Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.96 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG
DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT

Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2017
1


2


MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu.....................................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................2
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm..................................................................................................2
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............................................................3


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết..........................................3
2.3.1. Cách tạo - các bước vẽ sơ đồ tư duy: ..............................................................................................3
2.3.2. Vận dụng tư duy trong dạy văn và học văn......................................................................................5
2.3.2.1. Trong tiết đọc hiểu văn bản...........................................................................................................5
2.3.2.2. Trong tiết học làm văn nghị luận xã hội.......................................................................................15
2.4. Hiệu quả của đề tài............................................................................................................................21
III. Kết luận - Kiến nghị..............................................................................................................................22
3.1. Kết luận...............................................................................................................................................22
3.2. Kiến nghị.............................................................................................................................................22
TAI LIÊU THAM KHAO................................................................................................................................24

3


I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Ngành giáo dục những năm gần đây đã chú ý tới đổi mới phương pháp
dạy học trong các cấp học, bộ môn học. Các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà
giáo ưu tú từng nghĩ tới nhiều phương pháp để dạy học hiệu quả, nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với bộ môn Ngữ Văn ở cấp
THPT sự đổi mới ấy thể hiện rõ trong một số phương pháp như: phương pháp
nhập vai, đọc sáng tạo, đàm thoại, vận dụng công nghệ thông tin...Song mỗi
phương pháp vẫn còn mang những hạn chế nhất định, chưa thay đổi được tư duy
sáng tạo, chưa phát huy hết tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.
- So với bộ môn học khác, Ngữ Văn là môn học mang đặc thù thù riêng,
môn học của nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”, đa nghĩa,
tính hình tượng cao. Trong khi đó mỗi trang văn, mỗi tác phẩm văn học đều
truyền tải tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng, lí tưởng, nhân sinh quan
….của tác giả. Mặt khác trong giờ giảng, người giáo viên dạy Văn vừa phải đảm
bảo hệ thống kiến thức đồ sộ của bài học, song cũng cần cho học sinh cảm thụ

được thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, phong phú, sáng tạo, sang trọng, đẹp đẽ,
đầy hình tượng thẩm mĩ. Trong khi đó những bộ môn khác có thể dùng những kí
hiệu, đường nét, màu sắc, âm thanh ...hỗ trợ thêm cho việc dạy học, làm rõ
những đơn vị kiến thức như: hội họa dùng màu sắc, đường nét, âm nhạc diễn tả
bằng âm thanh, tiết tấu, điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ…) tạo nên
hình khối, đường nét v.v… Còn giáo viên dạy Văn chỉ có ngôn từ để giúp học
sinh cảm thụ bộ môn của mình nên mỗi giờ học dễ sa vào thuyết giảng, dài
dòng, lan man…Vì điểm này môn Văn dần trở nên ngại học, nhàm chán, thụ
động với học sinh ở độ tuổi trưởng thành THPT.
- Phương pháp “Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn
THPT” sẽ khắc phục được những hạn chế của lối giảng Văn truyền thống, hơn
nữa sẽ giản hóa được đơn vị kiến thức lớn ở mỗi bài học. Mặt khác tính ưu việt
của phương pháp này chính là giúp học sinh hiểu rõ được cấu trúc bài học một
cách mạch lạc, khoa học nhất, thấy được trọng tâm kiến thức cần tiếp nhận,
tránh học vẹt, học máy móc. Đây cũng là phương pháp thúc đẩy học sinh phát
huy được sự nhạy cảm phong phú trong liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả
mọi giác quan và tâm hồn, sự chủ động, tích cực, đặc biệt tất cả học sinh đều có
thể tham gia xây dựng bài
Vì những lí do trên, lại là người trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi nghĩ rằng
đề xuất một phương pháp dạy học hiệu quả hơn cho môn Văn là việc cần thiết.
Vì thế tôi chọn đề tài “Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn
THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích giúp học sinh tóm tắt, ghi nhớ, tư
duy, cảm thụ một cách hệ thống những đơn vị kiến thức trong mỗi bài học Đọc
Văn - Tiếng Việt - Làm văn - Ôn tập.
1


