Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép, dạy chuyên đề đại cương kim loại để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khối 12 trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.74 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học theo phương pháp tích cực là rất cần
thiết, để định hướng “Đổi mới phương pháp dạy học” là “Phương pháp dạy học
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh...
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1].
Tuy nhiên việc vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Hóa học
là một vấn đề không đơn giản nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan
như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh, vì vậy việc giáo viên môn
hóa ở nhiều trường, nhiều địa phương thì kỹ thuật dạy hoc tích cực vẫn còn đang
mới mẽ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thường xuyên, nhiều nơi còn
mang tính hình thức, học sinh còn lơ là, còn yếu chưa tiếp cận tốt với phương
pháp, kỹ thuật dạy học mới. Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học, phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh học tốt môn
Hóa học thì giáo viên cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các kỹ
thuật dạy học tích cực như “Kỹ thuật mảnh ghép”, kỹ thuật trong quá trình giảng
dạy.
Qua nghiên cứu, sàng lọc và lựa chọn nhiều phương pháp để tìm ra một
phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất của trường THPT Triệu sơn 2 để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả học tập
cho học sinh khối 12 tôi đã sử dụng phương pháp mảnh ghép hay còn gọi là kỹ
thuật mảnh ghép trong dạy học và đạt được hiệu cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy môn Hóa học tại
trường THPT Triệu sơn 2 tôi luôn trăn trở, tìm tòi, sử dụng các phương pháp, kỹ
thuật để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy trong khuôn khổ skkn này, tôi
viết đề tài
“Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép, dạy chuyên đề Đại cương kim loại để nâng
cao hiệu quả học tập cho học sinh khối 12 trường THPT Triệu sơn 2”
với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình tới đồng nghiệp,
cũng như cùng với đồng nghiệp vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất
lượng dạy học.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép, dạy chuyên đề “ Đại Cương Kim Loại”, nâng
cao hiệu quả học tập cho học sinh khối 12 trường THPT Triệu sơn 2.
- Rèn luyện khả năng tư duy thông minh, tích cực sáng tạo nhằm tạo hứng thú
học tập môn hoá học của học sinh THPT.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép, dạy chuyên đề “ Đại Cương Kim Loại”, nâng
cao kết quả học tập cho học sinh khối 12 trường THPT Triệu sơn 2 đạt được kết
quả cao trong dạy học.


IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên hai lớp khối 12 của trường THPT Triệu sơn 2:

lớp 12A3 là lớp thực nghiệm, lớp12A 4 là lớp đối chứng. Lựa chọn thiết kế kiểm
tra sau tác động với các nhóm tương đương.
Lớp thực nghiệm 2A3 được thực hiện dạy theo kỹ thuật mảnh ghép ở các tiết;
từ tiết 26 đến tiết 31 chương trình Hóa Học 12 chuẩn. Lớp đối chứng 2A 4 với
giáo án không sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học và áp dụng kỹ
thuật mảnh ghép để dạy học sinh khối 12 trường THPT Triệu sơn 2.
- Thông qua kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật rèn cho học sinh kỹ năng làm việc
nhóm theo nhiều cách, tạo không khí sôi nổi, hứng thú, tích cực trong giờ học,
tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau và đoàn kết với nhau hơn. Biến
những giờ học môn Hóa trở nên thú vị hơn.
2. Nghiên cứu thực tiễn:
Thực nghiệm sư phạm trên hai lớp 12A3, 12A4 vào các tiết 26 đến tiết 31 chương
trình Hóa học 12 chuẩn.

VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này có 3 phần chính:
A. Mở đầu
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận và kiến nghị

2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu đề tài, kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến kết quả học
của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng:
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 6,94
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là: 5,88
 Kết quả kiểm chứng cho thấy P2 < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn
giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó, chứng
minh rằng: Việc áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong việc giảng dạy đã kính thích
sự học tập của học sinh và có tín hiệu tốt trong vấn đề nâng cao hiệu quả học tập
chuyên đề “Đại cương kim loại” Hóa học khối 12 của trường THPT Triệu sơn 2.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
2.1. Hiện trạng
Học sinh lớp 12 trường THPT Triệu sơn 2 ở các lớp ban cơ bản phần lớn
còn yếu môn Hóa học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn
chung các nguyên nhân sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học môn
Hóa học của các em.
Về phía học sinh:
Các em còn thụ động chưa tích cực chủ động học tập do các môn khối tự
nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) khó ghi nhớ, phải học hiểu với vận dụng làm bài tập
được. Chính vì vậy mà các em ngại khó chưa dành nhiều thời gian học tập các
môn học tự nhiên trong đó có môn Hóa.

