Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.25 KB, 37 trang )

1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Sau nhiều năm liên tục được nhà trường giao phụ trách đội tuyển học sinh
giỏi cấp tỉnh và giảng dạy các lớp có học sinh lựa chọn môn Sinh học là môn dự
thi THPT quốc gia với mục đích xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, tôi
đã thực sự trăn trở và băn khoăn khi dạy học sinh phương pháp xác định số loại
và thành phần giao tử trong các trường hợp khác nhau. Mảng kiến thức này học
sinh được tiếp cận ở bài quá trình giảm phân ở Sinh học 10, tiếp tục được hoàn
thiện ở bài đột biến số lượng nhiễm sắc thể, quy luật phân li, phân li độc lập, liên
kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính ở Sinh học 12. Để hiểu được
bản chất và tìm ra phương pháp tư duy đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn các
kiến thức liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy mỗi khi
gặp câu hỏi liên quan đến với các cụm từ “một tế bào”, “một nhóm tế bào”,
“một cơ thể”, nhiều học sinh bị rối không biết điểm khác nhau trong bản chất
từng yêu cầu là gì? Đặc biệt là các dạng câu hỏi này liên quan đến tế bào sinh
tinh trong các tình huống khác nhau thì càng lúng túng. Có nhiều câu hỏi được
đưa ra trước tình huống có vấn đề này, như: Khi tế bào giảm phân bình thường
thì trường hợp phân li độc lập sẽ khác với liên kết gen hoặc hoán vị gen như thế
nào? Nếu cũng tế bào đó thì khi xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 hay rối loạn
trong giảm phân 2 giao tử thu được là gì? Cùng một hiện tượng thì khi một tế
bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” số loại giao tử có giống nhau không?
Với mong muốn giúp học sinh hiểu rõ được bản chất quá trình phát sinh giao
tử, từ đó biết vận dụng thành thạo phương pháp lập sơ đồ tư duy để xác định
chính xác các giao tử tạo thành, tránh nhầm lẫn trong các tình huống có vấn đề
khác nhau, tôi đã đúc rút “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12
THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một
nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực”
để trao đổi với đồng nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Hướng dẫn học sinh biết cách và xác định được số loại và thành phần giao
tử trong các trường hợp: Đối với một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh (cơ thể)


giảm phân trong các trường hợp giảm phân bình thường (phân li, phân li độc
lập, liên kết gen, hoán vị gen, liên kết với giới tính), rối loạn trong giảm phân
(rối loạn trong giảm phân 1, rối loạn trong giảm phân 2).
+ Rèn luyện kỹ năng lập sơ đồ tư duy của quá trình giảm phân tạo giao tử đối
với tế bào sinh tinh trong các trường hợp khác nhau.
+ Phát triển một số năng lực cho học sinh như năng lực tư duy, năng lực hợp
tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thu nhận và xử lí thông tin.
- Đối tượng nghiên cứu:
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học,
tôi chọn 2 lớp thuộc ban khoa học tự nhiên trong 2 năm học liên tiếp của Trường
trung học phổ thông Triệu Sơn 2, cụ thể:
+ Năm 2014-2015: 12B3 (Lớp đối chứng), 12B2 (Lớp thực nghiệm).

1


+ Năm 2015-2016: 12C1 (Lớp thực nghiệm), 12C2 (Lớp đối chứng).
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập
môn Sinh học trước khi tác động.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Tìm hiểu về thực trạng kiến thức của học sinh ở các vấn đề có liên quan, từ
đó xác định nguyên nhân của thực trạng.
+ Tìm hiểu về phương pháp xác định số loại và thành phần giao tử của một tế
bào, một nhóm tế bào sinh tinh mà học sinh đang sử dụng. Phân tích ưu nhược
điểm của từng phương pháp đối với đối tượng học sinh nghiên cứu.
+ Tìm hiểu về các dạng câu hỏi được ra trong kì thi THPT quốc gia, kỳ thi
HSG các cấp, các tài liệu tham khảo, tiến hành phân dạng cho phù hợp với đối
tượng học sinh.
+ Tiến hành áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào thực tiễn dạy

học.
+ Tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng sơ đồ tư duy vào việc xác định số loại
và thành phần giao tử của một tế bào, một nhóm tế bào sinh tinh.
+ Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy dạng bài toán xác định số loại và
thành phần giao tử khi tế bào sinh tinh tham gia giảm phân có liên quan đến một
hoặc một số cặp gen, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương
đồng khác nhau hoặc các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, nên
tôi đã dựa vào bản chất các hiện tượng phân li, phân li độc lập, liên kết gen,
hoán vị gen khi giảm phân bình thường và khi có một cặp nhiễm sắc thể nhân
đôi nhưng không phân li trong giảm phân 1 hoặc giảm phân 2, để xác định cơ sở
lí luận của từng dạng bài tập nhỏ mà tôi nhận biết được và hướng dẫn học sinh
phân dạng trong quá trình giảng dạy như sau:
2.1.1. Trường hợp tế bào giảm phân bình thường:
- Diễn biến quá trình giảm phân: Tế bào 2n (đơn) -> NST nhân đôi vào pha S kì
trung gian tạo tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n (kép) -> kết thúc giảm
phân 1 (GP1) tạo 2 tế bào có bộ NST là n (kép) -> Kết thúc giảm phân 2 (GP2)
tạo 4 tế bào có bộ NST là n (đơn).
Sơ đồ mô tả:
2n (đơn)
2n (kép)
n (kép), n (kép)
n,n,n,n
NST nhân đôi
GP 1 11
GP2
(đơn)
- Kết quả quá trình giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n) tạo 4 tinh trùng (1n).

- Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại thành cặp tương đồng nên gen tồn tại thành
cặp alen tương ứng, trong giảm phân mỗi NST trong cặp phân li về một giao tử
nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
- Nếu mỗi cặp alen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc
lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

2


- Nếu các cặp alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, thì các alen trên
cùng một NST phân li cùng nhau về một giao tử tạo thành nhóm liên kết gen.
- Trong giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo đều giữa hai
cromatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng làm xuất hiện hiện tượng hoán vị
gen. Nếu trên cặp NST chứa dị hợp từ hai cặp gen trở lên thì có vai trò làm tăng
số loại giao tử.
2.1.2. Trường hợp tế bào có một cặp NST nhân đôi nhưng không phân li
trong giảm phân 1 hoặc trong giảm phân 2, các cặp NST khác nhân đôi và
phân li bình thường:
- Một cặp NST không phân li trong giảm phân 1 (RLGP1), giảm phân 2 bình
thường tạo ra hai loại giao tử là n+1 và n-1.
2n (đơn)
GP2

NST nhân đôi

2n (kép)

Rối loạn GP1

n+1 (kép), n-1 (kép)


n+1,n+1, n-1, n-1(đơn).

- Một cặp NST giảm phân 1 bình thường, rối loạn trong quá trình phân li ở
giảm phân 2 (RLGP2) tạo ra hai loại giao tử là n+1, n-1 hoặc n+1, n-1, n. Cụ thể
như sau:
2n (đơn)
2n (kép)
n (kép), n (kép)
NST nhân đôi

GP 1 11

 Nếu xảy ra RLGP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì giao tử
thu được là n+1, n-1, n+1, n-1.
 Nếu xảy ra RLGP2 ở một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì
giao tử thu được là n+1, n-1, n, n.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Học sinh lúng túng chưa tìm ra điểm khác biệt của dạng bài tập khi liên quan
đến với các cụm từ “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể”.
- Học sinh chưa xác định được khi tế bào giảm phân bình thường thì trường hợp
phân li độc lập sẽ khác với liên kết gen hoặc hoán vị gen như thế nào? Nếu cũng
tế bào đó thì khi xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 hay rối loạn trong giảm phân
2 giao tử thu được là gì?
Từ đó không biết cách trình bày, chưa hiểu rõ định hướng tư duy, nhầm lẫn
đáp án của các trường hợp. Có nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu
nhất là do sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học chưa phù hợp, tách dạng bài
tập chưa rõ ràng, do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người
học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong
giờ học.Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến

thức về diễn biến của quá trình giảm phân một cách có hệ thống, bài bản mà
không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy
bộ môn phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức phù hợp, đặc biệt phải chú ý đến mong muốn khám phá cái mới, cái độc
đáo ở học sinh THPT. Chính vì vậy ở 2 năm học là 2014- 2015 và 2015- 2016
3


tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với kiến thức được tập huấn về việc sử dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn để dạy học chuyên đề nghiên
cứu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Dùng sơ đồ tư duy củng cố bản chất quá trình giảm phân tạo giao tử trong
trường hợp tế bào giảm phân bình thường.

NST nhân đôi

(2n đơn)

GP 1

(2n kép)

,
(n kép)

GP2

, ,, ,
(n đơn)


2.3.2. Phân dạng các loại câu hỏi, bài tập liên quan đến một tế bào hoặc một
nhóm tế bào hoặc cơ thể tham gia giảm phân và hướng dẫn học sinh xác định
được số loại và thành phần giao tử trong từng trường hợp.
Tôi đã áp dụng cách làm sau cho từng làm dạng bài tập:
Bước 1. Hướng dẫn học sinh thiết lập sơ đồ tư duy hoạt động của NST dựa
vào sơ đồ diễn biến quá trình giảm phân đối với một kiểu gen cụ thể theo các
thông tin mà câu hỏi, bài tập cung cấp.
+ Giảm phân bình thường hay rối loạn trong giảm phân.
+ Liên quan đến một hay nhiều cặp gen -> Tuân theo bản chất của hiện
tượng di truyền nào (phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen)?
Bước 2. Hướng dẫn học sinh dựa vào sơ đồ vừa vẽ xác định số loại, thành
phần giao tử theo các thông tin mà câu hỏi, bài tập cung cấp.
+ Liên quan đến “một tế bào”, “một nhóm tế bào” sinh tinh hay “một cơ
thể” ?
Bước 3. Học sinh làm bài tập vận dụng theo các mức độ nhận thức từ dễ đến
khó, theo nguyên tắc kết hợp giữa hoạt động của cá nhân và hoạt động nhóm,
trình tự như sau: Học sinh làm việc độc lập ( đọc đề và vẽ sơ đồ tư duy, Xác
định các yêu cầu) -> thảo luận nhóm để thống nhất kết quả (do đặc thù lớp học
đông, rất khó điều chỉnh bản ghế, nên tôi chia mỗi nhóm là một bàn) -> đại diện
nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung -> Giáo viên hoàn thiện.
Bước 4. Luyện tập tổng hợp. Bước này chỉ thực hiện sau khi tôi giúp học sinh
tìm ra bản chất từng dạng, khắc sâu được điểm khác biệt giữa các dạng. Đề tổng
hợp được thiết kế theo nguyên tắc:
+ Luyện tập lần 1: Hình thức ra đề là 100% tự luận, mục đích giúp học sinh
biết vận dụng linh hoạt và thành thạo kỹ năng vẽ sơ đồ, kỹ năng trình bày. Đề
gồm 5 câu, thời gian là 45 phút, yêu cầu bài giải được trình bày dưới dạng sơ đồ
tư duy (Có đề và đáp án ở phần phụ lục).
+ Luyện tập lần 2: Hình thức ra đề là 100% trắc nghiệm, mục đích giúp học
sinh xử lí thông tin nhanh và chính xác để làm quen, làm thành thạo theo hình

