Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề xuất giải pháp ứng dụng công cụ google form và xây dựng quy định cộng điểm, xếp loại giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả việc xét thi đua, kh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE FORM
VÀ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH CỘNG ĐIỂM, XẾP LOẠI GIÁO
VIÊN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XÉT THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG Ở TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Người thực hiện: Ngô Cơng Cảnh
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Khác

THANH HỐ NĂM 2016


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
- Lí do chọn đề tài...................................................................................................................1
Năm học 2015 - 2016 trường THPT Lê Lai - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa tiếp tục
quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo; Thực hiện việc đổi mới ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học trong
nhà trường theo hướng dẫn số: 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016. Đồng thời tiếp tục thực hiện các cuộc


vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và quyết tâm thi đua
“Dạy tốt, Học tốt” đã và đang tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường..........................................................................................1
- Mục đích nghiên cứu............................................................................................................3
- Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................3
- Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề xét thi đua, khen thưởng........................5
2.3.1. Xây dựng phiếu hỏi phục vụ nội dung bình xét thi đua, khen thưởng năm học bằng
công cụ Google Form..........................................................................................................5
2.3.2. Đề xuất các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên phục vụ cho việc bình xét thi
đua, khen thưởng năm học................................................................................................18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc bình xét thi đua, khen thưởng trong
nhà trường.............................................................................................................................20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................................21
- Kết luận...............................................................................................................................21
- Kiến nghị............................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................23
PHỤ LỤC..................................................................................................................................24


1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng trong nhà trường, chú
trọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng khơng những phát huy được sức
mạnh to lớn của tình đồn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong cơng việc giữa
cán bộ với giáo viên, nhân viên; giữa đội ngũ giáo viên với học sinh mà còn tạo
sự đồng thuận nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, năng động, sáng tạo

vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ý nghĩa của việc thi đua khen thưởng đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua Lời kêu gọi thi đua ái quốc vào ngày
11/6/1948: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Những người thi
đua là những người yêu nước nhất”;“Thi đua - Khen thưởng là động lực phát
triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày".
Đổi mới thi đua, khen thưởng trong nhà trường là thực hiện những nội
dung giải pháp mới trong đó có nội dung quan trọng là việc bình xét thi đua,
khen thưởng cuối học kỳ và cuối năm học, nhằm tạo động lực động viên, lơi
cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức
gương mẫu đưa phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực gắn với công việc hàng
ngày của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường “Người người thi đua, việc
việc thi đua” góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học.
Năm học 2015 - 2016 trường THPT Lê Lai - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh
Hóa tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực hiện việc đổi mới ứng
dụng CNTT vào các hoạt động dạy học trong nhà trường theo hướng dẫn
số: 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016. Đồng thời tiếp tục thực hiện
các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và quyết tâm thi đua “Dạy tốt, Học tốt” đã và đang tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà
trường.
Với vai trị trách nhiệm là tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng giao
nhiệm vụ tham mưu giúp việc phụ trách công tác thi đua, khen thưởng trong nhà
trường, bản thân tôi luôn mong muốn công tác thi đua, khen thưởng nhà trường
đi vào thực chất, toàn diện, thường xuyên đúng với ý nghĩa và tầm quan trọng
của nó. Nhất là việc bình xét thi đua, khen thưởng cuối học kỳ và cuối năm học,
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực sự xứng đáng là sự tôn
vinh của nhà trường, xã hội đối với từng cá nhân và tập thể.

Vì vậy, tơi mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp đề tài: “Đề xuất
giải pháp ứng dụng công cụ Google Form và xây dựng quy định cộng điểm,

1


xếp loại giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả việc xét thi đua, khen thưởng ở
trường THPT Lê Lai”

