Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo văn bản, mạng máy tính và internet ở lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.14 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG
DỤNG TIN HỌC VÀO THỰC TIỄN KHI DẠY SOẠN THẢO VĂN BẢN,
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Ở LỚP 10

Người thực hiện: Lê Thị Thuần
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Như xuân 2
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC
Nội dung

3.
4.

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
3
3
4
13
14
14
15


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới. Giáo dục
phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh
học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.
Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin – truyền thông là 1 trong 9 năng lực
chung được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia, nó được coi
là một trong những năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại mới. Do đó,

môn tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành năng lực sử dụng công
nghệ thông tin trong chương trình giáo dục phổ thông.
Mục tiêu cơ bản của năng lực công nghệ thông tin là giúp học sinh có năng
lực sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông để thích ứng với các kĩ thuật số
và công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi dạy học tin học
người giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cơ bản cả
về tư duy cũng như trong thực hành.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tin học 10 tại trường Trung học phổ thông
Như Xuân 2 tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần
có cách thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương
tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học,
tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học
trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng
dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là
việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có).
Tin học 10 gồm 4 chương, trong đó chương 3 (Soạn thảo văn bản) và
chương 4 (Mạng máy tính và Internet) là 2 chương có rất nhiều ứng dụng trong
thực tiễn. Do đó, tôi lựa chọn nghiên cứu “một số biện pháp sư phạm nhằm nâng
cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo văn bản, mạng
máy tính và Internet ở lớp 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10
khi học “Soạn thảo văn bản”, “Mạng máy tính và Internet”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng
dụng tin học vào thực tiễn khi dạy “Soạn thảo văn bản”, “Mạng máy tính và
Internet” ở lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp khảo sát điều tra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

1


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Những quan điểm, đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục
nói chung và giáo dục trung học nói riêng thể hiện trong nhiều văn bản:
- Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 qui định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phất huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn”.
- Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ
năng của người học”, “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn”.
Môn tin học trong nhà trường đã được Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm
và đầu tư vì bộ môn này đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục của thế giới hiện đại.
Đặc trưng của môn tin học là khoa học gắn liền với công nghệ. Do đó dạy
học tin học phải trang bị cho học sinh các kiến thức khoa học về tin học phát
triến tư duy, và chú trọng đến kĩ năng thực hành ứng dụng để có thể phục vụ học

tập và đời sống.
2.1. Thực trạng vấn đề ở đơn vị trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng thực tế
Sau 5 năm dạy học tôi nhận thấy: hầu hết các em học sinh sau khi học
xong chương trình tin học 10 vẫn chưa vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào
trong thực tiễn một cách thành thạo, chưa hiểu rõ các ứng dụng đó có lợi ích như
thế nào trong cuộc sống, chưa biết cách vận dụng tin học một cách triệt để để hỗ
trợ việc học các môn khác. Chính vì vậy tôi nghiên cứu “một số biện pháp sư
phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo
văn bản, mạng máy tính và Internet ở lớp 10”.
2.2.2. Điều tra cơ bản ban đầu
Cuối năm học 2014 -2015 tôi có thực hiện một bài kiểm tra đối với học
sinh lớp 10A1 nhằm điều tra kĩ năng soạn thảo văn bản, khả năng sử dụng mạng
Internet của học sinh sau khi học xong chương trình tin học 10.
Đề bài:
1.Mỗi em lập 1 gmail, đặt tên gmail theo tên mình.
2.Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet về chủ đề: “Lợi ích, tác hại của
game online”.
Yêu cầu:

2


- Soạn thảo nội dung thông tin tìm được vào Microsoft Word, đặt tên văn
bản theo tên mình.
- Nộp 1 văn bản vào địa chỉ gmail: và 1 bản in
Sau khi tiến hành khảo sát, khi thực hiện chấm bài của các em tôi thu được
kết quả sau:
Lớp
Sĩ số Giỏi