4


thức thi của đề thi THPT quốc gia môn Sinh học. Đề gồm 15 câu, hoàn thành
trong 30 phút (Có đề và đáp án ở phần phụ lục).
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các câu hỏi, bài tập cụ thể trong các
đề thi THPT quốc gia của Bộ giáo dục và đào tạo, để phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh các lớp 12 mà tôi được giao phụ trách, đặc biệt là những lớp
có học sinh lựa chọn môn Sinh học làm môn thi trong kì thi THPT quốc gia,
trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi đã chia nhỏ thành các dạng bài tập với
mong muốn giúp các em nhận biết vận dụng linh hoạt, nhận biết được các điểm
gài bẫy trong các câu hỏi, bài tập, tránh nhầm lẫn. Cụ thể như sau:
Dạng 1. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, giảm phân bình
thường.
- Trường hợp tế bào sinh tinh chứa một cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào
chứa cặp gen AA.
+ Sơ đồ mô tả:
AA
AAAA
AA, AA
A,A,A,A.
NST Nhân đôi

GP 1 11

GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao
tử là A.

- Trường hợp tế bào sinh tinh chứa một cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa
cặp gen Aa.
+ Sơ đồ mô tả:
Aa
AAaa
AA, aa
A,A,a,a.
NST nhân đôi

GP 1 11

GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: thì dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là A, a tỉ lệ ngang nhau.
Dạng 2. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, giảm
phân bình thường.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen
AAbb.
+ Sơ đồ mô tả:
AAbb
AAAAbbbb
AAbb, AAbb
NST nhân đôi

GP2

GP 1 11

Ab, Ab, Ab, Ab


+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một
nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao tử là
Ab.
- Trường hợp tế bào chứa một cặp dị hợp, một cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế
bào chứa cặp gen Aabb.
+ Sơ đồ mô tả:
Aabb
AAaabbbb
AAbb, aabb
Ab, Ab,ab, ab
NST nhân đôi

GP 1 11

GP2

5


+ Xác định số loại và thành phần giao tử:
Trường hợp là tế bào sinh tinh: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế
bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là Ab, ab tỉ lệ ngang nhau.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen
AaBb.
+ Sơ đồ mô tả:
AaBb
AaaaBBbb
AAbb, aaBB hoặc AABB, aabb
NST nhân đôi


GP2

GP 1 11

Ab, Ab,aB, aB hoặc AB, AB, ab,ab.

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Nếu là một tế bào tạo thành hai
trong bốn loại giao tử (AB, ab hoặc Ab, aB). Nếu là “một nhóm tế bào”, “một
cơ thể” thì tạo thành bốn loại giao tử (AB, Ab, aB, ab).
Dạng 3. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (không
xảy ra trao đổi chéo), giảm phân bình thường.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen
AB/AB
+ Sơ đồ mô tả:
A
A
A
A
A
A
A A
A A
B B

,
NST, nhân đôi

B B


B

B

A A
,
, , .
B B B B
A

GP2

B B

B

GP 1

B

A

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao
tử là AB.
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp đồng hợp hoặc hai cặp
gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AB/ab.
+ Sơ đồ mô tả:
a
A

A
a
a
A
A a
A a
B b

,
NST nhân đôi

B

Bb

b

GP 1

B

B b

b

6


A a a
, , ,

.
B B b b
A

GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là AB, ab tỉ lệ ngang
nhau.
Dạng 4. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (xảy ra
trao đổi chéo), giảm phân bình thường.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp hoặc dị hợp về một cặp gen. khi
có trao đổi chéo không làm thay đổi số loại và thành phần giao tử so với trường
hợp không có trao đổi chéo.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen
AB/ab.
A

A

a

a

A

a

A


a

A a
B b

Trao đổi chéo A/a

NST nhân đôi

B b

B
A

A

a

b

a

,
GP1

B

B b

GP2


b

A
,
B

B

A
,
b

a
,
B

a

B b

b

.

b

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: thì dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho bốn loại giao tử là AB, ab, Ab, aB.
Dạng 5. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, rối loạn trong giảm

phân 1.
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân
li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AA.
+ Sơ đồ mô tả diễn biến:
AA
AAAA
AAAA, 0
AA, AA, 0, 0.
NST nhân đôi

Rối loạn GP1

GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm
phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AA (n+1), 0 (n-1). Còn
nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho ba loại
giao tử AA (n+1), 0 (n-1), A (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li
trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aa.

7


+ Sơ đồ mô tả diễn biến:
Aa
AAaa
NST nhân đôi


Aaaa, 0

GP2

Rối loạn GP1

Aa, Aa,0,0.

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một
nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1
ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là Aa (n+1), 0 (n-1). Còn nếu một
số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho bốn loại giao tử
Aa (n+1), 0 (n-1), A (n), a (n).
Dạng 6. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, rối loạn trong giảm
phân 2.
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân
li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AA.
+ Sơ đồ mô tả: AA

NST nhân đôi

AAAA

GP 1

AA,AA .

Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AA, AA
AA, 0, AA, 0.