2


- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này có mục đích tạo được nhiều mẫu phiếu hỏi dưới dạng các
câu trả lời khác nhau và yêu cầu các giáo viên, nhân viên trả lời theo mẫu thiết
kế sẵn cho từng nội dung công việc như đăng ký thi đua, báo cáo thành tích...,
gửi phiếu hỏi qua địa chỉ mail chung của trường hoặc mail cá nhân từng giáo
viên rồi thu thập thơng tin trả lời hồn tồn tự động, khắc phục những bất cập
trong việc đăng ký, thống kê, báo cáo.... hay lấy ý kiến bằng phiếu hỏi in sẵn.
Với nội dung xây dựng quy định cho điểm, xếp loại giáo viên căn căn cứ
vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong từng tháng, từng học kỳ
và cả năm học phù hợp với các mức điểm trừ trong quy định này. Bảo đảm được
tính trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất,
năng lực dạy học, giáo dục, mức độ hoàn thành công việc được giao của từng
giáo viên trong nhà trường theo từng tháng và cả năm học.
- Đối tượng nghiên cứu
Cách tạo biểu mẫu của Google Form để lấy ý kiến giáo viên, nhân viên về
các nội dung, thông tin cá nhân phục vụ cho việc bình xét thi đua thi đua, khen
thưởng theo học kỳ và cả năm học ở trường THPT Lê Lai – huyện Ngọc Lặc –
tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên hàng tháng và quy
định cộng điểm thưởng cuối năm học căn cứ vào thành tích đạt được của từng cá
nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản
pháp qui, các đề tài nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Cách tạo biểu
mẫu lấy ý kiến, thu thập các thông tin (minh chứng) phục vụ cho việc xét thi
đua, khen thưởng trong Google Form và tính năng, tác dụng của nó.
Phương pháp lấy ý kiến góp ý, thu thập thơng tin: Tiến hành thu thập
các ý kiến góp ý xây xựng, các minh chứng của giáo viên, nhân viên toàn trường
bằng các mẫu phiếu thiết kế theo từng nội dung muốn thu thập thông tin được
tạo ra nhờ công cụ Google Form.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin qua hệ
thống các mẫu phiếu được thiết lập thì việc thống kê xử lý số liệu hồn tồn tự
động đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cao. Các ý kiến góp ý quy định cho điểm
xếp loại được tổng hợp theo từng mục thuận lợi cho việc tổng hợp ý kiến, chỉnh
sửa mức điểm trừ (điểm cộng) theo từng nội dung trong từng mục của quy định.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Với trách nhiệm là người tham mưu, giúp Hiệu trưởng phụ trách công tác
thi đua, khen thưởng trong nhà trường và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng
(Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng) về việc hướng dẫn giáo viên, nhân
viên nhà trường tìm hiểu các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen
thưởng của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT, Thủ
Tướng Chính phủ... Đồng thời chủ động soạn thảo các quy định đánh giá cho
điểm xếp loại giáo viên, nhân viên theo từng tháng phù hợp để trưng cầu ý kiến

giáo viên toàn trường, chỉnh sửa trình Hiệu trưởng ký ban hành và áp dụng theo
từng năm học. Với trách nhiệm đó, tơi nhận thấy rằng: Khi bình xét thi đua,
khen thưởng học kỳ hoặc năm học thì người đánh giá (Hội đồng thi đua, khen
thưởng) cần phải đưa ra được các minh chứng cần thiết, chính xác, phù hợp, các
thành tích đạt được của cá nhân, thứ hạng điểm của người được đánh giá... đảm
bảo sự công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, khơng đánh giá một cách
cảm tính. Để các minh chứng có tính sát thực và hiệu quả, rõ ràng, khách quan
và công bằng cần phải thu thập các thông tin thông qua nhiều bộ phận như: Ban
nề nếp, Ban giám hiệu, Ban chuyên môn, Tổ chuyên môn, Tổ chủ nhiệm; Kết
quả giảng dạy, giáo dục, thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
kém và kết quả giáo dục hai mặt của lớp chủ nhiệm... coi đó như các nguồn
minh chứng có giá trị trong việc cho điểm, xếp loại giáo viên theo từng tháng và
xếp loại thi đua cuối học kỳ hay cuối năm học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng cơng tác bình xét thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai
qua thực tế theo dõi những năm trước đây, tơi nhận thấy cịn bộc lộ những mặt
hạn chế, bất cập cần phải khắc phục đó là:
- Ban giám hiệu chưa chú trọng đúng mức công tác thi đua, khen thưởng
nên việc hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên tìm hiểu các thơng tin qua các văn
bản hướng dẫn của cấp trên để đăng ký thi đua đầu năm chưa đầy đủ và cụ thể.
Từ đó dẫn đến đa số giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn mơ hồ trong việc
đăng ký danh hiệu và hình thức khen thưởng cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩn
để đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng đó.
- Cịn mang tính hình thức, chưa thật sự góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập; Việc đăng ký thi đua của từng cá nhân, tập thể chưa gắn
sát với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng giáo viên, nhân viên trong năm
học. Bên cạnh đó, các qui chế, quy định phục vụ cho việc xét thi đua, khen
thưởng năm học còn thiếu, chưa cụ thể và chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao.
Do vậy, khi bình xét thi đua chưa đưa ra được những con số thực tế, minh chứng
4



