Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học phần halogen hóa học 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA
DẠY HỌC NHÓM OXI HÓA HỌC 10 NÂNG CAO

Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên hóa học 10 Nâng cao,
NXBGD.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa hóa học 10 Nâng cao,
NXBGD.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách bài tập hóa học 10 Nâng cao, NXBGD.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Hoá Học, NXBGD.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa Học, NXBGD.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vụ Trung học phổ thông "Hội nghị tập huấn


phương pháp dạy học hóa học phổ thông".

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay khao học kỹ thuật phát triển như vũ bão, hơn ai hết học
sinh phải là người nắm vững và chiếm lĩnh các tri thức khoa học kỹ thuật đó một
cách gián tiếp hay trực tiếp.
Nếu giáo viên chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho học sinh còn
lại học sinh sẽ phải tự lực vận động trí óc tìm tòi, tổng kết, phân tích, đánh giá tri
thức một cách chủ động – đó đều là những kĩ năng cần thiết trong quá trình tự học
của học sinh.
Chính vì vậy có thể khẳng định tự học là con đường đúng đắn đối với học sinh
trong quá lĩnh tri thức. Giáo viên hơn ai hết chính là những người có tầm quan
trọng trong việc định hướng và hướng dẫn các em đi theo con đường nào, hình
thức học tập nào là hiệu quả ,là đúng đắn , là chạm đích nhất – đó là con đường
tự học.
Việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh là một yếu tố quan
3


trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tự học cũng là một
phương thức học tập hó hiệu quả và song song với sự đổi mới của nền giáo dục
của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên trong
nhiều năm gần đây việc đổi mới Phuong pháp chưa tập trung nhiều vào việc
phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các em học sinh phổ thông cần dành nhiều thời
gian để tự học, tự nghiên cứu nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa
chọn cách học. Nhiều học sinh không biết phải tự học như thế nào để đạt được

hiệu quả học tập ca
Vì vậy bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một yếu tố quan trọng góp
phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là lí do tôi chọn nghiên cứu đề
tài “ Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thong qua dạy học phần
Halogen hóa học 10 nâng cao”.

4


B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Năng lực tự học là gì?
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Người cho
rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo Người:
“tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ,
không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch
kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một
cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc
học của mình”. Trong quyển Học và dạy cách học, GS Nguyễn Cảnh Toàn cho
rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có
khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân
sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri
thức đó thành sở hữu của chính mình”.
1.2.Các mặt biểu hiện của năng lực tự học nói chung
- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi
người đặc biệt HS có năng lực học tập khá giỏi. Nhờ năng lực này HS vừa tự
làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tư duy và thói quen phát hiện, tìm
tòi,…
- Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm: khả năng trình bày giả thuyết; xác định
cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh,
thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Nếu
nói rằng trong dạy học đối với HS, quan trọng nhất là dạy cho HS cách học, thì
trong đó cần coi trọng dạy cho HS kĩ thuật giải quyết vấn đề.
- Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường,
giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề.Năng lực này bao gồm các

5


khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề
mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết).
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức
mới)
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực
tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực
tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá,
thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận
dụng kiến thức.
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá
1.3. Các kỹ năng tự học
Tuỳ theo môn học mà HS có những kĩ năng phù hợp. Một cách tổng quát, đối
với HS cần phải được rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản sau:
- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ
bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.
- Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản
thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở
thực tế.
- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện

học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập...).
- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và PP học tập cho phép đạt hiệu quả học
tập cao.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá
học.
- Biết và sử dụng có hiệu quả các kỉ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo
luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.
- Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho người khác.
- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.

6


- Biết kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học.
- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
2. HỆ THỐNG CÂU HỎI GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC.
2.1. BÀI KHÁI QUÁT VỀ NHÓM OXI
1.1.Quan sát BTH gọi tên và viết kí hiệu các nguyên tố nhóm VIA – nhóm oxi.
1.2. Cho biết trạng thái tồn tại và tính phổ biến trong tự nhiên của các nguyên tố
nhóm oxi?
2.1. Cấu tạo lớp vỏ e và khả năng nhận e, tính chất đặc trưng của các nguyên tố
nhóm oxi có điểm gì giống nhau? Khác nhau? Vì sao?
2.2. Ở trạng thái kích thích cấu hình e lớp ngoài cùng, số e độc thân, số oxi hoá
có thể có của nguyên tử oxi và các nguyên tử còn lại trong nhóm có điểm gì
khác nhau?
3.1. Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm oxi biến đổi như thế
nào? Vì sao?
3.2. Viết CTHH hợp chất của các nguyên tố S, Se, Te với hiđro. Chúng có tính
chất gì giống nhau.

