Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy bài phenol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.26 KB, 20 trang )

Mục lục
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng chữ viết tắt ………………

02

2

Phần I mở đầu ……………..……

03

3

Phần II Nội dung …………..……

04

4

Thực trạng vấn đề ……………..…

05


5

Các giải pháp

……………..…

05

6

Xây dựng câu hỏi,bài tập…………

06

7

Giáo án minh họa …………….…

10

8

Tiến trình dạy học …………..……

14

9

Hiệu quả của SKKN ……………… 19


10

Phần III Kết luận và kiến nghị ……

20

1


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Phương trình phản ứng

PTPƯ

Phương trình hoá học

PTHH

Điều kiện tiêu chuẩn

đktc

Dung dịch

dd


Trung học phổ thông

THPT

Học sinh

HS

Giáo viên

GV

Thí nghiệm

TN

Ví dụ

VD

Công thức phân tử

CTPT

Công thức cấu tạo

CTCT

Công thức tổng quát


CTTQ

Công thức đơn giản nhất

CTĐGN

Định luật bảo toàn khối lượng

ĐLBTKL

Định luật bảo toàn nguyên tố

ĐLBTNT

Sách giáo khoa

SGK

Sách bài tập

SBT

Bài tập

BT

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, khi thực hiện giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới, tôi
cũng như các đồng nghiệp đã gặp không ít vướng mắc, khó khăn.Rất nhiều bài
học trong chương trình có dung lượng kiến thức rất lớn và khi dạy,ngay bản thân
giáo viên cũng không khỏi cảm thấy áp lực. Vậysau giờ học với nhiều nội dung
như thế liệu học sinh thu được những kiến thức gì ?Đọng lại những gì ?Làm thế
nào để có thể giúp học sinh tiếp thu được lượng kiến thức đó một cách chủ động
và nhẹ nhàng hơn ?Không phủ nhận tính ưu việt của các phương tiện dạy học như
máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập…nhưng để giờ dạy thực sự có hiệu quả,
ngoài các phương tiện dạy học đó tôi nghĩ người giáo viên cần có một hệ thống
câu hỏi và bài tập có tính tư duy cao, bám trọng tâm bài học.Và dựa trên hệ thống
câu hỏi, bài tập đó học sinh sẽchủ động lĩnh hội được kiến thức bài học một cách
hứng thú hơn.vì thế hệ thống câu hỏi và bài tập dành cho học sinh trước khi học
rất quan trọng và gây hứng thú cho người học đặc biệt với học sinh có học lực
trung bình.Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phát huy tính tích cực chủ động của học
sinhtrong quá trình dạy học bài Phenol - lớp 11cơ bản”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu vai trò, vị trí của bài tập trong quá trình dạy học hóa học.
-Nghiên cứu hướng sử dụng tích cực hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng cao
hiệu quả học tập của học sinh.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình
thành thái độ tình cảm, hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đối tượng: Học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Hoàng, ngoài ra có thể vận
dụng phương pháp cho các bài học khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu tài liệu, các đợt tập huấn và
thực nghiệm qua các tiết dạy.