Phần đại cương kim loại là một phần kiến thức rất rộng cũng là phần mở
đầu cho việc học kim loại ở THPT nên ít nhiều cũng gây khó khăn cho học sinh
làm ảnh hưởng đến sự thích thú học tập của học sinh.
Về phía giáo viên
Nhiều giáo viên còn ngại đổi mới các phương pháp tích cực nhằm phát
triển năng lực của học sinh, chưa tìm ra được các giải pháp phù hợp nhằm kích
thích năng lực tự nghiên cứu bài học, sáng tạo, hợp tác của học sinh với học sinh
và của học sinh với giáo viên.
Nguyên nhân khách quan:
Học sinh trường THPT Triệu sơn 2 có tỉ lệ học sinh khá giỏi còn ít, không
đồng đều ở các khối lớp, đại đa số các em ở các lớp ban cơ bản phần đông ở
mức kiến thức trung bình và yếu. Vì vậy việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực
hiệu quả với sức học của các đối tượng học sinh, đáp ứng được yêu cầu của nội
dung bài dạy là một vấn đề khó khăn.
Để làm thay đổi hiện trạng trên, sáng kiến kinh nghiệm này tôi chú trọng tới
tính chủ động tích cực của học sinh thông qua soạn giảng kỹ thuật mảnh ghép
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khối 12 THPT trong việc
học môn Hóa học.

3


2.2. Giải pháp thay thế
Trước tiên tôi xác định rằng: Cần tạo cho học sinh môi trường học tập,
học sinh chủ động trong các hoạt động học tập, phải truyền cảm hứng cho học
sinh chủ động học tập, nhằm nâng cao các năng lực của học sinh. Vì vậy việc
lựa chọ phương pháp đúng đắn là rất cần thiết, nên tôi chọn phương pháp mảnh
ghép tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát huy năng lực để nâng cao hiệu quả
học tập môn Hóa học.
Thời gian thực hiện giải pháp thay thế: Từ tuần 14 đến tuần 16 của

chương trình Hóa học lớp 12 chuẩn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện trên hai nhóm học sinh của hai lớp:
- Bốn mươi học sinh lớp 12A4 do tôi giảng dạy (nhóm đối chứng)
- Bốn mươi hai học sinh lớp 12A3 do tôi giảng dạy (nhóm thực nghiệm)
Giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc được học sinh
yêu mến. Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc giáo dục học sinh, giáo
viên có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu tương đương về điểm số môn
Hóa học, học sinh đều ý thức và tích cực tronhg học tập.
3.2 Thiết kế
Chọn hai nhóm: 42 học sinh lớp 12A 3 làm nhóm thực nghiệm, 40 học
sinh lớp 12A4 làm nhóm đối chứng.
Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm, thực nghiệm và đối chứng.
Thiết kế 1
Tôi dùng Bài viết số 1 (Học kì I năm học 2016 -2017) làm bài kiểm tra
trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 12A 3 và
12A4 có sự khác nhau, do đó tôi phải dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để
kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động, thu
được kết quả như bảng 3.1.
Bảng3.1. Bảng điểm TBC và p của T-Test kiểm chứng để xác định hai lớp
tương đương:
Trung bình cộng
p1 =

Thực nghiệm (Lớp 12A3)
5,81

Đối chứng (12A 4)

5,79
0,48

p1 = 0,48 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của lớp
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.

4


Thiết kế 2
Bảng3. 2. Bảng điểm TB Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương
đương:
Lớp

Kiểm tra
trước
tác động

Tác động

Kiểm tra sau
tác động

Thực
nghiệm
(12A3)

5,81

Dạy học có sử dụng kỹ

thuật dạy mảnh ghép.