Rối loạn GP2

Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AA
AA, 0
AA
A, A
Rối loạn GP2
+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một
nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 2
ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AA (n+1), 0 (n-1). Còn nếu một
trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 hoặc một số tế bào rối loạn trong
giảm phân 2 ở cặp NST được xét thì cho ba loại giao tử AA (n+1), 0 (n-1), A (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li
trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aa.
+ Sơ đồ mô tả: Aa
AAaa
AA, aa .
NST nhân đôi

GP 1

Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AA, aa
AA, 0,aa, 0.
Rối loạn GP2

Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AA
AA, 0

Rối loạn GP2 ở AA
aa
a, a
Hoặc
AA
A, A
Rối loạn GP2 ở aa
aa
aa,0
+ Xác định số loại và thành phần giao tử thì dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm
phân 2 ở cặp NST được xét đều cho ba loại giao tử là AA (n+1), aa (n+1), 0 (n-

8


1). Còn hỏi “một tế bào” nếu một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì
cho ba loại giao tử AA, 0, a hoặc aa, 0, A hoặc một số tế bào rối loạn trong giảm
phân 2 ở cặp NST được xét thì cho năm loại giao tử AA, aa, 0, A, a.
Dạng 7. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, có
một cặp NST rối loạn trong giảm phân 1.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân
li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AABB, cặp AA không phân li trong GP1.
+ Sơ đồ mô tả:
AABB
AAAABBBB
AAAABB, BB.
NST nhân đôi
GP2


Rối loạn GP1

AAB, AAB, B, B.

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm
phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AAB (n+1), B (n-1). Còn
nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho ba loại
giao tử AAB (n+1), B (n-1), AB (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp, có một
cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AaBB, cặp Aa
không phân li trong GP1.
+ Sơ đồ mô tả:
AaBB
AAaaBBBB
AAaaBB, BB
NST nhân đôi

Rối loạn GP1

AaB, AaB, B,B.
GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm
phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AaB (n+1), B (n-1). Còn
nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho bốn
loại giao tử AaB (n+1), B (n-1), AB (n), aB (n).
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li
trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AaBb, cặp Aa không phân li trong GP1.

+ Sơ đồ mô tả:
AaBb
AAaaBBbb
AAaaBB, bb
NST nhân đôi
Rối loạn GP1
hoặc AAaabb, BB
AaB, AaB, b,b hoặc Aab, Aab, B, B.
GP2

+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào” cho
hai loại giao tử AaB, b hoặc Aab, B. Dạng câu hỏi “một nhóm tế bào”, “một cơ
thể” nếu tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì
cho bốn loại giao tử AaB, Aab, B, b, nếu có một số tế bào đều rối loạn trong

9


giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho tám loại giao tử AaB, Aab, B, b, AB,
Ab, aB, ab.
Dạng 8. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, có một cặp
NST rối loạn trong giảm phân 2.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không
phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào AAbb, cặp AA không phân li trong
GP2
+ Sơ đồ mô tả:
AAbb

AAAAbbbb
NST nhân đôi


AAbb, Aabb.
GP 1

Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp AA thì
AAbb, AAbb
AAb, b, AAb, b.
Rối loạn GP2

Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp AA thì
AAbb
AAb, b
AAbb
Ab, Ab
Rối loạn GP2
+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại giao tử
tối đa
RLGP2 ở cả hai tế bào.
2
Một tế bào RLGP2 ở một trong hai
3
tế bào.
Một nhóm RLGP2 ở tất cả các tế
2
tế bào hoặc bào
cơ thể
RLGP2 ở một số tế

3
bào.

Thành phần giao tử
AAb, b.
AAb, b, Ab.
AAb, b.
AAb, b, Ab.

- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp, có
một cặp NST không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào AaBB, cặp Aa
không phân li trong GP2.
+ Sơ đồ mô tả: Aabb
AAaabbbb
AAbb,
NST nhân đôi
GP 1
aabb .
Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp Aa thì
AAbb, aabb
AAb, b, aab, b.
Rối loạn GP2

Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AAbb
AAb, b
aabb
ab, ab
Rối loạn GP2 ở NST kép AA
Hoặc


10


AAbb
aabb

Rối loạn GP2 ở NST kép aa

Ab, Ab
aab,b

+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại giao tử
Thành phần giao tử
tối đa
RLGP2 ở cả hai tế bào.
3
AAb, b, aab.
Một tế bào RLGP2 ở một trong hai
3
AAb, b, ab hoặc
tế bào.
aab, b, Ab.
Một nhóm RLGP2 ở tất cả các tế
3
AAb, aab,b.
tế bào hoặc bào

cơ thể
RLGP2 ở một số tế
5
AAb, aab, b, Ab, ab.
bào.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân
li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào AaBb, cặp Aa không phân li trong GP2.
Sơ đồ mô tả:
AaBb
AAaaBBbb
AABB,aabb
NST Nhân đôi

GP 1

hoặc AAbb, aaBB.
Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp Aa thì AABB, aabb hoặc
AAbb, aaBB
AAB, B, aab, b hoặc AAb, b, aaB, B.
Rối loạn GP2

Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì
AAbb
aaBB
Rối loạn GP2 ở NST AA
Hoặc
AAbb
aaBB
Rối loạn GP2 ở NST aa
Hoặc


AABB
aabb

Rối loạn GP2 ở NST AA

AAb, b
aB, aB
Ab, Ab
aaB,B.
AAB, B
ab, ab

Hoặc
AABB
aabb

Rối loạn GP2 ở NST aa

+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại giao tử
tối đa
RLGP2 ở cả hai tế
4
Một tế bào bào.
RLGP2 ở một trong
3
hai tế bào.


AB, AB
aab,b
Thành phần giao tử
AAB, B, aab,b hoặc
AAb, b, aaB, B.
Aab, b, aB hoặc Ab,
aaB, B hoặc AAB, B,
11


Một nhóm RLGP2 ở tất cả các tế
tế bào hoặc bào
cơ thể
RLGP2 ở một số tế
bào.