3



PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
*Vai trò,vị trí của bài tập trong quá trình dạy học:
Bài tập hóa học là một trong những kênh truyền tải kiến thức không thể thiếu
được trong quá trình dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng. Việc giải
các bài tập hóa học (cả lý thuyết và bài tập định lượng).Vì thế, có thể xem bài tập
như là một phương tiện dạy học then chốt trong quá trình dạy học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.
Bài tập không chỉ sử dụng vào đầu giờ để kiểm tra bài cũ hoặc cuối giờ học, cuối
chương, cuối học kì để ôn tập và kiểm tra kiến thức mà giáo viên có thể sử dụng
bài tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, nội dung nào nếu như thấy nó có thể giúp
mình đạt hiệu quả của nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học. Câu hỏi và bài tập
hóa học được sử dụng phải phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với năng lực
của học sinh và phải phục vụ được ý đồ của giáo viên. Vì thế, người giáo viên
phải phân hóa được các loại hình bài tập, mức độ và mục đích sử dụng chúng, cụ
thể:
- Sử dụng bài tập hóa học trong việc hình thành khái niệm, kiến thức mới.
- Sử dụng bài tập hóa học trong việc rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm.
- Sử dụng bài tập hóa học trong việc rèn luyện kĩ năng quan sát, giải thích.
- Sử dụng bài tập hóa học trong việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức.
- Sử dụng bài tập định lượng trong việc hình thành kĩ năng giải nhanh.
Như vậy, tùy theo mục đích của việc giảng dạy mà giáo viên phải biết
lựa chọn sử dụng bài tập một cách phù hợp.
*Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và
phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng
dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của
mục tiêu giáo dục và đào.Như vậy, mục tiêu của đổi mới dạy học là hướng đến

phát huy năng lực người học.

4


2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học môn hóa ở trường phổ thông.
Qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn hóa ở trường THPT Nguyễn
Hoàng,tôi nhận thấy GV và HS đã rất tích cực song khi học bài mới và các bài
tập còn gặp khó khăn hiệu quả thì chưa được chú ý đúng mức.
Về phía học sinh từ việc nắm kiến thức trong khi nghiên cứu bài không vững
chắc, thời gian dành cho luyện tập, củng cố kiến thức ít, không có điều kiện phân
tích, làm rõ đề bài,HS tiếp thu kiến thức ở trên lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về
bài học, thuộc bài một cách máy móc nên còn lúng túng khi phải độc lập vận
dụng kiến thức của mình vào việc giải bài tập. Ngoài ra, nhiều em HS chưa chăm
học, chưa có hứng thú học tập, học qua loa, đại khái, chưa có kĩ năng cần thiết để
giải quyết những nhiệm vụ học tập, chưa biết phân bố thời gian học các môn một
cách hợp lí. Các em chưa tự giác học tập, chưa có ý thức tự nghiên cứu cao, tự
mình bồi đắp kiến thức còn hổng. Thực tế cho thấy, tình trạng học thụ động của
HS không chỉ đơn thuần do PPDH của GV mà còn do tác động của nhiều yếu tố
bên trong và bên ngoài nhà trường. Cần phải có biện pháp đồng bộ nhằm khuyến
khích các em HS phát huy tính tích cực chủ động của mình trong quá trình lĩnh
hội kiến thức.
Từ thực tiễn đó cho thấy, việc GV xây dựng cho HS một hệ thống bài tập đối với
từng bài học là một việc làm cần thiết, giúp HS nắm vững bài học có hệ thống
hơn và đồng thời giúp các em có tư liệu tốt phục vụ cho việc tự học ở nhà.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
2.3.1:Khái quát về phương pháp dạy học:
Đặc điểm thứ nhất: Được xây dựng trên nguyên tắc từ cấu tạo dự đoán ra tính
chất. Các tính chất dự đoán này được kiểm chứng ở phần tính chất vật lí và tính

chất hóa học. Dàn bài trình bày theo trình tự: Cấu tạo - tính chất – điều chế - ứng
dụng. Về cấu tạo có chú ý: định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, đôi khi
trình bày cả cơ chế của phản ứng.