Khá
TB Yếu Kém
10A1

29

2

12

13

2

0

Qua các bài tôi thấy các em có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, soạn thảo
văn bản nhưng còn mắc lỗi không đáng có như: chưa soạn thảo văn bản đúng
theo qui ước, đã định dạng được văn bản nhưng đôi lúc còn chưa hợp lí, chưa
biết chọn lọc thông tin trên mạng. Những lỗi này có thể khắc phục được nếu có
phương pháp phù hợp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Theo tôi 1 học sinh có năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn nếu học
sinh có các biểu hiện sau:
- Hiểu rõ ứng dụng của tin học (cụ thể là các phần mềm, các kiến thức
trong sách giáo khoa...) trong cuộc sống.
- Biết sử dụng tin học để giải quyết bài toán thực tiễn mà trước hết là sử
dụng tin học để hỗ trợ việc học tập các bộ môn khác.
- Phát hiện được trong cuộc sống những vấn đề có thể xử lí bằng các kiến
thức, công cụ tin học mà học sinh đã được trang bị trong môn tin học.

- Có khả năng tự tìm hiểu và sử dụng được các ứng dụng tin học (ngoài
những kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa) để giải quyết các vấn đề
trong học tập và ngoài thực tiễn.
Vậy làm thế nào để học sinh có được những biểu hiện đó? Trong quá trình
dạy học tôi đã tìm hiểu các phương pháp dạy học, và mạnh dạn áp dụng các biện
pháp sư phạm sau:
2.3.1. Làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong sách giáo khoa với
thực tiễn
Để học sinh có thể vận dụng được những kiến thức mình đã học vào thực
tiễn giáo viên cần giúp học sinh biết vai trò, chức năng của các phần mềm, qua
đó biết được những kiến thức đó sẽ được áp dụng vào thực tiễn như thế nào?
Ví dụ 1:
Như chúng ta đã biết, phần mềm soạn thảo văn bản Microsft Word giới
thiệu trong sách giáo khoa tin học 10 dựa vào phiên bản Office XP. Tuy nhiên,
thực tế đã có nhiều phiên bản được nâng cấp với những tính năng tiên tiến hơn,
giao diện cũng có sự thay đổi. Do vậy, khi dạy chương 3 “Soạn thảo văn bản” tôi
nhấn mạnh cho học sinh bản chất của các lệnh và ý nghĩa của chúng, để học sinh
dễ dàng thích ứng được với các phiên bản khác nhau.
Chẳng hạn:
- Để khởi động Microsoft Word ta có 2 cách:

3


Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của Word trên màn hình nền.
Cách 2:Từ nút Start của Windows chọn Start → all Programs →
Microsoft Office → Microsoft Word.
- Để thực hiện thao tác mở tệp văn bản mới ta có các cách sau:
Cách 1: Chọn File → New.

Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh
trên thanh công cụ chuẩn.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
Ý nghĩa của các thao tác, các lệnh này không hề thay đổi khi chúng ta sử
dụng các phiên bản khác nhau. Thậm chí, khi làm việc với các phần mềm khác
ta cũng có thể vận dụng các thao tác này một cách linh hoạt.
Ví dụ 2
Sau khi dạy bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” (Sách giáo khoa tin
học 10 trang 141), học sinh đã biết tới kết nối có dây và kết nối không dây, để
liên hệ với nhu cầu của thực tế, tôi cho học sinh làm một bài tập như sau:
Bài tập
Máy tính trên phòng làm việc của nhà Minh Thư đã kết nối mạng Internet
(kết nối có dây). Như vậy để sử dụng mạng Internet thì cô phải lên phòng làm
việc, đây là một điều thật bất tiện đối với cô. Minh Thư luôn mong muốn là ngồi
bất cứ đâu trong nhà cũng có thể truy cập mạng.
Cô đã tìm hiểu và đưa ra 2 phương án
Phương án 1: Thiết bị mạng để ở phòng làm việc, cần kéo dây cáp mạng
đến 5 phòng còn lại trong nhà.
Phòng 1: Cần 2 mét.
Phòng 2: Cần 3 mét.
Phòng 3: Cần 5 mét.
Phòng 4: Cần 5 mét.
Phòng 5: Cần 10 mét.
Chi phí 3000đồng/1 mét; một ổ chia mạng gồm 8 cổng giá 250.000đồng.
Thời gian hoàn thành công việc 1-2 ngày.
Với cách kết nối này chỉ sử dụng được máy tính để bàn, máy tính xách tay,
các thiết bị có chân cắm mạng.
Phương án 2: Sử dụng kết nối không dây.
Cần mua một bộ định tuyến không dây, giá 300.000 đồng.
Thời gian hoàn thành công việc: 1-2 giờ.

