Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề ca dao lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.5 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.Mở đầu……………………………………………………………………….......1
1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..........2
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………...2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….3
1.5. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………………..3
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………………. 3
2.1 Cơ sở lý luận……………………………………………………………………4
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………….......4
2.3 Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…….........5
2.3.1.Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề…………………………………….......5
2.3.1.1 Ý nghĩa của câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề………………………….5
2. 3.1.2. Yêu cầu đối với câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề…………………….5
2.3.1.3 Cách thức đặt câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề………………………..6
2.3.2. Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề Ca dao…………………………........ 6
2.3.2.1.Vai trò, vị trí của Ca dao trong chương trình Ngữ văn THPT……………...7
2.3.2.2. Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề Ca dao ……………………………..7
2.3.2.3 Giáo án thể nghiệm chủ đề Ca dao……………………………………........8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường………………………………………………………...19
3.Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………..20
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….22

1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học văn là quá trình đào sâu, tìm tòi, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn


chương, giải mã những gửi gắm, kí thác của tác giả trong tác phẩm. Cái hay, cái
đẹp ấy không chỉ thể hiện trong văn học viết mà còn ở văn học dân gian mà văn
học dân gian là những gì tinh túy nhất, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của người
lao động xưa. Trong văn học dân gian thì ca dao là mảnh đất nuôi dưỡng và lưu giữ
đời sống tinh thần của nhân dân lao động. Là thể loại trữ tình dân gian ngoài đặc
điểm của loại hình trữ tình nói chung, ca dao còn có những đặc điểm riêng. Vậy
làm sao để học sinh có thể cảm nhận, thẩm thấu được ca dao một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất là điều trăn trở của giáo viên đứng lớp. Vấn đề đặt ra là dạy - học ca
dao như thế nào để vừa bảo đảm yêu cầu, vừa phù hợp với đặc trưng thể loại và
phát huy được sự tích cực ở người học là vấn đề cần quan tâm của mỗi giáo viên
Ngữ văn.
Trong hoạt động dạy học nói chung và giờ dạy văn nói riêng, để phát huy
tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ
tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên
cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong
các công trình đó các nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi mở
mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy, rèn
luyện kĩ năng cho học sinh. Nhưng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi như thế nào
trong giờ dạy văn để đem lại hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn trăn trở
và suy nghĩ.
Xuất phát từ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo
hướng phát triển năng lực học sinh kiểm tra, đánh giá qua các bước như sau: xây
dựng chuyên đề dạy học; biên soạn câu hỏi - bài tập; thiết kế tiến trình dạy học; tổ
chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy. Như vậy việc biên soạn
câu hỏi là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học chủ đề.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thưc tiễn giảng dạy: Năm học 2016 - 2017 chúng tôi đã xây
dựng các chủ đề dạy học, trong đó các bài Ca dao cũng được xây dựng thành một
chủ đề. Trong quá trình thực hiện dạy chủ đề này bản thân tôi nhận thấy khâu quan
trọng nhất chính là khâu biên soạn câu hỏi. “ Biên soạn câu hỏi tốt sẽ tổ chức tốt

hoạt động của học sinh và từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện kĩ năng
cho các em. Và cũng qua hệ thống câu hỏi chúng ta mới đánh giá được năng lực
của từng đối tượng để có phương án hỗ trợ các em trong quá trình khai thác bài
học. Có thể nói rằng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở có những ưu
thế trong việc giảng dạy nêu vấn để và yêu cầu phát triển tư duy cho học sinh làm
cho không còn không khí thụ động trong giờ học” (Phương pháp dạy học văn –
Phan Trọng Luận – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 1998)

2


Xuất phát từ những lí do trên, đề tài này của tôi xin mạnh dạn đưa ra “Phương
pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề Ca dao lớp 10”
để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học như hiện nay.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 – THPT Trần Ân Chiêm.
- Đề tài này chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi gởi mở để
phục vụ cho dạy học chủ đề Ca dao (tập trung ở Ca dao than thân, yêu thương tình
nghĩa) trong chương trình Ngữ văn lớp 10 - THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm trên lớp học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Câu hỏi trong dạy học chính
là vấn đề giáo viên đặt ra trên cơ sở lôgic bài dạy, yêu cầu học sinh thực hiện dựa
trên nền tảng kiến thức sẵn có nhằm hoàn thành mục tiêu bài học. Câu hỏi trong
dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo môi trường học

tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu
hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học. Vậy thế nào là câu hỏi và thế nào
là câu hỏi gợi mở?
Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa
biết. Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành
hoạt động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hoặc có kèm theo thực hành
hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới
dạng khác như: câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi
hỏi, một mệnh lệnh cần được giải quyết. Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; nó chứa
đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người
muốn hỏi. Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu
ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Nếu khi
không biết gì hoặc biết tất cả về sự vật nào đó, thì không có gì để hỏi về sự vật đó
nữa. Sự tương quan giữa cái biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết
của con người.
Câu hỏi có thể được phân loại theo nhiều cách. Nếu theo cách đặt câu hỏi, có
thể phân chia thành câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Hỏi mở là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu
thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn
mơ hồ. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở
đâu, ý kiến của bạn về vấn đề đó…”. Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả
3


lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận,
người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời. Trong câu hỏi mở thường người hỏi
đã định hướng điều gì có giá trị và điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp
án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận.
Trong dạy học gợi mở - vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên và học
sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một

chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt
của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá
và lĩnh hội được đối tượng học tập. Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên
không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy
từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Căn cứ vào tính chất hoạt
động nhận thức của học sinh, người ta phân biệt các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp
giải thích minh họa và vấn đáp gợi mở, tìm tòi.
Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết
một số vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp.
Trật tự logic của các câu hỏi kích thích sự tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. Giáo
viên đóng vai trò người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh thì tự lực phát hiện kiến
thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám
phá. Cuối giai đoạn đàm thoại, giáo viên khéo léo vận dụng các ý kiến của học sinh
để kết luận vấn đề đặt ra, có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết.
2.2 .Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nắm bắt ý nghĩa và tầm quan trọng của câu hỏi và câu hỏi gợi mở trong dạy
học, mẫu Kế hoạch giảng bài (Giáo án) đồng nghiệp trong trường, đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt đến hệ thống các câu hỏi mà giáo viên phải chuẩn bị. Đồng hành
cùng các giáo án đó luôn có những giáo viên tâm huyết, coi các câu hỏi hiệu quả
cao là linh hồn của tiết học; chịu khó đọc, suy nghĩ, chịu khó ghi chép để có thể tạo
ra những câu hỏi hay, những câu hỏi thú vị, những câu hỏi làm các trụ cột chắc
chắn cho bài dạy. Tuy nhiên vẫn đang còn có những giáo viên lúng túng trong việc
xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy của mình. Hơn nữa đây là thời gian mà toàn
nghành Giáo dục Việt Nam đang tích cực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục mà dạy học theo chủ đề là một biểu hiện cụ thể. Vẫn còn rất nhiều những
trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, mày mò của giáo viên khi dạy học chủ đề kể cả việc xây
dựng chủ đề dạy học, biên soạn câu hỏi - bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức
dạy học và dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm bài học. Tuy nhiên bất kì một giáo
viên nào khi đứng lớp dạy học nói chung, dạy học chủ đề nói riêng đều công nhận
một điều câu hỏi có tính chất quyết định đến thành công của bài dạy. Biên soạn câu

hỏi và sử dụng câu hỏi là khâu quan trọng, then chốt để người giáo viên tổ chức
hoạt động cho học sinh và là cơ sở để đánh giá năng lực của các em.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề
4


