Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chính phủ Australia
AusAID
Bản báo cáo tiến độ thực hiện dự án
“Phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới phù hợp nhằm
nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông
dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam” (009/VIE05)
Tiêu đề hoạt động
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia - Việt Nam (2006-2009)
MS5: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ 3 (T1-T6/2007)
Ngày 31 tháng 07 năm 2007
GS. TS. B.W. Norton (UQ), PGS.TS. Đinh Văn Bình ( GRRC)
và TS Nguyễn Thị Mùi (NIAH)
Đàn dê Bách Thảo khỏe mạnh tại tỉnh Ninh Thuận (3/2007)
1
Nội dung
1. Thông tin chung…. 3
2. Tóm tắt Dự án 4
3.Tóm tắt việc thực hiện Dự án 4
4. Đặt vấn đề và bối cảnh của Dự án. 5
5. Tiến độ hiện tại 8
5.1. Nét nổi bật trong hoạt động của Dự án 9
5.2. Lợi ích của các hộ dân. 9
5.3. Xây dựng nguồn nhân lực 9
5.4. Tính công khai 9
5.5. Quản lý Dự án 16
6. Báo cáo về những vấn đề liên quan 16
6.1. Môi trường 16
6.2. Các vấn đề về giới và xã hội 17
7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững 17
7.1. Những vấn đề và trở ngại 17
7.2. Sự lựa chọn 17
7.3. Tính bền vững 17
8. Những bước quan trọng tiếp theo 18
9. Kết luận 18
2
1) Thông tin Dự án
Tên Dự án Phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê
và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh
Miền Trung Việt Nam (009/VIE05)
Tên hoạt động:
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia -
Việt Nam (2006-2009)
Đơn vị phía Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (GRRC),
Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Cán bộ chủ trì Dự án phía VN
PGS. TS. Đinh Văn Bình
Đơn vị phía Australia
Trường Đại học Queensland
Chuyên gia phía Australia
TS. Barry W. Norton
Thời gian bắt đầu
01/4/2006
Thời gian kết thúc
31/3/2009
Thời gian tổng kết
31/3/2009
Thời gian báo cáo
Từ 01/ 1 đến 01/06/ 2007
Địa chỉ liên hệ
Phía Australia: ĐT: 61733651102
Tên: TS. Barry W. Norton 61732890260 (AH)
Vị trí: Cố vấn kỹ thuật Fax: 61732890103
Đơn vị: Trường Đại học Queensland Email:
Phía Australia:
Tên: Ông Kerry Johnston ĐT: 61733657493
Vị trí: Quản lý Hành chính nghiên cứu Fax: 61733654455
Đơn vị: Trường Đại học Queensland Email:
Phía Việt Nam
Tên: PGS. TS. Đinh Văn Bình ĐT: 8434838341
Vị trí: Giám đốc Fax: 8434838889
Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây email:
3
2. Tóm tắt dự án
Trong những năm gần đây, sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi dê ở Việt Nam đã và
đang được Nhà nước khuyến khích thông qua việc thành lập và hỗ trợ các hoạt động của
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Trong thời gian qua, các
hoạt động phát triển ở Trung tâm thông qua chương trình Phát Triển và Nghiên Cứu
(R&D) trong và ngoài nước đã được tiến hành thành công tại các nông trại địa phương
miền bắc, do
đó chính phủ các cấp cũng hi vọng rằng mọi công tác tương tự cũng sẽ được
tiến hành ở khu vực miền Trung và miền Nam. Mặc dù có nhiều công nghệ tiến bộ, song
việc thành thạo và chi phí áp dụng các công nghệ đó đối với các nông hộ nhỏ còn hạn
chế. Trong thời gian 3 năm mục tiêu của dự án là xác định những hạn chế nâng cao năng
suất và lợi nhuận trong chăn nuôi dê tại mộ
t số nông trang thuộc tỉnh Ninh Thuận, Binh
Thuận và Lâm Đồng; đào tạo các cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các
tỉnh và các hộ nông dân tham gia dự án về hệ thống chăn nuôi dê và việc áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp (như cải tiến chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh,
nâng cao số lượng và chất lượng nguồn thức ăn, đưa giống dê đực Bách Thảo có ph
ẩm
chất tốt vào sản xuất). Các biện pháp này sẽ giải quyết được những khó khăn trong việc
nâng cao năng suất chăn nuôi dê, từ đó cải thiện thu nhập và điều kiện sống cho các cộng
đồng chăn nuôi dê trong vùng.
Bản báo cáo sau đây (tháng 1-6/2007) sẽ mô tả tiến trình dự án trong suốt thời gian này
(đầu ra 2.4). Trong suốt thời gian này, tất cả các nông trang đều được kiểm tra theo kế
hoạch và tiến độ vào tháng 3 và tháng 6, t
ất cả số dê mới đều được cân và đánh dấu.
Những con dê đực Bách Thảo được sử dụng để giải quyết khâu giao phối. Năm nông
trang được lựa chọn làm nông trang trinh diễn, tại đây các buổi tập huấn được tổ chức với
sự tham gia của nông dân và các cán bộ cấp tỉnh. Mọi chi phí thanh toán giữa trường
Queensland và TT Nghiên cứu Dê Thỏ Sơn Tây đã được giải quyết. Trận bùng nổ
dịch
Đậu mùa Dê ở khu vực miền Nam đang trở thành mục tiêu cho áp dụng công nghệ của dự
án.
3. Tóm tắt quá trình thực hiện dự án
Bản báo cáo sau đây đưa ra những thông tin về các hoạt động ban đầu của dự án CARD
“Phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh Miền Trung Việt
Nam” (009/VIE05) trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2007. Trong thời gian
này, TS Norton đã đến thăm Việt Nam (4-17/3/2007) để kiểm tra các nông trang trong dự
án, đánh giá tiến triển dự án và thảo luậ
n với TS Đinh Văn Bình và TS Nguyễn Thị Mùi -
Điều phối viên dự án- về quản lý dự án. Những gợi ý trong bản báo cáo này đã được thực
hiện trong thời gian tháng 5-6 với những kết quả sau. Chuồng trại dê của tất cả các nông
trang nằm trong dự án đều được nâng cấp. Đối với dê của các nông trang này, chúng đều
được tiêm vắc –xin phòng các dịch bệnh như đậu mùa dê, đường ruột và lở mồm long
móng; xử
lý kiểm soát các loại ký sinh trong và ngoài ở dê; và được đánh dấu và phân
loại (theo giới, theo tuổi, và theo tình trạng sinh đẻ). Đa phần các nông trang đều có khu
vực trồng cỏ khô thức ăn cho dê. Trong tổng số 27 nông trang thuộc dự án thì có 17 nông
trang đã khoanh vùng trồng cỏ thành công và công tác này vẫn được tiếp tục phát huy
4
song thực tế cho thấy đây quả là một khó khăn. 6 nông trang được lựa chọn làm nông
trang trình diễn, trong đó 3 nông trang ở Ninh Thuận, 2 ở Bình Thuận và 1 ở Lâm Đồng.