3.3. Viết CTCT của hợp chất hiđroxit của các nguyên tố S, Se, Te? Tính chất
chung của chúng là gì?

2.2 BÀI:

OXI

1.1.Viết cấu hình e của nguyên tử oxi và biểu diễn sự phân bố e trong các obitan.
1.2. Nhận xét số e độc thân ở lớp ngoài cùng. Từ đó viết CTCT của oxi phân tử.
Xác định dạng liên kết hoá học trong phân tử oxi.
2.1. Oxi có những tính chất vật lí nào?
2.2. Oxi tồn tại trong tự nhiên ở dạng nào? Nó được tạo ra bằng quá trình biến
đổi nào của cây xanh

7


3.1. Dựa vào cấu tạo nguyên tử hãy dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của
oxi? Số oxi hoá của oxi trong các hợp chất?
3.2. Oxi có thể tác dụng với những đơn chất nào? Viết PTHH minh hoạ. Xác
định vai trò của O2 trong phản ứng.
3.3. Oxi có thể tác dụng với các hợp chất nào? Viết PTHH minh hoạ. Xác định
vai trò của O2 trong phản ứng.
4.1. Qua thực tế và các thông tin trong SGK em hãy cho biết một số ứng dụng
của oxi trong đời sống.
5.1. Cho biết quá trình nào trong tự nhiên sinh ra oxi, viết các PTHH minh hoạ.
5.2. Những hoá chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong PTN? Chúng có
đặc điểm chung nào? Viết các phương trình điều chế oxi trong PTN.
5.3. Quan sát bộ dụng cụ tiến hành điều chế oxi trong PTN hãy cho biết vì sao
phải lắp hơi chúc ống nghiệm đựng KMnO4 xuống?

5.4. Có thể thu khí oxi bằng cách nào? Vì sao? Theo em cách nào tốt hơn? Vì
sao?
5.5. Trong công nghiệp người ta điều chế oxi từ các nguồn nguyên liệu nào? Qúa
trình điều chế oxi từ các nguyên liệu đó diễn ra như thế nào?
5.6. Quan sát sơ đồ sản xuất oxi từ không khí. Cho biết vì sao cần loại bỏ CO2,
hơi nước trước khi hoá lỏng không khí?

2.3 BÀI OZON- HIDRO PEOXIT
1.3. Từ đặc điểm cấu tạo phân tử O3 ta có nhận xét gì về tính chất của O3?
1.4. Trong tự nhiên O3 có ở đâu? Nó được hình thành do quá trình nào?
1.5. O3 là chất oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn O 2. Giải thích và viết PTHH minh
hoạ.

8


1.6. Nêu các ứng dụng của O3 trong thực tế?
2.1. Tại sao nồng độ ozon lớn
( >10-6%) ozon lại là chất gây ô nhiễm môi trường?
2.2. Thế nào là lỗ thủng tầng ozon? Tác hại của hiện tượng này?
2.3. Những chất gây ra sự phá huỷ tầng ozon? Đề xuất biện pháp làm giảm tác
động này?
3.1. Dựa vào số oxi hoá và đặc điểm cấu tạo của H 2O2, hãy dự đoán tính chất
hoá học của nó.
3.2. Tiến hành TN( hoặc quan sát TN) kiểm nghiệm các tính chất của
H2O2( không bền, tính oxi hoá, tính khử). Mô tả hiện tượng các TN, viết PTHH
của phản ứng và xác định vai trò của H2O2 trong phản ứng.
3.3. Nêu kết luận về tính chất của H2O2.
4.1. Cho biết một vài ứng dụng của H 2O2 trong đời sống, y tế, công nghiệp và
môi trường. Các ứng dụng đó vận dụng tính chất lí hoá gì của H2O2?

4.2. Tại sao người ta lại dùng H2O2 để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Đề
xuất bộ dụng cụ điều chế và thu O 2 từ H2O2? Giải thích tại sao H2O2 lại kém
bền?