- Đề tài cũng giúp học sinh phát huy được tiềm năng trong khả năng sáng

tạo, tư duy, tạo sự hứng thú học tập tích cực, chủ động trong mỗi giờ học.
- Đề tài còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài sẽ nghiên cứu về Sơ đồ tư duy và hiệu quả sử dụng sơ dồ tư duy
trong dạy học Ngữ Văn THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư
duy hiện đại. Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ,
hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của
bộ não.
- Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài
đối với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết
quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình khảo
sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: được sử dụng trong quá trình hệ thống
hóa kiến thức các tác phẩm và thể hiện bằng SĐTD.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến có cái nhìn đầy đủ hơn về phương pháp, kĩ năng sử dụng sơ đồ
tư duy trong dạy học Văn.
- Trong sáng kiến sẽ đưa ra nhiều phân loại kiểu bài bộ môn Ngữ Văn có
thể áp dụng sơ đồ dạy học: Nghị luận văn học, Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt…
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
- Mindmap) do Barry Buzan và Tony Buzan là hai tác giả đầu tiên tìm ra
khái niệm “Sơ đồ tư duy”. Các tác giả này đã dựa trên những đặc điểm của não
bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra SĐTD theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Vì
thế người học cá khả năng phát huy toàn bộ tư duy khi sử dụng sơ đồ tư duy. Họ
cũng từng nghiên cứu bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải và não trái.

Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng
tượng…. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với
các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm
cách kích thích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác
động, kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn. ). Vì thế
sơ đồ tư duy là mô hình giúp người học nhằm hệ thống, tái hiện lại kiến thức
bằng các kí hiệu, đường nét, màu sắc qua sự tác động của não bộ.
- Nghị quyết 40/2000 - QH10 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị
số14/2001/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú
trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ, đổi
mới PPDH. Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo
2


điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Cho nên sử dụng
SĐTD sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong học tập.
Điều này rất phù hợp với mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Sự phát triển của công nghệ thông tin trong hệ thống trường học làm cho
thực trạng dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT hiện nay được nâng cao,
đổi mới. Những mô hình, sơ đồ, biểu đồ… giản tiện về công đoạn, thời gian
mang nhiều ưu việt được đưa vào quá trình dạy học. Vì thế những giờ học đã trở
nên sôi nổi và hứng thú. Học sinh không còn cảm thấy ngại học môn Văn như
trước, không còn thụ động trước những đơn vị kiến thức đồ sộ. Ngược lại các
em có thể chủ động tiếp cận kiến thức qua những sơ đồ tư duy.
- Tuy nhiên hiện nay việc đưa SĐTD vào ứng dụng trong quá trình dạy học
đối với môn học Ngữ văn, nhất là các tiết đọc hiểu còn là vấn đề gặp không ít

khó khăn, trở ngại đối với giáo viên. Cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các
hoạt động dạy học với việc sử dụng SĐTD. Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm
chuyên môn đối với các đồng nghiệp trong tổ, tôi nhận thấy, hầu hết các giáo
viên chưa quen với cách dạy học bằng SĐTD. Họ mới chỉ dừng lại ở việc sử
dụng SĐTD để hệ thống hóa kiến thức mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn,
một mảng kiến thức nào đó mà thôi chứ chưa mạnh dạn phát huy được tính phổ
biến và đa năng của SĐTD trong các tiết đỌC hiểu văn học.
- Không chỉ đối với giáo viên mà ngay học sinh trong trường có nhiều em
chưa có khái niệm gì về SĐTD, chưa quen với cách học bằng SĐTD và còn
nhiều lúng túng khi thiết lập một SĐTD. Vì thế việc đưa phương pháp dạy học
theo sơ đồ tư duy vào dạy bộ môn Ngữ Văn là việc cần làm ngay để kích thích
tư duy người học.
- Thực tế chất lượng trong mỗi giờ giảng Văn đang là vấn đề đáng bàn.
Thời gian bó hẹp trong 45 phút, học sinh quen với cách cảm thụ theo kiểu truyền
thống, chưa chủ động tư duy, chiếm lĩnh tri thức. Các giờ Tiếng Việt và Làm văn
tư duy trừu tượng khá dài. Phần đọc hiểu văn bản lượng kiến thức cần nhớ và
học thuộc tương đối lớn. Vì những lí do đó đã tạo ra tâm lí của học sinh với môn
Văn: chán học, ngại ghi chép, ngại viết bài…tạo nên nhiều bài văn khô khan,
thiếu cảm xúc, không sáng tạọ…
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết
2.3.1. Cách tạo - các bước vẽ sơ đồ tư duy:
- Cách tạo sơ đồ tư duy:
+ Dùng SĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá cho bài mới
sau đó hỏi những câu hỏi liên quan đến bài mới để học sinh tìm ra các ý kết nối
cho bài mới. Cuối cùng học sinh có thể tự hoàn thiện được sỏ đồ tư duy cho bài
học mới.
Qua SĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
3



