Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 19 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Văn học dân gian là vốn quý của dân tộc. Hiểu được văn học dân gian
giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao
tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của mỗi con người. Việc giảng
dạy các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình các cấp học là cần thiết.
Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 THPT, việc giảng dạy các tác phẩm
văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được
giảng dạy là quá nhiều, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương
trình.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, gần đây người ta
đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc
của những người trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường THPT làm thế
nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục
thẩm mỹ, vốn văn hóa dân gian, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn
Văn trong tình hình hiện nay. Vì thế hoạt động ngoại khóa văn học dân gian
“góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật
cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, học sinh được phát
triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mỹ dục” [2].
Vì vậy cần phải kết hợp đổi mới phương pháp dạy cả giờ chính khóa lẫn
hoạt động ngoại khóa, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan
trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian.
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn – tiếng Việt ở nhà
trường phổ thông trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy nội dung đổi
mới thường tập trung vào giờ chính khóa còn hình thức ngoại khóa thì ít được
chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan
trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa phát
huy cao độ tính năng động, sáng tạo niềm hứng thú của học sinh nhằm bồi đắp
thêm kiến thức cho các em về di sản văn hóa dân gian Việt Nam.
Điều đó khiến chúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu với tên gọi: Tổ


chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về
vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: giúp học sinh nhận thức
được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ Văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống, con người và những di sản văn hóa
dân gian của quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, học sinh lớp 10
trường THPT Như Thanh II.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện sáng kiến này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

1


- Phương pháp sưu tầm: sưu tầm những bài viết của các đồng nghiệp về
kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa, nâng cao hiểu biết về vốn văn hóa
dân gian cho học sinh qua sách báo, các tạp chí, internet.
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa
để tổ chức chương trình ngọai khóa văn học dân gian.
- Phương pháp nghiệp vụ: Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, khơi dậy niềm say mê, thứng thú của học sinh về phần văn học dân
gian.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
Văn học dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn
với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động.
Văn học dân gian có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời,
bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra

đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình thì văn hóa dân
gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng
như xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động.
Theo Gs.Đinh Gia Khánh thì “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa
của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của
con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay
thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với bộ môn
khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu
đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Nói tóm
lại, có thể coi văn học dân gian như là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của
nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho
nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa,
thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở xây dựng và phát triển nền
văn hóa nghệ thuật của dân tộc đó” [1].
Việc giảng dạy văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc
tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền đạt
cho học sinh: “Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong
tổng thể văn hóa dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các
yếu tố văn hóa khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng,
tâm linh...) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” [3].
Theo Gs.Đinh Gia Khánh khi phân tích truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”,
đã chỉ ra được nhiều tầng văn hóa của các thời đại khác nhau: tục thờ núi, thờ
sông của người nguyên thủy, cuộc đấu tranh chống thủy tai của người Việt cổ
khi họ từ núi trung du kéo xuống khai thác đồng bằng Sông Hồng, vấn đề trị
thủy ở lưu vực Sông Hồng trong mùa nước lũ khi người Việt cổ đã biết đến đắp
đê, vấn đề sính lễ, thách cưới liên quan đến phong tục của người Việt về việc
cưới hỏi...
Khi đọc truyện ấy, ta chỉ có thể nhận thức và thưởng thức nó theo cách kể
chuyện đơn thuần mà thôi. Còn khi nghe và nhìn các diễn viên đóng vai từng
nhân vật trong truyện và diễn kịch trên không gian sân khấu, thì ta sẽ được

2


thưởng thức một cách tổng hợp: lời nói, điệu bộ trong một “sân khấu” tự nhiên.
Tác phẩm văn học dân gian vốn là một nghệ thuật tổng hợp, nó chỉ thực sự sống
đầy đủ, tự nhiên và mạnh mẽ trong môi trường phù hợp với chức năng của nó.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về văn học dân gian sẽ giúp học sinh:
- Ôn tập những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian trên cơ sở nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
- Nắm chắc được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt
Nam.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian – đây là cơ sở để
học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa dân gian của dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1.Khó khăn.
- Học sinh đa số là con em dân tộc, điều kiện dân trí, văn hóa ứng xử còn
thấp kém, lạc hậu. Một số học sinh chưa chú tâm vào việc học.
- Lâu nay trong trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa văn học được
hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lí
chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khóa văn học dân gian được coi là một hoạt
động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ ( ca – múa nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung.
2.2.2. Thuận lợi.
- Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới
hình thành.
- Trong trường, có sự quan tâm nhiệt tình và tích cực của tổ chức Đoàn,
luôn khơi dậy được không khí thi đua, giáo viên từ đó khơi dậy được ý thức
tham gia xây dựng hoạt động của học sinh.
- Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong phạm vi lớp học.

