Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tạo hứng thú môn học và phát triển năng lực học sinh bằng việc gắn kiến thức hóa học vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.09 KB, 21 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người.
Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường không chỉ giúp học sinh có được nguồn
kiến thức khoa học vững chắc mà còn giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những
biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày, khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải
trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng thực tiễn,
các cách làm của dân gian đều có sơ sở khoa học đúng đắn. thậm chí hiểu được những
dụng ý khoa học hoá học trong cuộc sống. Vận dụng được kiến thức khoa học vào cuộc
sống. Tất cả những kiến thức học được đều quay lại phục vụ cuộc sống. Để giúp học
sinh có hứng thú học tập môn hóa và thấy được sự gần gũi của hóa học với đời sống
thực tiễn, trong quá trình giảng dạy tôi không chỉ dùng hệ thống phương pháp dạy học
tích cực mà còn luôn hướng tới phát triển năng lực học sinh, hướng tới phát triển năng
lực tìm tòi, khám phá, năng lực vận dụng giải thích, áp dụng kiến thức vào thực tiễn
……Để tránh kiến thức một cách hàn lâm, vì vậy trong mỗi bài học, tiết học tôi luôn
gắn kiến thức hóa học vào thực tiễn gần gũi, liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày để
kích thích sự ham mê môn học và giúp cho học sinh thấy được hóa học là môn học luôn
cần thiết cho cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy sự yêu thích môn học. Và đó cũng là lí
do mà tôi chọn và viết đề tài: “ Tạo hứng thú môn học và phát triển năng lực học sinh
bằng việc gắn kiến thức hóa học vào thực tiễn”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- khi giải thích được một hiện tượng thực tiễn tức là các em đã hiểu rõ đặc điểm, nội
dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa
chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong
cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
- Học sinh sẽ định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận
dụng kiến thức hóa học phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng
trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.
- Đồng thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng
dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa vào các kiến


thức hóa học và kiến thức liên môn khác.
- Thêm vào đó, các em sẽ chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải
quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên
quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải
quyết các vấn đề đó.
2. Tạo hứng thú trong học tập bộ môn hóa học và giúp cho học sinh thấy được tầm
quan trọng của hóa học với cuộc sống
- Việc lồng ghép các câu hỏi, bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết
tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú,
hăng say trong học tập. Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu, tạo động cơ
thúc đẩy học tập của học sinh
-Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và
cuộc sống đều dựa trên các cơ sở khoa học.
1


- Các em sẽ phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực
phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và môi trường.
- Gắn kiến thức hóa học vào cuộc sống thì mỗi tiết học đối với các em giờ đây ko còn là
nhàm chán, mà trở thành một nhu cầu mong muốn được tìm hiểu, khám phá. Tìm kiếm
qua sách vở, qua tiết học, qua tài liệu, thông tin trên mạng..... rèn luyện năng lực tìm
kiếm thông tin.
Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh.
Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi
chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành
công. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ kiến thức và tất cả các yếu tố phục vụ
cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có
được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn
cung cấp cho học sinh lượng kiến thức : Đủ; Đúng; Mới; Thiết thực

Với giáo viên bộ môn Hóa học, kiến thức hóa học thực tế sẽ đáp ứng mặt thiết thực
của kiến thức.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về vấn đề dùng kiến thức hóa học chương trình phổ thông để liên hệ
và giải thích các hiện tượng, các vấn đề thực tiễn gần gũi trong đời sống và xản xuất
hàng ngày đối với học sinh THPT
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tham khảo nhiều tài liệu,
bài báo, nguồn Internet có liên nhiều đến các hiện tượng thực tiễn, tham khảo các kinh
nghiệm cách làm thực tế của người dân, trao đổi cùng các giáo viên có kinh nghiệm, tìm
hiểu nguyên nhân vướng mắc từ phía học sinh, tại sao môn hóa học lại chưa hấp dẫn
học sinh; Áp dụng kiểm tra đối chứng, đánh giá và so sánh kết quả ở nhiều lớp tại
trường THPT Lê Lợi... rồi đúc rút ra để viết đề tài này.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tác động của hóa học đến đời sống con người :
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm
được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành
khoa học khám phá vũ trụ, trái đất,…
- Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành
phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản
xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời
sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày).
-Về vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính
toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng cung cấp những kiến thức về
các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học hóa học. Thông qua đó,
rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch
sẽ nơi làm việc).
- Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học :

2


- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản
về hóa học.
- Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học thực
nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng thực tế. Chính việc kiểm nghiệm lại kiến
thức bằng thực tiễn sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và kĩ các kiến thức
đã học, qua đó các em hiểu bài hơn.
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa
học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt,… thúc đẩy sự ham hỏi của học
sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng
ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để
điều chỉnh hành vi của mình.
- Tác dụng của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy
* Với người thầy :
- Mở rộng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện một số kỹ năng dạy học :
+ Kỹ năng diễn đạt.
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.
+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
+ Kỹ năng phân bố thời gian.
+ Kỹ năng giao tiếp
- Kích thích lòng ham thích học tập của học sinh
- Tạo ra giờ học lý thú bổ ích. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất
nhiều câu hỏi đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu không khí của lớp sẽ trở nên
sôi động, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào bài giảng.
- Gần gũi với học sinh. Khi giáo viên thực hành các kỹ năng nhằm tăng hứng thú
học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với học sinh. Nhờ đó mà sẽ
tạo được ấn tượng tốt với học sinh

