Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.27 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện tại, thị trường vàng Việt Nam vẫn đang hoạt động và phát triển ở mức độ
thấp, chủ yếu kinh doanh vàng vật chất. Trong khi, bối cảnh kinh tế hiện nay, dưới tác
động của khủng hoảng kinh tế đi đôi với sự sụt giảm giá trị đồng USD và tình hình
lạm phát trong nước kéo dài cùng sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, bất động
sản thì hiện nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhất nhằm bảo toàn
giá trị tài sản nắm giữ. Tuy nhiên, các chính sách quản lý thị trường vàng hiện hành
đang thể hiện nhiều bất cập, đi ngược với xu thế tự nhiên của kinh tế thị trường, gây
mất cân đối cung – cầu, tạo cơ hội cho đầu cơ, buôn lậu và làm nảy sinh nhiều tiêu cực
trong hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, Nhà nước sẽ càng khó khăn hơn trong quản
lý thị trường vàng nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
Việc quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một kênh đầu tư và là một bộ phận
của thị trường tài chính sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó,
cùng với việc vận dụng những kiến thức, lý luận khoa học đã tiếp thu được, nhóm
chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thị trường vàng ở Việt Nam” làm bài tập nhóm môn Kinh tế lượng.
1. Mục đích nghiên cứu: Trên giác độ nghiên cứu thị trường vàng trong nước,
mục tiêu của tiểu luận là phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
vàng tại Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng, trong đó
nhóm nghiên cứu chính xoay quanh sự tác động của giá vàng thế giới, chỉ số
USD/VND và chỉ số CPI đối với giá vàng trong nước.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian từ tháng 12/2009
đến tháng 12/2013.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của để tài dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu: phép duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp các phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê kinh tế cùng với sử dụng các phần mềm phân tích
mô hình kinh tế SPSS, EVIEWS.
1




4. Nội dung:
Nội dung của tiểu luận bao gồm các chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về vàng và thị trường vàng
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng
Chương 3: Thiết lập và nghiên cứu mô hình
Chương 4: Kết luận

2


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1. Đặc điểm của vàng
1.1.1. Vàng là một loại kim loại quý
Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được
xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp bề ngoài sáng
bóng; Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất
phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi mạch điện tử…; Ngoài ra,
vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh.
1.1.2. Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt
Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một vật chất
đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng mấy nghìn
năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm
khác nhau. Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ
nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao
gồm: chức năng phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.
1.1.3. Vàng là dự trữ quốc gia
Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 130.000 tấn. Các quốc gia, ngân

hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của
mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều
kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.
1.2. Thị trường vàng
1.2.1. Tình hình khai thác và cung ứng vàng
Theo ước tính, chỉ còn khoảng 100.000 tấn vàng trong trữ lượng vàng đã được phát
hiện của thế giới có thể được khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Mặt
khác, sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu hàng năm khoảng 2.500 tấn. Như vậy, trữ
lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây.
Xét về nguồn cung của vàng, vàng được cung cấp bởi chủ yếu từ những nước có
trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế
giới: Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc,…

3


Nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi, Úc và Canada sẽ giảm, nhưng lại tăng tại
các nước như Trung Quốc, Nga và Peru.
Ngân hàng trung ương một số nước như Italia và Đức, thậm chí cả IMF đang cân
nhắc bán vàng ra. Nhưng, khả năng các ngân hàng trung ương bán ra với khối lượng
lớn vào thời điểm cuối năm là không nhiều. Hiện tại nhu cầu vàng đang được hỗ trợ
vững chắc bởi các yếu tố như nhu cầu mua vàng của một số ngân hàng trung ương
nhằm tăng dự trữ vàng; nhu cầu về đầu tư vàng thỏi và đầu cơ theo chỉ số giá vàng
(ETF) và nhất là nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà đầu tư…
1.2.2. Tình hình tiêu thụ vàng
Ước tính, khoảng 45% lượng vàng khai thác xong được làm trang sức và khoảng
40% dùng để đúc thành đồng xu, vàng miếng cho các ngân hàng trung ương hoặc nhà
đầu tư mua đi bán lại. Phần còn lại được dùng cho nhiều mục đích khác như sản xuất
công nghiệp hoặc nha khoa. Ấn Độ là nước tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới, chiếm
khoảng 25% nguồn cung toàn cầu.

