Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn học sinh chứng minh công thức để áp dụng giải nhanh một số dạng bài tập về hợp chất của nhôm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.28 KB, 15 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ năm 2007 hình thức thi trắc nghiệm nghiệm khách quan được Bộ giáo
dục đưa vào áp dụng trong các kì thi ĐH, CĐ và tốt nghiệp THPT môn Hoá
học. Đặc điểm của hình thức này là số lượng câu lớn, thời gian làm bài rút
ngắn , yêu cầu học sinh làm ra kết quả nhanh và chính xác.
Trong quá trình giảng dạy phần hóa học vô cơ. Tôi nhận thấy dạng bài
tập về hợp chất của nhôm chiếm một phần không nhỏ. Để giải bài tập này học
sinh thường viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong bài
tập, sau đó dựa vào số liệu bài ra để xác định lượng chất tham gia phản ứng
và lượng tạo thành sau phản ứng. Khi áp dụng phương pháp giải này học sinh
dễ hiểu, phù hợp với kiến thức mà các em được học. Tuy nhiên, phải mất
nhiều thời gian để viết phương trình hoá học, lập các phương trình toán hóa
học và giải bài tập. Việc làm này sẽ mất nhiều thời gian làm bài thi trắc
nghiệm. Tuy nhiên nếu vận dụng công thức giải nhanh thì thu được kết quả
chỉ trong một thời gian ngắn và ngắn hơn nhiều so với cách giải thông
thường. Song các công thức giải nhanh buộc học sinh nhớ máy móc để vận
dụng vào giải bài tập thì lại rất nhanh quên.
Vì vậy, Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đưa ra nội dung “ Hướng
dẫn học sinh chứng minh công thức để áp dụng giải nhanh một số dạng
bài tập về hợp chất của nhôm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học
sinh lớp 12 trường THPT Như Thanh 2” . Với mong muốn giúp học sinh
hiểu được các công thức tính nhanh để rèn luyện kỹ năng giải nhanh bài tập
trắc nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh lớp 12 nghiên cứu cơ sở lí thuyết để ghi nhớ các công
thức giải nhanh vào vận dụng các bài tập trắc nghiệm về hợp chất của nhôm
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 12 trường THPT Như Thanh 2 năm học 2015 – 2016 trong
đó lớp 12 A3 là lớp đối chứng, 12 A2 là lớp thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.


Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Kết quả đạt được từ thực tiễn dạy học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến, rút kinh nghiệm, học
hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

1


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết là giúp học sinh nắm
vững kiến thức hoá học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực
hành, qua đó kiến thức của học sinh thu thập được trở nên vững chắc và sinh
động hơn.
Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội tri thức khi tư duy của học sinh được phát
triển và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát
tài liệu có nội dung, sự kiên cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết. Hoạt
động giảng dạy hoá học cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy
sáng tạo qua các khâu của quá trình dạy học.
Từ hoạt động dạy học trên lớp thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập mà
giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để giải quyết các vấn
đề học tập được đưa ra. Học sinh tham gia vào các hoạt động này một cách
tích cực sẽ nắm được các kiến thức và phương pháp nhận thức đồng thời các
thao tác tư duy cũng được rèn luyện.
Trong học tập hoá học, việc giải các bài tập hoá học là một trong những
hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh, thông qua các hoạt động
này tạo điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh
Qua quá trình dạy học tại trường THPT Như Thanh 2 có những bài toán

hóa học ngoài cách giải thông thường còn có cách giải khác nhanh hơn, để có
thể đến đích sớm nhất đặc biệt là vận dụng công thức giải nhanh. Vì vậy, làm
thể nào để học sinh ghi nhớ và sử dụng các công thức này một cách có hiệu
quả là một điều hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thực trạng chung.
Mục tiêu cao nhất của việc dạy học là nhằm phát triển tư duy cho học
sinh. Rèn luyện trí thông minh và các kĩ năng khi áp dụng vào thực tiễn. Cùng
với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh thì hình thức thi trắc nghiệm được được Bộ giáo dục đưa vào làm hình
thức thi chính trong các kì thi Quốc gia. Ưu điểm của hình thức thi này rất lớn
như: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể
kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc học
sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong chương trình, tránh được
tình trạng học tủ, học lệch của học sinh; Thời gian làm bài từ 1 cho đến 3 phút
1 câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu; Làm bài trắc
nghiệm khách quan học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ,
không tốn thời gian trình bày cách làm như bài thi tự luận, do vậy có tác dụng
rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển tư duy cho học sinh... Để đáp ứng
được yêu cầu của một bài thi trắc nghiệm, ngoài những kiến thức cơ bản học
sinh cần có những phương pháp giải bài tập phù hợp cho từng dạng bài tập để
nhanh tìm ra kết quả.