2.4. BÀI: LƯU HUỲNH
1.1. Lưu huỳnh có các dạng thù hình nào? Cấu tạo tinh thể của các dạng thù hình
này?
1.2. Nhận xét về khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính bền của các dạng thù
hình nói trên?
1.3. Quan sát TN đun bột S bằng đèn cồn và nêu nhận xét: Nhiệt độ có ảnh
hưởng đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh như thế nào?

9


2.1. Viết cấu hình e nguyên tử lưu huỳnh. Xác định số e độc thân của S ở trạng
thái cơ bản, kích thích?
2.2. Lưu huỳnh thể hiện những trạng thái oxi hoá nào? Trong điều kiện nào?
2.3. Hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh.
2.4. Quan sát TN( hoặc mô phỏng TN) nghiên cứu tính chất của S. Mô tả hiện
tượng, giải thích, viết các PTHH minh hoạ và xác định vai trò của S trong các
phản ứng đó/
2.5. Nêu kết luận về tính chất của S.
3.1. Nêu một vài ứng dụng của lưu huỳnh trong cuộc sống.
3.2. Hãy mô tả một cách ngắn gọn về cách khai thác lưu huỳnh trong lòng đất
theo hình 6.10 SGK.
3.3. Điều chế S từ hợp chất thông qua quá trình phản ứng hoá học nào?
3.4. Phương pháp điều chế lưu huỳnh nói trên có ưu điểm gì đối với việc bảo vệ
môi trường?


2.5. BÀI:

HIĐRO SUNFUA

1.1. Viết CTCT của H2S và xác định loại liên kết trong H2S?
1.2. Xác định số oxi hoá của S trong phân tử H2S.
1.3. Nêu tính chất vật lí của khí H2S và dung dịch H2S?
2.1. Dung dịch H2S có tính axit rất yếu. Hãy viết các PTHH chứng minh tính
chất axit yếu của H2S? Xác định các dạng muối và điều kiện tạo ra muối này
trong quá trình phản ứng?
2.2. Giải thích cơ sở để có nhận xét: H2S có tính khử mạnh?
2.3. Quan sát các TN xác nhận tính khử mạnh của H 2S, mô tả hiện tượng và viết
các PTHH.
2.4. Xác định số oxi hoá của nguyên tố S trong sản phẩm của các phản ứng nêu
trên. Nêu nhận xét về điều kiện và khả năng bị oxi hoá của H2S?

10


3.1. Cho biết trong tự nhiên hiđro sunfua tồn tại ở đâu?
3.2. Tại sao người ta chỉ điều chế H2S trong phòng thí nghiệm mà không điều
chế trong công nghiệp? Phương pháp điều chế H2S trong PTN?
3.3. Có thể thu H2S bằng cách nào?
4.1. Hãy cho biết tính tan và một số màu sắc đặc trưng của các muối sunfua?
4.2. Khi cho dung dịch Na2S vào dung dịch các muối KCl, Pb(NO2)2, NaNO3,
CdCl2 có hiện tượng gì xảy ra? Viết PTHH của các phản ứng.
4.3. Có những cách nào để nhận ra muối sunfua? Giải thích?

2.6 . BÀI


HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH

1.1. Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố O, S ở trạng thái kích thích?
1.2. Quan sát sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử SO 2. Mô tả quá trình hình
thành này và viết CTCT của SO2.
1.3. Đọc SGK và tóm tắt các tính chất vật lí của SO2?
1.4. Dựa vào thành phần phân tử, số oxi hoá của S trong SO 2, dự đoán những
tính chất hoá học của SO2?
1.5. Viết PTHH chứng minh SO2 là một oxit axit? SO2 và axit H2SO3 có khả
năng tạo các dung dịch muối nào? Điều kiện tạo ra các muối đó?
1.6. Quan sát TN chứng minh SO2 là chất khử. Mô tả hiện tượng, viết PTHH.
1.7. Quan sát TN chứng minh SO2 là chất oxi hoá. Mô tả hiện tượng, viết PTHH.
1.8. Nêu kết luận về tính chất của SO2 và giải thích.
1.9. Từ tính chất vật lí, hoá học của SO2 chứng minh SO2 là chất gây ô nhiễm
môi trường và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng của SO2 đến môi trường.
2.1. SO2 có những ứng dụng gì có lợi cho con người và sự phát triển của nền
kinh tế?