2.3.1.1 Ý nghĩa của câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề
- Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào
bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập
và lòng tự tin của các em, rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của
mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. Câu hỏi gợi mở giúp học sinh mở rộng,
đào sâu hoạt động nhận thức, thực sự động não để phân tích, bình giá các hiện
tượng văn học.(Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận – NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội 1998)
- Với câu hỏi mở thì cùng một câu hỏi học sinh có thể trả lời theo mức độ
hiểu biết của mình, nghĩa là câu trả lời có thể từ dễ đến khó. Chính vì thế học sinh
nào cũng có thể tham gia trả lời câu hỏi, đáp ứng yêu cầu của dạy học chủ đề là
không bỏ rơi học sinh nào trong quá trình dạy học và đánh giá được năng lực học
sinh ở tất cả các mức độ.
- Cùng một câu hỏi gợi mở có thể huy động kiến thức của nhiều môn học
khác nhau, đáp ứng yêu cầu tích hợp trong dạy học chủ đề.
- Câu hỏi mở kích thích hứng thú và sự sáng tạo của các em học sinh trong
quá trình học chủ đề, đặc biệt là khi tổ chức các hoạt động. Ngoài ra nó còn tạo môi
trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh yếu kém có điều kiện học
tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm
vụ được giao.
- Câu hỏi gợi mở có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh, tránh
được sự mệt mỏi, nhàm chán bởi thời lượng của một chủ đề thường dài.
- Câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng

chắc chắn, không mang tính áp đặt để giúp các em đọc – hiểu những tác phẩm được
học chính thức trong sách giáo khoa mà cả những tác phẩm ngoài sách giáo khoa
nhưng cùng một chủ đề (nghĩa là không nằm trong sách giáo khoa nhưng vẫn nằm
trong chương trình học)
2.3.1.2. Yêu cầu đối với câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề
- Chất lượng câu hỏi: Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát
với mục đích, yêu cầu của bài học, không làm cho người học có thể hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh. Câu hỏi có chất
lượng là câu hỏi rơi đúng trọng tâm bài học; học sinh dễ dàng trả lời hoặc dễ dàng
thực hiện hoạt động và kiến thức, kĩ năng học sinh chiếm lĩnh, thu nhận được là rất
lớn. Câu hỏi có chất lượng là câu hỏi mà cùng một câu hỏi mà nhiều học sinh có
thể tham gia trả lời và có thể đánh giá được năng lực học sinh ở tất cả các mức độ
khác nhau.
- Mục đích của câu hỏi: Câu hỏi có chất lượng là câu hỏi mà mục đích phải
rõ ràng, cụ thể. Tránh dạng câu hỏi mơ hồ, tối nghĩa hoặc một câu hỏi mà học sinh
hiểu theo nhiều kiểu khác nhau gây lúng túng cho học sinh và cho cả giáo viên.

5


- Chất lượng câu trả lời của học sinh: Có 3 tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời
của học sinh cho một câu hỏi: Mức đặc trưng, cụ thể; Sự hoàn thiện; Sự đánh giá,
minh chứng. Câu trả lời của học sinh đạt được những tiêu chuẩn nêu trên chứng tỏ
câu hỏi của giáo viên đạt hiệu quả cao.
- Mức độ hứng thú với các câu hỏi: Câu hỏi không được rập khuôn, cùng
một mẫu mà phải linh hoạt, gây sự tò mò, kích thích hứng thú đối với học sinh. Câu
hỏi cũng phải hướng tới sự đa dạng hóa các hoạt động của người học.
- Mức độ kiến thức học sinh thu nhận được và mức độ kĩ năng học sinh rèn
luyện được sau giờ học. Câu hỏi gợi mở không chỉ là một câu hỏi độc lập mà đó là
một hệ thống các câu hỏi. Chất lượng của câu hỏi vì thế không chỉ đánh giá chất

lượng từng câu mà còn đánh giá trong tính tổng thể và kết quả cuối cùng của nó.
2.3.1.3. Cách thức đặt câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề
- Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề phải được xây dựng dựa trên cơ sở
của bảng mô tả đánh giá năng lực học sinh; mục đích, yêu cầu cần đạt về cả kiến
thức, kĩ năng, thái độ trong chủ đề.
- Câu hỏi gợi mở chỉ nên đặt ở trung tâm các hoạt động. Và mỗi hoạt động
chỉ nên dành một số câu hỏi gợi mở. Hơn nữa trong dạy học chủ đề không phải tất
cả các hoạt động đều phải tổ chức ở trên lớp mà có một số hoạt động có thể giáo
viên sẽ giao cho học sinh thực hiện ở nhà. Chính vì thế cũng phải xác định câu hỏi
mở cho hoạt động trên lớp và câu hỏi cho hoạt động ở nhà.
- Câu hỏi ở trong dạy học chủ đề cần hướng tới yêu cầu đa dạng hóa các
hoạt động của học sinh.
- Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề phải có sự hỗ trợ của hệ thống câu
hỏi phụ và sử dụng khi cần thiết để dạy học đạt yêu cầu đề ra.
- Đặc biệt quan trọng trong dạy học chủ đề là hình thành kĩ năng đọc – hiểu.
Chính vì thế hãy tiến hành đặt câu hỏi có hệ thống theo trình tự các bước để hình
thành được một mô hình về cách thức đọc - hiểu cho các em sau khi học xong chủ
đề.
2.3.2 Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề Ca dao
2.3.2.1. Vai trò, vị trí của Ca dao trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian. Chính vì thế Ca dao vừa
mang những đặc riêng của thể loại, vừa mang những nét đặc điểm chung của văn
học dân gian: là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là kết quả của
quá trình sáng tạo tập thể. Và cũng chính vì thế trong đời sống nó rất gần gũi, dễ
nhớ, dễ thuộc.
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là phần thơ trữ tình dân gian, là
tiếng nói tình cảm, cảm xúc của nhân dân lao động trong xã hội xưa và nay. Tiếng
nói bên trong của Ca dao vừa giống vừa khác với thơ. Cảm xúc trong Ca dao được
thể hiện một cách hồn nhiên, chân thành, thoải mái. Tiếng nói tình cảm trong Ca
dao là tiếng lòng chung của tất cả mọi người. Ca dao là “tiếng nói của vạn nhà”, là

