Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Phân bổ chi phí cho các bộ phận phụ trợ Kế toán quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.37 KB, 34 trang )

Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế xuất hiện như
một động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là vấn đề
được đặt lên hàng đầu là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để
các doanh nghiệp củng cố vị trí vững chắc trên thị trường.
Kế toán quản trị chi phí là một phần quan trọng trong kế toán của doanh nghiệp xét
trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp đem lại sự
tiết kiệm lao động xây dựng, tăng tích luỹ cho nền kinh tế và phục vụ cho mục đích tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Do đó đây không chỉ là vấn đề quan tâm chung của
toàn xã hội.
Xuất phát từ vai trò to lớn áp dụng những kiến thức đã học nên nhóm chúng tôi
chọn đề tài “Phân bổ chi phí sản xuất và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ”
Bài viết này được hoàn thành trên cơ sở có tham khảo các giáo trình kế toán quản trị của
trường Đại học kinh té Đà Nẵng, Đại học Duy Tân và ácc giáo trình tham khảo của các tác
giả

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 1


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

CHƯƠNG I
TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ CHO BỘ


PHẬN PHỤ TRỢ
I. Phân bổ chi phí
1. Khái niệm về chi phí và khái quát các tiêu thức phân loại chi phí:
Chi phí được định nghĩa như là giá trị bằngtiền của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu
đượccác loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ. Như vậy, nội dung của chi phí rất đa dạng.
Trong kế toán quản trị, chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm
cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng trong các thời điểm khác nhau của
quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại hình doanh
nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và đặc điểm khác nhau,
trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể hiện tính đa dạng và bao quát
nhất.
2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo công dụng của chúng, hay
nói một cách khác, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sảnxuất
kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại lớn: Chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất.
2.1 Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức
lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao
gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
2.1.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp
cho việc chế tạo sản phẩm.Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể
chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí.
Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận

phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất
thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục
chi phí sản xuất chung.
2.1.3 Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để
phục vụhoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: Chiphí
vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 2


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,
v.v..
Ngoài ra, trong kế toán quản trị còn dùng các thuật ngữ khác: Chi phí ban đầu (prime
cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp; Chi phí chuyển đổi (conversion cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nhân côngtrực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
2.2 Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quátrình
tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
2.2.1 Chi phí bán hàng:

Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản
phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách
hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng,
hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, .v.v..
2.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ
chức vàquản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên góc độ toàn doanh nghiệp.
Khoản mục này bao gồm các chi phí như: Chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp,
các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v…
3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Cách “ứng xử” của chi phí (cost behavior) là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi củachi
phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được.Các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động
cũng rất đa dạng. Trong doanh nghiệp sản xuất ta thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ
hoạt động như: Khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ
máy hoạt động,v.v.. Khi xem xét cách ứng xử của chi phí, cũng cần phân biệt rõ phạm vi
hoạt động (operating range) của doanh nghiệp với mức độ hoạt động (operating levels) mà
doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ. Phạm vi hoạt động chỉ rõ các năng lực hoạt động tối
đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao động của công nhân, ... mà doanh nghiệp
có thể khai thác, còn mức độ hoạt động chỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực
hiện trong một kỳ trong giới hạn của phạm vi hoạt động đó.
Khi nói đến cách ứng xử của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một sự thay đổi
tỉ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động đạt được: Mức độ hoạt động càng cao thì lượng
chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, loại chi phí có cách ứng xử như vậy chỉ
là một bộ phận trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Một số loại chi phí có tính chất cố
định, không phụ thuộc theo mức độ hoạt động đạt được trong kỳ, và ngoài ra, cũng có một
số các chi khác mà cách ứng xử của chúng là sự kết hợp của cả hai loại chi phí kể trên.
Chính vì vậy, xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Chi phí
khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
3.1 Chi phí khả biến (Variable costs)

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 3


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Chi phí khả biến là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỉ lệ với các mức độ
hoạt động.Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Tổng số chi phí khả
biến sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhưng
chi phí khả biến tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
Nếu ta gọi:
a: Giá trị chi phí khả biến tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị chi phí khả biến (y) sẽ là một hàm số có dạng : y = ax
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến theo mức độ hoạt động như sau:
y
(Biến phí)
y = ax

x
(Mức độ hoạt động)
Đồ thị 2.1. Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thể hiện rõ nhất đặc trưng của chi phí khả biến.
Ngoài ra, chi phí khả biến còn bao gồm các chi phí khác thuộc khoản mục chi phí sản
xuất chung (ví dụ, các chi phí vật liệu phụ, chi phí động lực, chi phí lao động gián tiếp trong
chi phí sản xuất chung có thể là chi phí khả biến) hoặc thuộc khoản mục chi phí bán hàng và

chi phí quản lý doanh nghiệp (như chi phí vật liệu, phí hoa hồng, phí vận chuyển, ...) Chi phí
khả biến còn được gọi là chi phí biến đổi hoặc biến phí.
3.2 Chi phí bất biến (Fixed costs)
Chi phí bất biến là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự thay đổi theo các mức
độ hoạt động đạt được. Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi cho nên khi mức độ
hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược
lại.
Nếu ta gọi b là tổng số chi phí bất biến, thì đường biểu diễn chi phí bất biến là một
đường thẳng có dạng y = b.
y

Chi phí bất biến

y=b
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 4


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

x
Mức độ hoạt động
Đồ thị 2.2. Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảng cáo, v.v.. Chi phí bất biến
còn được gọi là chi phí cố định hay định phí.
Có thể đưa ra nhận xét rằng loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí bất biến ở các

doanh nghiệp sản xuất là các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất tạo ra năng lực hoạt động
cơ bản của doanh nghiệp, do đó, với xu hướng tăng cường hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ
thuật của các doanh nghiệp như hiện nay thì tỉ trọng chi phí bất biến ngày càng tăng cao
trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Sự hiểu biết thấu đáo về quan hệ tỉ trọng chi phí khả
biến và chi phí bất biến (được hiểu là kết cấu chi phí của doanh nghiệp) là có ý nghĩa rất lớn
trong việc đề ra các chính sách quản trị của doanh nghiệp.
3.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả
biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc
điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như
đặc điểm của chi phí khả biến. Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp
thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả
biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong các doanh
nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng
hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,...
Nếu ta gọi:
a: là tỉ lệ biến đổi theo các mức độ hoạt động của bộ phận chi phí biến đổi trong chi phí
hỗn hợp.
b: bộ phận chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp.
thì phương trình biểu diễn sự biến thiên của chi phí hỗn hợp là một phương trình bậc nhất có
dạng: y = ax + b
Có thể minh hoạ sự biến đổi của chi phí hỗn hợp trên đồ thị như sau:
y

Chi phí bất biến
y=ax+b

x
Mức độ hoạt động
Đồ thị 2.3. Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp

4. Phân loại chi chí theo đối tượng tập hợpchi phí:
4.1 Chi phí trực tiếp
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 5


