Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số biện pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi dạy môn hóa học ở trường THPT minh học từ hệ thống bài tập lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.01 KB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

" MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC
SINH KHI DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG- MINH HỌA TỪ
HỆ THỐNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
MÔN HÓA HỌC LỚP 11".

Người thực hiện: Trần Như Chuyên
Chức vụ:
Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2016


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................................................


1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................
1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................
1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................
2
PHẦN 2 : NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ
LUẬN: ................................................................................................
I. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC
SÁNG TẠO VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ................................................

1.
2.
3.

3
3

Năng lực sáng tạo của học sinh..........................................................................................
Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh...................................................
Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh....................................................

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HIỆN NAY.....................................................................................................................
4
1. Phương pháp dạy học.............................................................................................................


2. Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ...........................................
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................
8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT ...................
9
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH THPT..........................................................................................................
9

1. Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học
phù hợp để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức HS, phù hợp
với trình độ HS...................................................................................................................
9
2. Tìm những cách hình thành và phát triển năng lực sáng tạo phù hợp với
bộ môn.........................……………………………………………………………………
9
3. Sử dụng bài tập hoá học như là một phương tiện để phát triển năng lực
độc lập, sáng tạo cho HS .........................................................................
11
4. Kiểm tra, động viên kịp thời và biểu dương, đánh giá cao những biểu hiện
sáng tạo của học sinh ...............................................................................
12
5. Cho HS làm các bài tập lớn, tập cho HS nghiên cứu khoa học ...................
12
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.........................................
1. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT .............................................
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP, BÀI KIỂM TRA ĐỂ RÈN
LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. ...................

A. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 8 LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ...............................................................................

1. Hệ thống bài tập trắc nghiệm ...............................................................
2. Hệ thống bài tập tự luận .......................................................................
B. BÀI KIỂM TRA ....................................................................................................
III. MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH ..............................................................................................
PHẦN 3: KẾT LUẬN ..............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
PHỤ LỤC I ..............................................................................................................
PHỤ LỤC II ..............................................................................................................

12
13
18
18
18
18
18
19
20
21
42


PHN 1. M U
I. L DO CHN TI:
thc hin cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ v hi nhp vi quc t ca nc ta hin
nay thỡ vic o to nhõn lc, bi dng nhõn ti l c bit quan trng, giỏo dc l quc sỏch

hng u, s nghip i mi nn giỏo dc l trng tõm ca s phỏt trin. Nhõn t quyt nh
thng li ca cụng cuc cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ v hi nhp quc t l con ngi.
Cụng cuc i mi ny ũi hi nh trng phi to ra nhng con ngi lao ng nng ng,
sỏng to lm ch t nc, to ngun nhõn lc cho s phỏt trin.
Ngh quyt Hi ngh TW8 khúa XI v i mi cn bn v ton din giỏo dc v
o to; tip tc i mi mnh m phng phỏp dy v hc theo hng hin i; phỏt huy
tớnh tớch cc, ch ng, sỏng to v vn dng k nng ca ngi hc; khc phc li truyn
th ỏp t mt chiu, ghi nh mỏy múc; tp trung dy cỏch hc, cỏch ngh, khuyn khớch
t hc, to c s ngi hc t cp nht v i mi tri thc, k nng, phỏt trin nng
lc; chuyn t hc ch yu trờn lp sang t chc hỡnh thc hc tp a dng;
i mi phng phỏp dy hc nhm phỏt huy ti a s sỏng to v nng lc t o
to ca ngi hc, coi trng thc hnh, thớ nghim, ngoi khoỏ...Trong quỏ trỡnh dy hc
trng ph thụng, nhim v quan trng ca giỏo dc l rốn luyn t duy cho hc sinh.
Vi mụn Hoỏ hc l mụn khoa hc thc nghim v lý thuyt, nờn bờn cnh vic nm
vng lý thuyt, ngi hc cn phi bit vn dng linh hot, sỏng to mi vn thụng qua
hot ng thớ nghim, thc hnh, gii bi tp; trong ú s dng bi tp hoỏ hc trong hot
ng dy v hc trng ph thụng ỏp ng c yờu cu rốn luyn nng lc c lp
sỏng to ca HS.
Bi tp hoỏ hc khụng ch cng c nõng cao kin thc, vn dng kin thc m cũn
l phng tin tỡm tũi, hỡnh thnh kin thc mi. Rốn luyn tớnh tớch cc, trớ thụng
minh sỏng to cho HS, giỳp cỏc em cú hng thỳ hc tp, chớnh iu ny ó lm cho bi
tp hoỏ hc ph thụng gi mt vai trũ quan trng trong vic dy v hc hoỏ hc, c
bit l s dng h thng bi tp rốn luyn nng lc c lp, sỏng to cho hc sinh
trong quỏ trỡnh dy hc.
Bi tp húa hc cú nhiu loi, tt c cỏc loi u cú ni dung lớ thuyt, hc sinh
mun tỡm c kt qu cui cựng cn phi gii quyt tt ni dung lớ thuyt trong bi tp.
Ni dung lớ thuyt ca bi tp bao gm cỏc hc thuyt, nh lut c bn ca húa hc, cỏc
kin thc v cỏc nguyờn t v hp cht húa hc kốm theo cỏc thớ nghim thc hnh. Vi
mong mun tỡm hiu v s dng hiu qu cỏc bi lờn lp, trong ú cú cỏc bi tp hoỏ hc
nhm nõng cao cht lng dy hc THPT, tụi ó la chn ti: " Một số biện

pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi
dạy môn Hóa học ở trờng trung học phổ thông - minh họa từ hệ
thống bài tập lí thuyết thuộc chơng trình nâng cao môn hóa
học lớp 11 " .
II. MC CH NGHIấN CU
Tỡm cỏc bin phỏp su tm, biờn son bi tp v xõy dng thnh h thng bi tp
nhm rốn luyn nng lc c lp sỏng to v k nng vn dng kin thc cho hc sinh
trong dy hc húa hc phn húa hc hu c lp 11 chng trỡnh nõng cao trng THPT,
gúp phn nõng cao cht lng dy hc hoỏ hc trong trng THPT.
xut mt s bin phỏp nhm rốn luyn nng lc c lp, sỏng to ca hc sinh ,
chỳ ý vo nhng vn lớ thuyt c s hoỏ hc hu c, c th l phn lp 11, chỳ ý vo cỏc
bi hc nghiờn cu ti liu mi v hon thin kin thc.
Tuyn chn, xõy dng v s dng h thng bi tp t lun v TNKQ phn húa hc
hu c lp 11 theo chng trỡnh nõng cao (chng 8).
III. I TNG NGHIấN CU


Các biện pháp rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức cho
học sinh trong dạy học hóa học phần hữu cơ (chương 8 lớp 11 nâng cao) ở trường THPT,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có
liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu
liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và bài tập hoá học THPT, đặc biệt là
chương trình hoá học lớp 11 phần hữu cơ.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thăm dò trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học THPT về nội dung, hình thức

diễn đạt, số lượng câu hỏi tự luận và TNKQ của mỗi bài học và sử dụng trong quá trình
dạy học.


PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
I. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG
LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Năng lực sáng tạo của học sinh
1.1. Khái niệm về năng lực
“Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận
dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình
huống linh hoạt”

1.2. Khái niệm về sáng tạo
Theo từ điển tiếng Việt: "Sáng tạo là tạo ra giá trị mới, giá trị đó có ích hay có
hại tùy theo quan điểm của người sử dụng và đối tượng nhận hiệu quả dùng".
Sáng tạo, nói một cách đơn giản là dám thách thức những ý kiến và phương
cách đã được mọi người chấp nhận để tìm ra những giải pháp hoặc khái niệm mới.
1.3. Khái niệm về năng lực sáng tạo ở học sinh:
Năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết
làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế.
Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, nghe giảng hay đọc tài liệu hay
tham quan về việc đó nhưng vẫn đạt kết quả cao
Đối với HS phổ thông, tất cả những gì mà họ ‘tự nghĩ ra’ khi GV chưa dạy, HS
chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo.
Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học
sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm

lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức.
2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
2.1. Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu
chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề mở nào đó.
2.2. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn, không theo những
quy tắc đã có và biết cách biện hộ và phản bác vấn đề đó.
2.3. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn
đề mới.
2.4. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại biết vận
dụng tri thức khoa học để đưa ra những sáng kiến, những giải thích, áp dụng phù hợp.
2.5. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận
chính xác ngắn gọn nhất.
2.6. Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương án giải quyết.
2.7. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuất biện pháp hoàn
thiện.
2.8. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ
thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được.
2.9. Biết thường xuyên liên tưởng.
3. Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
3.1. Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau như viết, vấn
đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thí nghiệm,…
3.2. Sử dụng các câu hỏi đòi hỏi HS phải suy luận, bài tập có yêu cầu tổng hợp, khái
quát hóa, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.