Đồng thời, các cuộc hội thảo cũng được diễn ra vào tháng 6/2007 nhằm cung cấp những
thông tin lợi ích cho nông dân địa phương, cán bộ Sở NN và các cán bộ cấp xã. Các buổi
hướng dẫn này đều do TS Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mùi và cán bộ TT nghiên cứu dê
thỏ S
ơn Tây cung cấp thông qua các bài giảng với những chủ đề chuyên môn. Trong thời
gian này, hai bản báo cáo: báo cáo tiến độ dự án 6 tháng thường niên lần thứ 2 và báo
cáo khảo sát ranh giới đã được Ban quản lý dự án CARD thông qua và các khoản chi phí
đã được thanh toán cho các hoạt động trong tháng 4 và 5/2007.
4. Đặt vấn đề và bối cảnh của dự án
Ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc hiện nay đang được phát
triển mở rộng thông qua việc giới thiệu những kiến thức mới về kiểm soát dịch bệnh;
quản lý nguồn thức ăn; giới thiệu và chọn lọc các giống dê địa phương (Cỏ, Bách Thảo)
và các giống dê ngoại nhập (Boer, Sannen, Jumnapari ) vào sản xuất. Đi đầu về những
cả
i tiến kỹ thuật này phải kể đến Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Ba Vì (TT
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây), nơi mà hiện đang phát triển mở rộng công nghiệp sữa –
thịt dê. Trong khi thịt dê không phải là loại thực phẩm phổ biến trên thị trường Việt Nam,
nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cho các hộ nông dân chăn nuôi dê lại cao, do đó đã khiến
cho rất nhiều hộ nông dân đưa hình thức ch
ăn nuôi dê vào kinh doanh trang trại của
mình. Dê là loại gia súc phù hợp đối với những đối tượng nông dân nghèo bởi với vốn
đầu tư ban đầu thấp, song lại thu được hiệu quả kinh tế lại cao. Đề xuất của dự án đã
được triển khai và được tài trợ bởi AusAID dưới chương trình CARD và đặc biệt nhằm
vào đối tượng là những hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh miền trung Việt Nam (bao gồm
Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm
Đồng) với những kỹ thuật mới do TT Nghiên cứu Dê và
Thỏ Sơn Tây triển khai. Mục tiêu này được phản ánh trong tiêu đề của dự án “Phát triển
và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn
nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh Miền Trung Việt Nam”. Đây là
chương trình bao gồm những yếu tố cơ bản như: điều tra nông hộ, hoạ
ch định chiến lược
nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng cho dê, đào tạo nông dân và cán bộ sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn then chốt việc sử dụng những kỹ thuật mới này. Việc mở rộng các
hoạt động này cho cộng đồng lớn hơn sẽ được tiến hành thông qua việc tổ chức các cuộc
thăm quan, hội thảo cho người dân địa phương tới những hộ nông dân đã tham gia vào dự
án. Báo cáo dướ
i đây mô tả những kết quả của lần thứ nhất thăm chính thức Việt Nam
trong khoảng thời gian chiến lược cho việc thực hiện và quản lý dự án được tiến hành,
cũng như nắm bắt được tiến độ thực hiện dự án theo thời gian trong mục tiêu của dự án
cần hoàn thành và kế hoạch cho các hoạt động giai đoạn 06 tháng tiếp theo.
Mục tiêu và đầu ra của d
ự án: Dự án được đề xuất với 07 mục tiêu và được thực hiện
trong vòng 03 năm 2006-2009. Bao gồm:
1. Xác định và phân loại đặc điểm của những hộ mục tiêu
2. Đào tạo và cung cấp thông tin
3. Phát triển xây dựng chuồng trại và cách thức chăm sóc sức khoẻ cho dê.
4. Nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn và các loại cỏ khô cho dê
5
5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo
6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác động những biện pháp kỹ thuật mới
tới năng suất chăn nuôi dê.
7. Hỗ trợ các phương tiện hình thành xưởng chế biến thịt dê cừu quy mô nhỏ
tại Trạm Nghiên cứu Dê-Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận
Trong mỗi mục tiêu của dự án đều có một chuỗi các hoạ
t động gắn liền với những đầu ra
mong muốn, những kế hoạch này được trình bày ở CD phụ lục 1 (Mục 1: Phạm vi thực
hiện) và ở CD phụ lục 2 (Bảng mô tả các sự kiện và Khung Logic dự án), tương tự ở
bảng 3.1 trong bản Đề cương Dự án Cuối cùng đã được CARD thông qua thực hiện.
Ngoại trừ mục tiêu 7, một số phần hoặc là tất cả nh
ững mục tiêu trên đã được thực hiện
trong giai đoạn 06 tháng đầu tiên này.
Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
Những thông tin cung cấp dưới đây tương tự như được trình bày trong tài liệu dự án và
được xem là phù hợp với những mục tiêu vạch ra như trên.
Tiếp cận chung: Dự án sẽ được triển khai tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm
Đồng, thuộc vùng duyên hải ven biển miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh
334 km và cách Hà Nội khoảng 1400 km. Người dân địa phương chủ yếu là người dân
tộc Kinh, Chăm, Ê đê và là những người có thu nhập thấp nhất Việt Nam (45-65
USD/năm). Hệ thống canh tác nông nghiệp truyền thống bao gồm từ trồng lúa tại các
vùng đồng bằng sông thuộc tỉnh Ninh Thuận, đến hệ hệ thống canh tác vùng cao chủ yếu
là trồng sắn, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi. Năm 2004, số lượng
đàn dê tại các tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng tương ứng là 93.930, 35.275 và 9.309 con. Lao
động chăm sóc dê phần lớn là lao động phụ nữ và trẻ em. Thu nhập từ chăn nuôi ước tính
chiếm khoảng 22- 25% trong tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng năm. Có ba
loại hệ thống nông nghiệp (bao gồm vùng thấp với lượng mưa nhiều; vùng cao với lượng
mưa ít và khu vực cao với lượng mưa nhiều) được lự
a chọn. Thông qua việc khảo sát mỗi
doanh nghiệp, sẽ kế hoạch lựa chọn ra 27 hộ nông dân (15 hộ tại Ninh Thuận, 09 hộ tại
Bình Thuận và 03 hộ tại Lâm Đồng) để triển khai tiếp dự án bằng cách cung cấp những
kỹ thuật mới (xây dựng chuồng trại, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho dê giống) như
đã định. Những hộ nông dân tham gia này cũng sẽ được đào tạo trong khoá đ
ào tạo ngắn
hạn tại TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tâyvà sau đó sẽ được các cán bộ Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh hướng dẫn thực tế cách áp dụng những kỹ năng quản lý này
ngay tại nông hộ. Tại mỗi tỉnh, 02 hộ nông dân sẽ được lựa chọn làm các hộ mô hình
chăn nuôi dê và được sử dụng làm phương tiện để tham quan, đào tạo các nông dân khác
ngoài dự án. Những hộ nông dân đượ
c lựa chọn tham gia dự án là những hộ có kinh
nghiệm trong chăn nuôi dê, có số lượng dê từ 50-100 con và có đủ diện tích để trồng các
loại cây thức ăn theo yêu cầu của dự án. Cách tiếp cận tổng thể các biện pháp kỹ thuật
mới này được ưu tiên hơn là cách tiếp cận từng phần chỉ bằng cách tiến hành can thiệp
riêng lẻ (ví dụ như chỉ tiến hành điều trị bệnh cho dê). Ph
ương pháp tiếp cận này được áp
dụng thành công tại các tỉnh Miền Bắc Việt Nam và mong muốn sẽ cung cấp và nâng cao
nhanh chóng khả năng sản xuất các hệ thống tương tự tại Miền Trung Việt Nam. Một
6
sáng kiến mới khá quan trọng cho dự án này là hỗ trợ xây dựng xưởng chế biến thịt dê tại
Trạm Nghiên cứu Dê Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận.
Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ và các đơn vị hỗ trợ sẽ được nâng cấp bởi một chương
trình đào tạo toàn diện. Trước hết là tập huấn cho các cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tại TT Nghiên cứu Dê và Th
ỏ Sơn Tâyvà tạo điều kiện cho họ liên kết
với những nhà kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Sau đó là sử
dụng những cán bộ Sở đã được đào tạo để đào tạo lại cho các cán bộ huyện, các hộ nông
dân tham gia và người dân địa phương thông qua tài liệu viết, các cuộc hội thảo và
chuyến thăm quan mô hình thực tế. Cách tiếp cận này sẽ xây dự
ng năng lực cho các cộng
tác viên Australia, kỹ thuật viên của TT Nghiên cứư Dê Thỏ Sơn Tây và nông dân, và từ
đó họ làm việc thành các nhóm có tính liên kết kỷ luật với nhau và thúc đẩy nhiều hơn
nữa cách tiếp cận tổng thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp và vật nuôi ở những
vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Sự đóng góp của phía đối
tác Australia sẽ mở rộng hơn thông qua các hoạt động tham gia của TS. Norton vào các
vấ
n đề liên quan đến phát triển và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới, và sẽ được bổ sung
bằng chuyến thăm quan của 05 kỹ thuật viên Việt Nam có thâm niên tới Australia để
thăm quan mô hình chăn nuôi dê, các xưởng chế biến thịt, sữa, cũng như xem các hệ
thống lưu giữ giống cây lấy ngọn lá làm thức ăn cho dê.
Những chương trình đào tạo sẽ có như là mục đích chủ yếu chu
ẩn bị các nội dung cho sự
truyền đạt tới các hộ nông dân tham gia và các nông dân khác của những biện pháp kỹ
thuật sẵn có và liên hệ thực tế tới mỗi hệ thống nông nghiệp. Những nội dung khuyến
nông hiện có sẵn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho các hộ nông dân
chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Bắc sẽ được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế tạ
i
các hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm thứ hai, các hộ mô
hình sẽ được sử dụng để đào tạo những hộ nông dân ngoài vùng dự án, với cơ hội truyền
bá thông tin về những biện pháp kỹ thuật mới càng rộng càng tốt trong thời gian triển
khai dự án.
Dự án sẽ phụ thuộc vào những giá trị tiếp theo của phương tiện truyền bá xác thực và
người truy
ền bá thông tin để truy cập lại tới các nông thôn, đặc biệt là một số huyện vùng
sâu vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Sự đánh giá các hộ nông dân tham gia
dự án có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường xá, thời tiết khí hậu, và thời gian của tất
cả các hoạt động sẽ được lên kế hoạch với những hạn chế này trong suy nghĩ. Nó sẽ
được lên kế hoạch
để giới thiệu những dê đực giống Bách Thảo để thay thế những con
đang sử dụng. Với những hệ thống phối giống liên tục thường xuyên tìm thấy, một khả
năng có thể sảy ra là trong những năm đầu tiên một số lượng ít dê cái không chửa sẽ được
sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo bởi những con dê đực được giới thiệu. Một khả nă
ng
khác cũng có thể sảy ra là bệnh ngoài da như Lở mồm long móng có thể được ảnh hưởng
kết quả của điều tra này. Tất cả những trở ngại nói trên (và những vấn đề phát sinh khác)
sẽ được đánh giá trong quá trình điều tra, chiến lược thực hiện được sửa đổi để đáp ứng
cho bất kỳ hạn chế nào. Trong khi có những điều được nhận ra r
ằng thảm hoạ tự nhiên
như bệnh tật, hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, bão có thể ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Có
rất ít kế hoạch có thể được thực hiện để loại trừ những thiên tai. Sự ủng hộ và tham gia
hoạt động của nông dân trong việc quản lý những con dê được giới thiệu những chương
7
trình thí nghiệm là cần thiết, và tất cả nông dân sẽ được hướng dẫn và được ủng hộ của
địa phương (làng xã, huyện) và sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc thực
hiện những tất cả các chiến lược theo kế hoạch.
Phương pháp nghiên cứu. Thành phần chính của dự án này là sự xác định những nguồn
sẵn có trong các hộ nông dân được chọn, từ những thông tin này chiến lược quản lý và
can thiệp sẽ được phát triển bởi các cán bộ dự án để chiến thắng được những hạn chế
nhận định thấy để nâng cao khả năng sản xuất. Do đó hoạt động đầu tiên của dự án sẽ là
tiến hành điều tra ở mỗi nông hộ đê được cung cấp những nguồn thông tin như trên, và
sau đó những thông tin này sẽ phản ánh trở lại những lĩ
nh vực cần được xác định. Nhóm
cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
Australia sẽ vạch ra những chiến lược phát triển cho mỗi nông hộ tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh của họ. Trong một số trường hợp, một chiến lược phát triển có thể áp dụng cho tất
cả các hộ tham gia dự án (thay thế đực, cải tiến chuồng trại, cung cấp vacxin, thuốc và
hướ
ng dẫn cách sử dụng), trong một số trường hợp khác, một chiến lược có thể chỉ được
áp dụng cho một hộ nông dân (nâng cao thức ăn và các loại thức ăn bổ sung). Điều này
được nhận ra rằng, kinh nghiệm truyền thống về nguồn thức ăn và các biện pháp điều trị
bệnh cần được đánh giá và kết hợp theo những chiều hướng có thể thực hi
ện được.
5. Tiến độ thực hiện
Tiến độ được triển khai trong giai đoạn từ tháng 01 đến 6 năm 2007 sẽ được báo cáo
những việc triển khai nổi bật (5.1) theo công việc được hướng dẫn tại Khung hoạt động
của dự án cung cấp những hạng mục kết quả được xác minh theo kế hoạch thực hiện. Đầu
ra thứ nhất. Đầu ra Sự kiện 5 liên quan tới báo cáo này được trình bày ở bảng các sự
ki
ện, phụ lục 1của mục lục 2, phạm vi hoạt động dự án CARD 009/05 VIE được liệt kê ở
tham khảo khung hoạt động (Đầu ra 2.4) với phần mô tả giống như bản báo cáo 6 tháng
thường niên lần thứ 3 (phụ lục 1 và 2). Trong giai đoạn này, việc trả lại 33.221 đôla Úc
cho trường ĐH Queensland sẽ được thực hiện. Bằng chứng cho mọi hoạt động đã tiến
hành của dự
án sẽ được đề cập trong bản báo cáo này cùng với những phụ lục đính kèm
và chi tiết cụ thể hơn trong các file ở đĩa CD. Cụ thể, các hoạt động bao gồm chuyến
tham quan Việt Nam của TS Norton (phụ lục 1); việc chuẩn bị và đệ trình các bản báo
cáo dữ liệu lần thứ 2; các chuyến thăm quan của cán bộ TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây tại các nông trang cùng với việc cân, đánh dấu dê và gieo hạt c
ỏ giống tại một số
đồng cỏ và đánh giá quá trình thực hiện trong tháng 4 và tháng 6/2007, việc chuẩn bị các
bài giảng và tiến hành tổ chức hội thảo tại các tình Ninh Thuận (3 hội thảo), Bình Thuận
(2) và Lâm Đồng (1) trong tháng 6và 7/2007, phân bổ giống dê Bach Thảo cho các nông
hộ, cung cấp máy cắt cỏ và túi nhựa cho các nông hộ nhằm khuyến khích công tác bảo
quản cỏ khô sử dụng cho mùa khô. TS Gutteridge, tư vấn Cỏ khô Nhiệt đới, cũng tham
quan tại Vi
ệt Nam trong tháng 3/2007 báo cáo về quá trình thiết lập các vùng trồng cỏ
khô. Những khía cạnh này đều được báo cáo ngắn gọn cùng với mục tiêu kế hoạch tiếp
của dự án trong các mục dưới đây.