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng và do vậy có thể tính trực
tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng thì được gọi là chi phí trựctiếp (direct
costs).
4.2 Chi phí gián tiếp
Các khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung, liên quan đến
việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần tiến hành phân bổ cho
các đối tượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân bổ được gọi là chi phí gián tiếp
(indirect costs). Thông thường, khoản mục chi phí NLVLTT và chi phí NCTT là các khoản
mục chi phí trực tiếp, còn các khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp.
Cách phân loại chi phí này giúp ích cho việc xây dựng các phương pháp hạch toán và
phân bổ thích hợp cho từng loại chi phí.
5. Các cách phân loại khác:
5.1 Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Một khoản chi phí được xem là chi phí có thể kiểm soát được (controllable costs)
hoặc là chi phí không kiểm soát được (non-controllable costs) ở một cấp quản lý nào đó là
tuỳ thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến
khoản chi phí đó hay là không. Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn

liền với một cấp quản lý nhất định: Khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra
quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm soát được (ở cấp quản lý đó), nếu
ngược lại thì là chi phí không kiểm soát được.
Chẳnghạn, giám đốc Marketing có trách nhiệm trong việc truyền thông cũng như
quyết định cách thức thông điệp để tiêu thụ sản phẩm, do vậy, chi phí quảng cáo này là chi
phí kiểm soát được vì thuộc cấp giám đốc Marketing chịu trách nhiệm quyết định chi phí
này.
Những khoản chi phí như chi phí khấu hao là chi phí không kiểm soát được đối với
giám đốc phân xưởng bởi vì giám đốc phân xưởng không chịu trách nhiệm được cách thức
tính khấu hao mà trách nhiệm của nó thuộc về bộ phận kế toán.
Chi phí không kiểm soát được ở một bộ phận nào đó thường thuộc hai dạng: Các
khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận (chẳng hạn các chi phí phát
sinh ở các bộ phận sản xuất hoặc thu mua là chi phí không kiểm soát được đối với người
quản lý bộ phận bán hàng), hoặc là các khoản chi phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của
bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn (như chi phí khấu
hao các phương tiện, kho hàng đối với người quản lý bộ phận bán hàng trong ví dụ trên).
Cũng cần chú ý thêm rằng việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chi phí đối với một cấp
quản lý có tính tương đối và có thể có sự thay đổi khi cósự thay đổi về mức độ phân cấp
trong quản lý.
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 6


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chi phí và ra các
quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

5.2 Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
5.2.1 Chi phí sản phẩm (product costs)
Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản
phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sảnphẩm hình thành qua giai đoạn
sản xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng). Thuộc chi phí sản phẩm
gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung. Xét theo mối quan hệ với việc xác định lợi nhuận trong từng kỳ hạch
toán, chi phí sản phẩm chỉ được tính toán, kết chuyển để xác định lợi nhuận trong kỳ hạch
toán tương ứng với khối lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ đó.
Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu
giữ như là giá trị tồn kho và sẽ được kết chuyển để xác định lợi nhuận ở các kỳ sau khi mà
chúng được tiêu thụ. Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn được gọi là chi phí có thể tồn kho
(inventorial costs ).
5.2.2 Chi phí thời kỳ (period costs)
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục chi phí thuộc
chi phí sản phẩm.Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí thời
kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh
của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết chuyển hết để xác định lợi nhuận ngay trong kỳ
hạch toán mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ còn được gọi là chi phí không tồn kho (noninvento rial costs).
5.3 Chi phí lặn (sunk costs)
Khái niệm chi phí lặn chỉ nảy sinh khi ta xem xét các chi phí gắn liền với các phương
án hành động liên quan đến tình huống cần ra quyết định lựa chọn. Chi phí lặn được hiểu là
khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như
nhau. Hiểu một cách khác, chi phí lặn được xem như là khoản chi phí không thể tránh được
cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào. Chính vì vậy, chi
phí lặn là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản
lý.Tuy nhiên, trong thực tế, việc nhận diện được chi phí lặn cũng như sự nhận thức rằng chi
phí lặn cần được loại bỏ trong tiến trình ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng.
5.4 Chi phí chênh lệch (differential costs)
Tương tự như chi phí lặn, chi phí chênh lệch (cũng còn được gọi là chi phí khác biệt)

cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với các phương án trong quyết định lựa chọn
phương án tối ưu. Chi phí chênh lệch được hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí
của một phương án so với một phương án khác. Có hai dạng chi phí chênh lệch: Giá trị của
những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần
chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau. Người quản lý
đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh
lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
5.5 Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 7


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương
án này thay cho phương án khác. Chẳng hạn, với quyết định tự sử dụng cửa hàng để tổ chức
hoạt động kinh doanh thay vì cho thuê thì thu nhập có được từ việc cho thuê cửa hàng trở
thành chi phí cơ hội của phương án tự tổ chức kinh doanh.
Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của
quản lý. Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tất cả các
phương án hành động có thể có liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng
hàng đầu. Có như vậy, phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so
sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ.
Tóm lại: Cho nhiều mục đích khác nhau, chi phí được xem xét theo nhiều khía cạnh
khác nhau. Trước hết là một sự hiểu biết chung cần có về nội dung của chi phí kết hợp với
việc xem xét chức năng của nó. Doanh nghiệp đã sử dụng những loại chi phí gì và sử dụng
vào các mục đích gì là những dạng thông tin nhất thiết phải có trong các báo cáo tài

chính.Tuy nhiên, phục vụ tốt cho hoạt động quản lý đòi hỏi những hiểu biết kỹ lưỡng hơn về
chi phí. Chi phí xem xét ở giác độ kiểm soát được hay không kiểm soát được là điều kiện
tiền đề cho việc thực hiện kế toán trách nhiệm. Chi phí khi được nhận thức và phân biệt
thành dạng chi phí không thích hợp và chi phí thích hợp cho việc ra quyết định có tác dụng
lớn phục vụ cho tiến trình phân tích thông tin, ra quyết định của người quản lý.
6. Mô hình phân bổ CP SXC:
6. 1 Phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự ứng dụng mạnh mẽ
của khoa học công nghệ tự động hóa mà chủ yếu mang nặng tính thủ công. Chính vì thế, yếu
tố ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công trực tiếp chính là số giờ công. Nhà quản trị cho rằng
giữa việc sử dụng nhân công và chi phí sản xuất chung có mối quan hệ với nhau.Vì vậy, khi
lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí SXC người ta sử dụng số giờ công hoặc số ca máy hoạt
đông,…. là tiêu thức phân bổ duy nhất cho chi phí SXC.Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ nguồn
gốc phát sinh các chi phí trong chi phí SXC thì rất đa dạng và phức tạp nhưng chỉ lựa chọn
tiêu thức phân bổ duy nhất là số giờ công hoặc số ca máy hoạt động thì chưa chính xác
* Ưu điểm
-