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Theo em trong 2 phương án trên phương án nào thuận tiện hơn?
b. Khi sử dụng kết nối không dây tốc độ truy cập mạng có chậm hơn kết
nối có dây hay không? Nếu trời mưa hoặc sử dụng các thiết bị điện
trong nhà thì có bị mất kết nối mạng hay không?
c. Nếu được gia đình em kết nối mạng thì em lựa chọn kết nối có dây hay
kết nối không dây? Tại sao?

4


Hướng dẫn
a. Sử dụng phương án 2 thuận tiện hơn phương án 1 vì:
Các mức so sánh
Kết nối có dây
Kết nối không dây
Môi trường truyền dẫn
Dây cáp
Không khí
Góc độ kinh tế
325000đ
300000
Góc độ thời gian hoàn thành Từ 1 – 2 ngày
1 – 2 tiếng
Dựa vào các tiêu chí so sánh trên ta nhận thấy kết nối có dây là dây cáp,
theo thời gian hoặc các tác động bên ngoài thì dây cáp có thể hỏng, dẫn đến phải
thay dây cáp, xét về 2 góc độ còn lại thì kết nối không dây có nhiều ưu điểm
hơn hẳn.
b. Khi sử dụng kết nối không dây nếu cần truy cập hoặc truyền một lượng
lớn dữ liệu thì mạng không dây chậm hơn mạng có dây.

- Trời mưa, có sấm sét tạo ra một nguồn sóng điện từ lớn thì sẽ làm nhiễu
sóng của mạng không dây.
- Đôi khi các thiết bị điện tử trong nhà (ví dụ: lò vi sóng) khi hoạt động nó
tạo ra một sóng điện từ cùng tần số với sóng mạng không dây cũng sẽ làm nhiễu
sóng của mạng không dây.
c. Đây là một câu hỏi mở áp dụng vào thực tế của mỗi gia đình, học sinh
có thể chọn một trong hai cách tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng mạng của
gia đình. Tuy nhiên học sinh phải hiểu được tại sao gia đình mình chọn cách kết
nối đó.
2.3.2. Chú ý xây dựng một nội dung kiến thức logic
Ta cần tổ chức tình huống dạy học theo tinh thần đặt học sinh vào tình
huống có vấn đề, tạo ra những tình huống công việc mà giải quyết nó đòi hỏi
học sinh phải học những vấn đề nào, những phương pháp nào để hoàn thành
nhiệm vụ công việc. Từ đó mà những hoạt động cần tổ chức phù hợp với tình
huống đó, chọn những cách tương ứng với những công việc đã xây dựng cho
phép xử lí tình huống đặt ra, cấu trúc các bước giải quyết vấn đề tối ưu theo
phương pháp đã xây dựng. Căn cứ vào mục tiêu tiết học, nội dung kiến thức liên
quan, giáo viên cài đặt những tri thức định dạy cho học sinh vào trong đó theo
trình tự và nội dung cần dạy một cách logic, để học sinh có thể chiếm lĩnh chúng
một cách say mê, hào hứng thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh.
Ví dụ:
Khi dạy chương 3 “ Soạn thảo văn bản” (SGK tin học 10), đây là nội dung
có ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Các bài dạy này giúp cho học sinh biết các
chức năng của hệ soạn thảo văn bản, qui ước khi soạn thảo văn bản, cách soạn
thảo văn bản, định dạng văn bản tiếng Việt...
Để giúp học sinh hiểu rõ được vai trò của các kiến thức trong chương, tôi tổ
chức hoạt động dạy học như sau:
Đối với mỗi bài tôi chuẩn bị 1 văn bản cho các nội dung dạy học tương ứng
trong chương để học sinh thấy được sự tiếp nối kiến thức và sự cần thiết phải

học các nội dung trong chương
5


Chẳng hạn, khi dạy bài 15 “Làm quen với Microsoft Word” (Sách giáo
khoa Tin học 10 trang 99) tôi chuẩn bị sẵn một văn bản mẫu như sau:

Hình 1: Văn bản mẫu
Khi dạy mục 3 “Soạn thảo văn bản đơn giản” tôi sử dụng văn bản mẫu đã chuẩn
bị này để hướng dẫn học sinh cách mở một văn bản đã có. Khi mở được văn bản
tôi cho học sinh phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột ngay trên văn bản này.
Tiếp đó, tôi đưa ra tình huống: dựa vào văn bản đã có theo em cần thực
hiện như thế nào để có thể soạn một giấy mời khác chỉ thay phần họ tên, thời
gian, địa điểm thành:
Họ và tên: Lê Thanh Trúc
Thời gian: 17h30 ngày 13 tháng 5
Từ tình huống này học sinh sẽ đưa ra các ý kiến để tạo được văn bản như
mong muốn, giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh tới chế độ chèn, đè, các thao
tác biên tập văn bản
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh chuyển chế độ chèn, đè.
Di chuyển con trỏ văn bản vào trước “Nguyễn Hương Giang” ở dòng thứ 3 .
Nhấn phím Insert chuyển sang chế độ đè để gõ họ tên “Lê Thanh Trúc” đè lên
“Nguyễn Hương Giang”
Thao tác 2: Di chuyển con trỏ văn bản tới sau “17h” Nhấn phím Insert
chuyển sang chế độ chèn để sửa thời gian bằng việc chèn thêm số “30” sau chữ
“giờ”. Di chuyển con trỏ văn bản tới trước số “30” (sau chữ “ngày”) chèn số “1”
trước số “3” và xóa số “0” sau số “3” bằng cách nhấn phím Delete. Làm tương
tự thay số “4” bằng số “5”
Thao tác 3: Chọn “Nguyễn Hương Giang” ở cuối văn bản
Thao tác 4: Nhấn phím Delete để xóa

Thao tác 5: Thực hiện thao tác Copy “Lê Thanh Trúc” ở trên xuống cuối
văn bản
Cuối cùng trên màn hình ta thu được văn bản

6


Hình 2: Văn bản thu được sau khi thực hiện chèn, đè và một số thao tác biên tập
Tiếp theo, khi dạy bài 16 “Định dạng văn bản” (Sách giáo khoa tin học 10
trang 108), tôi tiếp tục sử dụng văn bản “Giấy mời” đã sử dụng ở bài 15 và một
văn bản “Giấy mời” tương ứng đã được định dạng.

Hình 3: Văn bản chưa được định dạng

Hình 4: Văn bản đã được định dạng
Yêu cầu học sinh nhận xét 2 văn bản:
Văn bản thứ nhất khó quan sát, không có ý nhấn mạnh

7


Văn bản thứ 2 đẹp, nhấn mạnh các ý quan trọng
Qua các nhận xét giúp học sinh thấy được lợi ích của việc định dạng văn
bản sau khi đã soạn thảo ở dạng thô. Qua đó, đưa học sinh tới các thao tác định
dạng 1 văn bản
Tương tự như vậy, trong các bài tiếp theo chúng ta nên chuẩn bị các văn
bản minh họa, để học sinh thấy được sự cần thiết phải biết các thao tác tạo bảng
biểu, các chức năng khác trong soạn thảo văn bản...
2.3.3. Gắn nội dung bài giảng với việc ứng dụng tri thức của bài giảng
vào thực tiễn một cách trực quan