8
5.1. Những điểm thực hiện nổi bật
Mục tiêu 1. Phân loại và xác định các hộ nông dân mục tiêu
Đầu ra 1.1: Thu thập những thông tin chung về sự tồn tại của các hệ thống chăn nuôi
dê, và Đầu ra 1.2: Thu thập những thông tin chủ yếu từ những hộ nông dân được
chọn trong năm thứ nhất, đã được báo cáo hoàn chỉnh trong báo cáo trước. Như đã đề
cập, dữ liệu khảo sát bổ sung đã được thu thập tại 29 nông trang và trong số
đó đã lựa
chọn một số nông trang để áp dụng công nghệ mới. Dữ liệu này sẽ được tóm tắt và phân
tích trong năm tới, sau đó sẽ được tổng hợp cùng với thông tin định tính bổ sung thêm về
“công tác phối giống cho năng suất cao”để từ đó tổng hợp thành một tài liệu hoàn chỉnh
vào giai đoạn cuối của dự án bao gồm kết quả cuối cùng của việ
c cải tổ công nghệ phối
giống và điều kiện sinh sống của những người dân chăn nuôi dê ở những khu vực này.
Các hoạt động còn lại trong mục tiêu 1 (đầu ra 1.3) sẽ được tiến hành trong năm thứ 3
vào thời điểm thích hợp.
Mục tiêu 2. Đào tạo và truyền bá thông tin
Đầu ra 2.1:Đào tạo cho cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đã đượ
c báo cáo trong bản báo cáo 06 thường niên lần
thứ nhất.
Đầu ra 2.2: Chuẩn bị những hoạt động tham quan mô hình và tài liệu cho những hộ
tham gia dự án đã hoàn thành một số phần (xem mục sau về Đầu ra 2.5 and 2.7 trong
bản báo cáo này) và sẽ được tiếp tục tiến hành những phần còn lại của dự án.
Đầu ra 2.3: Tập huấn cho các nông dân tham gia áp ứng dụng công nghệ mới hiện
vẫn đang diễn ra cùng với việc theo dõi tiến
độ của từng nông trang. Đĩa CD phụ lục 3
mô tả cụ thể hoạt động và những gợi ý của từng nông trang sau tháng 3/2007 do TS Nổtn
và cán bộ TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây giám sát. Đĩa CD phụ lục 4 bao gồm báo
cáo tháng 6 về kết quả thực hiện gợi ý của tháng 3. Bên cạnh đề cập về quá trình tiến độ
của mỗi nông trang, bản báo cáo cũng đưa ra một số kết luận chung căn cứ vào nhữ
ng
mục tiêu liên quan.
Hoạt động tập huấn cho nông dân được xem là một công cụ hữu hiệu mô tả lợi thế tiềm
năng về công nghệ hiện đại trong việc phối giống dê, quản lý nguồn thức ăn và sức khoẻ
cho dê. Sau khi tiếp thu những bài giảng, nông dân tham gia được tham quan nông trang
trình diễn, do đó nông dân tham gia sẽ có cái nhìn rộng hơn về cơ hội phát triển ngành
chăn nuôi dê tại nông trang của mình. Nông dân đều hiểu rằng vi
ệc thiết lập khu trồng cỏ
cho dê là quan trọng bởi đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng và an toàn cho dê. Ngoài ra,
có thêm 36 nông dân tham gia vào khoá đào tạo (ban đầu kế hoạch là 120 người, những
hiện đã đào tạo được 156 người). TS Bình đồng ý cho họ tham gia vào khóa huấn luyện
chăn nuôi dê này bởi họ cũng là những người chăn nuôi dê và quan tâm đến việc học tập
những công nghệ mới trong việc chăn nuôi dê.
9
Đầu ra 2.4: Trình bày những báo cáo thường niên 06 tháng và nhận định tiến độ của
dự án Các hoạt động từ 2.4.1 đến 2.4.3 đã được hoàn thành trong giai đoạn trước. Bản
báo cáo 6 tháng thường niên lần thứ 2 đã được Ban quản lý dự án CARD thông qua và
các khoản thanh toán đã được nhận trong tháng 4/2007. Ban đầu, bản báo cáo đầu tiên về
khảo sát đã bị ban quản lý từ chối nhưng sau đó đã được chấp nhận sau khi có sự ch
ỉnh
sửa của TS Bình và TS Mùi, các khoản thanh toán được thực hiện vào cuối tháng 5. Các
giao dịch tài chính này sẽ được thảo luận trong bản báo cáo này mục Hoạt động 2.4.4
(Chuẩn bị bản báo cáo thường niên 6 tháng lần thứ 3 tháng 1-6/2007). Cuộc họp hàng
năm lần thứ 2 của ban quản lý dự án không được thực hiện trong giai đoạn này những sẽ
được tổ chức tại Bình Thuận vào tháng 11/07, một năm sau khi cuộc họp lần thứ
1 được
tổ chức và đã được đề cập trong bản báo cáo tháng 7-12/2006, do đó biên bản cuộc họp
sẽ được đệ trình trong bản báo cáo tháng 7-12/2007.
Đẩu ra 2.5: Cải thiện về chăn nuôi dê tại một số nông trang được lựa chọn trình diễn
tại mỗi tỉnh. Trong thời gian này, sẽ lựa chọn ra 6 nông trang để trình diễn và hội thảo, 3
nông trang ở Ninh Thuận, 2 ở Bình Thuận, và 1 ở Lâm Đồng. 6 cuộc hộ
i thảo 2 ngày
được tổ chức ngay tại các nông trang lựa chọn này từ 31/5 đến 12/6/2007. Tại mỗi cuộc
hội thảo bao gồm 29 người tham gia bao gồm nông dân, các cán bộ địa phương và trung
ương. Các bài giảng này chủ yếu có các chủ đề như 1. Công nghệ quản lý, lựa chọn và
phối giống dê; 2. Công nghệ quản lý thức ăn gia súc. 3. Công nghệ xử lý và ngăn chặn
dịch bệnh và cải tổ chuồng trại; 4. Công nghệ sử
dụng, bảo quản, chế biến, trồng cỏ khô
cho dê; 5. Quản lý sản xuất dê tại nông trang. Chi tiết của các bài giảng được chỉ ra rõ
trong các cuốn sách phân phát cho người tham gia. Bìa của những cuốn sách này sẽ được
trình bày trong các đĩa CD phụ lục 7,8,9, và 10. Các bài giảng này được trình bày bằng
tiếng Việt song vẫn chưa được dịch sang tiếng Anh. Phiên bản cứng của các bài giảng
này được cất giữ tại TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Giả
ng viên chủ yếu là chủ yếu
là cán bộ TT, với phụ trách chính là TS Mùi và TS Bình. Đĩa CD 5 sẽ trình bày chi tiết
hơn về kế hoạch và phân phối bài giảng.