Thêm vào đó, chính vì loại hàng hoá đặc biệt nên vàng có tính hấp dẫn đối với tất
cả mọi người. Ai cũng muốn sở hữu và tích luỹ chúng vào các mục đích riêng của
mình: trang sức, tích luỹ, đầu tư, thanh toán, … Đối với nền kinh tế đang bất ổn như
hiện nay, nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao.
Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ khác nhau và đôi
khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng trong cùng thời điểm.
1.3. Cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước
1.3.1. Đơn vị đo lường
Trong ngành sản xuất và kinh doanh vàng ở Việt Nam, khối lượng vàng được tính
theo đơn vị là Cây (Lượng) hoặc là Chỉ. Một Cây vàng nặng 37,5 gram. Một Chỉ bằng
3,75 gram (1/10 Cây vàng)
Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là troy ounce (ký hiệu
là OZ)
1.3.2. Tuổi vàng
Theo cách gọi của người Việt Nam, tuổi vàng chính là hàm lượng vàng /10
Ví dụ: 1 lượng vàng 7 tuổi rưỡi = 1 lượng vàng 75% có 0,7500 lượng vàng nguyên
chất trong đó
Theo cách gọi của thị trường quốc tế, tuổi vàng Kt (karat):
4


1 Kt = 1/24 x 100 = 0,04166666 x 100 = 4,166666
Ví dụ: Vàng 24Kt = 24 x 4.166666 = 99,99
1.3.3. Công thức quy đổi
Quy đổi đơn vị tính gram – oz (troy ounce)
1 oz = 31,1034768 grams
=> 1 lượng (37,5g) = 37,5 / 31,1034768 = 1,20565 oz
Hay 1 oz = 0,82945 Lượng
Công thức chung quy đổi giá vàng thế giới về giá vàng trong nước là:
Giá 1 lượng vàng = (Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1+

thuế nhập khẩu) x 1,20556 x tỷ giá USDVND + phí gia công + phí hải quan

5


CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC
Đã từ lâu, Vàng được sử dụng như một phương tiện cất trữ, bảo toàn vốn của người
dân, của doanh nghiệp, đồng thời là phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Bên cạnh
đó, Vàng còn làm đồ trang sức. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo được chức năng
truyền thống của vàng, vừa xóa bỏ yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường gây tác hại cho
nền kinh tế.
Trong những năm trở lại đây, giá Vàng trên thị trường thế giới cũng như Việt
Nam có nhiều biến động bất thường và lôi kéo rất nhiều người quan tâm đến thị
trường này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá Vàng. Nhóm chúng tôi xin đưa ra
một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vàng trong nước như sau:
2.1. Cung, cầu của nhà đầu tư và thị trường trang sức:
Trước tiên, ta có thể nói rằng, vàng là một loại hàng hoá, một loại hàng hoá đặc
biệt. Chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng cũng chịu tác động của
quy luật cung cầu trên thị trường.
Nguồn cung vàng của của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu. Khi
giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng,
có sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận và ngược lại. Tuy nhiên, nguồn
cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước cho phép nên đáp ứng
chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ
và buôn lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát.
Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 trên thế giới. Tổng nhu cầu vàng cả
năm 2011 của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức 100,3 tấn
năm 2011. Trong khi nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13
tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn.

Nhu cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu
tích lũy, nhu cầu sản xuất và nhu cầu đầu tư. Nhưng, cũng như trên thị trường thế giới,
nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường có tác động mạnh đến giá vàng.
2.2. Chỉ số giá USD/VND:
Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo
thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định
6


giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh
hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng.
Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ
và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền
kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng
và thị trường vốn. Các công ty phá sản cũng đồng nghĩa với việc số lượng người thất
nghiệp cũng tăng lên. Số lượng nhân công thất nghiệp phản ánh thực trạng của nền
kinh tế của một nước. Nó cho biết kinh tế đất nước đang nằm trong giai đoạn phát triển
hay suy thoái. Qua đó, số lượng người thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến chính sách
phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến tỷ giá đồng USD đối với các loại tiền tệ cũng như
đối với giá vàng.
Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều lên giá
vàng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của tỷ giá USD/VND lên giá vàng
thực tế được giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam lại rất phức tạp, góp phần làm
giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch. Vì tỷ giá
USD/VND vừa là công cụ, vừa là kết quả của chính sách tiền tệ, tác động trực tiếp lên
kỳ vọng vào giá trị đồng VND, và là một trong những thông số tham chiếu trong quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà vàng là một kênh đầu tư
trên thị trường đó. Từ đó, tỷ giá USD/VND đã gián tiếp tác động lên giá vàng.
2.3. Chính sách vàng trong nước:
2.3.1. Ảnh hưởng từ hệ thống ngân hàng thương mại:

Một số cán bộ chủ chốt trong hệ thống ngân hàng thương mại bị bắt và từ chức dẫn
đến tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại trở nên căng thẳng và bất ổn
gây tâm lý bất an cho người gửi tiền, vì thế một số không ít người gửi tiền đã chuyển
sang mua sắm vàng.
Việc tồn tại các sàn giao dịch vàng tại các ngân hàng thương mại có thể gây ra
nhiều bất ổn kinh tế xã hội. Vì thế Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tổ chức và
thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức tại
thông báo số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 của Văn phòng chính phủ. Hoạt động
của các sàn giao dịch vàng chính thức bị cấm từ ngày 30/3/2010.
Sau khi các sàn giao dịch chính thức bị cấm thì lập tức các sàn giao dịch không
chính thức bùng phát và gây thiệt hại rất nhiều cho người tham gia. Trước tình hình đó,
7