5


Đặc điểm thứ 2: Nội dung của mỗi bài chứa đựng rất nhiều kiến thức mà các em
HS đã được học ở phần đại cương về hóa học hữu cơ như: Thuyết cấu tạo hóa
học, đồng đẳng, đồng phân, nhóm chức, qui tắc gọi tên, phản ứng hữu cơ…
Do vậy, để giúp học sinh học tốt ,chủ động tiếp thu kiến thức mới, thao tác dạy
học vàphương pháp dạy học chủ yếu ở đây là:
- GV chia một bài thành một số đơn vị kiến thức. Tương ứng với mỗi đơn vị kiến
thức tổ chức một hoạt động dạy học phối hợp giữa GV và HS hoặc giữa HS với
nhau.
- GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát từ đó rút ra nhận xét.
- HS làm thí nghiệm khi học bài mới, từ đó rút ra nhận xét.
- GV mô tả thí nghiệm trên cơ sở đó GV đưa ra các tình huống có vấn đề yêu cầu
HS nghiên cứu và giải quyết.
- Hướng dẫn HS tập phân tích số liệu thực nghiệm, từ đó rút ra nhận xét.
- GV dùng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- GV đàm thoại dẫn dắt học sinh theo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập, thông qua
câu trả lời HS tiếp nhận được kiến thức.
- GV giúp HS so sánh, khái quát hóa, từ đó rút ra nhận xét.
- GV thông báo số liệu, HS công nhận.
- GV thuyết trình kèm ví dụ minh họa.
- GV luyện tập theo vấn đề.
+ Câu hỏi, bài tập chuẩn bị cho bài phenol.
+ Câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức kiến thức mới
+ Câu hỏi, bài tập giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng

2.3.2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong quá trình dạy học bài PHENOL
2.3.2.1: Nguyên tắc của việc xây dựng và sử dụng bài tập trong thiết kế bài
dạy truyền thụ kiến thức mới
- Câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện kiến thức đã học
- Câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức kiến thức mới
- Câu hỏi, bài tập giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng
6


Chương trình Hóa học của trường phổ thông cơ bản được xây dựng trên nguyên
tắc đồng tâm. Do đó, HS thường đã có một lượng kiến thức nhất định liên quan
đến bài học mới. Vậy việc đưa ra các câu hỏi giúp các em tái hiện kiến thức cũ là
rất cần thiết. Qua đó GV cũng xác định được HS đã có những kiến thức cơ sở
nhất định để nghiên cứu bài học mới hay chưa ? Dựa vào sự nắm bắt kiến thức đã
biết của HS mà GV lựa chọn PPDH cho phù hợp.
2.3.2.2: Câu hỏi, bài tập chuẩn bị cho bài phenol.
a-Câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện kiến thức đã học
1, Tìm từ cho các ô chữ hàng ngang:
Hàng ngang thứ nhất: (gồm 6 chữ cái) Hướng tách HX của dẫn xuất halogen tuân
theo qui tắc nào ?
Hàng ngang thứ hai: (gồm 6 chữ cái) Tên gọi của phản ứng đốt cháy hợp chất hữu
cơ ?
Hàng ngang thứ ba: (gồm 6 chữ cái) Phương pháp điều chế C2H5OH từ glucozơ ?
Hàng ngang thứ tư: (gồm 12 chữ cái) Nguyên nhân làm cho ancol etylic có nhiệt
độ sôi cao hơn hiđrocacbon tương ứng ?
Hàng ngang thứ năm: (gồm 8 chữ cái) Tên gọi của nhóm –OH ?
Hàng ngang thứ sáu: (gồm 6 chữ cái) Tên thay thế của C2H5OH ?

Từ chìa khóa của ô chữ gồm 6 chữ cái, là tên gọi của một hợp chất hữu cơ có

nhiều ứng dụng trong thực tiễn ?

7


b- Câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức kiến thức mới
1. Cho các hợp chất sau:
OH

CH2 - OH

OH

OH

CH3

(1)

(2)

OH

(3)

(4)

- Hãy nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần và cấu tạo trong phân tử các
chất trên ?
- Dựa vào số lượng nhóm –OH trong phân tử có thể chia các hợp chất 1, 2, 3

thành mấy loại ?
2. Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của các cặp chất sau và đánh dấu Đ (đúng) hoặc
S (sai) cho các nhận xét:
O

H

H
CH3



C

O

H

H

1, Liên kết O-H trong hợp chất phenol phân cực hơn trong rượu etylic.

[]

2, Phenol cũng có thể tạo liên kết hiđro liên phân tử tương tự như ancol.

[]

3, C6H5-OH là ancol thơm.