Văn học dân gian là hoạt động diễn xướng nên khi tiến hành hoạt động
ngoại khóa để học sinh nhận ra được những nét đặc sắc văn hóa phải chú ý đến
đặc điểm của nó. Xuất phát từ đặc trưng của văn học dân gian, khi tiến hành
chuẩn bị phải chú ý kết hợp cả những kiến thức xơ cứng với hoạt động diễn
xướng, tái hiện lại hoạt động của văn hóa dân gian ở thời điểm mà văn học dân
gian ra đời. Trình tự xuất hiện của thể loại trong lịch sử phát triển. Bao gồm: Sử
thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Ca dao, Truyện cười.
2.3.1.1. Sử thi.
Trong chương trình văn học lớp 10, học sinh được tiếp cận với một số rất
ít những pho sử thi nổi tiếng của Việt Nam: Sử thi “ Đăm Săn”, với đoạn trích “
Chiến thắng MtaoMxây”.
Ở đoạn Đăm Săn giao chiến với MtaoMxây, giáo viên cho xem hình ảnh
ngôi nhà sàn của MtaoMxây được miêu tả ở đầu tác phẩm trên máy chiếu, đó là
ngôi nhà sàn Tây Nguyên.
Đây là pho sử thi của dân tộc Ê đê, đã có lịch sử hàng nghìn năm. Rõ ràng
sử thi xuất hiện khá sớm và khoảng cách sử thi cũng như với người tiếp cận sử
3


thi là khá lớn, vì thế khó có thể hình dung được cuộc sống và văn hóa Tây
Nguyên. Vì thế giáo viên chuẩn bị một đoạn băng tư liệu về mảnh đất Tây
Nguyên hùng vĩ với một vài đoạn kể khan để tạo tâm thế dẫn nhập HS đến với
sử thi của dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi
lặp lại trong đoạn trích. Đây là chi tiết có liên quan đến văn hóa của người Tây
Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa đặc sắc trong văn hóa
Tây Nguyên. Có thể cho HS lắng nghe một chút âm hưởng của dàn cồng chiêng
Tây Nguyên để HS cảm nhận được âm hưởng trầm hùng bi tráng của những
trang sử Tây Nguyên hào hùng, HS rất hứng thú và hiệu quả hoạt động ngoại
khóa tăng lên rõ rệt.


Ngôi nhà sàn Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên 2012
2.3.1.2.Truyền thuyết.
Trong chương trình lớp 10, học sinh được tiếp cận với một truyền thuyết
rất tiêu biểu của dân tộc Việt: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy”. Trên cơ sở định nghĩa về truyền thuyết, Gv hướng dẫn cho HS tìm hiểu
về thể loại truyền thuyết theo các mặt: yếu tố lịch sử, yếu tố kì ảo, đánh giá dân
gian và không gian môi tường văn hóa.

4


Yếu tố lịch sử, kì ảo và đánh giá của dân gian tìm hiểu trên cơ sở trao đổi
trực tiếp với HS trên sân khấu của lớp học, riêng với phần không gian môi
trường văn hóa, GV cần cung cấp cho HS những kiến thức văn hóa về thời Âu
lạc, cho HS xem bằng một đoạn phim tư liệu về “Cổ loa – di tích lịch sử”.
Trong truyền thuyết này có ba chi tiết liên quan đến văn hóa: An Dương
Vương xây thành đất Việt Thường; vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần là
chi tiết liên quan đến tín ngưỡng của người Việt cổ và chi tiết có con rùa vàng
nổi lên trên mặt nước. Có một chi tiết khác cần lý giải dưới góc độ lịch sử văn
hóa: chi tiết nỏ thần.
Chi tiết nỏ thần trong truyện là một chi tiết cốt lõi của lịch sử. Chi tiết về
đền thờ An Dương Vương có liên quan đến một tín ngưỡng truyền thống của
người Việt: tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc trong phạm vi gia đình, người Việt
Nam thường giữ đạo hiếu.
Sau đó giáo viên chốt lại bằng lời kể việc An Dương Vương được nhân
dân thờ phụng trong hàng nghìn năm qua, chứng tỏ ở người Việt một nét đẹp
trong văn hóa ứng xử. Thái độ thành kính và lòng biết ơn sâu sắc với những anh

hùng dân tộc đã có công lao với đất nước.
Gv hướng dẫn cho hs tìm hiểu các vấn đề trên, để HS có thể nắm bắt được
một câu chuyện cụ thể qua một buổi hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp
học.

Chiếc nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kỳ An Dương
Vương
2.3.1.3. Truyện cổ tích:
Truyện cổ tích phản ánh ước mơ và khát vọng của dân gian, là nơi gửi
gắm những khát vọng của con người, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với
truyện cổ tích theo phân loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt
và truyện cổ tích thần kỳ.
Trong chương trình Văn 10, học sinh được tiếp cận với truyện cổ tích “
Tấm Cám” là một truyện cổ tích quen thuộc của người Việt, học sinh đa phần
quen thuộc với văn hóa Việt. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm nhấn về văn hóa mà
giáo viên cần trao đổi với học sinh.
Nhân vật Bụt trong Phật giáo và văn hóa, phong tục tín ngưỡng và sinh
hoạt của người Việt truyền thống thể hiện trong truyện như: Tục ăn trầu, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghề dệt vải của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Có những chi tiết khác trong truyện mà giáo viên cũng phải dùng văn hóa để lí

5


giải như chi tiết cái yếm đỏ, đó là trang phục của người thiếu nữ Việt xưa không
thể thiếu.
Ở phần cuối truyện, sau khi giới thiệu phần kết thúc, giáo viên cần lí giải
bằng quan niệm nhân sinh truyền thống. Đó là quan niệm “ở hiền gặp lành, ác
giả ác báo”. Quan niệm này ảnh hưởng từ thuyết nhân quả của đạo Phật, từ đó
mà phổ biến trong văn học dân gian Việt Nam.