NHNN đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động và
cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, nhưng các hình thức kinh doanh vàng
tài khoản lách luật vẫn diễn ra qua nhiều hình thức. Tiêu biểu là hình thức giữ hộ vàng
cho khách hàng theo kỳ hạn với lãi suất cao (từ 3-5%). Vì đối với các ngân hàng, kinh
doanh vàng trên tài khoản là mảng nghiệp vụ mang lại lợi nhuận lớn.
Cấm sàn vàng và cấm huy động, cho vay vốn bằng vàng ở các tổ chức tín dụng là
chính sách thắt chặt kinh doanh vàng trên quan điểm được NHNN. Đồng thời, chủ
trương này cũng xuất phát từ việc NHNN đánh giá nhập vàng làm tăng tỷ giá
USD/VND. Việc đóng cửa hoạt động sàn giao dịch vàng và cấm kinh doanh vàng trên
tài khoản, thị trường vàng Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang thị trường vàng vật
chất, chủ yếu giao dịch mua bán vàng miếng như hiện nay. Trong khi, nhu cầu thực
của thị trường đối với các loại hình giao dịch này rất lớn và phù hợp với xu hướng hội
nhập. Mặt khác, việc cấm sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản khiến cho thông tin
đầu tư bị hạn chế, tạo điều kiện cho đầu cơ làm giá trên thị trường vàng vật chất, ảnh
hưởng xấu đến giá vàng trong nước và việc quản lý thị trường vàng càng trở nên khó
khăn.

2.3.2. Tác động của chính sách tiền tệ, xuất – nhập khẩu vàng:
Nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp lâm vào tình
trạng thiếu vốn và mất tính thanh khoản, một số doanh nghiệp tuyên bố phá sản hoặc
giải thể. Đứng trước tình hình đó, NHNN tiến hành hạ lãi suất huy động tiết kiệm
xuống còn 9%/năm và giảm lãi suất cho vay xuống dưới 15%/năm, nhằm giúp các
doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, việc hạ lãi suất làm cho nhu cầu gửi tiết
kiệm của khách hàng giảm đi. Từ đó, họ sẽ chuyển sang một kênh đầu tư mới. Mặt
khác, trong điều kiện kinh tế hiện nay thì khách hàng chọn mua Vàng là giải pháp an
toàn nhất.
Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng là một biện pháp quản lý hành chính trong việc
quản lý thị trường vàng. Biện pháp này được NHNN đưa ra nhằm kiểm soát ngoại hối
có liên quan đến việc điều hành tỷ giá.
Xuất khẩu vàng được xem là một cách giúp cán cân ngoại thương của Việt Nam ổn
định. Tháng 8/2011, khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao,
Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 111/2011/TT-BTC quy định các sản phẩm vàng
xuất khẩu có hàm lượng vàng từ 80% trở lên đều bị áp thuế 10%. Do đó, để trốn thuế,
8


doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí "hạ tuổi vàng" và lượng vàng hao hụt trong quá
trình gia công sẽ lớn hơn. Mặt khác, công tác kiểm soát hàng hóa xuất lậu cũng cần
được nâng cao, vì khi giá trong nước thấp hơn thế giới, nếu không xuất được qua
đường chính ngạch, vàng sẽ chảy ra ngoài qua đường tiểu ngạch hoặc thậm chí xuất
lậu, làm thất thu thuế của Nhà nước và không kiểm soát được nguồn ngoại tệ.
Vào đầu tháng 5/2013, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất
khẩu, nhập khẩu của NHNN trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Bộ
Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN, mà không phân biệt
hàm lượng vàng của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu.

Có thể thấy, khi giá vàng trong nước biến động, thấp hơn giá vàng thế giới, người
dân không nhận được đầy đủ thông tin, do vậy giá vàng vừa lên đã bán theo số đông,
trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thấy chênh lệch hấp dẫn là lập tức gom vàng xuất
khẩu. Theo tâm lý chung, khi giá vàng chỉ diễn tiến theo chiều lên, những người bán
trước đây sẽ cảm thấy bị thua lỗ vì đã bán vàng ở mức giá thấp hơn hiện tại, dẫn đến
hành vi mua vàng. Trong khi đó, thị trường trong nước lại khan hàng do đã xuất khẩu
quá nhiều, nên giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, kích thích hoạt động
nhập lậu, tạo ra vòng luẩn quẩn và làm giá vàng trong nước biến động, khó kiểm soát.
2.3.3. Hoạt động quản lý kinh doanh vàng
Đầu năm 2011, Nhà nước có chủ trương xóa bỏ kinh doanh vàng miếng, thể hiện
trong Nghị quyết 11 và dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngay
khi các thông tin trên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, một cơn sốt
vàng trang sức hàm lượng cao (99,99%) diễn ra để phản ứng với dự thảo mới. Các
doanh nghiệp thay việc gia công vàng miếng bằng việc sản xuất vàng nhẫn hàm lượng
99,99% vừa đúng một chỉ, tương tự vàng miếng một chỉ, nhưng giá bán cao hơn do
mất nhiều công sức chế tác hơn. Giá vàng trong nước đang ở tình trạng liên tục thấp
hơn giá quốc tế, đã nhanh chóng chuyển thành cao hơn giá thế giới tới 400.000500.000 đồng/lượng. Mặt khác, sức cầu vàng miếng tại thời điểm đó cao hơn, khoảng
cách giá vàng trong nước so với giá thế giới quy đổi rộng hơn, tạo điều kiện cho vàng
nhập lậu vào Việt Nam tăng lên khi tỷ giá khá ổn định tại thời điểm đó.