6


“tấm gương soi của tâm hồn dân tộc”. Đến với Ca dao là đến với phân hồn của dân
tộc, đến với cốt cách con người Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày nay.
Chính Ca dao đã đặt nền móng, có ảnh hưởng sâu sắc tới bộ phận thơ của văn học
viết.
- Ca dao sử dụng những hình thức nghệ thuật quen thuộc, mang tính truyền
thống, đậm màu sắc dân gian từ các các biện pháp tu từ, các hình ảnh biểu tượng
đến kết cấu, ngôn ngữ...
- Ca dao kết tinh lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân. Ngôn
ngữ Ca dao là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, chính xác vì đã
được chắt lọc qua bao thế hệ. Vẻ đẹp của ngôn ngữ Ca dao là “cái đẹp trong sự
giản dị” (M,Gorki).
- Ca dao giáo dục nhân cách con người theo con đường riêng của nó. Từ
những rung cảm thẩm mĩ, con người tự biết sống một cách nhân nghĩa, tốt đẹp hơn.
Như vậy Ca dao không giáo dục theo cách của các nhà truyền giáo mà theo cách
của người bạn đồng hành: nhẹ nhàng, tâm sự, ngăn chặn, cảnh tỉnh thông qua
những hình tượng nghệ thuật thẩm mĩ. Nói cách khác Ca dao biến quá trình giáo
dục thành quá trình tự giáo dục. Điểm độc đáo của nó là: hấp dẫn, vui tươi, không
lên gân, không áp đặt.
- Ca dao nói riêng, văn học dân gian nói chung là phần mở đầu cho chương
trình Ngữ văn phổ thông nói chung và cho chương trình Ngữ văn 10 nói riêng. Đến
với Ca dao các em đến với phần tình cảm và sáng tạo nghệ thuật sơ khai nhất
nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc của con người. Chủ đề Ca dao vừa có ý nghĩa rèn
luyện kĩ năng đọc – hiểu ban đầu cho học sinh, vừa tạo không khí thoải mái để các
em có hứng thú với Ngữ văn THPT.
2.3.2.2. Câu hỏi gợi mở trong dạy học chủ đề Ca dao
- Câu hỏi trong dạy học chủ đề Ca dao phải hướng đến phát hiện các đặc
trưng của Ca dao như: nhân vật trữ tình, các biện pháp nghệ thuật đậm màu sắc dân

gian, những sáng tạo riêng của người bình dân trong từng bài Ca dao, vẻ đẹp tâm
hồn người bình dân trong Ca dao, vấn đề “tình” và ‘nghĩa” trong Ca dao...
- Giáo viên phải phân loại được đâu là câu hỏi dùng để đánh giá năng lực
nhận biết, thông hiểu, đâu là câu hỏi dùng để đánh giá năng lực vận dụng để trong
quá trình dạy học hỏi đúng đối tượng, lôi kéo được tất cả học sinh trong lớp tham
gia vào bài học.
- Trong chủ đề Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa gồm rất nhiều
bài Ca dao, chính vì thế câu hỏi vừa hướng tới phát hiện vẻ đẹp riêng của từng
bài Ca dao, lại vừa hướng tới phát hiện đặc trưng của cả chủ đề.
- Sau khi định hướng cách thức đọc – hiểu chủ đề, hệ thống câu hỏi phải
được sắp xếp theo một hệ thống vừa bám theo cách thức đã được định hướng, vừa
rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu, để cuối chủ đề học sinh vừa được hình
thành tri thức vừa được thành thạo kĩ năng đọc - hiểu chủ đề Ca dao.
7


Chủ đề Ca dao là một chủ đề có thể dễ dàng đa dạng các hình thức hoạt động
cho học sinh, chính vì thế câu hỏi đưa ra không phải cứ bắt buộc học sinh phải trả
lời mà có những câu hỏi hướng tới định hướng hoạt động cho học sinh để tạo
không khí vui vẻ, thoải mái.
2.3.2.3 Giáo án thể nghiệm chủ đề Ca dao
Chủ đề Ca dao được xây dựng với tổng số tiết là: 2 tiết, với hai bài học: Ca
dao thân thân, yêu thương tình nghĩa . Ở giáo án thể nghiệm này người viết chỉ
dừng lại ở việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở cho dạy học bài Ca dao thân
thân, yêu thương tình nghĩa trong chủ đề Ca dao.
Chủ đề
CA DAO VIỆT NAM
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Giúp học sinh:
- Hiểu một số đặc điểm của Ca dao Việt Nam.

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài Ca dao
than thân, yêu thương tình nghĩa. Từ đó thấy được vẻ đẹp riêng của từng bài Ca
dao.
- Biết cách đọc - hiểu các bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa theo
đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng các tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận, văn
thuyết minh, tiến hành các hoạt động văn hóa dân gian như hát dân ca, thảo luận về
một vấn đề đặt ra trong Ca dao.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ đề, văn bản như: thông tin về
các bài Ca dao cùng loại, các bài Ca dao cùng nội dung, các thông tin liên quan
đến các bài Ca dao cụ thể.
- Năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong văn bản như “tình” và
“nghĩa” trong Ca dao Yêu thương, tình nghĩa, Vấn đề chiếc khăn trong bài Ca dao
Khăn thương nhớ ai, Vấn đề vẻ đẹp tâm hồn người bình dân trong Ca dao, vấn đề
người phụ nữ trong Ca dao và trong xã hội hiện nay.
- Năng lực đọc - hiểu Ca dao theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị nội dung và nghệ thuật
của văn bản.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CA DAO THAN
THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
VẬN DỤNG
NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU
8


Nhận diện được nhân

vật trữ tình trong các
bài Ca dao.

Hiểu được ý
nghĩa và tác dụng
của các từ ngữ,
hình ảnh, chi tiết
nghệ thuật, biện
pháp tu từ với việc
thể hiện nội dung,
tư tưởng của tác
phẩm.

Nhận diện được giọng
điệu của từng bài Ca
Phân tích vẻ đẹp
dao trong sách giáo
tâm hồn của người
khoa, tiến hành đọc
bình dân trong Ca
theo giọng điệu đã
dao trữ tình.
nhận diện.
Nhận diện được
những yếu tố nghệ
thuật được sử dụng
trong các bài Ca dao.

VẬN
DỤNGCAO


Vận dụng hiểu
biết về thể loại
để phân tích, lí
giải về các vấn
đề đặt ra trong
Ca dao

Trình bày
những kiến giải
riêng và những
phát hiện sáng
tạo về văn bản

So sánh các
phương diện nội
dung, nghệ thuật
giữa các tác
phẩm cùng đề
tài, thể loại.