Đầu ra 2.6 Chuyến thăm quan tập huấn hệ thống và công nghệ chăn nuôi dê tại
Australia nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi dê ở Việt Nam
10
Theo kế hoạch, lẽ ra có 5 cán bộ Việt Nam được chấp nhận tham gia vào khóa tập huấn
tại trường Queensland trong tháng 8 năm 2007. Tuy nhiên, đã xảy ra một số vấn đề nhất
định trong công tác tổ chức chuyến đi. Trước hết là nhiều nông dân đã liên lạc trước đó
trong năm để bán dê hoặc chỉ để lại một số con sau khi trận hạn hán diễn ra ở khu vực
Đông Nam Châu Úc trong 2 năm. Thứ hai, TS Norton không th
ể xin được giấy phép
chính thức từ các cán bộ cao cấp Wallagarang và Charleville cho chuyến thăm quan nơi
sản xuất thị dê tại Queensland, nguyên nhân là vì lý do “bí mật thương mại”. TS Norton
cho rằng chuyến thăm quan các thiết bị giết mổ là yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho
bước tiếp theo để xây dựng cơ sở thương mại thịt dê tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên,
sau đó, cơ sở tham quan mới cũng được liên h
ệ và đồng ý, song lúc đó cũng quá muộn để
chuẩn bị cho chuyến đi. Hiện nay chuyến đi đã được chuyển sang tháng 4/2008, trong
chuyến đi sẽ bao gồm cả nông trang chăn nuôi dê cung cấp lấy thịt, len và sản phẩm sữa,
đồng thời cả những hệ thống quản lý đồng cỏ tại Úc. Vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể
hơn với các cán bộ Vi
ệt Nam trong cuộc họp tại Bình Thuận. Việc xin lỗi về việc đình trệ
chuyến đi tham quan này cũng đã được chuyển đến cán bộ Việt Nam.
Đầu ra 2.7 Tập huấn nông dân ngoài dự án về quản lý chăn nuôi dê Như đã đề cập ở
trên, 6 cuộc hội thảo đã được tiến hành nhằm tập huấn không chỉ cán bộ xã và tỉnh mà
còn cả nông dân địa phương quan tâm đến việ
c phát triển chăn nuôi dê. Một cuộc hội
thảo sẽ được tiến hành tiếp vào năm 2008 cho 29 nông dân không tham gia song họ là đối
tượng đã được điều tra trong năm 2006.
Mục tiêu 3. Cung cấp cho việc nâng cao chuồng trại và chăm sóc sức khoẻ cho dê
Đầu ra 3.1 Cải thiện chuồng trại cho dê tại những nông trang đã lựa chọn. Hiện công
tác này đã được thực thi và các chuồng dê đã được quản lý vệ sinh (xem báo cáo trước)
Đầ
u ra 3.2 Kiểm soát dịch bệnh nhằm cải thiện sức khoẻ cho dê tại các nông trang
Hoạt động 3.2.1 và 3.2.2 vẫn diễn ra cùng với những phương pháp xử trí dịch bệnh nhất
định. Bảng phụ mô tả về thực trạng của dịch bệnh ở dê tại những nông trang của dự án.
Một con dê đực của nông trang anh Hoa bị rắn cắn chết. Ngoài thực trạng về dịch bệnh
Bả
ng còn mô tả những phương pháp chữa trị và dịch bệnh lở mồm vẫn là dịch bệnh phổ
biến ở dê non tại một số nông trang. Nhận xét chung về tình trạng dịch bệnh như sau:
Quá trình kiểm soát dịch bệnh Trong tháng 3, công tác kiểm soát dịch bệnh diễn ra
không hiệu quả tại các nông trang do một số lý do nhất định: không đủ vacxin, sử dụng
kỹ thuật tiêm vacxin không chính xác, không thực hiện biện pháp kiểm soát virut hoạ
i tử,
cho phép nông dân tự xử trí. Tại thời điểm này, không phải tất cả số dê đều được đánh
dấu ở tai vì vậy khó có thể xác định được con dê nào đã được tiêm vacxin. Cả nông dân,
cán bộ thú y và cán bộ trung ương đều không có một ý kiến rõ ràng về việc tiêm vacxin
như thế nào và khi nào tiêm. Vào thời điểm này, mới được quyết định rằng tất cả công tác
tiêm vacxin và sử dụng thuốc là do cán bộ GRRC, họ
sẽ ghi lại chính xác cái gì đã được
làm và được làm khi nào. Do đó, có thể ghi trong bản báo cáo tháng 6 là tất cả số dê đều
được xác định (bằng đánh dấu ở tai) và tiêm vacxin thích hợp. Bệnh Đậu mùa dê hiện
được xem là bệnh dễ lây nhiễm nhất ở khu vực miền nam Việt Nam, và nạn dịch đã bùng
11
nổ vào tháng 5-6, gây ra tỷ lệ chết ở dê cao đối đặc biệt đối với dê không được tiêm
vacxin. Tuy nhiên đàn dê dự án trong thời gian này không bị nhiễm dịch bệnh do được áp
dụng chương trình tiêm vacxin quốc gia phòng bệnh Đậu dê ở cừu và dê. Tuy nhiên, dịch
bệnh lở mồm vẫn đang tiếp tục hoành hành ở dê con khi chuồng trại không được vệ sinh
hợp lý, vấn đề này sẽ được thảo luận cụ th
ể trong 6 tháng sắp tới. Thực tế cho thấy tất cả
các chuồng trại dê được xây gần chuồng trại con giống khác có nguy cơ mắc nhiều dịch
bệnh hơn. Phương pháp đơn giản là cách ly hoặc tiêm vacxin cho dê con.
Tình trạng đẻ non và chết ở dê Phụ lục 6 chỉ ra những con số thống kê chung về đàn dê
trong nghiên cứu. Trong khi số lượng đầu dê tăng song tỷ lệ chết non ở dê cũng gia tăng,
hiện tượng này đã được ghi nhận do GRRC (xem phụ lục bảng 7) Tuy nhiên, có một số
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, ví dụ dịch bệnh, ở một số yếu tố khác. Điều này sẽ
được điều tra rõ hơn sau này. Cũng lưu ý rằng tỷ lệ chết ở dê mới sinh cũng cao, điều này
có thể thấy rằng do tình trạng suy dinh dưỡng của dê cái dẫn đến lượng s
ữa còn hạn chế.
Cần phải nhấn mạnh trong các cuộc thảo luận với nông dân rằng việc cung cấp đủ dinh
dưỡng cho dê cái là chìa khóa dẫn đến thành cong trong việc nâng cao năng suất trong
chăn nuôi dê. Có hai điều cần phải lưu ý: một là cung cấp thức ăn khô cho dê cái trong
mùa khô hoặc kéo dài khoảng cách thời gian sinh đẻ bằng cách chỉ đẻ một năm một lần.