6,94

5,79

Dạy học bằng phương pháp
khác (không sử dụng kỹ
thuật mảnh ghép)

5,88

Đối chứng
(12A4)

Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị bài dạy của giáo viên:
Đối với nhóm đối chứng (lớp 12A 4) soạn bài dạy bằng phương pháp khác,
không sử dụng kỹ thuật mảnh nghép để dạy chuyên đề “Đại cương kim loại”
Hóa học 12 cơ bản.
Đối với nhóm thực nghiệm (lớp 12A 3) thiết kế bài dạy có sử dụng kỷ thuật
mảnh ghép để dạy chuyên đề “Đại cương kim loại” Hóa 12 cơ bản
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Tuân theo kế hoạch giảng dạy của kế hoạch dạy học nhà trường (phân
phối chương trình) để đảm bảo tính khách quan.
3.4. Giáo án minh hoạ tiết dạy áp dụng kỹ thuật mảnh nghép
Chuyên đề :

ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI


TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI - DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H + trong nước, dung
dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp
theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần
tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
2. Trọng tâm
- Tính chất vật lí chung của kim loại.
- Tính chất hóa học chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại.
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá.
5


3. Hướng dẫn thực hiện
Tiết 1: Tính chất vật lí chung của kim loại:
+ có ánh kim: các e tự do trong tinh thể có thể được coi là lớp “phân tử khí”
electron, lớp này phản xạ hầu hết các tia sáng chiếu tới.
+ tính dẻo: các lớp tinh thể có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhau nhờ các
e tự do chuyển động liên kết các lớp tinh thể với nhau.
+ dẫn điện: những e tự do chuyển động theo hướng của điện trường tạo nên dòng
điện trong kim loại
+ dẫn nhiệt: các e ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn, chuyển động
nhanh hơn => số va chạm nhiều hơn => truyền động năng cho các ion dương
hoặc nguyên tử từ vùng này đến vùng khác.
Tiết 2: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử: M → Mn+ + ne
+ Phản ứng với hầu hết các phi kim.

+ Phản ứng với dung dịch axit: axit HCl, H 2SO4 loãng và các axit có tính oxi
hóa mạnh HNO3, H2SO4 đặc.
+ Phản ứng của kim loại với nước.
+ Phản ứng với ion kim loại trong dung dịch muối.
Tiết 3: Dãy điện hóa của kim loại: để so sánh mức độ khử của các kim loại.
n+
+ Cặp oxi hóa – khử của kim loại Μ Μ .
+ Sắp xếp các cặp oxi hóa – khử của kim loại theo chiều tính oxi hóa của M n+
tăng dần và tính khử của M giảm dần => dãy điện hóa của kim loại.
+ Dựa vào dãy điện hóa của kim loại cho biết chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa
– khử với nhau, phản ứng theo quy tắc α: Chất oxi hóa mạnh hơn tác dụng với
chất khử mạnh hơn tạo ra các chất oxi hóa – khử yếu hơn [2].
4. Thái độ học sinh
- Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
5. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; năng lực dự đoán, suy luận lý
thuyết; sáng tạo; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết
quả và giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh
ảnh...) [3].
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết
trình…[3].
- Phương pháp sử dụng mảnh ghép[3].
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập[3].
- Hình thức tổ chức dạy học: theo nhóm[4].
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
6



1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ chia nhóm
- Hoá chất: Na, đinh sắt, dây đồng, dây magie, hạt kẽm, dung dịch HCl, H 2SO4
loãng, HNO3 , H2SO4 đặc, CuSO4, AgNO3....
- Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm,…
- Phiếu học tập, câu hỏi thảo luận của các nhóm.
- Giáo án powerpoint về đáp án các nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa Hóa học 12 cơ bản
- Hoàn thành những nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.
- Trả lời câu hỏi của phiếu học tập, câu hỏi thảo luận của các nhóm.
IV. Thiết kế tiến trình dạy học [4]:
CÁC HOẠT ĐỘNG (TIẾT 2 )
HOẠT ĐỘNG 1(2’): GV vào vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ cho
từng nhóm chuyên sâu hoạt động
-HS: dưới sự hướng dẫn của GV chuẩn bị hoạt động nhóm
Nhiệm vụ của các nhóm “Nhóm chuyên sâu”:
+ Nhóm màu xanh: Nghiên cứu Tính chất của kim loại tác dụng với phi kim
+ Nhóm màu đỏ: Nghiên cứu Tính chất Kim loại tác dụng với axit HCl và
H2SO4 loãng
+ Nhóm màu tím: Nghiên cứu tính chất kim loại tác dụng với dung dịch HNO 3,
H2SO4 đặc
+ Nhóm màu vàng: Nghiên cứu kim loại tác dụng với nước và dung dịch muối.
Các nhóm này gọi là nhóm chuyên sâu, HS mỗi nhóm gọi là HS chuyên sâu.
+ Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong khoảng thời gian 10 phút.
- Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ ở nhóm chuyên sâu, các HS chuyên sâu chia
nhau về làm việc tại 4 nhóm mảnh ghép ( mỗi nhóm mảnh ghép đều có các HS
của nhóm chuyên sâu).
- Nhiệm vụ của các nhóm “Nhóm mảnh ghép”:

+ Các HS chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về nội dung của nhóm mình đã
nghiên cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép thảo luận ra kết luận chung về tính
chất hóa học bằng sơ đồ hoặc bảng vào giấy A0.
HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên làm thí nghiệm cho các nhóm quan sát (8’)
+ Thí nghiệm1 : Kim loại tác dụng với phi kim
- Đốt dây Mg trong không khí.
+ Thí nghiệm : Kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng:
- Cho Zn phản ứng với HCl
- Cho Cu vào dung dịch HCl
+ Thí nghiệm : Kim loại tác dụng với HNO3
- Cho Cu tác dụng với HNO3 (l)
+ Thí nghiệm : Kim loại Tác dụng với H2O
- Cho Na tác dụng Nước
7


+ Kim loại Tác dụng với dung dịch muối
- Cho Fe tác dụng với dd CuSO4
HOẠT ĐỘNG 3: CÁC NHÓM CHUYÊN SÂU LÀM NHIỆM VỤ. (5’)
Nhóm màu xanh: Nhiệm vụ học tập nhóm Xanh (5 phút)
Nghiên cứu: Kim loại Phản ứng với phi kim
1. Nội dung thảo luận:
Từ quan sát thí nghiệm và nghiên cứu sách giáo khoa .
- Hãy cho biết hiện tượng khi đốt cháy dây Mg trong không khí
- Hãy hoàn thành các phản ứng sau .( xác định số oxi hóa của các nguyên tố
sau phản ứng):
0
0
0
0

0
0
0
0
t
t
t
; Fe+ Cl 2 →
; Fe+ S →
; Hg + S 
Mg + O 2 →
→
=> Khi Phản ứng với phi kim, kim loại đóng vài trò gì (Chất oxi hóa hay chất
khử) ?
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận. Tính chất tác dụng với phi kim của kim loại
0

0

0

Nhóm màu đỏ: Nhiệm vụ học tập nhóm Đỏ (5 phút)
Nghiên cứu Kim loại tác dụng với HCl và H2SO4(loãng)
1.Nội dung thảo luận:
Từ quan sát thí nghiệm và nghiên cứu sách giáo khoa:
Nêu hiện tượng của 2 thí nghiệm
- Cho Zn phản ứng với HCl
- Cho Cu vào dung dịch HCl
- Hoàn Thành các phản ứng sau (nếu có):

→ ; Cu + HCl 
→ ;
→
Zn + HCl 
Zn + H2SO4 loãng 
=> Khi Phản ứng với dung dịch HCl, H 2SO4 loãng, kim loại đóng vài trò gì
(Chất oxi hoá hay chất khử) ?
Những kim loại nào tác dụng được với HCl, H2SO4( loãng),
2.. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận Kim loại tác dụng với HCl và H2SO4(loãng)
Phiếu màu tím: Nhiệm vụ học tập nhóm Tím (5phút)
Nghiên cứu pư của Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc
1. Nội dung thảo luận:
Từ quan sát thí nghiệm và nghiên cứu sách giáo khoa:
Nêu hiện tượng của thí nghiệm : Kim loại tác dụng với HNO3 (loãng)
Hoàn Thành các phản ứng sau:
→
Cu + HNO3(loãng) 
→
Cu + H2SO4 (đặc) 
 Khi phản ứng với dd HNO3 và H2SO4 đặc kim loại đóng vai trò gì ( Chất
oxi hoa hay chất khử)
- Những kim loại nào khử được N+5 trong HNO3 và S+6 trong H2SO4 (đặc) Xuống
8


số oxi hóa thấp hơn.
- Al, Fe, Cr có phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội không ? Vì sao ?.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc

Phiếu màu vàng: Nhiệm vụ học tập nhóm Vàng(5 phút)
Nghiên cứu tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch muối của kim loại
1. Nội dung thảo luận:
Từ quan sát thí nghiệm và nghiên cứu sách giáo khoa hãy:
Nêu hiện tượng của thí nghiệm : - Cho Na tác dụng Nước và
- Cho Fe tác dụng với dd CuSO4
- hoàn thành các phản ứng sau :
→ ;
→
Na + H2O 
Fe
+ CuSO4 
- Những kim loại nào khử (phản ứng) với H2O ở điều kiện thường.
- Những kim loại nào khử được ion kim loại khác trong dung dịch muối thành
kim loại tự do.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
Trình bày kết luận: Tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch muối của kim
loại
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM MẢNH GHÉP (10’)
Phiếu màu trắng: Nhiệm vụ học tập của nhóm mảnh ghép
Nội dung thảo luận
- Tính chất hóa học chung của kim loại là gì (oxi hóa hay khử) ?.
1/ Tác dụng với phi kim.
- Kim loại tác dụng được những phi kim nào ? Hoàn thành các phản ứng sau
0
0
0
0
0
0

0
0
t
t
t
; Fe+ Cl 2 →
;
; Hg + S 
Mg + O 2 →
→
Fe+ S →
-Kết luận vai trò của kim loại trong các phản ứng trên
2/ Tác dụng với axit :
- với HCl, H2SO4 (loãng)
- Những kim loại nào tác dụng với dd HCl và H2SO4 loãng giải phóng H2
- Hoàn thành các phản ứng sau:
→ ;
→ ; Cu + HCl 
→
Zn + HCl 
Zn + H2SO4 loãng 
- với HNO3 và H2SO4 đặc
- Những kim loại nào khử được N +5 trong HNO3 và S+6 trong H2SO4 (đặc) Xuống
số oxi hóa thấp hơn. Cho ví dụ.
- Những kim loại nào không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
3/ Tác dụng với nước.
- Những kim loại nào tác dụng với nước ở điều kiện thường? Cho ví dụ
4/ Những kim loại nào khử được ion kim loại khác trong dung dịch muối thành
kim loại tự do. Cho ví dụ:
0


0

0

9


HOẠT ĐỘNG 5: CÁC NHÓM MẢNH GHÉP LÊN TRÌNH BÀY (10’)
4 nhóm mảnh ghép cử mỗi nhóm một hs đại diện lên trình bày.
HOAT ĐỘNG 6 : GV KẾT LUẬN TỔNG KẾT (5’)
Tính Chất
Tính chất hóa
học chung của
kim loại

NỘI DUNG
Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
a/ Tác dụng với clo
0

0

+3 -1

t0

2Fe + 3Cl2


2FeCl3

b/ Tác dụng với oxi
0
0
t
2 Mg + O 2 →
2Mg+2O-2
0

1.Tác dụng với
phi kim

0

0

2Al + 3O
2

t0

+3 -2

2Al2O3

c/ Tác dụng với lưu huỳnh
Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần
đun nóng.
0


0

Fe + S

t0

+2 -2

FeS

a/ Dung dịch HCl, H2SO4 loãng
+2
0
0
+1
Fe+ 2 HCl 
→ FeCl 2 + H 2 ↑
+1

0

+2

0

0

t
Zn + H 2 SO4 →

Zn SO4 + H 2 ↑

2. Tác dụng với
axit

Cu + HCl
b/ Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Phản ứng với hầu
hết các kim loại (trừ Au, Pt)
+5
+2
0
+2
+
8
H
NO
(
loãng
)

→
3
Cu
( NO 3 ) 2 + 2 NO + 4 H 2O
3Cu
3
+4

0


+6
+2
+
+ 2 H 2O
Cu + 2 H S O 4 (loãng ) 
→ Cu SO 4 SO 2
2

Al, Fe, Cr
nguội

3. Tác dụng với
nước
4. Tác dụng với
dung dịch
muối.

Thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc

- Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA
và IIA (trừ Be, Mg) khử H 2O dễ dàng ở nhiệt độ
thường.
0
+1
+1
0
2 Na + H 2 O 
→ 2 Na OH + H 2 ↑
Kim loại có tính khử mạnh (sau Mg) khử ion của kim
loại yếu hơn trong dung dịch thành kim loại tự do:

0

+2

0

+2

0

t
Fe+ Cu SO4 →
Fe SO4 + Cu

HOAT ĐỘNG 7: Cũng cố và Dặn dò (5’)
10


- Cũng cố (4’): Sử dụng phiếu học tập số 1 và 2 để cũng cố kiến thức bài học.
Phiếu học tập số 1
Vận dụng kiến thức bài học trả lời các hỏi sau:
1. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Hg và S.
B. Fe và dd CuSO4.
C. Fe và dd HCl.
D. Al và dd H2SO4 đặc, nguội.
2. Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. HNO3 loãng. B. Ni(NO3)2.
C. NaOH.
D. H2SO4 đặc, nguội.