Tính toán đơn giản

-

Chi phí quản lý thấp

* Nhược điểm
-

Độ chính xác không cao

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh


Trang 8


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

6.2Phân bổ chi phí SXC theo bộ phận
Với kết quả mô hình 1 cho thấy việc sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là
không hợp lý. Do vậy, nhiều công ty đã áp dụng mô hình phân bổ CP SXC dựa trên nhiều
tiêu chuẩn phân bổ khác nhau ở từng bộ phận phát sinh chi phí. Để xác định chi phi SXC
cho từng sản phẩm, dịch vụ phải trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí SXC phát sinh ở từng bộ phận (từng trung tâm chi phí).
Giai đoạn 2: Tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm, dịch vụ (dùng nhiều
tiêu thức phân bổ khác nhau cho phù hợp và hợp lý).
* Ưu điểm:
Việc sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau tương ứng với từng trung tâm chi
phí, mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận đã cho phép xác định giá phí của
từng loại sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác hơn
* Nhược điểm:
Những công ty mà sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về kích cỡ, tính chất, quy
trình sản xuất phức tạp thì việc tính và phân bổ CP SXC vẫn còn nhiều hạn chế.
6.3Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mô hình ABC (Activity-Based Costing)
Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm, dịch vụ
được tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt:
-

Giai đoạn 1: Xác định các trung tâm hoạt động và tập hợp chi phí sản xuất chung theo các bộ
phận và hoạt động đó. Trong giai đoạn này, CPSXC cũng được tập hợp theo các trung tâm

chi phí là các bộ phận, tương tự như mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất và
mô hình phân bổ CPSXC theo bộ phận. Sau đó CPSXC sẽ được quy nạp theo từng hoạt
động của quá trình sản xuất.

-

Giai đoạn 2: Phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Ở giai đoạn này, chi phí đã
được tập hợp theo các hoạt động sẽ tiếp tục được phân phối cho từng sản phẩm, dịch vụ.
* Ưu điểm:
Theo mô hình ABC, chi phí được tập hợp theo các hoạt động, tức là chi phí đã được
tập hợp theo nguồn phát sinh chi phí. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý,
kiểm soát chi phí và chỉ có nhận thức được nguyên nhân gây ra chi phí thì mới có các biện

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 9


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

pháp phù hợp để tác động vào nguồn gốc của sự phát sinh chi phí nhằm quản lý, kiểm soát
chi phí một cách hiệu quả. Mô hình này giúp KTQT thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí.
Vận dụng mô hình ABC, KTQT có sự linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn
phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về tình hình chi
phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau của các nhà quản trị.
Mô hình ABC đã làm thay đổi cách quan niệm về chi phí sản xuất chung. Một số yếu
tố CPSXC, theo truyền thống, được coi là các khoản chi phí gián tiếp thì bây giờ lại liên
quan đến từng hoạt động cụ thể và do đó có thể quy nạp thẳng cho từng loại sản phẩm cụ

thể.
* Nhược điểm:
Điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc kế toán rất
lớn và khá phức tạp
II. Phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ
1. Bộ phận phụ trợ là gì?
Bộ phận phụ trợ là bộ phận gồm nhữngđơn vị không gắn một cách trực tiếp với hoạt
động chức năng nhưng hoạt động của chúng cần thiết cho các bộ phận trực tiếp, cung cấp
dịch vụ phục vụ tạođiều kiện thuận lợi cho những bộ phận này hoạtđộng.
Ví dụ: Phòng kế toán, phòngthu mua, phòng tổ chức, căn tin…
Tất cả các chi phí sản xuất, cho dù có nguồn gốcở bộ phận sản xuất hoặc bộ phậnphụ
trợ đều phảiđược phân bổ vào hàng hóa sản xuất thì phầnđịnh giá sẽ chính xác hơn.
Mô hình phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ và bộ phận chức năng
BỘ PHẬN PHỤ TRỢ (CĂN TIN)

BỘ PHẬN CHỨC NĂNG (GIA CÔNG)

Chi phí trực tiếp và gián tiếp BỘ PHẬN PHỤ TRỢ(P. KẾ TOÁN)

SẢN PHẨM
BỘ PHẬN CHỨC NĂNG (LẮP RÁP)

BỘ PHẬN PHỤ TRỢ (P. NHÂN SỰ)

2. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí của các bộ phận phụ trợ:

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 10



Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

-

Chi phí do bộ phận phụ trợ cung cấp cho một bộ phận nào đó sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí
của sản phẩm hay dịch vụ của bộ phận đó.

-

Nếu phân bổ bất hợp lý sẽ có ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả hoạt động của các bộ
phận chức năng

-

Chi phí của các bộ phận phụ trợ phát sinh thường được chuyển vào chi phí của bộ phận hoạt
động sản xuất kinh doanh nên mức phát sinh, phương pháp phân bổ chi phí bộ phận phụ trợ
sẽ làm thay đổi chi phí lợi nhuận bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một
trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhận thức, quyếtđịnh khác nhau về hoạt động các
bộ phận sản xuất kinh doanh.

-

Xây dựng hệ thống chi phí sản phẩm
3. Tiêu thức phân bổ:
Tiêu thức phân bổ hợp lý phải phù hợp với các điều kiện sau:

-


Mức độ sử dụng của bộ phận chức năng

-

Phải gắn liền với sự phát sinh của chi phí được phân bổ.

-

Phải phản ánh mức chi phí chung của mỗi bộ phận và mức lợi ích mà mỗi bộ phận được
hưởng.

-

Phải đơn giản, nhất quán và tiết kiệm.
Ví dụ:
Bộ phận phục vụ

Căn cứ phân bổ

Phục vụ dưới đất của công ty hàng không

Số lần bay

Căn tin

Số lượng công nhân viên

Bảo vệ


Diện tích chịu trách nhiệm

Kỹ thuật, kế hoạch

Số giờ lao động trực tiếp

Kế toán

Số giờ lao động, số lượng khách hàng phục
vụ

Động lực

Năng lực phục vụ

Tổ chức nhân sự

Số lượng nhân viên

Quản lý xí nghiệp

Tổng số giờ lao động

Bảo trì

Số giờ máy

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 11



Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

4. Các hình thức phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ:

4.1 Hình thức phân bổ trực tiếp:
Phân bổ chi phí của các bộ phận phụ trợ trực tiếp cho bộ phận sản xuất
Theo phương pháp này, chi phí ở các bộ phận phụ trợ được phân bổ trực tiếp cho các
bộ phận chức năng, không phân bổ cho các bộ phận phụ trợ kháccho dù bộ phận phụ trợ có
cung cấp dịch vụ qua lại lẫn nhau

Bộ phận phụ trợ (căn tin)

Bộ phận sản xuất (cơ khí)

phụ trợ bị bỏ qua và tất cả các chi phí được phân bổ
trực
đếnbỏ
bộ phận chức năng
Chi
phítiếp
bị lược