Mặc dù người dân Việt Nam cho rằng sinh sản tự do là cách th
ức phổ biến đối với dê
Việt Nam song theo tôi nếu để dê sinh sản theo cách thức đó số dê chết non cao hơn là
chỉ để dê sinh sản 2 lần trong một năm. Rõ ràng ở miền Nam dê sinh đẻ vào mùa mưa tổt
nhất (tháng 11 và tháng 12), bởi lẽ lúc này là thời điểm mà dê cái được cung cấp đủ dinh
dưỡng hơn cả. Dê con được sinh ra vào thời điểm mùa lạnh sẽ được cai sữa vào tháng 4
trước khi mùa khô nhất trong năm
đến. Dê cái lại được giao phối vào đầu mùa mưa tiếp
theo. Cần lưu ý rằng các chiến lược dự án được đúc kết từ kết quả của tỷ lệ chết của dê
con cao. Tôi hi vọng rằng sẽ có kế hoạch cụ thể và cẩn thận hơn trong việc quản lý đàn
dê trong tương lai.
Mục tiêu 4. Nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn và các loại cây làm thức ăn
cho dê có giá tr
ị dinh dưỡng cao.
Đầu ra 4.1 Cung cấp cỏ khô cho các nông trạng tham gia dự án
Các hoạt động 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3 và 4.1.4 được hoàn thành cùng với việc thiết lập các
khu vực trồng cỏ nhỏ (0,2 ha) bao gồm nhiều loại cỏ khác nhau trong tháng 6/7 năm
2006 trước khi mùa mưa bắt đầu. Tuy nhiên, như đã đề cập trong báo cáo về từng nông
trang, một số cây trồng được trồng quá muộn trong mùa mưa, và chính vì thế đã gây
thiệt hại đến đồng cỏ. Chính vì thế
đã đưa ra một số gợi ý nhất định trong giai đoạn này
(tháng 3/2007) như phải trồng lại một số loại cỏ, nhưng không được kéo dài đến đầu
mùa mưa và phải lựa chọn khu vực trồng cỏ một cách hợp lý. TS Ross Gutteridge đã
kiểm tra tất cả các nông trang và đã cung cấp một số lời khuyên nhất định để giải quyết
vấn đề và đưa ra những chi
ến lược mới nhằm nâng cao năng suất cỏ khô (xem CD phụ
lục 6).
12
Xây dựng và duy trì đồng cỏ. Vì những lý do khác nhau, công tác đồng cỏ có thể
không thành công. Trong một số trường hợp, nông dân có thể không chăm nom cẩn
thận các đồng cỏ này sau khi trồng cỏ và thường quên không tưới cẩn thận trong mùa
khô, kết quả là nhiều cỏ bị chết. Tuy nhiên, có một số trường hợp là do đất kém và
không có khả năng tưới tiêu để duy trì đồng cỏ trong suốt mùa khô. Trong những
trường hợp này, cần phải có mộ
t số chiến lược nhất định. Sau mùa khô, những dữ liệu
đã được thu thập chỉ ra rằng: 7 loại cỏ khô bao gồm Pennisetum purpureum
(Kingrass), Panicum Maximum CV58, Signal grass (Brachiaria decumbens), Ruzi
grass (Brachiaria ruzisinensis), Plus/CIAT 184 Stylo (Stylosanthes hamata),
Leucaena K636 (L. Leucocephala cv K636) và Flemingia đang hứa hẹn là loại cỏ khô
tốt cho dự án. Nhiều nông trang yêu cầu dự án cung cấp hạt giống. hạt cỏ stylo đang
được sản xuất tại một số trang trại và được bán cho các nông trang khác trong địa
phương. Một s
ố chiến lược mới được tiến sỉ Gutteridge gợi ý trong bản báo của ông.
ví dụ như, ban đầu những chiếc túi này sẽ được dùng để cất giữ cỏ khô sử dụng cho
mùa khô nhưng sau đó có thể tận dụng những cái túi này để ủ silô.
Tại các cuộc họp trước dó, mỗi một nông trang trình diễn được cung cấp một máy cắt cỏ
và trong giai đoạn này, 4 nông dân tham gia sẽ đoợc cung câps máy cắt cỏ. Mô hiìnhnày
an toàn hoơ môi hình ở mieềnBắc. Ba máy được mua và trở từ Hà Nôi đến Ninh Thụan
và một mayd được mua ngay gại Ninh Thuận. Chiêdc máy này đoợc cung cấp cho Anh
13
Hoa và anhd đã được TS Mùi chỉ dẫn cẩn thận cách cắt các loại cỏ khác nhau. Sau khi có
tiến triẻn tốt, dự án sẽ cung cấp thêm máy cắt cỏ cho một số nông trang khác
Mục tiêu 5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo
Lý do chính của mục tiêu này là hầu hết các nông trang đều cho phối giống dê đồng
huyết. Hầu hết các trang trại đều sử dụng cùng một loại dê đực để phối giống trong 5-7
năm. Theo kế hoạch, các dê đực tại các nông trang dự án đã thay bằng những con dê đực
ít tháng tuổi hơn trong tháng 6/2007 miễn sao những con dê đực đang sử dụng để phối
giống không
được dùng lại tại nông trang đó. Công tác thay de đực đều được các cán bộ
Hoa, Hung và Long thực hiện. Tính đến nay, hầu như các con đực đã được thay thế. Tất
cả những con đực đem thay thế đều được tiêm vacxin và xử lý vi trùng hoại tử trước khi
đem đi phối giống. Những con dê đực này sẽ được nuôi cho đến tuổi sinh sản và sau đó
sẽ được chuyển đến một nông trang khác hoặc TT Nghiên cứu Dê và Cừu Ninh H
ải nơi
mà cung cấp những giống dê tốt. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng việc cung cấp dê giống
cũng không phải dễ dàng bởi lẽ việc xác nhận dê cùng huyết thống không thể quan sát
bằng mắt thường. Điều này đã được đề cập trong các buổi họp trước, song đến nay vẫn
còn đang bị bỏ ngỏ bởi vẫn chưa đưa ra phương pháp cung cấp giống dê “tố
t” cho các
trang trại phối giống. Tác động của dê đực còn phải phụ thuộc vào số lần chửa của con dê
cái. Nếu phối giống ngay lập tức thì việc sinh nở của de cái có thể diễn ra vào tháng 11-
12 theo tôi đó là thời gian tốt cho sinh nở. Tuy nhiên, phương pháp tính toán cuối cùng sẽ
thu thập vào tháng 3/2008 và hiện nay những tác động của các con dê đực vẫn chưa thấy
được. Việc sử dụng giống dê Bách Thảo vào làm dê giống được xem như r
ất quan trọng
nhằm hướng dẫn nông dân quản lý việc phối giống của dê đực và dê cái, đặc biệt là giảm
bớt hiện tượng phối giống cùng huyết thống và nâng cao tỷ lệ đàn dê con và từ đó nâng
cao năng suất trong chăn nuôi.