2


Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn là làm thể nào để học
sinh biết, hiểu, nhớ và vận dụng các công thức giải nhanh vào giải bài tập hoá
học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Như Thanh 2.

Trường trung học phổ thông Như Thanh 2 đóng tại xã đặc biệt khó khăn
nên chất lượng đầu vào thấp, kiến thức của học sinh nghèo nàn đặc biệt là các
môn tự nhiên. Vì thế việc sử dụng tất cả phương pháp dạy học tích cực vào
giảng dạy là điều không hề dễ dàng, mặc dù đa số các em đều ngoan, tích cực ,
chăm chỉ , có tinh thần ,thái độ học tập tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số học
sinh : không chăm chỉ , chuyên cần ,thờ ơ với môn học ,đến lớp không học bài
cũ , không làm bài tập ở nhà , không có sách giáo khoa , thiếu đồ dùng học
tập ......Nên để giảng dạy đạt kết quả tốt , ngoài việc dạy kiến thức trên lớp tôi
còn hướng dẫn , giao nhiệm vụ về nhà cho các em để các em có một cách học
tập đúng đắn ,hình thành sự tự giác và phát huy năng lực tự học của học sinh.
Đa số giáo viên đạt chuẩn, trẻ, khỏe, có lòng yêu nghề, yêu ngành, có
khả năng tiếp thu công nghệ thông tin và không ngừng học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Song đa số giáo viên còn trẻ nên còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực để
chuyền thụ cho học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
2.3.1. Một số vấn đề cần lưu ý
2.3.1.1. Dung dịch Al3+ tác dụng với dung dịch kiềm.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- (dư) → AlO2- +2H2O
VD1: Cho dung dịch muối nhôm ( Al3+) tác dụng với dung dịch kiềm ( OH-).
Sản phẩm thu được gồm những chất gì phụ thuộc vào tỉ số k = nOH-/nAl3+
+ Nếu k≤ 3 thì Al3+ phản ứng vừa đủ hoặc dư khi đó chỉ có phản ứng
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓
( 1) ( k= 3 có nghĩa là kết tủa cực
đại)
+ Nếu k ≥ 4 thì OH-phản ứng ở (1) dư và hòa tan vừa hết Al(OH)3 theo phản
ứng sau:
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O (2)
+ Nếu 3< k < 4 thì OH- dư sau phản ứng (1) và hòa tan một phần Al(OH)3 ở

(2)
VD2: Cho a mol OH- từ từ vào x mol Al3+, sau phản ứng thu được y mol
Al(OH)3 ( x, y đã cho biết). Tính a?
Nhận xét:
nếu x=y thì bài toán rất đơn giản, a= 3x=3y
Nếu y< x Khi đó xảy ra một trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Al3+ dư sau phản ứng (1) Vậy a = 3y
(Trường hợp này số mol OH- là nhỏ nhất)
+ Trường hợp 2: Xảy ra cả (1) và (2) vậy: a = 4x-y
(Trường hợp này số mol OH- là lớn nhất)
3


2.3.1.2. Dung dịch muối AlO2- tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 ↓
Al(OH)3 + 3H+ (dư) → Al3+ +3H2O
VD. Tính thể tích dung dịch aixt (H+) cần cho vào dung dịch X chứa a mol
AlO2- để thu được m gam kết tủa?
HD: So sánh : So sánh n↓ với nAlO2−
- Nếu n↓ = nAlO − → xảy ra 1 phương trình phản ứng sau:
2

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 ↓
→ n H + = n↓

- Nếu n↓ ≠ nAlO → có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: H+ thiếu, xảy ra ptpư:

2


AlO2− + H + + H 2O → Al (OH )3 ↓
→ n H = n↓
+

(Trường hợp này số mol H+ là nhỏ nhất)
+ Trường hợp 2: H+ dư hòa tan một phần kết tủa → xảy ra cả 2 phương
trình phản ứng.
AlO2− + H + + H 2O → Al (OH )3 ↓

Al ( OH ) 3 + 3H + → Al 3+ + 3H 2 O

→ nH + = 4nAlO− − 3n↓
2

(Trường hợp này số mol H+ là lớn nhất)
2.3.2. Một số dạng bài tập về hợp chất của nhôm
2.3.2.1. Dạng 1: Cho dung dịch muối chứa x mol Al 3+ tác dụng với dung
dịch kiềm ( y mol OH-).
Tính lượng kết tủa thu được?
 Cần nhớ:
* Muốn giải được dạng như bài toán trên chúng ta cần quy về số mol
3+
Al trong AlCl3, Al2(SO4)3.. và quy về số mol OH- trong các dd sau: NaOH,
KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
* Cần chú ý đến kết tủa BaSO4 trong phản ứng của Al2(SO4)3 với dung
dich Ba(OH)2. Tuy cách làm không thay đổi nhưng khối lượng kết tủa thu
được gồm cả BaSO4
* Trong trường hợp cho OH- tác dụng với dung dịch chứa cả Al3+ và
H+ thì OH- sẽ phản ứng với H+ trước sau đó mới phản ứng với Al3+
 Phương pháp :Hướng dẫn học sinh chứng minh công thức tính nhanh:

Phương trình phản ứng:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
(1)
- →
Al(OH)3 + OH
AlO2 +2H2O
(2)
nOH
Tính tỉ lệ: k =
nAl


3+

- TH1: Nếu k ≤ 3 → xảy ra pư (1) →

1
nAl ( OH ) = nOH
3
3



(I)
4


- TH2: Nếu 3 < k < 4 → xảy ra pư (1) và (2).
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
x

3x
x
- →
Al(OH)3 + OH
AlO2- +2H2O
(y – 3x) (y – 3x)
→ nAl ( OH ) = 4 x − y
3

n Al (OH )3 = 4n Al 3+ − nOH −

Vậy

(II)

- TH3: Nếu k ≥ 4 → xảy ra pư (1) và (2) → n Al (OH ) = 0
3

Ví dụ 1: Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 120 ml dung dịch AlCl 3
1M khi phản ứng kết thúc thu được số gam kết tủa là
A. 62,4 gam.
B. 6,24 gam.
C. 9,36 gam.
D. 31,2 gam.
Bài giải:
nOH −

0, 4

Lập tỉ lệ: 3 < k = n = 0,12 = 3,33 < 4

Al
Áp dụng công thức (II) ở phần 2.3.2.1 ta có:
→ n Al ( OH ) = 4n Al − nOH = 4.0,12 – 0,4 = 0,08 (mol)
Khối lượng kết tủa: m Al (OH ) = 0,08.78 = 6,24 gam
→ Đáp án B.
3+

3+

3



3

Ví dụ 2: Cho 200 dung dịch Al2(SO4)3 0,5 M vào 350 ml dung dịch
Ba(OH)2 1M Sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa là
A. 77,7 gam.
B. 69,9 gam.
C. 7,8 gam.
D. 58,9 gam
Bài giải:
n Al = 2n Al ( SO ) = 0,2 mol, nOH = 2n Ba ( OH ) = 0,7 mol
n Ba = 0,35 mol , n SO = 0,3 mol
3+

2




4 3

2

2−
4

2+

nOH −

0,35

Lập tỉ lệ: 3 < k = n = 0,1 = 3,5 < 4
Al
Áp dụng công thức (II) ở phần 2.3.2.1 ta có:
→ n Al ( OH ) = 4n Al − nOH = 4.0,2 – 0,7 = 0,1 mol
(1)
Mặt khác:
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
0,3
0,3
0,3
(2)

Từ (1) và (2)
khối lượng kết tủa.
m↓ = m BaSO + m Al (OH ) =0,3.233 + 0,1.78 = 77,7 (gam)
→ Đáp án A.
3+


3+

3

4



3

2.3.2.2. Dạng 2: Tính thể tích dung dịch kiềm (OH -) cần cho vào dung
dịch chứa x mol Al3+ để xuất hiện y mol kết tủa (Al(OH)3).
5