3. Cho các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với
nước ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
4. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit
sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A. 2,24 lit.
B. 4,48 lit.
C. 6,72 lit.
D. 67,2 lit

Phiếu học tập số 2
Vận dụng kiến thức bài học trả lời các hỏi sau:
1 . Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. KNO3.
B. FeSO4.
C. HCl.
D. AgNO3.

2. Có phương trình phản ứng: Fe + HNO 3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Tổng hệ
số cân bằng của phản ứng là .
A. 7
B. 14
C. 8
D. 10
3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng
được với dd H2SO4 loãng là
A. 5.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
4. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 loãng thì
thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là:
A. Cu.

B. Zn.

C. Fe.

D. Mg.

- Dặn dò (1’): về nhà làm các bài tập sgk, sbt chuẩn bị nội dung tiết “ Dãy điện
hóa của kim loại”.

IV. ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ ÁP DỤNG SKKN:
4.1. Sử dụng công cụ đo, thang đo
11


Bài kiểm tra viết của học sinh: Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài
kiểm tra Hóa số 1 (Học kì I năm học 2016 -2017), do tổ bộ môn phân công giáo
viên ra đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra tập chung cho học sinh khối 12 trường
THPT Triệu sơn 2.
Bài kiểm tra sau tác động: là Bài kiểm tra tập chung cho 2 nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm sau khi học xong các nội dung của chuyên đề “Đại
cương kim loại”
Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các nội dung
của chuyên đề “ Đại cương kim loại”, Tổ bộ môn tiến hành cho học sinh làm bài

kiểm tra trong thời gian 1 tiết và chấm bài theo thang điểm và đáp án.
4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên
trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm (lớp 12A 3) và lớp đối chứng (lớp
112A4). Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu.
Về nội dung đề bài: Phù hợp nội dung chương trình, nhận xét về kết quả
hai lớp: lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 6,94, lớp đối chứng có điểm
trung bình là 5,88 thấp hơn lớp thực nghiệm là 1,06. Điều đó chứng minh rằng
lớp thực nghiệm có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để giảng dạy có kết quả cao
hơn.
4.3. Kiểm chứng độ tin cậy
Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách kiểm tra hai lần
trên một lớp học, bằng cánh sau khi kiểm tra lần 1, sau một tuần cho hai lớp
kiểm tra lại lần 2 với mức độ đề tương đương (bảng điểm xem ở phần phụ lục).
Sau đó dùng công thức Spearman-Brown để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
thu được từ hai lần kiểm tra
công thức Spearman-Brown[5]:
rSB = 2 * rhh / (1 + rhh)
Trong đó: rSB: Độ tin cậy Spearman-Brown
rhh: Hệ số tương quan chẵn lẻ
thu được kết quả như sau:
Bảng 4.1. bảng kiểm chứng độ tin cậy sau hai lần kiểm tra
Các đại
lượng
rhh
rSB

Nhóm đối chứng (lớp 12A4)

Nhóm thực nghiệm (lớp 12A3)


0,932
0,965

0,952
0,975

Nhóm Thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có rSB > 0,7 điều này chứng
tỏ rằng số liệu thu thập được là đáng tin cậy[5].
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
5.1. Trình bày kết quả
Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập với điểm trước tác động của lớp
thực nghiệm (p1), sau tác động(p2)
12


Bảng 5.1. Giá tri p của T-Test độc lập trước và sau tác động và Chênh lệch giá
tri TB chuẩn (SMD)
Kiểm chứng T-Test độc lập
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)

Trước tác động
P1 = 0,48

Sau tác động
p2 = 0,00014
0,906

Phép kiểm chứng T-test độc lập: p1= 0,48 (trước tác động để xác định nhóm

tương đương)
Phép kiểm chứng T-test độc lập: p2=0,00014 (sau tác động cho thấy sự chênh
lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=0,906
Bảng 5.2. Giá trị Mốt, Trung vị, Trung bình, Độ lệch chuẩn của trước và sau
tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
Mốt
5,3
6,3
6,0
6,0
Trung Vị
5,85
6,7
6,0
6,0
Giá Tri TB
5,81
6,94
5,79
5,88
Độ lệch Chuẩn
1,52

1,24
1,60
1,17
Chúng tôi tiến hành so sánh hai giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm trước tác động và sau tác động, bằng sơ đồ hình khối thu được hình
5.1.