11


2.2. Quan sát hình vẽ mô tả TN điều chế SO2 trong PTN, mô tả quá trình điều
chế và viết PTHH.
2.3. Trong công nghiệp, SO2 được điều chế bằng cách nào? Viết các PTHH của
phản ứng.
3.1. Quan sát sơ dồ hình thành SO3. Mô tả quá trình hình thành này và viết
CTCT của SO3.
3.2. Đọc SGK và tóm tắt tính chất vật lí của SO3.
3.3. Tương tự SO2, SO3 cũng là một oxit axit. Hãy viết PTHH của phản ứng
chứng minh tính chất oxit axit của SO3

3.4. SO3 ít có ứng dụng thực tiễn, là sản phẩm trung gian trong quá trình sản
xuất H2SO4. Hãy nêu phương pháp điều chế SO3 trong công nghiệp và viết
PTHH của phản ứng xảy ra.
4.1. Quan sát mô hình phân tử H 2SO4 và viết CTCT của axit sunfuric, xác định
loại liên kết hoá học, số oxi hoá của S trong phân tử H2SO4.
4.2. Nêu các tính chất vật lí của dung dịch H 2SO4. Nguyên tắc pha loãng axit
sunfuric đặc.
4.3. Nhắc lại các tính chất hoá học chung của axit và cho biết H 2SO4 loãng có
các tính chất đó không? Viết các PTHH minh hoạ.
4.4. Quan sát TN nghiên cứu tính chất oxi hoá mạnh và tính háo nước của H2SO4
đặc. Mô tả hiện tượng, giải thích và viết PTHH. Xác định vai trò của H 2SO4 đặc
trong các phản ứng.
5.1. Nêu ứng dụng của axit sunfuric. H2SO4 có vai trò như thế nào trong công
nghiệp sản xuất hoá chất?
5.2. Trong công nghiệp H2SO4 được sản xuất theo quy trình nào? Viết các PTHH
xảy ra trong các công đoạn sản xuất?
6.1. Axit sunfuric tạo thành mấy loại muối sunfat? Những muối sunfat nào

12


không tan? Màu sắc của các muối không tan đó?
6.2. Có thể dùng thuốc thử nào để nhận ra ion sunfat? Hãy tiến hành nhận biết
ion sunfat trong dung dịch H2SO4 và dung dịch Na2SO4 bằng thuốc thử đó.

2.7. BÀI :

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6

1.1. Viết cấu hình nguyên tử của O, S ở trạng thái cơ bản. Nhận xét số e độc thân

và sự khác nhau về cấu hình e của nguyên tử 2 nguyên tố này?
1.2. Viết cấu hình e nguyên tử S ở trạng thái kích thích. Xác định số e độc thân,
nhận xét số liên kết hoá học mà S có thể tham gia.
1.3. Vì sao các nguyên tố O và S đều là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá
mạnh?
1.4. Nguyên tố O có thể oxi hoá được những chất nào? Viết PTHH minh hoạ. Số
oxi hoá của nguyên tố O thay đổi thế nào?
1.5. Nguyên tố S có thể tác dụng với những chất nào? Viết các PTHH minh hoạ.
1.6. Xác định vai trò của S và sự thay đổi số oxi hoá của nó trong các PTHH
trên.
1.7. Nhận xét về tính chất giống nhau, khác nhau của đơn chất O 2 và S? Nguyên
nhân của sự giống nhau và khác nhau đó?
2.1. Viết CTCT của phân tử H2O2, xác định số oxi hoá của O trong hợp chất?
2.2. H2O2 có thể oxi hoá được những chất nào? Viết PTHH minh hoạ.
2.3. H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất nào? Viết PTHH minh
hoạ
3.1. Viết CTCT của các phân tử H 2S, SO2, SO3, H2SO4. Xác định số oxi hoá của
S trong các hợp chất.
3.2. H2S có thể tác dụng được với những chất nào? Viết PTHH minh hoạ. Xác
định sự thay đổi số oxi hoá của S, vai trò của H2S trong các phản ứng đó.
3.3. SO2 có thể tác dụng với những chất nào? Viết PTHH minh hoạ. Xác định sự

13


thay đổi số oxi hoá và nêu vai trò của SO2 trong các phản ứng đó.
3.4. H2SO4 loãng và đặc có tính chất hoá học điểm gì giống nhau? Khác nhau?
Viết các PTHH minh hoạ.

3. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ HỌC.

Dạng 1: Chuỗi phản ứng
Ví dụ 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
a.. S → FeS → SO2 → Na2SO3 → NaHSO3 → BaSO3
b. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4 → CuCl2 → AgCl → Cl2 → Kaliclorat.
c. Na2S → CuS → SO2 → H2SO4 → Na2SO4 → NaCl → HCl → Cl2.
d. H2SO4 → S → MgS → H2S → Na2S → CuS → CuO → CuCl2 → NaCl
e. S → SO2 → NaHSO3 → Na2SO3 →Na2SO4 → NaCl → AgCl → Cl2
→H2SO4 → HCl
.

Giải
t
a. S + Fe →
FeS
o

t
FeS + O2 →
Fe2O3 + SO2
o

SO2+ NaOH → Na2SO3 + H2O
SO2+ Na2SO3 + H2O → 2 NaHSO3
NaHSO3 + Ba(OH)2 → BaSO3 + NaOH + H2O
b,c,d,e Tự giải
Ví dụ 2: Xác định A,B, D,E,G, X, Y, H
a/ A + B → D ↑ (mùi trưng thối)
A + O2 → E ↑
VO
→ F

E + O2 
400 C

D+ E→A+ G
F+G→X
E + G + Br2 → X + Y
X + K2SO3 → H + E ↑ + G
C + Cl2 → F + B
Dd F + H → FeCl2 +C ↑
C + G → T ↓ (đen) + HNO3

2 5
o

b/ A + B → C ↑ (mùi trứng thối)
C + O2 → E ↑ + H2 O
B + O2 → E ↑

14


c/ A + C → D ↑
A+ B → E↑
A + F → D ↑ + H2O

D + E → A ↓ + H2O
D + KMnO4 + H2O → G + H + F
E + KMnO4 + F → A ↓ + G + H + H2O

Hướng dẫn:a) (A): S, (B): H2; (D): H2S; O2; (E): SO2; (F): SO3; (G): H2O (X):

H2SO4. (Y): HBr (H): K2SO4
Dạng 2: Nhận biết:
Ví dụ 1: Trình bày pp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:
a/NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4
b/ NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2
c/ HCl, H2SO4, H2SO3
d/ KNO3, KCl,K2SO4,K2CO3
e/ Na2CO3, Na2S, NaCl,Na2SO4
Ví dụ 2: nhận biết các khí sau:
a/ SO2,SO3, HCl,O2
b/ O2,O3,SO2,SO3
Ví dụ 3: Phân biệt các lọ mất nhãn sau:
a) Dung dịch : NaOH, H2SO4, HCl, BaCl2.
b) Dung dịch : H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4.
c) Dung dịch : KCl, Na2CO3, NaI, CuSO4, BaCl2.
d) Dung dịch : Ca(NO3)2, K2SO4; K2CO3, NaBr.
e) Dung dịch : NaCl, NaNO3, Na2CO3, Na2SO4.
f) Dung dịch : Na2SO3, Na2CO3, NaCl, MgSO4, NaNO3.
g) Dung dịch : I2, Na2SO4, KCl, KI, Na2S.
h) Bột
: Na2CO3, CaCO3, BaSO4, Na2SO4.
i) Bột
: Na2S. Na2SO3, Na2SO4, BaSO4.
Ví dụ 4: Phân biệt các khí mất nhãn sau:
a) O2, SO2, Cl2, CO2.
b) Cl2, SO2, CO2, H2S, O2, O3.
c) SO2, CO2, H2S, H2, N2¸, Cl2, O2.
d) O2, H2, CO2, HCl.
Ví dụ 5: chỉ dùng thêm một hóa chất hãy phân biệt các chấ sau:
a. 5 dung dịch: K2SO4, FeCl2, Na2SO3, NH4HS, FeCl3.

b. KOH, NaCl, MgCl2, AgNO3, HCl, HI.
Ví dụ 6: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các khí sau: O 2, O3, H2S,
SO2.