Cũng ở truyện cổ tích “Tấm Cám”, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh
tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống, như văn hóa vật chất của cư dân Việt
trong quá khứ: trồng lúa nước lấy lương thực; nuôi trâu, bò để kéo, cày, bừa...
Những lúc nông nhàn, người Việt thường tổ chức lễ hội. Bằng cách đó, giáo viên
có thể giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa Việt, từ đó hiểu rõ hơn ý nghĩa của tác
phẩm. Sau đó giáo viên chuẩn bị một vở kịch và mời học sinh lên sân khấu của
lớp học kể lại và nhận xét về câu chuyện sau khi vở kịch kết thúc.
2.3.1.4. Ca dao:
Để hiểu sâu sắc hơn về ca dao Việt Nam, học sinh cũng cần nắm chắc về
văn hóa Việt, trên cơ sở đó hoạt động ngoại khóa văn học dân gian giúp học sinh
hiểu rõ được điều này.
Trong chương trình Ngữ văn 10, học sinh tiếp cận với ca dao theo 3
mảng: Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước châm
biếm. Đây là cách phân chia theo chủ đề của những bài ca dao. Giáo viên sẽ
hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo sự chuẩn bị của mỗi đội.
- Ca dao than thân: Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, người bình
dân phải chịu nhiều nỗi thua thiệt, đặc biệt là người phụ nữ bình dân. Xã hội
phong kiến của người Việt bị chi phối nặng nề của tư tưởng Nho giáo, đề cao
người đàn ông và xem thường vai trò của người phụ nữ.
Giáo viên cho học sinh lên sân khấu lớp học. thuyết minh về một số câu
ca dao bắt đầu bằng “Thân em...” (thời gian 5 phút). Để học sinh cảm nhận được
một nét văn hóa, đó là, ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một
hằng số, bất biến ngàn đời.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa: Giáo viên cần cho học sinh nắm được
một nét văn hóa ứng xử của người Việt truyền thống qua quan niệm về tình và
nghĩa, quan niệm của người Việt. Qua bài ca dao số 6 giáo viên cần cho học sinh
thấy bài ca dao không chỉ ca ngợi một mối tình đẹp mà còn cho thấy một nét
ứng xử đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt. Trong chương trình ngoại
khóa chỉ tập trung vào mảng đề tài này, giáo viên cho học sinh sưu tầm thêm
những bài ca dao tỏ tình để thấy được cách tỏ tình tình kín đáo, nhưng cũng

không kém phần tha thiết của cho ông ta.
- Ca dao hài hước: Phần này giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua, vì tiếng cười
hài hước còn lặp lại ở phần cuối truyện.
2.3.1.5. Truyện cười:
Truyện cười - biểu hiện cho trí tuệ dân gian, là vũ khí đắc lực chống lại
cái xấu trong đời sống, là một cách phản ứng đặc biệt bằng tiếng cười của cha
ông ta. Đằng sau tiếng cười, bao giờ cũng là những vấn đề đáng suy nghĩ hơn là
đáng cười.
6


Trong chương trình ngữ văn 10, học sinh được tiếp cận với 2 truyện cười
tiêu biểu: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Truyện “Tam đại
con gà” đề cập đến hình tượng người thầy, với thái độ chế giễu, dốt nát, tham
ăn... Đặt trong bối cảnh hiện đại, khi mà cả xã hội đang thực hiện cuộc vận động
cải cách ngành giáo dục, cũng như về hình ảnh người thầy, thì liệu câu chuyện
có gây những hiểu lầm không đáng có cho học sinh hay không? Bởi vậy trong
chương trình ngoại khóa văn học dân gian trong phạm vi lớp học, giáo viên nên
định hướng cho học sinh có thể hiểu đúng vấn đề: đây chỉ là thái độ phê phán
những thói xấu cần loại bỏ của con người, chứ không phải phê phán người thầy.
Trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” lại nói về một tên Lí trưởng,
đứng đầu trông coi việc hành chính trong làng, nổi tiếng xử kiện giỏi. Song cái
tiếng tăm ấy lại hoàn toàn đối lập với thực chất bên trong. Sự công bằng, lẽ
phải- trái, không có ý nghĩa gì ở chốn công đường khi Lí trưởng xử kiện. Lẽ
phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền, nhiều lễ vật lo lót.
Trên sân khấu sinh hoạt ngoại khóa văn học dân gian của lớp học, hoạt
động diễn xướng thu hút sự chú ý của học sinh nhất chính là diễn kịch.
2.3.2. Minh họa cụ thể chương trình ngoại khóa.
2.3.2.1. Công tác chuẩn bị:
Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cần phải có sự

chuẩn bị kỹ về khâu tổ chức, về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở
trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề xuất hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10
như sau:
2.3.2.1.1. Về đối tượng:
* Về phía giáo viên:
BGH chỉ đạo tổ Ngữ Văn xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để hoạt
động chương trình. Phân công cụ thể cho từng giáo viên trong tổ Văn lựa chọn
HS, tập luyện và tổ chức chương trình có sự kiểm tra, giám sát, cụ thể như sau:
- Cố vấn chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm
trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, các thầy cô tâm huyết với chuyên ngành
văn học dân gian như thầy Trần Minh Quế ( Hiệu phó), cô Phạm Thị Liên
( Trưởng nhóm văn), Thầy Nguyễn Tiến Hùng ( Trưởng nhóm sử - Bí thư Đoàn
trường)…
- Người dẫn chương trình: thầy Nguyễn Văn Hải là thành viên của tổ văn,
có khả năng giao tiếp tốt, làm chủ được các tình huống trên sân khấu.
- Cơ sở vật chất:
+ Ma két, phông bạt: Thầy Nguyễn Tiến Hùng.
+ Chuẩn bị loa đài, âm thanh: Thầy Lô Văn Bình, thầy Mạc Lương Thao.
+ Mua phần thưởng cho học sinh: cô Bùi Thị Thanh Hà.
+ Trao quà cho khán giả: cô Lê Thị Quế.
+ Chỉ đạo học sinh chuẩn bị các tiết mục ngoại khóa: Tổ Văn.
+ Bộ phận tài vụ: chuẩn bị kinh phí để tổ chức chương trình ngoại khóa.
- Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu kết hợp với Đoàn
trường và chi đoàn giáo viên để có thể huy động sức mạnh tập thể, hầu hêt các
7


đồng chí trong chi đoàn giáo viên đều nhiệt tình tham gia vào từng khâu trong
quá trình.