9


Đến tháng 4/2012, Nghị định số 24/2012/XĐ-CP về sản xuất kinh doanh vàng
chính thức được ban hành. Nghị định 24/2012/NĐ-CP khẳng định quyền sở hữu và
giao dịch vàng miếng của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định
của pháp luật. NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên
liệu để sản xuất vàng miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm ổn
định thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật vì lợi ích

chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc quyền và mang
lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay một thương hiệu vàng
nào. Tính đến ngày 10/01/2013, NHNN đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho 22
ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả
nước (TP. Hồ Chí Minh có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm). Những đơn
vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng
trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Theo Thông tư số 06/2013/
TT-NHNN ngày 12/3/2013 của NHNN về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng
trên thị trường trong nước, NHNN có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu và
mua bán trực tiếp. Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đã có 47
phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng
(giảm 49 tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu. Kết quả 47 phiên đấu giá vàng
miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa NHNN được thực hiện thông suốt, đúng quy
định tại Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐNHNN ngày 18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu
thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và bảo đảm
nguồn cung vàng miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt.
Điều này chứng tỏ, sức ép của lòng tin và tác động của chính sách quản lý thị
trường vàng đối với mặt hàng này là rất lớn.
2.4. Giá vàng thế giới:
Bị tác động bởi tình hình kinh tế thế giới, cụ thể:
2.4.1. Tác động của ngân hàng Trung ương châu Âu - (ECB)
Sự quyết liệt của các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc bảo vệ sự tồn vong của khu
vực này giữa bối cảnh nền kinh tế tại đây đang bị tác động mạnh bởi khủng hoảng nợ

10


công kéo dài. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế châu Âu phát
triển trở lại và từ đó sẽ đẩy đồng Euro tăng giá, khiến chỉ số USD giảm tiếp.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã duy trì lãi suất cơ bản

đồng Euro ở mức 0,75% và mở một chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ tăng trưởng.
Những động thái này của ECB làm cho lượng tiền tung ra thị trường càng nhiều nên
khả năng lạm phát quay trở lại là điều khó tránh khỏi, đây cũng chính là nguyên nhân
hỗ trợ đà tăng giá của Vàng.
2.4.2. Tác động từ cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố thực hiện nới lỏng tiền tệ với gói
kích thích kinh tế mang tên QE3. QE3 được FED tung ra sau thời gian dài kinh tế Mỹ
không thể phục hồi sau khủng hoảng. Thực chất của gói kích thích này là bơm mạnh
tiền vào thị trường. Chủ tịch FED Bernanke tuyên bố sẽ bơm mỗi tháng 40 tỷ USD và
sẽ tiếp tục tới chừng nào tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Có thể nói rằng, tỷ lệ này kéo
xuống 0% là không thể có, nhưng tỷ lệ thất nghiệp 5 - 6% được coi là kinh tế đã phục
hồi (hiện nay là 8,3%). Sau khi FED bơm tiền qua các hệ thống Ngân hàng, nó sẽ lan
tỏa khắp nền kinh tế, làm sức mua của người dân tăng mạnh. Người dân sẽ tiêu dùng
nhiều hơn. Nó sẽ làm cho các ngành nghề bị suy yếu bắt đầu sản xuất và hàng tồn kho
sẽ được giải phóng, chủ các doanh nghiệp sẽ thuê mướn thêm lao động… Dần dần,
kinh tế Mỹ sẽ phục hồi.
Với lượng cung tiền tới 40 tỷ USD mỗi tháng thì nguy cơ lạm phát là rất cao.
CPI tại Mỹ hiện nay khoảng 1,7%. FED cũng đặt mục tiêu giữ lạm phát hàng năm
dưới 2% nhưng với lượng cung tiền và sức sản xuất như vậy thì khả năng giá cả tăng
cao trong dài hạn đối với Mỹ cũng như thị trường thế giới là không nhỏ. Các quỹ đầu
tư lớn thường có tầm nhìn khoảng 1 - 2 năm nên họ lo ngại điều này. Nên các nhà đầu
tư mua Vàng như một công cụ để trú ẩn an toàn khi lạm phát quay trở lại. Vì vậy, nhu
cầu đầu tư vào Vàng trong thời gian tới sẽ tăng thêm và nó sẽ làm cho giá Vàng có thể
tăng.
2.5. Chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng
nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một dấu hiệu cho thấy rất có khả năng có một
sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Mặt khác, lạm phát luôn là yếu tố chính được nói
đến như lý do để “giữ vàng” bảo vệ tài sản cá nhân hay quỹ dự trữ của các tổ chức.
11



Vàng như tài sản “trú ẩn” có tính thanh khoản cao để phòng thân và phòng khủng
hoảng tài chính, thí dụ rõ nhất cho một số di dân phải rời xa xứ sở mình cần đem theo
vàng, hay cho các nước Nam Âu với tác động của khủng hoảng nợ công khiến giới đầu
cơ giữ vàng để bảo vệ giá trị tài sản, tránh “tiền giấy”.