cụ thể để so sánh chất lượng đầu năm đăng ký và chất lượng cuối năm đạt được,
dẫn đến việc bình xét khen thưởng đơi khi vẫn cịn biểu hiện thiếu dân chủ, thiếu
cơng khai, cơng bằng, cịn qua loa, hình thức, nhận xét đơi khi cịn cảm tính, tinh
thần đấu tranh phê và tự phê trong xét thi đua, khen thưởng của các thành viên
trong Hội đồng thi đua, khen thưởng chưa cao.
- Một vấn đề nữa, cái “tôi” và bệnh thành tích trong xét thi đua, khen
thưởng. Nói gì thì nói nhưng cá nhân tơi phải được khen cái đã vì tơi có thành
tích phải được khen. Những người này chỉ cần biết thế mà không hề suy nghĩ
thử xem kết quả, hiệu quả của việc làm và thành tích của mình đạt được đến
đâu, xứng đáng ở mức nào và có những ai có thành tích hơn mình? Bởi đơn giản
họ nghĩ rằng khen thưởng là một món đồ trang sức.
Từ những cách bình xét thi đua, khen thưởng như vậy đã dẫn đến việc cào
bằng giữa người thật sự có nỗ lực, cố gắng phấn đấu với người chỉ hoàn thành
phần việc đương nhiên phải làm của mình thậm chí là hồn thành chưa tốt. Nó
khơng tạo ra động lực để lơi cuốn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của
giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Người xứng đáng được khen cũng khơng
cịn cảm thấy vinh dự, tự hào khi được khen thưởng, người không xứng đáng
được khen lại cứ ngỡ mình giỏi, lại khoe khoang, tự mãn và cho rằng chỉ có
mình là hơn hết. Người xứng đáng khen mà không được khen sẽ cảm thấy bất
mãn, tự ti, và khơng cịn muốn phấn đấu nữa. Nếu khen kiểu này thì người xứng
đáng được khen và người khơng xứng đáng được khen đều có suy nghĩ tiêu cực
sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thi đua của nhà trường.
Trong năm học 2014-2015 và 2015-206, với vai trò là người tham mưu
giúp Hiệu trưởng trong công tác thi đua, khen thưởng, tôi đã đề xuất giải pháp
ứng dụng công cụ Google Form thiết kế các phiếu hỏi để thu thập các thông tin,
các ý kiến góp ý sửa đổi quy định cho điểm, các minh chứng phục vụ cho việc
xét thi đua năm học và đã được áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt. Đồng thời gửi
thơng tin đầy đủ đến tồn trường nội dung của các văn bản mới nhất về thi đua,

khen thưởng để việc đăng ký danh hiệu và hình thức khen thưởng cũng như các
tiêu chí, tiêu chuẩn để đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng một
cách rõ ràng, chính xác. Do đó, cơng tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường
năm học vừa qua đã thật sự đúng với mục đích ý nghĩa của nó, tạo động lực
động viên, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể năng động, sáng tạo
vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, và quan trọng nhất là việc thay đổi
tư duy, nhận thức trong mỗi người về công tác thi đua, khen thưởng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề xét thi đua, khen thưởng
2.3.1. Xây dựng phiếu hỏi phục vụ nội dung bình xét thi đua, khen thưởng
năm học bằng cơng cụ Google Form
* Xây dựng phiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm học

5


Đầu mỗi năm học, trước khi Hội nghị viên chức diễn ra tơi xây dựng một
phiếu hỏi để tồn thể cán bộ giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng cho cá nhân và tập thể sau đó gửi qua nhóm Mail của nhà trường
() và yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên phải
hoàn thành việc đăng ký đúng thời gian để báo cáo Hiệu trưởng. Vào cuối năm
học, sau khi có các văn bản hướng dẫn thi đua của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và
cấp trên tôi tiến hành chọn lọc những nội dung mới nhất cung cấp cho toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được biết qua Mail; tiếp theo tôi thiết kế
phiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm vào đầu tháng 5, trên cơ sở thành tích
các cá nhân và tập thể đạt được trong năm học, mọi cá nhân tập thể đánh giá lại
việc đăng ký thi đua đầu năm của cá nhân và tiến hành đăng ký xét thi đua cuối
năm học theo phiếu hỏi qua Mail nhà trường hoặc Mail cá nhân.
Cụ thể, việc xây dựng phiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm học 20152016 bằng công cụ Google Form được tiến hành như sau:
Bước 1: Truy cập Gmail của cá nhân. Chọn ứng dụng Google Drive trên góc
trái màn hình hình:


Tiếp tục click vào “Thay đổi cài đặt ngôn ngữ” và click vào biểu tượng chiếc bút
(1) sau đó tìm chọn clik vào “Tiếng Việt” trong danh sách (2) rồi click vào
“Xong”: Đến đây việc thay đổi ngơn ngữ đã hồn tất.