Bộ phận phụ trợ (Phòng kế toán) Bộ phận sản xuất (Lắp ráp)
Hình thức phân bổ trực tiếp của bộ phận phụ trợ
Cách tính:
Chi phí phân

bổ cho bộ phận =
i

Chi phí của bộ phận phục vụ
x
Số lượng dịch vụ cung cấp cho các bộ phận
hoạt động

Số lượng dịch
vụ cung cấp cho
bộ phận i

* Ưu điểm: Việc phân bổ chi phí ở bộ phận phụ trợ theo phương pháp trực tiếp thì đơn
giản.
* Nhược điểm: Việc phân bổ chi phí ở các bộ phận phụ trợ cho các bộ phận chức năng
kém chính xác, vì bỏ qua hoàn toàn phần cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau giữa các bộ
phận phục vụ.Các bộ phận không thể thực hiện đầy đủ chi phí mình phải gánh chịu, nên
không phản ánh đầy đủ trách nhiệm ở các bộ phận phục vụ.
Việc phân bổ chi phí bộ phận phụ trợ rất quan trọng, nó phản ánh đầy đủ trách nhiệm
của các bộ phận phụ trợ và các bộ phận chức năng, tuy nhiên tùy từng doanh nghiệp có thể
lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2 Phân bổ nhiều bước (phân bổ bậc thang):
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 12


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ


Theo phương pháp này, việc phân bổ được thực hiện theo một trình tự nhất định,
được bắt đầu từ bộ phận cung cấp khối lượng dịch vụ có phạm vi rộng nhất cho các bộ khác
và cuối cùng là bộ phận cung cấp khối lượng dịch vụ có phạm vi hẹp nhất cho các bộ phận
khác.
-

Các bộ phận phụ trợ được phân theo thứ tự phân bổ

-

Chi phí của bộ phận thứ nhất được phân bổ cho các bộ phận phụ trợ khác và cho bộ phận sản
xuất. Sau đến chi phí của bộ phận phụ trợ tiếp theo

Bộ phận phụ trợ (căn tin)

Bộ phận sản xuất (PX cơ khí)

hân bổđi, chi phí của các bộ phận phụ trợ khác không được phân bổ ngược lại cho bộ phận phụ trợ X đó

Bộ phận phụ trợ(Phòng kế toán)
Bộ phận sản xuất (PX lắp ráp)
Hình thức phân bổ bậc thang của bộ phận phụ trợ
Cách tính:

Chi phí
phân bổ cho =
bộ phận i

Chi phí của bộ

phận phục vụ

+

Chi phí nhận từ bộ phận
phụ trợ khác phân bổ

Số lượng dịch vụ cung cấp cho các bộ phận hoạt
động

x

Số lượng
sản phẩm,
dịch vụ cung
cấp cho bộ
phận i

* Ưu điểm: Phương pháp phân bổ bậc thang đơn giản
* Nhược điểm: Việc phân bổ chi phí kém chính xác vì bỏ qua một phần giá trị phân bổ
của bộ phận sau cho các bộ phận phụ trợ trước đó.
4.3 Hình thức phân bổ chéo:
Bộ phận phụ trợ (Căn tin)

Bộ phận sản xuất (PX Cơ khí)

phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận phụ trợ được ghi nhận đầy đủ
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 13


Bộ phận phụ trợ (Phòng kế toán)Bộ phận sản xuất (PX Lắp ráp)


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Hình thức phân bổ chéo của bộ phận phụ trợ
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc lập và giải hệ phương trình
để tìm chi phí đơn vị, sau đó xác định phần chi phí phân bổ cho các bộ phận chức năng. Các
bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định phần giá trị phân bổ cho nhau giữa các bộ phận phục vụ
Bước này thông qua việc lập và giải hệ phương trình đại số, chi phí đơn vị sản phẩm
ở một bộ phận phụ trợ thỏa mãn phương trình sau:

Số lượng
SPSX

-

Số lượng SP
tự tiêu thụ

x

Chi phí
đơn vị

=


Tổng chi
phí ban
đầu

+

Tổng giá trị
nhận từ các bộ
phận phụ trợ
khác

Trong đó:

Tổng trị giá nhận từ các
bộ phận phụ trợ khác

=

Số lượng nhận từ bộ
phận phụ trợ khác

x

Chi phí đơn vị nhận từ bộ
phận phụ trợ khác

Bước 2: Xác định chi phí bộ phận phụ trợ phân bổ cho các bộ phận chức năng.
Chi phí phân bổ cho bộ
=

phận chức năng

Số lượng sản phẩm phục
vụ bộ phận chức năng

x

Chi phí đơn vị

* Ưu điểm: Phân bổ chính xác chi phí bộ phận phục vụ
* Nhược điểm: Với phương pháp này rất khó thực hiện bởi vì hầu hết các doanh nghiệp
đều tổ chức nhiều bộ phận phục vụ, tương ứng với mỗi bộ phận là 1 phương trình. Như vậy,
việc giải hệ phương trình gồm nhiều phương trình sẽ khó khăn, dẫn đến việc phân bổ phức
tạp.

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 14


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

CHƯƠNG II
NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ
I. Tổng quan về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
1.1. Khái niệm phương pháp tính giá ABC
Từ trước đến nay, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả trên thế
giới có một khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung phương pháp tính giá dựa trên cơ sở

hoạt động (Activity Based Costing - ABC) là phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của
các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở các nguồn lực sử dụng bởi nhiều hoạt động
khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
-

Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là
một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách
hàng và các đối tượng chi phí. Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí
dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”.

-

Đối với Kaplan (1998), cho rằng: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một
cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh
doanh, các sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi
phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp ABC là đo lường và tính giá tất
cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối
sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”.

-

Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống
bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản. Hệ thống
tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí
cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch
vụ đó”.

-

Maher (2001) cho rằng: “Phương pháp ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước

hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ
dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. Quản trị dựa trên hoạt động
sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng. Phương pháp ABC cung cấp thông tin về hoạt động và
nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng”.
Mặt khác, hệ thống tính chi phí theo hoạt động là một phương pháp tính chi phí được
sử dụng để tính thẳng chi phí chung vào các đối tượng tính chi phí (Cooper, 1988a; 1988b;
1990; Cooper và Kaplan, 1988; Johnson, 1990)
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 15


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

-

Theo Deepak Mohan & Hemantkumar Patil (2003): “Hoạt động dựa trên chi phí là một mô
hình chi phí để đo lường chi phí hoạt động, kết quả, các nguồn lực và các đối tượng chi phí.
ABC gán nguồn lực cho các hoạt động, các hoạt động đối tượng chi phí theo tiêu thụ thực tế
và công nhận mối quan hệ nhân quả của các trình điều khiển chi phí với hoạt động, ABC tập
trung nhiều hơn về chi phí và nguyên nhân dựa vào quá trình và các hoạt động chứ không
phải là về các phòng ban và các chức năng truyền thống”.

