trên?
Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh xác định mục đích nghị luận, tìm ý, xây
dựng được hệ thống luận điểm trong bài làm văn nghị luận rất cần được vận dụng các
kiến thức đời sống xã hội một cách linh hoạt. Đặc biệt là tính lập luận có hệ thống và
vận dụng các thao tác lập luận một cách thuyết phục. Có nhiều vấn đề đặt ra trong
thực tiễn đời sống gần gũi với học sinh, thanh niên; có nhiều hiện tượng xã hội đã và
đang cần sự nhận thức đúng đắn và hành động tích cực của mỗi cá nhân. Vì vậy, cần
suy nghĩ độc lập và trung thực của người viết. Đây là loại bài viết đòi hỏi rất cao đến
sự sáng tạo chủ quan của người viết cũng như nhiều giải pháp đặt ra trong từng
trường hợp cụ thể. Rất cần tạo cho các em niềm tin vào bản thân khi xử lí các vấn đề
nghị luận.
Khi áp dụng các phương pháp, tôi luôn chú ý đến sự vừa sức của học sinh,
hướng tới những gì học sinh có thể đạt tới, có thể làm theo một cách hứng thú, tích
cực. Tôi luôn coi trọng hướng học sinh có một cái nhìn nhất quán, mối quan hệ chặt
chẽ về học tác phẩm văn nghị luận và rèn kĩ năng tập làm văn nghị luận. Khuyến khích
và động viên học sinh thực hành, làm cho những bài văn nghị luận của học sinh là
năng lực, là tư duy, là nhận thức, là trách nhiệm đối với cuộc sống muôn màu. Các em
được nói và viết những điều các em đang nghĩ, đang quan tâm, được là chính mình.
* Xác định mục đích nghị luận
Phải hướng dẫn học sinh xác định trúng vấn đề, không trình bày mơ hồ, chung
chung. Vì đặc điểm của bài văn nghị luận là ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ. đặc biệt với
yêu cầu của một đoạn văn nghị luận theo cấu trúc đề mới (chỉ còn 200 chữ chứ không
phải bài văn 400 chữ như trước đây), điều này càng cần thiết.
Trong quá trình lên lớp về phần văn nghị luận, tôi đã chỉ ra cho học sinh một
thực tế khi làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống: sức lôi cuốn
đầu tiên mà người thầy phải định hướng là làm sao dẫn dắt người nghe, người đọc tìm
ra chân lí khi cùng tìm hiểu, cùng suy nghĩ, cân nhắc phải trái, đúng sai, chứ không
phải ép đối tượng phải công nhận một cách đơn giản, xuôi chiều. Đây là cơ sở quan

trọng để tôi phải định hướng, xác định rõ đối tượng, mục đích cũng như lựa chọn cho
mình một giọng điệu nghị luận vừa dân chủ, vừa trách nhiệm, tránh lối viết gò bó, sáo
mòn.


Vấn đề đặc trưng của văn nghị luận là sáng rõ tư duy, lí trí dẫn đường chứ
không mơ hồ, chung chung. Xác định được đích đến của bài viết thì người viết mới
định hướng tổ chức và sắp xếp ý đồ thuyết phục người nghe theo hướng nào, phân
phối thời lượng và làm cơ sỏ quan trọng cho việc xác định hệ thống luận điểm. Chẳng
hạn, từ một số đề cụ thể sau đây:
Đề 1:
Bàn về thực tế hiện nay học sinh lười học môn lịch sử.
Đề 2:
Trình bày quan điểm của anh ( chị) về phong trào tiếp sức mùa thi của sinh
viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.
Đề 3:
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tội phạm của trẻ em vị thành niên
đang gây bức xúc trong dư luận xã hội những năm gần đây.
Từ các đề trên, nếu giáo viên không xác định rõ mục đích nghị luận, bài viết
của học sinh sẽ sa vào trình bày về hiện tượng học sinh lười học môn lịch sử ra sao,
phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi diễn ra như thế nào, rồi những biểu hiện cụ thể
của tội phạm trẻ em vị thành niên...Cái đích nghị luận ở đây là từ việc chỉ ra thực
trạng trên, học sinh phải đưa ra những giải pháp, những cách thức, nhũng đề xuất cá
nhân mà có sức thuyết phục là tiếng nói chung đại diện của thế hệ trẻ về những vấn
đề nóng hổi của thời cuộc.
Thực tế bài làm của học sinh cho thấy, khi không xác định trúng, sáng rõ mục
đích nghị luận, các em thường viết rất nhạt, rất loãng vấn đề. Bài viết không có trục,
không có lõi, thậm chí rơi vào tình trạng viết trùng ý, quẩn ý, không rõ ý, đầu voi
đuôi chuột... Kể cả học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương tốt cũng
không hẳn xác định dễ dàng mục đích nghị luận.

Mục đích nghị luận cũng là cơ sở ban đầu tạo cho các em bản lĩnh được lên
tiếng, được công khai đưa ra quan điểm, được dẫn dắt thuyết phục người khác có lôi
cuốn được hay không phải đi từ điểm khởi đầu này.
*Hướng dẫn học sinh xây dựng luận điểm và cách đưa dẫn chứng
Thao tác thường xuyên được tôi áp dụng là bất kì dạy một tác phẩm nghị luận
nào trong chương trình, từ dễ đến khó, đều bắt buộc học sinh phải tìm hệ thống luận
điểm của tác phẩm nghị luận và mối quan hệ chặt chẽ của của các luận điểm trong hệ
thống lập luận của các tác giả. Tôi thường yêu cầu cho học sinh thấy rõ, nhận ra vai
trò tư duy sáng rõ, mạch lạc của văn nghị luận từ hệ thống luận điểm.
Trên thực tế, nhiều học sinh làm văn rất lúng túng, bài viết khồng có luận điểm,
không rõ luận điểm, nhiều em cho rằng luận điểm là những ý chính trong bài.
Từ bài làm của học sinh, tôi đã chỉ ra cho học sinh hiểu: Tại sao cần phải có hệ
thống luận điểm trong bài nghị luận? Phân biệt ý chính và hệ thống luận điểm trong
bài làm văn nghị luận? Điểm giống và khác?
- Đều là ý cơ bản, ý quan trọng nhưng ý chính có thể tồn tại độc lập nhưng hệ
thống luận điểm thể hiện mối quan hệ chặt chẽ gữa các ý, chuyển tải rất rõ ý đồ và
mục đích nghị luận.
Tôi đã tổ chức hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận điểm theo sườn
chính sau:


+ Vai trò (ảnh hưởng) của vấn nghị luận đối với đời sống (hoặc tư tưởng đạo
lí) con người như thế nào?
+ Thực trạng (Vấn đề nghị luận đã và đang có tác động tốt hay xấu, tích cực
hay tiêu cực?). Nguyên nhân? Hậu quả?
+ Có những giải pháp, đề xuất, nguyện vong của cá nhân cụ thể ra sao để
phát huy theo chiều hướng tích cực vấn đề nghị luận?
Từ khung sườn chính trên, học sinh đã nhận ra mối quan hệ qua lại chặt chẽ
của hệ thống luận điểm: luận điểm 1 làm cơ sở cho luận điểm 2, luận điểm 3. Ngược
lại, luận điểm 3 phải được làm sáng tỏ từ luận điểm 1... Học sinh nào biết xây dựng

luận điểm, các em hoàn toàn chủ động trong hướng viết, không quẩn ý, trùng ý, và
nhiệt tình nghị luận được chi phối từ tư duy, lí trí dẫn đường.
Trong đó, cho học sinh xác định luận điểm trọng tâm để làm cơ sở lựa chọn
hướng chủ động và phân phối thời gian hợp lí.
Trước khi làm bài, tôi thường yêu cầu bắt buộc học sinh phải xây dựng hệ
được hệ thống luận điểm, và tạo thành thói quen cho bài làm văn ngay từ lớp 10.
Đây là thao tác để tạo cho bài viết sự cân đối, hợp lí về thời gian, dung lượng, hướng
viết mạch lạc, rõ ràng. Mỗi đề văn, có thể dành thời gian từ 3 đến 5 phút ban đầu để
tìm ý nhanh và xây dựng hệ thống luận điểm. Khi ra đề vận dụng luyện tập, giáo viên
nên chọn những vấn đề mở, mà đề bài đã có sự định hướng ngầm về mục đích và hệ
thống luận điểm cho học sinh. Sau đây là một số đề ứng dụng minh chứng:
Đề1
Tình trạng học văn của lớp em đang có chiều hướng tiêu cực. Từ việc dạy của
thầy và việc học của trò, anh chị hãy mạnh dạn trình bày quan điểm của mình.
Đề 2
Hiện nay nhiều gia đình cha mẹ rất chiều chuộng con cái. Nên hay không nên?
Đề 3
Có ý kiến cho rằng: Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không
biết làm đẹp. Thế nhưng học sinh nữ trang điểm đến trường thì thầy cô nghiêm cấm.
Anh chị trình bày quan điểm và suy nghĩ của mình?
Ở đề 1 học sinh dễ dàng tìm được luận điểm cơ bản là: thực trạng học văn của
lớp em có biểu hiện tiêu cực như thế nào-> nguyên nhân từ hai phía: thầy và trò ->
Giải pháp và đề xuất cá nhân.
Với đề 2 và đề 3, yêu cầu học sinh phải sử dụng lí lẽ và lập luận để xây dựng
luận điểm và xác định mục đích nghị luận cao hơn. Phải chỉ ra đồng thời mặt tích cực
và tiêu cực của vấn đề. Từ đó đánh giá mức độ và lí giải theo năng lực cá nhân để
thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình.
Chọn và đưa dẫn chứng như thế nào?
Học sinh chỉ có thể hoàn toàn thuyết phục được đối tượng nghị luận của mình
chỉ khi quan điểm, ý kiến của mình phù hợp với lẽ phải và sự thật hiển nhiên, có

nghĩa là phải lựa chọn được dẫn chứng và đưa ra lí lẽ để xây dựng luận cứ phải thực
sự thuyết phục. Bởi chỉ thuyết phục được một người đang hoài nghi bắt đầu từ những
gì mà chính người ấy cũng đang tin tưởng. Con đường nghị luận phải đi từ lẽ phải và
sự thật thích hợp và đã được công nhận, vươn ra những kết luận trung gian, để đạt
đến mục đích cuối cùng.


Trong thực tế, bài làm của học sinh tồn tại những nhược điểm dễ thấy: bài viết
không có dẫn chứng. Đây là những bài viết chung chung, khô khan, không thuyết
phục. Hoặc bài viết đưa dẫn chứng nhưng sa vào kể lể, liết kê dông dài lại làm loãng
vấn đề nghị luận. Thậm chí có bài sử dụng dẫn chứng văn học để làm nguồn minh
chứng cho một hiện tượng đời sống.
Dẫn chứng đưa vào bài nghị luận đời sống xã hội phải tiêu biểu, có sức thuyết
phục cao, thể hiện rõ dụng ý của người viết dẫn dắt tới cái đích cần nghị luận. Với
dung lượng một đoạn văn khoảng 200 chữ như yêu cầu đề thi hiện nay, sử dụng dẫn
chứng càng phải ngắn gọn và có lượng thông tin cao. Nên sử dụng phương pháp
thuyết minh: liệt kê, nêu số liêụ...đồng thời biết xử lí số liệu để làm sáng tỏ nguồn
minh chứng. Không sa vào kể, miêu tả hay biểu cảm. Không chú trọng giảng giải dài
dòng như tồn tại thường thấy trong bài làm văn của học sinh. Vì nhiệm vụ của dẫn
chứng là phục vụ cho lí lẽ.
Dẫn chứng phải lấy từ đời sống. Đòi hỏi học sinh có vốn sống phong phú, có
khả năng nắm bắt và thu thập thông tinh nhanh nhạy để tạo sự tin cậy và tính cập
nhật thời sự của vấn đề. Tránh đưa dẫn chứng văn học vào văn nghị luận. Hiện tượng
này học sinh còn nhầm lẫn và thậm chí rất tự tin khi đưa và phân tích dẫn chứng văn
học. Vì hình tượng văn học đã qua hư cấu sáng tạo, không còn người thực việc thực
sẽ làm cho bài viết mơ hồ, thiếu sự sống của hiện thực đời thường.
Như vậy để có dẫn chứng tốt cho một bài văn nghị luận đời sống, giáo viên
cũng đã hình thành cho học sinh khả năng quan sát, suy nghĩ và đánh giá các hiện
tượng xảy ra quanh các em trong cuộc sống đời thường. Đồng thời cũng rèn luyện tư
duy năng động khi tiếp nhận và lựa chọn nhiều luồng thông tin đa dạng và trái