3.3. Chú ý kiểm tra tính linh hoạt, tháo vát trong thực hành, thí nghiệm (thí nghiệm
hóa học, sử dụng các phương tiện trực quan).
3.4. Tăng cường sử dụng các bài tập nhận thức, các câu hỏi mở và tìm ra cách giải
ngắn nhất, hay nhất.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

HIỆN NAY
1. Phương pháp dạy học
1.1. Định nghĩa phương pháp dạy học
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang thì: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho
trò tự giác, tích cực, tự lực đạt được mục đích dạy học”
Dạy học là một hoạt động, nó tuân theo những quy luật chung của mọi hoạt động.
Nhưng nó là hoạt động đặc thù, trong đó HS vừa là đối tượng của dạy vừa là chủ thể
sáng tạo của việc chiếm lĩnh nội dung dạy học.
1.2. Phương pháp dạy học hoá học
PPDH hoá học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy
và trò, trong đó có sự thống nhất của hai quá trình (điều khiển của thầy và tự điều khiển
của trò) nhằm làm cho trò chiếm lĩnh các khái niệm hoá học.
1.3. Cấu trúc và chức năng của phương pháp dạy học hoá học
1.3.1. Cấu trúc của phương pháp dạy học hoá học
PPDH hoá học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, với tư cách là hai
phân hệ độc lập, nhưng thường xuyên tương tác chặt chẽ với nhau tạo ra hệ toàn vẹn PPDH
hoá học.
1.3.2. Chức năng của phương pháp dạy học hoá học
PP dạy có hai chức năng tương tác và thống nhất với nhau là truyền thụ và điều
khiển, kết quả là nội dung trí dục được truyền đạt tới HS.
PP học có hai chức năng tương tác và thống nhất với nhau là lĩnh hội nội dung trí dục
do thầy truyền đạt và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của bản thân, nó là sự
thống nhất của PP lĩnh hội và PP tự điều khiển sự lĩnh hội của bản thân.
1.4. Tính chất đặc thù của phương pháp dạy học hoá học
PPDH hoá học là sự kết hợp giữa tư duy lý thuyết với thực nghiệm khoa học. Từ
các định luật hoá học, các học thuyết và các tiên đoán khoa học được vận dụng biện
chứng với nhau giải quyết những vấn đề do môn học đặt ra. PPDH hoá học có một số đặc
trưng sau:
1.4.1. Ở THCS; khi bắt đầu học hoá học, việc dạy học phải xuất phát từ trực quan sinh

động tới những khái niệm trừu tượng của hoá học .
1.4.2. Ở THPT; khi vốn khái niệm đã phong phú thì HS có thể vận dụng những khái
niệm như một công cụ để tư duy.
1.4.3. Trong PPDH hoá học việc sử dụng mối liên hệ nhân quả giữa cấu tạo và tính
chất như một PPDH cơ bản trong môn hoá học .
2. Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiên nay
Đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình và SGK phổ thông
mà trọng tâm là đổi mới PPDH. Chỉ có đổi mới căn bản PP dạy và học thì mới có thể tạo
được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng
tạo.
Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà
phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm DH tích cực kết
hợp với PPDH hiện đại.
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
2.2. Dạy học theo hướng hoạt động hoá người học


Tâm lí học và Lí luận dạy học hiện đại khẳng định: Con đường có hiệu quả nhất
để làm cho HS nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa HS
vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà
chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức.
2.3. Dạy học tích cực
2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực thực chất là các PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động,
tích cực sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động.
2.3.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a. Tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những
kiến thức mà mình chưa biết.
b. Chú trọng rèn luyện kĩ năng, PP và thói quen tự học, từ đó mà tạo cho HS sự

hứng thú, lòng ham muốn, khao khát học tập, khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi
HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển.
c. Tổ chức các hoạt động học tập của từng HS, hoạt động học tập hợp tác trong tập
thể nhóm, lớp học, thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. d. Phối hợp
sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn,
máy vi tính, phần mềm dạy học... đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo năng
lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong
xã hội phát triển.
e. Những PPDH có sử dụng các PP kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan, tạo
điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

2.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, là các phương pháp dạy học
hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói
quen học tập thụ động.
+ Nội dung cơ bản của đổi mới pháp dạy học là:
- Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên
- Đổi mới hoạt động học tập của học sinh
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học
- Sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp đặc thù của hóa học
+ Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực :
- Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnh ghép; Sơ
đồ KWL và Sơ đồ tư duy
- Vấn đáp tìm tòi.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Nhóm từ 4 đến 6 người .
- Dạy học theo dự án.
2.4. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học hóa học
2.4.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học vào dạy học

hóa học
Môn hóa học là môn khoa học tự nhiên. Lý thuyết của nó tương đối trừu tượng, vì
vậy việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết.
Phương tiện kỹ thuật dạy học là công cụ giúp người GV đạt được mục đích giờ
dạy, giúp thực hiện tính đặc thù bộ môn, phát triển kỹ năng quan sát, vận dụng kỹ năng
thực hành, phát triển năng lực nhận thức, tư duy, năng lực so sánh, khái quát hoá, tổng
hợp hoá của học sinh, giúp GV giới thiệu những phản ứng độc hại, nguy hiểm; hỗ trợ GV
trong việc hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, những thao tác thực hành mẫu để
học sinh có thể tự làm thí nghiệm, giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức,
độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian, giúp cho giờ dạy sinh động hơn, tăng tính tò mò,


ham hiểu biết của HS, giúp HS hứng thú hơn đối với môn học và kết quả cao hơn trong
học tập.
Trong thực tế người ta khảo sát kết quả học tập của HS với nhiều PP khác nhau đã
cho thấy: nếu HS chỉ đọc thì kết quả nhớ 10%, nghe thì nhớ 20% , nhìn thì nhớ 30% ,
được làm thì nhớ 50% và sử dụng đa phương tiện sẽ đạt 90%
2.4.2. Một số phương tiện dạy học hiện đại dùng trong dạy học hoá học
Có thể chia các phương tiện dạy học làm 2 nhóm:
- Nhóm truyền tin: gồm máy chiếu qua đầu , máy chiếu phim, máy ghi âm, máy vi tính…
- Nhóm mang tin: gồm băng đĩa âm thanh, tranh bản đồ, mô hình, phương tiện đa chức
năng ...
Muốn bài giảng thành công ngoài việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện
đại còn phải biết kết hợp các phương tiện dạy học và phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc:
đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.
2.5. Phương pháp học tập hóa học của học sinh
2.5.1. Tầm quan trọng của phương pháp học tập
Con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Năng lực của con người được
nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học "biết cách học" và người dạy biết "dạy
cách học". Việc đổi mới PPDH có ý nghĩa to lớn không chỉ cho giáo dục nhà trường mà

còn cho giáo dục xã hội. Điều cốt lõi là mọi người phải biết cách tự học.
2.5.2. Vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học tập
2.5.2.1. Mục đích
Khi thực hiện mỗi tiết học bình thường trên lớp, HS được hoạt động nhiều hơn,
thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn...
Đối với môn hóa học- môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều thực hành và thí
nghiệm, đó là một lợi thế lớn để thực hiện phương pháp tích cực.
2.5.2.2. Thực hiện:
+ Hướng dẫn HS xác định mục tiêu học tập của mình là:
Học để biết- Học để làm- Học để cùng sống với nhau- Học để làm người.
+ Mỗi GV phải hiểu mà tìm cách xác định được mục tiêu của các hoạt động,
+ Thông qua các dạng hoạt động,
+ Bằng những hình thức tổ chức hoạt động ,
+ Học cách thu thập thông tin. Muốn thu thập tốt các thông tin, mỗi HS cần:
* Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp
- Tận dụng SGK, sách bài tập, đồng thời phải có vở ghi và vở làm bài. Kết hợp cao
nhất đồng thời thính giác, thị giác. Cố gắng để hiểu rõ vấn đề mấu chốt, trọng tâm chi
phối các vấn đề khác.
- Nhanh chóng xác định được thủ thuật nghe và ghi bài, phù hợp với mỗi môn học,
thậm chí đối với mỗi thầy cô giáo.
* Học cách học bài
- Học cách tự học:
- Học cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ học
tập hoặc trước tập thể lớp.
- Học cách tham khảo trí tuệ của bạn học và đồng nghiệp hoặc cách thuyết phục
các bạn học.
* Học cách đọc sách
* Học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm: Học cách quan sát và làm thí nghiệm, quan sát
các phương tiện trực quan và hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn.
+ Học cách xử lí thông tin