12


CHƯƠNG 3
THIẾT LẬP VÀ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
3.1. Thiết lập mô hình và thu thập dữ liệu:
3.1.1. Thiết lập mô hình:
Ta có công thức quy đổi Giá vàng thế giới về giá vàng trong nước:
Giá 1 =

(Giá vàng thế giới x (1+

thuế x 1,20556 x + phí

lượng

+

thuế

vàng

chuyển + phí bảo


chi

phí

vận

suất

nhập khẩu)

tỷ

giá

USDVND

+ phí

gia

hải

công

quan

hiểm)
Và từ những nhận định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong
nước, nhóm chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ số có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với

giá vàng trong nước đó là tỉ giá liên ngân hàng, giá vàng thế giới, chỉ số CPI và lãi suất
huy động trong nước .
Nhằm kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng, nhóm thực hiện đã xây dựng
mô hình hồi quy tổng thể như sau:

Giavang_tn =

+

.giavang_tg +

. tigialiennghang +

chisocpi

+

. Lshuydong_tn + ei
Trong đó:
giavang_tn : Giá vàng trong nước
giavang_tg : Giá vàng thế giới
tigialiennghang : Tỉ giá USD/VND liên ngân hàng
chisocpi : Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
lshuydong : lãi suất huy động bình quân trong nước
Mô hình hồi quy mẫu:

Giavang_tn =

+


.giavang_tg +

. tigialiennghang +

chisocpi +

. Lshuydong_tn + ei

13




Nguồn thu thập số liệu:

Các biến trong mô hình

Kí hiệu

Nguồn số liệu

Đơn vị

Giá vàng trong nước

giavang_tn

www.sjc.com.vn

đo lường

Ngàn đồng/

Giá vàng thế giới
Tỉ giá USD/VND liên

giavang_tg
tigialiennghang

www.kitco.com
http://elibrary-

lượng
USD/ once
Đồng

chisocpi

data.imf.org/
. %

ngân hàng
Chỉ số giá tiêu dùng của
Việt Nam

vn/

Lãi suất huy động bình

lshuydong


. %/ năm

quân trong nước


vn/

Phạm vi dữ liệu nghiên cứu : từ tháng 12/2009 đến 12/2013.
3.1.2. Mô hình hồi quy mẫu:
Nhóm tiến hành vận dụng lý thuyết môn Kinh tế lượng với sự hỗ trợ của các phần

mềm như EVIEWS, SPSS để thực hiện nghiên cứu. Kết quả như sau: (dựa vào bảng 1
Eviews



bảng

9

Coefficients

của

SPSS)

Mô hình hồi quy mẫu:
Giavang_tn = 15464,81 +

19,07228 .giavang_tg + -2,568101 .tigialiennghang +


328,1617 chisocpi + 340,6350 . Lshuydong_tn + ei

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy :


o Đối với β1 = 15464,81 có ý nghĩa là giá vàng trong nước tối thiểu là 15464.81 khi
các yếu tố khác bằng 0


o Đối với β 2 = 19,07228 có ý nghĩa là khi giá vàng thế giới tăng 1 USD/ once thì giá
vàng trong nước tăng 19,07228 ngàn đồng/ lượng


o Đối với β 3 = -2,568101 có ý nghĩa là khi tỉ giá liên ngân hàng tăng 1% thì giá vàng
trong nước giảm 2,568101 ngàn đồng/ lượng.
o Đối với


β4 =

328,1617 có nghĩa là khi chỉ số cpi trong nước tăng 1% thì giá vàng

tăng 328,1617 ngàn đồng/ lượng .
o Đối với


β 5 = 340,6350 có ý nghĩa là khi lãi suất huy động vốn trong nước tăng

1% thì giá vàng trong nước tăng 340,6350 ngàn đồng/ lượng

14


3.2. Kiểm định:
3.2.1. Kiểm định giả thiết và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình:
3.2.1.1. Hệ số thu được từ hàm hồi quy có ý nghĩa trong mô hình hay
không?
Dựa vào bảng Coefficients kết quả trên SPSS hoặc cột t-Statistic trên bảng 1 kết
quả Eviews, ta thực hiện kiểm định ý nghĩa của các biến trong mô hình hồi quy.
Kiểm định giả thiết :

Tiêu chuẩn kiểm định :
So sánh với

, nếu
Nếu

Coefficientsa
Model

.

t

Sig.