chiều. Tránh bài viết thiếu dẫn chứng. Nếu có hệ thống luận điểm, lí lẽ sáng rõ, chặt
chẽ nhưng thiếu dẫn chứng thì bài viết sẽ sa vào chung chung, thiếu thuyết phục.
* Tạo giọng văn truyền cảm, lôi cuốn, có màu sắc và bản lĩnh cá nhân
Kể cả người dạy và người học, dường như từ xưa đến nay đều quan niệm: Học
và làm văn nghị luận vừa khô vừa khó. Khô vì khôn được thể hiện cảm xúc. Khó vì
nói và viết làm sao để có độ tin cậy, có sức thuyết phục. Trong khi làm văn cảm thụ
văn học học sinh được thể hiện tình cảm, cảm xúc dạt dào thông qua hình tượng văn
học…Quan niệm giáo điều như thế là cái nhìn thiên lệch và thiếu thực tế.
Đây là kĩ năng tốn nhiều thời gian và công sức cho cả thầy và trò. Đây cũng là
kĩ năng mà bản thân tôi đã thực sự tâm huyết cho đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình lên lớp, bản thân tôi rất coi trọng kĩ năng này. Tôi đã nhận
thấy qua trải nghiệm chấm bài của học sinh: Học sinh làm văn nghị luận về đời sống,
viết đúng thì dễ nhưng muốn tạo sự lôi cuốn thuyết phục lòng người, muốn tạo dấu
ấn cá nhân cho bài viết phải có giọng điệu. Điều này tôi đã cố gắng lồng ghép khi dạy
những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đều đã chỉ ra cho học sinh cảm nhận sâu sắc.
Trong thực tế học sinh có thích tác phẩm nghị luận hay không, lại cũng chịu sự tác
động rất lớn từ tác nhân này.
Để rèn luyện cho học sinh có được giọng văn nghị luận về đời sống lối cuốn và
thuyết phục lòng người, tôi đã tập trung vào hai con đường chính sau:
* Vận dụng từ việc học tập cách thể hiện giọng điệu của các tác phẩm nghị
luận tiêu biểu.


Trong quá trình rèn luyện thực hành làm văn nghị luận cho học sinh, tôi luôn ý
thức cho học sinh nhận rõ: mỗi tác phẩm nghị luận là sự tổng hợp kiến thức văn hoá,
là sản phẩm kết tinh từ một sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực: văn hoá, chính
trị, kinh tế, lịch sử, địa lí, triết học…
Bởi vì những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đặc sắc từ xưa đến nay đều được viết
bằng cảm xúc, tình cảm trực tiếp, giãi bày không giấu giếm: Chiếu dời đô, Hịch tướng
sĩ, Bàn về phép học, Chiếu cầu hiền...của nghị luận thời trung đại; Tuyên ngôn độc lập,

Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn học dân tộc, Thông điệp nhân ngày thế
giới phòng chống HIV/ AIDS... của nghị luận hiện đại, là những minh chứng hùng hồn.
Có chăng, cảm xúc trong bài văn nghị luận phải được viết ra không được mang tính cụ
thể, cá nhân, mà bao giờ cũng là tiếng nói đại diện tiêu biểu, có nghĩa là cảm xúc đã
được lí trí, tư duy dẫn đường.
Khi dạy "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ ADIS" (Ngữ văn 12
- tập I) của tổng thư kí liên hiệp quốc Cô phi - An nan, có thể ban đầu người đọc dễ
nhầm tưởng chỉ là một thông tin hành chính phổ cập trên toàn thế giới. Mặc dù là một
văn bản dịch không giữ được nguyên văn, nhưng sức truyền tải lớn lao của nó không
chỉ là những con số, những vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, mà là ở giọng
điệu. Cô phi - An nan đã sử dụng một giọng văn vừa điềm tĩnh, khách quan nhưng
cũng đầy trách nhiệm, thấu hiểu và lo lắng. Viết về thực trạng tồn tại của công cuộc
phòng chống đại dịch, với vai trò rường cột của cuộc chiến, ông hoàn toàn có quyền
chê trách, chỉ trích nặng nề về việc phòng chống chưa triệt để làm đại dịch bùng phát
gia tăng. Song ông đã tự vấn khi dùng những từ ngữ đầy trách nhiệm và sự hối tiếc,
hối hận: " Lẽ ra.." được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn để tự kiểm điểm. Giọng
điệu này đã tác động trực tiếp đến người đọc, thức tỉnh trách nhiệm và bổn phận cá
nhân trước cộng đồng mà không cần lời lẽ ồn ào, đao to búa lớn.
* Luôn có ý thức "tôi lên tiếng" để tạo giọng điệu và dấu ấn bản lĩnh cá
nhân
Để tạo được một giọng văn nghị luận truyền cảm và thuyết phục lòng người,
người thầy thực sự phải thay đổi tư duy, phải phá vỡ khoảng cách ngầm với học sinh,
thậm chí phải dám đối mặt với những cách nghĩ, cách nhìn nhận mang nặng cái tôi có
phần lệch lạc của học trò, mà một người thầy truyền thống rất khó chấp nhận và thích
nghi. Nhưng nếu không tạo cho học sinh được chia sẻ thoải mái, ta sẽ không chỉ ra
được cái không nên, cái chưa được của học trò.
Bản thân tôi rất chú trọng dạy cách suy nghĩ và cách thể hiện, trình bày suy nghĩ
của học sinh. Khuyến khích các suy nghĩ riêng, độc đáo. Đây chính là mục đích của bài
làm văn. Vì bản chất của làm văn nghị luận tức là thể hiện
(nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm

ghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán...) của
mình trước một hiện tượng đời sống xã hội, hoặc một tư tưởng đạo lí.
Để rèn luyện cho học sinh viết văn nghị luận có giọng điệu nghị luận thuyết
phục, tôi đã đòi hỏi học sinh phải nhập cuộc, không đứng ngoài cuộc, phải chịu trách
nhiệm trước vấn đề mình giải quyết.
Học sinh phải ý thức sâu sắc về vai trò của mình dù ở mức độ nào cũng cần thái
độ thẳng thắn, chân thành.