6
10

ab hoặc AB, aab, b.
AAB, B, aab, b, AAb,
aaB.
AAB, B, aab, b, AAb,
aaB, AB, Ab, aB, ab.

Dạng 9. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (không xảy ra trao
đổi chéo), rối loạn trong giảm phân 1.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp trên một cặp NST, cặp NST
được xét không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AB/AB.

+ Sơ đồ:

A A
B B

GP2

A

,

A

A

A

A

A

A

,A
, 0.

Rối loạn GP1

NST nhân đôi


B
A

A

B

B

,

A A

B B

B

B

B B

B

, 0, 0.

B B

+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp

Số loại giao tử
Thành phần giao tử
tối đa
Một tế
Rồi loạn trong GP1.
2
AB/AB, 0.
bào
Một
Tất cả các tế bào rối loạn
2
AB/AB, 0.
nhóm tế trong GP1.
bào hoặc Một số tế bào rối loạn
3
AB/AB, 0, AB
cơ thể
trong GP1.
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp trên một
cặp NST, cặp NST được xét không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào
AB/Ab.
+ Sơ đồ:
A
A
A
A
A A
A
A
A A

, 0.
Rối loạn GP1
B b NST nhân đôi
b
B
B b
B
b
B
b
A
GP2

B

A A A
,
, 0, 0.
b B b
12


+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp

Số loại giao tử
tối đa
2
2


Một tế bào
Một nhóm
tế bào hoặc
cơ thể

Thành phần giao
tử
AB/Ab, 0.
AB/Ab, 0.

Rồi loạn trong GP1.
Tất cả các tế bào rối loạn
trong GP1.
Một số tế bào rối loạn trong
3
AB/Ab, 0, Ab
GP1.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, cặp NST được xét không phân li
trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AB/ab.
+ Sơ đồ
a
a
a
A
A
A
A a
A a
B b


NST nhân đôi

A a

,

B

A a

B

b

b

Rối loạn GP1

, 0, 0.

B b
b
+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
GP2

Một tế bào
Một nhóm

tế bào hoặc
cơ thể

B b

B

, 0.
b

B b

Rồi loạn trong GP1.
Tất cả các tế bào rối loạn
trong GP1.
Một số tế bào rối loạn trong
GP1.

Số loại giao tử
tối đa
2
2

Thành phần giao
tử
AB/ab, 0.
AB/ab, 0.

4


AB/ab, 0, AB, ab

Dạng 10. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (không xảy ra trao
đổi chéo), rối loạn trong giảm phân 2.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp trên một cặp NST, cặp NST
được xét không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào AB/AB.
+ Sơ đồ:
A
A
A
A
A
A
A A
A A
B B

,
NST nhân đôi

GP 1

B

B B

B

B


B

B

B

13


+ Rối loạn GP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A A
Rối loạn GP2

,

B B

A A

, 0, 0.

B B

+ Rối loạn GP2 ở một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A A
Rối loạn GP2

, 0,

B B


A A
, .
B B

+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào

Trường hợp

Một tế bào
Một nhóm
tế bào hoặc
cơ thể

RLGP2 ở cả hai tế bào.
RLGP2 ở một trong
hai tế bào.
RLGP2 ở tất cả các tế
bào
RLGP2 ở một số tế
bào.

Số loại giao tử
tối đa
2
3

Thành phần giao tử
AB/AB, 0.

AB/AB, 0, AB.

2

AB/AB, 0.

3

AB/AB, 0, AB.

- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp trên một cặp NST (hoặc dị hợp về
một cặp gen), cặp NST được xét không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế
bào AB/ab.
a
a
A
A
+ Sơ đồ:
a
A
A a
A a
B b

NST Nhân đôi

GP 1

b


B b

B

B

B

,

b

b

Rối loạn GP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A A
Rối loạn GP2

B B

,

a a

, 0, 0.

b b

Rối loạn GP2 ở một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A A

Rối loạn GP2

B B

, 0,

a

,

a

b b

. hoặc

A
B

,

A
B

,

a

a


, 0.

b b

+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại giao tử

Thành phần giao tử

14


tối đa
3
3

RLGP2 ở cả hai tế bào.
AB/AB, ab/ab,0.
Một tế bào RLGP2 ở một trong
AB/AB, 0, ab hoặc
hai tế bào.
ab/ab, 0, AB
Một nhóm RLGP2 ở tất cả các tế
3
AB/AB, ab/ab, 0.
tế bào hoặc bào
cơ thể
RLGP2 ở một số tế

5
AB/AB, ab/ab, 0, AB,
bào.
ab.
Dạng 11. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (xảy ra trao đổi
chéo tại một điểm), rối loạn trong giảm phân 1:
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp trên một cặp NST, cặp NST
được xét không phân li trong giảm phân 1, xảy ra trao đổi chéo vào kì đầu 1. Ví
dụ như tế bào AB/ab.
+ Sơ đồ:
A a
a
A
a
A
A a
A a
B b

Trao đổi chéo A/a

NST Nhân đôi

B
A

a

,0


Rối loạn GP1

B

Hoặc

A a

b

B b
A a

B b

b

B b

B
A A
GP2

B b

,

a a

b


, 0, 0.