 Hướng dẫn học sinh chứng minh công thức:
So sánh x với y
- Nếu x=y → phản ứng vừa đủ theo phương trình:
→ nOH = 3n↓ = 3x = 3 y
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
- Nếu x >y → có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Al3+ dư → nOH = 3 y hay → nOH = 3n↓ (I)
(Trường hợp này số mol OH- là nhỏ nhất)
+ Trường hợp 2: OH- dư hòa tan một phần kết tủa → xảy ra cả 2 phương
trình phản ứng.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓
x
3x
x

- →
Al(OH)3 + OH
AlO2- +2H2O
(x-y)
(x-y)






→ nOH = 4 x − y hay nOH = 4nAl − n↓ (II)




3+

(Trường hợp này số mol OH- là lớn nhất)
 Cần nhớ:
Trong trường hợp dung dịch chứa cả Al3+ và H+ thì OH- sẽ phản ứng với H+
trước sau đó mới phản ứng với Al3+ . Khi đó, thể tích dung dịch kiếm cần
dùng bao gồm cả lượng phản ứng với dung dịch axit và lượng phản ứng với
Al3+ để tạo kết tủa.
Ta thu được 2 kết quả sau:
+ nOH = nH + 3n↓ (I.*)


(min)


+

= nH + (4n Al − n↓ ) (II.*)
+ nOH
Ví dụ 1:
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M,
lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2.
B. 1,8.
C. 2,4.
D. 2.
Hướng dẫn:


( max )

+

3+

15, 6
= 0, 2mol
78
= 0, 2.1,5 = 0,3mol

nAl (OH )3 =
nAl 3+

Để giá trị V là lớn nhất, áp dụng công thức (II) ở phần 2.3.2.2 ta có:
nOH − = 4nAl 3+ − n↓ = 0,3.4 – 0,2 = 1 (mol)

1
→ VNaOH (max) =
= 2 (lít)
0,5

6


Ví dụ 2: Cần cho một thể tích dung dịch NaOH 1M lớn nhất là bao nhiêu vào
dung dịch chứa đồng thời 0,6 mol AlCl3 và 0,2 mol HCl để xuất hiện 39 gam
kết tủa?
Hướng dẫn
:
39
= 0,5mol
78
= nHCl = 0, 2mol

n Al ( OH )3 =
nH +

Thể tích OH- lớn nhất khi OH- dư hòa tan một phần kết tủa.
Áp dụng công thức (II.*) ở phần 2.3.2.1 ta có:
nOH
= nH + (4nAl − n↓ ) = 0,2+ (4.0,6 – 0,5) = 2,1 mol


+

( max )


3+

→ V NaOH (max) =

2,1
= 2,1 (lít).
1

Ví dụ 3:
Cho 100 ml dung dịch NaOH tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl 3 0,2M
ta thu được một kết tủa trắng keo, đem nung kết tủa trong không khí đến khối
lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn. Tính nồng độ mol của dung dịch
NaOH ban đầu?
Hướng dẫn:
1,02
= 0,01mol , → nAl (OH )3 = n↓ = 0, 02mol
102
= 0,5.0,2 = 0,1(mol )

n Al2O3 =
n Al 3+

Vì n Al ≠ n Al (OH ) → có 2 trường hợp có thể xảy ra.
Áp dụng công thức (I) và (II) ở phần 2.3.2.1 ta có 2 kết quả sau:
nOH
= 3n↓ và nOH
= 4nAl − n↓
3+


3





nOH −

Vậy

(min)



(min)

3+

( max )

= 3.0, 02 = 0, 06( mol ) và nOH −
= 4.0,1 − 0, 02 = 0,38( mol )
( max )

0,06
= 0,3M
0,2
0,38
=
= 1,9 M

0,2

C M ( NaOH ) =
C M ( NaOH )

2.3.2.3. Dạng 3: Tính thể tích dung dịch axit (H+) cần cho vào dung dịch
chứa x mol AlO2- để thu được y mol kết tủa Al(OH)3.
 Phương pháp: Hướng dẫn học sinh chứng minh công thức:
So sánh : So sánh n↓ với nAlO
- Nếu n↓ = nAlO → xảy ra 1 phương trình phản ứng sau:
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 ↓