Giọng điệu trong bài văn nghị luận phải thể hiện rõ quan điểm và thái độ của
người viết. Điều cần lưu ý, dù khen hay chê, dù là vấn đề làm người viết bức xúc, bất
bình nhưng động cơ, mục đích là phải hướng tới những giải pháp, những đề xuất tích
cực và tối ưu trong khả năng của người viết.
Chẳng hạn, viết về bạo lực gia đình, không nên chỉ ra thủ phạm là bố mẹ mà
con cái vô can vì người lớn phải chịu trách nhiệm. Đóng vai trò là người con phải ý
thức được tiếng nói và sợi dây gắn kết yêu thương trong tổ ấm gia đình thì học trò sẽ
có cách viết của người trong cuộc. Hoặc vấn đề " Tôn sư trọng đạo" trong đời sống
học sinh thời nay, nhức nhối bạo lực học đường, không chỉ chịu trách nhiệm là một
bộ phận học sinh bị xuống cấp về đao đức. Phải để cho học sinh nhìn thẳng vào sự
thật từ hai phía: Trò chưa ngoan, thầy chưa mẫu mực. Không nên né tránh để ép học
sinh trình bày những điều giáo điều lí thuyết suông, coi người thầy lúc nào, bao giờ
cũng là tấm gương sáng. Cần chỉ ra cái nhìn phản diện từ nhiều chiều: Kiến thức thầy
cô còn hổng, dạy theo lối mòn sách vở, hay đe nạt vô cớ, ép học sinh thu tiền không
minh bạch rõ ràng... Làm thầy cô, làm bố mẹ bao giờ chả đúng, khi con cái, học sinh
tranh luận đúng sai thì sẽ bị kết tội hỗn láo, xấc xược...
Điểm yếu của học sinh nông thôn, vùng sâu vùng xa là thiếu tự tin, không dám
thể hiện chính kiến, thường nói và viết theo định hướng có sẵn của thầy cô đã mặc
định. Bài làm của các em đều na ná giống nhau khi viết văn nghị luận về một vấn đề.
Làm thế nào phải khơi dậy được tự tin và tạo được một cách viết dân chủ để tạo nên
sự sẻ chia, đồng tình, thông cảm, đồng cảm với đối tượng nghị luận và đối tượng

hướng tới? Đây là một câu hỏi thường trực trong suy nghĩ của bản thân tôi khi tổ
chức hướng dẫn học sinh tạo được giọng điệu của mình trong bài văn nghị luận.
Tại sao phải rèn luyện cho học sinh có tinh thần đối thoại dân chủ trong bài văn
nghị luận?
Đây là chìa khoá giúp cho học sinh tự giải toả mặc cảm, định kiến là bài văn
nghị luận viết khó và viết khô khan. Học sinh thường tạo khoảng cách lễ nghĩa với
thầy cô trong bài làm văn: nói và viết cho người trên. Không được viết những điều
người lớn không thích. Trong cách xưng hô, đại từ nhân xưng xuất hiện là "em", "
chúng em"... lễ phép, chuẩn mực. Thực tế là khi vận dụng vào bài làm văn của học
sinh, tôi đã khuyến khích học sinh viết thoải mái, được thể hiện vai trò chủ động tự
quyết khi trình bày và chia sẻ. Từ đề bài yêu cầu, hầu hết đã có câu lệnh: Anh ( chị)
suy nghĩ, trình bày quan điểm, thái độ... Có nghĩa là yêu cầu của chương trình mới đã
đòi hỏi học sinh có quyền bình đẳng và được quyền dân chủ khi được bàn luận vấn đề
nghị luận. Nghĩa là các em đang được tập làm người lớn. Mà thầy cô lâu nay vô tình
đã tước đi cái quyền rất quan trọng này của các em.
Tôi đã rất tâm đắc với hướng tiếp cận về bản sắc văn hóa dân tộc trong bài viết
" Nhìn về vốn văn hóa dân tộc " của Trần Đình Hượu (Ngữ văn 12- tập 2). Một lối
viết sắc sảo không chỉ ở vốn kiến thức sâu rộng, lịch lãm; một lối tư duy khoa học,
sáng rõ, một thái độ và một giọng văn rất điềm tĩnh. Vào thời điểm bài tiểu luận ra
đời, người ta vốn quen nghe những lời ca tụng về dân tộc mình, bởi vậy khi tiếp cận
bài viết với cách đặt vấn đề này, nhiều người tưởng rằng tác giả đã cực đoan. Trần
Đình Hượu đã thoát khỏi thái độ hoặc ca ngợi, chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp
cận vấn đề. Điều đáng khâm phục ở bài viết là tác giả đã chỉ ra những điểm yếu,
những nhược điểm trong văn hóa, ứng xử của người Việt Nam với một thái độ đầy


trách nhiệm. Từ đó, thấy được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả và cái đích xa mà
ông hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, đưa
đất nước thoát khỏi tình trang nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển hiện thời.
Từ sự thuyết phục lòng người của các tác phẩm nghị luận như trên, tôi đã trăn