- Khách mời (những người sẽ lên sân khấu giao lưu, trả lời các câu hỏi,
thắc mắc của học sinh).
- Thầy Nguyễn Tiến Hùng (GV sử) sẽ giới thuyết thêm về Lịch sử Việt
Nam ở giai đọan đầu (giai đoạn của Sử thi, Truyền thuyết), giúp học sinh nắm
bắt kỹ hơn hoàn cảnh ra đời của những sang tác dân gian và vốn văn hóa dân
gian.
- Thầy Nguyễn Văn Hải và cô Lê Thị Thùy là những giáo viên có kinh
nghiệm và tâm huyết với nghề, mỗi thầy cô có thế mạnh ở một thể loại văn học
dân gian, sẽ trao đổi nhanh gọn, mang tính chất gợi mở, những tâm huyết của
mình trên sân khấu.
* Về phía học sinh:
- GV lựa chọn 3 đội, mỗi đội khoảng 5 đến 7 HS tham gia trực tiếp vào
phần giao lưu trên sân khấu của hoạt động ngoại khóa.
- Những yêu cầu về đối tượng:
+ HS phải có năng khiếu về môn văn, có niềm say mê thực sự đối với Văn
học và văn hóa dân gian.
+ Những HS có cảm nhận sâu sắc về hiện tượng văn học.
+ HS phải có khả năng giao tiếp tốt, không lúng túng trước đám đông, tích
cực, chủ động, trình bày ý kiến của mình.
Tại buổi hoạt động ngoại khóa của trường THPT Như thanh II ngày
9/3/2017, có 3 đội tham gia, bao gồm: Lớp 10C1, 10C4 và 10C5, tập luyện các
tiết mục theo kịch bản của buổi ngoại khóa.
2.3.2.1.2. Hình thức tổ chức: gồm 3 phần
- Phần 1: phần thi chào hỏi giữa các đội.
- Phần 2: phần thi kiến thức.
- Phần 3: phần thi tài năng diễn xướng các tác phẩm văn học: kịch Tấm
Cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Thời gian cho mỗi đội thi 3 phần là 35 phút, điểm tối đa cho 3 phần là
50 điểm.
- Ban giám hiệu chấm diểm và chọn ra HS xuất sắc nhất nhóm hoạt động

hiệu quả nhất dự hội thi cấp trường.
- Những cá nhân, tập thể đoạt giải sẽ được trao giải thưởng, cộng điểm thi
đua cho lớp và biểu diễn lại trước toàn trường trong tiết sinh hoạt ngoại khóa
đầu tuần (giờ chào cờ) hoặc đêm hội diễn văn nghệ của nhà trường.
2.3.2.2. Tiến hành ngoại khóa.
Phần 1: Tuyên bố lí do
- Vị trí của phần văn học dân gian.
- Mục đích: giúp HS có lòng yêu thích văn học dân gian. Đặc biệt có thêm
kiến thức sâu rộng về vốn văn hóa dân gian.
- Chọn từ thích hợp, chọn 1 câu lục hoặc 1 câu bát điền vào chỗ trống để
có được những câu ca dao hoàn chỉnh. Cách này vừa cung cấp thêm cho hs kiến
thức đã học, vừa củng cố thêm vốn văn hóa dân gian cho hs.
8


- Giới thiệu thành phần, nội dung chương trình.
Phần 2: Nội dung.
Phần thi chào hỏi:
Các đội tự giới thiệu về đội mình dưới hình thức tự do, thời gian là 5 phút,
điểm tối đa là 10 điểm.
*Đội 1:
Nhân vật: mẹ, con, vài người bạn.
Con( từ trong buồng bước ra, trang phục cô Tấm soi gương):
- Mẹ ơi mẹ, mẹ nhìn xem con đã giống chị Tấm trong truyện cổ tích Tấm
Cám chưa ạ?
- Mẹ ( ngắm nghía con xoay đi xoay lại vài vòng)
- Ừ cũng giống, nhưng sao con lại ăn mặc như vậy?
- Dạ hôm nay trường con có tổ chức ngoại khóa về văn học dân gian dưới
hình thức một cuộc thi có ba đội chơi. Đội của con chọn vở Tấm Cám, con được
chọn đóng Tấm đấy mẹ ạ.