+ Học cách lập kế hoạch cá nhân
2.5.2.3. Vai trò của GV trong bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT
Hình thành khả năng tự học cho HS THPT là phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và cần
thiết cho việc dạy học. Người GV giữ vai trò quyết định trong hoạt động học tập của HS ở


lứa tuổi này, vì vậy cần phải có những biện pháp dạy học thích hợp hình thành năng lực tự
học cho các em.
2.6. Bài tập hoá học:
2.6.1. Định nghĩa
Theo từ điển tiếng Việt: “Bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận
dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học”.
Bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa
nắm được vừa hoàn thiện một tri thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng,
trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm.
2.6.2. Phân loại
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa trên cơ sở khác nhau:
a. Dựa vào mức độ kiến thức (cơ bản, nâng cao)
b. Dựa vào tính chất bài tập (định tính, định lượng)
c. Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh (lý thuyết, thực nghiệm)
d. Dựa vào mục đích dạy học (ôn tập, luyện tập, kiểm tra)
e. Dựa vào cách tiến hành trả lời (trắc nghiệm khách quan, tự luận)
f. Dựa vào kỹ năng, PP giải bài tập (lập công thức, hỗn hợp, tổng hợp chất, xác định cấu
trúc...)
g. Dựa vào loại kiến thức trong chương trình (dung dịch, điện hoá, động học, nhiệt hoá
học, phản ứng oxi hoá - khử...)
Tuy nhiên giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, người ta phân loại để
nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định.
2.6.3. Tác dụng của bài tập hoá học:
- Bài tập hoá học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy

HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa
học, biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.
Kiến thức sẽ được nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận
dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
- Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
- Rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS như kỹ năng viết và cân bằng PTPƯ, kỹ năng
tính toán theo công thức và phương trình hóa học, kỹ năng thực hành như cân, đo, đun
nóng, nung sấy, lọc, nhận biết hoá chất...
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS. Một số bài tập có tình
huống đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm
nhìn sắc sảo.
- Bài tập hoá học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới
khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự lực lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và
bền vững. Điều này thể hiện rõ khi HS làm bài tập thực nghiệm định lượng.
- Bài tập hoá học phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành PP học tập
hợp lý.
- Bài tập hoá học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS một
cách chính xác.
- Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn,
trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học, nâng cao hứng
thú học tập bộ môn. Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Hiện nay tại các trường trung học nói chung, THPT nói riêng, việc tổ chức
một số giờ dạy trên lớp hiệu quả còn hạn chế mà lớn nhất là dạy học còn nhồi nhét,
dạy chay, học chay. Người học tiếp thu kiến thức chủ yếu dựa vào Thầy, thiếu tính
độc lập, chưa phát huy tính độc lập, sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học,



chưa coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng
của nhiệm vụ giải bài tập Hóa học đối với tiếp thu kiến thức môn Hóa học và rèn
luyện kỹ năng nói chung giúp học sinh làm chủ kiến thức. Một số học sinh tiếp thu
kiến thức một cách thụ động, thiếu chủ động, kém sáng tạo.


Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH THPT.
Một trong những mục tiêu của giáo dục hiện nay là tập trung hơn nữa vào việc
hình thành các năng lực: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích ứng cho
HS. Như vậy, nhiệm vụ của người dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức
cho HS mà còn phải bồi dưỡng, rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo ngay từ khi còn học
ở phổ thông để đào tạo ra một thế hệ tương lai có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ sáng tạo, có
khả năng thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh gặp phải trong cuộc sống.
1. Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp
để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức phù hợp với trình độ HS
Để có thể chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức phù hợp với HS, GV cần:
+ Thiết kế giáo án phù hợp, cẩn thận, chu đáo.
+ Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm.
+ Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS: chính xác hóa các khái niệm hóa
học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hóa học mà HS tự tìm tòi được. GV cung
cấp thêm thông tin mà HS không thể tự tìm tòi được thông qua các hoạt động ở trên lớp.
+ Tạo điều kiện để cho mọi HS ở những trình độ khác nhau đều được phát huy tính
tích cực sáng tạo của mình. Quan tâm, hướng dẫn PP học tập môn hóa học, đặc biệt là PP
tự học.
+ Thường xuyên sử dụng các phương tiện trực quan, các hiện tượng thực tế, thí
nghiệm hóa học.
+ Tạo điều kiện cho HS được vận dụng những tri thức của mình để giải quyết một

số vấn đề có liên quan tới hóa học trong đời sống, sản xuất.
+ Tạo điều kiện để HS tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình
học tập.
2. Tìm những cách hình thành và phát triển năng lực sáng tạo phù hợp với bộ môn
Có thể thực hiện bằng 3 cách sau đây:
2.1. Tạo động cơ, hứng thú hoạt động nhận thức sáng tạo, tạo tình huống có vấn đề nhằm
phát huy cao độ trí tuệ của HS vào hoạt động sáng tạo
2.1.1. Giáo viên tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, đưa ra
những giả thuyết, ý kiến trái ngược làm cho HS phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực
của mình
+Tình huống nghịch lý và bế tắc:
Ví dụ: Khi dạy bài phenol trong chương trình hóa học 11 THPT
GV có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi nghiên cứu tính chất hóa học của phenol
như sau:
Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan: Axit làm đổi màu quì tím thành màu đỏ
Bước 2: Làm thí nghiệm về tính axit của phenol:
- Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH ⇒ phenol có tính axit
- Cho phenol tác dụng với dung dịch quỳ tím không thấy đổi màu quỳ tím
Bước 3: Xuất hiện mâu thuẫn tại sao phenol có tính axit mà lại không làm đổi màu
quỳ tím?
+ Tình huống lựa chọn: GV cho HS lựa chọn trong những con đường có thể có
một con đường duy nhất bảo đảm việc giải quyết được nhiệm vụ đặt ra.
Ví dụ: 2 – metylbut – 2 – en là sản phẩm của quá trình loại nước ancol nào dưới
đây?
A. 2 – metylbutan – 1 – ol
B. 2,2 – dimetylbutan – 1 – ol
C. 3 – metylbutan – 2 – ol
D. 3 – metylbutan – 1 – ol



HS xem xét các chất trong bốn phương án đã cho và thấy chỉ có ancol với cấu tạo –
2 – ol khi loại nước mới tạo ra anken với cấu tạo – 2 – en. Vậy phương án lựa chọn là C.
+ Tình huống nhân quả:
Ví dụ: Tại sao axit fomic tham gia phản ứng tráng bạc?...
Yếu tố “nhân” là cấu tạo chứa nhóm chức – CH=O và yếu tố “quả” là phản
ứng tráng bạc.
2.1.2. Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của HS
Để tạo điều kiện tốt nhất cho HS hoạt động có kết quả trong học tập thì người GV
phải làm tốt các việc sau:
+ Nắm vững nội dung môn học.
+ Hiểu rõ về hoàn cảnh và lực học của các em HS.
+ Sử dụng các PPDH có tác dụng kích thích hoạt động học tập, luôn tạo cho HS
ở trạng thái khó khăn vừa sức.
2.1.3. Tạo ra không khí có lợi cho lớp học làm cho HS thích thú được đến lớp, mong đợi đến giờ
học
Kết quả học tập của HS chỉ đạt kết quả cao khi mà họ thích thú tiết học, môn học
đó. Uy tín và PPDH của người GV có tác động mạnh đến các em HS, do vậy, việc GV
chủ động tạo ra một không khí học tập làm kích thích hứng thú của HS sẽ đem lại một kết
quả tốt trong nhận thức của HS.
2.2. Cung cấp các phương tiện hoạt động nhận thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo sử dụng
các phương tiện hoạt động nhận thức đó
Muốn giúp cho HS rèn luyện được năng lực độc lập, sáng tạo nhiệm vụ của người
GV trước tiên rèn luyện cho HS tư duy có hiệu quả, trong đó cần đặc biệt chú ý rèn luyện
cho HS một số thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và các PP
hình thành những phán đoán mới: suy lý quy nạp, suy lý diễn dịch và suy lý tương tự.
2.2.1. Phân tích và tổng hợp
Ví dụ: Muốn HS hiểu mối quan hệ 2 chiều giữa tính chất hoá học và điều chế chất
hữu cơ cần cho HS thấy:
− Phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của ancol:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

có chiều ngược lại chính là một cách điều chế ancol
C2H5ONa + HCl → C2H5OH + NaCl
2.2.2. So sánh
“Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng và của những
khái niệm phản ánh chúng”.
Thường dùng hai loại so sánh: so sánh tuần tự, so sánh đối chiếu.
So sánh các chất, các hiện tượng là phương pháp tư duy rất hiệu nghiệm trong việc
hình thành khái niệm vững chắc. Cần dạy cho HS so sánh các chất, các nguyên tố và các
hợp chất hóa học theo cùng một dàn ý như khi nghiên cứu chúng, tìm ra những điểm
giống nhau và khác nhau trong từng điểm một.
2.2.3. Khái quát hoá
“Là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối
liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng”.
Hoạt động tư duy khái quát hoá của HS phổ thông có ba mức độ :
+ Khái quát hoá cảm tính:
+ Khái quát hoá hình tượng - khái niệm:
+ Khái quát hoá khái niệm hay khái quát hóa khoa học.
2.2.4. Suy lý quy nạp:
“Là cách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường hợp đơn lẻ để
đi tới kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệ tương quan bản
chất nhất và chung nhất”.