2


2

→ n H + = n↓

7


- Nếu n↓ ≠ nAlO → có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: H+ thiếu, xảy ra ptpư:

2

AlO2− + H + + H 2O → Al (OH )3 ↓
→ n H = n↓ (I)
+


(Trường hợp này số mol H+ là nhỏ nhất)
+ Trường hợp 2: H+ dư hòa tan một phần kết tủa → xảy ra cả 2 phương
trình phản ứng
AlO2− + H + + H 2O → Al (OH )3 ↓

x

x

x

Al ( OH ) 3 + 3H → Al 3+ + 3H 2 O
+

(x-y) 3(x-y)

→ nH + = x + 3( x − y ) = 4 x − 3 y

Vậy nH = 4nAlO − 3n↓ (II)
(Trường hợp này số mol H+ là lớn nhất)
+


2

 Cần nhớ:
* Trong trường hợp cho dung dịch X chứa cả AlO2- và OH- thì H+ sẽ phản
ứng với OH- trước sau đó mới phản ứng với AlO2Khi đó:
+ Nếu n↓ = nAlO → nH = nOH + n↓

+ Nếu n↓ ≠ nAlO → có 2 kết quả:

2

+




2

nH +
nH +

(min)

= nOH − + n↓

(I.*)

= nOH − + (4nAlO − − 3n↓ )

(II.*)
* Muốn giải được dạng như bài toán trên chúng ta cần quy về số mol AlO2trong NaAlO2-, KAlO2- … và quy về số mol OH- trong các dd sau: NaOH,
KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
* Cần chú ý dung dịch muối AlO2- khi tác dụng với khí CO2 dư thì lượng kết
tủa không thay đổi vì:
AlO2- + H2O+ CO2→ Al(OH)3↓ + HCO3( max )

2


Ví dụ 1:
Cho 200ml dung dịch HCl vào 200ml dung dịch NaAlO2 2M thu được
15,6 gam kết tủa keo. Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl là
A. 1M hoặc 2M.
B. 2M hoặc 5M.
C. 1M hoặc 5M.
D. 2M hoặc 4M.
Hướng dẫn:
• nAlO = nNaAlO = 0, 2.2 = 0, 4mol

2

nAl (OH )3 =

2

15, 6
= 0, 2mol
78
8


Áp dụng công thức tính nhanh:
Vì n Al (OH ) ≠ nAlO → có thể xảy ra 2 trường hợp:
Áp dụng công thức (I) và ( II) ở phần 2.3.2.3 ta có 2 kết quả sau:

2

3


(min)

= n↓

( max )

= 4nAlO − − 3n↓

nH +
nH +
nH +



nH +

(min)

( max )

2

= 0, 2( mol )



= 4.0, 4 − 3.0, 2 = 1(mol )

0, 2

= 1M
0, 2
1
=
= 5M
0, 2

CM ( HCl ) min =
CM ( HCl ) max

Ví dụ 2:
Thể tích dung dịch HCl 1M lớn nhất cần cho vào dung dịch chứa đồng
thời 0,1 mol NaOH và 0,3 mol NaAlO2 là bao nhiêu để thu được 15,6 gam kết
tủa?
Hướng dẫn:
15,6
= 0,2(mol ) ,
78
= 0,3(mol )

n Al ( OH )3 =
nAlO −
2

OH- +
H+ → H2O
0,1mol 0,1mol
→ n H + = 0,1mol

(1)


Vì n Al (OH ) = 0,2(mol ) ≠ nAlO = 0,3(mol )
Áp dụng công thức (II.*) ở phần 2.3.2.3 ta có kết quả sau:

2

3

→ nH + ( max ) = nOH − + (4nAlO− − 3n↓ ) = 0,1 + (4.0,3 − 3.0, 2) = 0, 7( mol )
2

Vậy : VHCl ( max)

0, 7
=
= 0, 7 (lít)
1

2.3.2.4. Một số bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho m gam kim loại Na vào 200 gam. dung dịch Al2(SO4)3 1,71%.
Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là
A. 0,69 gam.
B. 1,61 gam.
C. cả A và B đều đúng.
D. đáp án khác
Câu 2: Cho 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M.
khi phản ứng kết thúc thu được khối lượng kết tủa là
A. 3,9 gam.
B. 7,8 gam.
C. 1,56 gam.