B b

A a

,
, 0, 0.
B b
b B
+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại
Thành phần giao tử
giao tử tối
đa
Một tế
Rồi loạn trong GP1.
3
AB/Ab, aB/ab, 0 hoăc
bào
AB/ab, Ab/aB, 0.
Một
Tất cả các tế bào rối loạn
5
AB/Ab, aB/ab, AB/ab,
nhóm tế trong GP1.
Ab/aB, 0.

bào hoặc Một số tế bào rối loạn trong
7
AB/Ab, aB/ab, AB/ab,
cơ thể
GP1.
Ab/aB, 0, AB, ab
Dạng 12. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (xảy ra trao đổi chéo
tại một điểm), rối loạn trong giảm phân 2.

15


- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp trên một cặp NST, cặp NST được
xét không phân li trong giảm phân 2, xảy ra trao đổi chéo vào kì đầu 1. Ví dụ
như tế bào AB/ab.
A
a A a
a
A
A a
A a
NST Nhân đôi

B b

Trao đổi chéo A/a

A

GP 1


A

a

A

b

b

b

a

,

B

B

hoặc

B

B

Bb

B


b

b

a

a

A

A

a

a

bB

b

A
,

Trao đổi chéo B/b

GP 1

b


b B

B

B

+ Rối loạn GP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A a
Rối loạn GP2

B B

,

A a

, 0, 0 hoặc

b b

A A
B b

,

a a

, 0,0.

B b


+ Rối loạn GP2 ở một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1
A a
Rối loạn GP2

Hoặc

B B

A A

, 0,

A a
A a
, . hoặc
, ,
b b
B B

a

a

A

A

A a


, 0.

b b

a

a

,
, , 0.
,
,
, 0.
B b
B b
B b
B b
+ Xác định số loại và thành phần giao tử
Số tế bào
Trường hợp
Số loại giao Thành phần giao tử
tử tối đa
RLGP2 ở cả hai
3
AB/aB, Ab/ab, 0 hoặc AB/Ab,
Một tế bào tế bào.
aB/ab, 0.
RLGP2 ở một
AB/aB, Ab, ab, 0 hoặc AB, aB,


16


Một nhóm
tế bào hoặc
cơ thể

trong hai tế
bào.
RLGP2 ở tất cả
các tế bào
RLGP2 ở một
số tế bào.

4
5

Ab/ab, 0 hoặc AB, Ab, aB/ab, 0
hoặc AB/Ab, aB, ab, 0.
AB/aB, Ab/ab, AB/Ab, aB/ab, 0.

9

AB/aB, Ab/ab, AB/Ab, aB/ab, 0,
AB, ab, Ab, aB

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh
và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:

+ Đã tạo được hứng thú cho học sinh, tiết học sôi nổi, giúp học sinh tích cực,
chủ động phát hiện kiến thức, từ đó góp phần nâng cao được kết quả học tập.
+ Đã nâng cao được kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy cho học sinh, từng em đã
hoàn thành kiến thức bằng sơ đồ chính xác, rõ trọng tâm phân biệt rõ các tình
huống có vấn đề liên quan đến nhiều mảng kiến thức khác nhau.
+ 100% học sinh trong lớp đã thực hiện các nội dung theo yêu cầu câu hỏi.
- Tổng hợp kết quả
+ Năm học 2014 – 2015
Bảng 1: Lớp thực nghiệm 12B2.
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động

0-2
0

3
1

4
7

45 %

0,0

2,2


sl
45 %

0
0,0

0
0,0

15,
6
0
0,0

sl

Điểm
5
6
14
22
31,
1
4
8,9

48,
9
14
31,

1

7
1

8
0

9
0

10
0

2,2

0,0

0,0

0,0

10
22,
2

15
33,
4


2
4,4

0
0,0

7
2

8
0

9
0

10
0

4,4

0,0

0,0

0,0

16
34,
8


2
4,4

0
0,0

0
0,0

Bảng 2: Lớp đối chứng 12B3.
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động

0-2
0

3
1

4
6

46 %

0,0

2,2


sl
46 %

0
0,0

0
0,0

13,
0
0
0,0

sl

Điểm
5
6
14
23
30,
4
13
28,
2

50,
0

15
32,
6

+ Năm học 2015 – 2016

17


Bảng 3: Lớp thực nghiệm 12C1.
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động

0-2
0

3
2

4
4

44 %

0,0

4,6


9,1

sl
44 %

0
0,0

0
0,0

0
0,0

sl

Điểm
5
6
13
22
29,
5
4
9,1

7
2


8
1

9
0

10
0

50

4,5

2,3

0,0

0,0

13
29,
5

11
25,
1

13
29,
5


3
6,8

0
0,0

7
2

8
1

9
0

10
0

4,4

2,2

0,0

0,0

14
31,
1


2
4,4

1
2,2

0
0,0

Bảng 4: Lớp đối chứng 12C2.
Số bài
Trước tác
động
Sau tác
động

0-2
0

3
2

4
6

45 %

0,0


4,4

sl
45 %

0
0,0

0
0,0

13,
4
0
0,0

sl

Điểm
5
6
13
21
28,
9
13
28,
9

46,

7
15
33,
4

- So sánh kết quả
+ Năm học 2014 – 2015
Bảng 5: Trước tác động
Điểm trung bình
Chênh lệch điểm trung bình

Lớp đối chứng(12B3) Lớp thực nghiệm (12B2)
5,41
5,48
0,07

Bảng 6: Sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)
+ Năm học 2015 – 2016
Bảng 7: Trước tác động
Điểm trung bình
Chênh lệch điểm trung bình

Lớp đối chứng(12B3)
6,15
0,83


Lớp thực nghiệm(12B2)
6,93
0,64
0,94

Lớp đối chứng(12C2) Lớp thực nghiệm (12C1)
5,41
5,48
0,07

Bảng 8: Sau tác động
Lớp đối chứng(12C2) Lớp thực nghiệm (12C1)