trở và khéo léo khuyến khích học sinh biết bày tỏ quan điểm, khen chê rõ ràng với
tinh thần thiện chí, tích cực và trách nhiệm. Tôi đã áp dụng cho học sinh thực hành
vấn đề cụ thể như sau:
Đề 1
Nên hay không nên chỉ ra nhược điểm của con người Việt Nam trong thời kì
hội nhập mở cửa?
Đề 2
Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến sau:
“Bước vào thế kỉ mới,…nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ
cản trở sự phát triển của đất nước”.
Với các dạng đề trên, khi cho học sinh rèn luyện thực hành để có hướng viết
theo tinh thần hiện đại cho học sinh, giáo viên phải hướng dẫn và khuyến khích các
em một thái độ thẳng thắn. Từ một thực tế lâu nay chúng ta quen ngợi khen và
thường biểu dương những phẩm chất tốt đẹp của cha ông mà không nhận ra, hay cố
tình không nhắc tới những nhược điểm cố hữu đã và đang làm mất đi văn hóa ứng xử
trong nội bộ và trong mối quan hệ bên ngoài. Nhưng chỉ ra nhược điểm để khắc phục,
điều chỉnh chứ không mạt sát, lên án với thái độ phẫn nộ hay khinh thường. Phải giáo
dục các em nói và viết với trách nhiệm công dân trong thái độ ứng xử của người hiểu
biết và văn minh. Phải chịu trách nhiệm cá nhân với tinh thần trung thực và quan
điểm rõ ràng, nhất quán.
Nhưng cũng qua khảo sát thực tế, khi yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm và
thái độ, nhiều em nhầm lẫn giọng điệu trong văn nghị luận cũng giống như phần liên
hệ bản thân trong bài làm môn GDCD. Giọng điệu trong văn nghị luận khác với bài
GDCD là phải có màu sắc cá nhân.
Vậy phải rèn luyện học sinh như thế nào cho hiệu quả?
Để tạo được một giọng văn dân chủ, người thầy thực sự phải thay đổi tư duy,
phải phá vỡ khoảng cách ngầm với học sinh, thậm chí phải dám đối mặt với những
cách nghĩ, cách nhìn nhận mang nặng cái tôi định kiến của học trò. Trong quá trình
hướng dẫn các em phân tích đề và xác định hướng triển khai, tôi đã chỉ rõ, cho các
em nhận rõ để xác định chủ thể bài viết của mình. Khuyến khích và động viên hoc

sinh hãy viết những suy nghĩ, quan điểm với giọng điệu đa thanh. Có thể đối thoại
với chính mình, với bạn bè của mình, hình dung thầy cô là nhũng người bạn tin cậy
nhất để các em được chia sẻ. Từ đó sẽ chọn được cách xưng hô thuyết phục và tự
nhiên trong khi hành văn.Hỗ trợ đắc lực cho giọng văn dân chủ và nhiệt tình nghị
luận, bài viết của các em nên sử dụng đại từ nhân xưng " tôi", "chúng tôi "... Có thể
ban đầu các em không quen, thậm chí nhiều em còn ngại ngùng vì cho rằng cách
xưng hô như thế trong bài văn sẽ làm mất đi lễ nghĩa học trò, xấc xược với thầy cô,
thậm chí bị thầy cô đánh giá là ngạo mạn, thiếu khiêm tốn... Nhưng người thầy phải
chỉ cho các em thấy rằng, các em đang tập làm văn, các em đang tập lên tiếng và đưa
ra quan điểm, suy nghĩ của mình với cộng đồng, với xã hội ở phạm vi lớn hơn trường
học rất nhiều. Các em phải dũng cảm đấu tranh với những vấn đề mà các em có


quyền được lên tiếng. Và cách viết tự nhiên và dễ thực hiện là độc thoại với chính
mình. Tự soi con người mình trong vấn đề nghị luận, đã và đang có trách nhiệm tích
cực hay chưa. Từ những vấn đề đơn giản nhất như bạo lực gia đình, hiện tượng ăn
cơm trước kẻng của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang lây lan học sinh THPT ở
nông thôn; hay những vấn đề lớn lao về văn hóa ứng xử trong thời kì hội nhập, lập
thân lập nghiệp sau khi học xong lớp 12, sùng ngoại hay bài ngoại? Tuổi trẻ nên chọn
một lối đi mà người lớn đã trải thảm đỏ hay đối đầu với bão táp của số phận chấp
nhận con đường đầy chông gai thử thách? Đây cũng chính là thời điểm để các em bắt
đầu biết sống có ý thức, có trách nhiệm và phải tập chịu trách nhiệm trước những
điều mình nghĩ, mình quan tâm. Khuyến khích học sinh viết thành thật, thẳng thắn
mọi suy nghĩ, kể cả những suy nghĩ tiêu cực. Các em hận cha mẹ, không yêu gia
đình, muốn thử nghiệm ...hãy để các em lên tiếng, hãy để các em nêu lí do, cách giải
quyết. Đừng quở mắng, trách phạt chê bai. Hãy hiểu tâm tư sâu xa của bọn trẻ để tìm
con đường tích cực mà định hướng cho các em. Hình thành dần dần sự tự tin, tự chủ.
Thực hiện phương pháp trên, tôi đã cải thiện dần dần chất lượng bài kiểm tra.
Học sinh không còn sợ, còn ngại khi phải thực hành viết bài. Tuổi trẻ được nói
những gì họ nghĩ và được khuyến khích nên đa số các em đã viết hào hứng, sôi nổi.

Thậm chí nhiều bài văn của học trò thể hiện rõ được tính cách, thái độ cá nhân với
quan điểm rất thẳng thắn, rõ ràng, bản lĩnh.
2.3.2. Các giải pháp rèn luyện kĩ năng thực hành
Để thực hiện kĩ năng này có hiệu quả, tôi đã tinh giản lí thuyết, cố gắng làm
sao cho lí thuyết ấy dẫn đến thao tác, tới việc làm cụ thể mà học sinh thực hiện được.
Ngoài thời lượng ít ỏi trên lớp, tôi đã chú trọng dành cho khâu rèn luyện bằng nhiều
hoạt động: trả lời nhanh, thảo luận nhóm, tìm hệ thống luận điểm, viết đoạn văn, viết
bài văn nghị luận hoàn chỉnh trong yêu cầu giao bài tập về nhà.
Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận là một qui trình, quá trình từ cấp trung học
cơ sở, được chú trọng hơn trong bậc học THPT. Thực tế giảng dạy của cá nhân, bản
thân tôi đã ý thức nâng cao năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận từ học kì II
của lớp 10, đặc biệt coi trọng nhiệm vụ này ở lớp 11. Để lên lớp 12, học sinh đã có
thể vững vàng về nhận thức, quan điểm, thái độ với trách nhiệm của người trong cuộc
về một vấn đề nghị luận. Các em chủ động về kĩ năng, có thể viết một vấn đề nghị
luận thuyết phục người nghe, người đọc theo tinh thần của một công dân chứ không
phải là một bài viết theo lối mòn, khuôn mẫu khiến cả người dạy và người học đều
mệt mỏi.
Vận dụng các dạng đề mở gắn với nghị luận đời sống, yêu cầu học sinh thực
hành.
* Thực hành chính khóa trên lớp
- Rèn luyện trình bày miệng.
Trình bày miệng là một điểm yếu cố hữu của học sinh Việt Nam từ xưa đến
nay, đặc biệt là học sinh nông thôn vùng sâu ở địa bàn tôi đang giảng dạy. Các em
thường chỉ suy nghĩ để viết, hầu như không có thói quen trình bày bằng ngôn ngữ
nói. Thậm chí đây là yêu cầu bắt buộc để thầy cô kiểm tra bài cũ nhưng các em vẫn
còn ấp úng, nói không lưu loát cả những điều đã được học thuộc lòng. Khi nói mắt
thường nhìn xuống đất, học sinh nữ thì tay vân vê tà áo, học sinh nam thường đỏ mặt
vừa nói vừa gãi đầu.