[]

4, C6H5-OH tác dụng với Na tương tự ancol

[]

3. Từ các đặc điểm cấu tạo nêu trên, Phenol có các trung tâm phản ứng nào ?
( - Nhóm –OH : Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH ⇒ Tính axit.
- Vòng benzen: Phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzen tại vị trí o- và p- )
4. HS quan sát TN (Phenol với nước và phenol với NaOH) và trả lời các câu hỏi
sau:
+ Dấu hiệu nào chứng minh có phản ứng xảy ra ?
+ Dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ ? PƯ trên chứng minh điều gì ?
5. Sục khí CO2 vào ống nghiệm chứa dd phenolat natri, HS quan sát hiện tượng,
dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ xảy ra. PƯ trên chứng minh điều gì ?
6. HS quan sát TN (Phenol với nước brom và benzen với nước brom) và trả lời
các câu hỏi sau:
+ Dấu hiệu nào chứng minh có phản ứng xảy ra ?
8


+ Dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ ?
+ Các PƯ trên chứng minh điều gì ?
+ Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 2 chất lỏng benzen và phenol.
7. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
0

0

Cl2 , Fe ,t (1:1)

NaOHđ ,t , p
HCl
C 6 H 6 +
 → X +
 → Y +
→ Z

8. Tính khối lượng cumen cần dùng để sản xuất 9,4 tấn phenol biết hiệu suất của
quá trình điều chế là 80% và sơ đồ điều chế:
+

CH 2 =CHCH 3 , xtH
O2 kk ; + H 2 SO4
C 6 H 6 +
   →C 6 H 5CH (CH 3 ) 2 +
 →C 6 H 5OH + CH 3COCH 3

9. Cho các phản ứng sau: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (a)
OH

OH
Br

+ 3 Br2

Br

+ 3HBr

Br

2,4,6 -tribromphenol

(b)

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O (c)
C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2

(d)

C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3 (e)
a, PTPƯ chứng minh phenol có tính axit nhưng là axit yếu:
A. (a), (b)

B. (a), (c), (d)

C. (c), (a)

D. (d), (c), (e)

b, PTPƯ chứng minh sự ảnh hưởng qua lại giữa nhóm thế lên nhân và nhân lên
nhóm thế trong phân tử phenol:
A. (b), (c)

B. (a), (b), (c)

C. (b), (d)

D. (d), (c), (e)

10. Số đồng phân thơm có cùng CTPT C 7H8O vừa tác dụng được với Na vừa tác

dụng được với NaOH
A.1

B.2

C.3

D.4

11. Cho C6H5OH vào dung dịch Na2CO3 dự đoán hiện tượng xảy ra biết:
K a1 H 2CO3 > K a C6 H 5OH > K a2 H 2CO3 . Giải thích bằng PTPƯ.

c-Câu hỏi, bài tập giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng
+ Cl (1:1)
+ NaOH, du
+ HCl
→ X 
→ Y 
→ Z Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt
1.Cho sơ đồ: C6 H 6 
Fe, t
t cao,P cao
2

o

o

là: A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.


B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.

C. C6H5OH, C6H5Cl.

D. C6H5ONa, C6H5OH.
9


2.Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng
mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với
công thức phân tử. Viết các đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với
công thức phân tử của X ?
3. Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5,
p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Những chất nào
trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: (a) Chỉ tác dụng với NaOH theo
tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na dư tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng
Viết.PTPƯ .
4. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri
(dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam
X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
A. 14,0.

B. 7,0.

C. 21,0.

D. 10,5.

--------------------------------------Giáo án minh họa

Bài :

PHENOL

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết:
- Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí của phenol.
- Ứng dụng của phenol.
HS hiểu:
- Tính chất hóa học: + Phản ứng thế H ở nhóm OH (Tính axit: tác dụng với
Na và NaOH), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom).
+ Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của phenol.
phân tử.
- Một số phương pháp điều chế hiện nay của phenol.