Ví dụ: Ngoài những phản ứng có tính quy luật dựa trên cơ sở cấu tạo của ancol,
phenol, anđehit…GV giới thiệu một số tính chất riêng không theo quy luật chung, mang
tính quy nạp (như phản ứng tách nước và H 2 của ancol etylic tạo buta – 1,3 – đien; phản
ứng lên men glucozơ điều chế ancol etylic v.v…).
2.2.5 Suy lý diễn dịch:
Ví dụ: HS được biết phản ứng tráng bạc là phản ứng đặc trưng của anđehit.
Trong các bài tập về axit GV có thể giúp HS suy diễn đến khả năng dự phản ứng tráng

bạc của axit H−COOH, muối H−COONa, este H−COOCH3…
2.2.6. Loại suy (suy lí tương tự)
Ví dụ: Kiến thức trong SGK nêu nhiều về ancol etylic, khi giúp HS tự rèn luyện
độc lập GV gợi ý các ancol khác (số nguyên tử cacbon nhiều hơn, bậc ancol khác, mạch
cacbon không no, có nhiều nhóm OH hơn v.v…) để HS được rèn luyện năng lực loại suy.
2.3. Sử dụng PPDH phức hợp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho HS:
PPDH phức hợp là PP được tạo nên bằng sự phối hợp biện chứng một số PPDH
đơn lẻ nhằm tạo hiệu ứng tích hợp, cộng hưởng các mặt tích cực của hệ thống các PPDH
khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chiếm lĩnh kiến thức của HS lên nhiều lần
Đối với kiểu bài về hợp chất hữu cơ quan trọng, gần gũi với cuộc sống và sản xuất
như: dẫn xuất halogen, ancol etylic, anđehit, xeton, axit hữu cơ,... thì biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học loại bài này là phát triển tư duy theo cách biết cấu tạo có thể suy luận,
dự đoán ra tính chất, rồi dùng thực nghiệm kiểm chứng lại giả thuyết. Kiểu bài này thuận
lợi cho việc áp dụng PP nghiên cứu khoa học, ngoài ra còn sử dụng kết hợp với các PP
khác (đàm thoại – gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, theo dự
án…).
3. Sử dụng bài tập hoá học như là một phương tiện để phát triển năng lực độc lập, sáng tạo
cho HS
Thông qua chương trình hóa học THPT đã giúp HS có được:
+ Hệ thống kiến thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh, hiện đại từ đơn
giản đến phức tạp, gồm: kiến thức cơ sở hóa học đại cương; hóa học vô cơ; hóa học hữu
cơ.
+ Hệ thống kĩ năng hóa học phổ thông tương đối thành thạo, thói quen làm việc khoa
học gồm: kĩ năng học tập hóa học; kĩ năng thực hành, thí nghiệm hóa học; kĩ năng vận dụng
kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống...
Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động để phát triển tư duy cho HS là
hoạt động giải bài tập. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các
năng lực độc lập sáng tạo được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện
ở:
- Năng lực phát hiện vấn đề mới.

- Tìm ra hướng mới.
- Tạo ra kết quả học tập mới.
Để giải bài tập hóa học cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao
tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… Qua đó HS
thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản
thân..
4. Kiểm tra, động viên kịp thời và biểu dương, đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của
học sinh
Để rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS cần chú ý các yêu cầu sau:
- Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững khái niệm cơ bản hóa học.
- Chú ý đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể
hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của HS.
- Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm hóa học, về năng lực tự học, óc sáng
kiến, dám đổi mới của HS.
Để thực hiện được các yêu cầu trên cần sử dụng các biện pháp sau:


- Đa dạng hóa nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập dùng để kiểm tra, dùng
phối hợp nhiều loại hình bài tập: trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài tập lí thuyết định
tính và định lượng, bài tập thực nghiệm...
- Chú ý hơn đến việc đánh giá trình độ tư duy, kĩ năng, năng lực thực hành,
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa học như điều tra, tra
cứu, báo cáo kết quả...
- Dùng các PP khác nhau trong đánh giá: HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,
kiểm tra viết và vấn đáp...
- Đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của HS.
5. Cho học sinh làm các bài tập lớn, tập cho học sinh nghiên cứu khoa học
GV nên khuyến khích HS tập làm nhà khoa học thông qua các bài tập lớn hay các
đề tài nhỏ. Qua việc làm này, GV giúp cho HS chủ động làm việc có mục đích, tạo động
cơ hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực sáng tạo ở người học.

Thông qua các bài tập lớn hay các đề tài nhỏ mà HS tham gia, giúp HS:
- Phát triển các kỹ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông
tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận.
- Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học
trong lý thuyết.
- Tăng cường năng lực tham gia hoạt động cá nhân, tập thể.
- Tạo thói quen suy nghĩ độc lập sáng tạo và tính kiên nhẫn trong quá trình thực
hiện đề tài.
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
Việc sử dụng câu hỏi và bài tập trong DH là điều có tầm quan trọng đặc biệt. Đối
với HS đây là PP học tập tích cực, hiệu quả và không có gì có thể thay thế được, giúp cho
HS nắm vững những kiến thức hóa học, phát triển tư duy, hình thành khái niệm, khả năng
ứng dụng hóa học vào thực tiễn, làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối kiến thức
và gây hứng thú cho HS trong học tập.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: tính tự giác, tính vừa sức và hứng thú học tập của HS. Cũng
như vấn đề học tập, câu hỏi và bài tập dễ quá hoặc khó quá đều không có sức lôi cuốn HS.
Vì vậy, trong quá trình DH, ở tất cả các kiểu bài lên lớp khác nhau, người GV phải biết sử
dụng các câu hỏi và bài tập hóa học có sự phân hoá để phù hợp từng đối tượng tức là góp
phần rèn luyện và phát triển tư duy cho HS.
Tuỳ theo mục đích DH, tính phức tạp và qui mô của từng loại bài, GV có thể sử
dụng hệ thống câu hỏi và bài tập bằng cách đặt ra những câu hỏi, bài tập theo một số
hướng sau:
+ Từ những phản ứng của chất đang học so sánh đối chiếu và suy ra phản ứng của
những chất cùng loại không được học.
+ Từ những hiện tượng hóa học đang biết liên hệ với các hiện tượng tự nhiên trong đời
sống.
+ Vận dụng những kiến thức đang học để giải thích những hiện tượng liên quan trong
đời sống hàng ngày.

+ Từ những tính chất của chất vừa học dự đoán ứng dụng của chất đó.
+ Kết hợp các thao tác tư duy để lựa chọn ra phương án trả lời tối ưu nhất.
+ Câu hỏi, bài tập có ẩn ý (hay câu hỏi có vấn đề) cho HS phát hiện ra ẩn ý.
Dưới đây sẽ trình bày hệ thống câu hỏi, bài tập giúp rèn luyện năng lực độc lập,
sáng tạo cho HS trong khi nghiên cứu tài liệu mới và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng (ôn
tập, củng cố, luyện tập) trong chương 8 chương trình hóa học 11 NC ở trường THPT:

Dẫn xuất halogen –ancol –phenol
.1. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT


1.1 Dạy học hình thành khái niệm có thể dùng các loại bài tập sau:
1.1.1. Dùng bài tập hóa học kiểu so sánh, đối chiếu
Ví dụ 1: Khi dạy HS hình thành khái niệm dẫn xuất halogen của hiđrocacbon GV có thể
làm như sau để phát huy tính tích cực của học sinh so với cách dạy thông thường:
a) Viết PTHH biểu diễn phản ứng tạo thành CH3Cl từ CH4, C6H5Br từ C6H6
b) So sánh thành phần phân tử các chất được tạo ra với các chất ban đầu. Từ đó suy ra
khái niệm chung về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Ví dụ 2: Hình thành khái niệm ancol, phenol GV có thể đưa ra bài tập sau
Cho các chất sau
OH