+ Thuyết trình.
Thao tác này rèn cho các em bước đầu chủ động về tâm lí, tập nhìn vào mắt
người khác, tập dùng điệu bộ cử chỉ động tác để lôi cuốn người khác, thu hút người
khác về vấn đề mình trình bày.
Học sinh chuẩn bị vấn đề theo quan điểm cá nhân, tùy thuộc vào yêu cầu của
giáo viên. Có thể đứng tại chỗ đối diện với giáo viên, có thể lên bảng quay xuống đối
diện với các bạn của mình. Chọn những vấn đề đơn giản, dễ trình bày.
Đề 1:
Trình bày suy nghĩ của anh (ch )về hiện tượng nghiện điện tử của một bộ phận
giới trẻ hiện nay?
Đề 2: Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến sau:
Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của cộng đồng, xã hôị.
Đề 3:
Từ lời kêu gọi của Tổng thư kí Liên hiệp quốc vì sức khoẻ toàn cầu: “Trong
thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó im
lặng đồng nghĩa với cái chết…Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại
HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn”. (Cô phi - An nan - Thông điệp nhân ngày thể
giới phòng chống AIDS, 1/12/2003)
Anh ( chị ) làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?
Kĩ năng này có thể thực hành với mọi đối tượng trong lớp, đặc biệt là những
học sinh nhút nhát, hay sợ hãi né tránh trình bày miệng, hoặc thầy cô gọi thì thường
đứng lên rồi im lặng ngồi xuống. Giáo viên cần xác định đây là kĩ năng cần rèn luyện
cho học sinh tự tin vào bản thân, không nặng về kiểm tra kiến thức cũ, không coi
trọng về tư duy trí tuệ khiến các em sợ hãi. Cho nên cần động viên và khuyến khích
các em nói được, nói lưu loát, không lúng túng, không lặp từ, không nói nhanh với
một thần thái bình thản tự nhiên.
+ Thảo luận ( theo bàn học, theo nhóm nhỏ).
Sử dụng phương pháp này cho những vấn đề nghị luận mở, có thể có nhiều ý
kiến và thái độ khác nhau, thậm chí trái chiều.
Đề 1:

"Cho đi cũng là lúc nhận về". Anh chị đồng tình hay phản đối?
Đề 2:
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
"Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là
một thảm họa"
Đề 3:
Học xong lớp 12, anh ( chị ) sẽ chọn đi học đại học, đi học nghề, đi nghĩa vụ
quân sự hay chọn một con đường khác mà bản thân yêu thích?
Trình bày quan điểm của anh( chị)?
Giáo viên tung ra vấn đề và yêu cầu trình bày theo tổ nhóm học tập. Mỗi nhóm
phải được phân chia đồng đều về lực học của học sinh cùng trình bày về một vấn đề
sau khi cả tổ đã thống nhất nội dung. Các tổ nhóm cử đại diện thuyết trình. Nhóm sẽ
chọn một đại diện có khả năng nói tốt nhất để diễn đạt kết quả của cả nhóm.
Cách thức này tránh hiện tượng đọc diễn cảm, học sinh phải biết lựa chọn ngôn
ngữ nói dễ hiểu, ngắn gọn, truyền tải được lượng thông tin cao. Học sinh được thực


hành nhiều sẽ tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn và chủ động khi trình bày một vấn
đề trước đông người. Cũng không nên để một em trình bày, có thể cử bạn thay thế kể
cả khi bạn nói tốt hay không nói tốt. Phải ấn định thời gian trình bày để tạo cho các
em biết chọn lọc kiến thức, và hướng tới vấn đề trọng tâm. Tránh loãng, lan man,
dông dài.
+ Tranh luận.
Phương pháp này chỉ được sử dụng hiệu quả khi hai phương pháp trên đã tiến
hành thường xuyên từ đầu cấp THPT. Đây cũng là phương pháp quan trọng để hỗ trợ
tích cực cho đề tài nghiên cứu.
Bất kì vấn đề gì của cuộc sống, của người trẻ tuổi cần quan tâm, đang quan tâm
đều có thể là một vấn đề nóng hổi thời sự mà người giáo viên có thể đưa ra để tạo
một cuộc tranh luận lí thú và bổ ích. Thực hành được kĩ năng này, giáo viên mất công
sức và thời gian để tư duy, dẫn dắt và tổ chức một cuộc tranh luận ngầm từ một vấn

đề đang có nhiều suy nghĩ khác nhau trong cuộc sống. Tôi thường chọn những vấn đề
nghị luận gây tranh cãi, thậm chí trái chiều, để học sinh học cách ứng xử, đưa vào
tình huống phải tự lựa chọn, được thể hiện quan điểm, chủ động cách trình bày. Quan
trọng là phải hướng dẫn học sinh đưa ra được lí lẽ và trình bày lí lẽ như thế nào để
thuyết phục, lôi cuốn được người khác đồng tình và ủng hộ theo cách mà các em lựa
chọn
Đề 1:
Có người nói: " Có tiền mua tiên cũng được" nhưng cũng có người nói:" Tiền
mua được tất cả nhưng không mua được hạnh phúc".
Anh chị trình bày quan điểm của mình?
Đề 2:
Trải nghiệm trên đất nước Việt Nam, chàng trai Việt kiều Tran Hung John có
nhận xét:
" Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động,là những người đi theo chứ
không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ
không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường
đã được vẽ sẵn."
( John đi tìm Hùng-NXB Kim Đồng, 2013)
Anh ( chị ) có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung
John và bày tỏ quan điểm sống của anh( chị ).
Sau đó, liên hệ đến những vấn đề thực tế, liên quan thiết thực trong đời sống
hàng ngày, tập cho học sinh đưa ra quan điểm, chính kiến rõ ràng, tập đưa ra những
giải pháp hữu hiệu cho bản thân và liên đới đến người xung quanh.
Học sinh được đưa ra chính kiến chủ quan, được trình bày, được bảo về quan
điểm của mình bằng cách tìm lí lẽ, tìm dẫn chứng thuyết phục. Phương pháp này đã
và đang thể hiện được bản lĩnh và năng lực tư duy cá nhân rất rõ ràng. Đây cũng là
những giờ học hứng thú và hiệu quả nhất trong những giờ thực hành luyện tập về làm
văn mà tôi đã và đang trải nghiệm.
Vì các các em được chủ động tranh luận với nhau trong tư thế đối đầu và phải
chiến thắng, được hùng biền, được đưa ra chính kiến, dám phủ nhận quan điểm của