(Constant)
1.073
giavang_tg
7.252

1
tigialiennghang -1.950
chisocpi
3.793
lshuydong_tn
1.537
a. Dependent Variable: giavang_tn

Hệ số chặn :
Kiểm định giả thiết :

.289
.000
.058
.000
.131

 H 0 : β1 = 0

 H 1 : β1 ≠ 0

1,073
Với mức ý nghĩa 95%, ta có

2,021

chấp nhận
→ Hệ số chặn không có ý nghĩa trong mô hình.




Kiểm định giả thiết
15


Với mức ý nghĩa 95%, ta có

2,021

bác bỏ
Hệ số

có ý nghĩa trong mô hình

Giá vàng thế giới ảnh hưởng đến giá vàng trong nước.


Kiểm định giả thiết
-1,95

Với mức ý nghĩa 95%, ta có

2,021

chấp nhận
→ Hệ số

không có ý nghĩa trong mô hình.

→ tỉ giá liên ngân hàng không ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.




Kiểm định giả thiết

Với mức ý nghĩa 95%, ta có

2,021

bác bỏ
Hệ số

có ý nghĩa trong mô hình

Chỉ số CPI Việt Nam ảnh hưởng đến giá vàng trong nước.


Kiểm định giả thiết
1,537

Với mức ý nghĩa 95%, ta có

2,021

chấp nhận
→ Hệ số

không có ý nghĩa trong mô hình.

→ lãi suất huy động trong nước không ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.


16


Kết luận : Mô hình hồi quy mới như sau:
Giavang_tn =

.giavang_tg +

chisocpi + ei

3.2.1.2. Đo độ phù hợp của mô hình:
Dựa trên bảng 1 kết quả Eviews và bảng Model Summary kết quả SPSS, ta có
0,889
Kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta kiểm định giả thiết:
F*= 88,121
Với độ tin cậy 95%, ta có F( 0,05; 5-1; 49-5)= 2,584


bị bác bỏ
Mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp, và với

0,889 thì các biến trong mô

hình giải thích được 89% sự biến động của giá vàng trong nước.
3.2.1.3. Khoảng tin cậy của các hệ số:
j

Se(


βj

j

Se(

Với mức ý nghĩa 5%, ta có
Coefficientsa
Model

1

Unstandardized Coefficients

(Constant)
giavang_tg
tigialiennghang
chisocpi

B
15464.786
19.072
-2.568
328.162

Std. Error
14415.173
2.630
1.317
86.526


340.637

221.586

lshuydong_tn

95,0% Confidence Interval
for B
Lower Bound Upper Bound
-13587.086
44516.657
13.772
24.373
-5.222
.086
153.780
502.545

-105.940

787.214

a. Dependent Variable: giavang_tn
• Khoảng tin cậy của
Với

464,786 và se (

) = 14415,173 thì khoảng tin cậy của


là :

• Khoảng tin cậy của
Với

và se (

) = 2,630 thì khoảng tin cậy của

là :
17


• Khoảng tin cậy của
Với

và se (

) = 1,317 thì khoảng tin cậy của

là :

• Khoảng tin cậy của
Với

và se (

) = 86,526 thì khoảng tin cậy của


là :

• Khoảng tin cậy của
Với

và se (

) = 221,586 thì khoảng tin cậy của

là :

3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến
3.2.2.1. Phát hiện đa cộng tuyến
• Cách 1:
Trong bảng 9 SPSS , ở cột Collinearity Statistics, chỉ số VIF của 2 biến tỉ giá liên ngân
hàng (tigialiennghang) và chỉ số CPI (chisocpi) lớn hơn 5 nên xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến.


Model

1

19,975

Collinearity Statistics
Tolerance
VIF
(Constant)
giavang_tg

tigialiennghang
chisocpi
lshuydong_tn

.342
.056
.050
.282

2.920
18.017
19.975
3.549

• Cách 2
Trong bảng 2 SPSS: Correlations, ta có hệ số tương quan giữa các cặp biến, cặp hệ
số tương quan giữa tỉ giá liên ngân hàng và chỉ số CPI bằng 0,927 > 0,8
Có hiện tượng tự tương quan giữa 2 biến độc lập.
3.2.2.2. Cách khắc phục:
Loại bỏ biến tỉ giá liên ngân hàng hoặc chỉ số CPI
• Trường hợp 1: loại biến tỉ giá liên ngân hàng.
18


Giavang_tn = 15464,81 + 19,07228 .giavang_tg + 328,1617 chisocpi + 340,6350
. Lshuydong_tn + ei
Theo bảng 5 Eviews- phụ lục của mô hình hồi quy mới:
Ta có

= 0,879


• Trường hợp 2: loại biến chỉ số CPI
Giavang_tn = 15464,81 + 19,07228 .giavang_tg + -2,568101 .tigialiennghang +
340,6350 . Lshuydong_tn + ei
Theo bảng 6 Eviews- phụ lục của mô hình hồi quy mới
Ta có

= 0,853

 Vì

 Loại biến tỉ giá liên ngân hàng

3.2.3. Kiểm định phương sai không đồng nhất : (Dùng kiểm định White )
3.2.3.1. Mô hình hồi quy ban đầu:
Heteroskedasticity Test: White
F-statistic
Obs*R-squared
Scaled explained SS