CH2 -OH
CH3

CH
|
OH

CH3


CH2=CH−CH2OH ;
;
;
a) Hãy so sánh các chất trên về đặc điểm cấu tạo
b) Cho biết chất nào không phải ancol trong các chất trên?
Từ đó yêu cầu học sinh tự nêu khái niệm về ancol.
1.1.2. Dạng bài tập sử dụng ô chữ:
Đây là dạng bài tập có thể được sử dụng trong các tiết học ngoại khóa hoặc là để
vào bài mới, nó sẽ giúp nâng cao niềm thích thú với bộ môn hóa học và tính tích cực của
học sinh.
Ví dụ : Hình thành khái niệm ancol, GV có thể cho bài tập sau:
Cho ô chữ sau
1
2
3
4
5
Ô CHỮ HÀNG NGANG
1. Hàng ngang số 1: Chất có từ 2 nguyên tố trở lên?
2. Tập hợp các nguyên tử của ít nhất 2 nguyên tố mang hóa trị tự do?
3. Nguyên tử cabon không mang liên kết π
4. Tên của nhóm –OH
5. Giữa hai nguyên tử trong một phân tử có thể có...hóa học giữ chúng.
Ô CHỮ HÀNG DỌC : Một loại chất hữu cơ
Giải đáp ô chữ
H
O P
C
H

A
T
N
H
O M
C
A
C
B
O
N
N O
H
I
D
R
O
X
Y
L
L
I
E
N
K
E
T
1.2 Dạy học tính chất của chất có thể dùng các loại bài tập sau:
1.2.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới
Khi giải bài tập thực nghiệm, học sinh phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lý

thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước
giải bằng lý thuyết và rút ra kết luận về cách giải. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các
bước giải bài tập thực nghiệm:
Bước 1: Phân tích lý thuyết, xây dựng các bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí
nghiệm, lựa chọn hoá chất, dụng cụ, dự kiến cách tiến hành.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm, chú trọng đến các kỹ năng:
+ Sử dụng dụng cụ, hoá chất, lắp thiết bị, thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn, thành
công.


+ Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng thí nghiệm và giải thích đúng các hiện tượng đó.
+ Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lý thuyết và rút ra nhận xét kết luận.
Đối với các dạng bài tập khác nhau, thì hoạt động của học sinh có thể thay đổi cho
phù hợp.
Ví dụ 1: Bằng thí nghiệm hóa học hãy chứng minh tính axit của phenol yếu hơn so với
H2CO3. Qua đó giải thích thực nghiệm trên bằng các lý thuyết đã học.
* Chuẩn bị:
- Hóa chất được sử dụng: Phenol, NaOH, HCl,CaCO3, H2O
- Dụng cụ thí nghiệm: đèn cồn,ống nghiệm, ống dẫn khí
* Cách làm:
- TN1: Cho 3ml phenol vào một ống nghiệm, sau đó đổ 3ml dung dịch NaOH đặc rồi lắc
đều
- TN2: Sau đó dẫn khí CO2 vào trong ống nghiệm trên (CO2 được tạo ra từ phản ứng của
CaCO3 và dung dịch HCl).
* Dự đoán hiện tượng:
-TN1: Dung dịch mới tạo thành đồng nhất hoặc không đồng nhất
-TN2: Không có hiện tượng gì xảy ra hoặc dung dịch vẩn đục
* Tiến hành thí nghiệm:
-TN1: Dung dịch tạo thành đồng nhất
-TN2: Dung dịch tạo thành có vẩn đục.

* Kết luận: - Trong thí nghiệm đầu tiên đã xảy ra phản ứng:
C6H5OH + NaOH 
→ C6H5ONa + H2O
kết quả phenol tan trong NaOH ⇒ dung dịch đồng nhất
- Trong thí nghiệm thứ 2 đã xảy ra phản ứng
C6H5ONa + CO2 + H2O 
→ C6H5OH ↓ + NaHCO3
Phenol tạo ra không tan trong nước nên dung dịch vẩn đục ⇒ phenol bị H2CO3 đẩy
ra khỏi muối ⇒ chứng tỏ rằng tính axit của phenol yếu hơn H2CO3
Ví dụ2: Khi dạy về tính chất vật lý của ancol GV có thể ra bài tập cho HS như sau: Cho
nhiệt độ sôi của các chất sau:
Tên chất
Metan
Metyl clorua
Metanol
0
0
t C( C)
-162
-24
64,7
Hãy nhận xét về nhiệt độ sôi của 3 chất này, giải thích thực nghiệm trên?
* HDG: - nhận xét :Trong 3 hợp chất này ta thấy nhiệt độ sôi của metanol cao hơn hẳn so
với metan và metyl clorua
- Giải thích: Trong 3 hợp chất này chỉ duy nhất metanol là có liên kết hiđro giữa các phân
tử, điều đó làm cho nhiệt độ sôi của nó cao hơn hiđrocacbon và dẫn xuất halogen tương
ứng.
H - O ...H - O
CH3
CH3


1.2.2. Sử dụng bài tập mang tính suy luận
Khi dạy học về tính chất vật lí của ancol, axit GV có thể đưa ra các bài tập giúp
học sinh củng cố ngay kiến thức.
Ví dụ 1: Có bao nhiêu loại liên kết hiđro được tạo ra trong dung dịch nước của metanol?
A. 2
B.3
C.4
D.5
* HDG: chọn C
O
CH3

HL O H
CH3

;

O HL O H
H

H

;

O HL O H
H

CH3


;

O HL O H
CH3

H

Ví dụ 2: Cho các ancol sau đây: Ancol butylic (1) ; Ancol sec-butylic (2) ; Ancol isobutylic(3); Ancol tert-butylic(4). Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:
A. (1) >(2)> (4) > (3)
B. (1) > (3) > (2) >(4)
C. (4) >(2) > (3) >(1)
D. (4) > (3) >(2) >(1)


* HDG: chọn B; ancol càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp do tính đối xứng cầu
làm giảm mật độ tiếp xúc giữa các phân tử. Ancol bậc cao có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol
bậc thấp do hiệu ứng không gian làm giảm mật độ tiếp xúc giữa các phân tử.
1.3. Dạy học về phần điều chế, ứng dụng
1.3.1 Tăng cường sử dụng các bài tập liên quan đến thực tế
Thông qua việc giải các bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý nghĩa việc học hoá học tăng
lên, tạo hứng thú say mê học tập cho học sinh. Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực
tế còn có thể dùng tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học. Khi dạy về phần điều
chế, ứng dụng ancol, GV có thể đưa ra một số bài tập sau đây:
Ví dụ 1: Người ta cho glixerol vào mực in, mực viết, kem đánh răng là do glixerol có tính
chất
A. hút ẩm làm cho các loại trên chậm khô
B. tạo mùi thơm, vị ngọt cho kem đánh răng
C. làm cho mực chảy đều, trơn, không nhòe
D. tạo màu sắc cho mực và kem
* HDG: chọn A; glyxerol có tính hút ẩm

Ví dụ 2: GV ra một bài tập theo kiểu dự án về tìm hiểu phương pháp nấu rượu truyền
thống, sau đó tiến hành thảo luận trong một giờ học ngoại khóa. Các vấn đề cần được
quan tâm là:
+ Nguyên liệu
+ Các thiệt bị, dây chuyền sản xuất
+ Cách làm
+ Đề xuất các phương án nâng cao năng suất.
1.3.2 Bài tập về xác định con đường điều chế một chất từ một loại chất ban đầu:
Ví dụ 1: Cho quá trình chuyển hóa sau:
Propan-1-ol 
→ propan-2-ol
Số giai đoạn tối thiểu để thực hiện quá trình trên là:
A.1
B.2
C.3
D.4
* HDG: chọn B;
CH3−CH2−CH2OH

H2SO4 ®
→
CH3−CH
170o C

H PO

=CH2 
300 C,80atm
o


3

4

CH3

CH
|
OH

CH3

Ví dụ 2: Từ phenol có thể điều chế được 1,2-đicloxiclohexan qua tối thiểu bao nhiêu giai
đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
* HDG: chọn C; hiđro hoá – tách nước – cộng clo
1.4 Để củng cố kiến thức có thể dùng các loại bài tập sau:
1.4.1. Sử dụng các bài tập có nội dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho học
sinh khi học tập hóa học.
Nhiều bài toán có phần tính toán đơn giản nhưng có nội dung biện luận hóa học
phong phú, sâu sắc là phương tiện tốt để tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình
dạy học và rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.
Ví dụ 1: Có bao nhiêu đồng phân ancol bền có công thức phân tử C3H8On?
* HDG: Để làm được bài tập này HS phải biết được điều kiện để có ancol bền, mà một
trong các điều kiện đó là phải có số nhóm OH nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên tử cacbon
trong phân tử, do đó có 3 trường hợp:
+ n = 1 ứng với công thức C3H8O, có 2 đồng phân ancol là

CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3
+ n = 2 ứng với công thức C3H8O2, có 2 đồng phân ancol bền là
CH3-CH(OH)-CH2OH và HO-CH2-CH2-CH2-OH
+ n =3 ứng với công thức C3H8O3, có 1 đồng phân ancol bền là:
HO-CH2-CH(OH)-CH2OH
Vậy tổng có 5 đồng phân ancol bền.