- Ngoại khóa văn học dân gian à? Thế nghĩa là thế nào?
- À, tức là cuộc thi nhằm bồi dưỡng kiến thức văn hóa dân gian và tình
yêu đối với văn học dân gian đấy mẹ. Cô giáo con bảo, HS bây giờ cứ chát chít
suốt ngày không quan tâm đến nét đẹp văn hóa truyền thống. Vì vậy nhà trường
mới tổ chức cuộc ngoại khóa này.
- Ừ, cô giáo con nói phải, chúng mày cứ chát chít suốt ngày cận lồi mắt
ra. Lên mạng thì nhanh lắm mà một câu ca dao không thuộc. Ngày xưa...( kéo
giọng định kể lể). Con ( cắt ngang lời mẹ, giọng nịnh nọt).
- Thôi thôi, con biết rồi, mẹ lại sắp sửa bài ca tôi không bao giờ quên.
( Ngoài cửa có tiếng gọi, các bạn vào, trang phục Cám, Dì ghẻ)
- Chúng cháu chào bác ạ.
Ừ, chào các cháu. Thế các cháu chuẩn bị đi đấy à. Để bác xem nào. Chà,
Lan, H vào vai giống đáo để cơ.
- Mẹ ơi, chúng nó hằng ngày đanh đá thế vào vai Cám, Dì ghẻ là hợp quá
còn gì, chứ đâu hiền như con.
( cả nhà cùng cười); ( ngắm trang phục của nhau)
- Thôi, chúng mình đi đi, sắp đến giờ rồi.
- Chúng con đi đây, mẹ ở nhà xem truyền hình trực tiếp rồi cổ vũ cho đội
chúng con đấy nhé.
( Đội Tấm Cám)
*Đội 2:
Nhân vật: Đội trưởng, bạn nam, bạn nữ.
- Đội trưởng: Thôi sắp đến lượt đội mình diễn rồi. Chúng mình tranh thủ
tập lại một lần nữa cho quen đi. Các cậu nhớ, đội mình diễn lại nội dung phần ca
dao bằng hành động, cho nên các cậu phải cố gắng thể hiện cảm xúc qua nét
mặt, cử chỉ. Hưng nhớ phải thuộc lời, trình bày thật diễn cảm. Còn Lan cố gắng
thể hiện sự e ấp, thẹn thùng.
- Thôi nào chuẩn bị đi, bắt đầu nhé.
- Lan bước ra (Trang phục áo dài kiểu xưa, xách làn)
9



- Hưng từ đầu kia đi tới, chú ý đến Lan, nói một mình: Con gái nhà ai mà
xinh đẹp, đằm thắm, mình..mình phải tìm cách làm quen mới được. Lại gần
chỉnh đốn tư trang.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
- Cô gái thẹn thùng không nói gì.
- Hưng (nói một mình): A, nàng không nói gì, im lặng nghĩa là đồng ý,
mình thành công rồi, tiếp tục bước lại gần.
Aó anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh đã mất, mẹ già chưa khâu.
- Đội trưởng (chạy ra, hét toáng lên):
Trời ơi là trời, nói bao nhiêu lần rồi mà không nhớ nổi, đúng là phải cho cậu
tham gia cuộc thi này xem có bồi “bổ” vào cái đầu này câu ca dao nào không?
( Đội Thạch Sanh)
*Đội 3:
Nhân vật Bố, con, vài học sinh.
Trên sân khấu, bố đọc báo, con học bài. Vừa được một lúc con đi chơi.
- Bố ơi, con đi ra ngoài một lúc.
- Đã học bài xong chưa mà đi.
- Con học xong rồi, con đi một tí rồi về ngay.
- Bố lại gần bàn học: Xem nó học hành thế nào. Vừa học tí dã đi chơi. Cái
gì đây (bố cầm bài kiểm tra lên).
Bài kiểm tra văn 1 điểm. Lời phê cô giáo: Xuyên tạc lung tung. Cái gì thế
này, kiểm tra văn mà được 1 diểm lại còn xuyên tạc lung tung.
Đề bài: Anh ( chị) hãy sưu tầm những bài ca dao...
- Thôi chết, học hành thế này à. Tèo đâu, Tèo, về ngay đây, (tức giận).
- Dạ, dạ, bố gọi con.
- Mày học hành thế này à, bao nhiêu câu ca dao hay thì không học lại

xuyên tạc lung tung.
- Dạ, tại, tại cô giáo luôn bảo khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Nhưng mày xuyên tạc chứ đâu có sáng tạo. Mày có biết Văn học dân
gian chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn người Việt...
- Thôi trường cấp 3 có mời bố đến dự buổi ngoại khóa VHDG. Mày đi với
bố.
( Bác ơi, cháu chào bác ạ)
- Hai cháu à, vào đây các cháu.
- Dạ, việc chúng cháu nhờ, bác giúp cháu chưa ạ?
- À, cái khẩu hiệu chứ gì, xong rồi đây, các cháu xem đã được chưa?
(Hai học sinh giơ khẩu hiệu ra đọc to)
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dạ đẹp lắm bác ạ, chúng cháu cảm ơn bác. Chúng cháu phải đi trước đây
ạ. Tí nữa bác cổ vũ cho đội cháu nhé. Đội Âu Cơ.
- Chúng cháu chào bác.
- Ừ các cháu đi nhé.
10


Phần thi kiến thức:
3 đội sẽ thi các câu hỏi kiến thức dưới hình thức bắt buộc, thời gian là 15
phút, điểm tối đa là 15 điểm.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ CỔ TÍCH
Hàng ngang:
Câu hỏi 1: 6 kí tự
Truyện cổ tích nào có chi tiết 2 nhân vật nhận ra nhau nhờ miếng trầu têm
cánh phượng?
Câu hỏi 2: 13 kí tự:
Câu nói thần kỳ khắc nhập- khắc xuất xuất hiện trong truyện cổ tích nào?
Câu hỏi 3: 9 kí tự