Khái quát được
Nhận xét được vẻ
những đặc điểm
đẹp riêng của từng
thể loại Ca
bài Ca dao cùng
dao từ các tác
loại.
phẩm


Nhận thức rõ
Nhận ra đề tài, cảm
thêm nghệ thuật
hứng chủ đạo của các
đậm màu sắc dân
bài Ca dao
gian trong Ca dao

Chỉ ra được các đặc
điểm nội dung, nghệ
thuật của thể loại Ca
dao

VẬN
DỤNGTHẤP

Đọc – hiểu Ca
dao theo đặc
trưng thể loại.

Nhận xét được
đặc điểm nội dung, Nghị luận về
nghệ thật ca dao
một vấn đề đặt ra
than thân, yêu
trong Ca dao.
thương tình nghĩa.

Sưu tầm các


Biết tự đọc và
khám phá những
giá trị của các
văn bản mới
cùng thể loại
Vận dụng tri
thức đọc hiểu
văn bản để kiến
tạo những giá trị
sống của cá
nhân
Thuyết minh
được về Ca dao.
Thuyết minh về
một vấn đề đặt
ra trong Ca dao.
Chuyển thể văn
bản theo hình
thức khác (hát
dân ca).
Có khả năng viết
bài nghiên cứu
khoa học về vấn
đề đặt ra trong
chủ đề.
Tham gia các

9



Câu hỏi 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách
quan
- Câu nhiều lựa chọn
- Câu điền khuyết
- Câu ghép đôi
- Câu đúng – sai
2. Câu hỏi mở:
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài. Cả hai
loại hình câu hỏi này đều có thể áp dụng để
kiểm tra, đánh giá các mức độ kiến thức, kĩ
năng của học sinh.Tuy nhiên, do đặc trưng
và thế mạnh của từng nhóm câu, kiểu câu
hỏi nên các câu trắc nghiệm thường dùng
để kiểm tra mức độ nhận biết và thông
hiểu. trong khi đó các câu hỏi mở thường
dùng để đánh giá khả năng vận dụng thấp
và vận dụng cao.

bài Ca dao cùng
nội dung, cảm
câu lạc bộ về
xúc hay cùng
văn học dân gian
một loại như Ca
dao than thân.
Bài tập 1. Bài tập nghị luận văn
học (bài viết)
- Cảm nhận, phân tích bài Ca dao,

chùm Ca dao.
- So sánh các bài Ca dao cùng
loại hoặc khác loại.
- Bài bình luận về các ý kiến,
nhận địnhvề Ca dao.
-Bài tự chọn theo một trong những
định hướng cho trước, có hoặc
không giới hạn về số từ.
2. Bài thuyết minh, thuyết trình,
hùng biện:
- Thuyết minh về giọng điệu,
nhân vật trữ tình trong các bài Ca
dao.
- Thuyết minh về nội dung, nghệ
thuật của một bài Ca dao.
- Thuyết minh về đặc điểm Ca
dao
- Hùng biện về một vấn đề đặt ra
trong Ca dao.
3. Bài nghiên cứu, báo cáo khoa
học (tập dượt nghiên cứu khoa học)

Giáo án thể nghiệm
A.
Mục tiêu bài học
1.
Về kiến thức:
- Nhận biết được những đặc trưng của thể loại Ca dao.
- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những
câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.

- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong Ca dao
2.
Về kĩ năng:

10


- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân
loại, kĩ năng xây dựng kiến thức thành hệ thống và các kĩ năng thực hành, ứng
dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu Ca dao theo đặc trưng từng loại.
3.
Về thái độ
- Quý mến những tình cảm mà người bình dân gửi gắm trong các bài Ca dao.
Đồng thời trân trọng tài năng của họ đã làm nên vẻ đẹp đa sắc cho kho tàng Ca
dao Việt Nam.
- Yêu quý và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
4.
Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ đề
- Năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong văn bản
- Năng lực đọc - hiểu Ca dao theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị nội dung và nghệ thuật
của văn bản.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, dự kiến các tình huống xẩy ra, chuẩn bị
kiến thức để dẫn dắt học sinh trả lời đúng mục đích của mình.

2. Chuẩn bị của HS
- Soạn bài, phần chuẩn bị bài (tìm và đọc được một số bài Ca dao, các bài
viết về Ca dao, đặc trưng của Ca dao),
- Sưu tầm các tài liệu viết về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
C.Phương pháp:
Đối thoại, thảo luận, gợi mở, phát vấn.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức và kĩ năng cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm Ca dao
I. Đặc điểm Ca dao Việt Nam
Việt Nam
- Ca dao là tác phẩm trữ tình dân gian,
GV: Ca dao có một kho tàng rất thường kết hợp với lời khi diễn xướng,
phong phú, sinh động, hấp dẫn, gần gũi được sáng tác nhằm thể hiện đời sống
trong đời sống của con người, nhất là tình cảm của người bình dân.
người bình dân. Theo em vì sao Ca - Về nội dung:
dao lại gần gũi với đời sống hằng + Ca dao là tiếng nói tình cảm của
ngày, nhất là với người bình dân?
người bình dân
11


(Câu hỏi này đánh giá năng lực học
sinh ở mức độ nhận biết).
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.
GV: Vậy từ những hiểu biết trên em

hãy khái quát đặc điểm của Ca
dao Việt Nam?
(Câu hỏi này là kiểu câu hỏi liên kết ở mức thông hiểu. Nó yêu cầu học sinh
nhận ra những sự rời rạc trong nội
dung, từ đó biết liên kết các nội dung
lại thành hệ thống)
HS: Trả lời
GV giảng rõ:
Ca dao là một trong những thể loại
tiêu biểu của văn học dân gian Việt
Nam. Những bài Ca dao với những vần
điệu trữ tình, đằm thắm không biết tự
bao giờ đã đi vào đời sống văn hóa –
tinh thần của người dân Việt Nam như
một món ăn thanh tao nhưng đậm đà
hương vị.
HĐ 2: Định hướng cách đọc – hiểu
thể loại Ca dao.
GV: Dựa vào những đặc điểm cơ bản
của Ca dao, bạn có thể trình bày hình
dung của mình về cách đọc – hiểu Ca
dao?
(Đây là câu hỏi vận dụng. Câu hỏi này
cũng gợi mở cho học sinh nhiều cách
trả lời. GV cũng phải chuẩn bị một số
câu hỏi phụ để định hướng dẫn dắt học
sinh như: Ca dao là thể loại trữ tình, vì
vậy muốn đọc hiểu một bài Ca dao đầu
tiên chúng ta phải làm gì? Để làm rõ
cảm xúc, tình cảm trong Ca dao phải

dựa vào những yếu tố nào ?
HS: Trả lời theo hình dung ban đầu
của mình.