*Với học sinh :
- Các em trở nên yêu thích môn hóa. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề
hóa học, được tham gia vào các hoạt động thực tế… Các em sẽ có hứng thú với môn
học vì các em đã nắm được tầm quan trọng của môn học, từ đó nâng cao được kiến
thức.
- Hình thành năng lực tư duy trước một vấn đề thực tiễn, năng lực vận dụng giải
quyết vấn đề, gắn học đi đôi với hành, sử dụng sách các nguồn thông tin… hình thành
kĩ năng sống đúng khoa học.
- Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CỦA
ĐỀ TÀI
Đa số học sinh chưa hứng thú với bộ môn hóa học, cho rằng học hóa khó, cảm
thấy lí thuyết hàn lâm và quá nhiều, các giờ học hóa học sinh thấy nhàm chán, chưa biết
tác dụng của môn hóa học. Số học sinh đăng ký đầu vào các khối thi ĐH, CĐ có môn
hóa giảm sút mạnh. Trước tình trạng đó tổ bộ môn hóa học chúng tôi đã tìm ra nguyên
nhân để khắc phục là do chủ yếu ở các lớp dưới học sinh không có hứng thú với môn
hóa học. tất cả những tồn tại trên là do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số
khuyết điểm :
3


- Còn thiên về lý thuyết thiếu thực tế. giáo viên còn chưa kịp đổi mới dạy học từ
định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực nên học sinh đa số thụ động.
- Chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức hóa học có ứng dụng nhiều trong
thực tiễn.
- Do đầu vào thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các tượng liên quan
đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn, chưa gắn hóa học với đời sống sản xuất.
Vì vậy để tạo hứng thú và giúp cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của
môn hóa với đời sống và sản xuất bản thân tôi đã đưa ra kế hoạch dạy học lồng ghép,
tích hợp và tổ chức thêm các buổi ngoại khóa cho học sinh hiểu thêm về môn hóa thấy

môn hóa rất gần gũi với đời sống hàng ngày, sau một năm học trong kỳ thi kiểm tra chất
lượng cuối năm lớp 10 số lượng học sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký chuyển học
khối A, B tăng lên rõ rệt.
* Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn,để phát triển năng lực cho học sinh, để tạo hứng thú trong
việc học môn Hóa học thì việc liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy là cần thiết.
III. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của các vấn đề thực tiễn, việc truyền đạt cho
học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông
qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi,
cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, và cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh;
cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm
tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các
cuộc thi,các câu lạc bộ hóa học,….
1. Sử dụng trong giảng dạy bài mới :
Trong các giờ giảng bài mới giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau
để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng, thuận lợi nhất là hai phương pháp tích
hợp và lồng ghép.
-Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực
tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ: Khi giảng bài về “Các hợp chất của cacbon”, bên cạnh giảng về vai trò làm chất
khử của CO trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, giáo viên cần kết
hợp với kiến thức về khả năng gây ngộ độc của CO, triệu chứng bị ngộ độc. Các nguồn
sinh CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh. Hoặc khi giảng về khí CO 2, song
song với việc giảng về vai trò của CO 2 đối với quá trình quang hợp của cây xanh, đồng
thời giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO 2, và giáo dục học
sinh nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường và cuộc sống.
Hoặc khi dạy bài “Photpho”, giáo viên giải thích hiện tượng “Ma trơi”, thông qua đó,
giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoa học các vấn đề trong cuộc sống,
tránh những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kém hiểu biết. Đôi khi chỉ một vài câu

liên hệ của giáo viên cũng gây được ảnh hưởng tốt cho học sinh.
-Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào
bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.
Ví dụ: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta lại bị sâu
răng? Đặc biệt là khi ăn các thức ăn ngọt?” Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối
giáo viên có thể đặt câu hỏi “Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”. Hoặc trong
4


bài “muối amoni” giáo viên có thể yêu cầu học sinh ““giải thích vì sao trước khi hàn
người ta thường rắc một lớp bột amoniclorua lên bề nặt kim loại và nung nóng?”, “tại
sao NH4HCO3 được dùng làm bột nở ?”….Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vận
các dụng kiến thức trong bài để giải quyết vấn đề đặt ra và bổ sung thêm cho học sinh
những kiến thức có liên quan đến vấn đề nhưng không nằm trong phạm vi kiến thức
hóa học như vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe,….
2. Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá:
Trong các giờ bài tập, giáo viên có thể đưa vào các bài tập có nội dung thực tiễn mà
học sinh có thể vận dụng được những kiến thức trong nội dung luyện tập để giải quyết
hoặc thông qua một bài tập có nội dung lý thuyết, sau khi giải quyết xong giáo viên
thông tin thêm những kiến thức thực tiễn có liên quan.
Một số câu hỏi hoặc bài tập mang tính thực tiễn nhưng nội dung trả lời ngắn gọn và chỉ
vận dụng thuần túy các kiến thức lý thuyết trong các chương, bài mà học sinh đã được
cung cấp có thể đưa vào các đề kiểm tra 15phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ…. Chẳng hạn,
khi kiểm tra chương 1, trong chương trình lớp 11 “Sự điện li” có thể đưa vào các câu
như: Vì sao nước cất để lâu ngày ngoài không khí lại có PH 7?.....
3. Sử dụng thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
Giáo viên hóa học nên tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học, các buổi ngoại
khóa về hóa học, các cuộc thi hóa học vui,…. nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng
những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say mê hóa học, đồng
thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh thói quen luôn thắc

mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sống và phải tìm cách giả quyết
cho được các vấn đề đó. Ví dụ, khi tham gia câu lạc bộ nhiều, học sinh sẽ tự mình đưa
ra thắc mắc vì sao người ta lại quảng cáo “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng
chắc khỏe”? “Vì sao những người ăn trầu thường có răng rất chắc và không bị sâu
răng?”, “Vì sao phải bón đạm cho cây?”….. Từ đó, học sinh tự tìm cách để giải quyết
vấn đề, dần dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG ĐỂ TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP
TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
KHỐI 10
Bài 30-Clo:
Nước máy là nguồn nước sạch được công ty cấp nước cung cấp để người dân dùng
trong sinh hoạt và đời sống. Khi dùng nước máy em có ngửi thấy mùi của khí gì?Hãy
giải thích tại sao lại có mùi đó
Để làm sạch nước người ta sục vào nước một lượng nhỏ clo thì sẽ có tác dụng sát
khuẩn do clo tan một phần trong nước(gây mùi) và phản ứng một phần với nước:

→ HCl +HClO
H2O + Cl2 ¬


HClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật,
làm cho vi sinh vật chết
Như vậy khi giải thích đc hiện tượng thực tiễn này thì học sinh đã nắm được tính diệt
khuẩn của HClO và ứng dụng của khí Clo
Bài 31- Hidroclorua- Axit clohidric
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
5


Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong

dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001
mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit
clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường,
bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ
được.
Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều
mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH
> 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc
bệnh ợ chua.
Khi bị đau dạ dày người bệnh lại dùng thuốc Nabica. Vậy thuốc nabica là gì và Vì
sao nabica uống vào lại làm giảm đau dạ dày?
Thành phần của nabica có NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm
giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Giải thích trên giúp cho học sinh nắm được tính chất của muối NaHCO3 là muối của
axit yếu và có tính lưỡng tính nên td được với axit
Bài 34- Flo
Ngày nay người ta dùngnồi, chảo chống phổ biến. Em có biết vì sao “chảo không
dính” khi chiên rán thức ăn lại không bị dính chảo?
Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử.
Đó là politetra floetylen là một hợp chất của Flo
(-CF2-CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen
chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit
vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung
dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun
với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng
xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì
cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên
250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng

các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Giải thích được hiện tượng trên giúp cho học sinh có thêm hiểu biết nguyên tố Flo có
một hợp chất rất bền, bền với nhiệt độ, bền trong các môi trường axit, bazo, chất
oxihoa
Trong ngệ thuật điêu khắc có những bức tranh được khắc trên chất liệu thủy tinh rất
đẹp. Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội,
dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì
thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Qua đó khắc sâu cho học sinh tính chất đặc biệt là tính ăn mòn thủy tinh của axit HF
Bài 36- Iot
6


Hàng năm bộ y tế khuyến cáo người dân dùng muối iot trong bữa ăn. Tại sao phải
ăn muối iot ?
Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Theo các
nhà khoa học mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp 1.10-4- 2.10-4g iot
Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có
trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến
giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.
Qua đó giúp học sinh hiểu được Iot có trong tuyến giáp trạng của con người và tầm
quan trong của nó đối với cơ thể. Sự nguy hiểm khi thiếu iot
Bài 42- Ozonvà hidropeoxit
Sau những ngày nắng nóng kéo dài, thời tiết oi bức khó chịu chúng ta thường thấy
xuất hiện những cơn giông sau cơn giông ta cảm giác không khí trong lành , con
người khoái dễ chịu. Vì sao lại như vậy
Sau những ngày nắng to thường có những cơn giông, trong cơn giông hay có sấm sét,
tức là có hiện tượng đánh tia lửa điện qua không khí , khi đó đã biến một phần nhỏ oxi

trong không khí thành một lượng nhỏ khí ozon.
3O2 UV
→ 2O3
Khí ozon sinh ra có tính sát khuẩn, diệt trùng cùng với nước mưa đã dội hết các bụi
bẩn trong không khí nên không khí sau cơn mưa đã được diệt khuẩn, sạch hơn và trở
nên trong lành, con người có cảm giác khoan khoái dễ chịu khi hít thở bầu không khí
trong lành
Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện
UV
cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng: 3O2 →
2O3
Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng.
Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá
hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở
phụ nữ mang thai, ...Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu
ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu
tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do
ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
Sau khi giải thích được hiện tượng trên học sinh sẽ nắm được cách hình thành ozon từ
oxi và tính diệt khuẩn, khử trùng của ozon, nhưng nếu nồng độ vượt qua sđộ cho phép
thì không tốt cho sức khỏe
Bài 43 : Lưu huỳnh
Thủy ngân là kim loại rất độc với sức khỏe con người và nó có trong nhiệt kế đo
nhiệt độ. Khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì làm thế nào để nhanh chóng hạn
chế tính độc của thủy ngân được?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc.
Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị
phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta

phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo
thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
7


Hg + S → HgS
Qua đó học sinh sẽ được nắm rõ phản ứng của Hg với S xảy ra ở nhiệt độ thường
Bài 44- Hidrosunfua
Khí hiđrosunfua có độc đối với người?
Khi hít phải H2S khí này vào máu, phá hủy hemoglobin của máu
H2S + Fe2+ (trong hemoglobin) → FeS↓ + 2H+

Như vậy khí này phá hủy huyết cầu tố trong cơ thể nên rất độc
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao.
Chính lượng H2S sẽ phá hủy hemoglobin trong máu tạo ta FeS không tan gây nghẽn
mạch làm cho cơ thể mệt mỏi, nặng có thể gây tử vong. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì
Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh.
Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
(đen)

Khi được liên hệ và giải thích điều này giúp HS nắm vững được phản ứng đặc biệt H2S
với Ag và hiểu được tính độc của H2S
Bài 45: Hợp chất có oxi của Lưu huỳnh
Tại sao với các nước công nghiệp phát triển hay có hiện tượng mưa axit “Hiện
tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các
khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ
xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H 2SO4

và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là
H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm
từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ
thường cho bạn ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng, bạn có biết đó là thứ bột gì?
Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường phải chụp
X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận xương cốt, bởi vì
tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp có thể lưu lại những hình
ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh
chụp không rõ nét.
Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang bởi vì
BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dạ
dày.
8