Hình 5.1. Biểu đồ so sánh hai giá trị trung bình [6]
Giá trị TB
Nhóm Đối Chứng
Trước tác động
5.79
Sau tác động
5.88

Nhóm thực nghiệm
5.81
6.94
13


5.2. Phân tích kết quả dữ liệu
Kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương trước tác động, chúng tôi
sử dụng T-Test độc lập.
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm TBC
5,81
5,79
0,02

Giá trị của : p1 =
0,48
Với p1 = 0,48 > 0,05 =>Kết luận: Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng
trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai
nhóm được coi là tương đương.Vậy trong 06 lớp khối 12 của trường THPT Triệu
sơn 2 tôi đã chọn hai lớp phù hợp cho thực hiện đề tài [7].
Chúng tôi tiến hành tác động lên hai nhóm , nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Nhóm thực nghiệm được dạy bằng giáo áng biên soạn theo kỹ thuật
mảnh nghép, nhóm đối chứng soạn giảng theo giáo án thông thường( không áp
dụng kỹ thuật mảnh ghép, đã thu được kết quả như sau:
Phân tch dư liêu va kêt qua sau tac đ ông:

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Chênh lệch
Điểm Trung bình
cộng (TBC):
Độ lệch chuẩn
Giá trị của T-test:
p2 =
Chênh lệch giá trị
TB chuẩn (SMD):

6,94

5,88

1,24

1,17

1,06


0,00014
0,906

Với p2 = 0,00014 < 0,05 => Kết luận: Sự chênh lệch điểm trung bình
cộng sau tác động của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa do
tác động tạo nên, không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên
Với SMD =0,906 (trong khoảng 0,80 – 1,00) có sự ảnh hưởng lớn =>
Kết luận: Mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm là lớn[7].
Phân tch độ tập trung của dư liệu trước va sau tac đ ông (TĐ):

Mốt
Trung vị

Thực nghiệm (Lớp 12A3)
Trước TĐ
Sau TĐ
5,3
6,3
5,85
6,7

Đối chứng (Lớp 12A4)
Trước TĐ
SauTĐ
6,0
6,0
6,0
6,0


Đối với nhóm đối chứng Mốt và Trung vị không thay đổi ( mốt = 6,0;
trung vị = 6,0)
Đối với Nhóm thực nghiệm, Mốt đã tăng từ 5,3 điểm lên 6,3 điểm, tức là
tần số điểm 6,3 (sau tác động) nhiều so với 5,3 (trước tác động) đã tăng lên một
14


điểm, Trung vị cũng tăng từ 5,85 (trước tác động) tăng lên 6,7 (sau tác động),
điểm nằm giữa dãy số đã tăng lên gần một điểm, điều này chứng minh rằng đã
có tác động mạnh làm cho điểm số tăng lên. Vậy đổi mới phương pháp đã có tác
động tích cực lên nhóm thực nghiệm.
Như đã chứng minh trên kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test độc lập cho
kết quả P2 = 0,00014 , cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0,906 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng kỹ thuật mảnh ghép dạy
chuyên đề “đại cương kim loại” Hóa học 12 cơ bản lớn, nên đã mang đến kết
quả học tập của lớp thực nghiệm là rất khả quan.
Tần số xuất hiện nhiều ở 6,3 (sau tác động) điểm cao hơn so với trước tác
động một điểm (trước tác động là 5,3)
Đã có sự ảnh hưởng tích cực lên học sinh khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
để dạy chuyên đề đại cương kim loại Hóa 12 cơ bản
5.3. Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình
6,95 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là điểm trung bình 5,88.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 1,06 điều đó cho thấy điểm trung bình của

hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng (trước tác động độ chênh lệch này là
0,02 điểm)
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,906
điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test độc lập điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác
động cùa hai lớp là P2 = 0,00014 < 0,05 . Kết quả này khẳng định sự chênh lệch
điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiên
về lớp thực nghiệm[7].