Gắn nội dung bài giảng với việc cho học sinh quan sát một cách trực quan,
giúp cho giáo viên có cơ sở tạo động cơ học tập, hướng đích cho học sinh, góp
phần gắn bài học với thực tế sinh động diễn ra hàng ngày. Góp phần hình thành
nhân sinh quan, hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh
Ví dụ 1
Khi dạy nội dung “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách giáo
khoa tin học 10 trang 112), trong giờ thực hành tôi đã thực hiện như sau:
Chiếu văn bản đã soạn thảo trong “Bài tập và thực hành 6: Làm quen với
Word” cho cả lớp quan sát (văn bản này đã có sẵn trên các máy tính ở phòng
thực hành), chia lớp thành các nhóm nhỏ (học sinh ngồi ở 2 máy tính gần nhau
tạo thành 1 nhóm), các học sinh trong nhóm thảo luận và đưa ra cách định dạng
phù hợp cho văn bản sau đó thực hành định dạng trên máy tính và nhận xét xem
cách định dạng đã hợp lí chưa. Những văn bản trình bày đẹp sẽ được copy vào
máy tính của giáo viên để trình chiếu và phân tích trước lớp
Ví dụ 2
Khi dạy nội dung “Kết nối Internet bằng cách nào?” (sách giáo khoa Tin
học 10 trang 142) sau khi giới thiệu các cách kết nối phổ biến.Tôi đưa ra một
tình huống thường gặp trong thực tiễn như sau:
Nếu chúng ta ở một địa điểm không có Wifi, và chưa có kết nối mạng bằng
dây cáp thì có cách nào để truy cập mạng hay không?
Chia lớp thành 4 nhóm để học sinh thảo luận cách giải quyết vấn đề.
Sau khi học sinh đưa ra phương án của mình, tôi sẽ sử dụng 1 Dcom 3G để
kết nối Internet, qua đó giúp học sinh biết thêm một cách kết nối mạng, các bước
để cài đặt Dcom, cách sử dụng Dcom 3G, ưu, nhược điểm khi sử dụng Dcom 3G
Như vậy, học sinh biết thêm 1 cách và sẽ hiểu rõ: ưu điểm, nhược điểm của
mỗi cách.
2.3.4. Ra các nội dung bài tập có tính mở để học sinh có cơ hội nâng
cao năng lực ứng dụng tin học vào giải quyết các bài toán của thực tiễn
Các bài tập mở là các bài tập để học sinh có thể trình bày ý kiến của mình
theo cách hiểu và cách lập luận của mình.

Bài tập mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một
lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian tự
quyết định cho người học. Nó được sử dụng trong khi luyện tập, thực hành hoặc
kiểm tra năng lực vận dụng tri thức từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn

8


đề. Tính độc lập và sáng tạo của học sinh được chú trọng trong việc làm bài tập
dạng này.
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, các bài tập mở gắn với thực tiễn còn ít
được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập thực hành mở là hình thức bài tập có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo
viên cần sử dụng các bài tập mở một cách thích hợp để đảm bảo học sinh nắm
vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức
hợp gắn liền với thực tiễn
Ví dụ
Khi dạy bài 22 “Một số dịch vụ cơ bản của Internet” (sách giáo khoa tin
học 10 trang 145), mục 2 “Tìm kiếm thông tin trên Internet” tôi có yêu cầu học
sinh trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet em thường dùng cách nào?
Tại sao?
2. Em biết Việt Nam có những máy tìm kiếm nào? Trong các máy tìm kiếm
đó em thích sử dụng máy tìm kiếm nào nhất? Tại sao?
Hướng dẫn
1.Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet chúng ta thường
sử dụng máy tìm kiếm vì: sử dụng máy tìm kiếm không cần phải nhớ chính xác
danh mục địa chỉ nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể tìm thấy thông tin mình cần.
2. Một số máy tìm kiếm của Việt Nam
-