15


Ví dụ 7: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau : NaCl,
BaCl2, Na2CO3, Na2SO3
.
Ví dụ 8: Chỉ dùng thêm một thuốc thử (không dùng chất chỉ thị màu), hãy
nhận biết các dung dịch sau: Natri sunfat, Axit sunfuric, Natri cacbonat, Axit
clohidric.
Dạng 3: Giải thích chứng minh hiện tượng
Bài 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh: H 2S là một axit và là một chất
khử.
Bài 2 Tại sao điều chế Hidrôsunfua từ sun fua kim loại thì ta thường dùng axit
HCl mà không dùng H2SO4 đậm đặc?
Bài 3 Tại sao pha loãng axit H2SO4 ta phải cho từ từ H2SO4 vào nước và khuấy
điều mà không làm ngược lại.
Bài 4. Tại sao khi điều chế H2S ta khong dùng muối sunfua của Pb, Cu, Ag…?
Bài 5 Để điều chế một axit ta thường dùng nguyên tắc: dùng một axit mạnh đẩy
axít yếu ra khỏi muối, nhưng cũng có trường hợp ngược lại, hãy chứng minh.
Bài 6. Một thanh sắt để lâu trong không khí sau một thời gian không còn sáng
bóng mà mà có những vết đỏ của gỉ sắt?
Bài 7. Dẫn khí clo vào dung dịch Na 2CO3 có khí CO2 thoát ra, nếu thay khí clo
bằng: SO2, SO3, H2S thì có hiện tượng như thế không?
Bài 8. Viết phương trình chứng minh SO2 vừa có tính oxihóa vừa có tính khử.
Bài 9: Viết 5 PTHH chứng minh O2 là một chất oxihóa
Bài 10: Phân biệt O2 và O3.

Bài 11: Viết 2 PTHH chứng minh S là một chất oxihóa, 2 PTHH chứng minh
S là chất khử.
Bài 12 Cách thu gom Hg rơi rớt.
Bài 13 Viết 3 PTHH mà trong đó H 2S là chất khử, 2 PTHH mà trong đó H 2S là
một axit.
Bài 14 Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ H2S là một axit yếu nhưng là
chất khử mạnh.
16


Bài 15 Viết 3 PTHH chứng minh SO2 là một chất khử, 1 PTHH chứng minh SO 2
là một chất oxi hóa, 2 PTHH chứng minh SO2 là một oxit axit.
Bài 16. So sánh tính chất của dd HCl và dd H2SO4 loãng.
Bài 17 Giấy quì tím tẩm ướt bằng dung dịch KI ngã sang màu xanh khi gặp
Ozôn. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Dạng 4: Điều chế
Trình bày hai phương pháp điều chế Hidrôsufua từ các chất sau: S,
Fe, axit HCl.

Bài 1.
Bài 2.

Viết phương trình điều chế H2SO4 từ quặng pyrit.

Từ S, KCl, Al2O3 và H2O hãy điều chế KOH, KClO3, AlCl3, phèn
đơn, phèn kép?

Bài 3.

Từ quặng pyrit sắt, muối ăn và nước, viết phương trình điều chế:

Fe(OH)3, Na2SO3, NaSO4.

Bài 4.

Từ quặng pyrit sắt, muối ăn, không khí, nước, không khí; hãy viết
phương trình điều chế: Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước Javen, Na2SO3, Fe(OH)3,
Natri, Natriclorat, NaHSO4, NaHSO3.

Bài 5.

Từ muối ăn, nước, H2SO4 đặc. Viết các phương trình phản ứng (ghi
điều kiện phản ứng nếu có) điều chế: Khí Cl 2, H2S, SO2 , nước Javen,
Na2SO4

Bài 6.

Từ quặng pyrit sắt, muối ăn và nước, viết phương trình điều chế:
Fe(OH)3, Na2SO3, NaSO4.

Bài 7.

Từ quặng pyrit sắt, muối ăn, không khí, nước, không khí; hãy viết
phương trình điều chế: Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước Javen, Na2SO3, Fe(OH)3,
Natri, Natriclorat, NaHSO4, NaHSO3.

Bài 8.

Từ piryt sắt, không khí, nước, muối ăn (điều kiện và chất xúc tác
có đủ); hãy điều chế: Fe2(SO4)3, FeCl3.


Bài 9.

4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Chúng tổ chức thực nghiệm sư phạm đối với học sinh khối lớp 10 trường THPT
Lê Lợi trang năm học 2015- 2016.
Sau khi tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng bộ câu hỏi tự học và dạy như
phương pháp cũ. Và tiến hành bài kiểm tra 15 phút ở hai lớp.