Tên nhân vật cổ tích gắn liền với vùng đất Nga Sơn – Thanh Hóa.
Câu hỏi 4: 9 kí tự: Tên nhân vật cổ tích đã trở thành một trong “Tứ bất tử” của
tín ngưỡng dân gian Việt Nam?
Câu hỏi 5: 6 kí tự:
Chiếc túi ba gang xuất hiện trong truyện cổ tích nào?
Câu hỏi 6: 9 kí tự:
Đàn kêu tích tịch tình tang. Ai mang công chúa dưới hang trở về?
Câu hỏi 7: 5 kí tự:
Truyện cổ tích nào kể về một chàng trai chăn bò khôi ngô tuấn tú nhưng lại
chốn trong cái lốt bề ngoài xấu xí?
Hàng dọc: ( Cũng là đích đến của trò chơi. Từ khóa có gạch chân)
Tên truyện cổ tích gắn liền với một tục lệ truyền thống trong mỗi dịp lễ tết, cưới
hỏi.
ĐÁP ÁN Ô CHỮ
1
T
A
M
C
A
M
2
3
4
5
6
7

C


A

S

Y
C

T
M
H

T
O

H
D

R
A
U
C
A
U

E
I
Đ
A
C
A


T
A
O
Y
H

R
N
N
K
S

A
T
G
H
A

M
I
T
E
N

Đ
E
U

O

M

T

H

* Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn:
1. “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ của dân tộc:
a. Thái

b. Ê đê

c. Mường

d. Bana

à câu a.
2. Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói:
a. Tấm là người lương thiện và được Bụt giúp đỡ nên không thể chết.
b. Tấm không thể rời xa nhà vua nên hiển linh để báo cho nhà vua biết sự
có mặt của mình.
11


c. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác.
d. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh
phúc của mình.
à câu d.
3. “Tam đại con gà” thuộc thể loại:
a. Truyện trào phúng


b. Truyện châm biếm

c. Truyện đả kích

à câu a.
4. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy” có ý nghĩa:
a. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt.
b. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
c. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
d. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
à câu b.
* Chọn câu đúng nhất điền vào chỗ trống:
5.

Thương trò ….... áo cho trò
Thiếu bâu, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu vai.
a. tặng

b. đưa

c. may

d. gửi

à câu c.
6.

Áo ……ai cắt ai may

Đường tà ai đột, cửa tay ai viền.
a. em

b. anh

c. chàng

d. nàng

à câu b.
7.

Cào cào giã gạo cho nhanh
Tao may áo đỏ áo…. cho cào.
a. đen

b. xanh

c. hoa

à câu b.
8.

Bao giờ cạn ……Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ, mới sai lời nguyền.
a. lạch

b. sông

c. nước


à câu a.
9.

Anh đừng thấy đó bỏ đăng

12


……………………………………
a. Đừng chê nghèo khó vội vàng phụ em.
b. Đừng như châu châu thấy đèn nhảy vô
c. Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn.
à câu c.
10.

…………………………..
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
a. Kim vàng ai nỡ uốn câu

b. Hoa thơm ai chẳng nâng niu

c. Chim khôn đậu nóc nhà quan
à câu a.
11.

……………………………….
Cầu không tay vịn cũng lần mà đi.
a. Sông Ngân hà dễ bắc cầu


b. Thương nhau chẳng quản xa gần

c. Thương em, anh phải đi đêm
à câu b.
12.

Người thanh nói tiếng cũng thanh
………………………………….
a. Nhịp nhàng đưa đẩy giọng đờn mê ly.
b. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
c. Anh già lời nói, em xiêu tấm lòng.
à câu b.

* Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
13.

Sâu nhất là sông ………….
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

à Bạch Đằng.
14.

Cao nhất là núi …………..,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

à Lam Sơn.
15.

Đồng Đăng có phố …………
Có nàng Tô Thị, có chùa…………….


à Kì Lừa, Tam Thanh.
16.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
13


Xấu ……..đẹp ……còn hơn đẹp người.
à người, nết.
17.

Ai về đến huyện…………..
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương.

à Đông Anh.
18.

Đời người có một ……….tay
Ai hay ngủ ngày còn được nửa……….

à gang.
19.

Trâu ta ăn ……đồng ta
Chừng nào hết ……mới qua đồng người.

à cỏ.
20.


Tằm vương tơ……..vương tơ
Mấy đời tơ……….đẹp như tơ tằm.

à nhện.
* Điền câu thích hợp vào chỗ trống:
21.
Thân em như giếng giữa đàng
………………………………………………..
à Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
22.

Thân em như miếng cau khô
…………………………………………………

à Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.
23.

Thân em như trái bần trôi
.............................................................................

à Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.
24.

Thân em như củ ấu gai
..............................................................................

à Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Phần thi tài năng
Chuyển thể từ tác phẩm Văn học dân gian.
Nội dung: các đội tự viết kịch bản, chuyển thể tác phẩm văn học dân gian

dưới hình thức kịch, hát chèo, hát đối đáp...Các đội có sự chuẩn bị trước.