KHỐI 11
Bài 10 : Nitơ
Ca dao Việt Nam có câu:“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà
lên” Em có hiểu ý nghĩa của câu ca dao đó?
Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo

sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao.
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện)
thì:
2N2 + O2 → 2NO
Sau đó:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO 3−
( Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp
khoảng 6-7 kg nitơ dưới dạng hóa hợp
Gắn với hiện tượng thực tiễn này giúp HS khắc sâu được quá trình tạo HNO3 tự nhiên
Bài 11 : Amoniac và muối Amoni
Khi ăn bánh bao thường thấy rất xốp và thi thoảng còn có mùi khai. Em có biết vì
sao?
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH 4HCO3 vào bột mì. Khi nướng
bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và
nở.
NH4HCO3(r) → NH3↑ + CO2↑ + H2O↑
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
Qua đây giúp Hs khắc sâu được khả năng kém bền nhiệt và ứng dụng của NH4HCO3
Bài 12 : Axit Nitric và Muối Nitrat
Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước
khi người Châu Âu biết đến thuốc nổ. Giải thích ý nghĩa của công thức kinh nghiệm
“nhứt đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm”
Thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều: diêm tiêu KNO 3, than gỗ C và lưu
huỳnh S theo tỷ lệ khối lượng;

Khối lượng gam
%

Phản ứng chủ yếu:

KNO3
202
74,82%

S
32
11,85%

C
36
13,33%

Hỗn hợp thuốc nổ
270
100%

2KNO3 + S + 3C → K2S + N2↑ + 3CO2 ↑

Kết quả là thuốc nổ đen cháy tạo ra một thể tích khí lớn gấp khoảng 2000 lần thể tích
thuốc nổ ban đầu. Nó sẽ cháy yên lặng trong bình hở và sẽ nổ tung trong bình kín.Công
thức kinh nghiệm thuốc nổ đen: nhất đồng thán (một phần than), bán đồng sinh (nửa
phần lưu huỳnh), lục đồng diêm (sáu phần diêm) gần đúng với công thức thuốc nổ đen
hiện dùng:
15% C + 10% S + 75% KNO3
9


Bài 14 : Phôtpho

Người ta thường thấy những con chuột sau khi trúng thuốc thường chết bên các
vũng nước. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn
thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn 3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất
mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh
chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm
bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được
dùng với mục đích trên. Tuy nhiên đây là loại thuốc rất độc nếu sơ xuất có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy dùng loại thuốc này phải hết sức cẩn thận tuân
thủ nghiêm ngặt hướng dẫn trên bao bì.
Như vậy với việc giải thích hiện tượng trên giúp cho Hs ko chỉ biết mối quan hệ chặt
chẽ giũa lí thuyết hóa học với đời sống mà còn giúp học sinh nắm được tính thủy phân
mạnh của Zn3P2 và tính độc của PH3 với cơ thể
“Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật
chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150 oC thì nó mới
cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính
lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời
nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma
trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một
hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm
lành mạnh.

Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi
khai ?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân
hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới
tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO 2 và amoniac
NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động:
NH3 + H2O → NH +4 + OH( pH < 7, nhiệt độ thấp)
NH +4 + OH- → NH3 + H2O
( pH > 7, nhiệt độ cao)
Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa
trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không
10


khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Bài 16 : Phân bón hóa học
Khi bón phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu có được trộn với
với vôi trong Ca(OH)2?
Nếu trộn thì
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 → 2NH3 ↑ + CaSO4 ↓ + 2H2O (1)
2NH4NO3 + Ca(OH)2 →2NH3 ↑+ Ca(NO3)2 + H2O (2)
Nước tiểu có chứa hàm lượng ure CO(NH 2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển ure thành
(NH4)2CO3:
CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3 (3)
(NH4)2CO3 dễ bị phân hủy khi trời nắng theo phản ứng:
(NH4)2CO3 → NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O
NH3 bị mất mát do phản ứng trên làm mất đạm
Vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cây?

Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Bài 20 : Các bon
Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi
Do than củi xốp có tính hấp phụ( tính chất hấp phụ của than hoạt tính) nên hấp phụ mùi
khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Bài 21: Hợp chất của Cacbon
“Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào ?
Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO 2 hoặc CO2 hóa
lỏng. Đây là các tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp hơi lạnh bằng cách biến đổi trạng thái:
đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng.
nước đá khô( không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ
ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp
các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất
tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt-màu
sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự
bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.Bảo quản thực phẩm
bằng cồn khô là cách rất tốt hiện nay
“Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là
những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến
100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ
mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO 2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất
làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO 2
trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO 2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của
các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh.
Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí
CO2
11



Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2( CO2 có
tính oxihoa) Thí dụ
2Mg + CO2 → 2MgO + C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C + O2 → CO2
Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO 2. Tuy nhiên một
số đám cháy có các kim loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa
cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng
HS nắm được tính oxihoa của CO2 tác dụng được KL hoạt động mạnh
Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO 3) mà người ta vẫn hay gọi là
“ bột magiê”. MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành
thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó đối với các vận
động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. MgCO 3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời
tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể
nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
Bài 43 : Akin
Có được ném đất đèn xuống ao cá không?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC 2, khi tác dụng với nước sinh ra khí
axetilen và canxi hiđroxit.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Axetilen có thể tác dụng với H 2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương
đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Qua đó Hs nắm đc tính chất thủy phân của đất đèn và là cách điều chế C 2H2. Khả năng
tạo ra anđehit axetic từ axetilen và tính độc của anđehit axetic
Bài 42 : Khái niệm về Tecfen
Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần?
Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng,
buổi chiều màu hồng đậm hơn.

Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam,
đỏ. Đó là sự thay đổi của chất caroten có trong thực vật.
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đóa hoa. Trong sữa động vật, trong
chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong của cà rốt ( chất màu vàng da
cam). Caroten là một hiđrocacbon có công thức phân tử C40H56.
Bài 51 : Dẫn xuất halozen
Xem thể thao chúng ta thấy “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất thì
nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị
thương đứng lên tiếp tục thi đấu”Vậy các nhân viên yte đã phun thứ thuốc gì mà có
tác dụng nhanh như vậy?
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng phương
pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất
làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có tos là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến
thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với
12


da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu
nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không
truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ
nên vết thương không bị chảy máu.Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ
cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị vết thương
Bài 54 : Ancol
Để kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở người lái xe người ta dùng một dụng cụ cho
lái xe thở vào . Tại sao làm như vậy lại phát hiện được lái xe có uống rượu hay
không?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là ancol etylic. Đặc tính của ancol
etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người
chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO 3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất

ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO 3 khi gặp rượu etylic sẽ bị
khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen. Sự đổi màu của chất đựng trong
dụng cụ cho biết người lái xe có uống rượu hay không
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua
màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là
cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 o thì nồng độ cồn quá cao
làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn
không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 o
thì hiệu quả sát trùng kém.
Bài 61 : Axit cacboxylic
Một hiện tượng rất quen thuộc hàng ngày. Khi dùng nước rau muống ta thường vắt
chanh vào thì thấy nước rau muống đang xanh lại chuyển sang màu đỏ?
Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi
màu khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa
7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu
nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm
canxi.
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi
là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2
Vì sao dùng dao (bằng thép) cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen
Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, nó tác dụng
với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất
nhiều tanin.
HS hiểu được các hiện tượng thực tiễn trên sẽ thấy hóa học rất gần gũi với cuộc
sống và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống một cách đúng đắn và có hiệu quả
hơn. Khiến học sinh yêu thích môn học hơn.

13


KHỐI 12
Bài 2 : Lipit
Trong thực tế khi dùng dầu, mỡ để laaun ngày ta thường thấy có mùi hôi, thậm chí còn
bị ôi thiu. Nguyên nhân tại sao em có biết?
Nguyên nhân của quá trình ôi thiu dầu mỡ có nhiều như dầu mỡ có lẫn nước,
hay những tạp chất khác...song chủ yếu là sự oxi hoá liên kết đôi bởi oxi không khí tạo
thành peoxit, sau đó peoxit bị phân huỷ thành anđehit và xeton có mùi khó chịu. Vì
vậy, dầu thực vật( chứa chủ yếu là chất béo không no) nhanh bị ôi thiu hơn mỡ động
vật (chứa chủ yếu là chất béo no). Song thực tế, ta lại thấy mỡ động vật nhanh bị ôi
thiu hơn dầu thực vật, vì trong quá trình sản xuất dầu ăn người ta thường cho thêm một
lượng nhỏ chất chống oxi hoá là một số dẫn xuất của phenol. Để hạn chế sự ôi thiu của
dầu mỡ thì chúng ta nên đậy kín sau khi sử dụng và không nên tạo ra những khoảng
trống trong các lọ đựng.
Giúp HS biết cách sử dụng và bảo quản dầu, mỡ
Bài 5 : Glucozơ
Khi dùng mật ong để lâu thường thấy có lớp đường kết tinh phía dưới, tại sao có hiện
tượng đó và loại mật ong đó có tốt không?
Mật ong có chứa glucozơ, khi để lâu glucozơ kết tinh gây ra hiện tượng đóng
đường dưới đáy chai. Loại mật ong như vậy là mật ong nguyên chất không pha thêm
đường.
Như vậy giúp HS biết được chất lượng thật của mật ong, phân biệt với mật ong
giả và hiểu được giá trị dinh dưỡng của mật ong
Bài 11 : Amin
Tại sao khi chế biến các món ăn từ cá người ta hay dùng cùng giấm(hoặc quả chua)
Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá, đặc biệt là lớp
màng đen bám bên trong khoang bụng cá. Để khử mùi tanh này, ta dùng giấm, mẻ hoặc
các quả có vị chua như khế, chanh...có tính axit sẽ trung hoà amin tạo ra muối amoni

làm mất mùi tanh khó chịu
Học sinh vừa nắm vững tính bazo của amin, vừa có thêm kiến thức bổ ích trong
cuộc sống.
Hoặc người ta có thể dùng rượu làm mất mùi tanh của cá?
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin
CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì
trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu
có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chỗ
ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một
lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Bài 13 : Peptit - protein
Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. Khi vắt chanh vào sữa sẽ làm
tăng độ chua tức làm giảm độ PH của dung dịch sữa. Tới PH đúng với điểm đẳng điện
của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho
lên men tiếp.
14


Khi nấu các món ăn từ đậu có nên cho muối quá sớm? làm thế đậu có nhanh nhừ
hơn không?
Trong đậu nành khô nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, lớp
vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu nước bên ngoài sẽ thấm vào trong đậu, làm đậu nở
to ra, sau một thời gian các tế bào trong đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu
ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài sẽ không đi vào trong đậu, thậm chí nước
trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước lớn hơn nhiều so với
nồng độ muối trong đậu nếu cho quá nhiều. Vì vậy, khi nấu cháo đậu không nên cho
đường, muối quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm, gây khó
khăn cho sự thẩm thấu nước vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu

hoá thức ăn.
Giúp cho HS biết cách chế biến và nấu đồ ăn đúng cách
Khi làm đậu phụ người ta phải thêm nước chua vào nước đậu phụ để làm gì?
Hạt đậu có chứa hàm lượng protein thực vật đáng kể, lượng protein này tan
trong nước thành nước đậu dưới dạng dung dịch keo. Người ta phải cho nước chua vào
để làm đông tụ protein (protein ở dạng rắn), sau đó ép lại thành miếng đậu theo nhu
cầu sử dụng.
HS hiểu được tính đông tụ của protein trong môi trường axit
Một hiện tượng thực tế là sữa tươi để lâu trong không khí bị vón lại?
Là do một số chất trong sữa lên men tạo môi trường axit gây nên sự đông tụ
protein, trường hợp này thì sữa đã bị nhiễm khuần nên không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Khi bị ngộ độc bởi chì trong thức ăn, người ta khuyên nên uống ngay nhiều sữa?
Để protein trong sữa kết hợp với muối chì gây nên sự đông tụ protein bất thuận
nghịch, cơ thể khó hấp thu sẽ hạn chế tính độc của chì.
HS biết được ngộ độc chì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Việc
đưa ra một cách đơn giản để giải độc chì là một kinh nghiệm thực tế cần thiết cho mọi
người. Học sinh biết vận dụng bài học của mình để sơ cứu khi cần thiết là điều rất có ý
nghĩa..
Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau, quả có vị chua thì nhanh nhừ hơn?
Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thuỷ phân
protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá nhanh nhừ hơn.
Đây là tính chất thủy phân của protein trong môi trường axit
Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh sẽ đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu sắc bài học hơn.
Từ khái niệm ptotein và tính chất hoá học của peptit (đã học), học sinh sẽ tìm cách trả
lời câu hỏi trên. Từ đó, mà nâng cao kỹ năng phân tích và tư duy của học sinh.
Bài 17 : Vật liệu Polime
Em có biết phân biệt các chất liệu vải không. Phân biệt như thế nào?
Căn cứ vào bản chất của có chất liệu làm nên vải ta có thể nhận biết cách đơn giản

sau:
- Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi
như đốt giấy và tro có màu xám đậm.
- Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi
khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan.
15


- Nếu vải làm bằng lông cừu( len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có
mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh
giòn, bóp tan ngay.
- Nếu vải làm bằng sợi visco: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi
như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít.
- Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm ,thành giọt dẻo màu nâu
đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dễ bóp
- Nếu vải làm bằng sợi poliamit(nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co
vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, khi nguội thì biến thành cục cứng có
màu nâu nhạt, bóp khó nát.
Bài 29 : Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Vì sao uống xođa NaHCO3 lại có tác dụng giải khát?
Dạ dày có môi trường axit, khi uống xođa NaHCO3 sẽ xảy ra phản ứng
HCO3- + H+ CO2 + H2O
Khí CO2 sinh ra hấp thụ nhiệt của cơ thể và thải ra ngoài qua đường hô hấp, làm
giảm nhiệt độ cơ thể, nên có tác dụng giải khát.
Một trong những ứng dụng của cao su là dùng để làm đệm, bằng cách nào để tạo độ
xốp cho cao su?
Trong công nghệ tạo xốp cho cao su, người ta thường dùng phối hợp natri
hiđrocacbonat với axit stearic. Axit stearic ngoài tác dụng chính là phản ứng với natri
hiđrocacbonat giải phóng khí cacbon đioxit, còn có tác dụng hoá dẻo và tăng trợ lưu
hoá hỗn hợp cao su.

Sau khi đi bơi, tóc thường khô do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Nếu dùng
nước xôđa để gội đầu thì tóc sẽ trở lại mượt mà và mềm mại. Hãy giải thích việc làm
đó.
Clo được dùng làm chất chống tạo rong rêu trong vệ sinh bể bơi theo phản ứng
sau: Ca(OCl)2 + 2H2O → 2HClO + Ca(OH)2

Canxi hipoclorit phản ứng với nước tạo axit hipoclorơ là một tác nhân hoạt động. Ở
pH bằng 7,0 có 27,5% axit ion hoá thành ion hipoclorit không hoạt động. Phần axit
hipoclorơ còn lại (72,5%) chuyển thành clo dùng làm sạch hồ bơi. Một lượng nhỏ
Ca(OH)2 là nguyên nhân chủ yếu làm khô tóc. Khi gội bằng NaHCO 3 sẽ xảy ra phản
ứng sau, loại bỏ Ca(OH)2 khỏi tóc, tóc mềm mượt trở lại:
NaHCO3 + Ca(OH)2CaCO3 + Na2CO3 + H2O
Những người thợ lặn lâu dưới nước lấy khí oxi ở đâu để thở ?
Natri peoxit (Na2O2 ), kali supeoxit (KO2 ) là những chất dễ dàng hấp thụ khí
cacbonic và giải phóng khí oxi theo phản ứng sau:
Na2O2 + CO2  Na2CO3 + 1/2O2
16


2KO2 + CO2  K2CO3 + 3/2O2
Do đó chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để phục vụ quá trình
hô hấp của con người.
Dùng bột giặt ngày nay thấy quần áo rất trắng. Người ta thường cho thêm chất gì
vào bột giặt để giúp quần áo trắng hơn?cách tốt nhất để bảo quản bột giặt làgì?
Người ta thường cho Natri peoxit (Na2O2). Vì khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là
một chất oxi hoá mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng
của bột giặt người ta thường cho thêm Na2O2.
Na2O2 + 2H2O → 2 NaOH + H2O2 ;
2H2O2 → 2H2O + O2 ↑.
Cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là .Để trong một hộp có nắp kín để nơi râm mát.