+ Công cụ vẽ sơ đồ tư duy: vẽ bằng tay hoặc bằng máy vi tính. Học sinh
dùng giấy A4 và hộp màu cùng trí tưởng tượng để vẽ. Nếu vẽ bằng tay học sinh
có thể tưởng tượng ra các cấu trúc hình vẽ khác nhau như: hình xương cá, hình
cây, hình quả, hình tròn, hình càng cua, cánh bướm… Sau đó dùng màu phù hợp
để tô tạo những điểm nhấn. Bước cuối cùng là ghi những ý chính vào hình vẽ để
hoàn thiện sơ đồ tư duy. Khác với cách thức vẽ bằng máy vi tính, HS có thể sử
dụng các phần mềm Mind Mapping, phần mềm Bzan’s iMindMap, phần mềm
Mindjet MindManager Professional…) hoặc vẽ bằng Microsoft Word, hình ảnh
trung tâm có thể dễ dàng tìm kiếm trên internet.
+ Quy tắc vẽ sơ đồ tư duy: cần tuân theo các quy tắc: nhấn mạnh, liên kết
và mạch lạc.
- Các bước vẽ sơ đồ tư duy
+ Vẽ chủ đề chính ở trung tâm: HS phải xác định được trọng tâm của bài
học hoặc chủ đề chính của bài học rồi vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy đặt nằm
ngang bằng hình ảnh hoặc từ khóa (Lưu ý đến kích thước, màu sắc… để làm nổi
bật nội dung của chủ đề chính).
+ Từ chủ đề trung tâm vẽ thêm các nhánh nhỏ hơn để cụ thể ý cho chủ đề
trung tâm. Các nhánh nhỏ này chính là các tiêu đề phụ bằng hình ảnh hoặc chữ
in hoa xung quanh hình ảnh trung tâm. Để làm nổi bật học sinh có thể chú ý đến
cách bố trí và sử dụng màu sắc.
+ Từ tiêu đề phụ học sinh vẫn có thể chia ra những tiêu đề nhỏ hơn nữa và
dùng thêm các chi tiết hỗ trợ. Trong khi vẽ, HS cũng nên tận dụng các từ khóa
và hình ảnh. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng
trên nhánh.
+ Cuối cùng để hoàn thiện sơ đồ tư duy của mình HS có thể thêm nhiều
hình ảnh và sử dụng màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các
liên kết cần thiết để hoàn thiện sơ đồ tư duy của mình.
- Cấu trúc một sơ đồ tư duy như sau:
+ Hình ảnh, biểu tượng trung tâm thể hiện một ý tưởng chính hay nội dung

chính.
+ Từ hình ảnh trung tâm này sẽ được chia ra các nhánh chính, nhánh nhỏ
nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn.
+ Các nhánh nhỏ này lại được chia tách thành các nhánh nhỏ hơn nhằm thể
hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa.
+ Tiêu điểm ở mỗi nhánh sẽ được khái quát bằng các cụm từ ngữ, câu văn
hoặc một hình ảnh cụ thể ngắn gọn hàm súc.
- Hiệu quả của sơ đồ tư duy:
– Sơ đồ tư duy tạo sự tập trung của mắt và bộ não, kích thích quá trình tư
duy, giúp người tiếp nhận có khả năng ghi nhớ dễ dàng, hiệu quả.
- Sự kết nối của các nhánh chính, nhánh phụ sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ
trọng tâm của vấn đề, kích thích được khả năng tưởng tượng và liên kết các ý
tưởng của bộ não.
4


- Ghi nhớ sâu sắc vấn đề bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng
mạch lạc, không thiếu ý, lặp ý, viết lan man, tự do trong diễn đạt.
- Học sinh sử dụng SĐTD hỗ trợ học tập ở nhà, phát triển tư duy lôgic, tự
học trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy,
bìa… hoặc để tư duy một vấn đề mới. Nhờ vậy học sinh có khả năng tư duy
lôgic, khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
- Học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính trong học tập qua việc vẽ
SĐTD.
2.3.2. Vận dụng tư duy trong dạy văn và học văn.
2.3.2.1. Trong tiết đọc hiểu văn bản
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa.
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được

nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các
nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
- Văn bản minh họa:
*Lập sơ đồ kết cấu của Bình Ngô đại cáo và phân tích tác dụng của nghệ
thuật kết cấu đó
Bình Ngô đại cáo là một áng văn nghị luận có sự kết hợp hài hoà giữa yếu
tố chính luận và yếu tố nghệ thuật. Kết cấu của bài cáo rất chặt chẽ, thể hiện tính
chính luận và sự kết hợp chính luận - nghệ thuật. Trong bài cáo của Nguyễn Trãi
ta không chỉ thấy được tư tưởng nhân nghĩa mà còn thấy được chân lí độc lập
tác giả đưa ra ngay từ đầu tác phẩm. Từ tiền đề chính nghĩa soi sáng vào thực
tiễn ta lại thấy được tác giả vừa tố cáo được tội ác của giặc Minh đồng thời ca
ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Qua bài cáo người học cũng dễ rút ra
được bài học lịch sử đầy ý nghĩa.
Nhìn vào sơ đồ tư duy sau chúng ta có thể thấy rõ hơn được về nội dung tác
phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

5


Tiền đền chính nghĩa

Tư tưởng nhân nghĩa

Chân lí độc lập

Tiền đền chính nghĩa soi sáng vào thực tiễn


Giặc Minh phi nghĩa
(Tố cáo tội ác giặc Minh)

Đại Việt chính nghĩa
(Ca ngợi cuộc kh.nghĩa Lam
Sơn)

Kết luận: Chính nghĩa chiến thắng
⇒ Bài học lịch sử
- Sơ đồ kết cấu trên cho thấy tính chính luận mẫu mực của một áng văn
chính luận. Trước hết nêu lên tiền đề chính nghĩa có tính chân lí làm cơ sở vững
chắc cho lập luận. Trên cơ sở ấy, tác giả đem tiền đề lí luận soi sáng vào thực
tiễn để chứng minh tính đúng đắn của nó. Cuối cùng là kết luận được rút ra từ
thực tiễn. Đó là lời kết luận phải đổi bằng xương máu nên vô cùng thấm thìa.
Bài học được rút ra có giá trị nhân văn to lớn và sâu sắc
*Lập sơ đồ tư duy cho “Rừng Xà Nu” (Nguyễn Trung Thành):
Rừng Xà Nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó
thật lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào
Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung nhiệt
tình, mưu trí và kiên cường. Đọc Rừng Xà Nu có cảm tưởng như được xem một
bộ phim về số phận một con người với biết bao sự kiện. Truyện bắt đầu từ hiện
tại từ cái thời điểm anh chiến sĩ giải phóng quân TNú đặt chân lên mảnh đất quê
hương ‘‘sau ba năm đi lực lượng” rồi ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Quá
khứ cứ hiện dần lên trong sự hồi tưởng của TNú, trong lời kể của tác giả, trong
lời kể của cụ những mảng đời quá khứ, những mảng đời hiện tại, cứ đan ngang,
soi tỏ cho nhau để cắt nghĩa sự trưởng thành của thế hệ TNú, sự trưởng thành
6


của làng Xô Man trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, để làm nổi rõ chủ đề của

truyện, từ nỗi đau riêng và nỗi đau chung. Vì thế tư tưởng này đã chi phối kết
cấu tác phẩm. Để vẽ sơ đồ tư duy tác phẩm ta phải thấy được hình ảnh trung tâm
chính trong truyện là rừng Xà Nu và ý nghĩa của hình tượng này. Từ hình tượng
Rừng Xà Nu chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của con người Tây Nguyên anh
dũng và kiên cường trong tranh đấu, tình nghĩa với đồng bào, son sắt với quê
hương. Các nhân vật trong tác phẩm cũng tượng trưng cho những thế hệ con
người Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vệ quốc bảo vệ quê hương. Cho nên ở
sơ đồ này chúng ta có thể chia thành hai nhánh lớn về hình tượng rừng Xà Nu và
vẻ đẹp con người Tây Nguyên. Từ hai nhánh lớn tỏa ra các nhánh nhỏ cụ thể
hơn về vẻ đẹp của hai hình tượng này.