14
Mục tiêu 6. Đánh giá tác động kinh tế của biện pháp kỹ thuật mới trong công tác
sinh sản dê
Đầu ra 6.1 Dữ liệu kinh tế về sinh sản dê
Hoạt động 6.1.1 đã được hoàn thành cùng với việc thu thập số liệu vè thu nhập và chi tiêu
của mỗi trang trại. Việc phân tích số liệu sẽ được xử lý trong thời gian tới và sẽ được sử
dụng như là cơ sở để từ đó chúng ta s
ẽ so sánh lợi ích kinh tế trước và sau khi áp dụng
công nghệ mới.
5.2. Lợi ích của các nông hộ
Lợi ích của các nông hộ chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Trung Việt Nam là rất rõ ràng. Dê
của họ được cung cấp vacxin, thuốc điều trị bệnh, tỷ lệ chết do đó đã giảm rõ rệt, tăng
trọng nhanh hơn, do đó người dân có nhiều dê hơn để bán giống hay bán thịt. Cải tạo
chuồng trại cho dê từ đó đã làm trong sạch môi trường sống cho cả người và gia súc, và
nguồn phân thu gom
được có thể sử dụng để bón cho cây trồng và đồng cỏ. Rất nhiều
nông dân đã ngạc nhiên rằng họ đã thu được rất nhiều phân từ sau khi cải tạo chuồng trại.
Họ cũng được cung cấp những con dê đực khoẻ mạnh để phối giống cho đàn dê cái.
Người dân cũng nhận thấy việc cung cấp các giống cỏ là hết sức cần thiết vì họ nhận ra
rằng dê của họ cũng cần có các loại thức ăn có chất lượng trong mùa khô. Trong 6 tháng
qua, nạn dịch bệnh đậu mùa dê đã bùng phát ở khu vực miền Nam Việt Nam và nhiều
nông dân chăn nuôi dê đã mất vật nuôi và phải chịu một mức giá thấp. Tuy nhiên, nông
dân trong dự án đã được bảo vệ khỏi nạn dịch này và đây là một dấu hiệu khả quan cho
việc phát triển chăn nuôi dê ở miền Nam trong tương lai.
5.3. Nâng cao năng lực
Trọng điểm chính của dự án trong giai đoạn này là đào tạo cho các cán bộ dự án thuộc
các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm
Đồng về cách chăn nuôi dê và quản lý chúng, trong cách chỉ đạo điều tra, chuyên môn để
hoạt động như là những nhà chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi dê. 14 cán bộ các sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia vào lớp đào tạo tại Trung tâm Nghiên cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây đã có vai trò quan trọng trong
đó việc lựa chọn các hộ tham gia dự
án, một cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một cán bộ địa phương, một chủ
tịch xã đã tham gia vào suốt quá trình hoạt động của dự án từ khi phỏng vấn đến khi áp
dụng, điều này có tác dụng trong việc tận dụng những kiến thức của họ với hoạt động của
dự án và các biện pháp kỹ thuật mớ
i sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào mỗi vùng khác nhau.
Dự án cũng tạo ra các nông trang trình diễn tại cả 3 tỉnh và công tác này đã trở thành
trong tâm của dự án qua đó công nghệ mới cho các hộ nông dân chăn nuôi dê có thể được
phát huy.
5.4. Sự công khai
Điều tra nhằm mục đích nắm bắt được những kiến thức của địa phương và hoạt động của
dự án trong thời điểm hiện tại, tài liệu cho nông dân về quản lý dê đang được biên soạn.
15
Hoạt động của dự án đã trở nên phổ biến thông qua việc phát huy từ phía các cán bộ Sở
NN tỉnh và đặc biệt gần đây thông qua các cuộc hội thảo. Ngoài ra, dự án còn thiết lập
Diễn đàn Nông dân tại các cuộc họp Tư vấn Hàng năm. Cuộc họp này cho phép nông dân
tham gia giải quyết vấn đề của dự án và từ đó tạo ra sự hiểu biết về cộng đồ
ng địa
phương của cơ sở dự án. Trong thời gian này, bản tin CARD cũng được chuẩn bị, dự kiến
sẽ xuất bản trong tương lai nhằm quảng bá rộng rãi về dự án cho cộng đồng trong và
ngoài quốc gia. Trong giai đoạn tiếp theo, hoạt động dự án sẽ thể hiện cụ thể rõ hơn tại
mỗi nông trang.
5.5. Quản lý dự án
TS Mùi và TS Bình đã nỗ lực chỉ đạo và hỗ trợ thực thi dự án này tại khu vực miền
Trung Việt Nam. Cán bộ kỹ thuật của TT Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã thực hiện
khảo sát, áp dụng công nghệ tại mỗi nông trang, hướng dẫn nông dân cách sử dụng công
nghệ mới. Sự hợp tác giữa TT, Sở NN, các cán bộ xã và nông dân trong hoạt động dự án
rất tốt. Mỗi chuyến đến thăm Vi
ệt Nam của TS Norton đều trùng với thời gian thực thi
một công nghệ mới. TS Norton đã chuẩn bị xong bản báo cáo tổng thể về kết quả và
quyết định của hoạt động dự án. Hi vọng rằng bản báo cáo này có thể cung cấp thông tin
cụ thể về tiến độ của dự án, từ đó không có sự tranh luận nào về kế hoạch của dự án. Tuy
nhiên, khác nhau và ngôn ngữ và khoảng cách vẫn là mộ
t trong khó khăn trong việc quản
lý của 2 bên Úc và Việt Nam. Trong những lúc thăm quan tại Việt Nam những quyết định
đưa ra của TS Norton nhiều lúc không được đề cập. Vì vậy đòi hỏi cần phải thường
xuyên tổ chức các chuyến thăm quan hoặc liên lạc giữa các đối tác nhằm đem lại những
kết quả tốt hơn cho dự án. Hệ thống thư từ chuyển đến TT Nghiên cứư Dê Thỏ
Sơn Tây
còn hạn chế, tất cả số thư đến nay đều bị thất lạc. Vì dung lượng của các bản báo cáo quá
lớn để chuyển bằng đường điện tử vì vậy TS Bình cần phải mở một địa chỉ bưu điện ở Hà
Nội để tạo điều kiện cho việc vận chuyển. Việc viết báo cáo cũng khó khăn đặc biệ
t là
công tác dịch từ Anh sang Việt hay ngược lại.
6. Báo cáo các vấn đề liên quan
6.1 Môi trường
Trong quá trình thực thi các hoạt động dự án, một số vấn đề về môi trường đã gặp phải
như khu vực thấp ven biển nơi thường diễn ra lũ lụt và bệnh tật hoành hành, khu vực cao
với khí hậu khô, mùa trồng trọt ngắn và công tác thuỷ lợi hạn chế. Mỗi nông trang cũng
đều có khó khăn nhất định đối với đất trồng (như loại, độ nhiễm mặn, kích c
ỡ) tuỳ thuộc
vào từng nông trại khác nhau. Vì thời gian thực hiện dự án là ngắn, nên rủi ro của môi
trường có thể tác động đến kết quả của dự án nhưng cho đến nay thì những vấn đề này
còn nhỏ. Tác động lớn nhất của môi trường là nạn bùng nổ dịch bệnh Đậu mùa dê vừa
qua trong khu vực dự án, nhưng theo như đề cập ở trên, chính nạn dịch bùng nổ trong khu
vực ch
ăn nuôi dê đã cho thấy hoạt động hiệu quả của dự án khi các vùng trong dự án
không bị dịch bệnh.