-

Từ quan điểm của Stewart, GB (1991): “Hoạt động dựa trên chi phí cung cấp dữ liệu đầy đủ
về hoạt động kinh doanh, hình thức số liệu tài chính”. Nó có thể được áp dụng để kinh doanh
theo các yếu tố biến. Vì vậy ABC có ba mục tiêu chính: “Một công cụ để hướng dẫn chiến

lược ra quyết định, hiểu biết sâu sắc trong quá trình kinh doanh với các nguồn lực cho phép
để có hiệu quả phân bổ và giảm thiểu chi phí, một kỹ thuật phân bổ trong việc xác định giá
chi phí gián tiếp và giá bán “
Vì vậy, ABC có thể được định nghĩa như là một mô hình tổng hợp dữ liệu tài chính và
phi tài chính liên quan đến hoạt động trong một công ty sản xuất hàng hóa, bằng cách chỉ
định tiêu thụ tài nguyên trong một công ty với các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách
hàng.
1.2 Đặc điểm của phương pháp ABC

-

Đặc điểm của phương pháp này là giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh
trong kỳ.

-

Việc phân bổ chi phí SXC gắn liền với mức độ hoạt động của đối tượng được phân bổ.

-

Tính giá thành theo phương pháp ABC gia tăng số lượng tiêu thức để phân bổ chi phí SXC.

-

Gia tăng phạm vi tập hợp chi phí SXC. Đồng thời làm thay đổi bản chất của chi phí SXC.

1.3 Các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công của phương pháp ABC
Nhiều tác giả cho rằng, để thực hiện thành công phương pháp tính giá ABC thì cần
phải đáp ứng được các yếu tố sau:
Trước tiên, phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà quản trị kỳ cựu của doanh nghiệp, để

nâng cao vai trò trong việc áp dụng phương pháp tính giá này. Để thực hiện được phương
pháp ABC thì phải có sự hỗ trợ mật thiết giữa các bộ phận, để tiện lợi trong việc thu thập dữ
liệu cho việc tính giá theo phương pháp này, thay vì chỉ đơn thuần là phòng kế toán thực
hiện. Cũng có thể nhờ chuyên gia tư vấn bên ngoài chuyên về phương pháp ABC để thực
hiện.
Phương pháp này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của ban quản trị doanh nghiệp vì
nhiều lý do: Không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ban quản trị này, thì những đơn vị cấp dưới vẫn
cứ tiếp tục duy trì theo phương pháp tính giá cũ mà xem nhẹ việc sử dụng phương pháp
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 16


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

ABC. Do đó, sẽ có báo cáo rằng phương pháp tính giá ABC không phù hợp là điều tất yếu.
Không nhất thiết ban quản trị này sẽ hỗ trợ cho các phòng kế toán trong suốt hoạt động kinh
doanh của công ty. Từ đó, phương pháp ABC có thể được thực hiện bởi các nhân viên kế
toán mà không cần sự hỗ trợ của ban quản trị như trước.
2. Nội dung và trình tự thực hiện phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC)
2.1 Một số khái niệm cơ bản:
Khái niệm hoạt động (Activity): Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra
sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt
động khác nhau.
Khái niệm nguồn phát sinh chi phí (Cost driver): Nguồn phát sinh chi phí là một nhân
tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí. Một

hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh
nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát
sinh chi phí
Khái niệm trung tâm hoạt động (Activities center): Trung tâm hoạt động được hiểu là
một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi
phí của các hoạt động thuộc trung tâm đó.
2.2 Các bước thực hiện phương pháp ABC
Để thực hiện phương pháp ABC cần thực hiện qua bốn bước như sau:
-

Xác định các hoạt động

-

Tập hợp trực tiếp chi phí vào các hoạt động hoặc đối tượng chi phí

-

Phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động

-

Phân bổ chi phí hoạt động vào đối tượng chịu phí
Xác định các hoạt động:
Hoạt động bao gồm sự kết hợp của nhiều công việc và được mô tả bởi những hành
động liên kết với đối tượng chịu phí. Những hoạt động điển hình như lên kế hoạch sản xuất,
mua vật tư, kiểm tra chất lượng vật tư, lắp đặt máy...
Việc xác định các hoạt động là nhân tố quyết định cho sự thành công của phương
pháp ABC. Để vận dụng phương pháp ABC, trước tiên, phải phân tích quá trình sản xuất hay
cung cấp dịch vụ thành các hoạt động một cách có hệ thống. Việc phân tích, kiểm tra này có

thể thông qua phỏng vấn những người quản lý về công việc và khu vực làm việc của những
nhân viên mà họ quản lý. Các câu phỏng vấn được sử dụng nhằm mục đích thu thập được
những thông tin hữu ích cho việc phân bổ chi phí các nguồn lực đến các hoạt động riêng
biệt. Các câu hỏi thường được sử dụng để phỏng vấn thông thường là:


GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 17


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

+ Có bao nhiêu người làm việc trong bộ phận của bạn?
+ Họ làm việc gì?
+ Nguồn lực nào bị tiêu hao bởi những hoạt động nào?
+ Kết quả của những hoạt động này? (nhằm xác định tiêu thức phân bổ các hoạt động

và xác định đối tượng chịu phí)
+ Nhân viên tốn bao nhiêu thời gian để thực hiện mỗi hoạt động?
+ Bởi những thiết bị nào? (thông tin cần thiết để phân bổ chi phí lao động và thiết bị

đến các hoạt động)
Số lượng hoạt động trong một doanh nghiệp có thể khá lớn, nếu chia thành nhiều hoạt
động để tập hợp và phân bổ chi phí thì độ chính xác của thông tin sẽ rất cao, nhưng chi phí
cho việc thu thập và xử lý thông tin sẽ lớn. Các hoạt động trong doanh nghiệp gồm nhiều
loại khác nhau, thông thường doanh nghiệp sản xuất thì các hoạt động được chia thành 5 cấp
độ hoạt động:

+ Hoạt động cấp đơn vị sản phẩm (Unit – level activities): Cấp độ này được sử dụng mỗi khi

có một đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêu thụ. Chi phí ở cấp độ này gồm: Chi phí lao
động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí khi vận hành máy… Ví dụ, một nhà sản
xuất kính thiên văn có thể phải thực hiện một số hoạt động hiệu chuẩn cuối cùng cho mỗi
sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy, hiệu chuẩn có thể được xem như là một hoạt động cấp
đơn vị.
+ Hoạt động cấp độ lô sản phẩm (Batch – level activities): Cấp độ này được diễn ra khi có một

lô hàng được sản xuất, chi phí ở cấp độ lô sản phẩm biến đổi tuỳ theo số lượng lô sản phẩm
được sản xuất. Cấp độ này gồm các hoạt động: Hoạt động khởi động máy, xử lý đơn hàng,
lập kế hoạch sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu.
+ Hoạt động cấp độ sản phẩm (Product – level activities): Còn gọi là sản phẩm duy trì hoạt