7


Cụ Mết già làng vững chắc
Hình tượng T Nú
Mai biểu tượng cho thế hệ trẻ
Ca ngợi vẻ đẹp con
người Tây Nguyên

Dít, bé Heng thế hệ tương lai
nối tiếp

Mưu trí, dũng cảm
Yêu nước sâu sắc
Giàu tình yêu thương
Trung thành với cách mạng

Rừng Xà Nu
Chịu thương tích, chết chóc

Hình tượng Xà Nu
mang nhiều ý nghĩa

Ham ánh sáng mặt trời
Sức sống mãnh liệt
Có mặt trong sự kiện của làng
Gắn bó với người dân Tây Nguyên

8


*Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “Những đứa con trong gia đình”
( Nguyễn Trung Thành):
Đây là tác phẩm đã dựng nên được hình tượng những con người trong một
gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thuỷ
chung, son sắt với cách mạng. Những con người này có những nét chung thống
nhất, thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật Nguyễn Thi. Đó là: Căm thù giặc sâu sắc
; Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc ; Giàu tình nghĩa, rất
mực thuỷ chung son sắt với quê hương và cách mạng. Tuy nhiên, trong cái dòng
sông truyền thống của gia đình ấy, “mỗi người một khúc”, có nét tính cách riêng,
không ai giống ai. Vì thế khi khai thác tác phẩm giáo viên cần chỉ rõ ra điểm
chung và khác biệt giữa các nhân vật trong tác phẩm:
- Chú Năm: lạc quan, yêu đời, thường bày tỏ tâm tình bằng câu hò bài hát.
Chú Năm xuất hiện trong thiên truyện như một biểu tượng cho truyền
thống gia đình. Những việc làm của nhân vật này luôn nhằm động viên,
khích lệ con cháu sống mạnh mẽ hơn.
- Chiến: tính tình bộc trực, sớm biết thu vén việc gia đình, nhất là dũng
cảm, gan góc.
- Việt: thẳng thắn, chiến đấu dũng mãnh “gan lì”...
Như vậy ở tác phẩm này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư

duy như sau: vẽ hình một dòng sông hoặc một cột dài nhất. Từ đó vẽ các nhánh
tỏa ra. Mỗi nhánh tỏa ra tượng trưng cho một nhân vật. Theo thứ tự nhân vật chú
Năm đầu tiên rồi đến nhân vật má Chiến, Chiến, Việt…
- Nhìn vào sơ đồ sau ta có thể thấy rõ nét hơn về nội dung tác phẩm.

9


- Người phụ nữ Nam Bộ giàu
đức hy sinh
- Căm thù giặc sâu sắc
Má chiến

Chú Năm

Những
đứa
con
trong
gia
đình

Chị Chiến

- Thương con vô bờ

- Người nông dân Nam Bộ bộc
trực, vui tính, giàu tình cảm
- Lưu giữ được truyền thống gia
đình


- Có nhiều nét giống má
- Giàu tình yêu thương
- Đảm đang tháo vát
- Kiên cường trước kẻ thù
-

Việt

- Lộc ngộc vô tư trẻ con
- Giàu tình cảm
- Dũng cảm, bất khuất
- Đại diện cho vẻ đẹp tuổi trẻ
miền Nam

10


* Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “Chiều tối” - Hồ Chí Minh:
Đây là tác phẩm nằm trong “Ngục trung nhật ki” của bác. Vì thế khi vẽ sơ
đồ tư duy giáo viên cần lưu ý học sinh phải đưa cả các yếu tố như: đề tài, bố cục,
giá trị nội dung và nghệ thuật vào. Đặc biệt giá trị nội dung giáo viên cần định
hướng những nội dung chính cho học sinh lưu ý:
- Bài thơ cho ta thấy được vẻ đẹp tinh thần quên mình, một trái tim giàu lòng
yêu thương biết quan tâm đến những điều bình dị nhất, một ý chí nghị lực vươn
lên trong cuộc sống của bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Thành công nghệ thuật của tác phẩm là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại,
giữa tả cảnh ngụ tình và trữ tình hiện đại.
- Thấy được nhãn tự của bài thơ chính là điểm sáng ở cuối bài: cái nhìn lạc quan
đầy tin tưởng vào ngày mai của bác.

Sơ đồ tư duy sau đây là một gợi ý cho tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh).