+ Tình cảm trong Ca dao giản dị, mộc
mạc, chân thành nhưng cũng rất đằm
thắm, tinh tế, sâu sắc.
+ Tiếng nói tình cảm trong Ca dao là
tiếng nói chung. Ca dao là “Tiếng nói
của vạn nhà”, là “Tấm gương soi của
tâm hồn dân tôc”.
- Về hình thức:
+ Ca dao phần lớn sử dụng thể loại dân
tộc: lục bát, song thất lục bát
+ Ca dao sử dụng các biện pháp tu từ:
so sánh, ẩn dụ và các biểu tượng: giếng
nước, sân đình, bến đò…
+ Ngôn ngữ Ca dao mộc mạc, giản dị,
trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng
ngày.
- Hình thức diễn xướng của Ca dao là hát
dân ca. Ca dao là lời của các bài hát dân
ca, nó gần gũi trong đời sống hằng ngày,
hấp dẫn sinh động và lôi cuốn.
- Ca dao có thể được chia làm ba loại:
Ca dao than thân
Ca dao yêu thương, tình nghĩa
Ca dao hài hước
* Rèn luyện kĩ năng: phát hiện, phát biểu
ý kiến, liên kết, hệ thống hóa

II. Cách đọc – hiểu Ca dao
- Khi tìm hiểu một bài Ca dao, trước hết,
cần đưa bài Ca dao ấy vào hệ thống của
nó. Tức là nhóm bài Ca dao có cùng mô
thức về đề tài, nhân vật, hình ảnh, ngôn
ngữ để tìm hiểu ý nghĩa chung của
bài Ca
dao.
- Sau khi đã dựa vào cái chung, cần phát
hiện và phân tích được những nét đặc sắc
nghệ thuật của bài Ca dao, tìm hiểu nội
dung ý nghĩa của nó, từ đó khái quát
thành nét riêng, độc đáo của bài Ca dao.
III. Ca dao than thân, yêu thương tình
12


HĐ 3: Đọc – hiểu Ca dao than thân,
yêu thương tình nghĩa
GV: Hãy xác định giọng điệu và
nhân vật trữ tình của các bài Ca dao,
phân vai và đọc. Thuyết trình vì sao
mình lại lựa chọn vai đọc và giọng
điệu như thế?
(Câu hỏi này có thể đánh giá học sinh
ở nhiều mức độ: Mức độ nhận biết về
nhân vật trữ tình và giọng điệu, mức độ
vận dụng khi học sinh thuyết trình cách
lựa chọn của mình. Câu hỏi này không
yêu cầu học sinh trả lời mà hướng tới

tổ chức hoạt động)
HS: Chia thành nhóm, thảo luận xác
định giọng điệu, phân vai đọc và cử
người thuyết trình.
GV: Chọn một nhóm đọc, yêu cầu các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
Nếu cần thiết sau khi đã thống nhất
giọng điệu và vai đọc, chọn một nhóm
khác đứng dậy đọc lại mà không cần
thuyết trình.
GV: Vậy theo em việc xác định giọng
điệu và nhân vật trữ tình có ý nghĩa
gì với việc đọc – hiểu Ca dao?
(Câu hỏi này đánh giá học sinh ở mức
vận dụng thấp).
Đọc - hiểu bài Ca dao 1
GV: Hãy phát biểu những ấn tượng
của em khi đọc bài Ca dao số 1?
(Câu hỏi này chỉ đánh giá học sinh ở
mức độ nhận biết. Câu hỏi này cũng sẽ
gợi mở nhiều cách trả lời cho học sinh
như ấn tượng về cách mở đầu của
bài Ca dao: Thân em, ấn tượng về hình
ảnh so sánh: tấm lụa đào – phất phơ
giữa chợ.
HS: Trả lời theo suy nghĩ của mình
GV: Từ “thân em” mở đầu cho

nghĩa
1. Đọc diễn cảm chùm ca dao than

thân, yêu thương tình nghĩa.
- Với hoạt động này học sinh sẽ bắt đầu
có được những cảm nhận ban đầu về
nhân vật trữ tình và giọng điệu của từng
bài Ca dao. Hoạt động này cũng rèn
luyện cho các em kĩ năng đọc văn bản,
lắng nghe người khác trình bày và phản
hồi, phản biện, thuyết trình.
+ Bài 1, 2: Lời của cô gái – giọng điệu
xót xa, ngậm ngùi.
+ Bài 3: Lời của chàng trai – hai câu đầu
giọng chua xót, bốn câu sau tha thiết,
mãnh liệt.
+ Bài 4,5 Lời của cô gái – giọng điệu tha
thiết, lắng sâu.
+ Bài 6: Lời của hai người – giọng điệu
tha thiết, tin tưởng.
Từ việc hoạt động đọc diễn cảm các bài
ca dao, học sinh nhận diện được: xác
định giọng điệu và nhân vật trữ tình của
bài Ca dao để đưa bài Ca dao vào hệ
thông của nó. Tức là nhóm bài Ca dao có
cùng mô thức về đề tài, nhân vật, hình
ảnh, ngôn ngữ để tìm hiểu ý nghĩa chung
của bài Ca dao.
2. Đọc - hiểu bài Ca dao số 1
+ Mở đầu bài Ca dao là từ “thân em”, gợi
cảm giác ban đầu về thân phận khổ cực,
bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời nó
cũng có ý nghĩa tạo âm điệu xót xa, ngậm

ngùi cho bài Ca dao
+ Hình ảnh so sánh:
Tấm lụa đào gợi vẻ đẹp dịu dàng, duyên
dáng. Hình ảnh này gợi liên tưởng đến
một người con gái ở độ tuổi bước vào đời
trẻ trung; tràn đầy khát vọng, ước mơ với
một vẻ đẹp nhan sắc quyến rũ.
13


bài Ca dao có ý nghĩa gì?
Hãy phát biểu suy nghĩ của em về
hình ảnh so sánh: “tấm lụa đào –phất
phơ giữa chợ” trong bài Ca dao số 1?
Ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh đó?
(Câu hỏi này đánh giá học sinh ở mức
độ thông hiểu và cũng gợi cho học sinh
có nhiều cách trả lời theo mức độ nhân
thức của mình)
HS: Trả lời
GV: Từ những từ ngữ và hình ảnh
đã phân tích ở trên, em có nhận xét gì
về cách thức sử dụng từ ngữ, hình
ảnh của tác giả dân gian trong Ca
dao?
(Câu hỏi này đánh giá học sinh ở mức
độ thông hiểu)
HS: Trả lời
GV: Hãy cho biết bài Ca dao 1 viết
về đề tài, chủ đề?