Mặc dù Na2O2, KO2 là những hợp chất không được giới thiệu trong chương trình học.
Nhưng để giúp học sinh có thêm hiều biết về ứng dụng trong đời sống hằng ngày của
các nguyên tố kim loại kiềm. Tôi đã nêu ra vấn đề cho HS tìm hiểu và giải đáp .
Bài 31 : Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
Em có biết hỗn hợp vôi vữa dùng trong xây dựng được tạo ra như thế nào. Tại sao
chúng lại có tác dụng đông cứng và kết dính
Người ta tiến hành trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lượng nước vừa đủ ta
thu được một khối nhão gọi là vữa vôi dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau
trong các công trình xây dựng. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt
với gạch, đá.
Chủ yếu là nhờ CO2 trong không khí và SiO2 trong vữa vôi tác dụng với
Ca(OH)2 tạo ra chất rắn, hơi nước bay hơi. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần
và gắn chặt với gạch, đá.
CO2 + Ca(OH)2CaCO3 + H2O
SiO2 + Ca(OH)2 CaSiO3 + H2O
Để khử chua cho đất, người nông dân thường dùnggì để bón ruộng
Người ta thường dùng vôi toả để bón ruộng, lưu ý người ta không dùng vôi sống bón
trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà phải dùng dùng vôi toả
Cách làm vôi toả như sau: để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài
ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn, do sự hút ẩm trong không khí của CaO
tạo ra Ca(OH)2. Khi dùng vôi bột để bón ruộng Ca(OH) 2 sẽ trung hoà môi trường axit
của đất (khử chua). Không thể dùng vôi sống để bón ruộng, vì phản ứng :
CaO + H2O Ca(OH)2 + Q, nhiệt lượng toả ra sẽ làm chết cây trồng.
Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy
nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do
nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy
giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá.
Về mùa mưa, ở nhiệt thường, CaCO 3 tan dần trong nước có hoà tan khí CO 2,
nhất là nước mưa, tạo ra Ca(HCO3)2 làm tan đá vôi.
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Về mùa khô, khi áp suất CO 2 giảm đi thì Ca(HCO 3)2 bị phân huỷ tạo ra CaCO 3
kết tủa tạo ra những nhũ đá và măng đá trong hang động. Như vậy, tính trung bình cứ
17


mỗi năm lại tạo thêm một lớp đá trên các măng đá. Người ta có thể dựa vào điều này
để tính tuổi của các núi đá vôi.
Em có biết cách bảo quản trứng tươi lâu
Để bảo quản trứng tươi lâu hơn người ta thường ngâm trứng vào dd nước vôi, vì
trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh vật có thể
xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ trong trứng tăng
làm trứng nhanh bị hỏng. Khi ngâm trứng trong dung dịch nước vôi sẽ xảy ra phản
ứng sau:
CO2 + Ca(OH)2CaCO3 + H2O
CaCO3 sinh ra bịt các lỗ khí đó ngăn cản không khí và vi sinh vật có thể xâm
nhập vào trứng, hơi nước trong trứng không thoát ra được, trứng được tươi lâu hơn.
Đây là kinh nghiệm nhỏ trong đời sống hằng ngày, về mỗi gia đình học sinh có thể
vận dụng rất tốt
Tại sao trong công nghệ sản xuất bia, người ta lại dùng axit lactic để xử lý nguồn
nước?
Nước là nguyên liệu quan trọng trong ông nghệ sản xuất bia. Chất lượng của
nguồn nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bia nên nước được xử lí rất kĩ. Người ta
dùng axit lactic để khử độ cứng tạm thời theo phương trình hoá học sau:
2CH3CH(OH)COOH + Mg(HCO3)2(CH3CH(OH)COO)2Mg + 2CO2+ 2H2O
muối lactat của canxi, magie không tan trong nước, lắng xuống và phần nước phía trên
là nước mềm. Axit lactic còn có tác dụng làm giảm pH của nước nhằm tăng cường
hoạt lực của hệ enzim thuỷ phân trong nước.
Bài 34: Một số hợp chất quan trong của nhôm
Có nên dùng nồi nhôm để nấu đồ ăn chua hay đựng đồ ăn chua quá lâu trong nồi
nhôm?

Canh chua có môi trường axit một phần sẽ tác dụng với nhôm hoặc oxit nhôm
3+
tạo Al ,không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng đúng cách để bảo vệ sức
khoẻ cho mình và mọi người trong gia đình.
Các vùng nông thôn chư có nguồn nước máy họ thường làm trong nước như thế
nào?
Dùng phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, khi hoà tan vào nước
xảy ra sự thuỷ phân như sau :
Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H+
Al(OH)3 sinh ra là những nhân keo hút các chất rắn còn lơ lửng trong nước làm cho
kích thước của các hạt keo đủ nặng và lắng xuống làm rong nước.
Rất nhiều vùng ở nông thôn Việt Nam còn chưa được sử dụng nước máy trong sinh
hoạt, mà dùng nước giếng đào, giếng khoan...nên kinh nghiệm này rất thiết thực.
Bài 38 : Crom
Dây tóc bóng đèn tròn được làm từ gì?
Phải ở nhiệt độ khoảng 3000oC mới có thể phát sáng, vonfram (W) có nhiệt độ
nóng chảy cao 3410oC, nên có thể chịu được nhiệt độ cao đáp ứng yêu cầu làm dây
tóc. Hơn nữa, W có thể dát mỏng và có điện trở phù hợp, vì nếu kim loại có điện trở
nhỏ thì gây đoản mạch, nếu kim loại có điện trở lớn thì hiệu suất toả nhiệt thấp nên
hiệu suất phát sáng thấp.
18


Như vậy HS biết được dây tóc bóng đèn tròn làm từ kim loại wonfram. Và nắm
đc wonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.
Bài 41: Hợp chất của sắt
Nhiều gia đình khi dùng nước nước giếng khoan khi vừa bơm lên rất trong, nhưng
để trong không khí một thời gian thì bị vàng. Làm thế nào để nước trong trở lại ?
Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt
(II) sunfat là muối tan không màu.Khi bơm lên hợp chất Fe(II) bị oxi hoá thành