14


Thời gian diễn trên sân khấu là 15 phút. Điểm tối đa là 25 điểm, quá 1 phút
bị trừ 5 điểm.
(Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ để Ban giám khảo có
thời gian chuẩn bị).
*Đội 1: Vở kịch:
Tấm Cám thời @
Cuộc thi tìm kiếm tài năng trong lễ hội 13/9 được lan truyền rộng khắp “
Vương quốc FPT”.
Cám: Mẹ ơi ra mà xem này, cơ hội to rồi! Hay quá, mẹ cho con tham gia
mẹ nhá. Đi mà mẹ, (nài nỉ) cho con đi đi mà! Lâu lắm rồi con mới được đi chơi
mà. Từ đêm qua đến giờ con đã được đi chơi đâu! Nghe nói lần hội này có cả
lãnh đạo cao cấp như anh Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc và chị Hà Chu nữa
mẹ à... Mẹ nhớ mang theo máy ảnh để chụp với lãnh đạo và còn post lên
Facebook khoe với bà con nữa nhé!
Mẹ Cám: Giờ là thời buổi Smart phone rồi cần chi máy ảnh. Đây nhé,
Smart phone FPT hẳn hoi, chụp hình 13 Mega pixel. Hai camera luôn tha hồ
chợp trước chợp sau.
Cám: Mẹ này hình như lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao vào dự ở Cần Thơ
đông như thế.
Mẹ Cám: Đúng rồi đấy con ạ, con cũng phải hiểu thời gian của lãnh đạo là
quý lắm.
Tấm đâu. Mẹ bảo này, mẹ cũng muốn cho con đi, nhưng mẹ lỡ cam kết với Sếp
là phải tham gia thi FQ đạt kết quả cao. Thôi con giúp mẹ nhá.
Cám: Đúng đấy mẹ ạ! Chị Tấm nhà ta mà thi thì nhất rồi còn gì.
Không được đi dự lễ hội rồi, phải ở nhà học lịch sử FPT để thi FQ. Vậy là

Tấm ngồi khóc “ngon lành”.
Bỗng Bụt hiện ra hỏi Tấm: “ Tại sao con khóc?”.
Bụt: “ Ta tên là Trần Quốc Bụt, nick name Bụt tê ku. Mà đây là danh thiếp
của ta, có cả địa chỉ Email, Yahoo, Face book nữa đó”.
Nghe Tấm phân trần việc phải ôn thi FQ với cuốn sách dày cộp về lịch sử
FPT. Vậy là Bụt gợi ý:
Bụt: “ Muốn biết về FPT thì con cứ vào trang chúng ta chấm vi en ( chungta.
Vn) và bấm Search nhá, có tất tần tật, tuốt tuồn tuột đấy con ạ”.
Tấm lấy làm vui mừng và tạm biệt Bụt để tới lễ hội.
Chợt như nhìn thấy Tấm trong “rừng người” mặc áo màu cam tham dự lễ
hội, mẹ con Cám xuống hàng ghế lãnh đạo để dò la tin tức.
Sau khi tìm thấy Tấm đang sánh bước cùng Bụt TQ, mẹ con Cám hỏi về
chuyện thi FQ. Và tất nhiên là Tấm vượt qua vòng loại với sự trợ giúp của Bụt.
Nhân nói đến chuyện thi FQ, ba mẹ con Tấm Cám cùng với Bụt bàn tán về
chuyện thưởng 13/9. “ Nghe nói dân làng FPT được thưởng một tháng lương cơ
đấy!” Cám hồ hởi.
Mẹ Cám: “chỉ có quà và quà thôi nhé”. Ba lô, ấm trà, hộp đựng cơm và nón
bảo hiểm, chỉ được chọn 1 trong 4, mà còn phải “canh me” đăng kí để còn được
món quà ưng ý đấy con ạ.

15


Nghe Bụt nói tới đây, mẹ Cám khóc lóc, kể lể “... cái khoản mà gọi là
thưởng dịp 13/9 thật ra là lương tháng 13 theo luật quy định – càng nói ra càng
thấy đau lòng”.
Mẹ Cám: Sẵn dịp 25 năm mới có một lần lãnh đạo cấp cao về dự, mẹ quyết
định rồi, phải ý kiến được hay không hạ hồi sẽ rõ.
*Đội 2: Tam đại con gà
Nhân vật: Thầy đồ, 3 học trò, ông bố

Cảnh 1: Thầy đang dạy học cho các học trò
- Nào các con, các con đã học bài chưa?
- Thưa thầy chúng con học bài rồi ạ. Chữ tước nghĩa là chim sẻ. Nhưng
chữ gì đằng sau chữ tước, chúng con không biết ạ.
- Chữ gì mà cũng không biết, để ta xem (Thầy giơ sách lên xem, kính sát
mắt)
- Là chữ gì vậy thưa thầy?
- À...à, là “dủ dỉ là con dù dì”, các học trò đọc đi đọc lại, nhưng nhớ đọc
khẽ thôi
- Tại sao lại phải đọc khẽ ạ?
- À, để khỏi làm ồn hàng xóm
Cảnh 2: Thầy quỳ lạy dưới bàn thờ thổ công, lầm rầm khấn rằng: Thần thổ công
linh thiêng xin bảo cho biết chữ đó có là chữ “dủ dỉ” không, rồi làm động tác
xoáy ba đồng tiền trên chiếc đĩa đồng. Đồng tiền lật ngửa, thầy thích chí cười:
Ta thật giỏi, nói bừa mà hóa ra đúng. Thầy cho cả 3 đài, chữ đó đúng là chữ “dủ
dỉ” rồi.
Cảnh 3:
- Các trò đọc lại chữ hôm qua đi, đọc to vào
- Thưa thầy sao hôm nay lại đọc to ạ?
- À, để mọi người biết hôm nay các con thuộc bài.
(Người bố đang quốc vườn, nghe tiếng đọc ngạc nhiên chạy vào giở sách
ra xem, hỏi thầy)
- Chết chửa, chữ kê là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
(Thầy nói thêm: mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa)
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy
thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
- Tam đại con gà nghĩa là làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông
con gà.
*Đội 3: Vở kịch: Nhưng nó phải bằng hai mày