6


Bước 2. Tạo Form
Click vào Drive, chọn “Mới” rồi di chuyển chuột tới “Ứng dụng khác”,
chọn “Google Biểu mẫu”. Cửa sổ hiện ra như hình sau:

Tiếp theo chọn tiêu đề (Chính là tiêu đề bạn đang cần Form) rồi chọn đến
tiêu đề cho câu hỏi (mô tả: sử dụng văn bản trợ giúp nếu cần); tiếp đến chọn
loại câu hỏi:

Tại giao diện của phần tạo phiếu đăng ký ta lần lượt điền các nội dung:
- Phần “Mẫu khơng có tiêu đề” in đậm ở đầu ta điền vào đó tên mẫu của mình.
Ví dụ: ĐĂNG KÝ XÉT THI ĐUA CUỐI NĂM HỌC 2015-2016.
- Phần “Mô tả biểu mẫu” dùng để miêu tả cụ thể cho From, cho giáo viên biết
bạn là ai, đang làm gì, đây là From để làm gì,…

7


Ví dụ: Yêu cầu tất cả giáo viên, nhân viên phải đăng ký. Nếu không đăng
ký coi như không đề nghị xét thi đua năm học. Hạn cuối cùng đăng ký trước
ngày 15/05/2016.
Bước 3: Tạo nội dung cho Form


Khi sử dụng Google Form chúng ta có thể tạo ra một phiếu hỏi online với
định dạng tùy ý của người thu thập thơng tin (người khảo sát), có thể bổ sung,
sửa chữa câu hỏi, thay đổi nhiều dạng câu hỏi, tạo chủ đề hấp dẫn đối với người
tham gia trả lời. Để làm được điều này người thu thập thông tin phải xác định rõ:
Cần hỏi về cái gì? Mục đích của câu hỏi là gì? Số lượng câu hỏi là bao nhiêu
cho mỗi nội dung? Dạng câu hỏi một lựa chọn, nhiều lựa chọn hay dạng văn
bản?....
- Phần “Câu hỏi khơng có tiêu đề”: Là câu hỏi mình muốn hỏi giáo viên
Ví dụ: Họ và tên? Chức vụ? Giáo viên môn?
- Phần “Văn bản trợ giúp”: Nguyễn Văn A….
- Phần “Lựa chọn loại câu hỏi”: Bạn lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp
với nội dung hỏi. Ví dụ: “Họ và tên…..” thì chọn loại câu hỏi “Trả lời ngắn”.
Các dạng câu hỏi có thể tạo trong Form bao gồm:
- Trả lời ngắn (Text): Loại câu hỏi này thì mục trả lời sẽ là 1 câu ngắn.
Loại này sử dụng khi ta muốn đặt 1 câu hỏi mở cho giáo viên, khơng có đáp án
cụ thể bắt buộc.
Ví dụ: Họ và tên, chức vụ?

8


- Đoạn văn bản (Paragraph Text): Có thể là một đoạn văn, bài văn dài.
Ví dụ: Đồng chí hãy cho ý kiến góp ý về các nội dung xét thi đua, khen thưởng
trong nhà trường?
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice): Loại này thì phần đáp
án sẽ có nhiều lựa chọn, giáo viên chỉ được chọn 1 trong các đáp án đưa ra.
Ví dụ: Đăng ký xét thi đua cuối năm học 2015-2016

- Hộp kiểm (checkboxes): Tương tự như “Nhiều lựa chọn” nhưng giáo viên sẽ
được chọn nhiều hơn 1 đáp án.

- Menu thả xuống – Chọn từ danh sách (Choose from a list): Tương tự như
“Nhiều lựa chọn”, nhưng giáo viên chỉ được chọn một mục từ một danh sách mà
người thiết kế cài đặt.
- Phạm vi tuyến tính - Thang chia mức độ (Scale): Tạo ra thang đo tỉ lệ.
Ví dụ: Tạo mẫu phiếu lấy ý kiến giáo viên về mức điểm cộng cuối năm:

9


- Lưới trắc nghiệm (Grid): Tạo ra nhiều lựa chọn theo cả hàng và cột, phù hợp
cho việc khảo sát nhiều mục.
Ví dụ: Khi lấy ý kiến giáo viên về quy định cộng điểm thưởng, kết quả
được thể hiện như sau:

- Ngày: Tạo ra lựa chọn về ngày tháng trong mẫu đăng ký (khảo sát).
- Thời gian: Tạo lựa chọn về thời gian cụ thể: Giờ - Phút - Giây.
Nếu muốn người dùng bắt buộc phải trả lời câu hỏi (điền vào mục này) thì
cần chọn vào ơ Bắt buộc (Required question). Sau khi hoàn thiện câu hỏi sẽ này
sẽ có dấu “ * ”
Sau khi xong một nội dung câu hỏi, ta chuyển sang làm câu hỏi tiếp theo
bằng cách click “Thêm câu hỏi” hoặc “sao chép” câu hỏi trước và chỉnh sửa lại
định dạng cho phù hợp với của nội dung câu hỏi (ta cũng có thể xóa câu hỏi khi
click vào biểu tượng thùng rác). Tiếp tục lần lượt cho đến khi hoàn thành tất cả
các câu hỏi của phiếu đăng ký.
Trước khi click vào “Gửi” cần phải vào mục “Câu trả lời” và click vào
“Tạo bảng tính” như hình dưới đây:

10



Tiếp theo click vào mục cài đặt và điền các nội dung phù hợp, kết thúc
click vào “Lưu”:

Cửa sổ của phiếu đăng ký sau khi hồn thành sẽ có dạng như sau:

Lưu ý: Mọi thay đổi sẽ được Google Drive tự động lưu lại ngay sau khi thao
tác, vì vậy không cần quan tâm đến việc Form đã lưu hay chưa.
Ngồi ra có thể trang trí mẫu phiếu để tạo hứng thú cho người trả lời, trên
phiếu ta chọn “Thay đổi chủ đề” và điều chỉnh font chữ, màu chữ,…ở các mục
11


và màu nền tại phần “Tùy chỉnh” bên phải màn hình tương ứng với “Chủ đề” đã
lựa chọn…

Đến đây, cơ bản đã xong phần tạo nội dung cho Form và ta đã có một
phiếu hỏi hồn chỉnh. Click vào “Xem biểu mẫu trực tiếp” ( biểu tượng con mắt
cạnh mục cài đặt ở phía trên bên phải) ta sẽ có một phiếu đăng ký xét thi đua đã
hoàn thành như hình dưới đây:

Bước 4: Phần chia sẻ
Tính năng chia sẻ khơng có giới hạn nào cho việc chia sẻ Google Form, ta
có thể gửi qua Mail cá nhân hoặc nhóm Mail toàn trường, gửi qua mạng xã hội
, nhúng vào Blog hay Webstie.

12


Sau khi chọn “Gửi biểu mẫu” một cửa sổ mới hiện ra, ta tiếp tục chọn và
điền các nội dung phù hợp với yêu cầu biễu mẫu:


Phần tin nhắn (Confirmation message): Cho phép ta nhập nội dung như
“Cảm ơn đồng chí đã đóng góp ý kiến!”; “Cảm ơn đồng chí đã hoàn thành bản
đăng ký!”… Kết thúc bạn chọn “Gửi”. Như vậy là toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên đều nhận được phiếu yêu cầu trả lời cho việc đăng ký xét thi đua cuối
năm học. Mỗi cá nhân vào mail của mình và tiến hành điền các thơng tin yêu
cầu trả lời theo mẫu đã xây dựng và gửi đi.
Khi hết thời gian yêu cầu, muốn ngừng nhận câu trả lời (đóng Form) thì
click vào tắt “Chấp nhận phản hồi”:

13


Bước 5: Phần thống kê và xem tóm tắt câu trả lời
Tính năng thu thập và xử lý thơng tin những thông tin thu thập sẽ dễ dàng
được xuất ra một file bảng tính dưới dạng Excel trong Google Drive (trước đó
ta cần click chuột vào biểu tượng tạo bảng tính Excel ở cuối bước 3).
Như vậy, thay vì tạo một phiếu hỏi hỏi giáo viên trên Word hoặc Exel,
chúng ta có thể sử dụng Google Form để tạo một phiếu hỏi online. Tùy theo mục
đích có thể sử dụng một hoặc một vài kiểu câu hỏi trong các dạng câu hỏi nói
trên. Đây chính là một giải pháp hiệu quả thu nhận ý kiến đóng góp hoặc thu
thập thơng tin quý giá từ phía người dùng (giáo viên, nhân viên) để từ đó cải
thiện chất lượng việc xét thi đua, khen thưởng năm học. Google Form cho phép
ta tạo ra phiếu tham khảo ý kiến hoặc biểu mẫu yêu cầu mọi cá nhân cần phải
hoàn thành bằng một mẫu trực tuyến đơn giản và chỉnh sửa nhanh chóng thành
các mẫu khác nhau theo các nội dung nhất định. Kết quả được sắp xếp gọn gàng
trong một bảng tính Excel và chúng ta tùy ý thao tác trên bảng tính này theo u
cầu cơng việc. Đây chính là điểm mới nhất và hiệu quả của đề tài này.
Ví dụ: Đăng ký xét thi đua cuối năm học 2015-2016 (câu trả lời) có dạng:


* Sử dụng phiếu hỏi đã lập bằng công cụ Google Form để thu thập thông tin
cá nhân giáo viên, nhân viên trong việc bình xét thi đua, khen thưởng
Sau khi đã xây dựng các mẫu phiếu hỏi trong Word hoặc trong Excel về
các nội dung cần thiết phục vụ cho việc bình xét thi đua năm học và được Hiệu
trưởng đồng ý, tôi tiến hành lập các phiếu hỏi theo định dạng phù hợp với từng

14


nội dung cụ thể, cuối cùng là chuyển đến giáo viên toàn trường qua địa chỉ Mail
chung () hoặc Mail cá nhân của giáo viên, nhân viên.

15


Công việc tiếp theo là các cá nhân mở Mail của mình và tiến hành trả lời
tất cả các câu hỏi trong phiếu gửi (lưu ý: Các câu hỏi gắn dấu “ * ” bắt buộc
các cá nhân phải trả lời thì mới gửi đi được)

Tiếp tục chọn “Đánh giá và Gửi”, click Ok vào hộp thoại vừa xuất hiện,
một trang mới hiện ra cho phép ta rà soát lại các nội dung vừa mới trả lời. Nếu
không sửa các câu đã trả lời ta click chuột vào “Gửi” ở cuối trang bên trái. Kết
quả cuối cùng hiện ra thông báo bạn đã gửi phiếu thành công:

16


* Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lời
Khi giáo viên, nhân viên toàn trường đã hoàn thành việc trả lời các phiếu
hỏi, ta vào lại mẫu phiếu hỏi trong Google Drive (của người thiết kế). Click

chuột vào “Câu trả lời” sẽ xuất hiện ba cách xem câu trả lời (Bản tóm tắt; Cá
nhân; Xem câu trả lời trong bảng tính) như hình minh họa dưới đây:

Phần thống kê kết quả cho ta dưới dạng biểu đồ dễ nhận biết, đánh giá:

17


Dựa vào những mẫu thống kê này, người thiết lập phiếu hỏi sẽ thu nhận
được thông tin đầy đủ về các câu trả lời phản hồi của giáo viên, nhân viên đối
với các câu hỏi trong từng loại phiếu hỏi đã gửi. Mặt khác, với nội dung các câu
trả lời được thống kê trong bảng tính Excel chúng ta có thể tùy ý thao tác trên
bảng tính này theo yêu cầu của việc bình xét thi đua, khen thưởng.
2.3.2. Đề xuất các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên phục vụ cho việc
bình xét thi đua, khen thưởng năm học
Đầu mỗi năm học vào cuối tháng 8, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý
của Hiệu trưởng tôi tiến hành chỉnh sửa hoặc bổ sung một số nội dung khơng
phù hợp đã nảy sinh trong q trình thực hiện năm học trước của quy định cho
điểm, xếp loại giáo viên hàng tháng (tệp đính kèm) và cả năm học; quy định
cộng điểm cuối năm (tệp đính kèm). Sau đó tiến hành trưng cầu ý kiến tồn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên qua Mail bằng các phiếu hỏi được thiết kế bởi công
cụ Google Form và tổng hợp ý kiến chỉnh sửa bổ sung lại một lần nữa trước khi
trình Hiệu trưởng ký cơng bố ban hành chính thức áp dụng cho năm học mới.
Cuối mỗi tháng, sau khi có kết quả thống kê báo cáo của các bộ phận theo
dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ năm học của toàn trường (Ban
giám hiệu, Ban chuyên môn, Ban nề nếp, Tổ chuyên môn, Ban lao động, Đồn
thanh niên) tơi tạo mẫu phiếu hỏi thống kê các lỗi trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của các cá nhân trong nhà trường và gửi phiếu hỏi cho Ban giám hiệu
và các trưởng ban theo dõi, giám sát… Chỉ có người nào nhận được phiếu hỏi
18



qua Mail mới có quyền xem và nhập dữ liệu và nội dung nhập của ai được thống
kê riêng trong bảng tổng hợp chung nên rất dễ dàng thuận tiện cho việc rà soát,
đối chiếu kiểm tra và gắn trách nhiệm cá nhân. Kết quả thu được thể hiện như
hình dưới đây:

Dựa trên bảng theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân
trong tháng, tôi tiến hành cho điểm, xếp loại giáo viên theo quy định đã thống
nhất đầu năm. Sau đó gửi qua Mail cho tồn trường kiểm tra lại việc cho điểm,
xếp loại cũng như việc giám sát theo dõi của các bộ phận đối với cá nhân có
chính xác khơng, từ đó các cá nhân có thể đề nghị điều chỉnh bổ sung nếu thấy
chưa chính xác. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của giáo viên đề nghị chỉnh
sửa bổ sung, phối hợp với các bộ phận liên quan, tôi tiến hành xác minh lại các
thơng tin phản hồi có đúng hay khơng rồi chỉnh sửa lại (nếu cần) và trình Hiệu
trưởng ký cơng bố chính thức thơng báo cho điểm xếp loại tháng (tệp đính kèm)
qua Mail tồn trường.
(nội dung cụ thể của quy định cho điểm xếp loại, quy định cộng điểm và
các thông báo xếp loại hàng tháng được trình bày tại phần phụ lục).
Cuối học kỳ I, căn cứ vào điểm bình qn học kỳ và thành tích cá nhân
đạt được, tôi tiến hành xếp thứ hạng theo tổng điểm tạo ra bảng tổng hợp xếp
hạng học kỳ I (tệp đính kèm). Sau khi trưng cầu ý kiến giáo viên, nhân viên tồn
trường nếu khơng có đề nghị điều chỉnh thì đây là nguồn minh chứng quan trọng
để Hội đồng thi đua, khen thưởng xếp loại và xét thi đua học kỳ I.
Cuối năm học, căn cứ vào điểm bình quân cả năm và tổng điểm đạt được
sau khi cộng thêm điểm thưởng theo quy định, tôi tiến hành xếp thứ hạng từ cao
xuống thấp cùng với các thành tích mà cá nhân đạt được trong cả năm học tạo
nên bảng tổng hợp (tệp đính kèm) các minh chứng đầy đủ cơng khai gửi cho
tồn thể giáo viên, nhân viên nhà trường qua Mail trước khi Hội đồng thi đua
khen thưởng họp. Sau khi có phản hồi của giáo viên, nhân viên về thành tích cá

19


nhân hoặc việc cộng điểm thưởng chưa chính xác, phối hợp với các bộ phận liên
quan tôi tiến hành rà soát xác minh lại và chỉnh sửa lần cuối nếu giáo viên phản
ánh đúng. Đây chính là tài liệu chính thức được sử dụng trong phiên họp Hội
đồng thi đua, khen thưởng dùng để bình xét thi đua giáo viên, nhân viên cuối
năm học.
Trên cơ sở đó, mọi cá nhân, tập thể đều nỗ lực phấn đấu tích lũy các điểm
số theo từng tháng, các thành tích trong năm học để cuối học kỳ hoặc cuối năm
có được điểm số cao nhất dành được vị trí thứ hạng cao trong danh sách đề nghị
xét khen thưởng. Đồng thời, căn cứ vào danh sách đăng ký xét khen thưởng cuối
năm học (tệp đính kèm) của các cá nhân, các văn bản mới nhất, các văn bản còn
hiệu lực về việc xét thi đua, khen thưởng năm học của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh,
Bộ GD&ĐT …. để định ra danh sách các cá nhân đủ điều kiện đề xuất các danh
hiệu và hình thức khen thưởng cao đúng theo số lượng quy định để Hội đồng thi
đua, khen thưởng thảo luận và bỏ phiếu kín.
Với cách làm này, mọi cá nhân trong nhà trường đều có trách nhiệm góp ý
kiến xây dựng quy định và khi áp dụng thực hiện đã đảm bảo tính trung thực,
khách quan, dân chủ và cơng bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học
và giáo dục cũng như việc thực hiện nề nếp, các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác
trong năm học của giáo viên, nhân viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc bình xét thi đua, khen
thưởng trong nhà trường
Khi ứng dụng công cụ Google Form và áp dụng quy định cho điểm, xếp
loại giáo viên ở hai năm học vừa qua trong việc xét thi đua, khen thưởng học kỳ
và năm học tơi nhận thấy hiệu quả rất rõ rệt, đó là:
- Nhanh chóng và thuận tiện trong việc thống kê, tổng hợp và chia sẻ
thông tin với Ban giám hiệu, trưởng các đoàn thể… khi cần.
- Dữ liệu được lưu dưới dạng bảng tính Excel thuận tiện cho việc khai

thác để phục vụ việc xét thi đua, khen thưởng học kỳ và cả năm học.
- Cơng cụ Google Form có thể giúp giáo viên hoàn tất các mẫu phiếu hỏi
trực tuyến chỉ với vài thao tác đơn giản dễ dàng, giáo viên trong trường được
chủ động về thời gian, không gian trả lời phiếu hỏi online mà không chịu áp lực
nào về tâm lý.
- Sử dụng công cụ Google Form giúp chúng ta có thể tiết kiệm được thời
gian, nhân lực, tiết kiệm kinh phí trong khâu in ấn, photocoppi, thao tác dễ dàng
thuận lợi chỉ cần gửi phiếu hỏi qua mail một lần.
- Có thể thiết lập hoặc sửa đổi nhanh chóng các mẫu phiếu hỏi có sẵn phù
hợp với nội dung từng câu hỏi cần thu thập thông tin trong việc xét thi đua, khen
thưởng năm học. Góp phần tạo ra sự sáng tạo, tài liệu chuyên nghiệp, gây được
ấn tượng với nhiều người.