10


2. Kĩ năng:
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hóa học.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong
phản ứng, các dạng bài tập khác có nội dung liên quan.
II. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol.
- Phương pháp điều chế phenol.
III. Chuẩn bị:
- Dụng cụ hóa chất: + Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.
+ Phenol lỏng, dung dịch NaOH, dung dịch brom.

- Máy chiếu, phiếu học tập (nội dung các phiếu học tập sẽ được chiếu trên
màn hình tương ứng với từng hoạt động học tập).
Nội dung các phiếu học tập:

Phiếu học tập số 1
1, Cho các hợp chất sau:
OH

CH2 - OH

OH

OH

CH3

(1)

(2)

OH

(3)

(4)

- Hãy nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần và cấu tạo trong phân tử
các chất trên ?
- Dựa vào số lượng nhóm –OH trong phân tử có thể chia các hợp chất 1, 2, 3
thành mấy loại ?


Phiếu học tập số 2

11


Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của các cặp chất sau và đánh dấu Đ (đúng)
hoặc S (sai) cho các nhận xét:
O

H

H
CH3



C

O

H

H

1, Liên kết O-H trong hợp chất phenol phân cực hơn trong rượu etylic.

[]

2, Phenol cũng có thể tạo liên kết hiđro liên phân tử tương tự như ancol.


[]

3, C6H5-OH là ancol thơm.

[]

4, C6H5-OH tác dụng với Na tương tự ancol

[]

Phiếu học tập số 3
1, HS quan sát TN (Phenol với nước và phenol với NaOH) và trả lời các câu
hỏi sau:
+ Dấu hiệu nào chứng minh có phản ứng xảy ra ?
+ Dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ ?
2, Sục khí CO2 vào ống nghiệm có xảy ra PƯ ở trên, HS quan sát hiện tượng,
dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ xảy ra.
3, Các PƯ trên chứng minh điều gì ?

Phiếu học tập số 4
1, HS quan sát TN (Phenol với nước brom và benzen với nước brom) và trả lời
các câu hỏi sau:
+ Dấu hiệu nào chứng minh có phản ứng xảy ra ?
+ Dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ ?
+ Các PƯ trên chứng minh điều gì ?
2, Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 2 chất lỏng benzen và phenol.
Phiếu học tập số 5
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
12



0

0

Cl2 , Fe ,t (1:1)
NaOHđ ,t , p
HCl
C 6 H 6 +
 → X +
 → Y +
→ Z

2. Tính khối lượng cumen cần dùng để sản xuất 9,4 tấn phenol biết hiệu suất
của quá trình điều chế là 80% và sơ đồ điều chế:
+

CH 2 =CHCH 3 , xtH
O2kk ; + H 2 SO4
C 6 H 6 +
   →C 6 H 5CH (CH 3 ) 2 +
 →C 6 H 5OH + CH 3COCH 3

Phiếu học tập số 6
1, Cho các phản ứng sau: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (a)
OH

OH
Br


+ 3 Br2

Br

+ 3HBr

Br
2,4,6 -tribromphenol

(b)

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O (c)
C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2

(d)

C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3

(e)

a, PTPƯ chứng minh phenol có tính axit nhưng là axit yếu:
A. (a), (b)

B. (a), (c), (d)C. (c), (a)

D. (d), (c), (e)

b, PTPƯ chứng minh sự ảnh hưởng qua lại giữa nhóm thế lên nhân và nhân
lên nhóm thế trong phân tử phenol:

A. (b), (c)

B. (a), (b), (c)

C. (b), (d)

D. (d), (c), (e)

2, Số đồng phân thơm có cùng CTPT C7H8O vừa tác dụng được với Na vừa tác
dụng được với NaOH
A.1

B.2

C.3

D.4

3, Cho C6H5OH vào dung dịch Na2CO3 dự đoán hiện tượng xảy ra biết:
K a1 H 2CO3 > K a C6 H 5OH > K a2 H 2CO3 . Giải thích bằng PTPƯ.