Ví dụ 2: Đốt cháy một ancol mạch hở bằng O2 trong bình kín. Người ta nhận thấy nếu giữ
nguyên nồng độ của ancol nhưng tăng nồng độ của O2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng
lên 16 lần. Tìm công thức phân tử của Ancol trên?
* HDG: HS phải biết được biểu thức tốc độ phản ứng ν = k[ancol].[O2]a từ đó dựa vào dữ
kiện bài toán tính được a = 4. Tức là hệ số của O2 trong phản ứng cháy là 4.
Gọi công thức của ancol là CnH2n + 2 -2kOx( k là độ không no, x là số nhóm ancol). Phương
trình phản ứng cháy:
CnH2n+2-2kOx + ( 3n + 1 –k –a)/2 O2 
→ nCO2 + (n +1-k)H2O
Suy ra : 3n + 1 –k –a = 8
==> 3n = k +a +7 ==> Lấy cặp nghiệm thỏa mãn là n=3, a =1, k=1
==> Công thức cấu tạo của Ancol trên là CH2=CH2-CH2-OH
1.4.2. Sử dụng các bài tập có nội dung thực nghiệm
Khi giảng bài tập thực nghiệm để nhận biết các dung dịch mất nhãn học sinh phải
tiến hành các hoạt động:
a. Giải bằng lý thuyết:
+ Phân tích đề bài, tiến hành phân loại các chất cần nhận biết.
+ Đề xuất phương án có thể dùng để nhận biết các chất theo điều kiện của đề bài.
+Lựa chọn hoá chất dùng để nhận biết từng chất, xác định các dấu hiệu, hiện tuợng
phản ứng để kết luận.
b. Tiến hành thí nghiệm:
+Lựa chọn phương án tối ưu và xây dựng quy trình tiến hành thí nghiệm

+ Chọn hoá chất, dụng cụ cần thiết.
+Xác định cách tiến hành thí nghiệm cụ thể, trình tự tiến hành.
+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và kết luận về từng bước giải
c. Kết luận về cách giải và trình bày hệ thống cách giải.
Ví dụ: Phân biệt các chất mạch hở có công thức phân tử là C3H6O.
Yêu cầu với học sinh trong bài tập này cao hơn so với bài tập trên vì học sinh phải xác
định được các đồng phân ứng với công thức C3H6O.
các đồng phân là: CH2=CH-CH2-OH, CH2=CH-O-CH3, CH3-CH2-CHO và CH3-CO-CH3.
- Giải bằng lý thuyết:+ 4 chất trên thuộc các loại: ancol không no đơn chức (A), ete không
no đơn chức (B), anđehit no đơn chức (C), xeton no đơn chức (D).
+ Lựa chọn thuốc thử:
Na để nhận biết ancol
AgNO3/NH3 để nhận biết andehit
Dung dịch brom để nhận biết ete không no
- Đễ xuất các phương án:
- Lựa chọn một phương án tối ưu
A
B
C
D
Na
Có khí
không có hiện không có hiện không có hiện
tượng
tượng
tượng
AgNO3/NH3
không có hiện
đun nóng có
không có hiện

tượng
kết Ag xuất
tượng
hiện
Dung dịch
Mất màu dung
không có hiện
brom
dịch brom
tượng
1.4.3. Sử dụng các bài tập có sơ đồ, biểu bảng
Ví dụ 1: Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:

A1

+NaOH

A2

H2SO4

AgNO3 /NH3

A3

A4

Biết A1 có công thức phân tử là C3H6O2. A4 khi tác dụng với HCl hay NaOH đều có khí
thoát ra
* HDG: A4 phải là (NH4)2CO3.



HCOOC2H5

+

NaOH

HCOONa + C2H5OH

2HCOONa

+

H2SO4

HCOOH

+

2AgNO3 + 4NH3 +H2O

2HCOOH

+ Na2SO4
(NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3

Ví dụ 2: Hoàn thành dãy biến hóa sau:
B1


l
HC

CH4

15000 C

Na
OH

A

D
2H
Cl

B2

E

F

HCHO

OH
Na

Biết E là muối của Na
* HDG:
15000 C


2CH4
CH

CH

CH

CH + 2HCl

C2H2

+ HCl

+ 3H2

CH2=CH-Cl
CH3-CH(Cl) 2

CH2=CH-Cl + NaOH

CH3CHO + NaCl

CH3-CH(Cl) 2 + 2NaOH

CH3-CHO + 2NaCl

CH3-CHO + 2Cu(OH)2 +NaOH

CH3-COONa + Cu2O + 3H2O


CaO,T 0

CH3COONa + NaOH
CH4 + 1/2O2

t0

CH4 + Na2CO3
CH3CHO

2. XÂY DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI; BÀI TẬP, BÀI KIỂM TRA ĐỂ RÈN
LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH(có phụ lục kèm
theo)
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI; BÀI TẬP LÍ THUYẾT CHƯƠNG 8 LỚP 11 CHƯƠNG
TRÌNH NÂNG CAO
1. Hệ thống bài tập trắc nghiệm.
1.1. Hình thành khái niệm và nghiên cứu cấu tạo
1.2. Nghiên cứu tính chất hoá học
1.3. Nghiên cứu phương pháp điều chế và ứng dụng
1.4. Các bài tập củng cố (tổng hợp)
2. Hệ thống bài tập tự luận.
2.1 Bài tập về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí
2.2 Viết phương trình phản ứng
3 Bài tập về giải thích
4 Bài tập về nhận biết, tách
5 Bài tập về tìm công thức phân tử
6 Bài tập về điều chế
7 Bài tập ô chữ
B. BÀI KIỂM TRA

III. MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH (có phụ lục kèm theo)


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy
học tích cực, rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo của học sinh tôi đã thực hiện được các
nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các vấn đề dạy học tích cực, tính tích cực
nhận thức, phương hướng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích cực,
bài tập hóa học và tác dụng của nó trong dạy học hóa học.
- Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực, giúp học sinh chủ động, độc
lập sáng tạo trong học tập: Sử dụng bài tập để hình thành khái niệm mới, sử dụng bài tập
để củng cố, hoàn thiện những khái niệm đã học, tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn, sử
dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, biểu bảng, sử dụng các bài toán có nội dung biện
luận để tăng cường tính suy luận cho học sinh...
- Đã phân tích các ví dụ cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học nhằm
phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của HS .
- Xây dựng, tuyển chọn được hệ thống bài tập gồm các câu trắc nghiệm và bài tập
tự luận các thể loại dành cho dạy học ở chương 8 lớp 11 NC, nghiên cứu sử dụng hệ thống
bài tập này theo hướng dạy học tích cực trong các bài giảng và vận dụng vào việc xây dựng
các giáo án bài dạy học nghiên cứu khái niệm mới, bài luyện tập, bài dạy về chất theo hướng
dạy học tích cực, rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo của học sinh.
Như vậy, có thể khẳng định hướng nghiên cứu của đề tài là đúng đắn và phù hợp
với hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Đề tài nghiên cứu đã đem lại một số điểm mới là:
- Đã xây dựng- lựa chọn một hệ thống bài tập hoá học ở các mức độ nhận thức khác
nhau theo các dạng bài tập khác nhau.
- Bước đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập này theo hướng phát huy tính tích
cực của HS trong các bài dạy học nghiên cứu kiến thức mới, trong bài luyện tập - vận

dụng kiến thức, trong bài dạy học tính chất của chất, rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm
tra đánh giá. Đây là những tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy của chúng tôi trong
thời gian tới.
Một số kiến nghị: Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành giáo dục:
- Đầu tư ngân sách để giúp các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện
dạy học (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa).
- Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương
pháp dạy học.
Hướng phát triển của đề tài: Tiếp tục nghiên cứu:
- Xây dựng, lựa chọn tiếp các dạng bài tập cho phần hoá hữucơ lớp 11 NC và bài tập hóa
học khác.
- Sử dụng các bài tập đã lựa chọn để xây dựng hệ thống giáo án các bài dạy hóa học
lớp 11 NC và giáo án dạy học môn hóa học.
- Áp dụng đại trà trong dạy học ở trường THPT .
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu, do khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm
và thời gian có hạn nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp
ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi tiếp tục công việc nghiên
cứu đã đặt ra được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2016.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Trần Như Chuyên