Nhân vật: Quan huyện, Cải, Ngô, thằng hầu.
Cảnh 1: Cải và Ngô đánh nhau trên sân khấu, mang nhau đi kiện.
Cảnh 2: Tại công đường Cải và Ngô tiếp tục cãi nhau, gây ồn ào. Quan
Huyện lim dim mắt, vuốt râu, thằng hầu đứng quạt. Một lúc sau, quan huyện đập
tay xuống bàn phán:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi Cải vội xòe năm
ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:
16


- Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà.
- Thầy lí cũng vội xòe năm ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt nói:
- Tao biết mày phải, nhưng nó lại phải bằng hai mày.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi hoạt động ngoại khóa tại trường
THPT Như Thanh II.

Vở kịch: “Tấm Cám thời @” – Lớp 10C1

Vở kịch: “ Nhưng nó phải bằng hai mày” – Lớp 10C5
2.4. Hiệu quả đạt được.
2.4.1.Đối với học sinh.
- Học sinh yêu thích môn Văn hơn, thực sự có hứng thú hơn đối với bộ
môn, đặc biệt là văn học dân gian.
- Các em được tự khám phá, thể hiện khả năng của mình đối với các tác
phẩm văn chương.
- Khi viết văn, viết bài thu hoạch, bài viết của học sinh phong phú hơn và
diễn đạt cũng tốt hơn vì có được chất liệu thực tế sống động từ giờ ngoại khóa.
- Giờ ngoại khóa này còn tích hợp được việc rèn luyện kĩ năng nói, kĩ
năng giao tiếp cho học sinh, học sinh nói được lưu loát hơn trước tập thể. Đặc
biệt giúp các em hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa dân gian của quê hương, đất

nước.

17


- Theo khảo sát chương trình, có đến trên 90% học sinh thích giờ ngoại
khóa.
2.4.2. Đối với giáo viên.
Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian rất quan trọng và cần thiết vì nó
sẽ giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy văn học dân gian, đòi hỏi người giáo
viên phải dày công tìm tòi, nghiên cứu. Tác phẩm văn học dân gian ra đời từ rất
xa xưa, kết tinh trong nhiều giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ quý báu. Nhưng
nhiều giá trị đã bị lớp bụi thời gian che phủ, tạo một khoảng cách đáng kể với
người tiếp nhận. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải thu ngắn khoảng cách đó
lại. Vì vậy, giáo viên cũng được bồi dưỡng thêm vốn sống, vốn văn hóa, vốn
hiểu biết từ thực tế và giờ dạy không còn nghèo nàn, thiếu cơ sở minh họa cho lí
luận.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian là hướng dẫn cho
học sinh cảm thụ tác phẩm văn học dân gian với các yếu tố của văn hóa dân
gian. Trong xu thế của cơ chế thị trường, khi học sinh đang ngày càng có xu
hướng xa rời những giá trị văn hóa tinh thần thì thiết nghĩ đây là một hướng đi
đúng đắn nhằm bồi dưỡng kiến thức văn hóa và nâng cao hứng thú cho học sinh.
Để thực hiện điều này, giáo viên cần có sự am hiểu sâu sắc về vốn văn
hóa dân gian. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tránh biến giờ ngoại khóa
thành giờ vui chơi giải trí đơn thuần.
Sau hoạt động ngoại khóa có bài viết thu hoạch của học sinh, để từ đó biết
được hiệu quả hoạt động ở mức nào, hoạt động ngoại khóa phải được đại đa số
học sinh tham gia một cách tự nguyện.

3.2. Kiến nghị.
* Về phía giáo viên.
- Chuyên đề cần có sự đầu tư công phu về nội dung, thời gian và công sức
của các giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường về mặt hình thức tổ chức.
- Nên định hướng cho học sinh chọn các tiết mục kịch, dân ca phù hợp với
năng lực và chất giọng.
- Góp ý nội dung các kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm văn học dân
gian phải bám sát văn bản gốc, đặc biệt giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh
những chi tiết văn hóa dân gian đặc sắc trong mỗi văn bản.
- Chọn học sinh có chất giọng thuyết minh phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm những vở kịch, những câu ca dao đúng chủ
đề yêu cầu.
* Về phía học sinh.
Giáo viên lựa chọn 7 đến 10 học sinh tham gia trực tiếp vào phần giao lưu
trên sân khấu của hoạt động ngoại khóa:
- Học sinh phải có năng khiếu về môn văn, có niềm say mê thực sự đối
với văn học và văn hóa dân gian.
- Những học sinh có cách cảm nhận sâu sắc về hình tượng văn học.
18


- Học sinh phải có khả năng giao tiếp tốt, không lúng túng trước đám
đông, chủ động trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh cần có sự tìm hiểu kĩ về vở kịch, về ca dao.
Tóm lại, Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm bồi dưỡng, nâng
cao vốn hiểu biết về văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như
Thanh II sẽ còn những điểm thiếu sót. Mong rằng đề tài này nhận được sự góp
ý, bổ sung của các đồng nghiệp và những người đi trước để tôi có thể hoàn thiện
tốt hơn kết quả nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi
ĐƠN VỊ
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 06 năm
2017
Người thực hiện
Hoàng Thị Hồng Vân

19



×