IV. Tiến trình hoạt động dạy học:
- Bước 1 (1 phút): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Bước 2 (5 phút): Kiểm tra bài cũ.
13


Cho các em cùng chơi trò giải ô chữ và tìm từ chìa khóa.
* Tìm từ cho các ô chữ hàng ngang:
Hàng ngang thứ nhất: (gồm 6 chữ cái) Hướng tách phân tử HX của dẫn xuất

halogen tuân theo qui tắc nào ?
Hàng ngang thứ hai: (gồm 6 chữ cái) Tên gọi của phản ứng đốt cháy hợp chất hữu
cơ ?
Hàng ngang thứ ba: (gồm 6 chữ cái) Phương pháp điều chế C2H5OH từ glucozơ ?
Hàng ngang thứ tư: (gồm 12 chữ cái) Nguyên nhân làm cho ancol etylic có nhiệt
độ sôi cao hơn hiđrocacbon tương ứng ?
Hàng ngang thứ năm: (gồm 8 chữ cái) Tên gọi của nhóm –OH ?
Hàng ngang thứ sáu: (gồm 6 chữ cái) Tên thay thế của C2H5OH ?
Z A I

X E

O X I

P
H O A

L Ê N M E N
L I Ê N K Ê T H I
H I Đ R O X Y L

Đ R O

E T A N O L
Từ chìa khóa của ô chữ gồm 6 chữ cái, là tên gọi của một hợp chất hữu cơ có
nhiều ứng dụng trong thực tiễn ?( PHENOL )
- Bước 3 (1 phút): Từ kết quả câu hỏi bài cũ GV đặt vấn đề cho bài mới.
- GV nêu những vấn đề cần giải quyết trong giờ học:
+ Phenol là những hợp chất như thế nào ? Đặc điểm cấu tạo của phenol ?
+ Tính chất vật lí của phenol có điểm gì cần lưu ý ?

+ Phenol có những tính chất hóa học gì ? Nguyên nhân nào làm cho phenol có
khả năng thể hiện các tính chất đó ?
+ Phương pháp điều chế phenol hiện nay trong công nghiệp ? Các ứng dụng
quan trọng của phenol ?
- Bước 4 (38 phút): GV tổ chức các hoạt động dạy học để giải quyết các vấn đề
đã đưa ra.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG
Bài PHENOL
14


Hoạt động 1: ( 7 phút )

I. Định nghĩa, phân loại và tính chất vật lí

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1. Định nghĩa
trong phiếu học tập số 1.

- (SGK)

Từ các câu trả lời GV giúp HS rút - VD: …
ra các vấn đề:

- Ancol thơm: Nhóm OH đính vào mạch

- Định nghĩa về hợp chất phenol.

nhánh của vòng thơm.


- Giới thiệu rượu thơm.

- VD: ...

- Phân loại phenol.

2. Phân loại

- Giới thiệu tên gọi một số chất Có 2 loại
đơn giản và công thức chung.

monophenol(phenol đơn chức:

CnH2n-6O với n ≥ 6

CnH2n-6O).

- GV cho HS quan sát mẫu vật và

poliphenol (phenol đa chức).

chiếu hình ảnh về các tính chất vật 3. Tính chất vật lí.
lí của phenol => HS tự rút ra được (SGK)
những tính chất vật lí đặc trưng.
II. Tính chất hóa học.
Hoạt động 2: ( 7 phút )

1. Đặc điểm cấu tạo và sự ảnh hưởng qua


- GV cho HS làm bài tập của lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử
phiếu học tập số 2.

phenol.

- Từ các câu trả lời GV giúp HS - Liên kết O-H phân cực hơn, nguyên tử H
rút ra các vấn đề về sự ảnh hưởng linh động hơn ⇒ Phenol có tính axit (đây là
qua lại giữa các nhóm nguyên tử sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm thế)
trong phân tử phenol.