-
-
-
Trong các máy tìm kiếm đó thì cốc cốc là máy tìm kiếm được sử dụng rộng
rãi hiện nay (Ở Việt Nam) vì nó phù hợp với người Việt, có thể tải các video một
cách dễ dàng...
Một số bài tập
Bài 1: Em hãy kể tên những bộ mã tiếng Việt mà em biết? Cách nào là phổ
biến hiện nay
Bài 2: Biết rằng bộ mã Unicode sử dụng 2 byte để mã hóa các kí tự (Bộ
mã ASCII sử dụng 1 byte), em hãy cho biết tại sao bộ mã Unicode có thể dùng
chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới
Bài 3: Có thể lưu văn bản dưới nhiều tên khác nhau được không? Nếu được
hãy chỉ ra các cách thực hiện và cho biết có hạn chế gì không?
Bài 4: Em hãy giải thích tại sao trong lúc ta gõ văn bản đôi khi các kí tự ở
bên phải con trỏ văn bản lại mất đi. Làm thế nào để khắc phục điều này?
Bài 5: Việc nhấn phím Enter có tác dụng chuyển con trỏ văn bản xuống
dòng tiếp theo. Nhưng tại sao không nên nhấn phím Enter để xuống dòng trong
khi gõ văn bản?
Bài 6: Có thể đánh số trang bắt đầu từ 1 số bất kì (không phải là 1) không?
Nếu được cần thực hiện như thế nào?

9


Bài 7: Cho 1 văn bản gồm 4 trang, trong đó trang 3 có một bảng thống kê
gồm nhiều cột và được in theo hướng giấy nằm ngang, các trang còn lại in theo
hướng giấy thẳng đứng. Các em hãy thảo luận và đưa ra cách in văn bản trên
Bài 8: Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa “sửa lỗi” và “gõ tắt”
Bài 9: Hãy tạo danh sách dưới đây dưới dạng bảng, sau đó

• Sắp xếp theo chiều tăng dần của tên
• Điền số thứ tự một cách tự động
STT
Họ đệm
Tên
1
Phan Anh
Tuấn
2
Trần Hòa
Bình
3
Nguyễn Phú
Khánh
4
Nguyễn Thùy
Linh
5
Hoàng Thanh
Sơn
6
Ngô Anh
Đức
Bài 10: Nội dung gói tin gồm
- Địa chỉ nhận (đích)
- Địa chỉ gửi (nguồn)
- Độ dài
- Thông tin kiểm soát lỗi
- Dữ liệu
- Các thông tin dịch vụ khác

Nội dung gói tin được nhóm thành 3 phần: đoạn đầu, đoạn dữ liệu, đoạn
cuối. Hãy tìm vị trí của thông tin kiểm soát lỗi, địa chỉ nhận trong gói tin biết
rằng những phát biểu sau đều đúng:
Phát biểu 1: Đoạn cuối không chứa địa chỉ đích
Phát biểu 2: Đoạn dữ liệu chỉ chứa dữ liệu gửi đi của gói tin
Phát biểu 3: Đoạn đầu không chứa thông tin kiểm tra lỗi
Bài 11: Đối với mỗi việc sau cần sử dụng những dịch vụ nào trên Internet
để thực hiện:
a.Tìm lời giải của một bài toán trên báo điện tử Tin học và nhà trường
b.Viết một thư điện tử cho bạn
c. Hội thoại trực tuyến trên Internet sử dụng bàn phím máy tính
Với mỗi bài học, bài tập, bài tập thực hành tôi thường sử dụng các bài tập
tương ứng trên đây để mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh.
2.3.5. Tổ chức các hoạt động có dụng ý sư phạm cao
Theo quan điểm “Hoạt động hóa” người học, trong quá trình dạy học tin
học, nếu người giáo viên biết thiết kế các hoạt động để tạo ra một môi trường sư
phạm có định hướng thì sẽ khuyến khích, động viên được học sinh tham gia
nhiệt tình các hoạt động và thông qua các hoạt động đó học sinh sẽ có cơ hội
nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn. Một trong những hình thức tổ
chức hoạt động thường được được giáo viên khai thác là thiết kế các giờ sinh
hoạt chuyên đề, các giờ ngoại khóa, dạ hội, trò chơi...Với các câu hỏi, nhiệm vụ