người khác bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Là người quan sát, lắng nghe các em
nói, giáo viên suy ngẫm, để chọn giải pháp tích cực hiện đại, tránh áp đặt, đổ khuôn.


Quan sát và đánh giá chủ quan qua thực tế, những lớp tôi sử dụng phương pháp
này, học sinh tạo được một cách ứng xử hoạt bát, tự tin. Khi đặt vào những tình
huống có vấn đề, các em không bị lúng túng. Có khả năng diễn đạt và diễn đạt lưu
loát, diến đạt có sức thuyết phục mà không cần phải chuẩn bị. Biết huy động những
yếu tố ngoài ngôn ngữ để thuyết phục và dẫn dắt người nghe. Các em không chỉ nói
cho cá nhân, nói cho bản thân mà lên tiếng cho nhiều người, cho cả một tập thể, một
thế hệ, biết lên tiếng với cả cộng đồng.
* Về nhà: Giáo viên cho một hệ thống đề mở, yêu cầu học sinh thực hành tạo
lập văn bản ở các mức độ vận dụng thấp đến vần dụng cao.
- Viết đoạn văn ngắn: Bài tập đại trà.
Tập cho học sinh khả năng diễn đạt hành văn,ví dụ viết đoạn văn cảm nhận về
sức lôi cuốn và thuyết phục của tác phẩm từ giọng điệu của tác giả, hoặc về giải pháp
cụ thể của em về một đề nghị luận bất kì…
Chú trọng kĩ năng hành văn, khả năng huy động kiến thức tích hợp, biết cách
tạo cho mình một bản lĩnh, một tâm thế để bàn bạc. đánh giá một vấn đề nghị luận,
biết lựa chọn một giọng điệu phù hợp hướng tới thuyết phục nhiều người để có một
sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
Ở dạng bài tập vừa sức này, giáo viên giới hạn viết ngắn khoảng 15 đến 20
dòng, như người tập viết báo.
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh: Dành cho học sinh có học lực khá giỏi.
Ông cha đã truyền kinh nghiệm quí báu "Văn ôn võ luyện". Thời lượng trên
lớp ít ỏi, dù thầy cô tâm huyết bao nhiêu, nhưng những điều truyền dạy mà không
được hohc trò thường xuyên vận dụng thì kết quả thu lại không đáng kể. Kĩ năng làm
bài thực hành ngoài giờ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ngoài các bài kiểm tra viết định kì theo yêu cầu bắt buộc của phân phối
chương trình chính khoá, tôi đã đã thực hiện công việc này mất rất nhiều thời gian

bằng việc giao bài tập nhiều cho các em về nhà.
Tôi thường nhận xét và chỉ ra cụ thể những yêu cầu đạt và chưa đạt, đặc biệt
khuyến khích, trân trọng, cổ vũ những bài làm của học sinh có sự cố gắng, nỗ lực
theo yêu cầu của thầy. Tôi đã tận dụng lề đề khen, chê cụ thể từ những lỗi nhỏ nhất,
giúp học sinh nhận ra được mặt mạnh, mặt chưa làm được. Để từ đó, biết phát huy
và khắc phục ở bài làm sau.
Đặc biệt, đối với địa bàn học sinh vùng sâu vùng khó như trường tôi đang trực
tiếp giảng dạy, chất lượng đầu vào các môn văn hoá rất thấp, trong đó có môn văn.
Kĩ năng diễn đạt, hành văn hạn chế, mắc nhiều lỗi chính tả, thậm chí viết chưa đúng
câu. Giáo viên thiếu tâm huyết sẽ rất dễ chán nản, buông xuôi. Trong thực tế, qua
mỗi tiết trả bài học sinh tiến bộ rõ rệt, từ khâu diễn đạt, dùng từ, đến bố cục, hành
văn, giọng điệu...
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
Thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi đã áp dụng nội dung này từ rất lâu. Các
lớp do tôi trực tiếp giảng dạy từ lớp 10 đến lớp 12, nhìn chung đều có kĩ năng vững
vàng khi làm văn nghị luận tư tưởng đạo lí và đời sống xã hội. Cụ thể, trong năm học
này, để có nguồn minh chứng thuyết phục cho đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở


lớp 11A5, và đối chứng với lớp 11A7, đều là hai lớp học chương trình cơ bản môn
Ngữ văn ở trường THPT 4 Thọ Xuân, năm học 2016-2017.
Kết quả thu được:
2.4.1. Trong giờ học
Tôi đã áp dụng đề tài để dạy chính khóa và ngoại khóa từ mấy năm nay, đặc
biệt là năm học 2016-2017. Với tư cách là tổ trưởng chuyên môn, tôi đã triển khai
trong sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, đã áp dụng cho ôn luyện học sinh giỏi
cvà cho học sinh đại trà theo từng mức độ khác nhau. Kinh nghiệm của tôi được đồng
nghiệp rất hưởng ứng tốt và có tác động rất tích cực cho đồng nghiệp, được tổ- nhóm
chuyên môn đánh giá cao về việc vận dụng thực hành các kĩ năng làm bài nghị luận