11


Xuất xứ
Đề tài
Bố cục

Tiểu dẫn
Đề tài

Tình yêu thiên nhiên
Cuộc sống lao động

Bố cục

Đoạn 1: 2 câu đầu
Đoạn 2: 2 câu sau

Chiều tối

Tình yêu bao la
Sự sống chân chính

Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều tối
Buổi chiều tối

Chim mỏi
Bức tranh thiên nhiên


Nội dung: Con người
luôn ở vị trí làm chủ
cuộc sống

Chòm mây lẻ loi cô độc
Bức tranh về đời sống con
người

2 nét chấm phá (chim và mây):
Là hình ảnh trong thơ cổ điển
Cô em xóm núi xay ngô
Là cuộc sống lao động

Cổ điển
Nghệ thuật:

Tương phản với màn đêm

Hiện đại

Vận động từ bóng tối đến ánh sáng
Khát vọng thầm kín về cuộc sống tự do
Tinh thần
lạc quan

Hướng từ ánh
sáng đến bóng tối

12



*Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “ Đàn ghi ta của LorCa” (Thanh Thảo)
- Đây là một bài thơ hay song cảm thụ được tất cả các giá trị của nó với học sinh như một bài toán khó. Thanh Thảo đã
ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ Lor Ca và tiếng dàn ghi ta, tác giả diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ
sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc và niềm tin mãnh liệt và sự bất tử
của tên tuổi và sự nghiệp Lor Ca.
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung cho tác phẩm giáo viên có thể định hướng cho học sinh tạo thành 4 ý chính:
+ Lor Ca trên nền không gian Tây Ban Nha
+ Cái chết của Lor Ca
+ Những sắc thái của tiếng đàn
+ Suy ngẫm về sự bất tử của tiếng đàn Lor Ca
- Hình vẽ sơ đồ tư duy sau là một minh họa rõ nét cho tác phẩm “Đàn ghi ta của LorCa”

13


Những cung bậc của tiếng
đàn

Lorca trong bối cảnh
xã hội Tây Ban Nha

Đàn ghi ta của Lorca

Cái chết bi tráng

Kinh hoàng

Bê bết đỏ


Tiếng ghi ta
ròng ròng
máu chảy

Tiếng ghi
ta xanh

Suy ngẫm về sự bất tử
của tiếng đàn

Không ai
chôn cất
tiếng đàn

Như cỏ
mọc hoang

14


2.3.2.2. Trong tiết học làm văn nghị luận xã hội.
– GV giao đề nghị luận xã hội:
- Thực hiên các bước sau:
Bước 1:
Làm bài đọc hiểu theo phương thức thông thường khi đi thi.
Bước 2:
So sánh kết quả bài làm với sơ đồ tư duy đọc hiểu. Lời giải trong bộ ba
chiến thuật hoàn toàn bằng sơ đồ tư duy giúp HS soi chiếu so sánh với đáp án
để làm ngắn gọn, đủ ý mà vẫn đạt tối đa.

Bước 3:
Hoàn thành sơ đồ tư duy trống với 4 luận điểm chính (giải thích, phân tích,
bàn luận, bài học), có thể đặt ra các câu hỏi trong chiến thuật
Bước 4:
Bổ sung ý hoàn thiện sơ đồ cá nhân. Sử dụng lời văn, có thể thêm 1 dẫn
chứng để bài làm giàu hình ảnh và thuyết phục hơn.
Sơ đồ tư duy nghị luận xã hội ngắn gọn vừa vặn 200 chữ theo yêu cầu đề
bài là cách thức tối ưu để viết ngắn gọn mà vẫn đủ ý, không lặp ý, bố cục rõ
ràng, tách bạch các thao tác lập luận.
Hình ảnh minh họa trong sơ đồ đặc biệt sinh động, mang tính biểu tượng,
khơi gợi tư duy 2 bán cầu não, không chỉ tối ưu khả năng ghi nhớ mà còn giúp
tìm ý hệ thống ý logic.
Học sinh có thể trình bày lại đoạn văn bằng miệng, thuyết trình trước lớp,
trao đổi theo cặp hoặc tự trình bày cá nhân. Với sơ đồ tư duy mỗi bạn học sinh
sẽ có một đoạn văn theo phong cách riêng không giống nhau nhưng vẫn đảm
bảo những yêu cầu nội dung, kỹ năng của đề bài
- Khi lập xong sơ đồ tư duy ta sẽ thấy rất rõ các ý chính của bài làm cần
triển khai.
•Vận dụng vào đề cụ thể
•Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi!
Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

15


Ý nghĩa câu thơ

Khẳng định  câu thơ đúng, có
giá trị


Biểu hiện cuộc sông
Là gì

Có lý tưởng
Biết yêu thương người, được yêu thương
Cống hiến hết minh

Ví dụ  đời sống Tác giả văn
học

SỐNG ĐẸP
Khát vọng lý tưởng cao đẹp
Trí tuệ sáng suốt
Biểu hiện
như thế
nào?