động. Các hoạt động này được thực hiện để dành riêng cho việc sản xuất hoặc tiêu thụ sản
phẩm cụ thể. Những hoạt động này như là in ấn một cuốn sách, sữa chữa một lỗi nào đó trên
đĩa hay thiết kế một chu trình sản xuất cho một loại sản phẩm nào đó.
+

Hoạt động cấp độ khách hàng (Customer – level activities): Là một hoạt động có liên quan
đến khách hàng cụ thể, không phải là sản phẩm cụ thể. Ví dụ về các hoạt động cấp khách
hàng bao gồm hỗ trợ công nghệ thông tin, các cuộc gọi bán hàng, bán hàng theo doanh số…

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 18


Bài tập nhóm
+


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Hoạt động cấp độ cơ sở (Facility – level activities): Hoạt động này được thực hiện để hỗ trợ
cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên quản
lý phân xưởng, quản lý tài sản…
Các hoạt động này nên được gộp lại với nhau ở những cấp độ phù hợp, thông thường chỉ nên
gộp những hoạt động trong cùng một cấp độ mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các nhà quản lý luôn quan tâm phân tích mối quan hệ
giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra. Các doanh nghiệp thường nhóm các hoạt động có liên
quan tiêu dùng cùng một nguồn lực vào một tâm điểm hoạt động, được gọi là trung tâm hoạt
động. Để có thể thiết lập được những hoạt động cần thiết cho ABC, những qui trình đồng
nhất phải được nhóm lại với nhau. Hay nói cách khác, những hoạt động tác động lên sản
phẩm và những hoạt động tác động lên khách hàng phải được tách ra để lập nên hai nhóm
hoạt động riêng lẻ và đồng nhất. Ví dụ, tại các doanh nghiệp sản xuất, các hoạt động có thể
là lập báo giá, giám sát sản xuất, giao nhận nguyên vật liệu.
• Tập hợp trực tiếp chi phí vào các hoạt động hoặc đối tượng chi phí
Phương pháp quy nạp trực tiếp:
Chi phí phát sinh liên quan đến một loại hoạt động. Việc tập hợp chi phí thông thường
được chi tiết theo tài khoản, nếu như xác định được các chi phí đang tập hợp sử dụng cho
đối tượng chịu phí nào hay thuộc hoạt động nào thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí
hay hoạt động đó.
Phương pháp quy nạp gián tiếp:
Chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại hoạt động. Trước hết lựa chọn tiêu thức
phù hợp, sau đó tiến hành phân bổ chi phí liên quan đến từng loại hoạt động.
• Phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động
Các chi phí nguồn lực được tiêu hao trong một giai đoạn nếu không thể tập hợp trực
tiếp vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu chi phí thì sẽ được tiếp tục phân bổ đến từng
hoạt động hoặc đối tượng chịu chi phí trong phương pháp ABC. Những chi phí nguồn lực
này sẽ được phân bổ đến các hoạt động với các tiêu thức phân bổ dựa trên mối quan hệ nhân

– quả, có thể áp dụng phương pháp đo lường mức độ tiêu hao nguồn lực vào các hoạt động
hay tiến hành phỏng vấn những người làm việc trực tiếp hay những người quản lý nơi mà
chi phí phát sinh để họ cung cấp những thông tin hợp lý cho việc ước lượng chi phí tiêu hao
nguồn lực với các hoạt động khác nhau
• Phân bổ chi phí hoạt động vào đối tượng chịu phí
Để phân bổ chi phí hoạt động vào đối tượng chịu phí trong giai đoạn này đòi hỏi phải
lựa chọn tiêu thức phân bổ cho chi phí các hoạt động. Tiêu thức phân bổ trong giai đoạn này
gọi là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động.
Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động bao gồm 3 loại sau đây:

+ Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện.
+ Tiêu thức phân bổ theo số lượng thời gian thực hiện.
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 19


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

+ Tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện
3. Khái niệm tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực :

Khái niệm tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực (Resource Cost driver): Tiêu thức
phân bổ chi phí nguồn lực là yếu tố đo lường sự tiêu hao nguồn lực cho các hoạt động. Nếu
nguồn lực là con người, những người này tiêu tốn thời gian cho những hoạt động khác nhau,
khi đó tỉ lệ thời gian tiêu tốn tương ứng cho mỗi hoạt động sẽ là tiêu thức phân bổ cho chi
phí nguồn lực
Khái niệm tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động (Activities Cost driver): Tiêu thức

phân bổ này là cầu nối giữa các hoạt động và các đối tượng tính giá, đo lường sản phẩm,
dịch vụ…là yếu tố dùng để đo lường sự tiêu hao của hoạt động cho các đối tượng tính giá
được tạo ra trong mỗi hoạt động. Theo Narcyz Roztocki đề xuất mô hình 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí cho các hoạt động. Trong giai đoạn

này, nếu chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào thì kết chuyển trực tiếp cho hoạt động
đó, nếu chi phí liên quan đến nhiều hoạt động thì cần xác định nguồn phát sinh chi phí để
phân bổ chi phí cho từng hoạt động, các chi phí gián tiếp cũng được nhận diện, sau đó các
hoạt động tiêu dùng các nguồn lực được xác định, các hoạt động tương tự tiêu dùng cùng
nguồn lực như nhau có thể được nhóm lại thành một trung tâm hoạt động.
+ Giai đoạn thứ hai: Trong giai đoạn này, chi phí được phân bổ cho các đối tượng chi phí, nếu

một hoạt động được tiêu dùng cho một đối tượng chi phí thì toàn bộ chi phí tập hợp cho hoạt
động được kết chuyển cho đối tượng chi phí. Nếu một hoạt động được tiêu dùng bởi nhiều
đối tượng chi phí thì cần xác định nguồn phát sinh chi phí làm căn cứ phân bổ chi phí của
hoạt động cho từng đối tượng chi phí.
4. So sánh phương pháp truyền thống và phương pháp ABC

* Giống nhau:
-

Cả hai phương pháp tính giá đều trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất liên quan đến
việc tập hợp chi phí đầu vào vào các trung tâm chi phí. Giai đoạn hai là phân bổ chi phí cho
từng sản phẩm

-

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

-


Chi phí nhân công trực tiếp: Tiêu thức phân bổ chi phi gắn liền với số lượng sản xuất hoặc
kết hợp với định mức thời gian sản xuất sản phẩm

-

Có thể có cùng đối tượng tính giá thành.
* Khác nhau:
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 20


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Phương pháp tính giá ABC
Đối tượng tập hợp
chi phí
Nguồn sinh phí

Tiêu thức phân bổ
chi phí

Chi phí được tập hợp dựa trên
hoạt động
Nguồn sinh phí xác định rõ:
Thường chỉ có 1 nguồn sinh phí
trong mỗi hoạt động.