6.2 Vấn đề về giới và xã hội
16
Vấn đề về giới và xã hội đã không ảnh hưởng gì đến việc triển khai dự án theo kế hoạch.
Hai nông dân đã rút khỏi dự án tháng 12/2006, một nông dân khác đã quyết định sát nhập
đồng cỏ của mình với một nông dân khác trong dự án. Một trong số nông dân thành công
nhất của dự án là co Lung tại tỉnh Lâm Đồng, đã làm gương tốt cho các phụ nữ khác
trong tỉnh trong việc chăn nuôi chăn nuôi dê.
7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững
7.1 Những vấn đề và trở ngại
Tính cho đến nay chưa có trở ngại lớn nào ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Nhìn chung,
hoạt động dự án được tiến hành tốt tại 27 nông trang, với lòng nhiệt huyết của các đối
tượng tham gia dự án. Lưu ý rằng đây là công tác tổ chức phức tạp đòi hỏi sự hợp tác của
nhiều đối tượng, và sự hợp tác này đến nay vẫn được TS Mùi điều hành. Tuy nhiên, nạ
n
bùng nổ dịch bệnh đậu mùa dê tại khu vực miền nam Việt Nam đã làm cho giá dê giảm,
một số nông dân đã bỏ nghề. Song hiện nay cơ quan cấp tỉnh và trung ương đã nhìn nhận
ra tầm quan trọng của công tác tiêm phòng vacxin cho cừu và dê. Điều này đã khôi phục
lại niềm tin cho nông dân nuôi dê. Toàn bộ số dê của dự án đều được kiểm soát tránh
được dịch bệnh, và đây là một dẫn chứng cụ thể v
ề cách xử trí phòng chống dịch bệnh ở
Việt Nam.
Kể từ tháng 5/2006 khi mà cuộc khảo sat được hoàn thành dự án đã đi vào hoạt động, đã
cho thấy những tác động khả quan của dự án. Như đã đề cập ở trên, trong thời gian qua,
một số phương pháp quản lý đã được áp dụng hợp lý và vì các hoạt động khảo sát sẽ
được hoàn thành vào tháng 6/2008. Chúng tôi sẽ chỉ còn 2 giai đoạn để đ
ánh giá hiệu quả
của chiến lược. Hi vọng rằng nông dân sẽ tiếp tục áp dụng những công nghệ mói sau khi
hỗ trợ tài chính của dự án đã kết thúc. Điều quan trọng là chúng ta đem lại những cải tổ
bền vững cho nông dân và họ sẽ công nhận giá trị của việc đầu tư những công nghệ mới
để nâng cao năng suất chăn nuôi dê ở Việt Nam
7.2 Sự lựa chọn
Kế hoạch của dự án cho phép nhiều lựa chọn khác nhau trong qúa trình thực hiện để thu
được kết quả như mong muốn. Cho đến thời điểm này chúng tôi nhận thấy chưa có vấn
đề gì cần thay đổi so với kế hoạch ban đầu, và không có quyết định nào cần phải đưa ra
nhằm thực hiện các hoạt động.
7.3 Tính bền vững
Tính bền vững của công nghệ áp dụng trong dự án sẽ phụ thuộc vào việc nông dân tiếp
thu những công nghệ này trong phương pháp chăn nuôi như thế nào. Dự án chỉ phát huy
hết được công dụng trong việc chăn nuôi dê khi dịch bệnh được kiểm soát, hệ thống thức
ăn cho dê được phát triển, công tác quản lý tốt- đây là những khó khăn còn gặp phải của
khu vực phía Nam Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta nên quan tâm nhiều về vấn đề
này tại
cuộc họp Diễn đàn Nông dân sắp tới tổ chức vào tháng 11/2007 tại Bình Thuận. Nông
dân tham gia sẽ được hỏi về kế hoạch đầu tư vào việc tiêm vắc-xin và thuốc phồng bệnh
cho dê và phát triển đồng cỏ sau khi dự án hoàn tất. Tại thời điểm này, chung ta cần phỉa
17
đưa ra những hiệu quả kinh tế trong chiến lược quản lý về việc tăng lợi nhuận trong công
tác chăn nuôi dể ở Việt Nam
8. Những bước quan trọng tiếp theo
Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của dự án được liệt kê trong khung hoạt động của dự án
bao gồm nhận định về thành công của việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, về việc
tiêm phòng vacxin phòng các bệnh như Đậu mùa dê, ký sinh trùng hoại tử, FMD cho các
con dê mới trong đàn, sử dụng phương pháp Ivermectin nằhm kiểm soát các loại ký sinh
trong và ngoài, tiếp tục phát triển trồng cỏ khô nhằm cung cấp ngu
ồn thức ăn có chất
lượng cho dê. Trong giai đoạn 6 tháng tiếp theo, từ tháng 9-11/2007 sẽ tiến hành tham
quan các nông trang để cân nặng và đánh dấu tai những con dê mới và đánh đánh giá
năng suất sinh sản của dê và trồng cỏ. Sắp tới, sẽ phải quan tâm hơn đến việc bảo quản cỏ
khô cho mùa khô của những nông trang này. Trong tháng 11, sẽ tổ chức cuộc họp Tư vấn
lần thứ 2 và Diễn đàn Nông dân t
ại tỉnh Bình Thuận và kế hoạch cho các cuộc họp hiện
đang triển khai. Hiện cần phải tiến hành thu thập số liệu về các trang trại của dự án từ đó
có thể biết được sự thay đổi định tính và định lượng của các nông trang này sau khi được
dự án hỗ trợ. Trong thời gian này, việc xây dựng TT Nghiên cứu Cừu và Dê Ninh Hai
cũng được hoàn thành, và sẵn sàng chuẩn bị cho công tác lắp đặt thiết b
ị chế biến thị dê.
Các nguồn thiết bị hiện đang được tìm kiếm tại Việt Nam và sẽ quyết định mua và lắp đặt
trong tháng 11 sắp tới. Trong tháng 11, sẽ tiến hành thăm qua một số nông trang ngoài dự
án để đánh giá xem liệu dự án có tác động đến hoạt động của họ hay không. Rất nhiều
nông trang sẽ tham gia vào cuộc hội thảo tháng 6/2007.
9. Kết luận
Những kết quả đạt được trong thời gian này phải kể đến việc áp dụng những công nghệ
như nâng cấp chuồng trại, sử dụng thuốc và vacxin kiểm soát dịch bệnh, đánh số, phân
loại và cân nặng dê, cung cấp những giống dê đực khác để phối giống) tại 27 trang trại.
Bên cạnh đó là hoạt động huấn luyện cán bộ Sở NN và nông dân địa phương vẫn tiếp tụ
c
diễn ra, các cuộc thăm quan tại các nông trang dự án nhằm đánh giá tiến độ, tổ chức các
cuộc hội thảo cho nông dân địa phương quan tâm đến công nghệ quản lý tốt hơn trong
việc chăn nuôi dê. Kết quả định tính của chiến lược dự án tiếp tục được đánh giá, và bản
báo cáo sơ kết về các hoạt động của dự án trong năm đầu sẽ đựoc chuẩn bị cho cu
ộc họp
Ban Tư vấn lần thứ 2 tại Bình Thuận vào tháng 11/2007.
18