Tâm hồn nhân hậu

Nhỏ: Học tập, rèn luyện
Làm thế nào
để sống đẹp

Trưởng thành: Tự tu dưỡng

Có trọng tâm

Làm theo tấm gương tốt

Ứng xử thông minh


Tự học

16


- Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được nêu ở câu sau:
Thời gian nhàn rỗi là thời gian của văn hóa và phát triển.

Thời gian nhà rỗi không dành cho công việc, học tập
Hình thức thư giản có thể là sựu vô bổ…
Giải thích

Có thể là văn hóa: đọc sách, thể thao, nghệ thuật…
Hãy đưa ra lựa chọn cho thời họp lý

THỜI GIAN
NHÀN RỖI

Phân tích

Thể loại thư giãn đa dạng, phong phú
Đọc sách, nói chuyện, bạn bè
Đi bộ, thăm thắng cảnh
Tham gia các hoạt động câu lạc bộ…

Bài học

Bàn
luận


Đừng tiêu tốn thời gian vào
việc vô bổ
Những việc đó không giúp
ta tích lũy dẫn đến sai lầm
cám dỗ

Rèn luyện thói quen đọc sách
Dành thời gian bên gia đình,
người thân
Tích lũy văn hóa
Góp phần xây dựng cuộc sống
văn minh

17


2.3.2.3.Trong các bài học Tiếng Việt
- Bài Phong cách ngôn ngữ
+ Đầu tiên, các thí sinh cần nắm được có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ
và đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ. Điều này sẽ được trình bày ở ngay
trong sơ đồ tư duy.
+ Vẽ một hình tròn ở giữa làm trung tâm phong cách ngôn ngữ. Vẽ 6 nhánh
tỏa ra xung quanh tượng trưng cho 6 phong cách ngôn ngữ cơ bản. Từ các nhánh
đó vẽ đặc trưng của từng phong cách ngôn ngữ.

18


Cụ thể


Công khai quan điểm

Cảm xúc

Chặt chẽ diễn đạt

Cá thể

1. Sinh hoạt

4. Chính luận

Truyền cảm, thuyết phục

Thông tin thời sự

Khái quát, trừu tượng
2. Báo chí

Ngắn gọn
Sinh động

3. Nghệ thuật

Hình tượng
Truyền cảm

Cá thể hóa


CÁC PHONG
CÁCH NGÔN NGỮ

5. Khoa học

Lý trí, Lôgic
Khách quan, phi cá thể

6. Hành chính

Khuôn mẫu

Công vụ
Minh xác

19


*Sơ đồ tư duy cho bài Các biện pháp tu từ.
- Đây là một bài Tiếng Việt quan trọng sẽ theo các em hết chương trình cấp
3, đặc biệt đây là phần kiến thức trọng tâm để thi Quốc gia. Vì thế giáo viên cần
cho học sinh tập vẽ để nhớ được đặc trưng thể loại của từng biệp pháp tu từ một.
- Khi vẽ bài này giáo viên có thể hướng dẫn vẽ theo hình cánh bướm, hình
cây, hình xương cá…song hình cánh bướm là một dạng dễ học, dẽ nhớ hơn cả.
- Sau đây là hình mẫu theo cấu trúc hình cánh bướm.
Phóng đại mức độ

Tăng sức gợi hình, gợi cảm
So sánh


Ngang bằng – hơn kém

Gần gũi với con người
Có suy nghĩ, tình cản

Nhân
hóa

Tả đồ vật, con vật
Gọi tên bằng tên khác

Tăng gợi hình gọi cảm

Tế nhị, uyển chuyển

Tránh cảm giác đau buồn
CÁC
BIỆN
PHÁP Liệt kê Sắp xếp từ cùng loại
TU
Diễn tả đầy đủ hơn
TỪ
Theo cặp, tăng tiến

Điệp ngữ

Ẩn dụ

Có nét tương đồng


Lặp lại từ ngữ
Cách, nối tiếp, vòng

Chơi chữ

Hoán dụ

Gọi tên bằng tên khác

Nhấn mạnh, gây ấn tượng

Nói quá

Đối chiếu tương đồng

Có mối quan hệ gần gủi
Dựa về âm, về nghĩa của từ
- Trong bài Các phương thức biểu đạt
Tăng
gợi trích
hình gọi
Đọc
đoạn
sau cảm
và trả lời câu hỏi: "Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu
Dí dỏm, hài hước
chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái
răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm
trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy
những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay

cũng thế. Trông gớm chết! (Chí Phèo- Nam Cao). Hãy chỉ ra các phương thức
biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? Nhìn vào sơ đồ tư duy sau, chúng ta
dễ tìm ra đáp án cho câu hỏi là: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Sau đây là sơ đồ tư duy
về Các phương thức biểu đạt theo hình cánh bướm.
20