Phương pháp tính giá
truyền thồng
Dựa trên công việc, nhóm sản
phẩm hay nơi phát sinh chi phí:
phân xưởng, đội SX....
Có nhiều nguồn sinh phí đối với
đối tượng tập hợp chi phí

+ Dựa vào nhiều tiêu thức phân bổ Dựa vào một trong nhiều tiêu
ở nhiều cấp độ khác nhau.
thức phân bổ chi phí như: giờ
công, tiền lương, giờ máy,…Tuy
+ Tiêu thức lựa chọn thực sự là
nhiên, trong một số trường hợp,
nguồn sinh phí ở mỗi hoạt động.
tiêu thức này kém thuyết phục
làm cho việc phân bổ chi phí
không được chính xác.

Tính hợp lý và chính Giá thành chính xác hơn, do vậy
xác
tạo ra sự tin cậy cao trong việc ra
quyết định.

Giá thành được tính hoặc quá
cao hoặc quá thấp

Kiểm soát chi phí


Kiểm soát chi phí theo từng hoạt
động, cho phép những ưu tiên
trong quản trị chi phí.

Kiểm soát dựa trên cơ sở trung
tâm chi phí, phân xưởng, phòng,
đơn vị.

Chi phí thực hiện

Khá phức tạp, chi phí tương đối
Đơn giản, ít tốn kém để thực
cao để thực hiện và duy trì phương hiện và duy trì phương pháp này.
pháp này.

5. Phương pháp ABC với việc quản trị dựa trên cơ sở hoạt động

5.1. Các quan điểm về việc áp dụng phương pháp ABC trong quản trị doanh nghiệp
Quản trị dựa trên hoạt động là phương pháp quản lý dựa theo kết quả của phương
pháp phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC). Đây là phương pháp quản lý mở rộng ứng dụng
từ hệ thống tính toán chi phí sản phẩm, dịch vụ tới chức năng quản lý nhằm tập trung giảm
thiểu chi phí và cải tiến các quy trình, cũng như nâng cao quá trình ra quyết định.
Nhà quản trị sử dụng đúng các thông tin có được từ việc áp dụng phương pháp phân
bổ chi phí theo hoạt động (ABC) để định giá sản phẩm, dịch vụ, và ra quyết định về cơ cấu
sản phẩm, dịch vụ phù hợp, giúp triển khai các biện pháp giảm thiểu chi phí và cải tiến
quy trình. Hiểu rõ chi phí nào liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nào giúp cho nhà quan trị
phân tích tốt hơn thị trường nào cần tập trung phát triển, sản phẩm nào cần được tiến hành
các phương pháp cải tiến chi phí, đối tượng khách hàng nào cần hướng tới để có chính sách
thay đổi về giá nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh


Trang 21


Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong việc
sử dụng thông tin từ phương pháp ABC. Nghiên cứu của Cooper (1992) ở các doanh nghiệp
khác nhau cho thấy họ đã không hành động dựa trên mô hình phương pháp ABC.
Turney (1992) xác định mục tiêu của ABM là không ngừng gia tăng giá trị cho khách
hàng và gia tăng lợi nhuận bởi việc gia tăng giá trị này. Và ông đề xuất 3 bước để thực hiện:
+ Phân tích quá trình để xác định hoạt động không tạo ra giá trị hoặc không cần thiết để loại

bỏ.
+ Việc xác định và loại bỏ nguồn phát sinh chi phí đã tạo ra sự lãng phí hoặc những hoạt động

không cần thiết hoặc không hiệu quả.
+ Đo lường thành quả của từng hoạt động đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Theo Ted R Compton (1994) cho rằng có được thông tin chính xác từ phương pháp
ABC mới chỉ là một nửa chặng đường.
Phương pháp ABC và ABM được Hasen và Mowen (2001) nhìn nhận dưới 2 chiều
hướng: theo hướng phân bổ chi phí và theo hướng quy trình.
5.2. Phân tích nguyên nhân và hoạt động gây nên chi phí nhằm phục vụ quản trị
doanh nghiệp
-

Phân tích nguyên nhân là việc xác định các nhân tố gốc rễ gây nên chi phí hoạt động.


-

Phân tích hoạt động là quá trình xác định, mô tả, đánh giá hoạt động trong một tổ chức.
II. Kế toán chi phí theo phuông pháp chi phí mục tiêu
1. Các nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu tại Việt Nam
Hiện nay, chi phí mục tiêu đang được áp dụng tại các nước phát triển và đã thể
hiện được công đụng to lớn của mình trong việc ki ểm soát chi phí cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Tại Việt
Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chi phí mục tiêu và ứng dụng của nó trong
nền kinh tế hiện tại của nước nhà:

-

Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu, PGS.TS Trương Bá Thanh, Đại Học
Kinh Tế Đà Nẵng.

-

Phương pháp tính giá thành theo chi phí mục tiêu: chìa khóa thành công trong cạnh tranh,
TS. Nguyễn Thị Phương Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội

-

Chi phí mục tiêu – công cụ quản lý chi phí hiện đại, ThS. Đặng Thị Tâm Ngọc, Đại Học Nha
Trang
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 22



Bài tập nhóm

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

-

Tính ưu việt của tính giá theo phương pháp chi phí mục tiêu so với phương pháp tính giá
truyền thống, CH. Phạm Thị Hiền Hảo, Đại Học Duy Tân

-

Kế toán quản trị chi phí hiện đại: Phương pháp chi phí mục tiêu, Ths. Nguyễn Thanh Huyền,
Ths. Nguyễn Thu Hoài, Tạp chí Kinh tế và Phát triển
2. Những khái niệm vềphương pháp chi phí mục tiêu tại

Phương pháp chi phí mục tiêu được thành lập với việc đưa ra ý tưởng giá bán sẽ
quyết định chi phí sản xuất, có tác động đến cách hành xử của doanh nghi ệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, là chìa khóa cho sự tồn tại và phát tri ển c ủa doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Các công ty hàng đầu tại Nh ật B ản
như Toyota, Nissan, Nippondenso và NEC là những công ty tiên phòng d ẫn đ ầu trong
việc vận dụng tối đa và toàn diện phương pháp chi phí mục tiêu k ể từ năm 1980. V ới
thành công trên thị trường nội địa lẫn quốc tế của các công ty trên đã thúc đ ẩy cho
các nhà nghiên cứu Nhật Bản Monden, Sukủai, Tanaka quy ết định tìm hi ểu nguyên
nhân dẫn đến sự thành công của phương pháp. Ti ếp đến là các công ty ở B ắc Mỹ nh ư
Chrysler và Cummins Engine cũng bắt đầu học hỏi cách th ức ng ười Nhật tri ển khai
phương pháp chi phí mục tiêu. Manh nha ý tưởng về cắt giảm chi phí s ản xu ất đã
được Henry Ford áp dụng từ năm 1908. Với việc giải quyết vấn đề c ốt lõi là c ắt gi ảm
chi phí sản xuất, ý tưởng này đã được các công ty khác của Mỹ áp dụng trong nh ững
năm 1950 đến 1962 như Boeing, Caterpillar, John Deere và Northern Telecom.