18


Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

6,18
0,84

6,96
0,65
0,93

Như thông tin trong các bảng 5 và bảng 7 đã chứng minh rằng, sự chênh lệch
điểm trung bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng trước tác động ở

ở cả hai năm học là không đáng kể, hai lớp được coi là tương đương.
Từ bảng 6 và bảng 8 cho thấy, sau tác động sự chêch lệch giữa điểm trung bình
của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch
kết quả điểm trung bình của các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình
của các lớp đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen về tính chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD).
Trung bìnhthực nghiệm - Trung bình đối chứng
SMD = ------------------------------------------------Độ lệch chuẩnđối chứng
Từ công thức trên ta có: Năm học 2014 – 2015 có SMD = 0,94 và năm học
2015 – 2016 có SMD = 0,93. Kết quả về SMD của hai năm học đều nằm trong
khoảng từ 0,80 đến 1,00 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các giải pháp được áp
dụng là lớn, có hiệu quả . Đối với bản thân và đồng nghiệp đã lựa chọn được các
giải pháp phù hợp với mảng kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng học sinh
trong dạy học bộ môn. Đồng thời có thể mở rộng vấn đề nghiên cứu như áp
dụng với tế bào sinh trứng hay xác định số loại giao tử tối đa, tối thiểu, cũng như
xác định số loại kiểu gen của một phép lai trong các trường hợp giảm phân có
liên quan.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Khi dạy học về xác định số loại và thành phần giao tử của một hoặc một
nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân sử dụng sơ đồ tư duy cùng với kỹ
thuật dạy học tích cực như kỹ thuật đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt
động nhóm đã góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dạy học về kiến
thức, kỹ năng cũng như thái độ, hành vi và định hướng phát triển năng lực vì:
- Đối với học sinh:
+ Sơ đồ tư duy thực sự thu hút được sự tập trung chú ý, học sinh hứng thú
hoàn thành nhiệm vụ học tập. Rèn luyện kỹ năng vẽ, quan sát, phân tích, hình
thành tư duy tổng hợp về diễn biến quá trình và mối quan hệ giữa các kiến thức
liên quan.
+ Các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng mà đặc biệt là kỹ thuật đặt câu

hỏi, cách tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm, kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh,
tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển sự tương

19


tác giữa học sinh với học sinh. Từ đó phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp
tác, năng lực thu nhận và xử lí thông tin và năng lực tư duy tổng hợp.
* Đối với giáo viên: có thể áp dụng những kinh nghiệm này để hướng dẫn học
sinh biết cách và xác định được số loại và thành phần giao tử trong các trường
hợp: Đối với một hoặc một nhóm tế bào (cơ thể) giảm phân là tế bào sinh tinh
trong các trường hợp giảm phân bình thường (phân li, phân li độc lập, liên kết
gen, hoán vị gen, liên kết với giới tính), rối loạn trong giảm phân (rối loạn trong
giảm phân 1, rối loạn trong giảm phân 2).
- Kiến nghị:
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, có
thể ứng dụng và rút kinh nghiệm những giải pháp trên để dạy học chủ đề có hiệu
quả cao, đồng thời có thể mở rộng áp dụng đối với các tình huống có vấn đề
tương tự khi tế bào sinh trứng tham gia giảm phân cũng như chủ đề xác định số
loại giao tử tối đa và tối thiểu tạo thành trong quá trình phát sinh giao tử hay xác
định số loại kiểu gen tối đa của một phép lai.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Quý

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học Sinh học
Nhà xuất bản giáo dục 1993
2. Phương pháp dạy học Sinh học
Nhà xuất bản giáo dục 1996
3. Rèn luyện kĩ năng Sinh học
Nhà xuất bản giáo dục 1998
4. Đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở cấp Nhà xuất bản giáo dục 2004
THPT
5. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng Nhà xuất bản giáo dục 2009
môn Sinh học
6. Dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến Bộ GD& ĐT năm 2010
thức, kĩ năng môn Sinh học
7. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Nhà xuất bản ĐHSP 2010
Sinh học 12
8. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Nhà xuất bản ĐHSP 2010
Sinh học (Dạy và học tích cực)
9. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
10. Sinh học (CAMPBELL)
Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam


21


PHỤ LỤC
I. ĐỀ KIỂM TRA.
1. Đề kiểm tra số 1
Hình thức ra đề: 100% tự luận
Yêu cầu: Trình bày đáp án dưới dạng sơ đồ tư duy.
Số câu: 5 câu
Thời gian: 45 phút
1.1 Đề bài
Câu 1: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí
hiệu là Aa và Bb. Tế bào này tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, hãy xác định
số loại và thành phần giao tử tạo thành trong từng trường hợp sau:
a. Giảm phân bình thường.
b. Trong giảm phân 1 cặp Bb không phân li, cặp Aa phân li bình thường. Giảm
phân 2 bình thường.
c. Giảm phân 1 bình thường. Cả hai tế bào con tạo thành sau giảm phân 1 đều có
NST kép của cặp NST Bb không phân li trong giảm phân 2, cặp Aa phân li bình
thường.
d. Giảm phân 1 bình thường. Một tế bào con tạo thành sau giảm phân 1 có NST
kép bb của cặp NST Bb không phân li trong giảm phân 2, cặp Aa phân li bình
thường.
Câu 2: Ở một loài sinh vật, xét một nhóm tế bào sinh tinh có cặp NST giới tính
là XBXb. Nhóm tế bào này giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm
phân không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, hãy xác định số loại và
thành phần giao tử tạo thành trong từng trường hợp sau:
a. Một số tế bào có cặp NST giới tính là X BXb không phân li trong giảm phân 1.
Giảm phân 2 bình thường.