20


- Các số liệu thi đua chính xác và được công bố công khai trước khi Hội
đồng thi đua, khen thưởng tiến hành họp xét. Do đó sau cuộc họp, khi cơng bố
kết quả thì hầu như khơng có kiến nghị hoặc thắc mắc, xì xào bàn tán…
Người được khen thưởng thật sự là điển hình nổi bật, là tấm gương để mọi giáo
viên, nhân viên trong nhà trường học hỏi.
Vì vậy, cơng tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường năm học vừa qua
đã thật sự đúng với mục đích ý nghĩa của nó, tạo động lực thúc đẩy, động viên,
lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể khơi dậy mọi tiềm năng, ý thức tự
giác, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tích cực hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao trong năm học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Đổi mới cơng tác bình xét thi đua, khen thưởng trong nhà trường bằng
việc ứng dụng công cụ Google Form là sáng kiến hoàn toàn mới đã vận dụng tại

đơn vị có hiệu quả thật sự trong hai năm học vừa qua. Điều này được thể hiện ở
việc công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, tôn trọng ý kiến mọi người và
việc xét thi đua, khen thưởng đã đi vào nề nếp đúng quy trình và đúng theo quy
định của các văn bản hiện hành.
Các quy định cho điểm, xếp loại rất rõ ràng cụ thể, sát thực với tình hình
thực tế tại nhà trường và đã được thống nhất thực hiện, từ đó đã xây dựng được
tinh thần đồn kết hợp tác, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng
người đúng việc. Mặt khác, mọi cá nhân trong nhà trường đã hiểu và nắm vững
các quy định về việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; điều
quan trọng hơn là sự thay đổi tư duy, nhận thức và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan
trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường.
Với ứng dụng công cụ Google Form trong đề tài này, tôi tin tưởng vào
khả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như
việc lấy ý kiến giáo viên đối với các chức danh chủ chốt trong các hoạt động
giáo dục của nhà trường; hoặc việc lấy ý kiến học sinh toàn trường về các giáo
viên trực tiếp đứng lớp… Từ đó lãnh đạo nhà trường tự rút kinh nghiệm và đánh
giá, bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp; hoặc từ ý kiến của học sinh, mỗi giáo viên tự
nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều chỉnh về các mặt như: nề nếp
tác phong, ứng xử sư phạm, phương pháp giảng dạy cũng như dung lượng kiến
thức cho phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp dạy. Đồng thời, đây cũng là
một kênh thông tin giúp Ban giám hiệu nắm bắt được mặt mạnh mặt yếu của
từng giáo viên, qua đó có kế hoạch phân công hợp lý, phát huy được sở trường
của từng người…

21


- Kiến nghị
Hiện nay mạng internet rất phổ biến và các thiết bị cơng nghệ như máy

tính, laptop, máy tính bảng, smartphone… rất thông dụng và tiện lợi nên việc sử
dụng công cụ Google Form trong các cuộc khảo sát thăm dị ý kiến trên diện
rộng khơng chỉ trong nhà trường, trong lĩnh vực giáo dục mà có thể áp dụng
rộng rãi ở các lĩnh vực khác vì cơng cụ này rất thuận tiện cho việc tiến hành,
thống kê tổng hợp báo cáo kết quả cũng như việc giảm tốt đa về thời gian, nhân
lực và kinh phí. Người được thăm dị rất chủ động về thời gian, khơng gian và
không bị áp lực về tâm lý khi được hỏi, điều đó làm tăng thêm độ tin cậy của
mẫu thống kê thăm dò khi tiến hành trên diện rộng.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngô Công Cảnh

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những trắc nghiệm tâm lý: Ngô Cơng Hoan; Nguyễn Thị Thanh Bình;
Nguyễn Thị Kim Q, nxb Giáo dục.
2. Khoa học quản lí giáo dục: Trần Kiểm, nxb Giáo dục.
3. Tham khảo thông tin trên mạng Internet tại rất nhiều địa chỉ, ví dụ:
* />* />*o/sinh-vien-kinh-te-nckh/huong-dan-su-dung-google-formde-thiet-ke-bang-hoi-online/#

23



×