D. 5,4 gam.
Câu 3: Cho 4,005 gam AlCl3 vào 100 ml dung dịch NaOH 0,1M sau khi phản
ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
A. 3,9 gam.
B. 7,8 gam.
C. 1,56 gam.
D. 5,4 gam.
Câu 4: Cho 350 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 1M
khi phản ứng kết thúc thu được số gam kết tủa là
A. 7,8 gam.
B. 3,9 gam.
C. 11,7 gam.
D. 23,4 gam.
9


Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M với 700 ml dung dịch NaOH 1M
thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thì khối
lượng chất rắn thu được là
A. 10,2 gam.
B. 20,4 gam.
C. 2,25 gam.
D. 5,1 gam.
Câu 6: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch HCl thu được
dung dịch B. Cho dung dịch B vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M thu được
2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch HCl.
A. 1,15M
B. 1,35M C. 1,15M và 1,35M
D. 1,2M.
Câu 7: Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn

toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X
thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch
HCl 0,5M là
A. 110 ml.
B. 90 ml.
C. 70 ml.
D. 80 ml.
Câu 8: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH, Sau
phản ứng hoàn toàn thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ dung dịch
NaOH đã dùng?
A. 1,2M
B. 1,8M
C. 1,2M và 2,8 M
D. 1,28M.
Câu 9: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3
và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá
trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là?
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH,CĐ – khối A – 2008)
A. 0,45.
B. 0,35.
C. 0,25.
D. 0,05.
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch
NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH,CĐ – khối B – 2007)
A. 1,2 lít.
B. 1,8 lít.
C. 2,0 lít.
D.2,4 lít.
Câu 11: Cho 200ml dung dịch H2SO4 vào 400ml dung dịch NaAlO2 1M thu

được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 là
A. 0,125M và 1,625M.
B. 0,5M và 6,5M.
C. 0,25M và 0,5M.
D. 0,25M và 3,25M.
Câu 12: Thể tích dung dịch HCl 1M cần cho vào dung dịch chứa 0,2 mol
NaAlO2 để thu được 7,8 gam kết tủa là
A. 0,1 lít và 0,5 lít .
B. 0,1 lít và 0,25 lít.
C. 0,25 lít và 0,5 lít.
D.0,1 lít và 0,6 lít.
Câu 13. Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung
dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc).
Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa.
Nồng độ M của dung dịch HCl là :
A. 1,12M hoặc 2,48M
B. 2,24M hoặc 2,48M
C. 1,12M hoặc 3,84M
D. 2,24M hoặc 3,84M
Câu 14: Cho 23,45 gam hỗn hợp X gồm Ba và K vào 125 ml dung dịch AlCl3
1M thu được V lít khí H2(đktc); dung dịch A và 3,9 gam kết tủa. V có giá trị là
:
10


A. 10,08 lít
ĐÁP ÁN:
Câu 1
2
Đ.án C A


B. 3,92 lít
3
C

4
B

5
D

6
C

C. 5,04 lít
7
D

8
C

9
A

10
C

D.6,72 lít
11
D


12
A

13
C

14
C

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
- Giúp học sinh củng cố các kiến thức cơ bản và ghi nhớ công thức
một cách chính xác dựa trên cơ sở khoa học.
- Nâng cao tư duy của học sinh
- Giúp đồng nghiệp nâng cao chất lượng chuyên môn
- Chất lượng giải các bài tập trắc nghiệm tăng lên rõ rệt.
Trong năm học 2015-2016 tôi dạy 2 lớp 12A2,12A3. Tôi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm cho lớp 12A 2.
Kết quả của 1 bài kiểm tra cho 2 lớp như sau:
Lớp 12A3. Sỹ số 28 học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2 hs
10hs
14hs
2hs
(7%)
(36%)

(50%)
(7%)
Giỏi
6 hs
(17%)

Lớp 12A2. Sỹ số 35 học sinh
Khá
Trung bình
15hs
14hs
(43%)
(40%)

Yếu
0hs
(0%)

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh chứng
minh và vận dụng công thức giải nhanh đã nâng cao được chất lượng dạy học,
tạo hứng thú học tập cho học sinh, pháp huy được tính tích cực chủ động của
học sinh đồng thời tăng cường và rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh.
Khi vận dụng công thức giải nhanh học sinh tìm được kết quả nhanh và
chính xác, rất phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Mặt khác,
dạy chứng minh và vận dụng công thức giải nhanh áp dụng được cho rất
nhiều dạng bài tập khác, cho nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy, giáo viên nên
áp dụng trong giảng dạy học sinh, đặc biệt trong các tiết dạy ôn tập, củng cố,
bồi dưỡng kiến thức cho học sinh để đạt kết quả tốt nhất.