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN GHỊ
I. KẾT LUẬN:
Tôi đã nghiên cứu được sự tác động của việc giảng dạy có sử dụng kỹ
thuật mảnh ghép và cách giảng day không sử dụng kỷ thuật mảnh ghép để dạy
15


chuyên đề đại cương kim loại hóa 12 cơ bản trường THPT, đã thu được những
kết quả rất khả quan ( bằng những số liệu cụ thể).
Từ kết quả thu được (P2 = 0,00014, SMD = 0,906 ), cho thấy có tác động
lớn khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để dạy học và không sử dụng.
Giá trị Mốt, giá trị Trung vị, giá trị Trung bình đều tăng lên đều này chứng
tỏ đối tượng học sinh yếu kém và trung bình đã có tác động theo hướng tích cực
mạnh và đã cải thiện được điểm số.
Tóm lại các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc “ Sử dụng kỹ thuật
mảnh ghép để dạy chuyên đề đại cương kim loại Hóa 12 cơ bản ” là phương
pháp tốt, hỗ trợ cho học sinh khối 12 trường THPT Triệu sơn 2 nâng cao hiệu
quả học tập bộ môn Hóa học cho học sinh, góp phần nâng cao tỉ lệ điểm thi
THPT QG của trường THPT nói chung và trường THPT Triệu sơn 2 nói riêng.
II. KIẾN NGHỊ:

Tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đây là phương pháp dễ ứng dụng cho các lớp nói riêng và cho các trường
nói chung để nâng cao năng lực hợp tác tự giải quyết vấn đề của học sinh nên
BGH nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên vận dụng (trang
thiết bị, phòng học…).
Nhà trường nên đưa ra các phong trào thi đua vận dụng các phương pháp
hay phù hợp với điều kiện của trường, có nhận xét, tổng kết và khen thưởng của
Ban Giám Hiệu để tạo môi trường thi đua cho giáo viên.
Đối với Giáo viên cần mạnh dạn vận dụng các phương pháp mới để tạo
điều kiện cho học sinh pháp huy năng lực.
Những nội dung trong skkn là một số kinh nghiệm của bản thân, kết hợp
với sự tham khảo các tài liệu của các đồng chí, đồng nghiệp với mong muốn
được góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa ở
trường THPT[8].
Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Kí tên

Lê Đình Lâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật giáo dục công bố năm 2005.
[2]. Sách giáo khoa Hóa học 12; sách giáo viên 12 – NXB giáo dục.


16


[3]. Tiếp cận một số phương pháp dạy học hiện đại - Võ Văn Duyên Em năm
2014.
[4]. Soạn giảng môn hóa học theo chủ đề trong chương trình THPT - Võ Văn
Duyên Em năm 2015.
[5]. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ Giáo dục và đào tạo năm
2009, Dự án Việt – Bỉ, Hà Nội 2009.
[6]. Hướng dẫn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nguyễn Văn Tàu năm
2016.
[7]. Ứng dụng thống kê trong hóa học - Nguyễn Hải Phong 2015, Trường Đại
Học Khoa Học Huế.
[8]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
17


Họ và tên tác giả: Lê Đình Lâm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu sơn 2
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
Kết quả
Năm học

giá xếp loại ( đánh giá xếp đánh giá xếp
Phòng , Sở,
loại ( A, B
loại
Tỉnh)
hoặc C)
1
Hướng dẫn học sinh
Sở GD & ĐT
C
2012 - 2013
thiết lập và vận dụng
Thanh Hóa
công thức tính nhanh
bài tập hóa học dạng
kim loại phản ứng với
dung dịch axit
2
Hướng dẫn học sinh
Sở GD & ĐT
C
2014 - 2015
phân dạng và sử dụng
Thanh Hóa
phương pháp tăng
giảm khối lượng để
giải bài tập hóa học
trung học phổ thông

18



MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU

01

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

01

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

01

III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

01

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

02

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

02

VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI


02

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

03

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

03

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

03

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

04

IV. ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ ÁP DỤNG SKKN

12

V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN

12

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN GHỊ

16


I. KẾT LUẬN

16

II. KIẾN NGHỊ

16

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP DẠY CHUYÊN ĐỀ
ĐẠI CƯƠNG CỦA KIM LOẠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC
TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Lê Đình Lâm
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn : Hóa Học

20


THANH HÓA NĂM 2017

21




×