10


yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức tin học đã được trang bị và kiến
thức tin học mà học sinh tích lũy thêm để giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi.
Minh họa cho biện pháp này tôi có các ví dụ sau:
Ví dụ 1
Trong tiết 55, 56 “Bài tập và thực hành 9: Bài tập và thực hành tổng hợp”

(sách giáo khoa tin học 10 trang127), trong câu a3 học sinh cần tạo bảng sau:
Nhiệt độ(0c)
Số ngày
Lượng
Cao
mưa
mưa
độ
trung
Địa danh
trung
Cao
Thấp
Trung
trung
bình
bình
nhất
nhất
bình
bình
năm
năm(mm)
(ngày)
Đà Lạt (Việt Nam)
1500
31
5
18
1755

170
Dac-gi-linh (Ấn Độ)
206
29
3
12
3055
150
Sim-La (Ấn Độ)
2140
34
6
12
1780
99
Ba-gui-o(Phi-lip-pin) 1650
28
9
18
2100
195
Để tạo bảng này ta cần vận dụng một số thao tác với bảng, trước khi cho
học sinh thực hành tôi yêu cầu các em chia thành các nhóm, sau đó thảo luận các
bước thực hiện để tạo bảng, sau đó thực hiện trực tiếp trên máy.
Hướng dẫn:
B1: Tạo 1 bảng gồm 5 hàng và 7 cột
B2: Gộp 6 ô thuộc các hàng 1,2 và các cột 3,4,5 thành 1 ô
B3: Tách ô vừa gộp thành 1 cột, 2 hàng,
B4: Tại hàng thứ 2 của ô vừa tách, ta lại tách thành 3 cột, 1 hàng
B5: Nhập các thông tin, dữ liệu vào các ô tương ứng

Ví dụ 2:
Khi dạy tiết 60, bài 22 “Một số dịch vụ cơ bản của Internet” (sách giáo
khoa tin học 10 trang 145), trong mục 1a “Tổ chức thông tin”, tôi dành ra 5 phút
cho học sinh các tổ trả lời câu hỏi sau:
Em hãy kể ra những trang Web mà em biết?
Hướng dẫn:
Một số trang web
www.google.com.vn
www.yahoo.com.vn
www.edu.vn
www.nhandan.org

Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng qua đó thể hiện sự hiểu biết của các em
về các trang Web. Với câu hỏi này học sinh sẽ rất hào hứng vì nhiều em đã sử
dụng các trang Web để học tập, vui chơi, giải trí
Ví dụ 3
Khi dạy tiết “Bài tập” (PPCT:62) tôi chuẩn bị các bài tập điền vào chỗ
trống, ghép tên sau đó chia lớp thành 4 nhóm và cho các em thảo luận.

11


a.
b.
c.
d.
e.

Bài 1: Chọn từ (cụm từ) thích hợp trong các từ (cụm từ): tài nguyên, dữ liệu, thiết bị,
nhanh chóng, thông tin để điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

a. Lí do hàng đầu của nối mạng máy tính là để trao đổi ... và dùng chung ...;
b. Những...thường được dùng chung trên mạng bao gồm phần mềm hoặc
thiết bị đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser
màu tốc độ cao;
c. Những ứng dụng như e-mail cho phép người dùng trao đổi ... một cách ...
và hiệu quả
Đáp án
a. Dữ liệu, thiết bị
b.Tài nguyên
c. thông tin, nhanh chóng
Bài 2:
Hãy ghép tên dịch vụ và mô tả dịch vụ trong 2 bảng dưới đây cho phù hợp
Mô tả
Dịch vụ
1.WWW
1. A.Cho phép trực tiếp gửi đi và nhận lại các tệp
tin
2.FTP
2. B.Cho phép một nhóm thảo luận về một chủ đề
3.Chat
3. C.Cho phép truyền, tìm và kết nối nhiều nguồn
tài liệu trong các trang Web
4.Voice Chát, Video chat 4. D.Cho phép hội thoại trực tuyến thông qua bàn
phím
5.Newsgroup
5. E.Cho phép hội thoại trực tuyến qua giọng nói,
hình ảnh
Đáp án: 1c, 2a, 3d, 4e, 5b
Khi kết thúc mỗi chương (chương 3, chương 4), tôi chia nhóm học sinh để
thực hiện bài tập lớn, trong đó yêu cầu học sinh thu thập thông tin về một chủ đề