GV: Theo em vì sao người phụ nữ
trong xã hội cũ có cả nhan sắc và đức
hạnh nhưng số phận của họ vẫn bấp
bênh như thế? Nhân vật trữ tình
trong bài Ca dao có phải là một
trường hợp đặc biệt trong xã hội cũ
không?
(Câu hỏi này đánh giá học sinh ở mức
độ vận dụng. Sẽ có nhiều cách lí giải
cho câu hỏi này)
GV: Theo em khi đọc hiểu một bài ca
dao than thân, chúng ta cần chú ý
điều gì ở nhân vật trữ tình?
(Câu hỏi vận dụng thấp. Có nhiều khả
năng cho học sinh trả lời)
HS: Trả lời.
GV: Theo em có phải chỉ người phụ
nữ trong xã hội ngày xưa phụ thuộc
mới khổ không? Chúng ta cần phải
làm gì để cuộc sống của mình tốt

Tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi
lên một sự mong manh, yếu ớt. Từ “phất
phơ” gợi một trạng thái bất định. Không
gian giữa chợ gợi về một địa điểm ồn ào,
xô đẩy, bon chen và nhiều may rủi của
cảnh mua bán. Như vậy hình ảnh này
cũng gợi cho ta cảm nhận về số phận bấp
bênh, trôi nổi, phụ thuộc, không được tự
quyết định cuộc đời của mình của người

con gái.
Qua bài Ca dao cho ta thấy tài năng của
người bình dân: sử dụng những từ ngữ,
hình ảnh gần gũi nhưng độc đáo, giàu
tính gợi hình và gợi cảm. Sử dụng biện
pháp nghệ thuật quen thuộc nhưng giàu ý
nghĩa.
- Đề tài của bài Ca dao: Thân phận của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Chủ đề: Tiếng than thân, trách phận của
người phụ nữ.
- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến
hà khắc, trọng nam khinh nữ... nên họ
sống cuộc sống phụ thuộc, cam chịu,
không được quyền quyết định tương lại
của mình. Nhân vật trữ tình trong bài ca
dao không hiện lên như một cá thể mà có
tính chất đại diện cho tất cả những người
phụ nữ trong xã hội cũ.
Như vậy khi đọc – hiểu một bài ca dao
than thân, sau khi phân tích các từ ngữ,
hình ảnh, biện pháp tu từ để thấy được số
phân riêng, phải nhìn thấy được tính chất
đại diện cho số phận nhiều người của
nhân vật trữ tình.
Cũng qua bài học này học sinh sẽ rút ra
được bài học cho bản thân. Bất kì thời đại
nào nếu sống phụ thuộc thì sẽ khổ. Để
cuộc sống tốt đẹp cần phải nỗ lực phấn
đấu; trau dồi tri thức, phẩm chất, đạo đức;

rèn luyện kĩ năng. Vì cuộc sông sẽ tốt đẹp
14


đẹp?
(Câu hỏi đánh giá học sinh ở mức độ
vận dụng cao. Đồng thời tạo không khí
thoải mái, phát huy ý kiến sáng tạo
riêng của học sinh)
GV: Hãy đọc những bài Ca dao mà
em biết cùng mở đầu bằng “thân
em”?
(Câu hỏi đánh giá học sinh ở mức độ
vận dụng thấp. Sẽ lôi kéo được nhiều
học sinh tham gia).
HS: Đọc theo hiểu biết của mình
GV: Hãy so sánh vẻ đẹp bài Ca
dao số 1 và bài Ca dao số 2?
HS: Về nhà làm bài tập
Đọc – hiểu bài Ca dao số 4
GV: Tình yêu nam nữ với những cung
bậc, sắc thái hết sức đa dạng, phức tạp
là một trong những nội dung cơ bản
của Ca dao người Việt. Vậy theo em
nội dung cảm xúc của bài Ca dao số
4 là gì? Để diễn tả nỗi nhớ nhung của
người con gái, tác giả dân gian đã sử
dụng những hình thức nghệ thuật
nào? Ý nghĩa của những hình thức
nghệ thuật đó?

(Câu hỏi đánh giá ở mức độ nhận biết
và thông hiểu. Đây là một câu hỏi kiến
thức rộng nên giáo viên phải chuẩn bị
một số câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh
như: những biện pháp tu từ nào được
sử dụng trong bài Ca dao? Bài Ca
dao có những hình ảnh, sự vật nào, ý
nghĩa thể hiện của chúng?
HS: Trả lời
GV: Em có nhận xét gì về đời sống
tình cảm của người bình dân được
thể hiện trong Ca dao? Chúng ta rút
ra được bài học gì về cách sống có ý
nghĩa trong đời sống tình cảm của

khi mình tự đứng vững trên đôi chân của
mình.
Với bài tập so sánh này, học sinh sẽ
nhận thức được mặc dù có những nét
chung của các bài Ca dao cùng loại, tuy
nhiên mỗi bài Ca dao có những vẻ đẹp
riêng của nó. Đọc – hiểu một bài Ca dao,
ngoài việc thấy được vẻ đẹp chung cần
nhận thấy vẻ đẹp riêng của từng bài Ca
dao. Và sau mỗi bài Ca dao cần rút ra
được bài học, hoặc kiến tạo được những
giá trị sống riêng cho bản thân..
3. Đọc – hiểu bài ca dao số 4
- Nỗi nhớ nhung:
+ Các biện pháp tu từ được sử dụng:

Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, điệp
vòng tròn, nhân hóa, ẩn dụ
+ Sử dụng các hình ảnh, sự vật: khăn,
đèn, mắt: (Khăn là vật thân thuộc với
người con gái. Trong tình yêu khăn
thường là vật giao duyên, gợi nhớ người
yêu. Chiếc khăn vận động theo nhiều
chiều không gian gợi cảm giác về một nỗi
nhớ nhung ngập tràn không gian, quanh
quất mọi hướng. Hình ảnh đèn, mắt diễn
tả nỗi nhớ khiến cô gái trằn trọc thâu
đêm. Thời gian cũng đã có sự vận chuyển
từ ngày sang đêm, diễn tả nỗi nhớ của
người con gái triền miên, đằng đẵng với
thời gian)
+ Sử dụng các từ ngữ: rơi, vắt, chùi diễn
tả sự xáo trộn và trạng thái tồn tại bất
định của sự vật. Trạng thái tồn tại đó thể
hiện cảm xúc mãnh liệt, trào dâng, khắc
khoải của nhân vât trữ tình.
+ Thể thơ tự do: Đây là một điểm đặc
biệt trong Ca dao. Thế mạnh của thể thơ
tự do là giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ
15


mỗi người?
(Câu hỏi đánh giá ở mức độ vận dụng.
Có nhiều khả năng trả lời cho câu hỏi
này)

GV: Hãy đọc những bài Ca dao cùng
diễn tả nỗi nhớ nhung mãnh liệt
trong tình yêu. Điểm giống và điểm
khác của các bài Ca dao đó?
(Câu hỏi yêu cầu vận dụng. Nhiều học
sinh có thể tham gia trả lời câu hỏi)
GV: Như vậy nếu những câu Ca
dao trên nỗi lo lắng chỉ ẩn tàng sau câu
chữ thì ở hai câu Ca dao sau của
bài Ca dao nỗi lo phiền của cô gái đã
hiển hiện. Hãy lí giải về nỗi lo phiền
của người con gái trong bài Ca dao?
(Câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu.
Đây là câu hỏi học sinh có thể có nhiều
cách trả lời)
HS: Trả lời
GV: Qua bài Ca dao bạn có thể
nhận thấy và chứng minh được
những ảnh hưởng của Ca dao đối với
văn học viết, nhất là đối với thơ trữ
tình?
(Câu hỏi vận dụng, học sinh có thể trả
lời ở mức độ đơn giản, có thể chỉ chỉ ra
ảnh hưởng về nội dung cảm xúc)