Mỗi công ty có cách áp dụng phương pháp chi phí m ục tiêu khác nhau nên
phương pháp này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau từ r ộng đ ến h ẹp
(IMA,1994):
-

Robin Cooper (1992): “Mục đích của phương pháp chi phí mục tiêu là xác định chi phí sản
xuất của một sản phẩm cụ thể mà khi đem bán sẽ tạo ra được mức lợi nhuận biên mong
muốn”.

-

Michiharu Sakurai (1989): “Phương pháp chi phí mục tiêu được định nghĩa làmột công cụ
quản trị chi phí nhằm cắt giảm tổng chi phí sản xuất của sản phẩm trong suốt chu kỳ sống
của nó nhờ sự hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, chế tạo, nghiên cứu thiết kế,marketing và kế
toán”.

-

Peter Horvath (1993) : “Kế hoạch chi phí toàn diện, hoạt động quản trị chi phívà khái niệm
kiểm soát chi phí được sử dụng triệt để ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thiết kế sản phẩm
nhằm tác động đến cấu trúc chi phí của sản phẩm với những tính năng đáp ứng yêu cầu thị
trường. Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình phối hợp của tất cả các bộ phận chức
năng trong doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí”.

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 23


Bài tập nhóm

-

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Theo tổ chức quốc tế CAM-I, Một tổ chức quốc tế được thành lập do một số các tập đoàn
công nghiệp lớn, gọi là Consortium for Avanced Management-International, định nghĩa về
chi phí mục tiêu như sau:“Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công
cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và
kế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở
giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác
định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”.
Với việc định nghĩa phương pháp chi phí mục tiêu theo h ướng này thì chi phí
mục tiêu gắn liền với lợi nhuận có thể đạt được theo chu kỳ sống sản phẩm; cách ti ếp
cận này khác biệt so với các phương pháp truyền thống. Phương pháp quản tr ị chi phí
mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu chi phí cần phải đạt được và th ời gian phân tích là chu
kỳ sống của sản phẩm. Từ đó, chi phí mục tiêu là một công cụ quản tr ị chi phí được
vận dụng trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất để cải tiến quá trình s ản xuất, gi ảm
chi phí sản xuất trong tương lai (Kaplan và Atkinson, 1998).
3. Các giai đoạn thực hiện chi phí mục tiêu

Có thể viết lại rằng:
Chi phí mục tiêu = Giá mục tiêu – Lợi nhuận mục tiêu
Trong đó: Giá mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng tr ả cho s ản ph ẩm
(dịch vụ).
Chi phí mục tiêu được xác lập dựa vào chi phí có th ể ch ấp nhận và chi phí ước
tính theo các điều kiện sản xuất hiện có của doanh nghi ệp. Mỗi giai đo ạn phát tri ển
sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định. Phương pháp
chi phí mục tiêu được thực hiện qua ba giai đoạn chính:



Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất

Trước hết, cần phải xác định chi tiết chi phí mục tiêu cho từng bộ ph ận của s ản
phẩm, dựa vào mức độ quan trọng của nó đối với sản ph ẩm khác nhau t ừ đó xác đ ịnh
tỷ lệ chi phí của từng thành phần trong tổng số chi phí của s ản phẩm theo t ỷ l ệ thu ận
với mức độ quan trọng của nó.


Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định

Trong bước thứ hai sẽ phát hiện những thành phần sản phẩm có chi phí quá cao
hoặc quá thấp so với tầm quan trọng tương ứng (tỷ lệ chi phí đã xác định ở bước
một). Qui trình sản xuất những bộ phận này phải được điều chỉnh đ ể tăng hoặc giảm
chi phí hợp lý thông qua việc áp dụng các nguyên tắc và ph ương pháp qu ản lý nghiêm
ngặt nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm. Đây là giai đoạn cần theo dõi và phát
hiện những chi phí không phù hợp phải được thực hiện thường xuyên đ ể đi ều chỉnh
chi phí cho phù hợp
GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 24


Bài tập nhóm


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Đánh giá kết quả thực hiện chi phí

Sau khi thực hiện bước một và hai sẽ dẫn đến hai kết qu ả của chi phí th ực tế

phát sinh như sau:
-

Chi phí thực tế nằm trong giới hạn chi phí mục tiêu và chi phí trần: Nhà quản trị cần phải
tạm dừng các hoạt động sản xuất để xem xét lại kế hoạch sản suất vì khả năng đạt được lợi
nhuận mục tiêu từ sản xuất sản phẩm là không cao. Việc tạm dừng này không có nghĩa là
đóng cửa sản xuất sản phẩm mà nhà quản trị phải xem xét các dự án cũ ít nhất một năm một
lần để xem xét tính khả thi của dự án khi môi trường kinh doanh thay đổi. Từ đó đưa ra các
thay đổi cần thiết để xem xét có cần thay đổi sản phẩm hay không. Khi một trong hai thay
đổi đó diễn ra thì dự án phải được khởi động lại

-

Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu: Nhà quản trị cần xem xét lại cả giai đoạn một và
giai đoạn hai. Phải xem xét kỹ quá trình thiết kế sản phẩm có hợp lý không hoặc xem xét lại
các bước của giai đoạn sản xuất để giảm chi phí. Các phương pháp có thể được vận dụng ở
giai đoạn thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản xuất nhằm cắt giảm chi phí như:

+ Xây dựng kế hoạch chế tạo sản phẩm tốt hơn;
+ Cải tiến phương pháp sản xuất, lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao, vận

dụng hệ thống sản suất “kịp thời” (Just-in time) để loại trừ các chi phí phát sinh do thời gian
chờ các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn nào đó hoặc do dự trữ quá cao;
+ Lựa chọn đầu tư hợp lý,
+ Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng tổng thể (TQS) để tránh lãng phí làm gia tăng chi phí.
4. Các công ty áp dụng được chi phí mục tiêu

Chi phí mục tiêu là một công cụ quản lý chi phí chi ến l ược phát tri ển ban đ ầu
tại Nhật Bản và tập trung chủ yếu vào các ngành công nghi ệp l ắp ráp. Sau đó, nó
nhanh chóng lan rộng sang ngành công nghiệp chế biến, ngành sản xuất ph ần mềm và

các ngành công nghiệp khác.
Chi phí mục tiêu được áp dụng hầu hết cho các công ty cạnh tranh b ằng cách
liên tục phát hành dòng sản phẩm mới hoặc nâng cấp s ản ph ẩm đ ể đưa vào th ị
trường (như hàng tiêu dùng). Tuy nhiên ,chi phí mục tiêu ít cần thi ết h ơn đ ối v ới
những công ty có ít các sản phẩm kế thừa cần được làm mới vì l ợi nhu ận dài h ạn c ủa
các công ty này liên quan chặt chẽ đến việc thâm nhập th ị tr ường và ph ạm vi đ ịa lý
(như mặt hàng nước ngọt).

GVHD: TS Đoàn Ngọc Phi Anh

Trang 25


×