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Định hướng xây dựng chương trình SGK trung học

phổ thông Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình; sách giáo khoa
lớp 12 môn hóa học, NXB Giáo dục
3. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường
(2008), Bài tập hóa học 11 nâng cao..
4. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng
(2007). Hóa học 11 nâng cao, sách giáo viên, NXB Giáo dục.
5. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Từ Vọng
Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Hóa học 11NC, NXB Giáo dục ..
6. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Chuyền (2007), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP..
8. Nguyễn Xuân Trường, Vũ Anh Tuấn (2007), Kiến thức cơ bản và hướng dẫn giải đề
thi trắc nghiệm môn hóa học, NXB Hà Nội. Cao Cự Giác, Các dạng đề thi trắc
nghiệm hóa học, NXB Giáo Dụ.c
9. Huỳnh Bé, 800 câu hỏi trắc nghiệm hóa học, NXB ĐHQGHN
10. Lê Minh Quang, Tuyển tập đề thi TSĐH,NXB Đồng Nai
11. Vũ Anh Tuấn (2005), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông (Luận án tiến sỹ)
12. ThS. Cao Thị Thiên An (2007), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập hóa
học tự luận và trắc nghiệm - NXB ĐHQG Hà Nội
13. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh (2008), 10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm hóa học,NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Cương (2007) Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại
học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục Hà Nội.
15. Nguyễn Cương “Một số biện pháp phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề
trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, kỷ yếu hội thảo khoa học - Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP - ĐHQG Hà Nội, trang 24 -36.
16. Cao Cự Giác (2001), Tuyển tập các bài giảng hóa học hữu cơ (Tài liệu dùng cho
giáo viên và học sinh chuyên Hóa), Nxb ĐHQG Hà Nội.

17. Cao Cự Giác (2006), Phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho
học sinh THPT qua các bài tập hóa học thực nghiệm, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục,..
18. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, tập I, NXB Giáo dục Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Quang (1981), Lý luận dạy học đại cương, tập I, NXB Giáo dục Hà
Nội.
20. PGS.TS. Đỗ Đình Rãng, PGS.TS. Đặng Đình Bạch, PGS.TS. Lê Thị Anh Đào,
ThS. Nguyễn Mạnh Hà, TS. Nguyễn Thị Thanh Phong (2005), Hóa hữu cơ 3, NXB
Giáo dục.
21. Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Minh Nguyệt, Lê Văn Hồng, Vũ Minh Đức, Phạm Sỹ
Thuận (1997), giải toán hóa học 11, NXB Giáo dục.
22. Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Hữu Thạc(2008), Giới thiệu đề thi trắc nghiệm, tự
luận tuyển sinh vào đại học - Cao đẳng toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến 2008
-2009 môn hóa học, NXB Hà Nội


PHỤ LUC I :
A. HỆ THỐNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT CHƯƠNG 8 LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO (Dẫn xuất halogen –ancol -phenol) ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC
ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.
2.1. Hệ thống bài tập trắc nghiệm
2.1.1. Hình thành khái niệm và nghiên cứu cấu tạo
Bài 1: Một ancol X có công thức đơn giản nhất là C2H5O. Công thức phân tử của X là :
A. C4H10O
B. C4H10O2
C. C6H14O5
D. C6H15O3
Bài 2: Có bao nhiêu đồng phân ancol bền có công thức phân tử C3H8On?
A. 2
B.3
C.4

D. 5
Bài 3: Danh pháp IUPAC của hợp chất
CH3 – CH(C2H5) – CH = CH – CH(CH3) – OH là:
A. 1,4 – dimetylhex – 2 – en – 1 – ol
B. 4 – etyl – 1 – metylpent – 2 – en – 1 – ol
C. 5 – metyl –hept – 3 – en – 2 – ol
D. 2 – etyl – 5 –metylpent – 3 – en – 5 – ol
Bài 4: 3 chất X, Y, Z có CTPT tương ứng là: C 4H10, C4H10O, và C4H9Cl. Số đồng phân cấu
tạo của:
A. X > Y > Z.
B. Y > X > Z.
C. Y > Z > X.
D. X > Z > Y.
Bài 5: Công thức của một ancol no, đa chức mạch hở C nH2n+2-x(OH)x. Mối liên hệ giữa n
và x là:
A. 2 ≤ x ≤ n.
B. 2 = x ≤ n.
C. 2 < x ≤ n.
D. 2 < x < n.
Bài 6: Có bao nhiêu liên kết hiđro được tạo ra trong dung dịch nước metanol?
A. 2
B.3
C.4
D.5
Bài 7: Trong hỗn hợp Etanol và phenol loại liên kết hiđro nào tồn tại bền nhất?
A. Etanol – Etanol
B. Phenol – phenol
C. Phenol – etanol( hiđro của phenol…O của etanol)
D. Etanol – Phenol (hiđro của etanol…O của phenol)
Bài 8: X là một ancol ( MX < 60) và có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom.

Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2 = CH – CH2 – OH
B. HO – CH = CH – OH
C. CH2 = CH – CH2 – CH2 – OH
D. CH2 – CH = CH – CH2 – OH
Bài 9: Cho các chất : C2H5OH, C6H5OH,CH2=CH– COOH, CH3 –C6H4 –OH, CH3COOH,
C6H5CH2OH. Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần độ linh động của hiđro
trong phân tử?
A. C2H5OH< C6H5CH2OH< CH3 – C6H4 – OH< C6H5OH< CH3COOH< CH2=CH–COOH
B. C2H5OH< C6H5CH2OH< C6H5OH< CH3 – C6H4 – OH < CH3COOH< CH2=CH–COOH
C. C2H5OH< C6H5OH< CH3 – C6H4 – OH < C6H5CH2OH< CH3COOH< CH2=CH–COOH
D. C6H5CH2OH< C2H5OH< C6H5OH< CH3 – C6H4 – OH< CH2=CH–COOH< CH3COOH
Bài 10: Cho các ancol sau đây: Ancol butylic (1) ; Ancol sec-butylic (2) ; Ancol isobutylic(3); Ancol tert-butylic(4). Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:
A. (1) >(2)> (4) > (3)
B. (1) > (3) > (2) >(4)
C. (4) >(2) > (3) >(1)
D. (4) > (3) >(2) >(1)
Bài 11: 3 – metylbut – 2 – en là sản phẩm của quá trình loại nước ancol nào dưới đây?
A. 2 – metylbutan – 1 – ol
B. 2,2 – dimetylbutan – 1 – ol
C. 3 – metylbutan – 2 – ol
D. 3 – metylbutan – 1 – ol
Bài 12 : Cho các chất sau C6H5OH , CH3OH ,C2H5OH , CH3-CH2-CH2OH, (CH3)2CH-OH.
Thứ tự tính linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm OH của các chất trên sắp xếp
theo thứ tự tăng dần là:
A. (CH3)2CH-OH< CH3-CH2-CH2OH< C2H5OH

B. CH3OH C. CH3-CH2-CH2OH<(CH3)2CH-OH< C2H5OH

D. CH3OH Bài 13: Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng
với cả NaOH và Na?
A. 8
B.9
C.10
D.11
Bài 14: Có mấy ancol đơn chức từ C3 đến C4 khi tách nước tạo thành hỗn hợp 3 anken
đồng phân?
A. 1
B.2
C.3
D.4
0
Bài 15: Đun hỗn hợp 3 ancol trong H2SO4, 140 C thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm
là hợp chất hữu cơ?
A. 3
B.4
C.5
D.6
Bài 16: Đem hỗn hợp các đồng phân cấu tạo của C4H8 tham gia cộng nước(H+) thì thu
được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
A.3
B.4
C.5
D.6
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn một ancol mạch hở thu được nCO2 = nH2O. Ancol trên thuộc
loại.
A. Ancol no, đơn chức
B. Ancol không no( có một liên kết đôi)

C. Ancol no, đa chức
D. Ancol không no (có 2 liên kết đôi), đơn chức
Bài 18: X mạch hở có công thức phân tử là C4H6Cl2. X có bao nhiêu đồng phân khi tham
gia phản ứng thủy phân tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng
gương?
A. 4
B.
C.6
D.7
Bài 19: Thủy phân hỗn hợp các đồng phân của hợp chất có công thức C2H4Br2 thu được
bao nhiêu chất (bền) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. 1
B.2
C. 3
D. Không có chất nào.
Bài 20: Có mấy dẫn xuất có công thức C4H9Cl khi đun trong dung dịch KOH, Etanol tạo
thành 2 anken?
A. 1
B.2
C.3
D.4
Bài 21: Hợp chất X có công thức phân tử C3H6O có thể tác dụng được với Na, làm mất
màu dung dịch Brom. X là?
A. Ancol anlylic
B. Axeton
C. Andehit propionic
D. vinyl metyl ete
Bài 22: Ancol A có CTPT: C4H10O, khi bị oxi hóa tạo thành xeton, khi tách nước tạo anken
mạch không nhánh. Vậy CTCT của A là:
A. CH3CH2CH2CH2OH