Trình bạy các sự việc

Thuộc tính cấu tạo

Có diễn biến kết quả

Có tri thức, thái độ đúng

Giúp cảm nhận và hiểu

Miêu tả

Hành chính

Cảm xúc trực tiến, gián tiếp

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm

Thuyế minh

Tự sự


Tái hiện tình cảm

CÁC
PHƯƠNG
THỨC
BIỂU ĐẠT

Nghị
luận

Trình bày ý kiến, đánh giá
Luận điểm, dẫn chứng

Khuân mẫu. pháp lý
Thể hiện ý kiến, nguyện vọng

2.4. Hiệu quả của đề tài
- Sau một thời gian áp dụng “ Phương pháp dạy học Ngữ Văn bằng sơ đồ
tư duy”, tôi nhận thấy chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn: các em sôi nổi,
hứng thú với bài dạy, tinh thần xây dựng bài, học bài cũ tốt, việc ghi chép bài
của học sinh cũng đảm bảo thường xuyên, đầy đủ .
- Từ những từ khóa trên sơ đồ tư duy còn giúp các em tiếp thu bài mới
nhanh, khả năng tổng quát, ôn tập bài tốt. Hơn nữa tư duy và cảm thụ trong học
Văn cũng phát triển.
- Kết quả thu được cho thấy sự chuyển biến khá rõ khi áp dụng phương
pháp mới này:

21



Lớp

Sĩ số

Baì viết
số 5

Baì viết
số 6

Baì viết
số 7

>5

<5

>5

<5 >5

<5

Học sinh Học sinh
giỏi
khá

12C


31

25

6

27

4

29

2

5 HS

26 HS

12B

30

23

7

25

5


26

4

6 HS

24 HS

12E

29

21

8

23

6

27

2

5HS

24HS

III. Kết luận - Kiến nghị
3.1. Kết luận

Trong mười năm gần đây bản thân đã chứng kiến những thay đổi trong
ngành giáo dục, tôi nhận thấy rõ sự đổi mới trong dạy và học Văn ở trường phổ
thông. Song so với những phương pháp cũ, vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học
Văn đã có những chuyển biến đáng kể và rõ nét. Tại trường PTTH Dân tộc nội
trú Thanh Hóa hầu hết các thầy cô giáo tổ Văn đã nhận thức được vai trò tích cực
của ứng dụng SĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Tất cả các giáo
viên đều thành thạo trong kĩ năng xây dựng SĐTD cho tiết dạy của mình như là:
Đọc Văn, Tiếng Việt, Ôn tập,… Từ đó cũng làm cho hoạt động công tác của tổ
chuyên môn trở nên sôi thúc đẩy phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển khai. Điều đó thể
hiện rõ trong sự thành công ở mỗi bài thao giảng, dự giờ của từng thầy cô trong
tổ.
- Với phương pháp sử dụng SĐTD học sinh tiếp thu tri thức đã hòan toàn
chủ động, tích cực, sáng tạo, phát huy tối đa não bộ trong mỗi giờ học. Những
giờ Tiếng Việt và làm Văn không còn nhàm chán, khô khan, đã trở nên hứng
thú, cuốn hút với học sinh. Hơn nữa sơ đồ tư duy còn giúp các em rèn luyện trí
nhớ, học cách nắm bắt hệ thống, khái quát vấn đề, phát triển tối đa khả năng
thẩm mĩ do việc phải thiết kế bố cục, màu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các
ý tưởng một cách khoa học, logic, dễ hiểu. Cách dạy này sẽ thu hút toàn bộ học
sinh tập trung vào bài học, học sinh không còn cảm thấy chán nản vì lượng kiến
thức phải chép và học thuộc quá nhiều.
3.2. Kiến nghị
- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn PTTH là một
phương pháp tích cực và hiệu quả vì vậy cần được nhân rộng và phổ biến
phương pháp này trong ngành giáo dục và giáo dục tỉnh nhà bằng nhiều hình
thức: mở lớp học chuyên đề, huấn luyện kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy cho giáo

22



×