3.588568
29.22316
108.9368

Prob. F(14,34)
Prob. Chi-Square(14)
Prob. Chi-Square(14)

0.0012
0.0097

0.0000

Giả thiết H0 :Phương sai đồng nhất
H1 : phương sai không đồng nhất
Theo kiểm định White được thực hiện trong Eviews, bảng 2 Eviews, ta được kết
quả
Prob. < 0,05 (độ tin cậy)

bác bỏ H0, có tồn tại hiện tượng phương sai không đồng

nhất.
R2= 29,223

n.R2= 1431,927 >

tồn tại phương sai không đồng

nhất.
3.2.3.2. Mô hình hồi quy hoàn chỉnh
(Sau loại bỏ 2 biến: tỉ giá liên ngân hàng và lãi suất huy đông vốn trong nước do
khắc phục đa công tuyến và loại bỏ các biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy)
Heteroskedasticity Test: White
F-statistic
Obs*R-squared
Scaled explained

3.040154
12.79773

Prob. F(5,43)

Prob. Chi-Square(5)

0.0195
0.0253

SS

58.49640

Prob. Chi-Square(5)

0.0000
19


Vì Prob. <0,05 bác bỏ H0, có tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.
3.2.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan: (kiểm định Durbin- Watson)
3.2.4.1. Mô hình hồi quy ban đầu
Xét mô hình hồi quy :
E(giavang_tn/giavang_tg, tigialiennghang, chisocpi, lshuydong_tn)

=

β 1+ β 2

giavang_tg + β 3 tigialiennghang+ β4 chisocpi + β5 lshuydong_tn +Vi
Giả thiết H0 : Không có tự tương quan dương hoặc âm.
Ta có:
d=


∑ (e − e
∑e
i

i −1

)2

2

= 1,684

i

n=49 ; α = 5%

với

k = 5 ⇒ k' = 5 - 1= 4
Tra bảng ta có:

d L = 1,206
dU = 1,537
dL

d

4 – dU

 dL < d < 4-dU

=> theo quy tắc kiểm định d Durbin- Watson thì ta không có kết luận hoặc mô
hình không có tự tương quan.

⇒ Mô hình không có tự tương quan hoặc không có kết luận .
3.2.4.1. Mô hình hoàn chỉnh:
Xét mô hình hồi quy :
E(giavang_tn/giavang_tg, chisocpi) = β 1+ β 2 giavang_tg + β 3 .chisocpi + Vi
Giả thiết H0 : Không có tự tương quan dương
Ta có:

∑ (e − e
∑e
i

d=
với

i −1

2

i

)2

= 1,535

n=49 ; α = 5%
k =3 ⇒ k' = 3 - 1= 2


Tra bảng ta có:
20


d L = 1,462
dU = 1,628
dL

d

dU

 dL < d < dU
=> theo quy tắc kiểm định d Durbin- Watson thì ta không có kết luận.
3.3. Mô hình hoàn chỉnh:
Theo kết quả chạy mô hình ở bảng 3 Eviews, ta được kết quả mô hình:
Giavang_tn = -11189,95+ 19,328 .giavang_tg +162,896. chisocpi + ei

21


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang trải qua nhiều khó
khăn sau khủng hoảng toàn cầu, nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, giá các mặt
hàng thiết yếu vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó nước ta và các nước khác vẫn đang tích
cực kiềm chế lạm phát.
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập về
tài chính là điều không thể thiếu. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng – một
loại hàng hóa đặc biệt – như là một kênh đầu tư hữu hiệu, nhằm bảo vệ tài sản trước
những biến động của nền kinh tế là vấn đề quan trọng, vì từ trước đến nay dù trải qua

bao thăng trầm của lịch sử nhưng chức năng tiền tệ của vàng vẫn luôn tỏa sáng.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước không những đáp ứng
được nhu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh và đầu tư vàng mà còn để thấy được
tầm ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến thị trường vàng nói chung và giá vàng
nói riêng. Từ đó có thể dự đoán được xu hướng biến động của vàng trong tương lai và
có những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh tại thị
trường vàng Việt Nam hiện nay. Điều này có thể giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy
ra và giúp các cơ quan chức năng có những quyết định phù hợp với xu thế của thị
trường vàng.
Bài tiểu luận của nhóm sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu qua
thu thập để xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá vàng diễn
ra trong thời gian ngắn nên không bao quát được toàn bộ thị trường vàng, do vàng bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy bài tiểu luận nhóm còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý của thầy và các nhóm bạn giúp cho bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.

22




PHỤ LỤC
MÔ HÌNH BAN ĐẦU
Descriptive Statistics
Mean

Std. Deviation

N

giavang_tn


38741.63

6409.250

49

giavang_tg

1461.4708

209.14110

49

tigialiennghang

20174.51

1037.603

49

chisocpi

133.1216

16.62618

49


10.357

2.7367

49

lshuydong_tn

Bảng 1 SPSS
Correlations
giavang_tn

Pearson
Correlation

Sig. (1-tailed)

N

giavang_tg

tigialiennghang

chisocpi

lshuydong_tn

giavang_tn


1.000

.871

.818

.781

.156

giavang_tg

.871

1.000

.707

.568

.404

tigialiennghang

.818

.707

1.000


.927

.035

chisocpi

.781

.568

.927

1.000

-.267

lshuydong_tn

.156

.404

.035

-.267

1.000

giavang_tn


.