B. (CH3)3COH
C. (CH3)2CHCH2OH
D.CH3CH2CH(OH)CH3
Bài 23: 3 Ancol X, Y, Z có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi ancol đều thu
được nCO2 : nH2O = 3 : 4. Công thức phân tử có thế có của 3 ancol trên là:
A. C2H5OH, C3H7OH,C4H9OH
B. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3
C. C3H8O, C4H8O, C5H8O
D. C3H6O, C3H6O2,C3H6O3
Bài 24: Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại ancol nhận thấy tỉ lệ mol CO 2 : mol H2O
tăng dần khi số nguyên tử C tăng. Ancol trên thuộc loại
A. No,đơn chức,mạch hở
B. Không no(1 liên kết đôi), đơn chức, mạch hở
C. No,đa chức, mạch hở
D. Không no(2 liên kết đôi), đa chức , mạch hở
Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng có số mol bằng nhau thu được
molCO2 :mol H2O = 2 : 3. Công thức phân tử của 2 ancol là:
A. CH4O và C3H8O
B. CH4O và C2H6O


C. C2H6O và C3H8O
D. C2H6O và C4H10O
Bài 26: Một ancol X mạch hở, không làm mất màu dung dịch nước brom. Để đốt cháy
hoàn toàn a lít hơi X cần vừa đủ 2,5a lít O2. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5OH
B. C2H4(OH)2C. C3H7OH
D. C3H6(OH)2
Bài 27: Có bao nhiêu ancol đơn chức và phenol tương ứng với metyl xiclohexan?
A. 5 ancol và không có phenol

B. 4 ancol và 1 phenol
C. 5 ancol và 1 phenol
D. 4 ancol và không phenol
2.1.2. Nghiên cứu tính chất hoá học
Bài 28: Nhỏ dung dịch AgNO3 lần lượt vào các ống nghiệm chứa anlylclorua, etylclorua,
Clobenzen, Benzylclorua sau đó đun nóng từng ống nghiệm. Có bao nhiêu trường hợp
có kết tủa trắng xuất hiện?
A.1
B.2
C.3
D. 0
Bài 29: Cho phản ứng sau:
CH3-CH2Cl

Mg, ete

A

+H2 O

B

. Công thức của B là
A. CH3-CH3
B. CH3-CH2-MgCl
B. CH3-CH2-OH
D. CH3-CH2-CH2-CH3
Bài 30: X có công thức phân tử là C4H9Cl, đun X với dung dịch KOH trong Ancol thu
được 2 Anken là đồng phân của nhau. Kết luận nào sau đây
không đúng?

A. X là sản phẩm chính của phản ứng giữa Butan và Cl2( as, 1:1)
B. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được Ancol bậc II
C. X là Dẫn xuất halogen bậc III
D. X không tan trong nước lạnh
Bài 31: Nhóm các hóa chất có thể dùng để phân biệt các chất lỏng Anlylclorua, etylclorua,
clobenzen đụng trong các lọ mất nhãn là:
A. Dung dịch AgNO3, NaOH,HNO3
B. Dung dịch brom, HNO3,NaCl
C. Dung dịch brom, AgNO3, NaOH, HNO3
D. Dung dịch brom, KMnO4, HNO3
Bài 32: Cho bột Mg vào bình cầu chứa ete khan có lắp sinh hàn hồi lưu nối với ống hút
ẩm, lắc đều thấy bột Mg không tan. Cho tiếp Metylclorua vào hỗn hợp trên và lắc kĩ
thấy bột Mg tan. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
A. Metylclorua có khả năng hòa tan Mg còn ête thì không
B. Chỉ khi có xúc tác là Metylclorua thì ête mới có khả năng hòa tan Mg
C. Mg tác dụng với Metylclorua tạo thành sản phẩm tan được trong ete
D. Hỗn hợp Ete và metylclorua đóng vai trò như một dung môi hòa tan Mg
Bài 33: Cho một ít nước vào ống nghiệm có chứa một mẩu phenol,lắc nhẹ,mẩu phenol
không tan. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch NaOH,lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tăng dần.
Hiện tượng trên là do nguyên nhân:
A. Nước không phải là dung môi thích hợp để hòa tan phenol trong khi NaOH là một
dung môi tốt
B. Phenol không tan được trong nước, NaOH phản ứng với Phenol tạo thành sản phẩm
tan được trong nước
C. Phenol không tác dụng với nước, trong khi nó tác dụng được với NaOH
D. Phenol không tan trong nước, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo được sản phẩm
có khả năng tác dụng với nước
Bài 34: Xét chuỗi phản ứng sau:
Cl2 (1:1)
Mg

→ A →
C2H6 
hỗn hợp sản phẩm B
ete khan
¸nh s¸ng kt

Số sản phẩm trong B là?


A.2
B.3
C.4
D.5
Bài 35: Thuốc thử để phân biệt 3 ancol : Ancol butylic, ancol sec – butylic , ancol t –
butylic là:
A. ZnCl2 + HCl đặc
B. ZnCl2 và H2SO4 đặc
C. MgCl2 + HCl loãng
D. MgCl2 + H2SO4 đặc
Bài 36: Để nhận biết được sự có mặt của nước trong etanol người ta đã dùng:
A. Kim loại Na
B. CuSO4 khan
C. H2SO4 đặc
D. H2SO4 loãng
Bài 37: Oxi hóa etilenglicol có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm là hợp chất hữu
cơ?
A. 1
B.3
C.5
D.7

Bài 38: Chất X có CTPT C4H10O. Biết khi oxi hoá X bằng CuO (to) thì thu được chất hữu
cơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác, khi cho anken tạo ra từ X
cộng H2O (xúc tác H+) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 2. X có CTCT là:
A. CH3C(CH3)2OH
B. CH3CH2CH2CH2OH
C. CH3CH(OH)CH2CH3
D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Bài 39: Chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H 2 dư (Ni, to) thu
được chất hữu cơ Y. Đun Y với H 2SO4 đặc ở 1700C thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp
Z thu được poliisobutilen. CTCT của X là:
A. CH2=CH−CH(OH)CH3
B. CH2=C(CH3)CH2OH
C. CH3CH(CH3)CH2OH
D. CH2=CHCH2CH2OH
Bài 40: Nhóm hóa chất nào dưới đây được dùng để phân biệt 2 ancol đồng phân có công
thức phân tử C3H8O?
A. Na và H2SO4 đặc
B. Na và CuO
C. Na và dung dịch AgNO3/NH3
D. CuO và dung dịch AgNO3/NH3
Bài 41: Thuốc thử để phân biệt 4 chất dung dịch C6H5OH, C2H5OH, NaHCO3, NaAlO2 là:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Brom
C. Dung dịch NaCl
Bài 42: Để tinh chế phenol các chất ra khỏi hỗn hợp gồm Phenol, benzen, hexan người ta
phải dùng?
A. Dung dịch NaOH và HCl
B. Dung dịch Brom, dung dịch HCl
B. Dung dịch HCl và CO2

D. H2O và dung dịch HCl
Bài 43: Cho các chất sau: p-crezol, phenol, axit picric. Thứ tự tăng dần tính axit là:
A. p-crezol< phenol< axit picric
B. phenol C. axit picric< phenol< p-crezol
D. phenol < axit picric < p-crezol
Bài 44: Cho các chất sau: C6H5ONa, CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, NaOH. Số cặp chất
xảy ra phản ứng là:
A. 3
B.4
C.5
D.6
Bài 45: Khi cho X tác dụng với H2, Ni thu được butan-1-ol. X là
A. CH2 = C(CH3)–CH2–OH
B. HOC – CH2 –CH2 – CHO
C. CH3 –CH2 – CH2 –CHO
D. CH3 –C(CH3) = CH – OH
Bài 46: Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp HCOOH và CH3COOH trong H2SO4 đặc có
thể thu được tối đa bao nhiêu trieste?
A.3
B.4
C.5
D.6
Bài 47. Để nhận biết 4 dung dịch C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO, C2H4(OH)2 người ta có
thể dùng?
A. CuO
B.Cu(OH)2
C. NaOH
D. Na
Bài 48: Oxi hóa a gam CH3OH trong bình đựng CuO nung nóng, không chứa không khí

thấy khối lượng bình đựng CuO giảm b gam. Hỗn hợp hơi sau phản ứng được đưa qua
bình đựng H2SO4 đặc và NaOH đặc, khối lượng bình đựng H2SO4 đặc và NaOH đặc
tăng lần lượt là c gamvà d gam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. a + b =c+d và c > d
B. a + b < c +d


×