17


Kiểm tra 15 phút: Luyện tập chương nhóm oxi
Câu 1: Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất?
A. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2O có tính oxi hóa yếu hơn.
B. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh
hơn
C. O2 và O3 cùng có tính oxi hóa, nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.
D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa yếu hơn
Câu 2: trong các câu sau đây câu nào không đúng:
A. dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.
B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá
Câu 3: Cho m gam một hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch
H2SO4 2M dư thì thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỷ khối đối với hiđro là
27. Giá trị của m là:
A. 1,16 gam
B. 11,7 gam
C. 61,1 gam
D. 6,11 gam

Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử?
A. H2SO4 + Fe
Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
B. H2SO4 + S
SO2 + H2O
C. H2SO4 + Fe3O4
FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
D. H2SO4 + FeO
Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 5: trong hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa?
A. Na2SO3
B. SO2
C. H2SO4
D. Na2S
Câu 6: Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen.
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xảy ra phản ứng oxi hóa - khử
B. Axit H2SO4 yếu hơn axit H2S
C. CuS không tan trong axit H2SO4
D. Một nguyên nhân khác
Câu 7: có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn
với 100 gam O2?
A. 228 g
B. 200 g
C. 100 g
D. 256 g
Câu 8: Phản ứng nào không dùng để điều chế khí H2S?
A. S + H2 →
B. FeS + HCl → C. Na2S + H2SO4 loãng →
D. FeS + HNO3 →

Câu 9: hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 400 ml dd NaOH C mol/l, thu được
16,7 gam muối. C có giá trị là:
A. 0,5 M.
B. 0,75 M
C. 0,7 M.
D. 0,375 M
Câu 10: Tỉ khối của hỗn hợp X gồm oxi và ozon so với hiđro là 18. Phần trăm
thể tích của oxi và ozon có trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 25% và 75% B. 30% và 70%
C. 50% và 50%
D.75% và 25%
Kết quả thu được

18


Lớp đối chứng
Các lớp

Số HS

Dưới 5

Từ 5 → 6,5 Từ 6,5 → 7,5

Lớp 10A3

45

13 28.9%


15

33.3%

9

20%

Lớp 10A4

45

12 26.7%

16

35.5% 11

24.4%

Trên 8
8 17.8%
6

11.4%

Lớp thực nghiệm

Các lớp


Số HS

Dưới 5

Từ 5 → 6,5 Từ 6,5 → 7,5

Trên 8

Lớp 10A1

47

3

6.3%

18 38.3% 10

21.2%

18

34.2%

Lớp 10A2

45

2


4,4%

16 35.5% 12

26.7%

15

33.4%

Nhận xét
Việc sử dụng bộ câu hỏi và hệ thống bài tập tự học thực sự có ý nghĩa trong việc
phát triển năng lực tự học cho học sinh. Chất lượng bài kiểm tra cuối chương
cho thấy rất rõ điều đó. Tỷ lệ học sinh yếu giảm mạnh, tỷ lệ học sinh khá, giỏi
tăng cao. Bên cạnh đó việc làm trên còn giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học
cho bản than mình trong suốt quá trình học tập cảu bản thân.

19


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Quá trình giảng dạy ở năm học vừa qua, đặc biệt là khi việc kiểm tra,
đánh giá học sinh bằng hình thức kiểm tra TNKQ, tôi nhận thấy:
Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi hiểu
nắm vững được bản chất của các quá trình hoá học.
Trong quá trình tự học, học sinh tự tìm tòi, tự phát hiện được nhiều đặc
điểm trong giải bài tập hoá học của từng loại phản ứng khác.
Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ, giảm
được tối đa thời gian làm bài.

Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy khi
giải được những bài tập hay và khó.
Rèn cho học sinh khả năng lên kế hoạch học tập, biết phân bố thời gian
học tập hợp lí giữa các môn học. Học sinh tích cực chủ động trong quá trình học
tập. Tự học tự nghiên cứu, không những môn hóa học mà còn các môn khoa học
khác cũng như cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Do thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các dạng. Các ví
dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích thiết
thực trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với
các thầy cô và học sinh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho cho đề tài, để thực sự góp phần
giúp các em học sinh trong học tập ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Người viết

20


Đỗ Thị Thu Huyền
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 5 tháng 5 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.

21




×