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng một phần nhỏ giúp các em
học sinh học hoá tốt hơn, có hứng thú,có sự đam mê với bộ môn hoá học.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết đòi hỏi người giáo
viên phải có tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, phải nắm
vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, tổng hợp các kinh nghiệm áp dụng vào
11


bài giảng. Phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn
của bản thân, phải biết phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của
học sinh . Vi vậy, ban chuyên môn nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc
bồi dưỡng,nâng cao chất lượng chuyên môn như tổ chức sinh hoạt tổ - nhóm
chuyên môn theo chủ đề giảng dạy, duy trì các cuộc thi khảo sát chất lượng
giáo viên. Đăc biết ban chuyên môn tăng cường dự giờ, thăm lớp , đóng góp
ý kiến giúp giáo viên rút kinh nghiệm để việc dạy học đạt kết quả cao hơn.
Để dạy và học bộ môn có hiệu quả trước hết phải đầy đủ trang thiết bị
dạy học như hoá chất, phòng thí nghiệm…..vì vậy mong nhà trường tạo điều
kiện về cơ sở vật chất - kĩ thuật để giáo viên có thể sử dụng thiết bị kết hợp
với các phương pháp dạy học tích cực.
Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con
đường tìm ra kiến thức mới, khơi dậy óc tò mò, tư duy sáng tạo của học sinh,
tạo hứng thú trong học tập, dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ
đến khó.
Đối với học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện, tìm tòi, học hỏi
nhằm củng cố và nâng cao vốn kiến thức cho bản thân.
Do thời gian công tác còn ngắn, kinh nghiệm và năng lực bản thân còn
hạn chế, vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 / 5/ 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Lê Thị Hằng

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An , “Rèn kỹ năng giải toán hóa học 12” , NXBGD
2. Đề thi Đại học – Cao đẳng các năm 2007, 2008, 2009.
3.Phạm Văn Hoan , “Tuyển tập các bài tập hóa học trung học phổ thông” ,
NXB giáo dục, Hà nội 2002.
4. Đỗ Xuân Hưng , “ giải nhanh các bài tập trắc nghiệm –hóa vô cơ” , NXB
Đại học quốc gia Hà nội 2012
5. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ – Tập 1 – NXB giáo dục, 2003.
6. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên 1997), Nguyễn Kì – Vũ Văn Tảo – Bùi
Tường, “Quá trình dạy – tự học” , NXBGD Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Phạm Văn Hoan – Từ Vọng Nghi – Đỗ
Đình Rãng – Nguyễn Phú Tuấn, Sgk hóa học 12 (Cơ bản) – NXB giáo dục,
Hà nội 2008.

13


MỤC LỤC
TT
Nội dung

Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đế
2
2.2.1.Thực trạng chung.
2
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Như Thanh2
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1. Một số vấn đề cần lưu ý
3
2.3.2.Các dạng bài tập về hợp chất của nhôm
4
3+

2.3.2.1. Cho dung dịch muối chứa x mol Al tác dụng với
4
dung dịch kiềm ( y mol OH ).
6
2.3.2.2. Tính thể tích dung dịch kiềm (OH-) cần cho vào dung
dịch chứa x mol Al3+ để xuất hiện y mol kết tủa (Al(OH)3).
2.3.2.3. Tính thể tích dung dịch axit (H +) cần cho vào dung
7
dịch chứa x mol AlO2 để thu được y mol kết tủa Al(OH)3.
2.3.2.4. Một số bài tập vận dụng
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
11
3.1. Kết luận
11
3.2. Kiến nghị và đề xuất
12

14


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHỨNG MINH CÔNG THỨC ĐỂ ÁP
DỤNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ HỢP CHẤT
CỦA NHÔM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2016

15



×