cho học sinh, đặc biệt là các vấn đề về đời sống xã hội. Kết quả giờ học từ hai lớp so
sánh và đói chứng, tôi nhận xét và kết luận:
* Lớp 11A5: Chưa áp dụng các giải pháp mới:
- Giờ học khô khan và hầu như chỉ có giáo viên làm việc, học sinh không thích
phát biểu, ngại trình bày, ngại đưa ra ý kiến chủ quan.
- Người học chưa có ý thức xác định hệ thống luận điểm và mạch lập luận,
giọng điệu nghị luận.
- Kĩ năng làm văn nghị luận nặng về công thức, thiếu màu sắc cá nhân.
* Lớp 11A7: Tập trung vận dụng đề tài:
- Học sinh chủ động xây dựng bài học, tự tin tìm tòi, khám phá, biết hệ thống
và khái quát những tri thức về thể loại văn nghị luận.
- Chủ động, sáng tạo và hứng thú vận dụng thực hành tích cực về kĩ năng viết
văn nghị luận.
2.4.2. Qua bài kiểm tra
Sau khi dạy thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 11A5, 11A7, tôi tiến hành cho
hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết để so sánh.
Kết quả kiểm tra:
Lớp
11A7
(Thực nghiệm)
11A5
(Đối chứng)

Điểm 0-4

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10


SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

50

2

4%

15

30%

25

50%


3

6%

48

8

17%

25

52%

15

31%

0

0%

Số bài

Căn cứ vào sự đối chứng trên, có thể thấy rằng: Rèn luyện cho học sinh nâng
cao năng lực làm nghị luận là công việc không đơn giản nhưng không phải quá khó
nếu người thầy thực sự trăn trở và tâm huyết. Như vậy, rõ ràng việc áp dụng đề tài
nghiên cứu vào dạy học đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học và tạo hứng thú
học văn cho học sinh, nậng cao hiệu quả rõ rệt về chất lượng bài làm văn nghị luận.

Tôi đã đi từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn, từ cái dễ nhận thấy đến cái khó
nhận thấy hơn… để tổ chức khoa học, rõ ràng, mạch lạc, duy trì được hứng thú theo
dõi của đối tượng. Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận
và kĩ năng làm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy


thực hành hiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất ở mọi kĩ năng
làm văn.
Tôi đã tạo được cho học sinh một cách trình bày, một giọng điệu chín chắn,
chia sẻ khách quan trong các bài thực hành làm văn nghị luận. Các em đã và đang
biết nói và viết cho mình, nói và viết với nhiều người, vì nhiều người.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy năng lực chủ động của học sinh, rèn
luyện những kĩ năng thực hành gắn với thực tiễn đời sống là con đường đúng đắn và
thiết thực. Đây là việc làm sống còn để khẳng định vai trò của môn văn trong nhà
trường trong đời sống hiện đại, rất cần kĩ năng công cụ cho học sinh. Qua quá trình
thực hiện những kinh nghiệm, tôi tự rút ra cho mình và đồng nghiệp một số bài học
bổ ích sau:
- Cần căn cứ vào đối tượng cụ thể học sinh và yêu cầu của chương trình, của
đặc trưng bộ môn để lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất cho cả thầy và trò.
- Giáo viên dạy môn Ngữ Văn phải thực sự yêu cầu cao bản thân, luôn trau dồi
về kiến thức, về kĩ năng và một thái độ quan điểm sống tích cực và chủ động. Đây
cũng là một quá trình tu dưỡng suốt đời để tự vượt lên chính mình, tạo được những
kinh nghiệm quí báu và bổ ích truyền tải đến học trò.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa vận dụng thiết thực liên môn, cho học sinh
thực tế trải nghiệm và viết thu hoạch để nâng cao kiến thức và trau dồi kĩ năng sống
thực tế cho học sinh.

Đối với Sở Giáo dục:
Những sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao, nên tập trung giáo viên
giáo viên để phổ biến, học tập, tiếp thu, trong các chương trình bồi dưỡng giáo viên.
Để tất cả giáo viên được học, được bồi dưỡng, nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ.
Đó là một trong những yêu cầu của dạy học, vì việc học để cập nhật thông tin tri
thức, là việc làm suốt đời của người giáo viên.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi cam đoan đây là SKKN của mình,

không sao chép của người khác

Lê Thị Lương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ
Văn lớp 10, 11, 12.
( NXB Giáo dục. Năm 2008 - Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên.)
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 10, 11, 12.
( NXB giáo dục. Năm 2008 - Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên.)
3. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh- Môn Ngữ văn THPT.
( Bộ giáo dục và đào tạo. Năm 2014)
4. Tài liệu tập huấn: Đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường Trung
học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
( Bộ giáo dục và đào tạo. Năm 2016)



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Lương
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng CM - Trường THPT 4 Thọ Xuân
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Nên xây dựng hệ thống câu SỞ GD&ĐT
C
2008 - 2009
hỏi như thế nào cho hiệu quả
giờ đọc văn theo tinh thần dạy
2.

học hiện đại.
Xây dựng hệ thống câu hỏi có SỞ GD&ĐT


B

2009 - 2010

C

2010 - 2011

chất văn trong giờ Đọc - hiểu
theo tinh thần dạy học hiện
3.

đại.
Làm thế nào để có chất văn SỞ GD&ĐT


trong giờ Đọc - hiểu theo tinh
4.

thần dạy học hiện đại.
Nâng cao năng lực cảm thụ SỞ GD&ĐT

C

2011 - 2012

C

2012 - 2013


C

2013 - 2014

C

2014 - 2015

C

2015 - 2016

tác phẩm tự sự trong trường
THPT từ kĩ năng khai thác
5.

tình huống truyện.
Góp phần cảm thụ hiệu quả SỞ GD&ĐT
tác phẩm tự sự trong trường
phổ thông theo tinh thần dạy
học hiện đại từ tình huống

6.

truyện.
Tạo hứng thú và hiệu quả SỞ GD&ĐT
trong giờ Đọc - hiểu môn Ngữ
văn trong trường THPT.

7.


Thiết kế bài đọc - hiểu “Đây SỞ GD&ĐT
thôn Vĩ Dạ” (Ngữ Văn 11)
theo hướng phát huy năng lực
học sinh.

8.

Rèn luyện năng lực tư duy và SỞ GD&ĐT
kĩ năng làm văn nghị luận cho
học sinh THPT từ dạy tích
hợp tác phẩm nghị luận trong
nhà trường.

----------------------------------------------------



×