- Mật độ electron ở các vị trí o- và p- trong
vòng benzen tăng lên nên sự thế vào vòng dễ

⇒ Từ các đặc điểm cấu tạo GV hơn benzen và ưu tiên ở các vị trí o-, p- ( ⇒

hướng dẫn HS nhận định các trung ảnh hưởng của nhóm thế lên gốc phenyl).
tâm phản ứng của phenol.

- Liên kết C-O trở nên bền vững hơn so với
ancol.

Hoạt động 3: ( 6 phút )

2. Tính axit

GV biểu diễn TN1:

15



- Ống nghiệm A: cho phenol vào - Phenol tác dụng với dung dịch kiềm
nước.

C6H5OH + NaOH → C6H5Na + H2O

- Ống nghiệm B: cho phenol vào ⇒ Pư chứng minh phenol có tính axit.
dd NaOH.

- Sục CO2 vào dd phenolat natri xảy ra phản

- TN2: Sục tiếp CO2 vào dd trong ứng:
ống nghiệm B (sau khi thực hiện C6H5ONa + CO2 + H2O →
TN1).

C6H5OH + NaHCO3

HS quan sát thí nghiệm và thực ⇒ Pư chứng minh phenol là axit rất yếu.
hiện nội dung của phiếu học tập số
Tính axit H2CO3 > C6H5OH > C2H5OH
3.
3. Phản ứng thế ở vòng thơm.
Hoạt động 4: ( 5 phút )
Phản ứng thế vào nhân thơm của phenol dễ
-GV biểu diễn TN3:
dàng hơn benzen.
+ Cho nước brom vào 2 ống
OH

nghiệm1 và 2 lần lượt chứa phenol


OH
+ 3 Br2

và benzen.

Br

+ 3HBr

Br
2,4,6 -tribromphenol

- HS quan sát và thực hiện nội
dung phiếu học tập số 4.
Hoạt động 5: ( 7 phút )

Br

Pư được dùng để phân biệt phenol.
III. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế

- Thông qua nội dung phiếu học - PP 1: Sản xuất phenol từ clobenzen.
tập số 5, GV giới thiệu cho HS 2 - PP 2: Sản xuất đồng thời phenol và axeton
PP điều chế phenol.

từ benzen theo sơ đồ (SGK).

- GV giới thiệu cho HS các ứng
dụng quan trọng của phenol thông 2. Ứng dụng

qua các sơ đồ và hình ảnh thực tế (SGK)
(chiếu trên màn hình).
Hoạt động 6: ( 6 phút )
GV dùng các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập số 6 để củng cố cho HS.
V: Bài tập về phenol
* Bài tập
Chủ đề 1: Bài tập lý thuyết củng cố tính chất hóa học của phenol
16


Ví dụ 1: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH (hoặc Na 2CO3)
và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO 3. Tên gọi của X

A. anilin.

B. phenol.

C. axit acrylic.

D. metyl axetat

Ví dụ 2:
HợpchấthữucơX(phântửcóvòngbenzen)cócôngthứcphântửlàC7H8O2,tácdụngđượcvới
NavàvớiNaOH.BiếtrằngkhichoXtácdụngvớiNadư,sốmolH2thuđượcbằngsốmol
XthamgiaphảnứngvàXtácdụngđượcvớiNaOHtheotỉlệsốmol1:2.Côngthứccấutạothu
gọn của X là
A. C6H5CH(OH)2.

B. CH3C6H3(OH)2.


C. CH3OC6H4OH.

D. CHO-CH2-C6H4-OH.

Chủ đề 2: Xác định công thức phân tử, biện luận công thức cấu tạo của
phenol
Ví dụ 1:Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO 2 thu
được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là.
A. CH3CH2C6H4OH.
C. HOC6H4CH2OH.