.000

.000

.000

.143

giavang_tg

.000

.

.000

.000

.002

tigialiennghang

.000

.000

.


.000

.406

chisocpi

.000

.000

.000

.

.032

lshuydong_tn

.143

.002

.406

.032

.

giavang_tn


49

49

49

49

49

giavang_tg

49

49

49

49

49

tigialiennghang

49

49

49


49

49

chisocpi

49

49

49

49

49

lshuydong_tn

49

49

49

49

49

Bảng 2 SPSS
Variables Entered/Removed a

Model

Variables Entered

Variables

Method

Removed
lshuydong_tn,
1

tigialiennghang,
giavang_tg,

. Enter

chisocpib
a. Dependent Variable: giavang_tn
b. All requested variables entered.

Bảng 3 SPSS
23


ANOVAa
Model

Sum of Squares
Regression


1

Residual
Total

df

Mean Square

F
88.121

1752949064.792

4

438237266.198

218818104.596

44

4973138.741

1971767169.388

48

Sig.

.000b

a. Dependent Variable: giavang_tn
b. Predictors: (Constant), lshuydong_tn, tigialiennghang, giavang_tg, chisocpi

Bảng 4 SPSS
Coefficient Correlations a
Model

lshuydong_tn

Correlations

chisocpi

1.000

-.636

-.482

.777

tigialiennghang

-.636

1.000

-.088


-.932

giavang_tg

-.482

-.088

1.000

-.194

.777

-.932

-.194

1.000

49100.316

-185.621

-281.173

14896.278

tigialiennghang


-185.621

1.734

-.304

-106.232

giavang_tg

-281.173

-.304

6.917

-44.188

14896.278

-106.232

-44.188

7486.799

lshuydong_tn
Covariances


giavang_tg

lshuydong_tn

chisocpi

1

tigialiennghang

chisocpi
a. Dependent Variable: giavang_tn

Bảng 5 SPSS
Casewise Diagnosticsa
Case Number

Std. Residual

giavang_tn

Predicted Value

Residual

2

3.723

36725


28422.29

8302.714

49

3.759

46675

38292.63

8382.368

a. Dependent Variable: giavang_tn

Bảng 6 SPSS
Residuals Statisticsa
Minimum
Predicted Value

Maximum

Mean

Std. Deviation

N


27727.62

46194.43

38741.63

6043.159

49

-2925.008

8382.368

.000

2135.114

49

Std. Predicted Value

-1.823

1.233

.000

1.000


49

Std. Residual

-1.312

3.759

.000

.957

49

Residual

a. Dependent Variable: giavang_tn

Bảng 7 SPSS

24


Model Summaryb
Model

R

R Square


Adjusted R Square

Std. Error of the

Change Statistics

Estimate
.943a

1

.889

.879

R Square Change

2230.054

F Change

.889

Durbin-Watson

df1

df2

88.121


4

Sig. F Change
44

a. Predictors: (Constant), lshuydong_tn, tigialiennghang, giavang_tg, chisocpi

.000

1.684

Bảng 8 SPSS

b. Dependent Variable: giavang_tn
Coefficientsa
Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

t

Sig.

95,0% Confidence Interval for B

Correlations


Collinearity Statistics

Coefficients
B

1

a.

Std. Error

Beta

(Constant)

15464.786

14415.173

giavang_tg

19.072

2.630

tigialiennghang

-2.568

chisocpi

lshuydong_tn

Lower Bound

Upper Bound

Zero-order

Partial

Part

Tolerance

VIF

1.073

.289

-13587.086

44516.657

.622

7.252

.000


13.772

24.373

.871

.738

.364

.342

2.920

1.317

-.416

-1.950

.058

-5.222

.086

.818

-.282


-.098

.056

18.017

328.162

86.526

.851

3.793

.000

153.780

502.545

.781

.496

.190

.050

19.975


340.637

221.586

.145

1.537

.131

-105.940

787.214

.156

.226

.077

.282

3.549

Bảng 9 SPSS

Dependent Variable: giavang_tn

Collinearity Diagnosticsa
Model


Dimension

Eigenvalue

Condition Index

Variance Proportions
(Constant)

1

giavang_tg

tigialiennghang

chisocpi

lshuydong_tn

1

4.929

1.000

.00

.00


.00

.00

.00

2

.057

9.304

.00

.00

.00

.00

.24

3

.011

21.523

.02


.32

.00

.00

.00

4

.003

40.905

.03

.68

.00

.12

.35

5

9.902E-005

223.114


.95

.00

1.00

.88

.41

a. Dependent Variable: giavang_tn

Bảng 10 SPSS
25


×