Đọc – hiểu bài Ca dao số 6
GV: Điểm đặc biệt trong bài Ca
dao số 6 là sự xuất hiện sóng đôi của
các từ ngữ, hình ảnh. Vậy tính chất
sóng đôi của các hình ảnh, từ ngữ

trong bài Ca dao số 6 có ý nghĩa gì?
(Câu hỏi yêu cầu ở mức độ nhận biết
và thông hiểu. Có thể giáo viên phải
chuẩn bị một số câu hỏi phụ để dẫn dắt

một cách thoải mái nhất cảm xúc và
những tâm trạng dồn nén, trào sôi của
mình.
Như vậy các hình thức nghệ thuật được
sử dụng trong bài Ca dao đã diễn tả sâu
sắc tâm trạng nhớ thương khắc khoải, da
diết, mãnh liệt của người con gái trong
tình yêu, đồng thời cũng ẩn tàng những lo
lắng của nhân vật trữ tình.
Như vậy tình cảm của người bình dân
trong Ca dao mãnh liệt, sâu sắc, nhiều
cung bậc, nhiều sắc thái.
Qua đây học sinh cũng rút ra được bài
học giá trị, ý nghĩa về đời sống tình cảm:
sống có chiều sâu, không được sống hời
hợt, nhạt nhẽo, vô cảm.
Rất nhiều những bài ca dao diễn tả nỗi
nhớ nhung khắc khoải trong tình yêu.
Nhưng mỗi bài Ca dao lại mang những
vẻ đẹp riêng của nó.
+ Nỗi lo phiền
Cô gái lo phiền có thể vì nhiều lẽ: vì lễ
giáo phong kiến hà khắc với người phụ
nữ, vì khoảng cách không gian, vì sự thay
đổi của lòng người.

Ca dao có ảnh hưởng sâu sắc tới thơ
trữ tình, nhất là về nội dung cảm xúc. Nỗi
nhớ nhung mãnh liệt trong tình yêu được
thể hiện trong thơ Nguyễn Bính, Xuân
Diệu, Xuân Quỳnh...
4. Đọc – hiểu bài Ca dao số 6
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Hình ảnh: Muối - Gừng
+ Từ ngữ: Mặn – Cay
Tình – Nghĩa
→ Đôi ta
Gừng, Muối là những gia vị quen thuộc
trong bữa ăn người bình dân. Các từ ngữ
“mặn”, “cay” vừa gợi liên tưởng đến
những đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống
16


học sinh như: Những sự vật Gừng,
Muối có đặc điểm gì? Các từ ngữ
“mặn”, “cay” có ý nghĩa gì? Bạn biết
gì về “tình” và “nghĩa”?
HS: Trả lời
GV: Có thể phân tích và làm rõ tính
chất sóng đôi của các từ ngữ, hình ảnh
trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn
Bính, từ đó thấy được những ảnh
hưởng của Ca dao đối với thơ trữ tình
về cả nội dung, cảm xúc và hình thức
nghệ thuật.

GV: Hai câu Ca dao cuối có những
dấu hiệu nghệ thuật gì đặc biệt? Ý
nghĩa biểu đạt của các dấu hiệu nghệ
thuật đó?
(Câu hỏi yêu cầu mức độ nhận biết và
thông hiểu. Nhiều học sinh có thể tham
gia trả lời)
GV: Giảng
Hình tượng “muối mặn – gừng cay”
GV: Có ý kiến cho rằng “Người bình
dân trong Ca dao không chỉ giàu tình
mà còn rất nặng nghĩa”. Ý kiến của
anh (chị) như thế nào?
(Câu hỏi yêu cầu ở mức độ vận dụng.
Một số học sinh có nhận thức tốt sẽ trả
lời được câu hỏi này)
GV: Có đề văn như sau: Hãy trình
bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến:
“Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc
cực mà là nơi không có tình yêu
thương”
Bài Ca dao số 6 có gợi ý cho em điều
gì không khi làm đề văn trên?
(Câu hỏi yêu cầu mức độ vận dụng.
Tất cả học sinh đều có thể tìm cho
mình một gợi ý từ bài Ca dao để làm
đề văn này)
GV: Từ bài học hãy rút ra cách thức

vùa gợi nghĩ đến tình nghĩa sâu nặng giữa

con
người
với
con
người
+ Thành ngữ: Tình nặng nghĩa dày diễn
tả mối quan hệ tình cảm lâu bền, vững
chắc, không dễ gì thay đổi. Câu cuối
khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt
và niềm tin vào sự bền vững của tình
nghĩa vợ chồng:
+ Thời gian phiếm chỉ: Ba vạn sáu
ngàn ngày chỉ thời gian cả một đời người
Như vậy những hình ảnh, từ ngữ trong
bài ca dao diễn tả cho tình cảm thủy
chung, sắt son, bền vững của con người
với con người. Đó là tình cảm đã được
thử thách qua thời gian và những sẻ chia
cay đắng, ngọt bùi trong cuộc sống
- “Tình” là tình cảm, tình yêu. Còn
“nghĩa” là ứng xử tốt đẹp giữa con người
với con người. Người bình dân sống với
nhau bằng “tình” những cũng sống với
nhau bằng “nghĩa”. Tình nghĩa trong Ca
dao phong phú, tinh tế và sâu sắc, trở
thành nền tảng đạo lý và vẻ đẹp tâm hồn
của dân tộc. Mỗi lời Ca dao mang theo
bao tâm tư, khát vọng, giúp con người
vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn
vẹn nghĩa tình. Sức sống Ca dao mãi mãi

trường tồn cùng dân tộc, gắn với vẻ đẹp
của những tâm hồn nhân hậu, cao cả,
trong sáng của người bình dân.
Học sinh nhận thấy trong bất kì thời đại
nào thì tình nghĩa cũng cần được đề cao.
Một xã hội không có tình thương yêu là
một xã hội ngập tràn sự tối tăm, lạnh lẽo.
Hãy sống chân thành, trao thật nhiều yêu
thương, luôn hoàn thiện bản thân để được
quý mến và tôn trọng.
*Cách thức đọc - hiểu ca dao yêu
thương, tình nghĩa.
- Phân tích các dấu hiệu nghệ thuật đậm
17


đọc - hiểu một bài Ca dao yêu thương
tình nghĩa?
(Câu hỏi yêu cầu mức độ vận dụng
thấp, nhiều học sinh có thể tham gia trả
lời được)
văn nghị luận tốt)
HS: Những học sinh có khả năng về
nhà làm bài tập này.
HĐ 6: Tổ chức tổng kết bài học
GV Từ những bài Ca dao đã học, đã
biết em rút ra kết luận gì về nghệ
thuật và nội dung của Ca dao trữ
tình?
HS: Chia làm hai nhóm

Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 1
Nhóm 2: Trả lời câu hỏi 2
GV: Hãy đọc những bài Ca dao mà
em biết về các chủ đề:
Chủ đề 1: Các bài Ca dao mở đầu
bằng “Thân em”.
Chủ đề 2: Những bài Ca dao tỏ tình
nam - nữ.
Chủ đề 3: Những bài Ca dao chế giễu
những người đàn ông.
HS: Chia thành 2 nhóm thi đọc Ca
dao theo chủ đề. Nhóm nào đọc được
nhiều bài Ca dao theo yêu cầu, nhóm
đó thắng.
Nhận xét
GV: Trình chiếu một số hình ảnh hát
dân ca.
Hỏi: Bạn có thích hát dân cakhông?
Vì sao? Bạn có thế trình diễn trước
lớp một bài dân ca? (Có thể cho học
sinh hát theo một bài dân ca đã trình
chiếu hoặc hát một bài dân ca mà học
sinh biết)
HS: Trả lời và có thể hoạt động theo
yêu cầu của giáo viên.

sắc thái dân gian trong bài Ca dao.
- Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng của
bài Ca dao.
- So sánh với những bài Ca dao cùng

nội dung, chủ đề để thấy vẻ đẹp riêng của
bài Ca dao.
- Rút ra những bài học đạo đức hoặc
kiến tạo những giá trị sống riêng cho bản
thân và mọi người.
VI. Tổng kết
1. Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của người
bình dân trong Ca dao:
- Một đời sống tâm hồn phong phú với
nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc: chua
xót, đắng cay, lo lắng, nhớ thương, trăn
trở, khao khát, hy vọng, rạo rực, yêu
thương.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Giàu tình cảm yêu
thương, khát khao hạnh phúc, yêu
thương, tình nghĩa.
2. Nghệ thuật đậm màu sắc dân gian:
- Hình thức lặp lại
- Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, gần
gũi với cuộc sống người bình dân.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ
thuật.
- Thể thơ lục bát được dùng nhiều.
- Lời thơ thường ngắn, ngôn ngữ gần gũi
với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng
được chọn lọc.
Kho tàng ca dao Việt Nam
Qua hoạt động này các em nhận thấy Ca
dao rất đa dạng, phong phú; rất gần gũi,
quen thuộc. Các em cũng làm quen với

hình thức diễn xướng của Ca dao, có thể
hát một bài dân ca. Cũng qua hoạt động
này hình thành tình cảm yêu mến, tự hào
với văn hóa truyền thống dân tộc và ý
thức gìn giữ, phát huy nó

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi
mở có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho dạy học một chủ đề. Với hệ thống câu hỏi ấy
bài dạy đáp ứng được nhiều yêu cầu: đánh giá năng lực học sinh; hình thành kĩ
năng sống; rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu chủ đề; đa dạng hóa hình thức hoạt động;
tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho lớp học và nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết
cho các em học sinh.
Tổng hợp kết quả tiếp thu bài của học sinh qua hoạt động kiểm tra, đánh giá
trước dạy chủ đề ở các lớp 10A2, 10A8 như sau:
Lớp 10A8

Tổng số
38

Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh
25

Tỉ lệ (%)
66%


Số học sinh không đạt yêu
Lớp 10A2
cầu
Số học sinh
Tỉ lệ (%) Số học sinh
Tỉ lệ (%)
42
30
71%
12
29%
Tổng hợp kết quả tiếp thu bài của học sinh qua hoạt động kiểm tra, đánh giá
sau khi dạy chủ đề ở các lớp 10A2, 10A8 như sau:
Lớp 10A8

Tổng số

Số học sinh đạt yêu cầu

Tổng số

Số học sinh đạt yêu cầu

Số học sinh không đạt yêu
cầu
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
13
34%


38
Lớp 10A2

Tổng số
42

Số học sinh
35

Tỉ lệ (%)
92%

Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh
39

Tỉ lệ (%)
92%

Số học sinh không đạt yêu
cầu
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
13
8%
Số học sinh không đạt yêu
cầu
Số học sinh
Tỉ lệ (%)

3
8%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Để dạy học một chủ đề thành công, đạt hiệu quả thì cần rất nhiều yếu tố từ
khâu xây dựng chủ đề; biên soạn câu hỏi – bài tập; thiết kế tiến trình dạy học; tổ
19


chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy. Trong đó câu hỏi có
tính chất quyết định đến thành công của bài dạy. Biên soạn câu hỏi và sử dụng câu
hỏi là khâu quan trọng, then chốt để người giáo viên tổ chức hoạt động cho học
sinh và là cơ sở để đánh giá năng lực của các em. Câu hỏi gợi mở trong dạy học
chủ đề giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi
nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của các em, rèn luyện cho
các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác,
tích hợp kiến thức của nhiều môn học, kích thích hứng thú và sự sáng tạo của các
em học sinh trong quá trình học chủ đề, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn
luyện kĩ năng đọc – hiểu. Đề tài này được xây dựng trong quá trình giảng dạy và
dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân khi dạy học chủ đề Ca dao. Nó thực
sự đã đem lại hiệu quả cao: vừa làm rõ được đặc trưng của chủ đề; rèn luyện kĩ
năng đọc – hiểu Ca dao nói chung và Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa nói
riêng; bồi đắp tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào của các em đối với văn hóa
truyền thống dân tộc.
3.2 Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự quyết liệt
trong đổi mới dạy học, chưa quan tâm đúng mức tới việc biên soạn và sử dụng câu
hỏi. Tiếp thu tinh thần đổi mới chỉ mới trên cơ sở lí thuyết mà chưa cụ thể hóa
trong giáo án và trên các tiết dạy. Chúng ta cần nhận thức được đổi mới cần sự

đồng bộ cả trên lí thuyết và thức hành. Hơn nữa để việc dạy học chủ đề đạt hiệu
quả cũng cần sự quan tâm đúng mức của nhà trường trong việc đầu tư cơ sở vật
chất, tạo điều kiện để giáo viên đa dạng hóa các hoạt động học tập cho học sinh để
học không còn là một sự bắt buộc khiên cưỡng mà là một niềm hứng thú thực sự
đối với các em. Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng khi thực hiện đề tài này nhưng sẽ
không tránh được những thiếu xót và hạn chế. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý
kiến bổ ích quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu tham khảo
1. Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy Văn, NXB ĐHQG Hà Nội. Tr 2,5
20


2. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương trong nhà
trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục.
3. Phan Trọng Luận (2006) Chủ biên, Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2006.
5. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.
6. Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian - NXB Giáo dục Hà Nội.
7. Hoàng Tiến Tựu (1995), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.
8. Hoàng Tiến Tựu (1993), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn
học dân gian, NXB Giáo dục.
9.SGK Ngữ văn 10. NXBGD 2006
Danh mục các đề tài SKKN của tôi đã được Hội đồng cấp Sở GD&ĐT công
nhận:
1.Công việc bình giảng ca dao (loại B)
2. Phương pháp bình giảng ca dao (loại C)
3. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn 12 THPT
(loại C)


21


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Cúc

22



×