B. HOCH2C6H4COOH.
D. C6H4(OH)2.

Ví dụ 2:Một dung dịch chứa 6,1 g chất A là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho
dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất chứa ba
nguyên tử brom trong phân tử. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân
tử chất A là:
A. C2H5C6H4OH

B.CH3C6H4OH

C. C2H5C6H3(CH3)OH

D. (C2H5)2C6H3OH

Chủ đề 3: Bài toán ứng dụng và điều chế phenol
Ví dụ 1: Cho 13,14 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt
độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm:

CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là:
17


A. 0,60

B. 0,36

C. 0,54

D. 0,45

* Bài tập tham khảo.
1.Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen)
có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác
dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O,
thoả mãn tính chất trên là:
A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

2.Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.

3.Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
0

0

+ Br2 (1:1mol),Fe,t
+ NaOH (dö ),t ,p
+ HCl(dö)
Toluen 
→ X 
→ Y 
→Z

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

B. benzyl bromua và o-bromtoluen.

C. m-metylphenol và o-metylphenol. D. o-metylphenol và p-metylphenol.
4. Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dd HCl.
(2) Phenol có tính axit, dd phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).


D. (1), (2), (4).

2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân,đồng nghiệp và nhà trường:
- Khi tổ chức dạy học theo đổi mới HS chủ động về kiến thức mới, hứng thú với
hoạt động học nên đạt hiệu quả cao, lồng ghép thêm các kiến thức ngoài bài mang
tính giáo dục cao.
18


-Bản thân tôi cũng thấy tự tin khi HS có hứng thú với tiết dạy, qua buổi sinh
hoạt chuyên môn, giờ thao giảng tôi đã bảo vệ quan điểm và phương pháp để
các đồng nghiệp hiểu và vận dụng không chỉ với môn Hóa mà với nhiềumôn học
khác.
-Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm
giảng dạy đối với một số lớp ở trường THPT Nguyễn Hoàng
+Lớp 11A1 giảng dạy theo phương pháp đã đề xuất như nội dung của đề tài.
+Lớp 11A2giảng dạy theo phương pháp truyền thụ kiến thức thông thường.
Trong quá trình thực hiện nhận thấy sự hứng thú học tập của học sinhlớp
11A1tăng rõ rệt,hệ thống bài tập đã giúp các em hoạt động tích cực hơn và cảm
giác tự mình phát hiện kiến thức làm cho các em đam mê hơn đối với môn
học.Đồng thời khi áp dụngphương pháp lồng ghép bài tập vào bài giảng cũng đã
làm giảm áp lực và khối lượng công việc của GV trong mỗi giờ dạy. Còn đối với
lớp 11A2, khối lượng công việc của GV trong mỗi giờ dạy lớn hơn, HS tiếp thu
kiến thức thụ động hơn và các em cảm thấy áp lực đối với khối lượng kiến thức
cần tiếp nhận.
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy tính hiệu quả của phương pháp .

Số con điểm

Lớp

<5,

11A1
11A2

0
4
8

5,0

5,5

6,0

6,5

7,0

7,5

8,0

8,5

9,0

2

5

2
3

2
3

2
4

3
3

4
4

5
3

3
2

3
2

9,5 10,0
2
1


2
0

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, tôi có kết luận như sau:
Muốn thành công trong dạy học, phương pháp , giáo viên phải vững vàng về kiến
thức chuyên môn; đầu tư thời gian để xây dựng phương pháp mà mình xây dựng
một cách khoa học, chính xác; qua đó giúp học sinh tiếp thu và vận dụng một
19


cách tốt nhất. Từ đó giúp các em nhớ nội dung bài lâu hơn, kỹ năng giải bài tập
cũng dễ dàng và thành thạo hơn.
2. Kiến nghị.
- Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài của
học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong việc tìm
kiếm thông tin, tài liệu giáo trình phục vụ cho quá trình học tập.
- Về phía nhà trường: Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn, đồ dùng trực
quan có chất lượng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
- Bằng đề tài nhỏ này, tôi hy vọng cùng với đồng nghiệp góp phần nâng cao chất
lượng dạy học tại trường THPT Nguyễn Hoàng.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và đưa vào
ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20. tháng 5 năm 2016

CƠ QUAN


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả

Lê Thị Huyền

20



×