b.Tất cả các tế bào đều có cặp NST giới tính là X BXb không phân li trong giảm
phân 1. Giảm phân 2 bình thường.
c. Giảm phân 1 bình thường, xảy ra rối loạn trong giảm phân 2 ở tất cả các tế
bào tạo thành sau giảm phân1.
Câu 3: Giả sử, một tế bào sinh tinh của một loài sinh vật có kiểu gen AaX BXb,
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, hãy
xác định số loại và thành phần giao tử tạo thành trong từng trường hợp sau:
a. Giảm phân 1 bình thường, có một NST kép aa trong cặp NST thường không
phân li trong giảm phân 2, các NST khác phân li bình thường.
b. Trong giảm phân 1, cặp Aa không phân li, cặp NST X DXd phân li bình thường,
giảm phân 2 bình thường.
Câu 4: Một nhóm tế bào có kiểu gen AaXBY thực hiện giảm phân. Biết trong
giảm phân I, có 20% số tế bào không phân ly ở cặp NST thường (Aa) , cặp NST

22


giới tính (XBY) vẫn phân ly bình thường. Giảm phân II diễn ra bình thường.
Xác định tỉ lệ giao tử
a. AaXB?
b. aXB ?
Câu 5: Xét 2 cặp NST của loài: cặp số 1 chứa 2 cặp gen (

Ab
), cặp số 2 chứa
aB

cặp gen Dd. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen trên thực hiện giảm phân. Giảm
phân I diễn ra bình thường; trong giảm phân II, cặp NST số 1 ở các tế bào con
đều không phân ly còn cặp NST số 2 vẫn phân ly bình thường, hãy xác định số

loại và thành phần giao tử tạo thành trong từng trường hợp sau:
a. Cặp NST số 1 không xảy ra trao đổi chéo.
b. Cặp NST số 1 xảy ra trao đổi chéo.
1.2 Đáp án.
Câu 1: Bài toán thuộc trường hợp có 1 tế bào giảm phân.
a.
AaBb
AaaaBBbb
AAbb, aaBB hoặc AABB, aabb
GP 1 11

NST nhân đôi

Ab, aB hoặc AB, ab.

GP2

b. AaBb

NST nhân đôi

AABBbb, aa
Rối loạn GP1 hoặc aaBBbb, AA.

ABb, a hoặc aBb, A.

GP2

c. AaBb


AAaaBBbb

NST nhân đôi

Rối loạn GP2

AAaaBBbb
GP1

ABB, abb, A,a hoặc Abb, aBB, A, a.

d. AaBb

AAaaBBbb
GP1

NST nhân đôi

Rối loạn GP2

AABB, aabb
hoặc AAbb, aaBB.

AABB, aabb
hoặc AAbb, aaBB.

ABB, ab, A hoặc Abb, aB, A.

Câu 2: Bài toán thuộc trường hợp có một nhóm tế bào sinh tinh giảm phân.
a. XBXb


NST nhân đôi

XB XB Xb Xb

XB XB, Xb Xb .
GP1

23


RLGP1

XB, Xb , XB Xb , 0.

GP2

b. a. XBXb

GP2

c. XBXb

XB XB Xb Xb , 0.

NST nhân đôi

XB XB Xb Xb

RLGP1


XB XB Xb Xb , 0.

XB Xb , 0.

NST nhân đôi

XB XB Xb Xb

XB XB, Xb Xb .
GP1

XB XB, Xb Xb,0.
Rối loạn GP2

Câu 3: Bài toán thuộc trường hợp có 1 tế bào giảm phân.
a. AaXBXb

AAaa XB XB Xb Xb
NST nhân đôi

AA XB XB, aa Xb Xb hoặc aa XB XB, AA XbXb .

GP1

A XB, aa Xb , Xb hoặc aa XB, XB, AXb .

aa RLGP2

b. AaXBXb


AAaa XB XB Xb Xb
NST nhân đôi

RLGP1
GP2

AAaa XB XB, Xb Xb hoặc XB XB, AAaaXbXb .
AaXB, Xb hoặc XB, AaXb

Câu 4: Bài toán thuộc trường hợp có một nhóm tế bào sinh tinh giảm phân.
AaXBY

NST nhân đôi
80% GP1BT

AAaaXB XB YY
20%AAXB XB, 20% aaYY
20% aaXB XB, 20% AAYY
5%AAaaXB XB, 5% YY,

20% RLGP1
24


5% XB XB, 5% AaaaYY
20%A XB, 20% aY, 20% a XB, 20% AY
5%Aa XB, 5% Y, 5% XB, 5% AaY

GP2


a. AaXB = 5%
b. aXB = 20%
Câu 5:
- Xét cặp Dd giảm phân bình thường
Dd

DDdd

NST nhân đôi

DD, dd

GP 1 11

D,D,d,d.

GP2

Vậy giao tử thu được của cặp Dd là D (2), d (2). Trong ngoặc () là số lượng từng
loại giao tử.
- Xét cặp AB/ab
A
A

a

B

b


NST nhân đôi

GP 1
11

B

B

A

a

A

a

A

a

Trao đổi chéo A/a B

B b

a

b


b

b

A

a

A

a

,
B

B

Hoặc
A

A

b

b

a

a


A

a

A

a

,
Trao đổi chéo B/b

b B

B

b

GP 1
1

b B

B

b

+ Rối loạn GP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1

Rối loạn GP2


A

a

B

B

A a

,

b b

, 0, 0 hoặc

A

A

B

b

a a

,

B b


, 0,0.

25


×