Fe(III) ở dạng sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ làm cho nước có màu vàng, gây
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng một số
các phương pháp đơn giản để loại bỏ sắt như sau: Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để
cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc
hoặc sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
Bài 44: Sơ lược về một số kim loại khác
Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ xanh, Em có biết làm cách nào để đồ dùng của nhà
mình sẽ sáng đẹp như mới. Hãy giải thích cách làm đó?
Thành phần hoá học chủ yếu của lớp gỉ đồng là muối đồng cacbonat và đồng
hiđroxit. Người ta thường dùng khăn tẩm giấm là dung dịch axit axetic để lau chùi sẽ
làm sạch lớp gỉ theo phương trình hoá học sau:
CuCO3 + 2CH3COOH(CH3COO)2Cu + CO2 + H2O
Cu(OH)2 + 2CH3COOH (CH3COO)2Cu + 2H2O
VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC
Sau khi nghiên cứu và triển khai áp dụng đề tài tại địa bàn giảng dạy tôi thấy:
- Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều
kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say
trong học tập.
-Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo;
lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc
sống.
-Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác
động của nó đối với cuộc sống của con người.
-Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự
nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là
đối với vấn đề môi trường.
-Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông
tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
-Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng

thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
-Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn
xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích
môn hóa học hơn.
-Giáo dục trí dục kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức bảo vệ cuộc
sống.
Sau đây là kết quả cụ thể của việc áp dụng đề tài SKKN trong năm học 2015 – 2016
19


Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải
thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể là trong Năm học 2015–2016 kết quả
đánh giá học lực môn hóa của 3 lớp 10 mà tôi giảng dạy là
KẾT QUẢ
LỚP
MỨC ĐỘ
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình
10 A2
Thường xuyên áp dụng
54,66 % 45,34%
0%
0
0
10 A1
Có áp dụng

40,4%
56,07% 3,53%
0
0
10 A6
Ít áp dụng
12,2%
47,0%
40,8%
0
0
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Để nâng cao chất lượng môn học trước hết phải tạo ra sự yêu thích, hứng thú của môn
học đối với học sinh, có như thế mới khơi dậy lòng say mê môn học ở người học. Đối
với hóa học là môn khoa học thực nghiệm gắn chặt với thực tiễn vì vậy nếu giảng dạy
thiếu tính thực tiễn là một sai lầm lớn, sẽ đánh mất đi vị trí và tầm quan trọng của môn
học. Học không đi đôi với hành, học lí thuyết một cách hàn lâm làm cho người học chỉ
cảm thấy nhàm chán, dẫn đến kết quả chất lượng môn học thấp không đáp ứng được
yêu cầu giáo dục nhà trường.
- Cao hơn nữa nếu chúng ta gắn được kiến thức vào thực tiễn, điều đó sẽ cung cấp cho
người học nhận thức, sự nhạy cảm, kiến thức xung quanh cuộc sống nhất là về môi
trường, thực phẩm…. cũng như các vấn đề khác trong xã hội, đồng thời hình thành và
phát triển các năng lực và kĩ năng cho học sinh. Từ đó tạo điều kiện cho người học có
một vai trò quan trọng trong việc hoạch định kinh nghiệm học tập của mình, cho họ cơ
hội ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Giúp người học phát
hiện những dấu hiệu và nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường, sức khỏe ….. từ
đó hình thành lối suy nghĩ phân tích, phán xét và kĩ năng giả quyết vấn đề, góp phần
hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Đề tài này nhằm nâng cao chất lượng học môn Hóa học trong nhà trường và hình thành

phát triển các năng lực cho người học để đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo dục.
2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: Khi giảng dạy cần phải đầu tư, sưu tầm tài liệu thu thập thông tin,
nghiên cứu chắt lọc và vận dụng chủ động, linh hoạt hướng dẫn học sinh làm việc dưới
nhiều hình thức để tạo nên sức hấp dẫn, sự phong phú của tiết dạy, tránh nhàm chán mới
gây hứng thú giờ học, có hiệu quả cao
- Đối với người học: Phải tích cực trong việc học tập, có thái độ cầu thị, mong muốn
khám phá tìm hiểu kiến thức khoa học…
- Đối với nhà trường: Cần đầu tư, hỗ trợ các phương tiện giảng dạy để giáo viên có điều
kiện sử dụng phục vụ bài dạy. Nhà trường nên tạo điều kiện cho học sinh tham quan các
mô hình sản xuất thực tế có gắn với môn học tại địa phương, để gắn kiến thức vào thực
tiễn. Tạo điều kiện hơn nữa các sách báo tham khảo, tài liệu, tạp chí phục vụ dạy và
học…
Như vậy cho thấy việc gắn kiến thức môn học vào thực tiễn như trên là cần thiết và
đúng đắn. Dư luận chung của học sinh là đều rất hoan nghênh và đánh giá tốt. Vì vậy tôi
đã mạnh dạn nêu lên những cố gắng về suy nghĩ và việc làm của mình trong thời gian
qua. Tuy nhiên đây mới chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, vả lại khi viết và trình bày
20


sáng kiến khuôn khổ có gới hạn nên phần câu hỏi có liên quan đến thực tiễn còn hạn chế
so với thực tế giảng dạy, thời gian còn eo hẹp do đó không tránh khỏi những sai xót và
hạn chế mà bản thân tôi chưa nhìn ra . Tôi rất mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng
thêm cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, để bản sáng kiến kinh nghiệm có giá trị
ứng dụng thực tế hơn, thiết thực góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy học môn hoá
trong nhà trường THPT.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 4 tháng 6 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Lan Hương

21



×