nào đó (có thể liên quan đến các môn học khác hoặc một số vấn đề xã hội) sau
đó trình bày dưới dạng tệp văn bản, gửi qua mail. Với yêu cầu như vậy, không
những các em phải nắm vững các kiến thức về soạn thảo văn bản, mạng máy
tính và internet mà còn hứng thú tìm hiểu thêm các chức năng khác theo yêu cầu
của bài tập. Ngoài ra, khi trao đổi các sản phẩm của mình, các em có thể học hỏi
thêm nhiều kiến thức ở các nhóm bạn.
2.4. Kết quả đạt được
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên ở trường THPT Như Xuân 2,
tôi nhận thấy khả năng soạn thảo văn bản, sử
dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin của các em có sự tiến bộ rõ rệt.
Đồng thời, các biện pháp này cũng đã khơi dậy ở các em những tố chất tích cực
như: tinh thần xung phong phát biểu, khả năng thuyết trình, khả năng làm việc
theo nhóm.
Để kiểm tra chất lượng học sinh sau khi áp dụng những phương pháp sư
phạm trên tôi tiến hành cho các em làm bài tập sau:
1.Mỗi em lập 1 gmail, đặt tên gmail theo tên mình

12


2.Tìm kiếm thông tin trên Internet về chủ đề sau: Trình bày các lợi ích, tác
hại của game online
Yêu cầu:
- Soạn thảo nội dung thông tin tìm được vào Microsoft Word, đặt tên văn
bản theo tên mình.
- In bản báo cáo ra giấy A4, đóng thành bản
- Nộp bản báo cáo trước ngày 30/4/2016, nộp cả bản in và bản mềm.
Sau khi học sinh nộp bài, tôi thực hiện kiểm tra bài trên gmail, trên bản in
sau đó đánh giá, cho điểm. Kết quả như sau:
Lớp


Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

10B4

33

8

18

7

0

0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn là một trong những năng lực cơ

bản quan trọng trong hệ thống các năng lực cần hình thành và rèn luyện cho học
sinh trong quá trình dạy học tin học
Trong quá trình dạy học tin học (đặc biệt là khi dạy về soạn thảo văn bản,
mạng máy tính) chúng ta phải có nhiều cố gắng, có phương pháp dạy học sáng
tạo , vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp sư phạm để từ đó học sinh có
thể giải quyết các vấn đề trong thực tiễn một các tốt nhất
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc giảng
dạy học
sinh nhằm nâng cao năng lực lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy chương
3 và chương 4 Tin học 10 mà tôi đưa ra để đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến.
Rất mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp để bản thân tôi nói riêng
và giáo viên tin học nói chung có thể có những cách dạy hay và phù hợp với đặc
trưng bộ môn, với mỗi bài học và đối tượng học sinh.
3.2. Kiến nghị
Trên cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường đối với bộ môn tin học, việc
việc dạy và học của thầy và trò còn gặp rất nhiều khó khăn, như: số lượng máy
còn ít, phòng máy chưa được lắp đặt máy chiếu, phòng máy chiếu lại chưa được
lắp đặt máy tính để giáo viên giảng dạy, chất lượng hệ thống điện đang còn thấp
Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng hơn nữa, rất mong Nhà trường cũng
như sở, ngành có kết hoạch đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện quan
tâm đối với đội ngũ giáo viên tin học
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày15 tháng 5 năm 2016
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

13



LÊ THỊ THUẦN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tin học 10 Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo viên Tin học 10 Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách bài tập Tin học 10 Nhà xuất bản Giáo dục
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực – Chỉ đạo
biên soạn: Vụ giáo dục trung học
5. Một số sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp

14



×